Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.44 KB, 16 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Đề: Phân tích và đánh giá quyền yêu cầu ly hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, quan hệ hôn nhân và gia đình có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với xã hội và Nhà nước, bởi vậy, Việt Nam luôn quan tâm
sát sao, có các chính sách kịp thời nhằm phát huy vai trò của hôn nhân và gia
đình, cập nhật, thay đổi Luật hôn nhân và gia đình sao cho bắt kịp với xu thế
phát triển của xã hội. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được ban hành với
rất nhiều những thay đổi cần phải chú ý, trong đó có quy định về quyền yêu
cầu ly hôn. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích và đánh giá quyền yêu
cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014” để nghiên cứu kĩ càng
hơn.

3


NỘI DUNG
1. Khái niệm ly hôn và quyền yêu cầu ly hôn:
Quan hệ hôn nhân có đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt
cuộc đời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó
giữa vợ chồng. Tuy nhiên, khi có mâu thuẫn sâu sắc nảy sinh, đời sống hôn
nhân không thể duy trì, thì vấn đề ly hôn là một giải pháp cần thiết cho các
gia đình và cho cả xã hội. Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Ly
hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực


pháp luật của Tòa án”. “Nếu như kết hôn là khởi đầu để xác lập nên quan hệ
vợ chồng thì ly hôn có thể được coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hệ
này thực sự tan rã”.1 Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, vì vậy nó
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của
gia đình và xã hội. Căn cứ cho ly hôn được quy định tại Điều 56 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014: “căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia
đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được.”
Pháp luật nước ta công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng,
không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do ly
hôn, điều này được thể hiện qua những quy định tại Điều 36 Hiến pháp năm
2013, văn bản pháp lý bảo vệ quyền dân sự của cá nhân được quy định tại
Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2015 và được cụ thể hóa chi tiết trong Luật hôn
nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quyền yêu cầu ly hôn
được xuất phát từ quyền tự do ly hôn. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Điều 42. Quyền ly hôn: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà
1 Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017), Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân
dân tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

4


án giải quyết việc ly hôn”. Quyền ly hôn khác với quyền yêu cầu ly hôn, nếu
như “quyền ly hôn là quyền tự nhiên có ngay khi vợ chồng kết hôn, là quyền
dân sự tuyệt đối không bị hạn chế, bất kỳ chủ thể nào cũng có quyền ly hôn
cho dù có hay không có đủ năng lực hành vi dân sự và được thực hiện bằng
chính hành vi của chủ thể có quyền”, thì “quyền yêu cầu ly hôn không phải là
quyền tự nhiên mà là quyền vợ chồng được thông qua việc thực hiện quyền ly
hôn của mình trước pháp luật (Tòa án) và chỉ có được khi các chủ thể có yêu

cầu và thực hiện theo đúng các thủ tục pháp luật quy định”.2
Pháp luật thời kỳ Pháp thuộc quy định “chỉ có vợ, chồng mới có thể người
nọ xin li dị nguời kia hoặc vợ chồng cùng xin li dị nhau”3. Từ khi nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam) cho đến trước khi ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm
2014, pháp luật đều chỉ quy định quyền yêu cầu ly hôn thuộc về vợ, chồng4.
Tuy nhiên, nếu quy định như vậy, trên thực tế sẽ có rất nhiều khó khăn, bất
cập, bởi vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu
ly hôn có một số điểm mới so với các Luật trước đó: “Điều 51. Quyền yêu
cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

2 Lê Thị Huyền Trang (2017), Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, Luận văn thạc
sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
3 Xem Điều 117 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931
4 Xem Điều 25, Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959; Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986;
khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

5


3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai,
sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
2. Nội dung quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014:

2.1. Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng:
Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly
hôn… Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ
và trẻ em.” Quy định này cho thấy Nhà nước Việt Nam bảo vệ và bảo đảm
quyền tự do hôn nhân, trong đó quyền được yêu cầu giải quyết ly hôn của vợ
chồng. Quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng được quy định cụ thể hơn tại
khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “1. Vợ, chồng hoặc cả
hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
Người hiểu được rõ ràng nhất về thực chất của một mối quan hệ vợ chồng là
hai người tham gia vào mối quan hệ này. Bởi vậy, ly hôn nên dựa trên sự tự
nguyện của vợ chồng, là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực
hiện quyền ly hôn của mình. Khi vợ, chồng hoặc cả hai người nhận thức được
tình trạng quan hệ của mình đã không còn đúng với bản chất của quan hệ hôn
nhân nữa thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, chấm dứt về mặt
pháp lý mối quan hệ hôn nhân này. “Kết hôn và li hôn là quyền nhân thân và
là quyền dân sự cơ bản của con người. Pháp luật công nhận cho nam, nữ
quyền quyết định việc kết hôn để xác lập quan hệ vợ chồng thì cũng quy định
cho vợ, chồng quyền yêu cầu li hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân.” 5 Nếu
như hôn nhân phải được xây dựng trên nền tảng tự nguyện, tiến bộ và nam nữ
bình đẳng, không ai có quyền buộc hai người phải kết hôn, thì ly hôn cũng
vậy, không ai có thể buộc hai người không còn yêu nhau phải tiếp tục làm vợ
chồng, “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu
5 Ngô Thị Hường (2015), “Quyền yêu cầu li hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Luật
học, (12), tr.40-46

