Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC : Báo cáo tài chính
BGĐ : Ban giám đốc
BHXH : Bảo hiểm xã hội
DN : Doanh nghiệp
KTV : Kiểm toán viên
KSNB : Kiểm soát nội bộ
LNTT : Lợi nhuận trước thuế
LNST : Lợi nhuận sau thuế
NPT : Nợ phải trả
SL CBCNV : Số lượng cán bộ công nhân viên
SL CPA : Số lượng nhân viên có chứng chỉ
TNBQ : Thu nhập bình quân
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
VND : Việt Nam Đồng
TS : Tài sản
VLĐ : Vốn lưu động
XDCB : Xây dựng cơ bản
Phạm Thị Hiền 1 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1 : Biều đồ cơ cấu dịch vụ cung cấp
Biểu đồ 1.2 : Biểu đồ cơ cấu khách hàng của PCA
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của PCA
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ quy trình kiểm toán của PCA
Bảng 1.1 : Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh và năng lực
Tài chính của PCA năm 2006, 2007 & 2008
Bảng 2.1 : Nội dung lưu trữ trong hồ sơ thường trực của
PCA
Bảng 2.2 : Nội dung lưu trữ trong hồ sơ năm của PCA
(mã E)
Bảng 3.1 : Sự tương ứng giữa quy trình kiểm toán của
PCA và CMKT
Phạm Thị Hiền 2 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu hoá hiện nay, thông tin kế toán
không chỉ có nhà quản trị doanh nghiệp mới quan tâm mà nó là đối tượng quan
tâm của toàn xã hội. Nhà nước sử dụng các thông tin kế toán mang lại để hoạch
định chính sách, soạn thảo luật lệ. Các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng, các đối tác
kinh doanh… dựa vào thông tin kế toán để phân tính, đánh giá thực trạng kinh
doanh và tài chính của doanh nghiệp, để quyết định phương hướng và quy mô đầu
tư, khả năng hợp tác, liên doanh, cho vay hay thu hồi nợ…Chính vì vai trò quan
trọng như vậy mà độ tin cậy của thông tin kế toán cần phải được xem xét, đảm
bảo. Kiểm toán là loại hình hoạt động có nhiệm vụ chính là xác minh và chứng
thực những thông tin tài chính kế toán. Các thông tin tài chính qua ống kính kiểm
toán sẽ giúp cho các đối tượng quan tâm có được hình ảnh trung thực nhất về tình
hình hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty TNHH kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) là loại hình doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Mặc dù chưa có bề dày truyền thống và kinh
nghiệm, nhưng bộ máy quản lý và tổ chức kiểm toán của Công ty đang từng
bước được hoàn thiện góp phần đưa Công ty tạo lập và giữ vững vị thế của mình
ở thị trường trong nước đồng thời hướng ra nước ngoài.
Được thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán Phương Đông ICA là thời
gian vô cùng hữu ích cho em để em có thể vận dụng được những kiến thức đã
được học trên nhà trường vào thực tế. Trong quá trình thực tập, được sự cho
phép, giúp đỡ, tạo điều kiện của Công ty đặc biệt là Phòng Tư vấn em đã tìm
hiểu được một cách tổng quan về Công ty, nắm bắt được cách thức tổ chức kiểm
toán tại Công ty để từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về công tác tổ chức
kiểm toán cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần vào việc giải quyết
những vấn đề chưa hợp lý tại Công ty. Theo đó, nội dung bài viết của em được
chia làm ba phần chính như sau:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán Phương Đông ICA
(PCA).
Phạm Thị Hiền 3 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Phần II: Thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm toán
Phương Đông ICA (PCA).
Phần III: Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH kiểm
toán Phương Đông ICA (PCA).
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cô giáo: ThS.Tạ Thu
Trang cùng Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) đặc biệt là các
cán bộ nhân viên Phòng Tư vấn đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và viết
báo cáo. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và nhận thức còn hạn chế nên báo
cáo thực tập tổng hợp của em chắc chắn mắc phải những sai lầm, thiếu sót. Em
kính mong nhận được sự chỉ bảo thêm từ cô giáo và ý kiến chỉ bảo của các anh,
chị tại Công ty để em có thể hoàn thiện thêm báo cáo và nâng cao nhận thức của
bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 2 năm 2009
Sinh viên
Phạm Thị Hiền
Phạm Thị Hiền 4 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG (PCA)
Cùng với nhu càng ngày càng cao của thị trường thì các loại hình dịch vụ
kiểm toán cũng ngày trở nên phong phú hơn, số lượng các công ty cũng nhiều
hơn. Công ty THH Kiểm toán Phương Đông cũng ra đời trong xu thế đó. Công
ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán
và Tư vấn Quản lý được thành lập từ tháng 12/2002. Tháng 8/2007, Công ty
TNHH Kiểm toán và tư vấn Quản lý sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán
Phương Đông, hình thành nên Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA
(viết tắt là PCA). Tháng 5/2008, Công ty TNHH kiểm toán Phương Đông ICA
(PCA) chính thức trở thành thành viên duy nhất của Tập đoàn kiểm toán PKF
quốc tế tại Việt Nam. Với 06 năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính,
kế toán và tư vấn thuế…Công ty đã có mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước,
đáp ứng đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn để tham gia cung cấp dịch vụ kiểm toán
các dự án ODA, cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó
bao gồm các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, các ngân hàng thương mại, các
tổ chức tín dụng, … Một vài thông tin cơ bản về Công ty được liệt ra như sau:
Tên Công ty (tiếng Việt): CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG
ĐÔNG ICA
Tên Công ty (Tiếng Anh): PHUONG DONG ICA AUDIT COMPANY
LIMITED
Tên viết tắt: PCA CO., LTD
Văn phòng chính:
Địa chỉ: Số 45 lô 6 đường Trung Yên 14, khu đô thị mới Trung Yên, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Giấy ĐKKD số: 0102007233 ngày 09/12/2002.
