LỜI MỞ ĐẦU
Sau 1986 nước ta đã chuyển mô hình kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là
một quá trình thể hiện sự đổi mới về tư duy và ngày càng hoàn thiện cả về lí
luận cũng như thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây
cũng là một quá trình về sự nhận thức đúng hơn các quy luật khách quan,
chuyển từ một nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh tế hàng
hoá với nhiều thành phần, khôi phục các thị trường để từ đó các quy luật thị
trường phát huy tác dụng điều tiết hành vi các tác nhân trong nền kinh tế thay
cho phương pháp quản lí bằng các công cụ kế hoạch hoá trực tiếp mang tính
pháp lệnh, xoá bỏ bao cấp tràn lan của nhà nước để các doanh nghiệp tự chủ,
tự chịu trong sản xuất kinh doanh. Nhà nướcthực hiện quản lí nền kinh tế
thông qua pháp luật và điều tiết thông qua các chính sách và các công cụ kinh
tế vỉ mô
Chuyển sang nền kinh tế thị trường là chuyển sang nền kinh tế năng động,
có cơ chế điều chỉnh linh hoạt hơn, thúc đẩy sự phân phối, sử dụng các nguồn
lực và các tác nhân của nền kinh tế hoạt độmg hiệu quả
Mặt khác sự chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề còn mới trong lịch sử
kinh tế nước ta. Nên việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản về kinh tế thị
trường là sự cần thiết.
1
NỘI DUNG
I > . Sự cần thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị thường định hướng
xã hội chủ nghĩa
1 . Khái niệm
Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá trong
đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường. Nói một cách khác
kinh tế thị trường phát triển trong đó mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá
.
2 . Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa
2.1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá.
Phân công lao động:Theo LêNin “ hễ ở đâu và khi nào có phân công lao
động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có thị trường “ –VI LêNin
toàn tập nhà xuất bản tiến bộ Matcova 1974 .
Những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau. Mà muốn
có được như vậy thì những người, những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá
phải độc lập và không phụ thuộc vào nhau .
Tóm lại phân công lao động xã hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những
người, những doanh nghiệp xản xuất hàng hoá độc lập, họ làm việc cho nhau
thông qua những trao đổi hàng hoá. Còn với tư cách là doanh nghiệp sản xuất
hàng hoá độc lập lao động sản xuất hàng hoá của họ lại mang tính lao động tư
nhân ( cá biệt , độc lập không phụ thuộc ). Mâu thuẫn này được giải quyết
bằng trao đổi .
2.2 Định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một sự lựa chọn đúng đắn
Trước đây trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa Liên Xô , Đông Âu
hay ở Việt Nam cũng có quan điểm kinh tế cho rằng: Kinh tế hàng hoá là sản
phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. Từ đó nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được
vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp . Đây là một trong những
nguyên nhân khủng hoảngcủa xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của đảng ta
hiện nay xây dựng “sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội ,
mà còn là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan,
cần thiết cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và cả khi chủ nghĩa xã hội
đã được xây dựng. –Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Ngoài ra cũng có quan điểm cho rằng kinh tế thị trường không thể dung
hợp với chủ nghĩa xã hội. Còn theo CacMac kinh tế hàng hoá tồn tại trong
nhiều hình thức khác nhau có thể khác nhau về quy mô và hình thức phát
triển .
2.3 Kinh tế thị trường không những tồn tại khách quan mà cần thiết cho
công cuộc xây dựng chủ nghiã xã hội .
Nó tồn tại khách quan vì vẫn còn cơ sở cho sự tồn tại và phát triển. Đó là sự
phân công lao động xã hội không mất đi mà còn chuyên môn hoá sản xuất
ngày càng sâu. Nó diễn ra không những trong từng địa phương, một nước mà
còn trong sự phân công hợp tác quốc tế .
