Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 16 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
I. Khả năng cạnh tranh và tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
1. Khái niệm cạnh tranh trong doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải có một vị trí,
thị phần nhất định, và điều kiện duy nhất sự tồn tại của doanh nghiệp đó là thị trường.
sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị bao vây. Vì vậy để tồn tại trong thị trường thì doanh
nghiệp luôn phải vận động, biến đổi với vận tốc ít nhất là ngang bằng với đối thủ cạnh
tranh. Trên thực tế trong thập kỷ vừa qua, thế giới kinh doanh sống trong môi trường
mà sự xáo động không ngừng đã làm các nhà kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự đoán đều
không vượt quá 5 năm. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các quốc gia tăng nhanh,
hầu hết các quốc gia đều được quốc tế hóa. Vì vậy chỉ có những doanh nghiệp có khả
năng cạnh tranh mới tồn tại được.
Sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp là cường độ các yếu tố sản xuất trong
tương quan so sánh của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh không đồng nhất với quy mô của
doanh nghiệp và nó được đo lường bởi các yếu tố cạnh tranh kinh điển mà phải đặt nó
vào trong mối quan hệ với thị trường cạnh tranh, môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh
trong kinh doanh của doanh nghiệp là tổng thể các yếu tố để xác lập vị thế so sánh
tương đối hoặc tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng, sự phát triển bền vững, ổn định của
doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng một thị
trường và thị trường cạnh tranh xác định trong một thời gian hoặc một thời điểm định
giá xác định.
2. Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường.
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay
gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là
một nội dung cần được quan tâm.
Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang chuyển thành
một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng lưới công nghệ thông tin.
Toàn cầu hóa đòi hỏi các quyết định kinh tế, dù được đưa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế


giới, đều phải tính tới các yếu tố quốc tế. Xu thế mới nhất trong sự phát triển của nền
kinh tế thế giới và cũng là xu thế cơ bản của cạnh tranh quốc tế ngày nay là một mặt, tất
cả các nước đều phải gia tăng thực lực kinh tế của mình và lấy đó làm điểm tựa chính
để mở rộng khả năng tham dự vào cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi
toàn cầu; mặt khác, cuộc cạnh tranh quốc tế lấy thực lực kinh tế làm cốt lõi có xu
hướng ngày càng quyết liệt đó cũng khiến cho nền kinh tế thế giới phát triển theo
hướng quốc tế hóa và tập đoàn hóa khu vực. Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh
tế khu vực làm gia tăng sự liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng
đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay
gắt. Sự ra đời của thị trường toàn cầu; sự ra đời với tốc độ nhanh chóng của hàng loạt
công ty mới giàu tinh thần lập nghiệp và năng lực sáng tạo kinh tế; sự xuất hiện liên tục
của những kỹ thuật mới và thị trường mới; sự gia tăng thường xuyên sức ép trên thị
trường chứng khoán đối với giá cổ phiếu; sự rút ngắn vòng đời của sản phẩm và sự nhất
thể hóa kinh tế có hiệu lực về mặt pháp lý... Ngày nay, bất kỳ chủ thể nào muốn trụ
vững và giành thắng lợi trên thị trường khu vực và thế giới, đều phải tính toán đầy đủ
các nhân tố đó khi thiết kế và thực hiện chính sách cạnh tranh.
Phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càng
nhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế và cạnh
tranh quốc tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 nêu rõ, phải "Chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển... Trong quá trình chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả,
không ngừng tăng năng lực cạnh tranh và giảm dần hàng rào bảo hộ... Nhìn chung, sức
cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp và nền kinh tế đều thấp. Từ đó nhấn mạnh một
trong các giải pháp lớn là "phải tạo bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại... Năm
2004 phải có bước đi mạnh mẽ hơn, với quyết tâm cao về chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế. Đi đôi với việc thực hiện cam kết về lộ trình tham gia AFTA và phát triển các
quan hệ kinh tế song phương, cần đẩy mạnh đàm phán gia nhập WTO với phương án
thích hợp để sớm trở thành thành viên của tổ chức này"
Như vậy, quyết tâm về mặt chính trị đối với vấn đề tham gia quá trình toàn cầu
hóa kinh tế của Việt Nam đã rõ.

II. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của
mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân
lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với
các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ
là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá
không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ
sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập
được lợi thế so sánh với đối thủ của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả
mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng
của đối tác cạnh tranh.
1. Khả năng cạnh tranh về vốn.
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là yếu tố vô cùng quan trọng không thể
thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh nó được thể hiện bằng tiền, tài sản của
doanh nghiệp như: nhà cửa, kho tàng, thương hiệu, máy móc… có vốn doanh nghiệp có
thể đầu tư, cải tiến, đổi mới máy móc, trang thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đứng trên giác độ pháp luật thì vốn được quy định thành vốn pháp định, vốn
điều lệ và vốn có quyền biểu quyết. Đứng trên giác độ hình thành vốn gồm: vốn đầu tư
ban đầu, vốn bổ sung, vốn liên doanh và vốn đi vay. Đối với công ty trách nhiêm hữu
hạn, công ty hợp danh thì các thành viên phải đóng đủ vốn ngay sau khi công ty được
thành lập. Đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ đươc chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần, trong đó có cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Chứng chỉ do
công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán gọi là cổ phiếu. Bên cạnh đó còn có vốn bổ
sung, vốn liên doanh, vốn đi vay.Đứng trên giác độ chu chuyển có: vốn lưu động, vốn
cố định.

