Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

HIỆU QỦA ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCPHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONGGIẢNG DẠY MÔN BÓNG CHUYỀN CHO SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.23 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

“HIỆU QỦA ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONG
GIẢNG DẠY MÔN BÓNG CHUYỀN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ”
MÃ SỐ:GDTC/2017-05

Chủ nhiệm đề tài: Th.s. Đỗ Văn Tùng


TP. HUẾ, 12/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

“HIỆU QỦA ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONG
GIẢNG DẠY MÔN BÓNG CHUYỀN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ”
MÃ SỐ: GDTC/2017-05



Xác nhận của cơ

Chủ nhiệm đề tài

quan chủ trì đề tài

Đỗ Văn Tùng


TP. HUẾ, 12/2017


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
NGHIÊN CỨU VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
I. Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu:
TT
1
2

Họ và tên
Nguyễn Khắc
Nguyễn Anh

Trung


Đơn vị
Bm Bóng
Bm Bóng


Học vị
Thạc sĩ
Thạc sĩ

II. Đơn vị phối hợp chính:
TT
1
2

Đơn vị
Khoa Giáo dục Thể chất- Đại học Huế
Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế

Ghi chú


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........4
1.1 Những quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của Bác
Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam.............................................4
1.2. Những biểu hiện cơ bản của tính tích cực học tập và đặc
trưng cơ bản của các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập của người học....................................................6
1.2.1. Những biểu hiện cơ bản về tính tích cực học tập..........6
1.2.1.1. Khái niệm cơ bản về tính tích cực học tập.................6
1.2.1.2. Những biểu hiện cơ bản của tính tích cực học tập......6
1.3. Những đặc trưng cơ bản của nhóm phương pháp dạy học

phát huy tính tích cực học tập của người học.........................6
1.3.1. Khái niệm về phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập.........................................................................6
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của nhóm phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực học tập của người học..................7
1.4. Các yếu tố cơ bản chi phối chất lượng và hiệu quả học tập
thực hành các môn thể thao ở trên lớp của sinh viên.............9
1.4.1. Các yếu tố cơ bản chi phối chất lượng và hiệu quả giờ
học cá môn thể thao trên lớp...............................................9
1.4.1.1. Khâu chuẩn bị bài giảng, sân bãi và dụng cụ tập luyện
trước khi lên lớp..................................................................9
1.4.1.2. Yếu tố năng lực tổ chức điều hành của người thầy trên
lớp......................................................................................9
1.4.1.3. Yế tố ý thức động cơ thái độ học tập của sinh viên.. 10
1.4.1.4 Yếu tố nội dung và phương pháp dạy học.................10
1.4.1.5 Phương tiện và dụng cụ tập luyện...........................10
1.5 Nhiệm vụ và đặc điểm dạy học kỹ thuật môn Bóng chuyền
cho sinh viên.....................................................................11
1.5.1. Nhiệm vụ dạy học môn Bóng chuyền trong các trường
chuyên nghiệp...................................................................11
1.5.2. Đặc điểm dạy học kỹ thuật môn Bóng chuyền ở các
trường chuyên nghiệp........................................................11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU..........13


2.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................13
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:..............13
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn...........................................13
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm................................14
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.................................14

2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...........................17
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê................................17
2.2. Tổ chức nghiên cứu.....................................................18
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................18
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................18
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY MÔN BÓNG CHUYỀN CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM- ĐẠI HỌC HUẾ........................19
3.1. Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng các phương
pháp dạy học môn Bóng chuyền ở Trường Đại học Nông lâmĐại học Huế.......................................................................19
3.1.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Bóng
chuyền ở Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế.................19
3.1.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học
môn Bóng chuyền ở Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế. 20
3.1.2.1. Thực trạng ý thức thái độ học tập của sinh viên
Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế................................20
3.2. Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại
học Nông lâm- Đại học Huế................................................22
3.2.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ phát triển thể
chất cho sinh viên Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế....22
3.2.2. Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại
học Nông lâm- Đại học Huế................................................24
3.2.2.1. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển hình thái của
sinh viên Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế.................24
3.3. Thực trạng kết quả học tập cuối khóa của sinh viên
Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế................................27
3.4.1. Lựa chọn các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập môn Bóng chuyền của sinh viên Trường Đại học
Nông lâm- Đại học Huế.......................................................28



3.4.1.1. Xác định cơ sở lựa chọn các phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực học tập môn Bóng chuyền của sinh viên
Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế................................28
3.4.1.2 Lựa chon các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập môn Bóng chuyền của sinh viên Trường Đại học
Nông lâm- Đại học Huế.......................................................30
3.4.1.3. Xây dựng nội dung ứng dụng các phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực học tập môn Bóng chuyền của sinh
viên Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế........................31
3.4.1.3.1. Nội dung ứng dụng phương pháp dạy học nêu vấn
đề.....................................................................................32
3.4.1.3.2. Nội dung ứng dụng phương pháp dạy học theo
nhóm................................................................................32
3.4.1.3.3. Nội dung ứng dụng phương pháp dạy học ứng dụng
công nghệ thông tin..........................................................32
3.4.1.3.4. Nội dung ứng dụng phương pháp trò chơi vận động.
........................................................................................32
3.4.1.3.5. Nội dung ứng dụng phương pháp kiểm tra thi đấu.
........................................................................................33
3.4.2. Ứng dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập môn Bóng chuyền của sinh viên Trường Đại học
Nông lâm- Đại học Huế.......................................................33
3.4.2.1 Tổ chức thực nghiệm..............................................33
3.4.2.2. Tiến hành thực nghiệm..........................................35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................47
1. Kết luận........................................................................47
2. Kiến nghị.......................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................48
1.Chăm chú lắng nghe giảng viên giảng bài........................78

