Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.95 KB, 44 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, với chủ trương “ Việt Nam sẵn sàng làm
bạn với các nước ”, Việt Nam đang từng bước hoà nhập, phát triển kinh tế gắn liền
với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cụ thể là Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của khối ASEAN từ tháng 7/1995 và là thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới từ tháng 11/2006, là một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập.
Xu thế toàn cầu hoá đã giúp cho quan hệ thương mại và hợp tác quốc tế giữa
Việt Nam với thế giới ngày càng phát triển, điều đó đòi hỏi các hoạt động TTQT cũng
phải được hoàn thiện và phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm
đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng mở rộng, đa dạng và phức tạp.
Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam thì việc mở rộng và nâng cao chất
lượng TTQT cũng luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Thôn g qua việc phát
triển nghiệp vụ này, các NHTM ở Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội tham gia và
khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, đồng thời mở rộng kinh doanh, tăng
thu nhập và phát triển ổn định trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của các
thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về NHTM. Khi đến thực tập
tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam, em nhận thấy hoạt động TTQT đã được SGD xem
là một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình kinh doanh của mình. Và
trong những năm gần đây hoạt động này ngày càng được mở rộng, đóng góp một
phần không nhỏ vào sự phát triển của SGD. Tuy nhiên hiện hoạt động TTQT của
SGD vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh
gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy việc nghiên cứu để hoàn
thiện và phát triển hoạt động TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam là vô cùng cần
thiết.
Xuất phát từ lý do trên, em đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng hoạt động
thanh toán quốc tế tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam ” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
Bố cục của luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, kết luận và nội dung được chia
làm 3 chương.


Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Chương 1: Một số vấn đề về hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng
thương mại
Chương 2:Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của SGD
NHNo&TPNT Việt Nam
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tai SGD
NHNo&PTNT Việt Nam
Hoàn thành đề tài này trước hết em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị
phòng thanh toán quốc tế của SGD NHNO&PTNT Việt Nam đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong quá trình thực tập.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo THS. Văn Hoài Thu đã tận tình chỉ
bảo hướng dẫn cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành
cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã dạy dỗ
và giúp đỡ em trong những năm học vừa qua.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng
nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng
tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Theo luật các tổ chức tón dụng nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì :
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội
dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng dịch vụ thanh toán”.
Điểm khác biệt giữa NHTM với các loại hình ngân hàng khác là ở chỗ: NHTM
thực hiện nhiệm vụ huy động vốn tiền tệ và cung ứng vốn đó dưới hình thức ngắn hạn

và thực hiện nhiệm vụ chiết khấu là chủ yếu.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh dịch vụ tiền tệ. NHTM không
trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, lưu thông và phân
phối sản phẩm xã hội bằng cách cung ứng vốn tín dụng, vốn đầu tư cho các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh, góp phần tăng nhanh tốc độ phát
triển kinh tế. Vai trò quan trọng của NHTM trong nền kinh tế được thể hiện qua các
chức năng của nó như:
- Chức năng tạo tiền
- Chức năng thanh toán
- Chức năng tín dụng
- Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng
1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
- Nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
- Nghiệp vụ tín dụng
- Dịch vụ tài chính của NHTM
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
1
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
- Các nghiệp vụ kinh doanh khác của NHTM
1.2.HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động
mậu dịch hay phi mậu dịch giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá
nhân nước khác hoặc giữa một quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua quan hệ
giữa các ngân hàng của các nước có liên quan.
TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế

hai hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt.
Hoạt động TTQT được hình thành trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ
chủ yếu cho hoạt động ngoại thương, chính vì vậy trong các quy chế về TTQT và thực
tế tại các NHTM, người ta thường phân hoạt động TTQT thành hai lĩnh vực:
- Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch)
- Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)
- Trong đó:
- TTQT ngoại thương ( thanh toán mậu dịch): là việc thực hiện thanh toán trên
cơ sở hàng hoá xuất khẩu và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo
giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau
là hợp đồng ngoại thương.
- TTQT phi ngoại thương ( thanh toán phi mậu dịch): là việc thực hiện thanh
toán không liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu cũng như cung ứng lao vụ cho
nước ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại.
1.2.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
1.2.2.1 TTQT đối với nền kinh tế
Trước xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, các quốc gia đan ra sức
phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó,
TTQT nổi lên như một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, có
tác dụng bội trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, đầu tư
nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Hoạt
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
2
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
động TTQT ngày càng được khẳng định trong hoạt động kinh tế quốc dân nói chung
và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, các quốc
gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại
là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước.
TTQT là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các

tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì
hoạt động kinh tế đối ngoại khó có thể tồn tại và phát triển được. Nếu hoạt động
TTQT được nhanh chóng, an toàn và chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu
thông hàng hoá - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả.
Về giác độ kinh doanh, người mua thanh toán, người bán giao hàng thể hiện chất
lượng của một chu kỳ kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh tế và tài chính trong hoạt
động của các doanh nghiệp.
1.2.2.2 TTQT với ngân hàng thương mại
Trong thương mại quốc tế, các nhà xuất nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho
nhau phải thông qua NHTM với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng đại lý
rộng khắp toàn cầu. Khi thay mặt khách hang thực hiện hoạt động TTQT, các ngân
hàng đã trở thành cầu nối trung gian giữa hai bên mua bán.
Với vai trò trung gian thanh toán, các ngân hàng tiến hành thu nhận, chi trả tiền,
hàng hoá theo yêu cầu của khách hang, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong giao
dịch thanh toán, tư vấn, hướng dẫn khách hàng những biện pháp kĩ thuật nghiệp vụ
TTQT nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ giao dịch
mua bán với nước ngoài.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện TTQT, khách hàng không đủ năng lực về
vốn, ngân hàng sẽ thực hiện tài trợ tài chính cho các nhà xuất nhập khẩu một cách chủ
động và tích cực. Nói chung, ngân hàng là người cung cấp hoàn hảo các loại hình dịch
vụ kĩ thuật và tài chính nhằm hỗ trợ cho khách hàng thực hiện hoạt động thương mại
quốc tế.
Hoạt động thương mại quốc tế luôn cần đến sự tham gia, hỗ trợ về kỹ thuật,
nghiệp vụ và tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cung cấp các phương án lựa chọn
phương thức TTQT, tài trợ xuất nhập khẩu, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho cả bên
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
3
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
mua bán, thông qua đó thúc đẩy ngoại thương phát triển và mở rộng quan hệ với các

quốc gia trên thế giới.
1.2.3 Các điều kiện thanh toán quốc tế
Trong quan hệ thanh toán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi
và nghĩa vụ mà đôi bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành
những điều kiện gọi là: điều kiện thanh toán quốc tế.
Mặt khác, nghiệp vụ TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT. những
điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của các hiệp định thương
mại, các hiệp định trả tiền giữa các nước, của các hợp đồng mua bán ngoại thương kí
kết giữa người mua và người bán.
Các điều kiện TTQT bao gồm: điều kiện tiền tệ thanh toán, điều kiện đảm bảo
ngoại hối, điều kiện thời gian thanh toán, điều kiện về phương thức thanh toán.
- Điều kiện về tiền tệ thanh toán:
Điều kiện tiền tệ là điều khoản đầu tiên mà hai bên đưa ra để lựa chọn đồng tiền
tính toán và đồng tiền thanh toán, cũng như cách sử lý khi có biến động tỷ giá. Bởi hai
nước có hai đồng tiền khác nhau, chính sách tỷ giá khác nhau.
+ Đồng tiền tính toán: Là đồng tiền được sử dụng để biểu thị giá cả hàng hoá,
dịch vụ tính toán tương tự giá hợp đồng. Có thể sử dụng đồng tiền nước xuất khẩu,
nước nhập khẩu hay nước thứ ba, làm đồng tiền tính toán.
+ Đồng tiền thanh toán: Là đồng tiền dùng để chi trả. Cũng có thể sử dụng đồng
tiền tính toán. Thông thường người ta sử dụng một đồng tiền mạnh, đồng tiền tự do
chuyển đổi để thanh toán.
- Điều kiện đảm bảo ngoại hối:
Từ khi giao hàng đến khi thanh toán là cả một thời gian dài, có khi đến 5, 6
tháng. Trong thời gian đó tỷ giá đồng tiền thanh toán có thể biến động, như vậy sẽ gây
thiệt thòi cho nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu. Vì vậy, người ta thống nhất đưa ra
các điều kiện đảm bảo ngoại hối.
+ Điều kiện đảm bảo ngoại hối bằng đồng tiền thứ 3: tỷ gía hối đoái là thị trường
thường xuyên thay đổi, vì vậy sau khi chọn đồng tiền thanh toán người ta thường tìm
một đồng tiền khác tương đối ổn định tỷ giá để làm căn cứ tính lại khi thanh toán.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân

hàng
4
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
+ Điều kiện đảm bảo ngoại hối theo “rổ tiền”: Ngày nay theo cơ chế thả nổi tỷ
gía, nên rất khó kiếm được một đồng tiền ổn định. Vì vậy người ta thường đưa ra điều
kiện đảm bảo tỷ giá theo “rổ tiền”. Khi áp dụng cách này hai bên phải thống nhất với
nhau chọn những đồng tiền nào đưa vào “rổ”.
- Điều kiện thời gian thanh toán:
Điều kiện thời gian thanh toán có thể thoả thuận là một trong 3 thời gian sau: trả
trước, trả ngay và trả sau.
+ Trả trước: Là việc bên nhập khẩu trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần
tiền hàng sau khi hai bên kí kết hợp đồng hoặc sau khi bên nhập khẩu chấp nhận đơn
đặt hang của bên nhập khẩu.
+ Trả ngay: Là việc người nhập khẩu trả tiền hàng sau khi người xuất khẩu hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi quy định hoặc sau khi người
nhập khẩu nhận được hàng tại nơi quy định.
+ Trả sau: là việc người nhập khẩu trả tiền hàng cho người xuất khẩu sau một
thời gian nhất định.
- Điều kiện về phương thức thanh toán:
Đây là điều kiện quan trọng trong hoạt động TTQT. Phương thức thanh toán là
cách người mua trả tiền cho người bán sau khi đã giao hàng, có nhiều phương thức
thanh toán khác nhau. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà người mua và người bán có thể
thoả thuận để xác định phương thức thanh toán cho phù hợp.
1.2.4 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế
Để tiến hành các nghiệp vụ TTQT được thuận tiện, có hiệu quả, người ta sử
dụng các điều kiện thanh toán thích hợp. phương tiện thanh toán là công cụ mà người
ta sử dụng để trả tiền trong quan hệ mua bán với nhau. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể của mối quan hệ thương mại, quan hệ thanh toán, có thể lựa chọn và sử dụng
một trong những phương tiện thanh toán như: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ thanh
toán.

- Séc: Séc là giấy tờ có giá do người kí phát lập ra lệnh cho người bị ký phát là
ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thanh toán được phép của ngân hàng quốc gia trích
một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
5
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
- Hối phiếu:Hối phiếu hay hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người kí phát
lập, yêu cầu người bị kí phát thanh toán không điều kiện cho người thụ hưởng hoặc
người cầm hối phiếu, một số tiền nhất định ghi trên hối phiếu vào một thời gian nhất
định trong tương lai.
- Lệnh phiếu: Lệnh phiếu hay hối phiếu nhận nợ là một chứng chỉ có giá do
người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền nhất định cho
người thụ hưởng khi có yêu cầu hoặc thanh toán vào một thời gian nhất định trong
tương lai.
- Thẻ thanh toán: là công cụ thanh toán được ứng dụng công nghệ điện tử, tin
học công nghệ cao, do ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính phát hành theo yêu cầu
và khả năng chi trả của khách hàng. Thẻ giúp cho người sử dụng có thể thanh toán các
khoản mua hàng hoá một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và an toàn.
Như vậy, việc chuyển tiền từ người mua hàng trả cho người bán hàng có thể thực
hiện thông qua các công cụ khác nhaoo. Mỗi công cụ thanh toán đều có công dụng
riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch thanh toán của các
chủ thể kinh tế.
1.2.5 Các phương thức thanh toán quốc tế của NHTM
Phương thức thanh toán là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong
giao dịch, mua bán ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. trong quan hệ
ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, nhờ
thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ, thanh toán thẻ.
1.2.5.1 Phương thức chuyển tiền
* Định nghĩa

Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền)
yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác
(người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
Có hai phương thức chuyển tiền là chuyển tiền bằng thư ( mail transfer, M/T) và
chuyển tiền bằng điện báo (telegraphic transfer, T/T). Hình thức chuyển tiền bằng
điện có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh chóng, không có lợi cho người
nhập khẩu vì chi phí cao.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
6
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
*Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền (sơ đồ 01)
Thanh toán chuyển tiền là hình thức thanh toán trực tiếp giưa người chuyển
tiền và người nhận tiền. NH chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ nhiệm để
được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc về trách nhiệm đối với cả người mua lẫn
người bán.
Trong quan hệ mua bán, TTQT, phương thức này chỉ được chọn làm phương
tiện thanh toán đố với nhà kinh doanh xuất nhập khẩu , cung ứng dịch vụ có quan hệ
thân thiết, tin cậy lẫn nhau, vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng
vốn của người bán nếu bên mua cố tình kéo dài việc thanh toán.
1.2.5.2 Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment)
*Định nghĩa
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán khi người bán hoàn
thành xong nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì người bán uỷ thác cho NH
của mình thu số tiền hàng ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán lập ra gửi
NH.
Trong mối quan hệ này, NH ở hai bên nước nhà xuất khẩu và nước nhà nhập
khẩu, chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ.
*Các bên tham gia phương thức nhờ thu
- Người bán là người hưởng lợi (principal)

- Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận sự uỷ thác của người bán
- Người mua ( tức là người trả tiền)
- Ngân hàng bên mua là ngân hàng phục vụ người mua – ngân hàng thu hộ
(collecting bank)
*Các loại nhờ thu : Theo cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán, có thể phân
thành hai loại nhờ thu là nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
1.2.5.2.1 Nhờ thu phiếu trơn
*Định nghĩa
Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho NH thu hộ tiền ở
người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ thương mại thì gửi
thẳng cho người bán không qua NH.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
7
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
*Quy trình thanh toán nghiệp vụ nhờ thu phiếu trơn (Sơ đồ 02)
Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về
mậu dịch vì nó không đảm bảo quyền lợi cho bên bán, do việc nhận hàng của người
mua hoàn toàn tách rời khâu thanh toán, bởi vậy người mua có thể nhận hàng mà
không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền. Đối với người mua áp dụng phương thức này
cũng có điều bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trả
tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay
không.
Vì thế, phạm vi áp dụng phương thức này chủ yếu là giữa các khách hàng có độ
tin tưởng , tín nhiệm cao, có thiện chí cả trong giao dịch thương mại và thực hiện
nghĩa vụ thanh toán.
1.2.5.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ
*Định nghĩa
Là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho NH thu hộ tiền ở
người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ gửi

hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối
phiếu thì NH mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.
*Quy trình thanh toán nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ ( Sơ đồ số 03 )
So với nhờ thu phiếu trơn, nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên
bán hơn vì đã có sự rang buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền hàng và việc nhận
hàng của người mua. Còn về vai trò của NH thì không chỉ là trung gian thanh toán,
mà còn là người định đoạt việc nhận hàng của người mua.
Tuy nhiên, nhờ thu kèm chứng từ vẫn còn một số hạn chế: người bán thông qua
NH mới khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua, chứ chưa khống
chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng
cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không nhận hàng hoá và trả tiền nếu tình hình
thị trường bất lợi với họ.
1.2.5.3 Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary of credit )
*Định nnghĩa
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
8
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Phương thức tín dụng chứng từ ( Documentary letter of credit ) là sự thoả thuận,
trong đó NH mở thư tìn dụng ( NH bên nước người mua ) theo yêu cầu của người mua
hàng, sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi, người bán
hàng ) hoặc chấp nhận hối phiếu người bán đã ký phát khi người bán xuất trình cho
NH một số chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng.
Thư tín dụng ( Letter of credit – L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán,
trong đó một NH ( NH phục vụ người nhập khẩu ) theo yêu cầu của người nhập khẩu
tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý của NH này ở nước ngoài ( NH
phục vụ người xuất khẩu ) một L/C cho người hưởng lợi ( người xuất khẩu) cam kết
sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định, với điều kiện
người hưởng lợi phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với nội dung, điều kiện
trong thư tín dụng.

