Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHUYÊN ĐỀ Đánh giá bổ sung các đặc điểm hình thái của các giống lúa miền Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.58 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................................1
I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU..........................................................................................2
1.1. Tổng quan về cây lúa........................................................................................................2
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam.............................................................3
1.3. Đặc điểm hình thái của các giống lúa...............................................................................5
1.4. Phương pháp đánh giá đặc điểm hình thái ở lúa...............................................................6
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................6
2.1. Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................................6
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................7
2.2.1. Bố trí thí nghiệm............................................................................................................7
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................................12
3.1. Hình thái lá lúa................................................................................................................13
3.2. Hình thái Bông lúa..........................................................................................................17
3.3. Hình thái Hạt lúa.............................................................................................................20
IV. KẾT LUẬN.....................................................................................................................23
4.1 Kết luận............................................................................................................................23
4.2. Đề nghị............................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................24

0


CHUYÊN ĐỀ 2.1.6

Đánh giá bổ sung các đặc điểm hình thái của các giống lúa miền Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa là loại cây trồng quan trọng bậc nhất, vừa cung cấp nguồn lương thực
chính, vừa là nông sản xuất khẩu có kim ngạch lớn hiện nay ở nước ta. Cây lúa và
hạt gạo gắn liền với đời sống và văn hoá của dân tộc ta từ hàng ngàn năm nay. Nghề
trồng lúa được coi là nghề truyền thống của nhân dân ta. Người nông dân Việt Nam


bằng lao động cần cù và sáng tạo của mình đã biến cả đất nước thành một đồng lúa
lớn. Kỹ thuật trồng lúa của người nông dân Việt Nam được tích lũy qua hàng ngàn
năm, rất phong phú và đa dạng.
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm khởi nguyên của cây lúa, tài
nguyên di truyền lúa của nước ta phong phú cả về số lượng và chất lượng. Từ xa xưa,
nhân dân ta đã biết mô tả hình thái các giống lúa và thời vụ gieo trồng. Vấn đề
nghiên cứu và phân loại một cách hệ thống lúa trồng ở Việt Nam còn hạn chế. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây các nhà khoa học đã quan tâm đến vấn đề đánh giá
đa dạng tài nguyên lúa nước ta.
Việc tìm hiểu đặc điểm nông học và hình thái của các giống lúa như chiều dài

bông, phân nhánh thứ cấp trên bông, chiều dài hạt, chiều rộng hạt,… không chỉ giúp
các nhà nghiên cứu nhận biết và phân biệt các giống khác nhau bằng mắt thường trên
thực địa một cách nhanh chóng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí cơ cấu
cây trồng, mùa vụ gieo cấy và các biện pháp kĩ thuật khác, đồng thời còn là căn cứ
quan trọng trong công tác giống cây trồng, trước hết phục vụ cho bảo tồn và khai
thác sử dụng nguồn tài nguyên này, cung cấp các thông tin có giá trị cho các nhà
nghiên cứu và chọn tạo giống. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Đánh
giá bổ sung các đặc điểm hình thái của các giống lúa miền Nam,, giúp hình thành
cơ sở dữ liệu phenotype của các giống lúa đã được giải mã phục vụ cho công tác bảo
tồn, lai tạo, khai thác và sử dụng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của các
giống này.

1


I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về cây lúa
Cây lúa trồng thuộc họ Poaceae, trước đây gọi là họ Hoà thảo (Gramineae),
họ phụ Pryzoideae, tộc Oryzae, chi Oryza, loài Oryza sativa và Oryza glaberrima.

Loài Oryza sativa là lúa trồng ở Châu Á và Oryza glaberrima là lúa trồng ở Châu
Phi. Năm 1753, Lineaeus là người đầu tiên đã mô tả và xếp loài lúa sativa thuộc chi
Oryza. Dựa vào mày hạt và dạng hạt tác giả đã phân chi Oryza thành bốn nhóm là sativa,
granulata, coarctala, rhynchoryza và chi Oryza gồm tất cả 19 loài [3].
Morinaga là người đầu tiên đã sử dụng kỹ thuật phân tích genome để định
danh các loài lúa dại. Công trình nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học này đã giúp
phân tích các loài lúa được chính xác hơn [3].
Hội nghị di truyền lúa Quốc tế đã tổ chức họp tại Viện nghiên cứu lúa Quốc
tế, Philippines năm 1967 khẳng định chi Oryza có 22 loài trong đó có 20 loài lúa dại
và hai loài lúa trồng [13].
Sau này, Vaughan phát hiện thêm một loài lúa dại mới ở Papua New Ginea là
loài Oryza rhizomatis, đưa số loài của chi Oryza lên 23 loài và chia thành bốn nhóm
genome [19].
Ngày nay, các nhà phân loại học đều nhất trí là chi Oryza có 23 loài, trong đó
21 loài hoang dại và hai loài lúa trồng là Oryza sativa và Oryza glaberrima thuộc loại
nhị bội 2n = 24 có bộ gen AA. Loài Oryza glaberrima phân bố chủ yếu ở Tây và
Trung Phi còn loài Oryza sativa được gieo trồng khắp thế giới và được chia thành hai
loài phụ là Indica và Japonica. Trong quá trình tiến hoá của cây lúa, ngoài hai loài
phụ Indica và Japonica còn có nhiều loại hình trung gian như Javanica v.v...[6], [7].
Tác giả Tang và ctv (2004), so sánh bộ gen lục lạp của giống lúa 93 - 11 (đại
diện loài phụ Indica) và giống lúa Peiai'64S (giống lúa lai thuộc loài phụ Indica,
nhưng nguồn gốc mẹ thuộc loài phụ Japonica) cho thấy sự phân chia bộ gen lục lạp
của hai loài phụ Indica và Japonica xảy ra cách đây khoảng 86.000 - 200.000 năm
trước [18].
Tác giả Vitte và ctv (2004) cũng cho rằng hai loài phụ Indica và Japonica
được phân hoá độc lập với nhau, cách đây khoảng 200.000 năm. Trong khi đó, tác
giả Jianxin phân tích ADN nhân tế bào và cho rằng lúa Indica và Japonica được tách
ra từ một tổ tiên chung, cách đây khoảng 440.000 năm [17], [20].
2