2.Trong các cuộc thi giữa các nhóm hăng hái tham gia.........78
3.Kết quả học tập đạt trung bình trở lên.............................78
4.Tích cực trong học tập chính khóa và ôn tập trong giờ ngoại
khóa.................................................................................78
1.Chiều cao cơ thể.............................................................79
2.Trọng lượng cơ thể..........................................................79
3.Chỉ số BMI......................................................................79
4.Chỉ số công năng tim......................................................79


5.Chạy 30m XPC(s)............................................................79
6.Bật xa tạo chỗ (cm).........................................................79
7.Lực bóp tay thuận...........................................................79
8.Nằm ngửa gập bụng 30 giâ y(lần)....................................79
9.Chạy con thoi (giây)........................................................79
10.Chạy tùy sức 5 phút (m)................................................79
11.Chạy rẻ quạt 10 lần (phút).............................................79
12.Chạy 9-3-6-3-9 (giây).....................................................79
13.Bật với bảng(cm)..........................................................79


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn
Bóng chuyền ở Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế. (n=7).
........................................................................................19
Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn xác định các tiêu chí đánh giá ý
thức thái độ......................................................................21
học tập của sinh viên Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế
trong................................................................................21
học tập môn Bóng chuyền ( n=19)......................................21

Bảng 3.3. Thực trạng ý thức thái độ học tập môn Bóng chuyền
của sinh viên năm 2 và năm 3 Trường Đại học Nông lâm- Đại
học Huế............................................................................22
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá
trình độ phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học
Nông lâm- Đại học Huế (n=19)...........................................23
Bảng 3.5. Thực trạng phát triển chức năng của nam, nữ sinh
viên năm thứ 2 Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế........24
Bảng 3.6. Thực trạng phát triển thể lực chung của nam, nữ
sinh viên...........................................................................25
Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế................................25
Bảng 3.7. Xếp loại thành tích học tập môn Bóng chuyền của
Nam và nữ sinh viên Trường Đại học Nông lâm- Đại học Huế.
(n= 375)...........................................................................27
Bảng 3.4.1. Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc lựa chọn
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập môn
Bóng chuyền của sinh viên Trường Đại học Nông lâm- Đại học
Huế..................................................................................30
Bảng 3.4.2. Kết quả phỏng vấn lựa chon các phương pháp dạy
học phát huy.....................................................................31
tính tích cực học tập môn Bóng chuyền của sinh viên Trường
Đại học.............................................................................31
Nông lâm- Đại học Huế. (n=19)...........................................31
Bảng 3.4.3. Kết quả kiểm tra trình độ phát triển thể chất của
sinh viên nam nhóm Thực nghiệm (TN) và nhóm Đối chứng
(ĐC) trước thực nghiệm......................................................34


Bảng 3.4.4. Kết quả kiểm tra trình độ phát triển thể chất của
sinh viên nữ nhóm Thực nghiệm (TN) và nhóm Đối chứng (ĐC)

trước thực nghiệm.............................................................35
Bảng 3.4.5. Tiến trình ứng dụng các phương pháp phát huy
tính tích cực học tập môn Bóng chuyền cho sinh viên Trường
Đại học Nông lâm- Đại học Huế...........................................35
Bảng 3.4.6. Thực trạng ý thức thái độ học tập của sinh viên
năm 1 và năm 2 sinh viên Trường Đại học Nông lâm- Đại học
Huế..................................................................................40
Bảng 3.4.7. Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu đánh giá thể
chất của nam sinh viên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau thực nghiệm................................................................41
Bảng 3.4.8. Nhịp tăng trưởng của các chỉ tiêu đánh giá thể
chất của nữ sinh viên hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau
thực nghiệm......................................................................41
Bảng 3.4.9. So sánh kết quả học tập của hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm................................45
Bảng 3.4.10. Kết quả so sánh hai số trung bình điểm học tập
môn Bóng chuyền giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau thực nghiệm................................................................46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu
Biểu
Biểu
Biểu
Biểu
Biểu

đồ
đồ

đồ
đồ
đồ
đồ

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Hình thái chức năng cơ thể nam..........................43
Hình thái chức năng cơ thể nữ............................43
Thể lực chung nam.............................................43
Thể lực chung nữ...............................................44
Thể lực chuyên môn nam....................................44
Thể lực chuyên môn nữ......................................45


1

PHẦN MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta
với mục tiêu (1986) đã mở đường cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Trong đại hội
này nhân tố con người được Đảng ta xác định là yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu
trong sự nghiệp đổi mới và có tính quyết định toàn bộ sự nghiệp phát triển kinh tế xã
hội của đất nước ta. Trong chiến lược phát triển con người học sinh, sinh viên luôn là
đối tượng trung tâm.