Giấy phép điều chỉnh ngày 28/08/2008.
Phạm Thị Hiền 5 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ đồng)
Điện thoại: (04) 37 833 911/12/12;
Fax: (04)37 833 914
Email:
Website: www.pca.com.vn
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Số 208, đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, Quận Phú
Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 3 4491 476/77;
Fax: (08) 3 4491 475
Email:
Chi nhánh tại Đà Nẵng:
Địa chỉ: Tầng 5, số 10, đường Hải Phòng, Thành phố Đà
Nẵng
Điện thoại và fax: (0511) 353 1399
Email:
PCA có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trên 100 nhân viên dày dạn kinh
nghiệm trong hoạt động kiểm toán, Công ty đã có mạng lưới khắp cả nước, bao
gồm: 01 văn phòng chính tại Hà Nội, 01 chi nhánh Đà Nẵng và 01 chi nhánh
thành phố Hồ Chí Minh với trên 400 khách hàng. Công ty cung cấp dịch vụ kiểm
toán cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, các dự án
do các tổ chức tài chính quốc tế tại trợ như ADB, WB, ICCO, UNFPA,.... PCA có
bộ phận tư vấn về các lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế, quản trị doanh nghiệp.
Công ty đã thành công trong việc cung cấp các dịch vụ trên trong nhiều lĩnh vực
như: cho các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Công ty cổ phần (đầu tư từ
nguồn vốn trong nước và nước ngoài) và cho các dự án Chính phủ (từ nguồn vốn
ngân sách, ODA), phi Chính phủ (NGO).
Phạm Thị Hiền 6 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA
1.2.1. Phạm vi hoạt động và dịch vụ cung cấp
Là thành viên của tập đoàn PKF - một hãng kiểm toán hàng đầu trên thế
giới, PCA luôn hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ với chất lượng cao, áp dụng
công nghệ hiện đại, không ngừng cải tiến phương pháp làm việc, tăng cường đào
tạo kiểm toán viên ngang tầm Quốc tế để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng.
Chính vì vậy, phạm vi hoạt động của PCA không ngừng được mở rộng
bao gồm:
• Thực hiện chức năng kiểm toán độc lập theo quy định trong giấy phép
kinh doanh, các quy định về quản lý nghề nghiệp của nhà nước, Bộ Tài chính.
• Đủ điều kiện tham gia kiểm toán khối ngân hàng, các tổ chức tài chính
tín dụng theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
• PCA đã được Uỷ Ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán
các công ty chứng khoán và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khoán theo quyết định số 774/QĐ-UBCK ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước.
Việc không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động cũng đồng thời với việc mở
rộng các dịch vụ cung cấp, làm cho các dịch vụ mà PCA mang lại cho khách hàng
ngày càng phong phú và đa dạng như:
• Dịch vụ kiểm toán: bao gồm kiểm toán Báo cáo tài chính thường niên
hoặc theo yêu cầu đột xuất của Ban điều hành; kiểm toán nội bộ, kiểm toán quyết
toán vốn đầu tư, kiểm toán các thông tin tài chính;
• Dịch vụ kế toán: xây dựng hệ thống kế toán, giữ sổ ghi chép kế toán
lập Báo cáo tài chính, cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp.
• Dịch vụ tư vấn tài chính: soát xét báo cáo tài chính theo yêu cầu chủ
doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý dòng tiền, xây dựng
quy chế tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ.
Phạm Thị Hiền 7 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Dịch vụ tư vấn thuế: trợ giúp giải đáp các vướng mắc về thuế của
doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ kê khai, tính và hoàn thuế cho cho doanh
nghiệp.
• Dịch vụ đào tạo: tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ kế toán, kiểm toán
nội bộ, các lớp kế toán theo các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam.
• Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực: tuyển chọn cho doanh nghiệp vị trí
Giám đốc tài chính, kế toán trưởng và các vị trí trong bộ phận kế toán. Tư vấn bố
trí và sắp xếp nhân sự bộ phận kế toán, tài chính.
• Tư vấn quản lý: xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, quy chế điều hành của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các quy chế
về quản lý nhân sự (quy chế tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng,... ).
Nhìn chung hiện nay, PCA vẫn tập trung chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ
kiểm toán. Đây cũng là dịch vụ cơ bản và nền tảng để phát triển thêm các dịch vụ
khác như tư vấn, dịch vụ và đào tạo như mô hình sau:
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ cơ cấu dịch vụ cung cấp
3%
75%
15%
7%
Đào tạo
Kiểm toán
Tư vấn
Dịch vụ
1.2.2. Các khách hàng chính
Việc ngày càng cung cấp được nhiều dịch vụ khác nhau với giới hạn hoạt
động không ngừng được nới rộng, PCA được nhiều khách hàng tìm đến hợp tác.
Phạm Thị Hiền 8 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hiện nay mạng lưới khách hàng của PCA có tới trên 300 khách hàng là các doanh
nghiệp nhà nước, các tập đoàn và tổng công ty lớn mà tiêu biểu là:
• Các Công ty chứng khoán:
- Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam;
- Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam;
- Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam;
- Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
- Công ty Chứng khoán Mê Kông……..
• Các Công ty niêm yết và các Công ty đại chúng:
- Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long (CANFOCO)
- Công ty cổ phần Sông Đà 9;
- Công ty cổ phần Sông Đà 12;
- Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải sông Đà (SOTRACO)
- Công ty Cổ phần Xây lắp và Đầu tư sông Đà (SODACO).
- Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu than Việt Nam
- Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và dịch vụ TKV.
