Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập học kỳ môn Luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.05 KB, 13 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ BÀI: 06
Ngày 06/02/2019 (mồng 2 Tết Kỷ Hợi), một gia đình 4 người đã dừng xe ô
tô ở làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và thản nhiên
trải thảm ăn uống khiến nhiều người bức xúc Với hành vi này của mình,
nam tài xế điều khiển chiếc xe ô tô sau đó đã bị phạt 5,5 triệu đồng và thu
bằng 2 tháng. Trong khi sự việc nêu trên vừa mới diễn ra, vẫn đang là bài
học cảnh tỉnh cho tất cả những ai tham gia giao thông trên đường cao tốc
thì mới đây ngày 15/02/2019 (ngày 11/01 Kỷ Hợi) một gia đình khác đã tiếp
diễn hành động tương tự. Sự việc được cho là xảy ra trên đường cao tốc
Nội Bài – Lào Cai
1.
Vi phạm hành chính và phân tích cấu thành vi phạm hành chính
trong trường hợp trên
2.

Chủ thể có thẩm quyền xử phạt

3.

Thủ tục xử phạt trong các trường hợp trên

4.
Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế các hành vi vi phạm trên
đường cao tốc


MỞ ĐẦU


Thời gian qua, hàng loạt tuyến đường bộ cao tốc được hoàn thành, đưa vào
khai thác đã làm thay đổi bộ mặt hoạt động vận tải đường dài trên lĩnh vực giao
thông đường bộ, có tác dụng tích cực trong thúc đẩy hoạt động giao thông, có
nhiều ưu thế về thời gian, cước phí vận tải cũng như các chi phí cơ hội khác,
góp phần tích cực vào việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu giao thông
thông suốt, thông thương các vùng miền và phát triển kinh tế xã hội, phù hợp
với yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Song đi cùng với nó là
những bất cập nảy sinh cần được quan tâm, chú ý. Do đó, em lựa chọn để bài
về vấn đề “Ngày 06/02/2019 (mồng 2 Tết Kỷ Hợi), một gia đình 4 người đã
dừng xe ô tô ở làn dừng khẩn cấp trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai và
thản nhiên trải thảm ăn uống khiến nhiều người bức xúc Với hành vi này
của mình, nam tài xế điều khiển chiếc xe ô tô sau đó đã bị phạt 5,5 triệu
đồng và thu bằng 2 tháng. Trong khi sự việc nêu trên vừa mới diễn ra, vẫn
đang là bài học cảnh tỉnh cho tất cả những ai tham gia giao thông trên
đường cao tốc thì mới đây ngày 15/02/2019 (ngày 11/01 Kỷ Hợi) một gia
đình khác đã tiếp diễn hành động tương tự. Sự việc được cho là xảy ra trên
đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai” để nghiên cứu.
NỘI DUNG
1.

Vi phạm hành chính và phân tích cấu thành vi phạm hành chính
trong trường hợp trên:

Khoản 1 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “Vi phạm hành
chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật
về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt vi phạm hành chính.”

Vi phạm hành chính trong trường hợp này là hành vi vi phạm về quy tắc giao
thông đường bộ - không tuân thủ các quy định về dừng, đỗ xe trên đường cao

tốc được quy định tại khoản 3 điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008.


“Điều 26. Giao thông trên đường cao tốc
3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe
không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu
không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết”.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được cấu thành bởi 4
yếu tố:
Mặt khách quan:
- Hành vi vi phạm hành chính: dừng xe ô tô ở làn dừng khẩn cấp trên đường
cao tốc và trải thảm ăn uống.
+ Hành vi này đã vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ. Đây là hành vi
không tuân thủ các quy định về dừng, đỗ xe trên đường cao tốc được quy
định tại khoản 3 điều 26 Luật giao thông đường bộ 2008: “Điều 26. Giao


thông trên đường cao tốc
3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe
không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy,
nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết”.