*Các bên tham gia trong thư tín dụng gồm có:
- Người mở thư tín dụng là người mua hàng (sau khi được thông báo của người
bán hàng “đã sẵn sang giao hàng” )
- NH mở thư tín dụng là NH đại diện cho người mua hàng, NH này là nơi người
mua ký quỹ để đảm bảo thanh toán hoặc cấp tín dụng cho người mua hàng bằng sự
bảo lãnh của mình.
- Người hưởng lợi tín dụng là người bán hàng hay người hưởng lợi chỉ định.
- NH thông báo thư tín dụng là NH ở nước người hưởng lợi.
*Quy trình thanh toán nghiệp vụ thư tín dụng (Sơ đồ 04 )
Trong TTQT có một số loại thư tín dụng chủ yếu sau:
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang ( Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi
được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu NH sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ
lúc nào mà không cần đến sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng mà
sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C không được tự ý sửa đổ, bổ sung hay huỷ
bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người thụ hưởng.
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
9
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
- Thư tín dụng giáp lưng
- Thư tín dụng đối ứng
- Thư tín dụng tuần hoàn
- Thư tín dụng điều khoản đỏ
- Thư tín dụng dự phòng
Trong thực tế hiện nay, các hợp đồng thương mại giữa các nước thường sử
dụng loại thư tín dụng không thể huỷ ngang.
Khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì có các ưu nhược điểm

sau:
- Ưu điểm :
+ Đây là một phương thức thanh toán có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo cho
các bên trực tiếp tham gia.
+ Đối với người xuất khẩu: Vì L/C là cam kết trả tiền của NH nên trong mọi
trường hợp khi người xuất khẩu đã thực hiện đầy đủ quy định trong L/C thì chắc chắn
nhận được tiền hàng hoá. Mặt khác, người xuất khẩu có thể sử dụng L/C như một
phương thức tài trợ khi dùng bộ hàng hoá chứng từ xuất khẩu để chiết khấu hoặc
chuyển nhượng quyền sở hữu L/C.
+ Đối với người nhập khẩu: Có thể nhận được hàng hoá theo đúng quy định đã
thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời gian giao
hàng….
+ Đối với NH: Có thu nhập dưới hình thức thủ tục phí ( phí mở L/C, phí thông
báo…); đồng thời có điều kiện mở rộng các dịch vụ NH khác nhờ vào mối quan hệ
giữa NH với khách hàng.
- Nhược điểm:
+ Đây là phương thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạn nên cần
nhiều thời gian, công sức.
+ Đối với người nhập khẩu:
•Người nhập khẩu trong nhiều trường hợp phải ký quỹ mở L/C nên bị ứ đọng
vốn.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
10
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
•Do việc trả tiền trên L/C hoàn toàn dựa trên các chứng từ mà không dựa vào
thực tế hàng hoá, nên người nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu người xuất khẩu có hành
vi lừa dối, lừa đảo trong việc giao hàng.
•Do quy trình thanh toán L/C phức tạp nên NH phải thu phí cao hơn so với các
hình thức thanh toán khác nên người nhập khẩu sẽ chịu tốn kém hơn.