Jason và cộng tác viên (2006), nghiên cứu biến đổi trình tự ADN của ba vùng
gen bằng phương pháp địa lý - thực vật để khảo sát quá trình thuần hoá lúa trồng.
Kết quả cho thấy, cây lúa trồng đã được thuần hóa ít nhất là hai lần từ các quần thể
khác nhau của loài Oryza rufipogon và sản phẩm của hai lần biến đổi này đã tạo ra
hai loài phụ là Indica và Japonica [16].
Tác giả Zhu và ctv (2007), trên cơ sở giải mã trình tự ADN của 10 gen ở nhân
tế bào của lúa cho rằng, quá trình thuần hoá liên quan chặt chẽ với quá trình giảm đa
dạng di truyền của các giống lúa dại. Đa dạng di truyền của lúa Japonica thấp hơn 2
lần so với đa dạng di truyền của lúa Indica [21].
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
Theo thống kê của FAOSTAT (2012), diện tích canh tác lúa có xu hướng
tăng (bảng 1.2). Song tăng mạnh nhất là vào các thập kỷ 60, 70 sau đó tăng chậm dần
và có xu hướng ổn định vào những năm đầu của thế kỷ 21. Về năng suất lúa trên đơn
vị diện tích cũng có chiều hướng tương tự. Điều đó có thể lý giải là do giai đoạn từ
1961 - 2000 cuộc cách mạng xanh về giống lúa, kỹ thuật canh tác lúa có nhiều cải
tiến, phân hoá học và thuốc trừ sâu, bệnh được sử dụng phổ biến [22].
Bảng 1.2a: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới
trong vài thập kỷ gần đây
Năm
2006
2007
2008
2009
2010

Diện tích (triệu ha)
155,25
154,98
157,65

158,36
153,65

Năng suất (tạ/ha)
41,3
42,4
43,7
43,2
43,7

Sản lượng (triệu tấn)
641,23
657,14
689,04
684,77
672,01

Đến những năm đầu của thế kỷ 21, người ta có xu hướng hạn chế sử dụng
các chất hoá học tổng hợp trong thâm canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chất lượng hơn là
số lượng làm cho năng suất lúa có xu hướng chững lại hoặc tăng chút ít. Tuy nhiên,
ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, năng suất lúa vẫn cao hơn hẳn.
Theo số liệu bảng 1.2b, trong 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu trên thế giới
(trên 10 triệu tấn/ năm) đã có 8 nước nằm ở châu Á. Trung Quốc và Mỹ là 2 nước có
năng suất cao hơn hẳn đạt 65,48 tạ/ha (Trung Quốc) và 75,37 tạ/ha (Mỹ). Việt Nam
ta cũng là nước có năng suất lúa cao đứng hàng thứ 3 trong 10 nước trồng lúa chính
đạt 53,22 tạ/ha. Thái Lan tuy là nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới trong
nhiều năm liên tục, song năng suất chỉ đạt 28,75 tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú trọng
3



nhiều hơn đến canh tác các giống lúa dài ngày, chất lượng cao (Bùi Huy Đáp, (1999)
[4].
Bảng 1.2b: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của
10 nước có sản lượng lúa hàng đầu thế giới
Tên nước
Ấn Độ
Trung Quốc
Indonesia
Băngladesh
Myanma
Việt Nam
Philipin
Braxin
Thái Lan
Mỹ

Diện tích (triệu ha)
36,950
30,116
13,244
11,800
8,051
7,513
4,354
2,709
10,990
1,462

Năng suất (tạ/ha)
32,644

65,482
50,143
41,826
41,239
53,221
36,222
41,735
28,750
75,375

Sản lượng (triệu tấn)
120,620
197,212
66,411
49,355
33,204
39,988
15,771
11,308
31,597
11,027

Theo số liệu thống kê ở bảng 1.2c, sản lượng lúa của Việt Nam tăng liên tục.
Trong 5 năm gần đây, sản lượng tăng từ 35,84 triệu tấn năm 2006 lên 39,98 triệu tấn
năm 2010. Từ một nước thiếu ăn, phải nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo/năm trước đây,
Việt Nam đã vươn lên giải quyết an ninh lương thực cho hơn 80 triệu dân ngoài ra
còn xuất khẩu một lượng gạo lớn ra thị trường thế giới. Hiện tại nước ta đứng hàng
thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan) về sản lượng gạo xuất khẩu [22].
Bảng 1.2c: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam
trong 5 năm gần đây

Năm
2006
2007
2008
2009
2010

Diện tích (triệu ha)
7,32
7,20
7,40
7,43
7,51

Năng suất (tạ/ha)
48,9
49,8
52,3
52,3
53,2

Sản lượng (triệu tấn)
35,84
35,94
38,72
38,95
39,98

Nhìn chung ngành sản xuất lúa của nước ta đến nay đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Tuy nhiên một điều đáng chú ý là trong những năm gần đây, ngược

lại với quá trình khai hoang phục hoá trong mấy thập kỷ trước thì quá trình đô thị
hoá, công nghiệp hoá đã và đang làm giảm đáng kể diện tích đất nông nghiệp nói
chung và dành cho sản xuất nói riêng. Vì thế mặc dù việc thâm canh tăng vụ rất được
chú trọng, song tổng diện tích lúa thu hoạch hàng năm trong khoảng thời gian từ
2000 - 2010 đang giảm dần. Bên cạnh đó, nếu so sánh với các nước trồng lúa tiên
4


tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...thì năng suất lúa của Việt
Nam vẫn còn kém xa (Itoh và cộng sự 2000) [15]. Vì thế để đảm bảo an ninh lương
thực cho một quốc gia đông dân cư như nước ta và giữ vững vị thế là một nước xuất
khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới thì điều kiện cần thiết là phải tiếp tục đầu tư thâm
canh tăng vụ, lai tạo và nhập khẩu các giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt,
chống chịu tốt với sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
1.3. Đặc điểm hình thái của các giống lúa
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm khởi nguyên của cây lúa, tài
nguyên di truyền lúa của nước ta phong phú cả về số lượng và chất lượng. Từ xa xưa,
nhân dân ta đã biết mô tả hình thái các giống lúa và thời vụ gieo trồng. Lê Quý Đôn
đã mô tả tỉ mỉ và có nhận xét về tính cứng cây, chống đổ và chiều cao cây, nhất là đối
với những giống lúa chiêm “Lúa Sài Đường, chiêm Di cây nhỏ mà yếu, dễ đổ; lúa
Tám trâu, lúa Bồ lộ, lúa Thạch, lúa Màng hai, lúa Bột cây cứng thẳng; đặc biệt lúa
chiêm vàng và lúa Đăng sơn, cây cứng cao, bị mưa gió không đổ” (Bùi Huy Đáp,
2002) [5]. Việc nghiên cứu và phân loại một cách hệ thống lúa trồng ở Việt Nam còn
hạn chế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các nhà khoa học đã quan tâm đến vấn
đề đánh giá đa dạng tài nguyên lúa nước ta.
Theo Trần Văn Minh (2004), các giống lúa thuộc loài phụ Japonica có hạt
ngắn, lá ngắn màu đậm và cứng, không có râu đầu hạt thóc, bông ít phân nhánh, độ
đóng hạt dày [7].
Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành đánh giá 24 tính trạng nông
học, khả năng chống chịu một số loài sâu bệnh chính hại lúa hay chống chịu với điều