Giáo dục thể chất( GDTC) và hoạt động thể dục thể thao trong trường học ở các
cấp là một mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, góp
phần thực hiện mục tiêu: “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài”.
Giáo dục thể chất trong nhà trường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế
hệ trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, làm phong phú thêm đời sống văn hóa
tinh thần của nhân dân, thiết thực phục vụ những nhiệm vụ kinh tế- xã hội trong tình
hình mới. Giáo dục thể chất là một mặt không thể thiếu của nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn coi công tác giáo dục thể chất trong nhà trường
là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cũng như trong chiến lược phát
triển sự nghiệp thể dục thể thao.
Chất lượng giáo dục nói chung và GDTC nói riêng phụ thuộc vào nhiều nhân tố
khác nhau. Có những nhân tố gián tiếp cũng có những nhân tố trực tiếp. Trong số các
nhân tố trực tiếp thì nhân tố ý thức tinh thần, thái độ học tập của sinh viên là hết sức
quan trọng. Chính vì thế mà hiện nay nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã hết sức
coi trọng đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của người học cũng
như: Phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp dạy học nêu vấn
đề, phương pháp xê-mi-na, phương pháp học tập theo nhóm đồng thời còn ứng dụng
rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy học vv....từ đó đã thúc đẩy tính tích cực của
người học đạy được hiệu quả tốt trong học tập.
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế có sứ mạng đào tạo cán bộ kỹ thuật
ở bậc đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; phát triển
nguồn lực về nông, lâm, ngư nghiệp, tài nguyên - môi trường và phát triển nông thôn
cho các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
Với sứ mệnh của mình, nhà trường không chỉ chú trọng vào công tác đào tạo về
trình độ kiến thức chuyên môn vững vàng cho sinh viên mà bên cạnh đó nhà trường
cũng rất coi trọng giáo dục các phẩm chất đạo đức và một trong những công tác được
nhà trường rất coi trọng trong quá trình học tập tại trường đó chính là quá trình rèn


2

luyện và nâng cao thể lực cho sinh viên, để khi ra trường các em có đủ sức khỏe, trình
độ kiến thức chuyên môn vững vàng để đảm đương được những công việc mà xã hội
giao phó.
Chương trình môn học Giáo dục thể chất được quy định theo Quyết định số
3244/GD-ĐT ngày 12/09/1995 và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997. Dựa
trên cơ sở đó chương trình giáo dục thể chất được chia thành hai phần đó là phần thể
thao bắt buộc gồm 90 tiết và được chia thành 3 học phần, và được học ở 3 kỳ đầu tiên,
phần thứ hai là phần thể thao tự chọn, phần này gồm 60 tiết và học ở hai kỳ cuối. Nội
dung phần thể thao bắt buộc theo Quyết định số 3244/GD-ĐT. Còn phần thể thao tự
chọn do Bộ chỉ định hướng đưa ra khung chương trình gồm 6 môn thể thao: Bóng đá,
bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, cờ vua và môn cầu lông, đây là những môn thể thao
quần chúng, phổ biến và là những môn thi đấu chính trong các giải thể thao trong
nước, trong khu vực và cũng như các giải thể thao lớn như Đại hội thể thao Olympic,
và là những môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích. Nội dung Quyết định số
1262/GD-ĐT ngày 12/04/1997 cũng có hướng mở cho các nhà trường tự xây dựng
chương trình. Các nhà trường phải tự căn cứ vào đặc điểm, điều kiện cơ sở vật chất,
đặc thù ngành nghề và nhu cầu học tập của sinh viên mà lựa chọn, xây dựng chương
trình cho phù hợp. Tuy nhiên khi chọn các môn thể thao thì do mỗi kỳ học được một
môn thể thao, do điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên SV không
chọn được môn thể thao mà mình yêu thích. Vì thế trong quá trình học tập GDTC đã
bộc lộ một số bất cập như: Nội dung chương trình môn GDTC chưa đáp ứng được nhu
cầu của đa số sinh viên, kết quả học tập của sinh viên ở học phần GDTC còn thấp và
thể lực của sinh viên sau khi kết thúc chương trình môn học giáo dục thể chất chưa
được nâng cao. Đây là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nói
chung và hiệu quả môn giáo dục thể chất nói riêng của Trường Đại học Nông lâm Đại hoc Huế.
Ở Việt Nam nhiều học giả về lý luận dạy học như Lê Khánh Bằng ( 2011), Lâm
Quang Thiệp( 2013)...Cũng đã nghiên cứu ứng dụng, phát triển lý luận và phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức cho người học.
Trong lĩnh vực thể thao cũng có một số tác giả quan tâm nghiên cứu tới lĩnh
vực đổi mới biện pháp và phương pháp dạy học. Trong các công trình đó phải kể đến

các công trình nghiên cứu của: Đồng Văn Triệu về phương pháp dạy học môn lý luận
TDTT( 2005), Đỗ Hữu Trường phương pháp dạy học môn bắn súng( 2007), Phạm
Thanh Tin ứng dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức trong
giảng dạy thực hành môn bơi cho sinh viên trường Đại học TDTT Đà Nẵng( 2009).