6


ngay từ bây giờ không đòi quyền hoàn toàn ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là
một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ”6.


2.2.

Quyền yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác của
một bên vợ, chồng

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, quyền nhân thân luôn gắn với mỗi cá
nhân mà không thể chuyển giao cho người khác: “1. Quyền nhân thân được
quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không
thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy
định khác” (khoản 1 Điều 25 Bộ luật dân sự năm 2015). Do vậy, về nguyên
tắc, quyền yêu cầu ly hôn chỉ thuộc về vợ, chồng. Cho đến trước khi Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 ra đời, thì pháp luật nước ta cũng chỉ quy định
quyền yêu cầu ly dị thuộc về vợ, chồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, có một số trường hợp đặc biệt mà nếu chỉ công
nhận cho vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn thì sẽ không thể bảo vệ được
quyền lợi chính đáng của họ, ví dụ như trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị
bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình mà lại bị ngược đãi, hành hạ… Khi đó, để bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của bên vợ hoặc bên chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, Điều 51 Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014 quy định: “2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình,
đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”.

6 Ly hôn – về một sự biếm họa của chủ nghĩa Mác và về chủ nghĩa kinh tế đế quốc, Toàn tập, Tập 30, Nxb.
Tiến bộ, Matxcova 1981, tr.163


7


Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích: “19. Người thân
thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về
trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”, “17. Những người cùng dòng
máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này
sinh ra người kia kế tiếp nhau.”. Như vậy, người thân thích gồm: vợ, chồng;
cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ,
con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha
mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em
rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác
ruột và cháu ruột. Khi quy định về quyền yêu cầu ly hôn, khoản 2 Điều 51
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã tách cha, mẹ ra khỏi những người
thân thích khác, nên có thể hiểu: trong trường hợp này, quyền yêu cầu ly hôn
được ưu tiên trao cho cha, mẹ của bên vợ hoặc chồng.
Quy định này có nghĩa là thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới
có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì cha, mẹ, người
thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng
bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ
gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của
họ. Đây là quy định có tính ngoại lệ về quyền yêu cầu ly hôn.
Nhưng điều này không có nghĩa là mọi trường hợp vợ, chồng bị tâm thần
hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
thì cha, mẹ, người thân thích cha, mẹ, người thân thích đều có quyền yêu cầu
ly hôn. Cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng chỉ có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn khi có đủ ba yếu tố: (1) Một bên vợ hoặc
chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ

được hành vi của mình; (2) bên vợ hoặc chồng là nạn nhân của bạo lực gia

8


đình do vợ hoặc chồng của họ gây ra; (3) tính mạng, sức khỏe, tinh thần của
nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không đủ ba yếu tố này thì cha, mẹ,
người thân thích khác của vợ, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Việc đánh giá năng lực chịu trách nhiệm hành vi của người bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác khiến họ không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình phải dựa vào tiêu chuẩn y học và tiêu chuẩn pháp luật. Người
mắc bệnh phải đáp ứng đủ hai tiêu chuẩn này, còn người khởi kiện phải cung
cấp được bằng chứng chứng minh điều này.
Vấn đề bạo lực gia đình được quy định cụ thể tại Luật phòng, chống bạo
lực gia đình, trong đó khoản 2 Điều 1 giải thích: “Bạo lực gia đình là hành vi
cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể
chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Các hành vi
bạo lực gia đình cụ thể cũng được quy định tại Điều 2 của Luật này. Trong
trường hợp này, người vợ hoặc chồng bị mắc bệnh phải là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng hoặc vợ mình gây ra. Phải có bằng chứng, căn cứ để
xác nhận được có hành vi bạo lực gia đình (ví dụ như biên bản xử lí hành
chính đối với người có hành vi bạo lực,…)
Đồng thời, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bạo lực gia đình của
một bên vợ, chồng và tình trạng tính mạng, sức khỏe, tinh thần bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của nạn nhân.
Quy định này xuất phát từ tính nhân đạo và phù hợp với thực tế, tháo gỡ
cho nhiều trường hợp người vợ hoặc chồng cần phải được ly hôn để có thể
đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình nhưng không thể vì mất năng lực hành vi
dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tụng dân sự để xin ly hôn, tuy
nhiên, khi áp dụng vào thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập


2.3.

Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng
9


Nước ta đã có sự quan tâm đến vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn từ rất
sớm. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, từ tính nhân đạo của
pháp luật, luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta quy định hạn chế quyền
yêu cầu ly hôn của người chồng trong một số trường hợp. Cả Luật hôn nhân
gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đều quy định về
vấn đề này. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình
năm 1986 quy đỉnh: “Trong trường hợp người vợ có thai, chồng chỉ có thể
xin ly hôn sau khi vợ đã sinh con được một năm”7. Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 thì hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi người vợ
đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi.8
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 kế thừa quy định của cả ba luật này
về vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng: “3. Chồng không
có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc
đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”.
Về nguyên tắc, vợ, chồng, hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, pháp luật lại quy định về hạn chế quyền yêu cầu
ly hôn dành riêng cho nam giới (người chồng), nhằm bảo đảm bình đẳng thực
chất cho người phụ nữ khi mà xã hội Việt Nam ta vẫn còn đang tồn tại tình
trạng bất bình đẳng nam nữ. Đây là một quy định cụ thể hóa nguyên tắc bảo
vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ và thai nhi. Nguyên tắc này “thể hiện sâu
sắc tính nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng cũng như bản chất nội dung pháp
luật nước ta nói chung và pháp luật về hôn nhân và gia đình nói riêng. Quyền

lợi của trẻ em và phụ nữ - những người yếu thế - được pháp luật tôn trọng, đề
cao và bảo vệ chặt chẽ”9. Việc quy định trong trường hợp này là phù hợp với
7 Xem Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.
8 Xem Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
9 Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân
dân tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

10


khoản 4 Điều 6 Luật Bình đẳng giới năm 2006: “Chính sách bảo vệ và hỗ trợ
người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới”; và Điều 7: “Bảo vệ, hỗ
trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ, tạo điều kiện để nam
nữ chia sẻ công việc gia đình”, và do đó, “quy định này không bị coi là phân
biệt đối xử về giới, cụ thể là đối với giới nam (người chồng)”10
Theo quy định tại Điều 51, việc xác định quyền yêu cầu ly hôn của người
chồng dựa vào các nội dung: (1) trạng thái có thai; (2) nuôi con; (3) sự kiện
sinh con của người vợ.
Về trạng thái có thai, việc xác định trạng thái có thai của người vợ dựa
trên cơ sở sinh học thông qua quá trình thụ thai và phát triển của trứng để
thành thai nhi. Người vợ được tính là có thai từ khi trứng hoàn thành quá trình
làm tổ trong buồng tử cung cho đến khi thai nhi được sinh ra. Tuy nhiên, đối
với trường hợp người vợ không thể mang thai nên nhờ người khác mang thai
hộ thì việc xác định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng của cả
bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ còn có có nhiều tranh cãi, ý kiến
trái chiều.
Về việc người vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người vợ phải thực sự chăm
sóc, trông nom, nuôi dưỡng con trong khoảng thời gian dưới 12 tháng đó.
Trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật quy định
người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ chăm

sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên mang thai hộ.11
Về sự kiện người vợ sinh con, đây được coi là một trường hợp hạn chế
quyền yêu cầu li hôn của người chồng nhưng không chỉ kéo dài đến thời điểm
người vợ sinh ra con mà kéo dài cho đến khi được 12 tháng

10 Hoàng Thị Hải Yến (2016), “Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng theo Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (292): tr. 25-27
11 Xem: Khoản 1 Điều 87 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

11


Quy định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn chỉ đặt ra đối với người chồng mà
không áp dụng đối với người vợ. Trong mọi khoảng thời gian, dù đang có
thai, đang sinh con hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người vợ đều có thể có
quyền yêu cầu ly hôn để Tòa án thụ lý giải quyết.
3. Ý nghĩa của quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014
Là một mặt của quan hệ hôn nhân, ly hôn là giải pháp cần thiết cho gia
đình khi quan hệ hôn nhân ấy đã ở tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được để đảm bảo quyền
lợi, hạnh phúc cho các bên. Như C. Mác đã từng viết: “Ly hôn chỉ là việc xác
nhận một sự kiện: Cuộc hôn nhân này là cuộc hôn nhân đã chết. Sự tồn tại
của nó chỉ là bề ngoài và giả dối… Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những
điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thực
chất hôn nhân tự nó đã bị phá vỡ rồi, việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân
chỉ có thể là việc ghi biên bản sự tan vỡ bên trong của nó”. 12 Bởi vậy, ly hôn
không phải là phá bỏ hôn nhân, mà nó phản ánh bản chất hôn nhân đã tan vỡ,
việc Tòa án xử cho ly hôn chỉ là việc công nhận thực tế khách quan rằng hôn
nhân không thể tồn tại nữa. Việc pháp luật Việt Nam công nhận quyền tự do

