Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI TỰ HỌC NGỮ VĂN 12 - HOÀNG KHÁNH DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.72 KB, 9 trang )

HOÀNG KHÁNH DUY

NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Đất nước Nguyễn Đình Thi - Tiếng hát con
tàu - Đàn ghita của Lorca - Rừng xà nu)
* Mục tiêu:
- Phòng trừ đề thi sử dụng các tác phẩm đọc hiểu, tác phẩm đã ra năm
ngoái làm ngữ liệu đọc hiểu (chẳng hạn bài “Đò Lèn” vào đề đọc hiểu
năm 2014).
- Sử dụng vào phần liên hệ, chẳng hạn làm bài “Đất Nước” của Nguyễn
Khoa Điềm có thể liên hệ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi; làm bài
“Việt Bắc” có thể liên hệ những câu thơ về nghĩa tình cách mạng như
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch….” trong bài “Tiếng hát con tàu”
của Chế Lan Viên.; làm bài “Người lái đò Sông Đà” có thể liên hệ sông
Hương để thấy được nét riêng trong sáng tác của mỗi người.

1. Bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc
Tường
a. Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn của những dòng sông, phong
cách nghệ thuật có sự kết hợp giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận
sắc bén và suy tư đa chiều, lối hành văn hướng nội, súc tích, mê
đắm, tài hoa. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí xuất
sắc của ông được viết tại Huế năm 1981.
b. Hình tượng sông Hương được tác giả tái hiện bằng những phát
hiện mới lạ, so sánh, ví von cùng giọng văn điềm tĩnh, Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã ghi lại đặc điểm và hồn cốt của dòng sông này gắn
với nền văn hóa cổ điển cố đô.
- Ở thượng nguồn, sông Hương mang vẻ đẹp hung bạo, dữ dội. Nó
tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu, khi hùng
tráng “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn
xoáy như cơn lốc”, khi êm ái “dịu dàng và say đắm giữa dặm dài chói lọi


màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Bên cạnh đó nhà văn còn nhân hóa con
sông với cô gái Di gan phóng khoáng và man dại, người mẹ phù sa của
một vùng văn hóa xứ sở bồi đắp phù sa cho văn hóa xứ Huế.
- Khi đi ngang qua kinh thành Huế:
+ Con sông êm trôi giữa đồng bằng, giữa hoa thơm cỏ mướt với nét
vẻ hoang sơ.
+ Sông Hương như “người gái đẹp ngủ mơ màng” được người tình
trong mộng đến đánh thức đã bừng lên sức trẻ và khao khát tuổi xuân.
Dòng chảy của con sông là “một cuộc tìm kiếm có ý thức” mà đích đến
của nó là “thành phố tương lai” - thành phố Huế xinh đẹp.
+ Sông Hương trôi đi trong cảnh sắc thiên nhiên Huế và chính nó là
tấm gương phản chiếu nét đẹp của cảnh quan.


HOÀNG KHÁNH DUY

- Khi đi ngang qua ngoại ô thành phố Huế - thành phố thân yêu mà nó
mong đợi, con sông “vui tươi hẳn lên”.
+ Sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ” khi gặp cồn Giã Viên,
khiến dòng sông “mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình
yêu”.
+ Dòng chảy sông Hương “thực chậm, lặng lờ” - “điệu slow tình cảm
dành riêng cho Huế”. Vì yêu quý thành phố nên sông Hương chảy chậm
để ngắm nhìn thành phố này thật lâu. Từ góc độ văn hóa, nhà văn đã gắn
con sông Hương với nền âm nhạc cổ điển Huế, gọi con sông là “người tài
nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
- Khi rời khỏi thành phố Huế, con sông còn lưu luyến nên “đột ngột
đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở
góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ”. Trong cái nhìn lãng mạn của tác giả, sông
Hương trở thành “người con gái dịu dàng và chung thủy”, nhà văn gọi lần