- Công ty cổ phần Du lịch và thương mại TKV
- Công ty cổ phần Cổ phần đầu tư Công trình Hà Nội
- Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Công trình
- Công ty cổ phần May Sông Hồng
- Công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà;
- Công ty Cổ phần Vải sợi may mặc miền Bắc
- Công ty Cổ phần Xây dựng số 6 Thăng Long
- Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 Thăng Long
- Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ
- Và nhiều doanh nghiệp khác …
• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Bao gồm các khách
hàng do Tập đoàn quốc tế PKF giới thiệu và các khách hàng do PCA khai thác từ
nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như: Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Phạm Thị Hiền 9 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Singapo, Anh, Áo, Ôxtraylia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,
Malaysia ,....
• Các doanh nghiệp trong nước khác: Các đơn vị thành viên thuộc Tập
đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam,
Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng
công ty Sông Đà, Tổng công ty Sông Hồng …
• Các dự án do tổ chức nước ngoài tài trợ:
Các dự án do Tổ chức Liên giáo hội vì sự phát triển (ICCO) tài trợ: Các
dự án, tiểu dự án do Trung tâm phát triển nông thôn miền trung (CRD) - Đại học
Nông lâm Huế thực hiện; Các dự án do Trung tâm vì sự phát triển miền núi
(CSDM) thực hiện; Dự án do Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em
(DWC) thực hiện; Các dự án do Trung tâm Huy động Cộng đồng Việt Nam
phòng chống HIV/AIDS thực hiện.
• Các tổ chức tài chính - tín dụng: Công ty Liên doanh TNHH Bảo
hiểm Châu Á - Ngân hàng Công thương Việt Nam; Công ty tài chính Handico;
Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Công ty
quản lý và khai thác nợ tài sản ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Các loại hình khách hàng mà PCA cung cấp cũng có thể được hình dung
thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ cơ cấu khách hàng của PCA.
20%
20%
30%
30%
Ngân hàng tín d ụng
Dự án quốc tế tài tr ợ
DN đầu tư nư ớc
ngoài
DN trong nư ớc
Phạm Thị Hiền 10 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2.3. Kết quả hoạt động và chiến lược phát triển
Mặc dù mới thành lập và chính thức đi vào hoạt động trong 6 năm, lại
tham gia vào lĩnh vực hoạt động còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng những gì
mà Công ty đạt được là không nhỏ. Trên đà phát triển đó, trong 3 năm 2007 –
2010, Công ty tập trung vào 3 hoạt động chính là tư vấn đánh giá chi phí, dịch vụ
tư vấn doanh nghiệp và kiểm toán theo luật định. Minh chứng cho sự lón mạnh
của những điều trình bày ở trên là sự tăng lên liên tục về năng lực tài chính và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PCA trong những năm gần đây. Bảng
dưới đây sẽ cho ta thấy cụ thể:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh và năng lực tài chính của
PCA năm 2006, 2007 & 2008
CHỈ TIÊU
NĂM
2006
NĂM
2007
NĂM
2008
Chênh lệch
(%)
(2)/(1) (3)/(2)
A (1) (2) (3) (4) (5)
1. Tổng TS 380.462.743 3.542.771.627 4.748.420.151 931 134
2. Tổng NPT 193.860.686 418.882.357 1.541.624.581 216 368
3. Vốn LĐ 339.913.945 2.817.102.354 4.049.837.874 829 144
4. Doanh thu
- Kiểm toán
- Tư vấn
- Đào tạo
- Dịch vụ khác
3.072.333.322
2.304.249.992
460.849.998
92.167.000
215.063.332
3.181.525.960
2.386.144.470
477.228.894
95.445.77
9
222.706.817
6.957.187.840
5.217.890.880
1.043.578.176
208.715.63
5
487.003.149
104 219
5. LNTT 72.155.117 288.322.341 807.929.370 400 280
6. LNST 51.908.573 206.795.570 771.740.262 398 373
7. SL CBCNV 40 78 100 195 128
8. SL CPA 11 15 15 136 100
9. TNBQ/người 4.000.000 4.500.000 6.000.000 113 133
Phạm Thị Hiền 11 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ kết quả ở bảng trên ta thấy:
Các chỉ tiêu tài chính và nhân sự của Công ty có sự biến động lớn giữa ba
năm 2006, 2007 và 2008. Cụ thể như sau:
Về tổng TS, năm 2007 đã tăng gấp 9,31 lần năm 2006, sang năm 2008
con số này là 1,34 lần so với năm 2007. Có sự khác biệt về tổng TS lớn như thế
giữa năm 2006 và năm 2007 là do giá trị TS năm 2006 là của Công ty TNHH
Kiểm toán và tư vấn quản lý. Đến tháng 8/2007 thì Công ty này sát nhập với
Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông thành PCA như hiện nay nên TS mới
có sự tăng lên một cách nhanh chóng. Sau khi sát nhập, Công ty vẫn không
ngừng đầu tư, trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động kinh
doanh của mình nên TS vẫn tiếp tục tăng lên. Đây là một tín hiệu tốt, Công ty
nên tiếp tục duy trì.
Về nợ phải trả, cũng có sự biến động với xu hướng tăng theo thời gian. Đó
là, năm 2007 nợ phải trả gấp 2,16 lần năm 2006. Sang năm 2008, nợ phải trả lại
gấp 3.68 lần năm 2007. Như vậy, bên cạnh sự tăng lên của TS, thì nguồn vốn
cho sự tăng lên đó ngoài vốn góp từ phía 2 Công ty sát nhập lại cũng cần có sự
huy động lượng vốn từ bên ngoài. Nếu so sánh với giá trị tài sản thì NPT năm
2006 bằng 50.95% (193.860.686 / 380.462.743), năm 2007 là 11.82%
(418.882.357 / 3.542.771.627) và sang năm 2008 là 32.47% (1.541.624.581 /
4.748.420.151). Tỷ lệ này năm 2006 là cao, chứng tỏ là Công ty còn chưa có sự
chủ động về năng lực tài chính, sang năm 2007 đã giảm xuống nhanh chóng.
