Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SHB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.96 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI SHB
3.1. Định hướng phát triển cho hoạt động TTQT của SHB – HSC
Hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó mật thiết
với các hoạt động kinh doanh khác của NHTM. Định hướng phát triển
hoạt động TTQT phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động
kinh doanh đối ngoại của SHB nói chung và tại Hội sở chính nói riêng.
Để đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của
SHB – HSC phải luôn gắn với phương châm kinh doanh “An toàn – hiệu
quả”, đồng thời có những bước chuẩn bị tích cực cho quá trình mở rộng
kinh doanh phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Để phấn đấu nâng
cao hơn thị phần trong hoạt động TTQT, phát triển mạnh mẽ các nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm
dịch vụ, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực; trong thời gian tới, định
hướng phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của HSC – SHB cần
thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, đổi mới công nghệ thanh toán Ngân hàng. Việc đổi mới
công nghệ thanh toán tại SHB được thể hiện trên các mặt:
Tiếp tục kiện toàn và hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Thị trường
tài chính quốc tế và khu vực là một mạng liên thông toàn cầu, dịch vụ
ngân hàng đã liên kết các doanh nghiệp và nhà đầu tư với nhau trên
phạm vi toàn cầu. Mỗi giao dịch như thế chỉ tính bằng thời gian rất ngắn
nên để chuyển các khoản thanh toán đi và nhận các khoản thanh toán
đến từ các ngân hàng đại lý không những chỉ được thiết lập với HSC mà
còn cần thẳng tới các chi nhánh để rút ngắn thời gian thanh toán, không
phải đi đường vòng.
Cần đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, nâng cao
chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ đã có,
tiến hành nghiên cứu và từng bước đưa các sản phẩm mới vào hoạt
động: dự án rút tiền tự động, dịch vụ thanh toán thẻ, dự án thanh toán
điện tử, dịch vụ phát triển kiều hối, bảo hiểm, thanh toán séc...


SHB tiếp tục triển khai các dự án hiện đại hóa đúng tiến độ. Tăng
cường nghiên cứu và đầu tư thêm trang thiết bị mới có trọng điểm vào
những nơi cần thiết, đồng thời nâng cấp hệ thống máy tính và mạng
truyền tin viễn thông của ngân hàng.
Bên cạnh đó, phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại để tránh
sự đơn giản về nghiệp vụ, nhằm đáp ứng sự phát triển đa dạng của đời
sống kinh tế xã hội, các dịch vụ cần sử dụng rộng rãi như: chiết khấu hối
phiếu, các dịch vụ mua bán nợ, kinh doanh hối đoái, đại lý ủy thác...
Thúc đẩy chiến lược hướng vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hỗ
trợ xuất khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thứ hai, về nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế: Nghiên cứu mở rộng
quan hệ đối ngoại theo hướng có chọn lọc để duy trì quan hệ với các
ngân hàng đại lý đã có phát triển thêm các ngân hàng đại lý mới ở
những nơi phát sinh nhiều giao dịch. Khảo sát, nghiên cứu để có hướng
mở văn phòng đại diện ở nước ngoài. Phát triển khối lượng thanh toán
xuất nhập khẩu, thu hút khách hàng, đặc biệt là những khách hàng xuất
khẩu lớn để tăng nguồn thu ngoại tệ. Tiếp tục mở rộng và phát triển
công tác kinh doanh ngoại tệ, tăng nguồn thu nhập về kinh doanh ngoại
tệ, đảm bảo cung ứng đủ ngoại tệ cho nhu cầu khách hàng nhập khẩu
và trả nợ nước ngoài.
Ngân hàng dự định sẽ thường xuyên hơn tổ chức các buổi hội thảo,
mời các tổ chức tài chính, các ngân hàng để học hỏi và tăng thiết lập
mối quan hệ đại lý. Từ đó tạo điều kiện cho ngân hàng nước ngoài biết
đến và tin tưởng vào khả năng trong hoạt động TTQT nói riêng và hoạt
động kinh doanh nói chung của SHB.
Thứ ba, SHB định hướng sẽ tham gia các điều ước quốc tế, các
diễn đàn khu vực về quốc tế về tiền tệ, ngân hàng. Từ đó, phát triển
quan hệ hợp tác đa phương và song phương trong lĩnh vực tiền tệ,
ngân hàng nhằm tận dụng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý
tiến tiến của nước ngoài trong hoạt động thanh toán quốc tế; phối hợp