gặp cuối của sông Hương với Huế là “nỗi vương vấn, cả chút lẳng lơ kín
đáo của tình yêu”.
Qua những cảm nhận về sông Hương, có thể thấy Hoàng Phru Ngọc
Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông ở nhiều góc độ, mỗi góc độ, nhà
văn đều thể hiện một cảm nghĩ về sâu sắc và mới mẻ về con sông Hương
- biểu tượng của đất cố đô.
- Sông Hương trong lịch sử, cuộc đời và thơ ca:
+ Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi
dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc, là dòng Linh Giang từng chiến
đấu bảo vệ biên giới phía Nam của nước Đại Việt xưa, soi bóng kinh
thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.
+ Trong cuộc đời, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “người con
gái dịu dàng của đất nước”.
+ Trong thơ ca, dòng sông là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn
nghệ sĩ như Nguyễn Du, Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan,
Tố Hữu… “không bao giờ lặp lại mình trong cảm hứng các nghệ sĩ”.
c. Nghệ thuật:
- Vốn hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa, địa lí, văn chương của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Văn phong tao nhã, tinh tế, tài hoa.
- Hành văn hướng nội (nội cảm, chất riêng).
- Sự điềm đạm trong văn chương (khác với cái “ngông” tài hoa của
Nguyễn Tuân).

2. Đất nước - Nguyễn Đình Thi
a. Nguyễn Đình Thi là nghệ sĩ đa tài, làm thơ từ những năm đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp. Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng,
có nhiều tìm tòi về hình ảnh. “Đất nước” được hoàn thành năm 1955, sau
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



HOÀNG KHÁNH DUY

* Mạch cảm xúc: từ mùa thu của thiên nhiên, tác giả dẫn người đọc
vào mùa thu của đất nước, mùa thu cách mạng với niềm niềm tự hào
được làm chủ non sông, tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc.
Nhà thơ tiếp tục hướng về một đất nước đau thương, anh dũng trong
chiến đấu. Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh nước Việt Nam vươn vai đứng
dậy, chiến thắng huy hoàng.
b. Hình ảnh mùa thu:
- Mùa thu ở chiến khu Việt Bắc đánh dấu cuộc kháng chiến chống
Pháp kết thúc, con người vui tươi, phấn chấn, nhìn đâu cũng thấy đẹp
tươi: “Sáng mát trong như sáng năm xưa… Tôi nhớ những ngày thu đã
xa”.
- Nhà thơ lại nhớ về mùa thu Hà Nội, lúc mình ra đi chiến đấu: “Sáng
chớm lạnh trong lòng Hà Nội - Những phố dài xao xác hơi may”. Người
từng đi chiến đấu với thái độ dứt khoát nhưng vẫn đầy lưu luyến: “Người
ra đi đầu không ngoảnh lại - Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
- Mùa thu đất nước - mùa thu độc lập được tái hiện. Trong không khí
độc lập, cọn người vui tươi, hứng khởi, không gian thiên nhiên cũng đẹp
vô ngần: “Mùa thu nay khác rồi… Trong biếc nói cười thiết tha”.
- Niềm tự hào được làm chủ đất nước dâng lên trong tim người chiến
sĩ. Nghệ thuật điệp cấu trúc được sử dụng để ngợi ca cảnh đẹp non sông:
“Trời xanh đây…. - Núi rừng đây…. - Những cánh đồng… - Những ngả
đường… - Những dòng sông…”
- Ca ngợi truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam: “Nước chúng
ta… vọng nói về”.
c. Hình ảnh đất nước đau thương nhưng anh dũng:
- Đất nước điêu tàn dưới gót giày xâm lược của thực dân Pháp: “Ôi
những cánh đồng quê chảy máu - Dây thép gai đâm nát trời chiều”.

- Những năm tháng dân ta bị áp bức, bóc lột: “Bát cơm chan đầy
nước mắt… Đứa đè cổ đứa lột da”.
- Nhân dân anh hùng, đất nước trở mình từ trong đau thương, bùng
lên ý thức căm thù: “Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu - Đã bật lên thành tiếng
căm hờn”.
- Lòng dũng cảm, lòng yêu nước nồng nàn và ý chí chiến đấu tạo
thành sức mạnh quật khởi, bất chấp kẻ thù: “Xiềng xích chúng bay…
thương nhà”.
d. Hình tượng Tổ quốc đứng lên trong đoạn cuối:
Bức tranh hào hùng, bối cảnh rộng lớn: Một đất nước từ trong máu
lửa đau thương, từ bùn đen nô lệ đứng lên quật khởi (“nước vỡ bờ”),
vươn tới chiến thắng.
* Liên hệ với “Đất Nước” - Nguyễn Khoa Điềm
Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- Đất Nước gắn liền với những => Liên hệ:
người dân vô danh, bình dị, chính “Ôm đất nước những người áo vải


HOÀNG KHÁNH DUY

con người trong cuộc sống đời
thường đã làm nên hình hài Tổ
quốc. Từ đó tư tưởng “Đất Nước
của Nhân dân” được bật lên.
- Câu thơ: “Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm - Không ai nhớ
mặt đặt tên - Nhưng họ đã làm ra
Đất Nước”.

