Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.82 KB, 14 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG
ĐÔNG ICA
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán
Phương đông ICA (PCA).
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Phương
đông ICA (PCA).
Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA tiền thân là Công ty TNHH Kiểm
toán và Tư vấn Quản lý được thành lập từ 09/12/2002. Ngày 28/08/2007, Công ty
sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông, hình thành nên Công ty
TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (viết tắt là PCA). Tháng 5/2008, Công ty
chính thức trở thành thành viên duy nhất của Tập đoàn kiểm toán PKF quốc tế tại
Việt Nam.
Tên Công ty :CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA
Tên Tiếng Anh: PHUONG DONG ICA AUDIT COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : PCA CO ., LTD
Văn phòng chính:
Địa chỉ: Số 45 lô 6 đường Trung Yên 14, khu ĐTM Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội
Giấy ĐKKD số: 0102007233 ngày 09/12/2002; Giấy phép điều chỉnh ngày
28/08/2008.
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng)
Điện thoại : (04) 37 833 911/12/12; Fax: (04)37 833 914
Email:
Website: www.pca.com.vn
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Số 208, đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, Quận Phú Nhuận,
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 3 4491 476/77; Fax: (08) 3 4491 475
Email:
Chi nhánh tại Đà Nẵng:
Địa chỉ: Tầng 5, số 10, đường Hải Phòng, TP đà Nẵng
Điện thoại và fax: (0511) 353 1399


Email:
1.1.2. Nhiệm vụ mục tiêu hoạt động của PCA:
• Cung cấp dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế
thuộc mọi thành phần kinh tế.
• Tạo điều kiện cho nhân viên pháp huy hết khả năng của mình cũng như không
ngừng trao dồi năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thành công trong nghề
nghiệp của mình.
• Thành công, đạt kết quả tốt về mặt tài chính, công ty phát triển lớn mạnh và
khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kiểm toán.
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ trên, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên Công ty đã không ngừng cố gắng đoàn kết và phấn đấu hết mình,
điều đó thể hiện trước hết trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty, một cơ
cấu tổ chức chặt chẽ và có quy củ.
1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán Phương
đông ICA.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại PCA.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình khối chức năng nên tính
chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực quản lý tốt hơn, quyết định cấp trên đưa ra
nhanh chóng và tính thực thi cao, việc quản lý nhân viên theo ngành dọc tốt hơn. Bộ
máy được thiết kế một cách gọn nhẹ, khoa học nên phù hợp với quy mô hoạt động
của Công ty.
Hội đồng thành viên
Kiểm toán đầu tư
XDCB và các dự
án
Kiểm toán ngân
hàng, Bảo hiểm,
Cty Tài chính
Kiểm toán các
doanh nghiệp

Khối kiểm toán
Các tiểu ban chuyên ngành:
Kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, kiểm soát chất lượng dịch vụ, kiểm soát nội
Giám đốc
Khối tư vấn và Đầu tư nước ngoài
Khối
Quản trị nội bộ
Văn phòng
TP. HCM
Đầu tư nước ngoài
Tư vấn tài chính và thuế
Các dịch vụ kiểm toán
Tài chính, kế toán
Quản lý nhân sự
Hành chính quản trị
Nhóm các chuyên gia hỗ trợ
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại PCA
Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy bộ máy tổ chức quản lý tai PCA bao gồm các
phòng ban sau:
 Ban giám đốc: Ban giám đốc chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hoạt động của
Công ty, có nhiệm vụ hoạch định chính sách và hướng dẫn các vấn đề về tổ chức.
BGĐ là bộ phận chịu trách nhiệm cuối cùng về các vấn đề liên quan tới nhân lực,
hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ như: Lập kế hoạch, lập ngân sách,
phát triển kinh doanh, đào tạo và quản lý văn phòng…
Mỗi thành viên trong ban quản trị đều liên quan trực tiếp và quyết định tới nội
dung của báo cáo kiểm toán cũng như thay mặt Công ty xác nhận vào báo cáo kiểm
toán đó. Vì thế, BGĐ sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chắc chắn rằng các tiêu
chuẩn chuyên môn của Công ty được tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực
hiện kiểm toán. Cụ thể, trách nhiệm của BGĐ bao gồm:
- GĐ hoặc người do GĐ bổ nhiệm có trách nhiệm đánh giá rủi ro của một hợp đồng kiểm