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, với nguồn vốn lớn nó trở thành nguồn
lực quan trọng để phát huy tài năng của ban lãnh đạo, là điều kiện quan trọng để doanh
nghiệp thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh, thu hút nhân tài, áp dụng và triển
khai khoa học kĩ thuật mới trong sản xuất kinh doanh, vượt qua đối thủ.Tuy nhiên, nó
chỉ phát huy tác dụng khi biết quản lý, sử dụng đúng hướng, hợp lý, tiết kiệm và hiệu
quả.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có
72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng (2003) thì
quy mô vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa
quốc gia cỡ trung bình trên thế giới. Trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0/%
tổng vấn của doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng), doanh nghiệp ngoài quốc
doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài chiếm
21,44% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước (868.788 tỷ đồng). Xét riêng đối với mỗi
doanh nghiệp, vốn của từng doanh nghiệp rất nhỏ (năm 2004, bình quân mỗi doanh
nghiệp là 23,95 tỷ đồng), trong đó số doanh nghiệp có quy mô dưới 0,5 tỷ đồng có
18.790 doanh nghiệp (chiếm 26,09% tổng số doanh nghiệp), doanh nghiệp có quy mô
vốn từ 0,5 đến 1 tỷ đồng là 12.954 doanh nghiệp (chiếm 17,99%), số doanh nghiệp có
vốn từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng là 24.737 doanh nghiệp (chiếm 34,35%), số doanh
nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng là 5.496 doanh nghiệp (chiếm 7,63%), số doanh
nghiệp có số vốn từ 10 đến 50 tỷ là 6.648 doanh nghiệp (chiếm 9,23%), số doanh
nghiệp có số vốn từ 50 đến 200 tỷ đồng là 2.491 doanh nghiệp (chiếm 8,46%), số doanh
nghiệp có vốn từ 200 đến 500 tỷ đồng là 586 doanh nghiệp (chiếm O,81%), số doanh
nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng là 310 doanh nghiệp (chiếm 0,48% tổng số).
Từ những số liệu trên cho thấy, vốn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh
cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc
tế.
2. Nhân lực trong các doanh nghiệp
Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi
phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động
cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,.. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí

lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ
yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém.
Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việt Nam còn thấp, nguyên nhân là do:
Hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo
kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.
Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng
sản phẩm và đa thương hiệu.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các
doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ). Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng
hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong
nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các
mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn chế,
vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh
nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh
doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.
Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn
hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp không xây dựng được mạng lưới phân phối trực
tiếp ở nước ngoài.
Văn hóa doanh nghiệp, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các doanh
nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu.
Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn bị xem nhẹ, chưa thực
sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp xây dựng được
hệ thống quản lý chất lượng còn ít.
Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, điều đó phần
nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng doanh nghiệp.
Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tất, cơ
cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều bất cập,

chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi
mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu,....
3. Năng lực quản lý và điều hành
Theo kết quả điều tra, có 40,6% doanh nghiệp đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý là 48,4%, tiết kiệm các chi phí gây
lãng phí 73,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO: 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc xây dựng quy trình công tác
cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác
nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí
quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia và đào tạo để ứng
dụng ISO có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu
tư để cải tiến quản lý. Có 32,0% doanh nghiệp đã quản lý doanh nghiệp theo tiêu chuẩn
ISO.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đã có chủ trương xoá bỏ chủ quan,
nhưng hiện đang có quá nhiều cấp, ngành trực tiếp can thiệp công việc kinh doanh hàng
ngày của doanh nghiệp. Việc phân cấp trên dưới, ngang đọc chưa rõ ràng đã gây ra tình
trạng doanh nghiệp chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng ra sức "Tăng cường quản lý",
công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp hoạt động. Cơ
chế "Bộ chủ quản", "Cấp chủ quản" đang gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Việc phân chia "Quốc doanh trung ương", "Quốc doanh địa phương” đã tạo nhiều
bất hợp lý, phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong
nội bộ mỗi doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức quản lý còn quá cồng kềnh so với doanh
nghiệp ngoài
4. Chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Chất lượng sản phẩm dịch vụ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng nên nó
quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho doanh nghiệp mở
rộng được thị phần, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn đảm bảo thu hồi vốn để phục vụ sản
xuất.
5. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp. Trước yêu cầu của thị trường ngày

càng cao, các doanh nghiệp. Cần quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng

×