Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TÌNH HÌNH TIỆU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.71 KB, 13 trang )

TÌNH HÌNH TIỆU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM THANH HƯƠNG
I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh trứng của công ty trách nhiệm hữu chế biến thực
phẩm Thanh Hương
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh trứng qua các năm
Bảng 11: Khối lượng tiêu thụ bánh trứng qua các năm
Năm 2006 2007 2008 07 so 06 (%) 08 so 07 (%)
Khối lượng tiêu thụ (Tấn) 5.4 7.5 15.32 138.88 204.2
Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng tiêu thụ bánh trung tăng rất nhanh, năm
2007 so với năm 2006 tăng 138.88%, năm 2008so với năm 2007 tăng 204,2% điều này
cho thấy triển vọng phát triển của bánh truứng của công ty trách nhiệm hữu hạn chế
biến thực phẩm Thanh Hương trong tương lai, khách hàng dần dần đã chấp nhận sản
phẩm. Do vậy công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm cho
phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
2. Tình hình tiêu thụ của sản phẩm bánh trứng Thanh Hương
2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng
Theo nguồn thông tin từ các cửa hàng bán bánh lẻ, nơi tiếp xúc với khách hàng
thì đa số các cửa hàng đều có nhận xét khách hàng lựa chọn sản phẩm để biếu tặng,
lượng mua không đều thường tăng trong dịp lễ tết, người đến mua thuộc nhiều loại
thành phần khác nhau, chủ yếu là phụ nữ mua để tặng gia đình.
2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực
Bánh trứng được đưa vào sản xuất và tiêu thụ trên thị trường nếu so với các sản
phẩm khác: bánh quy, kẹo, bánh nếp , bắp dừa,bánh dừa , bánh vừng,socola…, kem xốp
thì có thể là rất mới mẻ, vì vậy nên sản phẩm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng sản
phẩm, chỉ khoảng 1%. Do đó sẽ rất là khó khăn cho công ty để nâng cao tỉ lệ của sản
phẩm này.
Bảng 12. Sản lượng tiêu thụ tại các vùng thị trường
Khu vực
2007 2008
So sánh
08/07(%)


Sản lượng
(Kg)
%
Sản lượng
(Kg)
%
Miền Bắc 50539 59 55553 62.2 110
Miền Trung 20064 22.4 20087 22.5 100
Miền Nam 15297 18.6 13687 15.3 89.47
Tổng 85900 100 89327 100 104
(Nguồn: Phòng KDTT)
Ta thấy rằng mặc dù khu vực thị trường được xem là chủ yếu của công ty là thị
trường miền Bắc nhưng sản lượng tiêu thụ ở đây lại có mức tăng thấp, khu vực kinh
doanh sản phẩm dịch vụ đạt mức tăng khá lớn .
Cũng phải nói rằng bánh kẹo là loại sản phẩm có tính mùa vụ cao, trong những
dịp lễ tết thường tiêu thụ tốt hơn. Nếu so sánh thời điểm trước và sau tết thì có thể thấy
một điểm đặc biệt khác nhau giữa bánh mềm và các sản phẩm bánh kẹo khác đó là bánh
mềm được tiêu thụ nhiều hơn vào thời điểm sau tết mà nguyên nhân điều tra tại một số
cửa hàng bán bánh kẹo tại Hà Nội, là do vào thời điểm người dân sử dụng bánh như
một loại quà biếu hoặc cũng có thể dùng tại gia đình. Để biếu thường dùng loại sản
phẩm cao cấp với xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia, Indonessia, …Còn đối với sản phẩm
tại nhà, khách hàng thường tiêu thụ các loại bánh bích quy thông thường.
3. Tỷ trọng tiêu thụ so với các sản phẩm khác
Bảng 13: tỷ trọng tiêu thụ bánh mềm
Năm
DT (Tỷ đồng)
2006 2007 2008
DT bánh trứng 2,97 4,10 8,47
Tổng DT bánh kẹo 149 168 195
tỷ trọng DT bánh trứng / Tổng DT (%) 2,00 2,44 4,34