3
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã bước đầu xác định được một số
biện pháp và phương pháp dạy học có hiệu quả. Tuy vậy, đối với việc dạy học TDTT
nói chung và môn Bóng chuyền nói riêng của sinh viên Trường Đại học Nông lâm Đại hoc Huế còn phải phụ thuộc vào trình độ thể lực, mục tiêu đào tạo thì việc nghiên
cứu phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên như thế nào? Nội dung
sử dụng các phương pháp ra sao? vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề chúng
tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Hiệu quả ứng dụng phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực của người học trong giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên
Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huế.”
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học Bóng chuyền, lựa chọn và
xây dựng nội dung và quy trình ứng dụng một số phương pháp trong nhóm phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của người học nhằm nâng cao chất lượng GDTC
cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm– Đại Học Huế.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để giải quyết được mục đích nghiên cứu, đề tài tiến hành thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng giảng dạy và hiệu quả sử dụng các phương
pháp giảng dạy môn Bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm– Đại Học
Huế.
Để giải quyết nhiệm vụ trên đề tài dự kiến giải quyết các vấn đề sau:
Khảo sát thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học môn Bóng chuyền cho
sinh viên năm 2 và năm 3 Trường Đại học Nông Lâm– Đại Học Huế.

Thực trạng phát triển thể chất của sinh viên qua học tập môn Bóng chuyền
Mục tiêu 2: Ứng dụng hiệu quả phương pháp dạy học phát huy tính tích cực
học tập môn Bóng chuyền cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm– Đại Học Huế.
Để giải quyết nhiệm vụ trên đề tài dự kiến giải quyết các vấn đề sau:
Xác định các phương pháp trong giảng dạy môn Bóng chuyền.
Lựa chọng các phương pháp dạy Bóng chuyền theo hướng phát huy tính tích
cực học tập của người học.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
1.1 Những quan điểm đổi mới phương pháp dạy học của Bác Hồ và Đảng
cộng sản Việt Nam.
Một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước, cũng như các
ngành Giáo dục & Đào tao và TDTT nước ta hện nay là xã hội hóa thể thao, phát triển
rộng khắp phong trào TDTT trường học, nhằm đào tạo ra thế hệ trẻ phát triển toàn diện
cả về Đức – Trí – Thể - Mỹ. Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo đất nước luôn dựa trên cơ
sở nền tảng của học thuyết Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để làm kim chỉ
nam và đã đạt được nhiều thắng lợi ở nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục đào tạo và
TDTT.
Bác Hồ lúc sinh thời đã có một thời kỳ trực tiếp làm công tác dạy học. Bác Hồ
với tên gọi Nguyễn Tất Thành đã là thầy giáo của các em nhỏ Trường Dục ThanhPhan Thiết. Sau đó qua chặng đường buôn ba nhiều nước trreen thế giới và trở về
Quảng Châu- Trung Quốc với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã mở lớp huấn luyện
chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng cho đất nước. Ở các lớp học này, Bác đã thể hiện
một phong cách mẫu mực trong giảng dạy. Các bài giảng của Bác được biên soạn
không theo lối ‘ Bày sẵn kiến thức’ mà có lối cấu trúc theo hướng phát huy tính tích
cực nhận thức của người học. Người luôn quan tâm tới việc chọn nội dung sao cho
thiết thực không được chỗ nào ‘quá nhiều’ hoặc ‘quá nặng’. Người nói ‘Trong quá

trình dạy học nếu chương trình quá nặng thì dù vận dụng cách học nào, học viên cũng
không thể tiếp thu được”.
Cũng theo Bác cải tiến nội dung dạy học không chỉ là lựa chọn các chất liệu mà
còn cải tiến cách xác ddingj liều lượng và bố trí sao cho phù hợp với các mục tiêu đào
tạo để từ đó giúp người học đào sâu suy nghĩ hiểu kỹ, tự trình bày ý kiến của mình góp
phần làm tỏ chân lý. Bác đã từng nói: ‘ Tài liệu phải lựa chọn sắp xếp lại vì trình độ
người học không đồng đều nhau. Tài liệu không thích hợp thì học không ích gì’. Đồng
thời Bác luôn căn dặn ‘ Những người làm thầy giáo phải tránh kiểu nhồi sọ, không nên
đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu nhưng nhiệm vụ được giao thì lại không
hoàn thành’.
Để khắc phục được lối học sách vở đó, người dạy phải vận dụng triệt để nguyên
lý dạy học ‘học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn’’. Với quan điểm này, Người
đã từng nói: ‘Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế


5
là lý luận suông. Dù xem được hàng vạn quyền lý luận, nếu không biết đem ra thực
hành thì có khác nào cái hòm đựng sách’’.
Một vấn đề được Bác quan tâm và có giá trị thực tiễn sâu sắc trong tư tưởng
giáo dục của Bác, Bác nhấn mạnh phải tìm cách dạy học để người học biết tự học. Bác
không những nhấn mạnh vai trò của tự học mà còn nói rõ hơn ‘ Lấy tự học làm cốt,
dùng chỉ đạo vào thảo luận trợ giúp vào’’. ở đây vai trò của thầy giáo và tập thể được
Người đề cập đến như một người trang bị cho sinh viên vầ phương pháp học tập, tư
duy và nhận thức. Đồng thời khắc phục lối dạy thụ động, truyền thụ một chiều, cần tổ
chức dạy học bằng phương pháp thảo luận, tăng cường đối thoại thầy trò và tập thể
sinh viên. Chỉ có như vậy mới phát huy được tính tích cực nhận thức của người học.
Quán triệt và thực hiện tư tưởng, quan điểm của Bác Hồ đổi mới phương phát
dạy học. Đảng ta đã định hướng cho công tác đổi mới phương pháp dạy học thông qua
các báo cáo chính trị, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính phủ cũng như lời huấn thị
của các nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ta.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đặc biệt là đất nước ta thống nhất
từ những năm 1975 đến nay. Đảng ta hết sức coi trọng đổi mới sự nghiệp giáo dục dào
tạo trong đó có đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục đào tạo.
Năm 1993 Nghị quyết Hội nghị Trung Ương lần thứ IV Khóa VII đã ra nghi
quyết số 04 NQHNTW ngày 14/01/1993. Chỉ thị nêu rõ: ‘Cần đẩy mạnh công tác đổi
mới nội dung chương trình, hình thức và phương pháp dạy học trong trường học các
cấp....’’
1993 Nghị quyết Hội nghị Trung Ương II khóa VIII năm 1997, Đảng ta đã xác
định ‘ Bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên nhất là sinh
viên Đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng
khắp’’.
Một số nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta như Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
Tổng bí thư Đỗ Mười.... cũng đã có những lời huấn thị coi trọng đổi mới nội dung
phương pháp đào tạo trong nhà trường các cấp. Bàn về tự học- tự đào tạo, nguyên
Tổng bí thư Đỗ Mười đã nói: ‘ Tự học tự đào tạo là con đường phát triển suốt đời của
mỗi người, là truyền thống quý báu của người Việt Nam. Chất lượng giáo dục được
nâng cao khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Quy mô giáo
dục được mở rộng có khi phong trào toàn dân tự học’’.
Tóm lại, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta mà đúng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo
hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và phát huy tính tích cực nhận
thức của người học.