2
Trong thời kỳ quá độ và ngay cả dưới chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại những
hình thức sở hữu khác nhau về sở hữu tư liệu sản xuất tức là vẫn còn sự tách
biệt nhất định về kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Ngay cả các doanh nghiệp
cùng dựa trên một quan hệ sở hữu như doanh nghiệp nhà nước, nhưng cũng
chưa thể phân phối sản phẩm cho nhau mà không tính toán hiệu quả kinh tế
vẫn phải sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ để tính toán hiệu quả kinh tế bởi
vì :
Kinh tế phát triển tạo sự tách biệt quyền sử dụng và quyền sở hữu tư liệu
sản xuất. Các doanh nghiệp nhà nướccó cùng sở hữu nhưng quyền sử dụng lại
khác nhau. Vì vậy các doanh nghiệp nhà nước có sự tách biệt tương đối về
kinh tế, có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh
Do nhiều yếu tố tác động ( trình độ , cơ sở vật chất – kỹ thuật , trình độ tay
nghề của người lao động ) mà giữa các doanh nghiệp nhà nước có sự khác
nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy giữa doanh nghiẹp nhà nước có
sự tách biệt về kinh tế. Vì vậy sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ là cần thiết .
Nó cũng cần thiết cho công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa vì chủ nghĩa tư
bản đã biết sử dụng vai trò to lớn của nền kinh tế thị trường để tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Chúng ta cũng phải biết khai thác, sử dụng vai trò to lớn
của kinh tế thị trường hay những mặt tích cực của nó như thúc đẩy cải tiến kỹ
thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy phân
công lao độnh xã hội và hạn chế các mặt trái, khuyết tật của kinh tế thị trường
để tăng trưởng phát triển kinh tế. sự hình thành này còn phù hợp với thời kỳ
quá độ với nhiều hình thức tổ chức kinh tế mang tính chất quá độ .
II > . Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta .
1 . Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình tổng quát của
thời kỳ quá độ. Xét về thực chất là sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí vĩ mô của nhà
nước. Nó vừa mang những đặc tính chung của kinh tế thị trường vừa mang
những đặc thù riêng của chủ nghĩa xã hội .
Những đặc tính chung thể hiện ở chỗ: Kinh tế thị trường ở nước ta vẫn
chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế vốn có của kinh tế hàng hoá như
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền
tệ . . .Các phạm trù của kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường vốn có của nó
vẫn còn phát huy tác dụng như giá trị, giá cả, lợi nhuận .
Các đặc thù riêng của kinh tế thị trường Việt Nam .
Đó là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở
chỗ .
Phát triển kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế
với sự đa dạng hoá của các hình thức sở hữu các hình thức sản xuất kinh
doanh trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo.
Kinh tế thị trường phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà
nước đảm bảo thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởngkinh tế với công bằng
xã hội .
3
Xây dựng kinh tế thị trường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới với nhiều hình thức quan hệ và liên kết phong phú.
2 . Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam .
Đó là sự phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho chủ nghĩa xã hội và thiết lập quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt : Quan
hệ sở hữu, quan hệ quản lí, quan hệ phân phối. Nói một cách khác là xây dựng
nước ta thành xã hội : dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ , văn
minh .
3 .Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .
3.1 Nếu nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng dựa trên nhiều sự sở
hưũ khác về tư liệu sản xuất trong đó sở hữu tư nhân là nền tảng thì trái lại
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng dựa trên
nhiều quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất nhưng sở hữu của nhà nước – sở hữu
công cộng làm nền tảng. Bởi vì sở hữu nhà nước là đại diện cho nhân dân sở
hữu những tài nguyên , tài sản , những tư liệu sản xuất chủ yếu và những của
cải của đất nước.
3.2 Nhiều thành phần kinh tế cùng nhau phát triển .
Trên cơ sở nhiều quan hệ sở hữu có nhiều thành phần kinh tế tham gia
vào sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường tức là có nhiều chủ thể
kinh tế với nhiều nguồn lực như sức lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm
quản lí tham gia vào sản xuất hàng hoá lưu thông trên thị trường. Mỗi thành
phần kinh tế chỉ là một bộ phận cấu thành kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa mà trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Bởi vì .
Mỗi chế độ xã hội đều phải dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định , nền
kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa như vậy kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhằm tạo nền tảng
Kinh tế nhà nước nắm giữ những ngành , những vị trí trọng yêú trong
nền kinh tế nên việc xác lập vai trò của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính
nguyên tắc để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo địng hướng xã hội chủ
nghĩa .