Đã đứng lên thành những anh

hùng”
=> Liên hệ:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ
khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói
về”…

3. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” - Chế Lan Viên
a. Chế Lan Viên là nhà thơ lớn với phong cách thơ nóng hổi tính thời
sự, giàu chất sử thi, chất anh hùng, chất chính luận, chất triết lí, vẻ đẹp trí
tuệ. “Tiếng hát con tàu” in trong “Ánh sáng và phù sa” được viết khi
chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Tiếng hát con tàu cũng chính là tiếng hát
của tâm hồn Chế Lan Viên muốn hóa thân thành con tàu lên Tây Bắc - cội
nguồn của tình yêu thương, của cảm hứng sáng tác.
b. Hình ảnh “con tàu” và “Tây Bắc”
- “Con tàu”: khát vọng đi xa, đến với những vùng đất xa xôi.
- “Tây Bắc: không chỉ là vùng đất Tây Bắc mà còn là biểu tượng của
những vùng đất khác mà nơi đó có cuộc sống gian lao, có con người
nghĩa tình, sẵn sàng cưu mang, đùm bọc ta, nơi đó khơi gợi cảm hứng
sáng tác.
c. Lòng biết ơn “Tây Bắc” và “kháng chiến”
- Tây Bắc là “xứ thiêng liêng” trong cuộc kháng chiến, “mười năm
Tây Bắc” hào hùng máu lửa trong kháng chiến chống Pháp, hoàn cảnh đã
làm nổi bật phẩm chất anh hùng:
“Trên Tây Bắc…. trái đầu xuân”.
- Biết ơn kháng chiến (cuộc KCCP 1945 - 1954) đã để lại trong lòng
người chiến sĩ những kỉ niệm không phai. Muốn về Tây Bắc là về với
ngọn nguồn của yêu thương, gặp lại người Mẹ yêu thương.

“Ơi kháng chiến… Mẹ yêu thương”.
d. Hình ảnh nhân dân - niềm hạnh phúc lớn lao khi được trở về
với nhân dân
- Trở về với nhân dân là về với những gì thân thương, gần gũi nhất
trong lòng mình, với niềm vui, niềm hạnh phúc mà mình từng khao khát
chờ mong:
“Con gặp lại nhân dân…tay đưa” (So sánh)
- Sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết của nhân dân trong kháng chiến
được thi sĩ ngợi ca.
+ Nhân dân - người anh du kích: “Con nhớ anh con, người anh du
kích…. cởi lại cho con”.


HOÀNG KHÁNH DUY

+ Nhân dân - thằng em liên lạc: “Con nhớ em con, thằng em liên
lạc… phong thư”.
+ Nhân dân - bà mế già Tây Bắc: “Con nhớ mế lửa hồng soi tóc
bạc… ơn nuôi”.
Điệp từ: “con nhớ anh con”, “con nhớ em con”, “con nhớ mế” thể
hiện nỗi nhớ thiết tha của nhà thơ về nhân dân.
e. Vẻ đẹp của tình yêu thời chinh chiến
- Tình yêu lứa đôi hòa cùng tình yêu quê hương xứ sở:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét… đất lạ hóa quê hương”
- Tình yêu thời binh lửa thật ấm áp, một cử chỉ nắm tay cũng khiến
lòng xao động bồi hồi. Ở đây ta nhận ra tình yêu, cũng như tình quân dân
ấm áp:
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch… tỏa nhớ mùi hương”
* Liên hệ:
Nghĩa tình quân dân trong kháng chiến trong bài thơ “Việt Bắc” (Tố

Hữu) có thể được liên hệ với những câu thơ:
“Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con”
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương”