Đây là một sự thay đổi tích cực, Công ty đã có thể độc lập về tài chính, nhưng tỷ
lệ này như thế là thấp, có thể làm cho Công ty không tận dụng được những ưu
thế của nguồn vốn đi chiếm dụng từ bên ngoài. Đến năm 2008 thì tỷ lệ 32.47 %
là một con số thích hợp, Công ty vừa độc lập tự chủ về tài chính lại vừa có thể
khai thác lợi thế của nguồn vốn từ bên ngoài.
Về vốn lưu động, sự biến động hoàn toàn giống với xu hướng của biến
động TS. Có một điều dễ thấy ở đây là vốn lưu động chiếm một tỷ lệ cao trong
tổng TS của Công ty. Điều này cũng hợp lý đối với loại hình DN thương mại
dịch vụ.
Phạm Thị Hiền 12 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Về doanh thu, có sự biến động tăng theo thời gian giữa các năm nhưng sự
biến động chỉ rõ rệt từ năm 2007 sang năm 2008. Năm 2008, doanh thu tăng lên
hơn gấp đôi, chứng tỏ sau khi sát nhập hoạt động của Công ty ngày càng hiệu
quả hơn, có nhiều khách hàng và nhiều đối tác hơn. Trong đó, cơ cấu doanh thu
các loại hình dịch vụ cung cấp vẫn không thay đổi, doanh thu từ dịch vụ kiểm
toán vẫn chiếm phần quan trọng tới 75% tiếp đó là tư vấn còn đào tạo vẫn chiếm
tỷ lệ nhỏ nhất. Xu hướng trong thời gian tới của Công ty là nâng cao tỷ trọng của
tư vấn và đào tạo lên, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng.
Về lợi nhuận, với xu hướng tăng của các chỉ tiêu trên thì lợi nhuận cũng
tăng lên. Có điều cần chú ý ở đây là năm 2007 Công ty TNHH Kiểm toán
Phương Đông ICA (PCA) được hình thành vì thế sang năm 2008 Công ty chỉ
phải chịu thuế TNDN là 5%, còn năm 2006 và 2007 Công ty đang chịu thuế suất
thuế TNDN 28%. Năm 2007 LNST đã tăng thêm 154.886.997 VND
(206.795.570 – 51.908.573), gấp 3,98 lần, một tỷ lệ tăng rất cao so với trước khi
sát nhập. Năm 2008, LNST đã tăng thêm 564.944.692 VND (771.740.262 –
206.795.570), gấp 3,73 lần. Mặc dù tốc độ tăng có giảm đi nhưng là không đáng
kể, giá trị tuyệt đối vẫn rất lớn. Điều này chứng tỏ việc sát nhập là có hiệu quả,
Công ty vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vì thế Công ty nên tiếp tục duy trì tốc
độ tăng trưởng này.
Cùng với sự tăng lên của LNST thì TNBQ/người cũng được cải thiện
Năm 2007, trung bình thu nhập của một nhân viên trong Công ty tăng thêm
500.000 VND (4.500.000 – 4.000.000) gấp 1,13 lần thì sang năm 2008 thu nhập
của mỗi nhân viên đã tăng thêm 1.500.000 VND (6.000.000 – 4.500.000) tương
ứng với tốc độ tăng 1,33 lần. So với tốc độ tăng của LNST thì chưa có sự tăng
lên một cách đồng bộ cho thu nhập của nhân viên. Điều này có thể được giải
thích là do tỷ lệ của số lượng CNV trong Công ty cũng có sự tăng lên theo thời
gian. Sự tăng lên của thu nhập mặc dù là chưa cao xét trong thời kỳ lạm phát
nhưng cũng đã phần nào khích lệ tinh thần làm việc, hăng say sáng tạo cho toàn
thể CBCNV trong Công ty.
Phạm Thị Hiền 13 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Để có thể mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường năng lực tài chính cho
Công ty thì một yếu tố không thể bỏ qua là nhân lực. Với đặc thù loại hình của
DN vừa và nhỏ, DN thương mại – dịch vụ nhưng số lượng nhân viên của Công
ty không phải là nhỏ. Năm 2007 đã tăng thêm 38 người (78-40) gấp 1,95 lần,
năm 2008 tăng thêm 22 người (100-78) gấp 1,28 lần. So với các DN trong cùng
ngành thì số lượng này cũng đáng kể. Điều này chứng tỏ Công ty đang không
ngừng mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ vì thế mà đòi hỏi sự tăng lên tương
ứng nhân viên. Trong thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục có xu thế tuyển dụng
thêm nhân viên để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong mùa kiểm
toán. Tuy nhiên có một điều dễ thấy là số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm
toán viên là không nhiều so với tổng số nhân viên trong Công ty và số lượng này
cũng không tăng lên trong năm 2008. Công ty cần chú ý tuyển dụng thêm những
nhân viên có trình độ năng lực, được đào tạo bài bản có chứng chỉ hành nghề.
Như thế thì chất lượng của dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ tốt hơn.
Với những gì đã đạt được đó, PCA đang phấn đấu xây dựng PCA thành
một công ty kiểm toán hàng đầu trong nước và khu vực. Coi trọng đạo đức nghề
nghiệp, xây dựng đội ngũ KTV có chất lượng cao, áp dụng công nghệ và chuẩn
mực nghề nghiệp quốc tế. Chiến lược phát triển của PCA là:
• Đem tới cho khách hàng dịch vụ có chất lượng tốt nhất và các giá trị gia
tăng khác.