kiện bất thuận của hơn 1.800 giống lúa, (Bùi Chí Bửu và cs., 2001) [2].
Theo tác giả Lưu Ngọc Trình ( 2007), trong tổng số 6.083 giống lúa đang bảo
quản tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia, Trung tâm Tài nguyên thực vật đã tiến
hành đánh giá đầy đủ 60 tính trạng hình thái nông học của 1.819 giống, đánh giá 40 50 tính trạng của 1.385 giống và từ 20 - 30 tính trạng của 2.066 giống [11].
1.4. Phương pháp đánh giá đặc điểm hình thái ở lúa
Nghiên cứu, đánh giá đa dạng di truyền được tiến hành bằng nhiều phương
pháp khác nhau, mỗi phương pháp cung cấp cho người sử dụng các loại thông tin
khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp đánh giá phụ thuộc vào mục đích của người
5


nghiên cứu. Có hai phương pháp được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu và đánh giá đa
dạng di truyền: Nghiên cứu, đánh giá đa dạng di truyền thông qua các tính trạng hình
thái (kiểu hình) và thông qua các chỉ thị phân tử (kiểu gen).
Nghiên cứu, đánh giá các tính trạng hình thái là phương pháp cổ điển, hiện
nay vẫn được sử dụng phổ biến. Phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu nhận biết
và phân biệt các giống khác nhau bằng mắt thường trên thực địa một cách nhanh
chóng. Các đặc điểm chính về hình thái như dạng thân cây, dạng lá, hình dạng, màu
sắc, kích thước, dạng hoa, hạt v.v... được xem như là các tính trạng cơ bản để nhận
biết giữa các giống với nhau. Những tính trạng chất lượng thường là những cặp tính
trạng tương phản được di truyền đơn gen, mỗi tính trạng có hai hay nhiều các dạng
tương phản xen kẽ (Trần Duy Quý, 2002) [8].
Trong những năm vừa qua, Viện Tài nguyên di truyền thực vật Quốc tế
(IPGRI) và Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã xuất bản các mẫu mô tả, đánh
giá (Descriptors) để thống nhất chung trên toàn thế giới về phân biệt giữa các giống
với nhau trong phạm vi loài (Nguyễn Thị Quỳnh, 2004) [10].
Hiện nay ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu chủ yếu sử dụng hai phương pháp
để đánh giá đặc điểm hình thái cây lúa:
*) Phương pháp đánh giá các tính trạng hình thái nông học và thang điểm theo
IRRI (Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa, 1996) [12].

*) Phương pháp DUS (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đưa ra
65 tính trạng đặc trưng của cây lúa được đánh giá vào những giai đoạn sinh
trưởng thích hợp của cây lúa [1].
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Các giống lúa được thu thập ở nhiều địa phương khác nhau, đang được lưu giữ
và bảo tồn tại ngân hàng gen Cây trồng Quốc gia (Trung tâm Tài nguyên Thực vật)
và ngân hàng gen của Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (bảng 2.1).

Bảng 2.1: Danh sách 8 giống lúa miền Nam
6


TT

Số
đăng ký

Tên giống

Nguồn gốc

Đặc tính

1

5857

Nàng thơm chợ đào


Long An

Chất lượng

2
3
4
5
6
7
8

167
1434
6377
9247
5629
0988
3536

Thơm Lài
Nàng cỏ đỏ 2
OM 6377
Xương gà
OM 5629
Nàng quớt biển
OM 3536

An Giang, Long An
Bạc Liêu

Cần Thơ
Tây Ninh
Vĩnh Long
Bạc Liêu
Vĩnh Long

Chất lượng
Chịu mặn
Kháng đạo ôn
Kháng rầy nâu
Kháng rầy nâu
Chịu hạn
Chất lượng

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Sơ đồ thí nghiệm như sau:

Đông

N1
N2
N3
N4
N5
N6
N7

Bắc


Nam

N8
Tây
- Bố trí thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện theo phương pháp của Đỗ Thị
Oanh, 2004; Gomez, 1976; IRRI, 1996.
- Thí nghiệm đánh giá được bố trí trên chân đất thịt trung bình, chủ động
nước. Các công thức thí nghiệm bố trí tuần tự không nhắc lại, diện tích mỗi ô thí
nghiệm là 8m2 (2 x 4m), khoảng cách giữa các ô là 0,4m.
- Các giống lúa miền Nam trong thí nghiệm được ghi ký hiệu trên cọc từ N 1 đến N8:
N 1: Nàng thơm chợ đào
N 2: Thơm Lài
N 3: OM3536
N 4: Xương gà
7


N 5: OM5629
N 6: Nàng cờ đỏ 2
N 7: Nàng quớt biển
N8: OM6367
2.2.2. Kỹ thuật trồng trọt
- Chuẩn bị giống: giống được kiểm tra độ nảy mầm trước khi làm thí
nghiệm,giống phải đạt tiểu chuẩn trên 85% hạt nảy mầm mới dùng cho thí nghiệm
- Chuẩn bị đất: đất được cày bữa kỹ, san phẳng, vơ sạch cỏ dại
- Cách gieo cấy: Gieo theo hàng, cấy 1 dảnh đối với các thí nghiệm đánh giá
tập đoàn.
- Mật độ: 20 - 23 khóm/m2.
- Các khâu kỹ thuật khác theo đại trà sản xuất.
2.2.3. Các tính trạng theo dõi và phương pháp đánh giá

Phương pháp đánh giá bằng mắt được thực hiện qua quan sát toàn ô thí
nghiệm, trên từng cây hay các bộ phận của cây và cho điểm. Các chỉ tiêu định lượng
được đo đếm trên mẫu hoặc toàn ô thí nghiệm. Các mẫu lấy ngẫu nhiên, trừ cây ở rìa
ô. Các chỉ tiêu được theo dõi theo đúng giai đoạn sinh trưởng thích hợp của cây lúa.
Quan sát và đánh giá các chỉ tiêu theo mẫu mô tả, đánh giá cây lúa (IRRI,
1980) và Hệ thống đánh đánh giá tiêu chuẩn cây lúa của IRRI, 1996.
Theo hướng dẫn của IRRI (1996), quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia thành
9 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Nảy mầm

Giai đoạn 4: Vươn lóng Giai đoạn 7: Chín sữa

Giai đoạn 2: Mạ

Giai đoạn 5: Làm đòng

Giai đoạn 8: Vào chắc

Giai đoạn 3: Đẻ nhánh Giai đoạn 6: Trỗ bông
Giai đoạn 9: chín
Các tính trạng theo dõi và đánh giá trong thí nghiệm:
1. Chiều dài mạ: Ghi chép số đo của 10 cây mạ biểu thị bằng cm từ gốc đến
đỉnh lá cao nhất
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 2-3 (lúc mạ 5 lá)
2. Chiều dài lá: Đo thực tế chiều dài lá ngay dưới lá đòng và biểu thị bằng
cm.
Thang điểm : Giai đoạn sinh trưởng: 6
3. Chiều rộng lá: Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng và biểu thị bằng
cm.