4. Hình tượng cây xà nu trong “Rừng xà nu” - Nguyễn
Trung Thành
a. Nguyễn Trung Thành trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây
Nguyên. “Rừng xà nu” được viết năm 1965 khi Mĩ đổ quân ào ạt
vào miền Nam.
b. Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu:
Cây xà nu, rừng xà nu là phông nền, không gian nghệ thuật cho sự
xuất hiện của những nhân vật anh hùng như Tnú, gợi ra không khí Tây
Nguyên đại ngàn và chất sử thi cho câu chuyện có ý nghĩa lịch sử.
- Rừng xà nu - đối tượng trực tiếp của sự hủy diệt: “Cả rừng xà nu
hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”.
- Nỗi đau hiện hình trên nhiều dạng vẻ, có cây “bị chặt đứt ngang
nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”, có cây con vừa nhú lên đón
nắng đã bị “đạn đại bác chặt đứt làm đôi”, vết thương của những cây con
“cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”. Những cây xà nu trưởng
thành thì “đạn đại bác không giết nổi chúng”, vì thế chúng “chóng lành”,
mạnh mẽ vươn lên. Vết thương của xà nu tượng trưng cho đau thương mà
dân làng Xô Man phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh cách mạng.


HOÀNG KHÁNH DUY


- Sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của xà nu: đạn đại bác không thể hủy
diệt cả cánh rừng. Điều này tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, phẩm
chất anh hùng, khí khái mạnh mẽ của con người Tây Nguyên.
- Cây xà nu ham ánh sáng, khí trời, vươn cao đón nắng cũng giống
như niềm khao khát tự do, niềm tin vào lí tưởng cách mạng của con người
Tây Nguyên.
- Rừng xà nu sinh sôi mạnh mẽ, theo lời cụ Mết: “Không có gì mạnh
bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên”, gợi liên tưởng đến
sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên đoàn kết đứng lên đánh
giặc cứu nước, chống lại kẻ thù.
Rừng xà nu vừa mang ý nghĩa hiện thực, vừa mang ý nghĩa biểu
tượng. Những phẩm chất quý báu của cây xà nu cũng là phẩm chất của
con người Tây Nguyên trong chiến tranh.
-------------------------------------------*------------------------------------------

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1.1. Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của văn
học Việt Nam thời kì đổi mới, là người mở đường “tinh anh và tài năng”
nhất nước ta. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau năm
1975 là phong cách triết luận với cảm hứng thế sự, những vấn đề đạo đức
và triết lí nhân sinh được thể hiện sâu sắc.
“Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm chính
là con người”
(Nguyễn Minh Châu)
1.2. “Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác năm 1983, là một trong
những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Truyện
mang tính hướng nội, quan tâm sâu sắc tới số phận cá nhân trong hoàn

cảnh đời thường.
2. KHAI THÁC TÁC PHẨM
2.1. Nhan đề truyện đã hé mở một hình ảnh và một chiều kích trong
không gian. “Chiếc thuyền” khi ở “ngoài xa” khiến người ngắm không
thể ngắm rõ ràng được, vì thế nó rất đẹp, hòa quyện trong sương mai,
sóng biển và bầu trời. Nhưng khi vào bờ, ở góc nhìn cận cảnh thì cuộc
sống trên thuyền không đẹp chút nào. Những góc khuất đã được phơi bày.
Đằng sau vẻ đẹp toàn bích ấy lại là một cảnh tượng bạo lực dữ dội.
Chúng ta đã bị đánh lừa bởi cái đẹp, vì thế trước khi đánh giá một sự vật,
hiện tượng nào thì chúng ta phải có cái nhìn đa chiều, toàn diện.
2.2. Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là tình huống
nhận thức. Khởi đầu là câu chuyện về người đàn bà hàng chài bị chồng