• Luôn hiểu rõ yêu cầu của khách hàng để thiểt kế một kế hoạch làm việc
hiệu quả nhất cho cả hai bên.
• Tăng cường đào tạo nhân viên, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và môi
trường làm việc năng động sáng tạo.
• Áp dụng công nghệ hiện đại, chuẩn mực quốc tế, không ngừng cải tiến
phương pháp làm việc năng động, sáng tạo.
• Áp dụng công nghệ hiện đại, chuẩn mực quốc tế, không ngừng cải tiến
phương pháp làm việc để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách
hàng.
• Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.
Phạm Thị Hiền 14 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Với đặc thù là DN cung cấp các loại hình dịch vụ, Công ty tổ chức bộ
máy quản lý theo mô hình khối chức năng do vậy tính chuyên môn hoá theo từng
lĩnh vực quản lý tốt hơn, giúp cho việc đưa ra quyết định quản lý tốt hơn, quản lý
nhân viên theo ngành dọc tốt hơn. Chính nhờ bộ máy được thiết lập một cách
gọn nhẹ, khoa học nên phù hợp với quy mô hoạt động vừa và nhỏ của Công ty.
Bộ máy quản lý của PCA có thể được hình dung thông qua sơ đồ sau:
Phạm Thị Hiền 15 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của PCA
Như vậy, tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ngoài ban quản lý cấp cao
gồm Hội đồng thành viên và giám đốc cùng nhóm chuyên gia hỗ trợ thì Công ty
chia thành 4 khối chính là: khối kiểm toán, khối tư vấn và đầu tư nước ngoài, khối
quản trị nội bộ và 2 văn phòng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Mô hình này phù hợp với loại hình dịch vụ mà PCA cung cấp cho khách hàng.
Mỗi khối có chức năng nhiệm vụ đặc thù tuỳ thuộc từng đối tượng khách hàng
Phạm Thị Hiền 16 Lớp: Kiểm toán 47B
VĂN PHÒNG
TP.HCM, ĐN
KHỐI TƯ VẤN
VÀ ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI
GIÁM ĐỐC
Nhóm các chuyên gia hỗ trợ
HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN
KHỐI
KIỂM
TOÁN
Đầu tư
nước ngoài
Kiểm
toán các
DN
KHỐI
QUẢN TRỊ
NỘI BỘ
Tư vấn tài
chính và
thuế
Kiểm
toán ngân
hàng, bảo
hiểm,
công ty
tài chính
Quản lý
nhân sự
Tài chính,
kế toán
Kiểm
toán đầu
tư XDCB
và các dự
án
Các
dịch vụ
kiểm
toán
Hành
chính
quản trị
Các tiểu ban chuyên ngành: Kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, đào tạo, kiểm
soát chất lượng dịch vụ, kiểm soát nội bộ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhưng đều có các tiểu ban chuyên ngành cơ bản là kiểm toán, tư vấn tài chính, tư
vấn thuế, đào tạo, kiểm soát chất lượng dịch vụ và kiểm soát nội bộ để đảm bảo
cung cấp dịch vụ có chất lượng cho khách hàng.
Cán bộ công nhân viên trong Công ty chia làm hai bộ phận lớn như Ban
giám đốc (BGĐ) và đội ngũ nhân viên. BGĐ gồm Giám đốc và 02 phó giám đốc.
Đội ngũ nhân viên bao gồm: chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên chính, trợ lý
cao cấp, trợ lý và trợ lý mới vào nghề. Hiện tại Công ty đã có tới gần 100 nhân
viên của cả văn phòng chính và 02 chi nhánh. Đội ngũ nhân viên của PCA có trình
độ chuyên môn tốt nghiệp đại học và cao học trong và ngoài nước. Với 15 KTV
có chứng chỉ CPA Việt Nam và 2 KTV có CPA Úc. Đội ngũ KTV hành nghề có
thời gian làm việc trong lĩnh vực kiểm toán từ 6-15 năm tại các công ty kiểm toán
lớn trong nước và hãng kiểm toán quốc tế tại Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế … đã và đang
khẳng định vị trí và uy tín của PCA trên thị trường. Cụ thể đội ngũ nhân viên của
Công ty có tỷ lệ trình độ trên đại học là 7%, toàn Công ty có tỷ lệ tốt nghiệp đại
học chiếm 97%, KTV chiếm 27%.
1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ
Với đặc thù là một DN dịch vụ, nhiệm vụ của từng phòng ban trong
Công ty ngoài thực hiện những công việc thường xuyên của bất kỳ một loại
hình DN nào (như nhân sự, hành chính, tài chính…) thì đều nhằm mục đích
cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Cụ thể như sau:
Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động của Công
ty. BGĐ có nhiệm vụ hoạch định chính sách và dẫn dắt các vấn đề liên quan đến
nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ như: lập kế hoạch,
lập ngân sách phát triển kinh doanh, nhân lực, đào tạo, quản lý văn phòng…
Thành viên của Ban lãnh đạo bao gồm có Giám đốc và 02 Phó giám đốc.
Mỗi người có trách nhiệm quyết định nội dung của báo cáo kiểm toán và thay
mặt Công ty xác nhận vào báo cáo đó. Do đó sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo chắc
Phạm Thị Hiền 17 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chắn rằng các tiêu chuẩn chuyên môn đã được tuân thủ trong suốt quá trình tiến
hành công việc. Cụ thể, trách nhiệm của Giám đốc bao gồm:
• Giám đốc hoặc một người do Giám đốc bổ nhiệm có trách nhiệm đánh
giá rủi ro của một hoạt động kiểm toán liên quan đến hoạt động của Công ty ( rủi
ro này có thể phát sinh từ việc sử dụng báo cáo của Công ty). Ngoài ra, cũng cần
phải đánh giá rủi ro trong mối quan hệ của Công ty với một khách hàng tiềm
năng nào đó. Khi đánh giá xong phải có tài liệu đầy đủ và phải tham khảo ý kiến
trong quá trình lập kế hoạch thực hiện công việc kiểm toán.
