Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.19 KB, 25 trang )

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Lý do chọn đề tài
“Thị trường là chiến trường của thời bình, một chiến trường đòi hỏi sự thông minh, hiểu
biết nhiều hơn là ý chí quật cường” (Nguyễn Nam Phương (2005), luận văn tốt nghiệp “Phân
tích tình hình lợi nhuận của Công ty Nutifood”), mà chiến trường luôn có sự cạnh tranh gay
gắt, cạnh tranh ở đây là để tồn tại và phát triển. Đặc biệt là thị trường ngày nay, cùng với nhịp
độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại
thế giới WTO. Chính sự kiện đó, đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo
nhiệt và sôi động hơn.
Và mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế, với
chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng
nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của thị
trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng thì vấn đề quan tâm hàng đầu của
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không nhất thiết vốn phải nhiều, qui mô phải lớn, mà điều
tối quan trọng là doanh nghiệp đó bán được hàng hay không và làm sao để thỏa mãn một cách
tốt nhất nhu cầu của khác hàng. Đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những
thị trường tiềm năng nhằm tiêu thụ tối đa sản phẩm của công ty. Hơn nữa , hàng hoá có tiêu thụ
được mới có thể xác định kết quả tài chính cuối cùng của công ty là lãi hay lỗ. Do đó, trong
quá trình sản xuất kinh doanh giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc quyết định sự thành công hay thất bại của công ty.
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
nên nhóm chúng em chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH
Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ”. Nhằm giúp cho Công ty tìm ra được những thuận lợi cũng
như là bất lợi trong việc tiêu thụ hàng hoá, từ đó đề suất những giải pháp phù hợp để đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty.
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
1
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ và
đề ra những biện pháp để đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ sản phẩm cho Công ty trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
-Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
-Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty.
-Đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH
Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1 Không gian
Số liệu được thu thập từ công ty.
3.2 Thời gian
Đề tài được tiến hành và hoàn thành trong khoảng thời gian từ 02/2010-04/2010.
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ phòng kế toán của Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ.
4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
2
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM RAU
QUẢ CẦN THƠ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có tiền thân là Công ty Cổ Phần Thực Phẩm

Rau Quả Cần Thơ. Công ty được hình thành thông qua sự góp vốn của các thành viên từ Công
ty Cổ phần Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ sau khi Công ty Cổ Phần gom gọn bộ máy. Do đã có
tiền thân phát triển từ Công ty Cổ Phần nên Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ có
được nhiều lợi thế kinh doanh hơn vì đã có sẵn đà phát triển của Công ty Cổ Phần trong thời
gian trước đó. Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là Công ty TNHH 2 thành viên
trở lên. Công ty chính thức được thành lập vào 17/01/2006, với “Dự án đầu tư thành lập Công
ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ” nhằm phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh và
tiến xa hơn nữa.
Tên viết tắt: CAGENCO-CT (Can Tho Foodstuff, Fruit & Vegetable).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5702001025.
Ngành nghề kinh doanh: Thực phẩm công nghệ, vận tải hàng hóa đường bộ, chế biến nước
mắm.
Mã số thuế: 1800614610 do cục thuế Thành Phố Cần Thơ cấp ngày 24/01/06.
Với đội ngũ công nhân viên là những người tham gia từ Công ty Cổ Phần cũ nay chuyển
sang Công ty TNHH thì kinh nghiệm đã sẵn có. Công ty luôn nghiên cứu để có những sản
phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tạo được uy tín với khách
hàng. Công ty hiện nay đang mua bán với một số Công ty lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh :
Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Thiên Hương, Công ty Cổ Phần Bột Giặt NET, Công ty TNHH
Thành Long, … Công ty đã có thị trường bán lẻ và sỉ trong và ngoài Thành Phố Cần Thơ, Kiên
Giang, Hậu Giang. Với chính sách giá cả linh hoạt, kèm theo chương trình khuyến mãi giúp
công tác thâm nhập thị trường nhanh và thuận lợi, giúp giữ vững thị trường và đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển vốn. Góp phần phát triển kinh tế cho địa phương và cho đất nước.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
3
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
1.2.1 Chức năng
Với các hoạt động thương mại và dịch vụ, và với công nghệ chế biến thực phẩm, cùng
những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm kinh doanh, Công ty đã phát huy mọi tiềm lực