HOÀNG KHÁNH DUY

đánh dã man, đến khi chị ta kiên quyết không chịu bỏ chồng và đưa ra
những lí do vô cùng hợp lí. Mạch truyện đã đưa ra nhiều điều về cách
nhìn nhận cuộc đời, con người, về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc
sống.
2.3. Hình tượng người đàn bà hàng chài trong câu chuyện là một
nhân vật đầy ám ảnh, chị chính là nạn nhân của đói khổ, của bạo lực
gia đình.
- Xuất thân, lai lịch: Người đàn bà ấy không tên. Không phải
Nguyễn Minh Châu quên đặt tên cho chị mà vì chị là đại diện của vô vàn
những người chịu những bi kịch cuộc đời, bi kịch gia đình, chị lẩn khuất
giữa biển người ngoài kia. Người đàn bà hàng chài vốn là con nhà khá giả
ở trong cái phố này. Sau đó, chị phải lòng anh con trai làng chài. Vì thế
mà thành chồng thành vợ.
- Ngoại hình, tuổi tác: Người đàn bà hàng chài “trạc ngoài bốn

mươi”, có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Nỗi thống khổ mỗi ngày khắc lên
cái nhân hình kia dấu vết tiều tụy, xác xơ. Chị “cao lớn”, “những đường
nét thô kệch”, “rỗ mặt”, “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng
kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”.
- Sự xuất hiện:
Lần xuất hiện thứ nhất, người đàn bà hàng chài xuất hiện trước mắt
Phùng khi anh đang say sưa ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên của vùng
biển miền Trung xinh đẹp. Cách lão đàn ông đánh chị thật dã man, hung
tợn: ““chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách
dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh
vừa thở hồng hộc”, “nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày
chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Trong hoàn
cảnh ấy, người đàn bà bất lực cam chịu đầy nhẫn nhục, “không hề kêu
một tiếng”.
- Lần xuất hiện thứ hai, người đàn bà hàng chài xuất hiện ở tòa án
huyện theo lời mời của chánh án Đẩu – người có ý định khuyên chị nên
từ bỏ người đàn ông vũ phu, độc ác kia. Nhưng thật bất ngờ, người đàn bà
từ chối lời đề nghị của chánh án Đẩu: “Qúy tòa bắt tội con cũng được,
phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
+ Sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài khiến nghệ sĩ Phùng
và chánh án Đẩu bàng hoàng. Bằng những lời lẽ sắc sảo, thái độ quyết liệt
khác hẳn với sự ngơ ngác ban đầu, người đàn bà hàng chài đã lí giải vì
sao chị không chịu bỏ chồng. Câu nói: “các chú đâu có phải là người
làm ăn… cho nên các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm
ăn lam lũ, khó nhọc…”.
+ Và người đàn bà hàng chài đã kể lại câu chuyện cuộc đời đau
khổ, cam chịu, gồng gánh gian lao của mình. Ngày trước chị là đứa con
gái “xấu, lại rỗ mặt”. Duyên nợ thế nào mà chị lấy được “một anh con



HOÀNG KHÁNH DUY

trai cục tính nhưng hiền lắm”, đặc biệt là “không bao giờ đánh đập” vợ
của mình.
+ Nhưng cảnh nghèo đã làm đổi thay mọi thứ. Do sinh đẻ không có
kế hoạch mà cái gia đình hàng chài kia phải gồng gánh nuôi nấng đàn con
trên dưới chục đứa. Đã đông con lại còn sống trên chiếc thuyền chật hẹp,
thường xuyên chịu đựng những cơn đói cực chẳng đã phải ăn “toàn cây
xương rồng luộc chấm muối” sống qua ngày. Họ không thể lên bờ để ở
cho rộng rãi, thoáng đãi bởi “Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp
đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được”, nếu lên bờ ở thì lấy gì
mà sống. Họ đành chấp nhận sống trên chiếc thuyền chật chội.
+ Ngay sau đó, chị đưa ta những lí do cụ thể, ta thấy được sự bao
dung, tấm lòng vị tha cao cả của người đàn bà hàng chài: gã chồng – chỗ
dựa quan trọng trong cuộc đời đàn bà. Người đàn bà có mạnh mẽ đến đâu
cũng cần lấy một tấm lưng đàn ông để nương tựa, đặc biệt là đối với
những người đi biển như chị, những khi biển động phong ba chị và các
con làm sao sống được nếu thiếu đi bóng dáng của người chồng trụ cột?
Với người đàn bà, dân trí thức như Phùng và Đẩu chưa bao giờ biết được
“nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”,
dù hắn man rợ, dữ dằn cỡ nào cũng cắn răng mà sống tiếp. Chị cần hắn để
nuôi các con “trên dưới chục đứa”, vả lại cái suy nghĩ “phải sống cho
con chứ không thể sống cho mình” khiến chị đủ sức chịu đựng mọi nỗi
khốn khổ. Người đàn bà tuy cam chịu, nhẫn nhục nhưng ở chị biết hi sinh
vì con, biết chắt chiu, nâng niu hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống
thường ngày. Đó là những cuộc vui đơn sơ, bình dị trên chiếc thuyền
chài: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Đối
lập với ngoại hình xấu xí, tiều tụy, trong sâu thẳm tâm hồn người đàn bà
hàng chài khốn khổ kia ánh lên những vẻ đẹp rạng ngời.
- Nghệ sĩ Phùng đã hiểu ra nhiều điều.