• Giám đốc duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của khách hàng.
Mối quan hệ này là hết sức cần thiết để có thể liên tục nắm bắt được hoạt động
kinh doanh của khách hàng và có thể sớm phát hiện được những vấn đề có thể
nảy sinh. Trước khi thực hiện thủ tục kiểm toán chi tiết, Giám đốc làm việc với
những người quản lý, phụ trách hoặc chủ nhiệm kiểm toán để hoạch định những
vấn đề có tính chiến lược. Sau đó những người quản lý sẽ lập kế hoạch thực hiện
hợp đồng để có thể đáp ứng được những mục tiêu mang tính chiến lược của
Công ty. Quá trình lập kế hoạch thực hiện bao gồm:
o Nhất trí với khách hàng về phạm vi công việc, yêu cầu đối với báo cáo,
ngày hoàn thành, nội dung trợ giúp khách hàng, lập chi phí tư vấn, lên hoá đơn
và những công việc đòi hỏi phải có sự nhất trí của đôi bên trước khi thực hiện
hợp đồng. Việc thoả thuận như vậy phải được thể hiện bằng văn bản và nêu
trong hợp đồng kinh tế giữa Công ty và khách hàng.
o Xác định những lĩnh vực kiểm toán và kế toán tài chính, quan trọng và
phát triển chiến lược kiểm toán để hoàn thành những lĩnh vực này.
o Đánh giá hoạt động KSNB của khách hàng và khả năng vận dụng
chúng trong hoạt động kiểm toán.
o Xác định nhu cầu về nhân sự và lập thời gian biểu cho các giai đoạn
khác nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng.
o Ghi chép quá trình lập chiến lược và kế hoạch.
Phạm Thị Hiền 18 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
o Vào thời điểm lập kế hoạch thực hiện hợp đồng, Giám đốc phụ trách
công việc phải đảm bảo rằng ông ta và những người liên quan phải được cung
cấp đầy đủ thông tin về những thông lệ đặc thù với từng ngành hoặc từng môi
trường nơi diễn ra việc kiểm toán.
• Giám đốc phải chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán và
kiểm toán có tầm quan trọng lớn trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán.
Mặc dù có thể phân chia phần lớn công việc nghiên cứu và tìm hiểu hiện trạng
cho cán bộ quản lý hay những KTV chính nhưng Giám đốc là người đưa ra giải
pháp cuối cùng.
• Giám đốc chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực
hiện bao gồm việc phê duyệt chương trình kiểm toán trong các phần kiểm toán
quan trọng và xem xét lại những tài liệu chính cũng như là chương trình kiểm
toán trong và sau khi kết thúc công việc. Người giám đốc phụ trách thực thi công
việc kiểm toán chịu trách nhiệm đảm bảo rằng công việc kiểm toán đã được thực
hiện một cách đầy đủ hợp lý và các tài liệu giấy tờ làm việc đủ là cơ sở đảm bảo
cho các kết luận được rút ra trong những phần kiểm toán quan trọng.
• Giám đốc có trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Về vấn
đề này, người giám đốc phụ trách công việc phải kiểm tra xem báo cáo kiểm
toán có nêu rõ ý kiến đánh giá đúng đắn hay không và nội dung cũng như là hình
thưc của BCTC và phần diễn giải liên quan được trình bày một cách hợp lý và
đầy đủ hay không. Giám đốc phải chuẩn bị một bản ghi nhớ khi đưa ra kết luận
về một vụ việc hay hợp đồng liên quan đến các vấn đề như tính đầy đủ của các
loại giấy tờ, chương trình làm việc và kiểm tra xem những báo cáo kiểm toán và
BCTC này có tuân thủ với các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định của
Công ty hay không. Ngoài ra, người Giám đốc phụ trách thực thi công việc phải
kiểm tra để xác định chất lượng và nội dung bức thư quản lý (được gửi cho
khách hàng).
• Giám đốc chịu trách nhiệm tiến hành một buổi họp với khách hành sau
khi kết thúc công việc kiểm toán nhằm xác định những vấn đề có thể cần phải
được hoàn thiện hơn nữa, nêu nhiệm vụ cho những năm sau, đánh giá thái độ và
Phạm Thị Hiền 19 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phản ứng của khách hàng đối với công việc kiểm toán do Công ty của mình thực
hiện.
Nhóm các chuyên gia hỗ trợ: có nhiệm vụ trợ giúp cho ban giám trong
việc đưa ra quyết định về những vấn đề mà ban giám đốc và những người làm
công tác chuyên môn khác trong Công ty không đủ am hiểu như các vấn đề về:
luật pháp, các chuyên ngành về kỹ thuật, xây dựng cơ bản, hóa chất …
Khối kiểm toán: đây là khối thực hiện các dịch vụ chính mà Công ty
cung cấp cho khách hàng bao gồm: kiểm toán các DN; kiểm toán ngân hàng, bảo
hiểm, công ty tài chính; kiểm toán đầu tư XDCB và các dự án. Nhiệm vụ của
khối này là tiến hành các cuộc kiểm toán mà Công ty ký kết hợp đồng. Đồng
thời thực hiện các công việc liên quan đến trước và sau khi cuộc kiểm toán hoàn
thành như: duy trì mối quan hệ với khách hàng, soạn thảo báo cáo kiểm toán cho
Giám đốc ký duyệt …
Khối tư vấn và đầu tư nước ngoài: thực hiện các nhiệm vụ tư vấn (chủ
yếu là thuế và tài chính) cho khách hàng, liên lạc trao đổi thông tin với tập đoàn
PKF. Khối này phải có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn các quy định, thông
báo (như: chiến lược kiểm toán, phương pháp kiểm toán mới, lưu trữ hồ sơ…) từ
phía tập đoàn PKF cho các phòng ban khác được biết và tuân thử.