8


Thang điểm : Giai đoạn sinh trưởng: 6
4. Độ phủ lông của lá: Ngoài việc xem xét bằng mắt, vuốt ngón tay từ đỉnh lá
xuống gốc lá. Đánh giá sự hiện diện của lông trên mặt lá và phân loại.
Thang điểm : Giai đoạn sinh trưởng : 5-6
1. Trơn; 2. Trung bình; 3. Phủ lông
5. Màu phiến lá:
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 4-6
1. Xanh nhạt; 2. Xanh; 3. Xanh đậm; 4.Tím ở đỉnh lá; 5. Tím ở mép lá;
6. Có đốm tím (xen lẫn với màu xanh); 7. tím
6. Màu gốc bẹ lá:
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 3-5 (giai đoạn dinh dưỡng từ sớm đến
muộn).
1. Xanh; 2. Có sọc tím; 3. Tím nhạt; 4. tím

7. Góc lá: Độ mở góc đỉnh lá được đo giữa thân với lá ngay dưới lá đòng.
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 4-5
1. Đứng; 5. Ngang; 9. Rũ xuống
8. Góc lá dòng: Đo góc giữa trục bông chính với gốc lá đòng. Kích thước
mẫu = 5
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 4-5
1. Đứng; 3. Trung bình; 5. Ngang; 7. Gập xuống
9. Độ dài thìa lìa: Ghi chép số đo thực của thìa lìa từ cổ lá đến đỉnh và biểu
thị bằng cm. Kích thước mẫu = 5
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 4-5
10. Màu thìa lìa:
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng 4-5
1. Trắng; 2. Sọc tím; 3. Tím

11. Hình dạng thìa lìa :
Thang điểm : Giai đoạn sinh trưởng 4-5
1. Nhọn đến hơi nhọn; 2. Hai lưỡi kìm; 3. Chóp cụt
12. Màu cổ lá :
Giai đoạn sinh trưởng 4-5
1. Xanh nhạt; 2. Xanh; 3. Tím
13. Màu tai lá:
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng 4-5
1. Xanh nhạt; 2. Tím
14. Độ dài thân: Đo từ mặt đất đến cổ bông, đơn vị đo là cm.
Kích thước mẫu: 5
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng 7-9
15. Số dảnh: Đếm tổng số dảnh sau khi trổ bông hoàn toàn, ghi rõ số bông trên
khóm hay trên một đơn vị diện tích.
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 6-9
9


16. Góc thân:
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 6-9
1. Đứng (<300); 3. Trung gian ( 450); 5. Mở ( 600); 7. Tòe (>700); 9. Bò
lan (Thân hoặc phần dưới bò lan tựa vào mặt đất).
17. Đường kính lóng gốc: Ghi số đo thực đường kính ngoài phần gốc của thân
chính. Kích thước mẫu = 3
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 7-9
18. Màu lóng:
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 7-9
1. Xanh; 2. Vàng nhạt; 3. Sọc tím; 4. Tím
19. Chiều dài bông: Đo thực tế chiều dài từ cổ đến đỉnh bông
Thang điểm: Giai đoạn sinh trưởng: 7-9

20. Dạng bông: Bông được phân loại theo cách phân nhánh, góc nhánh sơ cấp
và độ đóng hạt.
Giai đoạn sinh trưởng: 8
Thang điểm : 1. Chụm; 5. Trung gian; 9. Mở
21. Phân nhánh thứ cấp trên bông :
Giai đoạn sinh trưởng: 8
Thang điểm: 0. Không có; 1. Nhẹ; 2. Nặng; 3. Đẻ cụm
22. Trục bông:
Giai đoạn sinh trưởng: 7-9
Thang điểm: 1. Thẳng đứng; 2. Uốn xuống.
23. Râu đầu hạt:
Giai đoạn sinh trưởng: 7-9
Thang điểm: Màu râu: 0. Không râu; 1. Râu ngắn hoặc từng phần; 5. Ngắn
và toàn bộ có râu; 7. Dài và bộ phận; 9. Dài và toàn bộ.
24. Màu râu:
Giai đoạn sinh trưởng: 6
Thang điểm: 0. Không râu; 1. Vàng rơm; 2. Vàng; 3. Nâu (hung hung); 4.
Đỏ; 5. Tím; 6. Đen.
25. Màu mỏ hạt:
Giai đoạn sinh trưởng: 7-9
Thang điểm: 1. Trắng; 2. Rôm; 3. Nâu (hung hung đỏ); 4. Đỏ; 5. Đỏ mỏ; 6.
Tím; 7. Tím đỏ.
26. Màu đầu nhụy cái: Màu nhụy cái được xác định lúc hoa nở (giữa 9 giờ
sáng và 2 giờ chiều); dùng kính lúp để quan sát.
Giai đoạn sinh trưởng: 6
Thang điểm: 1. Trắng; 2. Xanh nhạt; 3. Vàng; 4. Tím nhạt; 5. Tím.
27. Màu vỏ trấu:
Giai đoạn sinh trưởng : 9
Thang điểm: 0. Màu rơm; 1. Vàng và rãnh màu vàng trên nền màu rơm; 2.
Chấm nâu trên nền màu rơm; 3. Dảnh nâu trên nền màu rơm; 4. Nâu (hung


10


hung); 5. Hơi đỏ đến tím nhạt; 6. Chấm tím trên nền màu rơm; 7. Dảnh tím
trên nền màu rơm; 8. Tím; 9. Đen; 10. Trắng.
28. Độ phủ lông vỏ trấu:
Giai đoạn sinh trưởng: 7-9
Thang điểm: 1. Nhẵn; 2. Có lông trên sống vỏ trấu; 3. Có lông phần trên;
4. Lông ngắn; 5. Lông dài (như nhung).
29. Màu vỏ mày trên:
Giai đoạn sinh trưởng: 9
Thang điểm: 1. Rơm (vàng); 2. Vàng; 3. Đỏ; 4. Tím.
30. Chiều dài vỏ mày trên:
Giai đoạn sinh trưởng: 9
Thang điểm: 0. Không có; 1. Ngắn (<1,5 mm); 3. Trung bình (1,6-2,5
mm); 5. Dài hơn 2,5 mm nhưng ngắn hơn vỏ trấu; 7. Quá dài (bằng hoặc
dài hơn vỏ trấu); 9. Không đối xứng.
31. Chiều dài hạt: Theo dõi chiều dài trung bình bằng mm từ gốc vỏ mày lên
tới mỏ hạt (đỉnh vỏ trấu). Với giống có râu, chiều dài hạt được đo tới điểm
tương đương với đỉnh hạt. Kích thước mẫu = 10
Giai đoạn sinh trưởng: 9
32. Chiều rộng hạt: Theo dõi ghi chép số đo thực tế bằng mm ngang chỗ rộng
nhất giữa hai nửa vỏ trấu. Kích thước mẫu = 10
Giai đoạn sinh trưởng: 9
2.2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện
- Địa điểm nghiên cứu: Bố trí thí nghiệm tại Viện Lúa Đồng bắng Sông Cửu
Long
- Phân tích và xử lý số liệu tại Viện Di truyền Nông nghiệp
- Thời gian thực hiện: Năm 2011

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Lúa có nhiều ngoại hình khác nhau do điều kiện ngoại cảnh thay đổi, do quá
trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, đã hình thành nhiều giống lúa khác nhau. Hình
thái bên ngoài là một đặc điểm thích ứng với điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy
đánh giá hình thái cây lúa gắn với môi trường sinh sống của nó để có những biện
pháp kỹ thuật hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa thực tế (Lê Vĩnh Thảo, 2004).
Kết quả đánh giá các đặc điểm bên ngoài hay còn gọi là đặc trưng hình thái
của 8 giống lúa miền Nam giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về ngoại hình của mỗi
giống lúa.