6
1.2. Những biểu hiện cơ bản của tính tích cực học tập và đặc trưng cơ bản
của các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của người học.
1.2.1. Những biểu hiện cơ bản về tính tích cực học tập.
1.2.1.1. Khái niệm cơ bản về tính tích cực học tập.
Theo các học giả lý luận dạy học trong và ngoài nước ta có thể nhận thấy tính

tích cực học tập được khái niệm là: ‘Tính tích cực của học tập là thái độ chủ đạo của
chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao nhất các chức năng tâm
lý nhằm giải quyết các nhiệm vụ nhận thức trong quá tình học tập của người học. Tính
tích cực học tập đặc trương cho quá trình biến đổi bên trong của mô hình cấu trúc tâm
lý học động nhận thức’’.
1.2.1.2. Những biểu hiện cơ bản của tính tích cực học tập.
Dực trên các kết quả nghiên cứu các tác giả BP Exipop (1972); LP Aristova
(1974); Nhixamop (1976); Babanski (1977), cho thấy tính tích cực học tập có một số
biểu hiện cơ bản sau:
Thứ nhất là khả năng linh để đáp ứng lại những tình huống khác nhau trong đặt
vấn đề và kiểm tra kết quả giải quyết vấn đề.
Thứ hai là tính tích cực học tập được biểu hiện ở nhu cầu, dặc biệt ở sự hứng
thú sâu sắc với việc học tập và đối tượng nhận thức.
Thứ ba là tính tích cực hoạc tập được biểu hiện bằng những hành động ý chí
trong quá trình học tập.
Thứ tư là tính tích cực học tập tạo nên khả năng hiện thực nâng cao chất lượng
và hiệu quả của quá trình dạy học.
1.3. Những đặc trưng cơ bản của nhóm phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực học tập của người học.
1.3.1. Khái niệm về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập.
Từ các nghiên cứu của mình, các học giả lý luận dạy học hiện đại như: BP
Exipop; LP Aristova; Nhixamop; Babanski, Lư Xuân Mới, Nhiếp Lâm Hồ, đã đưa ra
một khái niệm tương đồng nhau về phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận
thức như sau: Đó là phương pháp vào tổ chức quá trình dạy học mang tính đối thoại
trên cơ sở kích thích nhu cầu, động cơ nhận thức của người học. Thúc đẩy sực biến đổi
năng lượng của các mô hình tâm lý hoạt động nhận thức, qua đó tập trung phát huy vai
trò chủ thể phát huy năng lực tư duy, tự kiểm tra, tự điều chỉnh trong quá trình học tập
cho người học.



7
1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của nhóm phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực học tập của người học.
Theo các nhà giáo dục và lý luận dạy học như Nguyễn Ngọc Bảo, Lê Khánh
Bằng, Ngô Doãn Đãi, Trần Bá Hoành, Lưu Xuân Mới, thì nhóm phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực học tập của người học có 5 đặc trưng cơ bản sau:
Đặc trưng thứ nhất: Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của
sinh viên là phương pháp hướng vào việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức của người
học được tiến hành dựa trên cơ sở kích thích nhu cầu hứng thú học tập để họ tự giác,
tự lực tiến hành các hoạt động tìm tòi, lĩnh hội tri thức, từ đó hình thành các kỹ năng,
kỹ xảo. Các hoạt động đó được giáo viên lực chọn, thiết kế và tổ chức cho học viên
thực hiện.
Đặc trưng này quy định và đề cao vai trò tổ chức, chỉ đạo của người giáo viên
trong quá trình dạy học. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau:
- Giáo viên không đóng vai trò truyền thụ kiến thức đơn thuần bằng thuyết trình
giảng giải để sinh viên nhớ thụ động mà là xây dựng cho người học phương pháp học
tập sáng tạo.
- Đòi hỏi lao động sư phạm của giáo viên rất công phu để tổ chức cho mỗi
người học đều hoạt động, xử lý nhiều tình huống sư phạm phức tạp.
- Tạo cho học viên thói quen năng động trong học tập tư duy sáng tạo và óc
phê phán.
- Làm cho người học nắm được chương trình dạy học. Về nguyên tắc, nội dung
học tập, người học phải tự kiểm soát được.
Đặc trưng thứ hai: Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của
người học là nhóm phương pháp hướng vào sự phát triển năng lực tự học, tự tìm tòi
sáng tạo của người học.
Khi dạy học theo phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của người
học, giáo viên cần thực hiện vai trò dẫn dắt của người học, làm sao cho người học tự
lực tìm tòi kiến thức và hình thành phương pháp học tập phù hợp. Một quá trình học
tập được tiến hành như vậy sẽ làm cho người học vừa học được kiến thức vừa học