Khối quản trị nội bộ: thực hiện các công việc thường xuyên của một DN
như: tài chính kế toán, quản lý nhân sự, hành chính quản trị. Chức năng của các
bộ phận này như sau:
• Bộ phận kế toán thì chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời,
chính xác các tài liệu về tình hình cung ứng, dự trữ tài sản, sử dụng tài sản. Bộ
phận này giám sát tình hình chi tiêu, sử dụng nguồn kinh phí của các khối khác
trong Công ty đồng thời theo dõi tình hình huy động và sử dụng các nguồn tài
sản, giám sát tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ với Nhà
nước và các bên có liên quan. Cuối kỳ, bộ phận này phải lập BCTC trình Giám
đốc ký duyệt và lưu hồ sơ.
Là DN vừa và nhỏ nên Công ty hiện nay có 3 nhân viên làm công tác kế
toán bao gồm: 01 kế toán trưởng, 01 nhân viên kế toán và 01 thủ quỹ. Cụ thể:
Phạm Thị Hiền 20 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
o Kế toán trưởng là người có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ nhân kế
toán lên BCTC, đưa ra các thông tin kế toán do nhân viên kế toán cung cấp.
Đồng thời kế toán trưởng phải trực tiếp thông báo, cung cấp thông tin cho
Giám đốc, phải chịu trách nhiệm về thông tin do phòng tài chính kế toán cung
cấp; thay mặt Giám đốc Công ty tổ chức công tác kế toán của Công ty và thực
hiện các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước hướng dẫn nhân viên của mình thực
hiện ghi sổ sách, thực hiện các công việc kế toán.
o Nhân viên kế toán thực hiện việc ghi chép sổ sách theo dõi tất cả
các phần hành kế toán, cung cấp thông tin cho kế toán trưởng để lên BCTC.
o Thủ quỹ tiến hành thu, chi tại Công ty căn cứ vào các chứng từ thu,
chi đã được phê duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi, vào cuối ngày lập
các báo cáo quỹ, cuối tháng báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
Công ty tổ chức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung và kê toán
thực hiện trên phần mềm Standard.
• Bộ phận quản lý nhân sự thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng nhân sự, quản lý
hồ sơ cán bộ nhân viên, theo dõi và tính lương BHXH
• Bộ phận hành chính quản trị thực hiện các nhiệm vụ như đón và giúp
khách, điện thoại, thực hiện công việc thư viện, lưu hồ sơ trong năm, mua
văn phòng phẩm, in ấn, các công việc văn phòng chung và an ninh văn
phòng làm việc.
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh & Đà Nẵng thực hiện các nhiệm
vụ giao dịch cho văn phòng chính tại Hà Nội với các đối tác ở 02 chi nhánh trên.
Đồng thời, cũng thực hiện các cuộc kiểm toán tại Chi nhánh với đầy đủ các tiểu
ban chuyên ngành như các khối kiểm toán, tư vấn & đầu tư nước ngoài tại văn
phòng chính như: kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, đào tạo, kiểm soát
chất lượng dịch vụ, kiểm soát nội bộ.
Phạm Thị Hiền 21 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
2.1. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA)
Như trên đã trình bày, hiện nay, PCA là đại diện duy nhất của Tập đoàn
Kiểm toán quốc tế PKF international tại Việt Nam. Tập đoàn Kiểm toán quốc tế
PKF International là một trong 10 tập đoàn kiểm toán và tư vấn lớn nhất trên thế
giới với tổng số trên 400 văn phòng, trên 14.500 thành viên và nhân viên chuyên
nghiệp tại trên 120 nước. Tổng doanh số của toàn tập đoàn trong năm 2007 là
khoảng 2 tỷ USD.
Chính vì là thành viên của PKF nên mọi quy trình kiểm toán, các tệp lưu
trữ hồ sơ của PCA đều phải tuân theo mẫu chuẩn của PKF. Quy trình kiểm toán
của PCA hiện nay đang tiếp cận theo quy trình kiểm toán của PKF. Tuy nhiên
chúng vẫn đảm bảo tuân theo các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Tùy theo yêu cầu thực tế của khách hàng mà thời điểm tiến hành kiểm
toán của PCA gồm 3 thời điểm là:
- Sau khi BCTC năm của khách hàng đã lập xong.
- Sau khi BCTC theo kỳ 6 tháng hoặc 9 tháng của khách hàng đã được
lập.
- Khi khách hàng có yêu cầu có thể là định kỳ hàng quý.
Tuân thủ theo đúng quy định của tập đoàn, hiện nay quy trình kiểm
toán của PCA đang tiếp cận theo quy trình kiểm toán của PKF gồm 08 bước
như sau:
Bước 1: Tiếp tục khách hàng cũ hoặc chấp nhận khách hàng mới
Quy trình kiểm toán bắt đầu khi PCA thu nhận một khách hàng. Thu
nhận một khách hàng là một quá trình gồm 2 bước: Thứ nhất, đối với khách
hàng cũ thì quyết định xem có tiếp tục kiểm toán hay không? Thứ hai, đối với
khách hàng mới, PCA đã có sự liên lạc với khách hàng này và khi khách hàng
Phạm Thị Hiền 22 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
yêu cầu được kiểm toán, PCA sẽ có sự đánh giá xem có chấp nhận yêu cầu này
được hay không? Để trả lời 2 câu hỏi này KTV cần: Xác định những thay đổi so
với năm trước (khách hàng hiện tại) hoặc tìm hiểu thông tin để nhận dạng khách
hàng (khách hàng tiềm năng); đánh giá sự xung đột về lợi ích; đánh giá tính độc
lập; từ đó xác định rủi ro có thể xảy ra và cách đối phó.