11


3.1. Hình thái lá lúa
Hình thái màu sắc và kích thước là một trong những yếu tố quyết định trực
tiếp đến khả năng quang hợp, khả năng chống chịu sâu bệnh của cây lúa (Hoàng
Minh Tấn, 2000). Hướng chọn giống của các nhà chọn giống hiện nay là chọn những
giống lúa có lá to, bản lá dày, màu xanh đậm, sẽ có lợi cho quang hợp và giúp tích
lũy chất khô cho lúa (Trần Văn Đạt, 2005).
Tư thế lá lúa có liên qua đến khả năng nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất
khô cho cây lúa, các giống lúa có lá ở dạng thẳng đứng thì diện tích hấp thu ánh sáng
nhiều nên khả năng quang hợp tích lũy chất khô cao và ngược lại. Kích thước lá
đòng cũng có ý nghĩa trong việc nhận ánh sáng để quang hợp (Nguyễn Thị Lẫm,
2003).
Lá đòng là lá rất quan trọng, nó quyết định đến năng suất cây lúa, nếu những
ruộng lúa để sâu bệnh phá hại hỏng bộ lá đòng thì chắc chắn năng suất lúa sẽ giảm
(Nguyễn Thị Hảo, 2011).
Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu đặc điểm hình thái lá lúa được thể hiện ở
bảng 3.1a, 3.1b và 3.1c.
- Chiều dài mạ: Trong 8 giống lúa thí nghiệm được đánh giá chỉ tiêu về chiều dài mạ,

số liệu thu được chia làm 2 nhóm khác nhau: nhóm 1 có chiều dài từ 27,2 - 36,5cm,
trong đó giống lúa Xương gà thấp nhất (27,2cm). Các giống lúa thuộc nhóm 2 có
chiều dài mạ từ 5,25 - 6,28cm, trong đó, giống lúa Nàng thơm chợ Đào có kích
thước dài nhất (6,28cm).

12


Bảng 3.1a : Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái lá lúa của 8 giống lúa miền Nam

TT

SĐK

Tên giống

1

5857

2

167

3

Chiều dài lá (LL)

Chiều rộng lá (LW)


Độ phủ lông của lá (LBP)

cm

cm

A

Nàng thơm chợ
Đào

43,5

1,15

1

Thơm lài

31,2

1,20

1434

Nàng cờ đỏ 2

33,6

4


6377

ỌM 6377

5

9247

6

A

B

Trơn

2

Xanh

1

Trơn

2

Xanh

1,42


1

Trơn

2

Xanh

38,9

1,48

2

Trung bình

2

Xanh

Xương gà

68,2

1,14

2

Trung bình


2

Xanh

5629

OM5629

34,5

1,41

2

Trung bình

2

Xanh

7

0988

Nàng quớt biển

33,7

1,40


2

Trung bình

2

Xanh

8

3536

OM 3536

38,9

1,46

1

Trơn

2

Xanh

A: Thang điểm
B: Mức mô tả
SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt

LL:

Leaf Length

LW:

Leaf Width

LBP: Leaf Blade Pubescence
LBC: Leaf Blade Color

13

B

Màu phiến lá (LBC)


Bảng 3.1b: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái lá lúa của 8 giống lúa miền Nam (Tiếp)

TT

SĐK

Tên giống

Màu gốc bẹ lá
(BLSC)

Góc lá (LA)


Góc lá dòng
(FLA)

Độ dài thìa lìa
(LgL)

Chiều dài mạ
(SH)

A

B

A

cm

A

B

cm

cm

Nàng thơm chợ Đào

1


Xanh

1

Đứng

3

Trung bình

1,50

62,8

Thơm lài

1

Xanh

1

Đứng

1

Đứng

1,25


56,5

1

5857

2

167

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

1

Xanh

1

Đứng

1

Đứng

0,60


52,5

4

6377

ỌM 6377

1

Xanh

1

Đứng

1

Đứng

1,65

35,2

5

9247

Xương gà


1

Xanh

5

Ngang

5

Ngang

2,18

27,2

6

5629

OM5629

1

Xanh

1

Đứng


1

Đứng

1,65

31,5

7

0988

Nàng quớt biển

1

Xanh

1

Đứng

3

Trung bình

0,70

62,5


8

3536

OM 3536

1

Xanh

1

Đứng

1

Đứng

1,65

36,5

A: Thang điểm
B: Mức mô tả
SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt
BLSC:

Basal Leaf Sheath Color

FLA: Flag Leaf Angle


LA:

Leaf Angle

LgL: Ligule Lenght

SH: Seeding Height

14


Bảng 3.1c: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái lá lúa của 8 giống lúa miền Nam (Tiếp)
Màu thìa lìa (LgC)

Hình dạng thìa lìa (LS)

TT

SĐK

Tên giống

1

5857

Nàng thơm chợ Đào

1


Trắng

1

2

167

Thơm lài

1

Trắng

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

1

4

6377

ỌM 6377

5


9247

6

A

B

A

B

Màu cổ lá (CC)

Màu tai lá (AC)

A

B

A

Nhọn đến hơi nhọn

1

Xanh nhạt

1


Xanh nhạt

1

Nhọn đến hơi nhọn

1

Xanh nhạt

1

Xanh nhạt

Trắng

1

Nhọn đến hơi nhọn

1

Xanh nhạt

1

Xanh nhạt

1


Trắng

1

Nhọn đến hơi nhọn

1

Xanh nhạt

1

Xanh nhạt

Xương gà

1

Trắng

2

Hai lưỡi kìm

1

Xanh nhạt

1


Xanh nhạt

5629

OM5629

1

Trắng

1

Nhọn đến hơi nhọn

1

Xanh nhạt

1

Xanh nhạt

7

0988

Nàng quớt biển

1


Trắng

1

Nhọn đến hơi nhọn

1

Xanh nhạt

1

Xanh nhạt

8

3536

OM 3536

1

Trắng

1

Nhọn đến hơi nhọn

1


Xanh nhạt

1

Xanh nhạt

A: Thang điểm
B: Mức mô tả
SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt
LgC:
LS:

Ligule Color
Ligule Shape

CC: Collar Color
AC: Auricle Color

15

B


3.2. Hình thái Bông lúa
Một trong những yếu tố góp phần quyết định năng suất của một giống lúa là
bông lúa. Một số chỉ tiêu liên quan như số bông và chiều dài của bông lúa...vv
thường được quan tâm khi tiến hành đánh giá giống lúa có năng suất cao hay không
(Trần Văn Đạt, 2005). Những giống lúa có bông càng dài thì tiềm năng cho năng suất
cao và ngược lại. Chiều dài bông của một giống mang bản chất di truyền của giống

đó, tuy vậy nhưng nó cũng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như mức nước, dinh
dưỡng, nhiệt độ...các yếu tố này ảnh hưởng mạnh vào thời kỳ phân hóa đòng. Số
bông trên một khóm cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất, yếu tố này tỷ lệ
thuận với năng suất khi số bông trên khóm càng nhiều thì năng suất của giống lúa đó
càng tăng.
Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu đặc điểm hình thái bông lúa được thể hiện ở
bảng 3.2a và 3.2b.
- Chiều dài bông: Kết quả đánh giá 8 giống lúa miền Nam cho thấy, chiều dài bông
giữa các giống đồng đều nhau, độ chênh lệch không quá xa từ 22,5cm - 25,8cm. Hai
giống OM6377 và OM5629 có chiều dài bông thấp nhất, ở mức 22,5cm. Giống lúa
Nàng cờ đỏ 2 cho kích thước của bông dài nhất 25,8cm.
- Dạng bông: Kết quả đánh giá được chia làm hai nhóm, hai giống lúa Nàng thơm
chợ Đào và Thơm lài cho đánh giá ở thang điểm 5 (trung gian), sáu giống còn lại cho
kết quả đánh giá ở thang điểm 1 (chụm).
- Phân nhánh thứ cấp trên bông: Kết quả đánh giá cho thấy có duy nhất giống lúa
Xương gà cho thang điểm đánh giá 1 (nhẹ), còn lại cả 7 giống lúa đều cho mức đánh
giá ở thang điểm 2 (nặng).
- Trục bông: Cả 8 giống lúa được đánh giá đều cho thang điểm 2, trục bông uốn
xuống.
- Độ dài thân: Kết quả đánh giá trong bảng 3.2a cho thấy: Giống lúa Nàng quớt biển
cho độ dài thân cao nhất trong 8 giống lúa, ở mức 135cm, sau đó đến giống lúa Nàng
cớ đỏ 2 cho độ dài thân là 122cm. Giống lúa OM3536 và Om6377 cho độ dài thân
thấp nhất (85cm).
- Số dảnh: Trong 8 giống lúa chúng tôi tiến hành đánh giá, giống lúa Nàng thơm chợ
Đào có số dảnh cao nhất (24 dảnh), tiếp đó là 2 giống Nàng cờ đỏ 2 và Nàng quớt
biển có số dảnh là 17 và 16, có số dảnh thấp nhất là giống lúa Xương gà (7 dảnh).

16



Bảng 3.2a: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái bông lúa của 8 giống lúa miền Nam

TT

SĐK

Tên giống

Chiều dài bông
(PnL)

Độ dài thân
(Cml)

Số dảnh
Góc thân (CmA)
(CmN)

Đường kính
lóng gốc (DBI)

A

Mm

Cm

cm

B


Nàng thơm chợ Đào

24,5

105,0

24,0

1

Đứng, < 300

6,00

Thơm lài

23,5

94,5

12,0

1

Đứng, < 300

6,50

1


5857

2

167

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

25,5

122,0

17,0

3

Trung gian, = 450

7,80

4

6377

ỌM 6377


22,5

85,0

12,0

1

Đứng, < 300

7,00

5

9247

Xương gà

23,6

106,6

7,4

1

Đứng, < 300

6,67


6

5629

OM5629

22,5

85,0

12,0

1

Đứng, < 300

7,00

7

0988

Nàng quớt biển

25,8

135,0

16,0


3

Trung gian, = 450

7,00

8

3536

OM 3536

23,5

92,0

10,0

1

Đứng, < 300

7,80

A: Thang điểm
B: Mức mô tả
SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt
PnL:


Panicle Length

CmL: Culm Length

CmN: Culm Number
CmA: Culm Angle

DBI: Diameter of Basal Internode

17


Bảng 3.2b: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái bông lúa của 8 giống lúa miền Nam (Tiếp)

TT

SĐK

Tên giống

Màu lóng (CmIC)

Dạng bông (PnT)
B

Phân nhánh thứ cấp
trên bông (PnBr)
A

B


Trục bông (PnAk)

A

B

A

A

B

Nàng thơm chợ Đào

2

Vàng nhạt

5

Trung gian

1

Nhẹ

2

Uốn xuống


Thơm lài

2

Vàng nhạt

5

Trung gian

2

Nặng

2

Uốn xuống

1

5857

2

167

3

1434


Nàng cờ đỏ 2

2

Vàng nhạt

1

Chụm

2

Nặng

2

Uốn xuống

4

6377

ỌM 6377

2

Vàng nhạt

1


Chụm

2

Nặng

2

Uốn xuống

5

9247

Xương gà

1

Xanh

1

Chụm

1

Nhẹ

2


Uốn xuống

6

5629

OM5629

2

Vàng nhạt

1

Chụm

2

Nặng

2

Uốn xuống

7

0988

Nàng quớt biển


2

Vàng nhạt

1

Chụm

2

Nặng

2

Uốn xuống

8

3536

OM 3536

2

Vàng nhạt

1

Chụm


2

Nặng

2

Uốn xuống

A: Thang điểm
B: Mức mô tả
SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt
CmIC: Culm Internode Color

PnBr:

PnT:

PnAk: Panicle Axis

Panicle Type

Secondary Branching of Panicle

18


- Góc thân: Chỉ tiêu đánh giá này liên quan đến mật độ cây và yếu tố kỹ thuật. Góc
thân càng gọn thì có thể cấy với mật độ dày hơn để tăng số bông/m 2, qua đó giúp
tăng năng suất của một giống lúa. Trong 8 giống lúa đánh giá chúng tôi thấy, có 6

giống lúa cho kết quả đánh giá ở thang điểm 1 (đứng, góc thân < 30 0), hai giống lúa
Nàng cờ đỏ 2 và Nàng quớt biển cho mức đánh giá ở thang điểm 3 (trung gian, góc
thân = 450).
- Đường kính lóng gốc: Hai giống lúa Nàng cờ đỏ 2 và OM3536 có đường kính lóng
gốc cao nhất trong 8 giống (7,8mm). Nàng thơm chợ đào là giống có chỉ tiêu đánh
giá về đường kính lóng gốc thấp nhất (6mm).
- Màu lóng: Duy nhất có giống lúa Xương gà cho mà lóng ở thang điểm 1 - lóng có
màu xanh, còn lại 7 giống lúa được đánh giá cho màu lóng ở thang điểm 2, tức là
lóng có màu vàng nhạt.
3.3. Hình thái Hạt lúa
Các chỉ tiêu đánh giá liên quan đến hạt lúa như chiều dài hạt, chiều rộng hạt,
màu sắc hạt...vv là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của gạo. Chỉ tiêu
chất lượng rất quan trọng trong quá trình lai tạo và chọn giống. Theo các nhà khoa
học thì những giống có hạt gạo thon, dài thường được đánh giá cao về chất lượng
gạo.
- Râu đầu hạt: Trong 8 giống lúa đánh giá, có 4 giống (Nàng thơm chợ Đào, Thơm
lài, OM6377, OM5629) cho thang điểm 1 (có râu ngắn từng phần). Còn lại 4 giống
lúa (OM3536, Nàng cớ đỏ 2, Nàng quớt biển và Xương gà) cho kết quả ở thang điểm
0 - không có râu..
- Màu râu: Trong 4 giống lúa có râu đầu hạt, chúng tôi tiến hành quan sát màu râu
của chúng. Kết quả thu được, cả 4 giống lúa đều cho thang điểm 1, râu có màu vàng
rơm.
- Màu mỏ hạt: Kết quả đánh giá cho thấy, có hai giống lúa có màu mỏ hạt ở thang
điểm 3 (màu nâu), giống lúa Thơm lài là giống có thang điểm đặc trưng nhất trong 8
giống, thang điểm 1 - màu trắng. Các giiongs còn lại đều cho thang điểm 2, mỏ hạt
có màu vàng rơm.

19



Bảng 3.3a: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái hạt lúa của 8 giống lúa miền Nam

T
T

SĐK

1

5857

2

167

3

Tên giống

Râu đầu hạt (An)

Màu râu (AnC)

Màu mỏ hạt
(ApC)

A

B


A

B

A

Nàng thơm chợ
Đào

1

Râu ngắn từng phần

1

Vàng rơm

3

Thơm lài

1

Râu ngắn từng phần

1

Vàng rơm

1434


Nàng cờ đỏ 2

0

Không râu

0

4

6377

ỌM 6377

1

Râu ngắn từng phần

5

9247

Xương gà

0

6

5629


OM5629

7

0988

8

3536

B

Màu đầu nhụy
cái (SgC)
A

B

A

B

Nâu

1

Trắng

4


Nâu (hung
hung)

1

Trắng

1

Trắng

0

Vàng rơm

Không râu

3

Nâu

1

Trắng

4

Nâu (hung
hung)


1

Vàng rơm

2

Vàng rơm

1

Trắng

0

Vàng rơm

Không râu

0

Không râu

2

Vàng rơm

1

Trắng


1

Vàng hoặc
Khía vàng

1

Râu ngắn từng phần

1

Vàng rơm

2

Vàng rơm

1

Trắng

0

Vàng rơm

Nàng quớt biển

0


Không râu

0

Không râu

2

Vàng rơm

1

Trắng

0

Vàng rơm

OM 3536

0

Không râu

0

Không râu

2


Vàng rơm

1

Trắng

0

Vàng rơm

A: Thang điểm
B: Mức mô tả
SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt
An:

Màu vỏ trấu
(LmPC)

Awning

AnC: Awn Color

ApC: Apiculus Color
SgC: Stigma Color

LmPC: Lemma and Palea Color

20



Bảng 3.3b: Kết quả đánh giá các chỉ tiêu đặc điểm hình thái hạt lúa của 8 giống lúa miền Nam (Tiếp)

TT

SĐK

Tên giống

Độ phủ lông vỏ
trấu (LmPb)

Màu vỏ mày
trên (SLmC)

Chiều dài vỏ mày trên (SLmL)

Chiều dài hạt
(GrL)
mm

Chiều rộng
hạt (GrW)

A

B

A

B


A

B

mm

Nàng thơm chợ
Đào

1

Nhẵn

1

Vàng rơm

3

Trung bình, 1,6 - 2,5 mm

9,50

2,12

Thơm lài

1


Nhẵn

1

Vàng rơm

3

Trung bình, 1,6 - 2,5 mm

8,70

2,20

1

5857

2

167

3

1434

Nàng cờ đỏ 2

1


Nhẵn

1

Vàng rơm

3

Trung bình, 1,6 - 2,5 mm

10,20

2,34

4

6377

ỌM 6377

1

Nhẵn

1

Vàng rơm

3


Trung bình, 1,6 - 2,5 mm

10,92

2,21

5

9247

Xương gà

4

Lông ngắn

1

Vàng rơm

5

Dài, > 2,5 mm

9,27

2,11

6


5629

OM5629

1

Nhẵn

1

Vàng rơm

3

Trung bình, 1,6 - 2,5 mm

10,17

2,12

7

0988

Nàng quớt biển

1

Nhẵn


1

Vàng rơm

3

Trung bình, 1,6 - 2,5 mm

10,10

2,32

8

3536

OM 3536

1

Nhẵn

1

3

Trung bình, 1,6 - 2,5 mm

10,20


2,36

Vàng rơm

A: Thang điểm
B: Mức mô tả
SĐK: Số đăng ký của mỗi giống lúa trên ngân hàng gen hạt
LmPb:

Lemma and Palea Pubescence

SLmL: Sterile Lemma Length

SLmC:

Sterile Lemma Color

GrL:

Grain Lenght

21

GrW:

Grain Width


- Màu đầu nhụy cái: Cả 8 giống lúa miền Nam được đánh giá trong thí nghiệm đều
cho thang điểm 1 - đầu nhụy cái có màu trăng.