nhằm mở rộng lợi thế cạnh tranh để tạo ra lợi nhuận hợp pháp góp phần phát triển kinh tế cho
địa phương và cho đất nước.
1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ là đơn vị kinh doanh độc lập, có tư cách
pháp nhân, giao dịch mang tên công ty, có con dấu riêng và phải thực hiện nhiệm vụ của mình
với nhà nước. Chuyên kinh doanh thực phẩm, vận tải hàng hóa đường bộ, chế biến nước
mắn,để cung cấp nhu cầu trong và ngoài tỉnh Cần Thơ.
1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1: Tổ chức bộ máy Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ
( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ )
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Ban lãnh đạo
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
4
Chủ tịch Hội
Đồng Thành Viên
P. Giám Đốc
P. Kế Toán
P. Tổ Chức Hành
Chính
P. Kinh Doanh
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
Công ty có chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc và 3 phòng ban gồm: Phòng tổ chức
hành chính, Phòng kinh doanh và Phòng kế toán.
Chủ tịch hội đồng thành viên: là người được hội đồng thành viên bầu làm chủ tịch. Hội
đồng thành viên là các thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, thành viên là tổ
chức chỉ định người đại diện theo ủy quyền tham gia hội đồng thành viên.

Chức năng của chủ tịch hội đồng thành viên: chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương
trình kế hoạch hoạt động, tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp hội đồng
thành viên. Triệu tập và chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên, tổ chức lấy ý kiến thành viên.
Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên. Thay
mặt hội đồng thành viên ký các quyết định của hội đồng thành viên, các quyền và nghĩa vụ
khác theo qui định của pháp luật.
Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu trách
nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Chức năng của giám đốc: tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên, quyết
định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty; Tổ chức thực hiện
kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ Công
ty; Ký kết hợp đồng nhân danh Công ty, kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức Công ty; Trình
báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên hội đồng thành viên; Kiến nghị phương án sử dụng
lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng
thành viên.

Chức năng của các phòng ban
-
Phòng kế toán
Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra
toàn bộ công tác tài chính, kế toán ở Công ty. Cung cấp thông tin và giúp lãnh đạo phân tích
hoạt động kinh tế để đề ra các quyết định kinh tế. Theo dõi, thực hiện nghĩa vụ với cơ quan
thuế, tập hợp các số liệu từ các phần hành khác để lên báo cáo quyết toán và lập báo cáo tài
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
5
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
chính. Do qui mô doanh nghiệp nhỏ nên kế toán trưởng làm luôn các phần hành kế toán khác
mà chưa có các kế toán viên làm.

Kế toán tổng hợp: Tập hợp các Nhật ký từ các kế toán viên và đối chiếu số liệu báo cáo
giữa tổng hợp và chi tiết, tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh từ các kế toán khác để lên quyết
toán và lập báo cáo tài chính.
Kế toán công nợ mua: Kiêm cả kế toán tiền mặt và tiền gửi, theo dõi tất cả các khoản thu
chi tiền mặt tiền gửi, theo dõi các khoản vay và đối chiếu số dư cuối ngày, cuối tháng với thủ
quỹ. Kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp,
trích khấu hao và phân bổ cho từng bộ phận sử dụng tài sản cố định đó. Kế toán mua hàng theo
dõi từng loại hàng hóa mua vào và tình hình tăng giảm nợ mua khi phát sinh các nghiệp vụ mua
hàng. Cuối tháng, lên các Nhật ký gởi báo cáo về kế toán tổng hợp.
Kế toán công nợ bán: xuất hóa đơn, theo dõi doanh thu, công nợ bán.
Kế toán kho: theo dõi tình hình hàng hóa nhập xuất tồn kho để cuối kỳ đối chiếu với thủ kho,
kiểm kê xác định phân loại hàng hóa và kiêm cả theo dõi pha chế nước mắm.
-
Phòng tổ chức hành chánh
Tổ chức quản lý nhân sự, bố trí lao động phù hợp với chức năng trình độ của người lao
động và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ công nhân viên.
Thực hiện việc BHXH, xét nâng lương, nâng bậc, đề bạc khen thưởng, kỷ luật và giải quyết các
chính sách đối với các cán bộ công nhân viên theo chế độ hiện hành của nhà nước. Tổ chức
thực hiện các mục tiêu, kế hoạch và các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua trong Công ty
Thực hiện công tác lưu trữ, bảo quản các công văn, công tác văn thư đánh máy. Ngoài ra,
còn tổ chức công tác thanh tra bảo vệ trong Công ty.
Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị, nhà xưởng, công cụ lao động, có kế hoạch mua sắm,
sửa chữa văn phòng Công ty. Đồng thời tổ chức quản lý nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho cán bộ công nhân viên
Bảo vệ an toàn, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động.
-
Phòng kinh doanh
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
6
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần

Thơ
Là phòng nghiệp vụ, xây dựng và theo dõi thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu ngành hàng của
Công ty đề ra.
Thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng đại lý và đưa ra chính sách phù hợp để thu
hút khách hàng.
Theo dõi tình hình giá cả để tham mưu cho giám đốc quyết định giá bán cho phù hợp nhằm
tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Quản lý và theo dõi định mức nhiên liệu cho các xe tải vận chuyển giao hàng ở thành phố
và các quận, huyện. Kết hợp giao hàng nhiều điểm trên cùng tuyến đường, để cắt giảm các chi
phí.
1.4 Tổng quát về thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của Công ty TNHH
Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ
1.4.1 Thuận lợi
Do Công ty đã có quá trình hoạt động lâu năm nên đã có thị trường và khách hàng để tiêu
thụ hàng hoá.
Nguồn nguyên liệu lương thực hàng hóa của Thành phố Cần Thơ rất dồi dào.
Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực lương thực nên có nhiều kinh nghiệm trong
việc mua bán, tạo được uy tín và có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.
Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán với họ nhằm tránh
những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng.
Công ty luôn có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám đốc, công nhân viên toàn Công ty và
công nhân viên đều được sắp xếp làm việc ổn định, thu nhập tăng nên gắn bó với nghề, có ý
thức trách nhiệm và kinh nghiệm trong công việc.
1.4.2 Khó khăn
Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Sự tăng giá của các loại
vật liệu bao bì, nhiên liệu làm cho chi phí Công ty tăng, giá vốn tăng.
Đôi khi, chất lượng nguyên liệu đầu vào chưa cao phải tái chế biến dẫn đến tăng chi phí chế
biến.
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
7

Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
Bên cạnh đó, do không có mặt bằng sẵn nên Công ty phải tốn thêm khoảng chi phí để thuê
mặt bằng.
1.4.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới
Từng bước đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa có thế mạnh của Công ty
Tiếp tục duy trì tiêu thụ hàng hóa tại thị trường cũ như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên
Giang.Và đẩy mạnh hướng phát triển ở thị trường mới trong tương lai.
Sắp xếp, điều chỉnh lại lao động các bộ phận tinh gọn, hiệu quả phù hợp theo mô hình mới,
cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đến cao hơn năm 2008 với mức lương cao
hơn.
Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần
dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ hội đồng
thành viên của Công ty đến người lao động để cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
8
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
TNHH THỰC PHẨM RAU QUẢ CẦN THƠ
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ chung của Công ty.
Công ty TNHH Thưc Phẩm Rau Quả Cần Thơ có rất nhiều mặt hàng kinh doanh trên thị
trường. Tuy nhiên trong phạm vi của đề tài chỉ phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của một số
mặt hàng chủ yếu qua hai năm 2007 và 2008 như thế nào, ta tiến hành phân tích sản lượng tiêu
thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty như sau:
Bảng 1: tình hình sản lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu của Công ty
(Nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH Thực Phẩm Rau Quả Cần Thơ)
Bảng 2: chênh lệch giữa năm 2008 so với năm 2007
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
Sản

phẩm Đvt
Tồn kho đầu kỳ Nhập Xuất Tồn kho cuối kỳ
2007 2008 2007 2008 2007 2008 2007 2008