được phương pháp nhận thức. Trong quá trình đó, người học phải học một cách tích
cực bởi vì “ Cách học tốt nhất để hiểu la làm (Kannt) học để hành, hành để học, học đi
đôi với hành”.
Đặc trưng thứ ba: Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của
người học khai thác tập thể sinh viên như một môi trường, một phương tiện để dạy
học, sinh viên thực hiện các hoạt động học tập trong một tập thể với sự họp tác chặt
chẽ, thúc đẩy lẫn nhau.


8
Thực tế chứng minh rằng tri thức của mỗi người là có hạn, để mở rộng giới hạn
thì việc học tập cá nhân cần được kết hợp với sự hợp tác khám phá tri thức trong một
tập thể theo tinh thần “ học mọi người, mọi lúc, mọi nơi, mọi nội dung và bằng mọi
cách”. Đó cũng chỉ là một biểu hiện của xã hội hóa trong học tập.
Theo các nhà lý luận dạy học trong và ngoài nước như: Denome và Roy (Pháp);
Thomas (Mỹ); Thái Duy Tuyên (Việt Nam)..... thì quá trình đào tạo phải làm cho mỗi
lớp học trở thành môi trường xã hộ có ích, trong đó diễn ra sự hợp tác giữa các sinh
viên với nhau sẽ tạo ra cơ hội cho sinh viên khả năng tranh luận, chọn lọc các ý kiến
để hoàn thiện kiến thức của mình. Thông qua ý kiến của tập thể, nhất là các kết luận,
tổng kết nhận xét của giáo viên, sinh viên đã có thể kiểm tra, tự đánh giá để tự điều
chỉnh nhận thức của bản thân.
Đặc trưng thứ tư: Cũng theo các nhà lý luận dạy học thì dạy học theo phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của người học cần được tổ chức trên cơ sở
thiết kế bài dạy thành các tình huống dưới dạng bài tập nhận thức.
Bài giảng theo phương pháp được soạn thành các “ môđun” (Các phần, các
dạng kiến thức). Trọng tâm gảng dạy của giáo viên là dàn dựng ra các tình huống, thực
hiện cơ chế tự hình thành kiến thức.
Giữa các nội dung vừa có tư cách là đối tượng nhận thức vừa là động cơ, nhu
cầu nhận thức của học viên thì cần có mối qua hệ chặt chẽ với nhau. Nếu nội dung
người học được thiết kế dưới dạng khái niệm, quy luật có sẵn thì quá trình dạy học sẽ

được thực hiện theo cơ chế chuyển tải. Còn cơ chế hình thành kiến thức đòi hỏi giáo
viên phải tổ chức cho học viên hoạt động đẻ tự chiếm lĩnh tri thức.
Đặc trưng thứ năm: Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của
người học cần khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, trong đó quan
trọng nhất là công nghệ thông tin và máy tính điện tử. Ví dụ: phần mềm trình chiếu
PowerPoint......
Từ những đặc trưng nêu trên, các nhà khoa học về lý luận dạy học đã định
nghĩa về nhóm (hệ) phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của người học
như sau:
Nhóm (hệ) phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của người họclà
tổ hợp các phương pháp hướng tới việc kích thích nhu cầu, động cơ học tập của người
học, thúc đẩy sự biến đổi năng động của các mô hình tâm lý hoạt động nhận thức khi
lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phát huy vai trò của chủ thể để phát
triển năng lực của người học, tự kiểm tra, tự điều chỉnh quá trình học tập cho người
học.


9
Theo các nhà lý luận dạy học trong và ngoài nước, nhóm phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực học tập của người học là sự kết hợp của nhiều phương pháp cụ
thể. Trong đó, chủ yếu là phương pháp tổ chức cho học viên và tập thể học viên sinh
hoạt tích cực với các hình thức đa dạng, đó là toàn bộ cách thức nhằm biến vị trí học
viên từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang củ thể tìm kiếm tri
thức để nâng cao hiệu quả học tập.
1.4. Các yếu tố cơ bản chi phối chất lượng và hiệu quả học tập thực hành
các môn thể thao ở trên lớp của sinh viên.
1.4.1. Các yếu tố cơ bản chi phối chất lượng và hiệu quả giờ học cá môn thể
thao trên lớp.
Từ các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước như: Lý luận và phương pháp
GDTC của Novicôp và Matsvêép (Nga), Lý luận dạy học TDTT của Nhiếp Lâm Hồ