+ Người đàn bà hàng chài kia tuy nghèo khổ, lam lũ, nhẫn nhục
nhưng thâm trầm, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời và có một tâm hồn đẹp đẽ.
+ Đẩu – “vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển” tuy có lòng
tốt, muốn giúp đỡ nhân dân nhưng Đẩu chưa đi sâu vào cuộc sống của
nhân dân để hiểu sâu về cuộc sống lao động của họ.
+ Và rồi Phùng cũng nhận ra những khuyết điểm của người làm
nghệ thuật như mình. Chính Phùng đã quá đơn giản khi nhìn nhận về
cuộc đời và con người. Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng gắn liền với
cuộc đời, với hiện thực trần trụi chứ không phải được tô vẽ bằng những
gam màu tươi mới để rồi ẩn chứa đằng sau là những ti tiện, đớn hèn,
những bi kịch xót xa.
- Người đọc nhận ra thông điệp của nhà văn Nguyễn Minh Châu
được gửi gắm thông qua hình tượng người đàn bà hàng chài: đừng nhìn
đời, nhìn người đơn giản, phiến diện. Phải đánh giá sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.


HOÀNG KHÁNH DUY

2.4. Tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy.
Cuối cùng, nghệ sĩ Phùng đã thu về được những tấm ảnh thuyền biển
sớm mai có bóng dáng của người lao động nghèo nàn mà chân thực, sinh
động đến từng chi tiết. Trưởng phòng chọn lấy một tấm ảnh trong số ảnh
mang về của Phùng rồi in vào tờ lịch năm ấy. Tấm ảnh có sự giao hòa
giữa thiên và con người, giữa nghệ thuật và cuộc sống. Tuy là ảnh đen
trắng nhưng thiên nhiên hiện lên trong tấm ảnh vẫn lóe lên “màu hồng
hồng của ánh sương mai”, đó là vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, là biểu
tượng của nghệ thuật, chất thơ của cuộc sống.
Nhưng tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy đâu chỉ có thể, chiều sâu của
nó được gợi ra từ hình ảnh “người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó

là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch,
tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt
rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm”. Bóng dáng người đàn bà chính là
hiện thân của cuộc đời lam lũ, nghèo khổ đời thường. Nguyễn Minh Châu
không đặt tên cho người đàn bà hàng chài bởi chị là một trong vô vàn
những người đàn bà cơ khổ sau ngày giải phóng. Nỗi khổ của con người
đâu chỉ có trong thời chiến chinh mà còn tồn đọng khi đất nước đã thanh
bình, giữa muôn mặt đời thường mà nếu người nghệ sĩ không tìm tòi,
khám phá, chỉ nhìn mọi thứ ở cái bề nổi thì tác phẩm nghệ thuật sẽ nông
cạn, vô vị biết chừng nào. Qua đây, Nguyễn Minh Châu muốn khẳng
định: nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời. Nghệ thuật
chính là cuộc đời, vì cuộc đời.
2.5. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang những nét đặc trưng
quan trọng của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
- Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng tình huống truyện nhận thức, có
ý nghĩa khám phá sâu sắc.
- Lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn trần thuật thích hợp làm cho câu
chuyện trở nên gần gũi, chân thật, giàu sức thuyết phục.
- Người đọc có thể trực tiếp nhìn nhận, đánh giá những mặt tốt xấu
của vấn đề mà không phải nghe theo bất kì lời tuyên phán nào như văn
học thời chiến.
- Ngôn ngữ nhân vật tự nhiên, chân thành, mộc mạc, lời văn giản
dị, gợi cảm. Đó là đặc sắc nghệ thuật của câu chuyện đầy triết luận này.
H.K.D



×