Đối với khách hàng cũ, để tìm ra những thay đổi so với năm trước KTV
cần phải làm những công việc sau:
• Nhằm đảm bảo rằng những công việc lặp đi lặp lại đối với khách hàng
không chứa đựng những rủi ro không thể chấp nhận, KTV thực hiện:
o Xem xét về khả năng tin cậy vào tính chính trực của ban lãnh đạo
công ty khách hàng và xem xét xem việc tiếp tục kiểm toán khách hàng này
có làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty hay không. Cần xem xét các yếu tố
sau:
- Kinh nghiệm từ các năm trước
- Những hiểu biết thu thập được từ các bộ phận khác trong công ty kiểm
toán
- Các phương tiện thông tin đại chúng
- Mối quan hệ của khách hàng và các cơ quan quản lý
- Quan điểm của khách hàng về tính trung thực hợp lý của các báo cáo
tài chính
o Nếu nghi ngờ về kết quả đánh giá ở trên, cần xem xét xem các rủi
ro có thể được giảm thiểu bằng cách thực hiện các thủ tục ngăn ngừa không,
ví dụ:
- Các thủ tục bổ sung, đặc biệt là sự xác nhận của bên thứ ba
- Các thủ tục soát xét bổ sung, ví dụ soát xét đảm bảo
• Nhằm đảm bảo rằng PCA có khả năng để thực hiện các dịch vụ chuyên
môn:
Phạm Thị Hiền 23 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
o Xem xét xem KTV có đủ khả năng để thực hiện dịch vụ hay
không. Xem xét xem công việc có yêu cầu gì đặc biệt hay không.
o Đảm bảo rằng công ty kiểm toán có đủ nguồn lực để thực hiện
công việc một cách hiệu quả và đúng hạn.
• Nhằm đảm bảo rằng PCA và khách hàng đã thống nhất về phạm vi, điều
khoản của hợp đồng; và không có sự kiện nào phát sinh làm ảnh hưởng
xấu đến mối quan hệ giữa hai bên.
o Xem xét các sự kiện có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với khách
hàng, ví dụ:
- Sự thay đổi quan trọng về đội ngũ lãnh đạo hoặc hình thức sở hữu của
khách hàng;
- Khách hàng thay đổi các chuyên gia tư vấn pháp luật
- Sự thay đổi bất lợi về tình hình tài chính của khách hàng
- Những vụ kiện tụng quan trọng giữa khách hàng và bên thứ ba.
- Khách hàng thay đổi cơ bản hoạt động kinh doanh
-Thay đổi về phạm vi công việc của kiểm toán viên
- Thay đổi về trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý
o Đảm bảo đã thực hiện các thủ tục phù hợp để đối phó với các vấn
đề nêu trên, bao gồm cả việc đánh giá lại về tính độc lập và tính chính trực
của ban lãnh đạo (nếu cần)
o Xem xét xem có cần thiết phải điều chỉnh hợp đồng không. Đảm
bảo rằng khách hàng đã thống nhất với các điều khoản mới của hợp đồng
trước khi kiểm toán viên bắt đầu công việc.
Đối với khách hàng mới, việc tìm hiểu thông tin để nhận dạng khách
hàng mới này cần phải thực hiện các công việc:
Phạm Thị Hiền 24 Lớp: Kiểm toán 47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
• Để đảm bảo rằng công việc kiểm toán đối với khách hàng này không chứa
đựng những rủi ro lớn (rủi ro không thể chấp nhận), KTV cần:
o Quyết định xem có thể tin tưởng vào tính chính trực của Ban lãnh
đạo của Công ty khách hàng và việc tiếp tục giữ mối quan hệ với khách hàng
này có làm ảnh hưởng đến uy tín của PCA hay không. Thông tin để có thể
đưa ra quyết định trên có thể thu thập được bằng cách:
- Thảo luận với bên giới thiệu khách hàng
- Trao đổi với Công ty kiểm toán trước đây của khách hàng và trao đổi
với bên thứ 3
- Thu thập thông tin từ kinh nghiệm của KTV và của bên thứ 3 như ngân
hàng, tư vấn pháp luật và các đồng nghiệp trong ngành.
- Thông tin cơ bản trên cơ sở dữ liệu.
o Nếu KTV còn có sự hoài nghi về những thông tin vừa thu thập ở
trên, KTV cần thực hiện các phương án bổ sung để giảm thiểu rủi ro như xác
nhận của bên thứ 3 hoặc soát xét đảm bảo kiểm toán.
• Để đảm bảo PCA có thể thực hiện một cuộc kiểm toán chuyên nghiệp thì
KTV và lãnh đạo Công ty cần xem xét các yếu tố như:
o Nhân sự có hiểu biết về ngành nghề hoặc các vấn đề có liên quan
đến khách hàng
o Nhân sự có kinh nghiệm, khả năng hoặc hiểu biết phù hợp về yêu
cầu của báo cáo kiểm toán hoặc các yêu cầu pháp lý
o Công ty có đủ nhân sự có năng lực để thực hiện hợp đồng
o Sự tham gia của các chuyên gia nếu cần thiết
o Các cá nhân có đủ điều kiện để thực hiện soát xét chất lượng
kiểm toán
o Công ty có khả năng hoàn tất hợp đồng kiểm toán đúng hẹn
Phạm Thị Hiền 25 Lớp: Kiểm toán 47B