toán liên quan tới hoạt động của Công ty. Việc đánh giá rủi ro phải được xem xét
trên nhiều mặt với đầy đủ tài liệu cần thiết.
- GĐ duy trì mối quan hệ với cán bộ cao cấp của KH. Mối quan hệ này phải ở mức độ
vừa phải để vừa đảm bảo tính độc lập trong đạo đức nghề nghiệp vừa đảm bảo cho
việc nắm bắt liên tục tình hình kinh doanh của KH và có thể sớm phát hiện các vấn
đề có thể nảy sinh. Trước khi thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết, GĐ sẽ tham gia
hoạch định chiến lược và lập kế hoạch thực hiện hợp đồng thực hiện kế hoạch chiến
lược đã đề ra.
- GĐ chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc về kế toán, kiểm toán và các lĩnh vực hoạt động
khác của công ty. Mặc dù có thể phân chia phần lớn công việc nghiên cứu và tìm
hiểu hiện trạng cho cán bộ quản lý hay những kiểm toán viên chính nhưng người
đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là GĐ.
- GĐ chịu trách nhiệm đánh giá các công việc kiểm toán đã thực hiện, bao gồm việc phê
duyệt chương trình kiểm toán trong các phần kiểm toán quan trọng và xem xét lại
những tài liệu chính, cũng như là chương trình kiểm toán và sau khi kết thúc công
việc kiểm toán.GĐ phụ trách thực thi công việc kiểm toán chịu trách nhiệm đảm bảo
rằng công việc kiểm toán đã thực hiện một cách đầy đủ, hợp lý và các tài liệu, giấy
tờ làm việc đủ là cơ sở đảm bảo cho các kết luận được rút ra trong những phần kiểm
toán quan trọng.
- GĐ có trách nhiệm ký và đảm bảo chất lượng BCKT và thư quản lý được phát hành
cho KH.
- GĐ chịu trách nhiệm tiến hành một buổi họp với KH sau khi kết thúc công việc kiểm
toán nhằm xác định những vấn đề cụ thể cần hoàn thiện, xác định nhiệm vụ năm
tiếp theo và đánh giá thái độ và phản ứng của KH đối với công việc kiểm toán do
Công ty cần thực hiện.
Bên cạnh BGĐ còn có nhóm các chuyên gia trong và ngoài Công ty hỗ trợ BGĐ
trong quản trị và kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp.
 Ban chức năng: Gồm nhiều khối, mỗi khối có chức năng nhiệm vụ riêng:
 Khối kiểm toán: Đây là bộ phận quan trọng nhất của Công ty, thực hiện chức năng
cung cấp dịch vụ kiểm toán. Khối kiểm toán được chia thành các phòng chức năng,

mỗi phòng chức năng chịu trách nhiệm về một lĩnh vực kiểm toán, như:
- Kiểm toán các doanh nghiệp trong nước.
- Kiểm toán khối ngân hàng, bảo hiểm, các công ty tài chính, công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán.
- Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án.
 Khối tư vấn và đầu tư nước ngoài: Là bộ phận thực hiện chức năng tư vấn tài chính
và thuế, kiểm toán các công ty nước ngoài và dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Khối
tư vấn và đầu tư nước ngoài chỉ có một phòng chức năng là phòng tư vấn. Với yêu
cầu về chức năng phòng ban nên đội ngũ nhân viên phòng tư vấn đều có trình độ cao
về chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ ( tiếng anh, tiếng trung, tiếng nhật, tiếng
nga…). Ngoài ra, Phòng tư vấn còn đảm nhiệm chức năng đào tạo, đào tạo cho nhân
viên của Công ty cũng như theo yêu cầu của khách hàng; thường xuyên mở các khóa
học nâng cao trình độ chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia trong
và ngoài nước.
 Khối quản trị nội bộ: Đây là khối cơ sở cho hoạt động của toàn công ty, chịu trách
nhiệm quản lý chung hoạt động của toàn công ty. Khối quản trị nội bộ hay Phòng tổng
hợp có chức năng cụ thể sau:
- Quản lý nhân sự toàn công ty.
- Tổ chức và thực hiện công tác hạch toán kế toán của công ty.
- Kết hợp với khối tư vấn và đầu tư nước ngoài thực hiện dịch vụ đào tạo và các dịch
vụ khác liên quan.
- Quản trị hành chính, lễ tân và các chức năng khác.
 Khối văn phòng TP.HCM: Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động các chi nhánh của
Công ty trong thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Các khối trên có nhiệm vụ, chức năng riêng nhưng vẫn có sự kết hợp chặt chẽ, hỗ
trợ nhau trong hoạt động vì mục tiêu phát triển chung của toàn Công ty.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại PCA.
Xuất phát từ đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
của Công ty được tổ chức theo hình thức tổ chức vừa tập trung vừa phân tán. Toàn
bộ công tác kế toán, công tác tài chính, công tác thống kê và hành chính được tập

trung ở Khối quản trị nội bộ hay Phòng tổng hợp của Công ty.

×