(Trung Quốc), Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT của Nguyễn Toán, Phạm Danh
Tốn (Việt Nam), Lý luận và phương pháp GDTC trong trường học của Đồng Văn
Triệu, Lê Anh Thơ thì những nhân tố cơ bản chi phối chất lượng hiệu quả học tập môn
Thể dục trên lớp của người học bao gồm các yếu tố sau:
1.4.1.1. Khâu chuẩn bị bài giảng, sân bãi và dụng cụ tập luyện trước khi
lên lớp.
Theo các nhà khoa học giáo dục trên thì giáo án giảng dạy là một bản thiết kế
từng phần cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo của môn học. Nếu mục tiêu, nội dung,
phương pháp và lượng vận động đề ra trong giáo án không hợp lý sẽ không có tính khả
thi hoặc có tính khả thi nhưng hiệu quả không cao. Trong đó hai phần nội dung vá
phương pháp trong giáo án có tính chất quyết định tới hiệu quả của giáo án. Bởi vậy,
không có nội dung tốt mà không có phương pháp thích hợp sẽ khó có thực hiện tốt nội
dung. Vì vậy, trong giảng dạy thể thao hiện đại, quá trình chuẩn bị giáo án cũng chính
là quá trình chuẩn bị nội dung, phương pháp dạy học và chuẩn bị sân bãi dụng cụ cho
việc thực hiện các phương pháp dạy học.
1.4.1.2. Yếu tố năng lực tổ chức điều hành của người thầy trên lớp.
Trên thực tế, yếu tố này là một trong những năng lực sư phạm quan trọng của
giáo viên thể thao. Bởi lẽ dạy học vận động là phải thực hiện các bài tập bổ trợ khác
nhau với các hình thức tập luyện khác nhau và trang thái vận động trên một diện tích
lớn gấp nhiều lần lớp học vào môn lý luận và văn hóa khác. Vì vậy, đòi hỏi người thầy
phải có năng lực tổ chức, điều hành tốt mới có thể thực hiện có hiệu quả nội dung và
lượng vận động tập luyện. Trong sự điều hành đó có cả sự điều hành về kỹ thuật và
tinh thần, thái độ học tập của sinh viên, làm cho các em tập trung tốt vào quá trình học
tập, tiếp thu các nội dung giảng dạy trong giáo án.


10
1.4.1.3. Yế tố ý thức động cơ thái độ học tập của sinh viên.
Các nhà lý luận dạy học: Lâm Quang Thiệp, Lê Khánh Bằng, Lưu Xuân Mới,
Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, Đồng Văn Triệu đều cho ý kiến rằng: Ý thức học tập

được hình thành từ nhận thức, động cơ và sự ham thích của người học khi học tập môn
học nào đó, một khi người học có được động cơ và sự ham thích sẽ tạo ra được động
lực thúc đẩy học tập. Song các nhà lý luận dạy học trên còn cho rằng tính tích cực, tự
giác học tập còn do phương pháp dạy học của người thầy có phát huy tính tích cực, tự
giác đó một cách hiệu quả hay không. Bởi vì, trong tính tích cực lại có hai loại: Một
loại là hăng hái tích cực trong hành động mang tính hiếu động, một là hăng hái tích
cực trong tư duy nhận thức mang tính tích cực nhận thức. Trong hai loại đó thì loại sau
cần hơn trong quá trình học tập nói chung và quá trình học tập môn GDTC nói riêng.
1.4.1.4 Yếu tố nội dung và phương pháp dạy học.
Trong quá trình dạy học nói chung và các giáo án dạy học nói riêng về việc lựa
chọn nội dung và phương pháp dạy học tối ưu có tính chất quyết định tới chất lượng
hiệu quả giờ học.
Nội dung dạy học kỹ thuật là những bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt, bài tập
chuyên môn để sinh viên nắm bắt kỹ thuật và phát triển thể lực. Các bài tập đó phải đo
dạng phong phú hợp lý, vừa sức và cuốn hút được sự ham thích tập luyện của người
học.
Để hoàn thành các nội dung, cần sử dung cac phương pháp tập luyện khác
nhau, làm thế nào các phương pháp có thể phát huy tính tích cực nhận thức cho người
học thì nội dung mới có thể hoàn chỉnh một cách hiệu quả.
Ngày nay, trong thể thao đã xuất hiện nhiều phương pháp khác nhau có thể phát
huy được tính tích cực tập luyện của người học như: Phương pháp trò chơi, phương
pháp thi đấu, phương pháp tập luyện theo nhóm cố định hoặc không cố định, phương
pháp thảo luận…giáo viên có thể căn cứ vào nội dung gióa án mà lựa chọn các phương
pháp thích hợp có thể cuốn hút sự hăng say tích cực học tập của người học.
1.4.1.5 Phương tiện và dụng cụ tập luyện.
Trong dạy học TDTT hiện đại, phương tiện, dụng cụ tập luyện có vai trò hết sức
quan trọng dể thực hiện các phương pháp dạy học có hiệu quả và đạt chất lượng cao
trong học tập kỹ thuật.. Hoặc khi học tập kỹ thuật nếu có băng, đĩa hình chiếu cho
người học xem sẽ nâng cao được hiệu suất nắm bắt kỹ thuật chính xác, đồng thời cũng
là hình thức cuốn hút sự chú ý của người học. Từ đó giúp nâng cao hiệu quả học tập

môn thể thao.