Từ bảng ta thấy doanh thu bánh mềm qua các năm tăng rất nhanh, đồng thời tỷ
trọng doanh thu bánh mềm trên tổng doanh thu cũng tăng. Tỷ trọng DT bánh
mềm/Tổng DT năm 2006 là 2%, năm 2007 là 2,44%, năm 2008 là 4,34%. Đây là thành
công của doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu bánh mềm. Tuy nhiên doanh thu bánh
mềm còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu bánh kẹo, công ty cần có sự điều
chỉnh trong cơ cấu sản xuất sản phẩm và có những chính sách hiệu quả hơn để tăng tỷ
trọng doanh thu bánh mềm.
4. Tình hình tiêu thụ so với kế hoạch sản xuất qua các năm
Bảng 14: Kết quả tiêu thụ bánh trứng so với kế hoạch qua các năm
Năm
2007 2008
KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%)
Khối lượng (Tấn) 86 95 110.4 101 110 109
(Nguồn: Phòng KDTT)
Khối lượng tiêu thụ bánh trứng năm 2007 và 2008 đều vượt so với kế hoạch đề
ra. Cụ thể, năm 2007 vượt 110.4% so với kế hoạch, năm 2008 vượt 109% so với kế
hoạch, công ty nên duy trì việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra, tuy nhiên nên dựa
trên năng lực hiện có để đề ra kế hoạch cho hợp lý, tránh việc vì thành tích mà đặt ra kế
hoạch thấp hơn khả năng thực hiện.
II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường bánh trứng
1. Đối thủ cạnh tranh
Là một công ty sản xuất trong ngành bánh kẹo, công ty chế biến thực phẩm
Thanh Hương có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng như các đối thủ tiềm ẩn,
ngoài ngành sẽ tham gia sản xuất bánh kẹo trong tương lai. Để hiểu thêm về những khó
khăn từ phí đối thủ cạnh tranh ta có thể thông qua thị phần của công ty trên thị trường
bánh kẹo. Thị phần của công ty là rất thấp và thị trường chủ yếu là ở nông thôn. Sau
đây là bảng thị phần của công ty so với một số đối thủ cạnh tranh:
Bảng 15 :Thị phần của công ty bánh kẹo Thanh Hương so
với một số đối thủ cạnh tranh
TT Tên công ty

2006 2007 2008
Sản
lượng(tấn)
Thị
phần(%)
Sản
lương(tấn)
Thị
phần(%)
Sản
lượng(tấn)
Thị
phần(%)
1 Thanh Hương 1135.35 1.89 1110.96 1.75 1159.5 1.86
2 Như Hương 1051.59 1.73 1066.95 1.67 1072.2 1.72
3 Văn miếu 715.2 1.18 720.56 1.13 687.99 1.1
4 Tích sỹ giai 930.96 1.54 945.45 1.5 937.35 1.5
5 Thiên Hồng 429.9 0.71 431.58 0.67 434.34 0.7
6 Long An 983.64 1.62 990.43 1.55 964.38 1.55
7 Thái Bảo 985.43 1.63 993.57 1.56 976.65 1.56
9 Công ty khác 32122.6 53.1 34021.6 53.4 35785.9 57.5
9 Hàng nhập
ngoại
22158.8 36.6 23344.67 36.7 20199.6 32.5
Tổng số 60513.47 100 63625.77 100 62217.91 100
(Nguồn: PKDTT)
Bảng 16: Tốc độ tăng thị phần của công ty
Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
Tốc độ tăng(%)
07 so 06 08 so 07

