PHƯƠNG HƯỚNG VA GIẢI PHÁP CHO CÁC TÁC ĐỘNG CỦA
SUY THOÁI LÊN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM
I.GIẢI PHÁP
1. Đối với 6 tháng đầu năm
Sự gia tăng mạnh của giá dầu, giá lương thực, sự giảm giá của thị trường
bất động sản, thị trường chứng khoán, cùng với những bất ổn chính trị đã gây
áp lực lạm phát mang tính toàn cầu và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
gặp khó khăn trước áp lực lạm phát
Ngân hàng Nhà nước đã xác định 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng
tâm của ngành Ngân hàng năm 2008:
• Hoàn thiện hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hang
• Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ
theo nguyên tắc thị trường phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
• Đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đồng
thời kiểm soát chặt chẽ qui mô và chất lượng tín dụng
• Cơ cấu lại tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
tra, giám sát ngân hang
• Đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động
và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước
• Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống
thanh toán, hệ thống thông tin ngân hang
• Tuân thủ lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng đã cam kết khi gia
nhập WTO
• Thực hiện tốt công tác in đúc, lưu thông tiền mặt phù hợp với yêu
cầu của nền kinh tế; củng cố, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, điều
hành, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà
nước
• Tập trung thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính; đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về các mặt hoạt động ngân hàng.
NHNN đã có những phản ứng chính sách kịp thời, sử dụng đồng bộ và
quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có
hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt
động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng
trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín
dụng.
2. Đối với 6 tháng cuối năm
Giá dầu giảm mạnh từ mức kỷ lục 147USD/thùng vào giữa tháng 7 và
xuống mức thấp xung quanh dưới 40 USD/thùng vào trung tuần tháng 12, giá
lương thực cũng giảm mạnh cùng với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao gây ra áp lực
giảm phát. Vì vậy:
Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ bằng các
giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động
ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế.
Các NHTM đã hạ thấp lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các NHTM điều chỉnh kế hoạch kinh
doanh, cơ cấu tín dụng phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước, của ngành đi đôi với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín
dụng….
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các thể chế về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng; kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung những qui định
chưa đồng bộ giữa các bộ luật để tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân
hàng phát triển ổn định, bền vững; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh
chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh
và đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt để tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của xã hội cho đầu tư, mở
rộng sản xuất.
II. KẾT QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH
Có thể khẳng định, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức
trong năm 2008, ngành Ngân hàng đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước giao phó. Hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần
quan trọng kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế.
Thị trường tiền tệ giữ được bình ổn; lãi suất, tỷ giá biến động ở mức hợp lý;
khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo; tín dụng tăng
trưởng ở mức phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn đảm bảo an toàn và có bước phát
triển. Đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng
30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%. Các tổ
chức tín dụng tiếp tục chú trọng phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ, tiện ích
ngân hàng hiện đại; mạng lưới hoạt động tiếp tục được củng cố và mở rộng
hiệu quả, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người
dân tiếp cận với dịch vụ ngân hàng; đặc biệt, trong năm 2008, đã có một NHTM
cổ phần mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài.
Kết quả đạt được của ngành Ngân hàng đã được Đảng, Quốc hội, Chính
phủ đánh giá cao, 10 tập thể trong Ngành đã vinh dự được Thủ tướng Chính
phủ tặng Bằng khen vì có thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát
triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội. Đạt được những kết quả đó,
bên cạnh sự chỉ đạo đúng đắn, sát sao, kịp thời, quyết liệt của Đảng, Chính
phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương là sự
nỗ lực vượt bậc của toàn ngành Ngân hàng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô,
tài chính thế giới và trong nước liên tục có những biến động phức tạp, khả
năng phân tích, dự báo còn hạn chế, nên quá trình thực thi các giải pháp điều
hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có thời điểm còn thiếu nhịp nhàng, đồng
bộ; thị trường tiền tệ, ngoại hối trong những tháng đầu năm còn có những biến
động gây khó khăn nhất định cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và doanh
nghiệp; hoạt động của các tổ chức tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; chất
lượng dịch vụ ngân hàng còn có những bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu
của xã hội…
III. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI TRONG NĂM 2009
1. Những thách thức
Kinh tế thế giới bước sang 2009 với nhiều lo âu và thấp thỏm. Mỹ, đầu tầu
kinh tế toàn cầu sau khi “lên dốc” không thành vào quý III năm 2008, đã trượt
dốc không phanh. Các kế hoạch cứu trợ khẩn cấp liên tiếp được đưa ra, với
mức cứu trợ đã lên tới hơn 2.000 tỉ USD, nhưng chưa thể ngăn chặn được sự
“bốc hơi” của lượng tài sản tài chính (bao gồm cả bất động sản đã tiền tệ hóa)
lên tới hơn 30.000 tỉ USD.
Toàn thế giới đã chịu “chấn động” của “cơn sóng thần thế kỷ”. Lạm phát,
giá hàng hóa, vật tư tăng cao. Giá dầu ngự trị trên “ngai” 149 USD/thùng, và đã
từng được tiên đoán có thể vượt 200 USD/thùng. “Co rút” tín dụng và mất
thanh khoản dòng vốn toàn cầu. Và rồi, giá dầu tụt xuống ngưỡng 40 USD,
chẳng bao lâu sau “cái đỉnh” sắp chạm tới là 150 USD/thùng. DJIA xuống dưới
8.000 sau những phiên “co giật” kỷ lục, cả tăng và giảm, những mức dao động
lớn mà chỉ có dịp thấy như thời kỳ sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001. Người ta
còn cho rằng, DJIA có thể xuống tới 6.500, một con số đáng sợ. Trung Quốc,
quốc gia láng giềng của nước ta, cũng dốc túi trong kế hoạch 600 tỉ USD cứu
trợ...
Nếu tăng trưởng kinh tế năm 2008 của nước ta diễn ra theo đúng kịch
bản 6,5%, thì hy vọng rằng trong năm 2009 chúng ta vẫn tiếp tục là nền kinh tế
thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng kinh doanh và tài chính quốc tế. Tuy
vậy, khó khăn về nguồn vốn và tín dụng quốc tế chưa đi qua. Thu hút vốn FDI
trong năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Quy mô vốn cam kết mới khó vượt qua
con số kỷ lục của 2008. Ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và tăng cường giải ngân các
dự án đã có cam kết vốn trong những năm trước là lựa chọn hợp lý so với nỗ
lực thu hút thêm các cam kết đầu tư mới. Ngân hàng Thế giới dự báo, dòng
vốn tư nhân chảy sang các nước đang phát triển sẽ giảm mạnh từ 1.000 tỉ
USD (năm 2007) xuống còn 530 tỉ USD trong năm 2009.