+ Đối với người xuất khẩu: chỉ cần một sơ suất nhỏ trong quá trình lập chứng từ
thì người xuất khẩu có thể bị từ chối thanh toán.
Trên đây là những nội dung cơ bản về phương thức TTQT hiện nay, việc lựa
chọn phương thức thanh toán nào trong thanh toán là do hai bên xuất nhập khẩu quyết
định dựa trên các điều kiện cụ thể nhằm thoả mãn quyền lợi của cả hai bên.
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM
nhưng có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản là nhóm nhân tố khách quan và
nhóm nhân tố chủ quan.
1.2.6.1 Nhóm các nhân tố khách quan ( nhân tố bên ngoài NH )
* Các chính sách vĩ mô của nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng
rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – các khách hàng của NH
và ảnh hưởng trực tiếp tới chính hoạt động kinh doanh của NHTM như chính sách
quản lý ngoại hối ( nới lỏng hay thắt chặt ); chính sách thuế (mức thuế cao hay thấp);
chính sách về ngoại thương ( bảo hộ hay tự do hoá mậu dịch)… đều có tác động đến
hoạt động TTQT.
* Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: hoạt động TTQT chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự
biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn
sang đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên.
* Tình hình phát triển kinh tế của các nước: Kinh tế của các nước tham gia xuất
nhập khẩu tăng trưởng hay suy thoái, ổn định hay lạm phát đều có ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động TTQT.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
11
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
Ngoài ra, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ
nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động TTQT của NHTM.

1.2.6.2 Nhóm các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong NH )
* Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM: một hệ thống
quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể,
gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh
toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với NH nhiều hơn vì
quyền lợi của họ được đảm bảo.
* Năng lực tài chính quả NHTM: Một NH có nguồn lớn, đặc biệt là nguồn vốn
ngoại tệ thì sẽ có ưu thế trong hoạt động TTQT. Khi có nguồn vốn lớn, NH có thể mở
rộng quy mô và số lượng các nghiệp vụ TTQT. Do đó sẽ thu hút được một số lượng
lớn khách hàng.
* Uy tín của NHTM ở trong nước và quốc tế: Đối với hoạt động TTQT, uy tín
của NH là khá quan trọng. khách hàng thường lựa trọn những NH có uy tín để giao
dịch trong quan hệ thương mại quốc tế.
* Mạng lưới đại lý, chi nhánh của NH ở nước ngoài: Một NH có mạng lưới NH
đại lý rộng khắp sẽ là điều kiện thuận lợi để các nghiệp vụ TTQT được tiến hành trôi
chảy và có hiệu quả cao và ngược lại nếu một NH bị hạn chế về mạng lưới NH đại lý
thì nghiệp vụ TTQT không phát triển được.
Ngoài ra, trình độ của nhân viên NH về nghiệp vụ TTQT, trình độ trang bị kỹ
thuật và công nghệ trong thanh toán, hoạt động marketing của NH cũng là những nhân
tố bên trong NH tác động đến quy mô của hoạt động TTQT của NHTM.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
12
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
SGD NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định 232/QĐ/HĐQT
– 02 ngày 13/05/1999 của chủ tịch hội đồng quản trị trên cơ sở sắp xếp cơ cấu lại Sở

kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam.
SGD..NHNo&PTNT Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo uỷ
quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và một số chức năng có lien quan đến chi nhánh
theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam.
SGD NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở tại toà nhà số 2 Láng Hạ, Quận Ba
Đình, Thành phố Hà Nội, có con dấu và bảng tài khoản riêng.
2.1.2 Chức năng của SGD NHNo&PTNT Việt Nam
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của SGD NHNo&PTNT Việt Nam ban hành
theo quyết định số 195/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 19/05/2004 của Hội đồng quản trị
NHNo&PTNT Việt Nam, SGD NHNo&PTNT Việt Nam có những chức năng chủ
yếu sau:
- Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của
NHNo&PTNT Việt Nam và theo lệnh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
- Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội : từ ngày 01/11/2003 chức
năng mua bán ngoại tệ cho toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được chuyển
lên trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam. Từ đó SGD NHNo&PTNT Việt Nam thực
hiện mua bán ngoại tệ bình thường như một chi nhánh bình thường của
NHNo&PTNT Việt Nam.
2.1.3. Nhiệm vụ của SGD NHNo&PTNT Việt Nam
* SGD NHNo&PTNT Việt Nam Làm đầu mối quản lý ngoại tệ của
NHNo&PTNT Việt Nam
- Quản lý ngoại tệ tiền mặt của NHNo&PTNT Việt Nam
- Đầu mối các dự án uỷ thác đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân
trong và ngoài nước và tham gia vào các dự án đồng tài trợ.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
13
Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
- Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam
* Huy động vốn

- Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có thời hạn, tiền gưi thanh
toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu, kì phiếu, và thực hiện các hình thức
huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
- Được vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng khác trong nước khi tổng giám
đốc của NHNo&PTNT Việt Nam cho phép
- Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt
Nam
* Cho vay
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất , kinh doanh, dịch
vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
- Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
* Các hoạt động khác
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành bảo lãnh, tái bảo lãnh,
chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính
sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hang nhà nước và NHNo&PTNT Việt
Nam.
- Hoạt động thanh toán: thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ, thanh toán liên ngân
hàng, thanh toán điện tử, chuyên tiền ngoại tệ qua mạng SWIFT.
- Dịch vụ ngân quỹ: chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thu hộ, chi hộ, thực
hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh các nghiệp vụ ngân hang theo luật các tổ chức tín dụng: mua bán vàng
bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ các loại giấy tờ
có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, cá nhân trong
và ngoài nước mà NHNo&PTNT Việt Nam cho phép.
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
14

Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ HN
- Đầu tư dưới hình thức như: hùn vốn liên doanh, mua cổ phần, và các hình thức đầu
tư khác với các doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT
Việt Nam uỷ quyền.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của SGD NHNo&PTNT Việt Nam (Sơ đồ 05 )
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam
2.1.5.1 Tình hình huy động vốn
Không như các loại hình doanh nghiệp khác NH là một tổ chức kinh doanh tài
chính tiền tệ đặc biệt đóng chức năng vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế.
Vốn tự có của NH chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn được sử dụng cho
mục đích kinh doanh, hay nói cách khác vốn tự có của NH không thể đáp ứng đủ nhu
cầu thoả đáng của KH trong hoạt động tín dụng và không đủ đáp ứng các hoạt động
khác của NH như việc phát triển sản phẩm mới, các hoạt động đầu tư…do vậy, đối
với hoạt động NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thì nguồn vốn huy động
đóng va trò quyết định sự tồn tại và phát triển của NH. Trong hoạt động tín dụng NH
thì nguồn vốn huy động không những tạo ra nguồn phục vụ chon h cầu vay mà còn là
chi phí đầu vào của hoạt động này, từ đó mà nó mang tính chất chi phối, quết định giá
cả, thời hạn của các khoản cho vay. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn
huy động trong hđkd của mình SGD NHNo&PTNT Việt Nam luôn quan tâm đúng
mực và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hđkd
của SGD. Để thấy được tình hình huy động vốn tại SGD trong 3 năm 2007,2008,2009
ta xét bảng 1.2 (trang 16)
Qua bảng 1.2 ta thấy tình hình huy động vốn tại SGD liên tục tăng qua các năm
đặc biệt là năm 2009. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt mức cao
với tổng nguồn vốn huy động đạt 8.221 tỷ đồng tăng 1.733 tỷ đồng (tăng 26,7%) so
với năm 2007. Trong đó lượng tiền huy động được từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư
tăng nhanh, mạnh với các tổ chức kinh tế đạt 5.705 tỷ đồng tăng 1.163 tỷ đồng (tăng
25,6%) so với năm 2007. Dân cư đạt 2.500 tỷ đồng tăng 678 tỷ đồng (tăng 37,2%). tỷ
trọng hai nguồn vốn này cũng có tăng trong tổng nguồn vốn huy động so với năm
trước. Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ các TCTD giảm mạnh chỉ còn 16 tỷ giảm

108 tỷ( 87%) so với năm 2007. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 10.990 tỷ
Nguyễn Thị Dung. Lớp KT11-02 Khoa tài chính – ngân
hàng
15

×