với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính để kịp thời phát hiện, ngăn
chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
3.2. Một số giải pháp mở rộng hoạt động TTQT
3.2.1. Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ của cán bộ TTQT
Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển
kinh tế. Thực tế đã chứng minh một ngân hàng muốn phát triển và hoạt
động hiệu quả thì phải có một đội ngũ quản trị có năng lực, tư duy chiến
lược, tinh thông về nghiệp vụ ngân hàng và có tâm huyết với nghề.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng vậy, năng lực trình độ của các
cán bộ làm công tác TTQT có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch
vụ. Qua tiếp xúc trực tiếp và đánh giá năng lực của cán bộ ngân hàng,
khách hàng sẽ quyết định có nên sử dụng dịch vụ của ngân hàng hay
không. Vì vậy, để có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực,
hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ thanh toán,
Phòng TTQT của SHB mới đi vào hoạt động ba năm với đội ngũ
cán bộ trẻ, có trình độ, năng động, sáng tạo nhưng đây cũng chính là
một điểm yếu của ngân hàng, vì đội ngũ cán bộ trẻ chưa hoặc ít kinh
nghiệm về hoạt động thực tiễn. Trong khi đó, hoạt động TTQT lại khá
phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng. Vì thế
yêu cầu đối với thanh toán viên không chỉ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ,
dày dặn kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực ngoại thương, luật lệ, tập quán
quốc tế mà còn phải biết tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng an
tâm khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Để làm được như vậy, SHB cần có chiến lược phát triển con người.
Đây là chiến lược mang tính lâu dài. Cụ thể, Ngân hàng cần phải
thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm, nâng cao
kiến thức trong việc giải quyết và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT. Cử cán bộ đi khảo sát, đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn, học các nghiệp vụ mới về thanh
toán, kinh doanh ngoại tệ, bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, pháp luật,

thông lệ quy ước quốc tế để bắt kịp với những thay đổi trong qui trình
nghiệp vụ trong hoạt động thanh toán theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đồng thời, Ngân hàng tích cực giáo dục triệt để cán bộ nhân viên
về văn minh trong giao tiếp và văn hóa kinh doanh. Đề cao khả năng
độc lập, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm cao, phẩm chất đạo đức tốt.
Với kiến thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc
tế, sự am hiểu luật pháp, tập quán của từng nước, nhân viên thanh toán
quốc tế có thể tư vấn nhằm phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách
hàng.
Bên cạnh đó, SHB cần từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, xây
dựng tiêu chí đánh giá cán bộ thông qua chất lượng và hiệu quả công
việc được giao. Thực hiện tốt việc phân loại cán bộ, bố trí và sử dụng
nhân lực đúng người, đúng việc. Tăng cường số lượng cán bộ gắn với
trình độ chuyên môn cho các phòng, tổ nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu công
việc.
3.2.2. Thiết lập và mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý ở nước ngoài
Thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý để thuận tiện cho việc thanh
toán. Thường xuyên củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước
ngoài đã có quan hệ lâu dài. Việc thanh toán nhanh chóng và đầy đủ sẽ
giúp uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên trường quốc
tế, các mối quan hệ làm ăn sẽ được tăng lên và chặt chẽ hơn.
Xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp
để nâng cao uy tín quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất cho việc giao dịch tại
ngân hàng. Đồng thời khai thác hệ thống thanh toán của ngân hàng đại
lý để phục vụ nhu cầu thanh toán của SHB. Ngoài ra, SHB còn học hỏi
được kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nước ngoài. Để phát huy
hết vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng đại lý, SHB cần tiếp tục
duy trì và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng đại lý để giữ vững uy
tín của mình trên thị trường.
Bên cạnh đó, SHB cần tìm hiểu, mở rộng những mối quan hệ đại lý