+ Các biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi này được quy định tại
khoản 7 và khoản 12 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: “Điều
5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe
ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc; khi dừng xe,
đỗ xe trên đường cao tốc không đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm theo quy định

12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị
áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm h, Điểm i Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm
e, Điểm g, Điểm h Khoản 4; Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm d Khoản 6; Điểm a,
Điểm c Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến
03 tháng;”
-

-

Hậu quả của vi phạm hành chính không nhất thiết là thiệt hại cụ thể. Trong
trường hợp này, thiệt hại cụ thể của hành vi chưa xảy ra trên thực tế nhưng
nhìn chung đã ảnh hưởng đến sự thông suốt, trật tự, an toàn của hoạt động
giao thông đường bộ.
Thời gian thực hiện hành vi vi phạm: khi gia đình dừng, đỗ trái với quy
định của pháp luật


-

-

Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm: hành vi này bị coi là vi phạm về dừng,
đỗ xe trên đường cao tốc vì nó đã được thực hiện ở nơi không được đỗ xe
trên đường cao tốc theo quy định tại Điều 26 Luật giao thông đường bộ
năm 2008 trên đường cao tốc.
Công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm: trong trường hợp này,

người vi phạm sử dụng phương tiện là ô tô.
• Chủ thể của vi phạm hành chính:
Chủ thể của vi phạm hành chính trong trường hợp này là “ người điều
khiển xe” (theo quy định tại khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP).
Theo điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về tuổi, sức khỏe
của người lái xe và Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu
chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kì đối với người
lái xe ô tô và quy định cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe, thì có thể
xác định được “người điều khiển xe” trong trường hợp này không mắc các
bệnh tâm thần, hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định (phải đủ từ
18 tuổi trở lên)
• Mặt chủ quan:
Vi phạm hành chính trong trường hợp này là hành vi có lỗi thể hiện dưới
hình thức cố ý. Ở đây, người thực hiện hành vi này có đủ khả năng nhận
thức, điều khiển hành vi của mình (đã phân tích ở trên) và nhận thức được
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Trong trường hợp này, “người điều khiển xe” có nhiều cách xử sự khác mà
không vi phạm pháp luật như tìm đến nơi được phép đỗ, dừng xe theo đúng
quy định của pháp luật để trải thảm ăn, hay những người được chở có thể ăn
luôn trong xe,… nhưng họ vẫn cố tình lựa chọn cách xử sự này, gây ảnh
hưởng đến sự thông suốt, trật tự, an toàn của hoạt động giao thông đường
bộ.
• Khách thể của vi phạm hành chính:
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hộ được các quy
phạm pháp luật hành chính bảo vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm hành chính
xâm hại. Khách thể của vi phạm hành chính này là trật tự quản lý hành
chính nhà nước trong lĩnh vực an toàn giao thông.
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Khoản 1 Điều 70 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

2.

-

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi


phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.”

Điều này thỏa mãn quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012: “Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.”
-

Khoản 2 Điều 71 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: “2.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn; …” Điều này thỏa mãn quy định về thẩm quyền xử phạt

vi phạm hành chính tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
+ “Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại
Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn;…” Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực giao thông đối với
cá nhân được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 là 40.000.000 đồng: “Phạt
tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã
hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ;
giao dịch điện tử; bưu chính”. Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có

quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối
với cá nhân vi phạm trong trường hợp này.
+ “Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các
điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm
hành chính của cá nhân; …
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào
mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. ” Mức

tối đa của khung hình phạt quy định đối với hành vi vi phạm cụ thể này theo
khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP 6.000.000 đồng.
=> Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính này
• Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Theo khoản 1 Điều 70 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và khoản 3 Điều 52
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012


Theo khoản 3 Điều 38 và điểm b khoản 1 điều 24 Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt đến

40.000.000 đồng trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân vi
phạm và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
Theo khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 52
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức tối đa của khung hình phạt
quy định đối với hành vi vi phạm cụ thể này là 6.000.000 đồng

-

-

=> Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính này


-

-

Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan quản lý
đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục
Đường bộ Việt Nam:
Theo quy định tại khoản 5 điều 70 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Theo Khoản 2 điều 73 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, khoản 2 điều 46 và
điểm b khoản 1 điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính thì họ có thể phạt
tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông
đường bộ và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời

hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
Theo khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 52
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức tối đa của khung hình phạt
quy định đối với hành vi vi phạm cụ thể này là 6.000.000 đồng

=> Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan quản lý đường
bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra
chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ
quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính này

-

Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục
Đường bộ Việt Nam:
Theo quy định tại khoản 5 điều 70 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP
Theo Khoản 4 điều 73 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, khoản 4 điều 46 và
điểm b khoản 1 điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì họ có thể


-

phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao
thông đường bộ và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
Theo khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 52
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức tối đa của khung hình phạt
quy định đối với hành vi vi phạm cụ thể này là 6.000.000 đồng


=> Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường
bộ Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính này
• Trưởng

Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao
thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng
Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng
Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ
động từ cấp đại đội trở lên:
- Theo quy định tại khoản 4 điều 72 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, khoản 4
điều 39 và điểm b khoản 1 điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì
họ có quyền phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Theo khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 52
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức tối đa của khung hình phạt
quy định đối với hành vi vi phạm cụ thể này là 6.000.000 đồng
=> Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát
giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng
Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng
Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ
động từ cấp đại đội trở lên có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính này

• Giám
-

đốc Công an cấp tỉnh:
Theo quy định tại khoản 5 điều 72 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, khoản 5

điều 39 và điểm b khoản 1 điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì
họ có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn


Theo khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 52
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức tối đa của khung hình phạt
quy định đối với hành vi vi phạm cụ thể này là 6.000.000 đồng

-

=> Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính này
• Cục

trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành
chính về trật tự xã hội:
- Theo quy định tại khoản 6 điều 72 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, khoản 6
điều 39 và điểm b khoản 1 điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì
họ có quyền phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
- Theo khoản 7 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP và khoản 2 Điều 52
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì mức tối đa của khung hình phạt
quy định đối với hành vi vi phạm cụ thể này là 6.000.000 đồng
=> Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính này
3.

Thủ tục xử phạt trong các trường hợp trên:


Trong tình huống trên, hành vi vi phạm hành chính đã diễn ra khi không có
lực lượng chức năng tại hiện trường và được phát hiện, truy tìm bằng phương
tiện, kĩ thuật nghiệp vụ. Do đó, trong trường hợp này, theo Thông tư
06/2017/TT-BGTVT quy định quy trình sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sau khi hình ảnh từ thiết bị ghi hình của tổ
chức quản lý, sử dụng thiết bị ghi hình được chuyển cho lực lượng chức năng có
thẩm quyền thì người có thẩm quyền xử phạt sử dụng kết quả thu được làm căn
cứ để xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt và thông báo cho cá nhân vi phạm về
hành vi vi phạm và yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khi đó như sau:
Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Lập biên bản vi phạm hành chính:
Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Trường hợp vi phạm



-

hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ
thì phải lập biên bản.”


-

-


Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Trường hợp vi phạm
hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ
thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ
chức, cá nhân vi phạm.”
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính: “ các chức danh có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”;
“công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra
trong phạm vi quản lý của địa phương”; “công chức thuộc Thanh tra Sở Giao
thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với
các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao
thông vận tải” (Điều 75 Nghị định định số 46/2016/NĐ-CP)

Biên bản này phải có chữ kí của người vi phạm hành chính và của người lập
biên bản.
- Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân vi phạm một bản
- Nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì
người đó phải gửi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt
• Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt tổ
chức thực hiện công việc:
- Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính: Khi xem xét ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm
quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết của vụ việc và phải được
thể hiện bằng văn bản, được quy định cụ thể tại Điều 59 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012
- Thực hiện thủ tục giải trình:
+ Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Đối với hành vi vi
-

phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời

hạn … đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp
hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính”. Trong

trường hợp này, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe còn bị áp dụng
hình thức phạt bổ sung “tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03
tháng” (theo điểm b khoản 12 điều 5 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP). Vì vậy, cá
nhân vi phạm hành chính được thực hiện việc giải trình để trình bày rõ vụ việc
vi phạm, làm cơ sở cho người có thẩm quyền xử phạt đưa ra quyết định xử
phạt phù hợp.
+ Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình
+ Thủ tục giải trình được pháp luật quy định tại Điều 61 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012
• Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:


-



-


-

Theo quy định tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hạn
ra quyết định xử phạt đối với trường hợp này là 07 ngày kể từ ngày lập
biên bản về vi phạm hành chính
Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại
Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định
xử phạt phải gửi cho cá nhân bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan
liên quan khác (nếu có) để thi hành. (Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012)
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết
định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt
vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính
có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
(Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
+ Thủ tục nộp tiền phạt: được quy định tại Điều 78 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012
+ Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn: được quy định tại
Điều 80 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Đề xuất các biện pháp cần thiết để hạn chế các hành vi vi phạm trên
đường cao tốc
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông,
bằng những nội dung, hình thức phong phú, biện pháp phải phù hợp với từng
loại đối tượng, vùng miền; hướng dẫn cho người tham gia giao thông quen
với hoạt động giao thông trên đường cao tốc, nhất là những đối tượng ven
tuyến giao thông, nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về
giao thông của người tham gia giao thông.
4.