Thanh Hương Tấn 1135.35 1110.96 1159.5 97.86 104.3
Sản lượng ngành Tấn 60513.47 63625.77 62217.91 105.14 97.78
Thị phần của T. Hương % 1.87 1.75 1.9 94 108.5
(Nguồn: PKDTT)
Ta thấy thị phần của công ty tăng qua các năm, riêng năm 2007 thị phần giảm do
khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty trong năm này giảm. Thị phần của công ty
ngày càng tăng chứng tỏ công ty ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng
hơn, đây là một tín hiệu tốt. Qua đó cho thấy thương hiệu bánh kẹo Thanh Hương ngày
càng được củng cố, đây là điều kiện rất thuận lợi để Bánh trứng Thanh Hương có thể
phát triển hơn nữa.
Nhìn vào bảng ta cũng thấy công ty có những đối thủ cạnh tranh chính là công ty
TNHH chế biến thực phẩm Như Hương, công ty bánh kẹo Tích Sỹ Giai, công ty bánh
kẹo Long An
- Công ty TNHH chế biến thực phẩm Như Hương:
Là một công ty có tiềm lực tài chính và đã chứng tỏ được sức mạnh của mình
trên thị trường. Hiện nay, công ty Như Hương có các sản phẩm được nhiêu người tiêu
dung chấp nhận. Công ty có danh mục sản phẩm lớn với trên 50 nhãn hiệu, sản phẩm
chủ yếu của công ty là các loại bánh có mẫu mã đẹp, chất lượng và giá cả phù hợp với
túi tiền của các tầng lớp trong xã hội, bao gói đẹp, bánh của Như Hương thường được
đựng trong những chiếc hộp trông rất lịch sự thích hợp để biếu tặng. Ngoài ra, công ty
còn có sản phẩm bánh trung thu với chất lượng cao, mẫu mã bao gói đẹp, lịch sự, đa
dạng rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống kênh
phân phối rộng khắp, các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng diễn ra thường xuyên,
mạnh mẽ. Chiến lược kinh doanh của công ty là chú trọng đến kênh phân phối, tăng
cường các hoạt động quảng cáo để mở rộng thị phần. Công ty bánh kẹo Như Hương
thực sự là một đối thủ cạnh tranh mạnh của các công ty khác trong ngành bánh kẹo.
- Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai:
Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn của
công ty cổ phần bánh kẹo Thanh Hương. Công ty TNHH bánh kẹo Tích Sỹ Giai có danh
mục sản phẩm đa dạng hơn so với Thanh Hương, sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu

dáng đẹp, giá cả phải chăng, Công ty có những mặt hàng có tính cạnh tranh khá cao so với
sản phẩm Thanh Hương như các loại kẹo dẻo ( kẹo gôm, chíp chíp..), còn có mặt hàng
bánh gạo và các loại bim bim. Ngoài ra, công ty Tích Sỹ Giai còn có hệ thống kênh phân
phối giúp cho việc phân phối sản phẩm được thuận tiện. Mới đây công ty này sản xuất loại
bánh gạo có phun Socola với mẫu mã kiểu dáng rất bắt mắt, đây lại là một thách thức đặt ra
với bánh trứng của công ty Thanh Hương. Nhưng công ty Thanh Hương lại có sản phẩm
bánh kem xốp có ưu thế hơn so với Tích sỹ giai, ngoài ra, công ty Thanh Hương còn có 2
sản phẩm truyền thống là bánh dừa trắng, kẹo hoa quả hầu như không có đối thủ. Công ty
sử dụng nhiều chiến lược về giá, các chính sách xúc tiến hỗ trợ bán, chính sách phân phối
để tiếp tục củng cố thị trường miền Bắc và mở rộng thị trường Miền Nam.
- Công ty TNHH Long An:
Công ty TNHH Long An cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh của
Thanh Hương. Những năm gần đây, công ty Long Anh đã nhập nhiều loại máy móc
thiết bị hiện đại của các nước như Trung Quốc, Đài Loan nên sản phẩm của công ty khá
đa dạng ( khoảng 45 chủng loại sản phẩm) với nhiều loại mẫu mã bao bì. So với công ty
Thanh Hương, công ty bánh kẹo Long An có lợi thế hơn về nguồn cung cấp nguyên vật
liêu đầu vào với giá cả và thời gian cung cấp ổn định, chủng loại hàng hoá phong phú
hơn, mẫu mã đẹp và sang trọng hơn, giá cả phải chăng. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của
công ty là ở Miền Nam, vì đây là thị truờng gần về khu vực địa lý và sản phẩm của
công ty cũng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nơi đây. Công ty Long An sử
dụng công cụ cạnh tranh chủ yếu là giá và sản phẩm.
Qua phân tích trên, ta thấy cường độ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo là tương
đối cao. Các đối thủ cạnh tranh của Thanh Hương đều có những lợi thế nhất định và sử
dụng những lợi thế đó một cách hữu hiệu, nếu có thể nghiên cứu thế mạnh của các công
ty trên để hoàn thiện mình hơn thì đó là điều rất tốt với công ty. Trong môi truờng cạnh
tranh như vậy, việc duy trì và phát triển thị phần của công ty mình là một thách thức lớn
đối với cán bộ công nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn bánh kẹo Thanh Hương.
2. Khách hàng

×