với các ngân hàng mới tại nhiều quốc gia khác nhau.
Đối với các ngân hàng nước ngoài, mặc dù đã có sự nhân nhượng
và mềm dẻo trong việc thanh toán nhằm giữ uy tín và lôi kéo khách
hàng nhưng không để ảnh hưởng đế lợi ích của khách hàng. Từ đó, cân
bằng lợi ích bản thân ngân hàng, đối tác và khách hàng để hợp tác các
bên cùng có lợi.
3.2.3. Xây dựng chính sách khách hàng và hệ thống tiếp thị nhằm thu hút
khách hàng đến với ngân hàng
Mặc dù nước ta đang trong giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai,
nhưng sự cạnh tranh diễn ra giữa các ngân hàng đã diễn ra rất khốc liệt.
Các NHTM, kể cả Ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng
thương mại cổ phần, muốn tồn tại và phát triển, tham gia vào thị trường
quốc tế đều phải xây dựng cho mình uy tín thương hiệu để có thể thu
hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Điểm khác biệt của các Ngân
hàng thương mại là đều thực hiện nghiệp vụ như nhau, không có nghiệp
vụ nào là độc tôn. Hơn nữa, ngày càng nhiều các ngân hàng nước
ngoài lập chi nhánh tại Việt Nam, với công nghệ hiện đại, có đội ngũ
chuyên viên và nhân viên đạt chuẩn quốc tế, là đối thủ cạnh tranh mạnh
nhất trong việc thu hút khách hàng trong lĩnh vực TTQT.
Khách hàng có quyền lựa chọn những ngân hàng tốt nhất, uy tín
nhất để giao dịch. Vì thế, việc thúc đẩy các hoạt động Marketing trong
ngân hàng, áp dụng các chiến lược Marketing linh hoạt, phù hợp nhằm
mục đích từng bước tạo ấn tượng trong mắt khách hàng. Phục vụ khách
hàng chu đáo, tận tình, luông mang lại sự thuận lợi, an toàn và hiệu quả
nhất trong giao dịch với khách hàng. Để thực hiện tốt hoạt động
Marketing, SHB phải chú trọng đến những vấn đề sau:
Nghiên cứu thị trường ngân hàng: Đây là vấn đề đầu tiên cần
quan tâm khi ngân hàng muốn thành công trong thị trường mà mình đã
và sẽ hoạt động. Nghiên cứu thị trường để nắm bắt thói quen và nhu
cầu, tập quán của khách hàng. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khách

hàng lựa chọn ngân hàng giao dịch chủ yếu dựa trên so sánh về thương
hiệu, tác phong trong giao dịch của nhân viên ngân hàng, khả năng tài
chính, điểm đặt trụ sở (hay chi nhánh) của ngân hàng.
Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Thể hiện qua các
mặt:
- Vốn tự có của ngân hàng
- Giá trị thương hiệu
- Cơ sở vật chất, giá trị tài sản của ngân hàng.
- Mức độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.
- Trình độ cán bộ, nhân viên của ngân hàng.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của ngân hàng, cần phải
trả lời các câu hỏi sau:
- Hiện nay SHB đang nắm giữ bao nhiêu % thị phần trên địa bàn.
Sự thay đổi thị phần trong những năm qua do những nguyên nhân nào
và có thể mở rộng thị phần như thế nào trong thời gian tới?
- Chất lượng dịch vụ và giá cả dịch vụ so với mặt bằng chung của
các NHTM trên cùng địa bàn hiện nay như thế nào? Ngân hàng đang
cung cấp những loại hình dịch vụ nào, có sự khác biệt không? Những
sản phẩm nào cạnh tranh được và những sản phẩm nào khó cạnh
tranh? Nếu đưa ra các sản phẩm mới, với nhiều tiện ích thì có lôi cuốn
khách hàng đến với ngân hàng hay không?
- Khả năng thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn cao so với các ngân hàng khác.
Phân tích, dự báo, nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm mới trước khi
tung ra thị trường. Từ những nghiên cứu và dự báo trên, ngân hàng đưa
ra các chính sách thích hợp trong chiến lược Marketing cho hoạt động
kinh doanh. Cụ thể, đó là các chính sách:

×