Hoàn thiện quy định pháp luật trong đó bổ sung các quy định về tham gia
giao thông liên quan tới đường cao tốc: Có quy định rõ về phân công trách
nhiệm, phân cấp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật từ an toàn giao thông trên
các tuyến đường cao tốc, phân định rõ chức năng, trách nhiệm và thẩm quyền
của cảnh sát giao thông các cấp trong tổ chức lực lượng thực hiện. Trên cơ sở
đó, ban hành đầy đủ các quy định về quy trình công tác, quy định về quan hệ
phối hợp phân công nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, làm cơ sở






pháp lý chặt chẽ cho lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện. Xây dựng cơ
chế phối hợp chặt chẽ, phù hợp giữa các bộ, ban, ngành, các cấp từ Trung
ương đến địa phương trong quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
trên đường cao tốc; phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành giao thông
vận tải, công an và chính quyền địa phương... trong việc thực thi luật và thực
hiện các biện pháp công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ cao
tốc bằng các quy chế phối hợp liên ngành mới bảo đảm được thường xuyên,
thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả.
Thực hiện nghiêm túc công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông trên các
tuyến cao tốc theo đúng quy định của pháp luật; đề nghị truy tố, xử lý nghiêm
trước pháp luật đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy
định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông gây tai nạn giao thông nghiêm
trọng để giáo dục, răn đe đối tượng khác.
Kiểm tra rà soát kĩ các quy định về tiêu chuẩn đường cao tốc hiện nay, không
công nhận đưa vào khai thác sử dụng các tuyến đường không đạt chuẩn cao
tốc khi chưa đáp ứng yêu cầu của đường cao tốc. Quản lý và nâng cao chất

lượng đường cao tốc theo đúng tiêu chuẩn. Các cơ quan quản lý, khai thác
đường cao tốc phải rà soát, kiểm tra và hoàn thiện tổ chức biển giao thông:
biển báo, biển cảnh báo về duy trì tốc độ, khoảng cách, những thông tin cần
thiết, hỗ trợ cứu nạn khẩn nguy trong trường hợp xe bị hỏng. Đề nghị các đơn
vị quản lý và đầu tư, các chủ đầu tư hoặc các đơn vị quản lý khai thác kết cấu
hạ tầng khẩn trương hoàn thiện hệ thống trạm dừng nghỉ.



Cơ quan quản lý, khai thác đường cao ốc phải thường xuyên đi tuần đường,
phát hiện và thông tin kịp thời đến lực lượng chức năng, chính quyền địa
phương các vị trí xe ôtô hay dừng đỗ đón trả khách, người dân hay vượt hàng
rào, đề nghị địa phương phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý nghiêm. Lực
lượng cảnh sát giao thông tăng cường các hoạt động tuần tra, xử lý vi phạm
trên tuyến giao thông cao tốc, nhất là các hành vi dừng đỗ, đón trả khách
không đúng nơi quy định, phương tiện hoạt động trên đường cao tốc không
đúng quy định; khai thác sử dụng triệt để các trang thiết bị máy móc kỹ thuật
hiện đại để phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.



Sử dụng thống nhất đồng bộ trên tất cả các tuyến giao thông cao tốc hệ thống
giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến
cao tốc bằng hệ thống camera tự động. Có cơ chế xử phạt tại chỗ cũng như
"xử phạt nguội" nghiêm khắc để tăng tính răn đe, giáo dục và tuyên truyền


nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông của người tham gia giao thông.
KẾT LUẬN


Hai trường hợp nêu trên chỉ là một phần rất nhỏ của những hành vi vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ diễn ra thường nhật, hàng ngày,
đặc biệt là trên đường cao tốc. Đây là một dấu hiệu rất đáng nguy hiểm, cần
được chú ý, quan tâm và có những biện pháp hợp lý, phù hợp để hạn chế những
hành vi vi phạm này, đem lại trật tự an toàn giao thông cho cả xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.

4.

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Thông tư 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe
của người lái xe, việc khám sức khỏe định kì đối với người lái xe ô tô và
quy định cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe.
Thông tư 06/2017/TT-BGTVT quy định quy trình sử dụng phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và sử dụng kết quả thu được từ phương tiện,
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ làm căn cứ để xác định vi phạm hành chính và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ





×