ly hôn chính đáng, trong đó có quyền yêu cầu ly hôn thể hiện sự nhân đạo, tôn
trọng quyền và lợi ích chính đáng của công dân và tiến bộ vượt bậc của Nhà
nước ta, là một giải pháp cần thiết cho các gia đình và cho cả xã hội, “Thực ra
tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia đình
mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ,
những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc cho một xã hộ văn minh”.13
Việc trao quyền yêu cầu ly hôn không chỉ cho người vợ hoặc chồng mà cho
cả cha, mẹ, người thân thích của một bên vợ, chồng không nhận thức hoặc
12 C. Mác – Ph. Angghen, Toàn tập, Tập 1, H. 1078, tr. 119-121
13 Lê-nin, Về quyền dân tộc tự quyết, Toàn tập, Tập 25, Nxb. Tiến bộ, Matxcova 1980, tr. 335

12


làm chủ được hành vi là một sự tiến bộ vượt bậc của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014 so với những Luật hôn nhân và gia đình trước đó. Nó thể hiện
tính nhân văn, nhân đạo, phù hợp với thực tế của pháp luật nước ta
Đồng thời, cũng xuất phát từ tính nhân văn, bảo vệ quyền lợi của trẻ em và
phụ nữ, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định hạn chế quyền yêu
cầu ly hôn của người chồng trong một số trường hợp nhất định. Quy định này
bảo vệ lợi ích chính đáng cho cả người mẹ và trẻ em, bởi, “cần hiểu rằng,
trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc riêng của
người vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Mặt
khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình. Vì vậy, phải thấy được trách
nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thỏa đáng, hợp lý, hợp
tình.”14.
4. Đánh giá quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình
năm 2014
Mặc dù quy định về quyền yêu cầu ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 đã có nhiều tiến bộ, phù hợp hơn với thực tế nhưng trên thực tế vẫn

còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc:
Trước hết, đối với trường hợp người vợ không thể mang thai nên nhờ người
khác mang thai hộ thì việc xác định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người
chồng của cả bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ còn chưa có quy định
rõ ràng, cụ thể, khiến cho có nhiều ý kiến trái chiều.
Đối với quy định cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có
quyền yêu cầu ly hôn, cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng
yêu cầu ly hôn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ bởi có

14 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb, Công an nhân
dân, Hà Nội

13


quá nhiều yêu cầu, điều kiện về vấn đề này. Vì thế, việc thực hiện quyền này
trên thực tế gặp rất nhiều trở ngại.

KẾT LUẬN
Quyền yêu cầu ly hôn là một quyền tự do dân chủ của cá nhân đã được
pháp luật công nhân, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với mỗi gia đình mà
còn đối với cả xã hội. Bởi vậy, pháp luật phải không ngừng thay đổi, hoàn
thiện sao cho phù hợp với thực tế phát triển của xã hội, khắc phục được
những hạn chế, vướng mắc còn đang tồn tại

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Hiến pháp năm 2013
2. Bộ luật dân sự năm 2015
3. Bộ luật dân sự năm 2005
4. Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931
5. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
6. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
7. Luật bình đẳng giới năm 2006
8. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
9. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
10.Luật hôn nhân và gia đình năm 1959

Tài liệu tham khảo khác
1. C. Mác – Ph. Angghen, Toàn tập, Tập 1, H. 1078, tr. 119-121
2. Hoàng Thị Hải Yến (2016), “Một số ý kiến về hạn chế quyền yêu cầu
ly hôn của người chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (292): tr. 25-27
3. Lê Thị Huyền Trang (2017), Quyền yêu cầu ly hôn theo Luật Hôn nhân
gia đình năm 2014, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội
4. Ly hôn – về một sự biếm họa của chủ nghĩa Mác và về chủ nghĩa kinh
tế đế quốc, Toàn tập, Tập 30, Nxb. Tiến bộ, Matxcova 1981, tr.163
5. Lê-nin, Về quyền dân tộc tự quyết, Toàn tập, Tập 25, Nxb. Tiến bộ,
Matxcova 1980, tr. 335
6. Ngô Thị Hường (2015), “Quyền yêu cầu li hôn theo Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014”, Tạp chí Luật học, (12), tr.40-46

15



7. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017), Thực tiễn áp dụng quy định hạn chế
quyền yêu cầu ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ
luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội

16



×