Thiên
Hương
Gói 179.589 173.440 7.844.463 9.879.076 7.850.612 9.896.576 173.440 155.940
Bột giặt
Net
Gói 92.375 83.636 567.764 640.608 576.503 683.562 83.636 40.682
Dầu ăn
MeiZan
Chai 4.560 3.201 141.087 216.220 142.446 195.234 3.201 24.187
Sản phẩm
Tồn kho đầu kỳ Nhập Xuất Tồn kho cuối kỳ
S.HH % S.HH % S.HH % S.HH %
Mì Thiên
Hương
-6.149 -3,42 2.034.613 25,94 2.045.964 26,06 -17.500 -10,09
Bột giặt Net -8.739 -9,46 72.844 12,83 107.059 18,57 -42.954 -51,36
Dầu ăn
MeiZan
-1.359 -29,80 75.133 53,25 52.788 37,06 20.986 655,61%
9
Tình hình tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thực Phẩm Rau Quả Cần
Thơ
Nhận xét:
Tỷ lệ thực hiện tiêu thụ sản phẩm năm 2008 so với năm 2007 của Công ty TNHH Thực
Phẩm Rau Quả Cần Thơ tăng 2.647.249.382 đồng (tức tăng 26,76%). Trong năm 2008 mặc dù
nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty vẫn tăng trưởng

đây là điều đáng khen ngợi. Để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên ta phân tích
từng loại sản phẩm như sau:
Mì thiên hương: Với lượng tồn kho đầu kỳ năm 2008 đã giảm 6.149 gói (tức giảm 3,42%)
so với năm 2007, nên Công ty tăng cường nhập hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường năm 2008
tăng 2.034.613 gói (tăng 25,94%) so với 2007. Mặc dù lượng hàng hóa nhập vào tăng lên
nhưng do lượng tiêu thụ trong năm 2008 tăng 2.045.964 gói (tăng 26,07%), nên đã làm lượng
tồn kho cuối kỳ của Công ty giảm 17.500 gói (giảm 10,09%) so với năm 2007.
Bột giặt Net: Đối với sản phẩm Bột giặt Net Công ty đã tiêu thụ trong năm 2008 tăng
107.059 gói (tăng 18,57%) so với năm 2007. Tình hình tồn kho đầu kỳ trong năm 2008 của
Công ty giảm 8.739 gói (giảm 4,96%) so với năm 2007. Vì lượng tồn kho đầu kỳ giảm nên đã
làm cho lượng hàng hóa nhập vào của Công ty trong năm 2008 tăng 72.844 gói (tăng 12,83%)
so với 2007. Tuy lượng hàng hóa nhập vào tăng nhưng vẫn thấp hơn so với lượng tiêu thụ, vì
thế đã làm cho hàng tồn kho cuối kỳ của Công ty trong năm 2008 giảm 42.954 gói (giảm
51,36%) so với năm 2007.
Dầu ăn MeiZan: Với sản phẩm Dầu ăn MeiZan trong năm 2008 công ty đã nhập nhiều
hơn năm 2007 là 75.113 chai (tức tăng 53,25%). Giải thích cho sự gia tăng trên là do công ty
muốn bù đắp sự sụt giảm của tồn kho đầu kỳ 2008 (giảm 1.359 chai, tức giảm 29,8%) và do
công ty kì vọng mặt hàng này sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong năm 2008. Mặc dù, tình hình tiêu
thụ trong năm 2008 có gia tăng (tăng 52.788 chai tức tăng 37,06%) nhưng sự gia tăng đó không
cao như kì vọng của công ty, nên đã làm cho lượng tồn kho cuối kì năm 2008 tăng lên 20.986
chai (tức 655,61%).
Nhìn chung, trong năm 2008 tuy tình hình kinh tế có nhiều bất ổn nhưng tình hình tiêu thụ
của ba mặt hàng trên vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao (mì Thiên Hương tăng 26,06%; bột
giặt Net 18,57%; dầu ăn Meizan 37,06%). Riêng đối với hai mặt hàng mì Thiên Hương và bột
phân tích hoạt động kinh doanh Giáo viên: Bùi Văn Trịnh
10

×