11
1.5 Nhiệm vụ và đặc điểm dạy học kỹ thuật môn Bóng chuyền cho sinh
viên.
1.5.1. Nhiệm vụ dạy học môn Bóng chuyền trong các trường chuyên
nghiệp.
1. Tạo vốn vận động là cơ sở khoa học cho các hoạt động thể lực trong cuộc
sống cũng như trong sản xuất và chiến đấu.
2. Dùng các bài tập dẫn dắt như các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự
phát triển các năng lực thể chất.
3. Hình thành và đạt đến một mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo
trong một số môn thể thao cơ bản, giúp cho việc nâng cao kỹ năng, kỹ xảo vận động
cơ bản, cần thiết cho cuộc sống, sản xuất và các lĩnh vự khác.
1.5.2. Đặc điểm dạy học kỹ thuật môn Bóng chuyền ở các trường chuyên
nghiệp.
Về đặt điểm dạy học các môn thể thao cho người học trong các trường chuyên
nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm, mức độ yêu cầu các tố chất thể lực khi thực hiện
chúng. Trong giảng dạy môn Bóng chuyền, nhìn chung đòi hỏi người học phải có sức
mạnh, sức nhanh và sức bền, chiều cao. Vì vậy việc dạy học động tác càng cần phải
gắn với việc giáo dục các tố chất thể lực tuong ứng. Do nội dung và yêu cầu về kỹ
thuật đối với môn thể dục ở các trường chuyên nghiệp chủ yếu gồm các môn: Điền
kinh, thể dục, bóng chuyền, cầu lông… Đó là những môn thể thao có kỹ thuật tương
đối phức tạp lại đòi hỏi có thể lực nhất định. Đặc biệt trong Bóng chuyền đòi hỏi
người chơi linh hoạt, khả năng di chuyển, phán đoán tình huống….Bởi vậy, đi đôi với
tập luyện kỹ thuật cần phải tập luyện phát triển cả thể lực chung và thể lực chuyên
môn. Khi thể lực tăng lên sẽ làm biến dạng kỹ thuật, lúc này đòi hỏi phải có sự đổi mới
về kỹ thuật, hoàn thiện kỹ thuật và đạt trình độ mới hoàn hảo hơn.
Tóm lại, quá trình dạy học kỹ thuật thể thao nói chung và dạy học kỹ thuật môn

Bóng chuyền nói riêng cần nắm chắc tính chất và đặc điểm của dạy học kỹ thuật để lựa
chọn phương pháp và các bài tập phù hợp với từng đối tượng, làm cho tính khoa học
trong tập luyện và hiệu quả học tập của người học tốt hơn.
TỔNG KẾT CHƯƠNG
Quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng đầu là
chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn coi sự nghiệp Giáo dục Đào tạo là quốc sách hàng
đầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ cao, trong sáng về đạo đức, cường
tráng về thể chất, vững vàng về chính trị để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.


12
Chất lượng của GD-ĐT trong nhà trường các cấp phụ thuộc rất lớn vào phương
pháp giảng dạy của người thầy và phương pháp học của người trò.
Các kết quả nghiên cứu tìm kiếm phương pháp dạy học tối ưu nhằm nâng cao
hiệu quả của quá trình dạy học ở trong và ngoài nước cho thấy:
Việc xác định cách thức, biện pháp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của
người học trở thành mục tiêu tìm tòi của nhiều thế hệ các nhà giáo dục trong và ngoài
nước. Đồng thời các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước đã hình thành nên một
nhóm phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức. Kết quả này đã giúp
nâng cao them một bước chất lượng giáo dục đào tạo ở nhiều nước trên thế giới,
Những tìm tòi lý giải được trình bày trong chương này là cơ sở lý luận để làm
sáng tỏ những biểu hiện và đặc trưng nhóm phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực học tập. Đồng thời là cơ sở lý luận cho việc ứng dụng các phương pháp dạy học
phát huy tính tích cực học tập trong học tập môn GDTC nói chung và môn Bóng
chuyền nói riêng.


13


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu được chúng tôi sử dụng trong quá
trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản của Nhà nước,
chủ trương của ngành Thể dục thể thao, của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan tới
định hướng phát triển công tác giáo dục thể chất. Phương pháp này còn được sử dụng
nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn trong quá trình giảng dạy môn học giáo dục thể
chất. Các loại tài liệu mà đề tài tổng hợp bao gồm:
Một số văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương
Đảng cộng sản Việt Nam, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Chính
phủ, Uỷ ban TDTT và Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác TDTT và công tác giáo dục
thể chất trong các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề.
Các sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy môn lý luận và phương pháp thể dục
thể thao, giáo dục đại học, quản lý TDTT...
Các sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy môn sinh lý học thể dục thể thao do
Bộ môn y sinh trờng Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh biên soạn, tâm lý học thể thao
của các nhà khoa học tâm lý trong và ngoài nước biên soạn.
Một số sách và giáo trình về phương pháp học toán thống kê trong thể dục thể
thao.
Một số tuyển tập nghiên cứu khoa học và kỷ yếu công trình nghiên cứu của các
hội nghị khoa học trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh và hội nghị khoa học về
giáo dục thể chất nghành giáo dục đào tạo.
Một số luận văn cao học và cử nhân đại học thể dục thể thao đã được bảo vệ.
Các tạp chí thông tin Khoa học Thể dục thể thao của Viện Khoa học Thể dục
thể thao.
Danh mục tài liệu tham khảo được trình bày ở cuối luận văn.

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn.
Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm lấy ý
kiến của các chuyên gia về công tác tổ chức, quản lý đào tạo học sinh, sinh viên
chuyên ngành giáo dục thể chất thông qua các hình thức trao đổi, hội thảo lấy ý kiến


×