Kinh tế nhà nước đại diện ch một phương thức sản xuất tiến tiến cho nền
kinh tế dựa trên chế độ công hữu .
Tóm lại:Trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam tồn tại nhiều thành
phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo và cùng với các
thành phần kinh tế khác phát triển .
3.3 Nhiều hình thức phân phối .
Nếu kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản có nhiều hình thức phân phối
trong đó phân phối cho tư bản là chủ yếu thì trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do có nhiêù quan hệ sở hữu khác nhau
nên cũng có nhiều hình thức phân phối như phân phối theo lao động, phân
phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể và
phân phối theo nguồn lực đóng góp. Trong đó phân phối theo lao động là chủ
yếu bởi vì .
Phân phối theo lao động là việc trả công cho người lao động căn cứ vào số
lượng và chất lượng lao động vì số lượng nó biểu hiện ở thời gian lao động và
4
số lượng sản phẩm. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ thành thạo của
người lao động và tính chất phức tạp cuả công việc .
Cũng có thể nói phân phối theo lao độnglà ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít
hưởng ít. Có sức lao động không làm không hưởng .
Phân phối theo lao động là cần thiết .
Khi người lao động được giải phóng khỏi áp bức bóc lột trở thành người
làm chủ về kinh tế thì việc phân phối phải vì quyền lợi người lao động
Ngay cả dưới chủ nghĩa xã hội lao dộng vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi.
Địa vị và quyền lợi của mỗi người là do kết quả lao động giải quýêt. Do đó
phải phân phối theo lao động .
Trong thời kỳ quá độ và ngay cả chủ nghĩa xã hội vẫn còn có sự khác
nhau giữa lao động giảm đơn và lao động phức tạp, giữa lao động trí tuệ và
lao động cơ bắp. Và còn khác nhau về trình độ quan điểm lao động. Do đó xã
hội phải kiểm tra, kiểm soát mức độ lao động và hưởng thụ lao động của mỗi
người. Theo LêNin phải thực hiện một chân lí giảm đơn nhưng lại đảm bảo
cho trật tự xã hội mới (xã hội chủ nghĩa ) chân lí dó là “kẻ lào không làm thì
không ăn “ .
Tóm lại phân phối theo lao động là phù hợp với quan hệ xã hội chủ nghĩa và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nó trở thành một tất yếu phổ biến
-do đó là một đặc thù của xã hội chủ nghĩa .
Phân phối theo lao động là một nội dung của công bằng xã hội .
Ngoài phân phối theo lao động còn các hình thức phân phối khác như
phân phối ngoài thù lao lao động nhằm sửa chữa những khuyết tật của phân
phối theo lao động. Và phân phối theo nguồn lực đóng góp nhằm thúc đẩy
quan hệ tín dụng phát triển .
3.4 Sự tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội, với việc
phát triển văn hoá giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực xây dựng
một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
3.5 Kinh tế thị trường ởViệt Nam phát triển theo hướng mở rộng quan hệ
hợp tác kinh tế với nước.ngoài. Đó là là tất yếu vì sản xuất hàng hoá và trao
đổi hàng hoá tất yếu vượt khỏi phạm vi quốc gia mang tính chất quốc tế,
đồng thời đó cũng là tất yếu của sự phát triển nhu cầu .
Thông qua mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài để biến nguồn lực
bên ngoài thành nguồn lực bên trong tạo điều kiện cho phát triển phát triển
rút ngắn .
Mởi rộng quan hệ dưới nhiều hình thức như hợp tác, liên doanh, liên kết
nhưng phải dựa trên nguyên tắc giữ vững độc lập và tự chủ hai bên cùng có
lợi .
3.6 Nền kinh tế hàng hoá nước ta vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lí của nhà nước .Đó là sự kết hợp cả sự điều tiết của cả bàn tay vô hình
lẫn bàn tay hữu hình nhằm tận dụng được ưu điểm của cả hai sự điều tiết .
Đồng thời khắc phục được hạn chế của cả hai mô hình điều tiết .
* Nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường .
Trước đây chúng ta vận động theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Đặc trưng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là: nhà nước giao kế hoạch
5