- Màu vỏ trấu: Kết quả đánh giá cho thấy, giống lúa Xương gà là giống có màu vỏ
trấu khác biệt nhất so với các giống, được đánh giá ở thang điểm 1 (có màu vàng
hoặc khía vàng). Hai giống lúa (Nàng thơm chợ Đào và Nàng cờ đỏ 2) cho thang
điểm đánh giá 4, vỏ trấu có màu nâu. Còn lại các giống lúa đều cho thang điểm đánh
giá 0 - màu vàng rơm.
- Độ phủ lông vỏ trấu : Trong 8 giống lúa được đánh giá, có duy nhất giống Xương
gà cho thang điểm đánh giá 4 (lông ngắn). Các giống còn lại đều cho thang điểm
đánh giá ở mức 1 (nhẵn).
- Màu vỏ mày trên: Tât cả 8 giống lúa được đánh giá vỏ mày trên màu vàng rơm,
thang điểm đánh giá 1.
- Chiều dài vỏ mày trên: Riêng giống lúa Xương gà cho thang điểm đánh giá 5, vỏ
mày trên có độ dài lớn hơn 2,5mm. Bảy giống còn lại cho mức đánh giá ở thang
điểm 3 (trung bình, 1,6 - 2,5mm).
- Chiều dài hạt: OM6377 là giống có chiều dài hạt lớn nhất trong 8 giống được đánh
giá (10,92mm); tiếp theo là 2 giống lúa Nàng cờ đỏ 2 và OM3536 với kích thước
10,20mm; giống lúa Thơm lài cho kết quả đánh giá với chiều dài thấp nhất 8,70mm.
- Chiều rộng hạt: Giống lúa OM3536 và Nàng quớt biển là 2 giống cho kích thước
chiều rộng hạt lớn nhất (2,36 và 2,32mm); ba giống lúa Nàng thơm chợ Đào, Xương
gà và OM5629 có kích thước chiều rộng hạt nhỏ nhất 2,12mm, 2,11mm và 2,12mm.
Qua số liệu đánh giá 2 chỉ tiêu về độ dài và rộng hạt, chúng tôi thấy rằng hình
dạng hạt của 8 giống lúa có tỷ lệ dài/rộng khá cao. Giống lúa OM6377 có tỷ lệ cao
nhất lên đến 4,94; tiếp đó là giống OM5629 với tỷ lệ 4,8; Thấp nhất là giống Thơm
lài với tỷ lệ 3,95. Các giống còn lại đều cho tỷ lệ dài/rộng lớn hơn 4 lần.
IV. KẾT LUẬN
4.1 Kết luận
Đã tiến hành thí nghiệm đánh giá và thu được các số liệu của 32 chỉ tiêu về
đặc tính hình thái của 8 giống lúa miền Nam;
Đã tổng hợp và xử lý số liệu đánh giá 32 chỉ tiêu của đặc tính hình thái của 8
giống lúa miền Nam;
Qua kết quả đánh giá 32 chỉ tiêu về đặc tính hình thái của 8 giống lúa miền

Nam, chúng tôi thấy các giống lúa trong thí nghiệm cho mức độ đánh giá đa dạng và
phong phú. Mỗi giống có các chỉ tiêu đánh giá đặc trưng khác nhau về hình thái lá
22


lỳa, hỡnh thỏi bụng lỳa hay hỡnh thỏi v ht lỳa. Cỏc s liu tng hp cho thy 8
ging lỳa c ỏnh giỏ b sung th hin nhiu tớnh trng tt cú th khai thỏc trc
tip hoc lm vt liu lai to ging.
4.2. ngh
Tip tc ỏnh giỏ cỏc ch tiờu c tớnh hỡnh thỏi cũn khuyt thiu ca cỏc
ging núi trờn cú th xõy dng c c s d liu hon chnh cho tng ging lỳa.
TI LIU THAM KHO
1. B nụng nghip v PTNT, Thụng t ban hnh quy chun Quc gia v kho
nghim ging cõy trng, cụng bỏo/S 547 + 548/Ngy 01-11-2011.
2.

Bựi Chớ Bu, Nguyn Th Lang (2001), "Ngun ti nguyờn di truyn cõy lỳa",
Cõy lỳa Vit Nam th k 20, Tp I, Tr.117-172 , NXB Nụng nghip, H Ni.

3.

Trn Vn t (2005), Sn xut lỳa go th gii: Hin trng v khuynh hng
phỏt trin trong th k 21, NXB Nụng nghip, TP H Chớ Minh.

4.

Bựi Huy ỏp (1999), Mt s vn cõy lỳa, NXB Nụng nghip, H Ni.

5.


Bựi Huy ỏp (2002), Cõy lỳa Vit Nam th k 20, Tp I, Tr. 173-229, NXB
Nụng nghip, H Ni.

6.

Nguyn Vn Hoan (2006), Cm nang cõy lỳa, NXB Lao ng, H Ni.

7.

Trần Văn Minh (2004) (Chủ biên), Giáo trình cây lơng thực,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8.

Th Ngc Oanh (2004), Giỏo trỡnh phng phỏp thớ nghim ng rung,
NXB Nụng nghip.

9.

Trn Duy Quý (2002), Cõy lỳa Vit Nam th k 20, Tp I, Tr. 173-229, NXB
Nụng nghip, H Ni.

10.

Nguyn Th Qunh (2004), ỏnh giỏ a dng di truyn ti nguyờn ging lỳa
a phng min Bc Vit Nam, Lun ỏn Tin s Nụng nghip, Vin Khoa hc
K thut Nụng nghip Vit Nam.

11.


Lu Ngc Trỡnh (2007), Bỏo cỏo kt qu thc hin ti "Bo tn ti nguyờn
di truyn thc vt phc v cho mc tiờu lng thc v nụng nghip" nm 2006,
H Ni.

12.

Vin nghiờn cu lỳa IRRI (1996), H thng tiờu chun ỏnh giỏ ngun gen cõy
lỳa. P.O Box 933.1099 Manila, Philippin.
23


13.

Chang T. T., Vaughan D. A. (1991), Manual of operations and procedures of
the International genebank, IRRI.

14.

Hamer, J. E (1991), “Molecular probes for rice blast disease”. Science 252, pp.
632-633.

15.

Ito, H, and K. Hayasi (2000), The changes in paddy field rice varieties in
Japan Trop. Agri. Res. Ses.3.

16.

Jason P. L., Yu C. C., Kuo H. H., Tzen Y. C. and Barbara A. S. (2006),
"Phylogeography of Asian wild rice, Oryza rufipogon, reveals multiple

independent domestications of cultivated rice, Oryza sativa", PNAS , vol. 103
no. 25: 9578–9583.

17.

Jianxin M. and Bennetzen J. L. (2004), "Rapid recent growth and divergence of
rice nuclear genomes", Proc. Natl. Acad. Sci. USA 101: 12404–12410.

18.

Tang J. B., Xia H. A., Cao M. L., Zhang X. Q. and Zeng W. Y. (2004), "A
comparison of rice chloroplast genomes", Plant Physiol.135: 412–420.

19.

Vaughan D. A. (1994), The wild relative of rice - A genetic resources handbook,
IRRI. p. 3 – 5.

20.

Vitte C, Ishii T, Lamy F, Brar D, Panaud O. 2004, "Genomic paleontology
provides evidence for two distinct origins of Asian rice (Oryza sativa L.)", Mol.
Gen. Genomics 272:504-511.

21.

Zhu Q, Zheng X, Luo J, Gaut BS, Ge S (2007), "Multilocus analysis of
nucleotide variation of Oryza sativa and its wild relatives: severe bottleneck
during domestication of rice", Mol Biol Evol, 24:857-888.


22.

/>
Hà Nội, ngày 04 tháng 1 năm 2012

Chủ nhiệm đề tài

Người thực hiện

TS. Khuất Hữu Trung

Trần Duy Cường

24


×