Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Khu di tích lịch sử địa đạo củ chi, thành phố hồ chí minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.22 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HẰNG

KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 922 90 40

HÀ NỘI - 2020


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC

Phản biện 1:

..................................................................
..................................................................

Phản biện 2:

..................................................................
..................................................................

Phản biện 3:



..................................................................
..................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận án
Địa đạo Củ Chi là nơi gắn liền với những kỳ tích của chiến tranh
nhân dân. Nơi đây trở thành biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước và ý chí
bất khuất, quật cường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong
thời đại Hồ Chí Minh. Địa đạo Củ Chi có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa
rộng lớn, trở thành biểu tượng anh hùng của dân tộc mà cả nước tự hào.
Có thể khẳng định, công trình đánh giặc Địa đạo Củ Chi thuộc loại sáng

tạo độc đáo, chưa từng xuất hiện trong lịch sử các cuộc chiến tranh vệ
quốc ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Chính vì lẽ đó, tháng 12-2015, Thủ
tướng Chính phủ công nhận KDTLSĐĐCC là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Về phương diện nghiên cứu khoa học, KDTLSĐĐCC đã nhận được
sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà khoa học ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, những công trình này mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh
khác nhau của Khu di tích. Chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về
KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ như một đề tài chuyên biệt, có hệ thống từ
chuyên ngành văn hóa học.
Về phương diện thực tiễn, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, những dấu
ấn về cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu của các chiến sỹ qua các thời kỳ đã
và đang được phục hồi, phục dựng để phục vụ đời sống văn hóa cộng đồng
trong nước và quốc tế, giúp họ hiểu được hoàn cảnh sống và chiến đấu đầy
gian khổ, khó khăn nguy hiểm, nhất là ý chí quyết tâm chiến đấu và chiến
thắng của quân dân Sài Gòn trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Các hoạt động của Khu di tích từng bước
được đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng. Tuy
nhiên, trước nhu cầu văn hóa của người dân ngày càng đa dạng đòi hỏi
KDTLSĐĐCC cần được đánh giá một cách sâu sắc các giá trị cũng như
vai trò vốn có của nó, trên cơ sở đó có thể phát huy yêu cầu thỏa mãn nhu
cầu sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa của cộng đồng và là nguồn
lực đóng góp cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Thành phố
Hồ Chí Minh. Vì vậy, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài: "Khu di tích
lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn
hóa cộng đồng hiện nay" làm Luận án nghiên cứu để giải quyết những
vấn đề nêu trên.


2


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. M c ti u nghi n c u
Trên cơ sở làm rõ những giá trị của KDTLSĐĐCC, luận án tập trung
khảo sát, đánh giá giá trị, vai trò của khu di tích này đối với ĐSVHCĐ. Từ
đó bàn luận về những vấn đề đặt ra nhằm phát huy giá trị, vai trò của
KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ hiện nay.
2.2. Nhiệ v nghi n c u
- Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài luận án, làm rõ một số
vấn đề lý luận về giá trị di tích lịch sử trong ĐSVHCĐ và xác định lý
thuyết nghiên cứu làm cơ sở để triển khai nội dung luận án.
- Khảo sát, đánh giá các giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC đối với
ĐSVHCĐ.
- Bàn luận những vấn đề đặt ra trong việc phát huy giá trị và vai trò
KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được hình thành trong bối cảnh
lịch sử nào?
- Những giá trị cơ bản của KDTLSĐĐCC và vai trò của nó trong
ĐSVHCĐ hiện nay như thế nào?
- Những vấn đề gì đang đặt ra trong việc phát huy giá trị và vai trò
của KDTLSĐĐCC đối với xây dựng ĐSVHCĐ hiện nay?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tư ng nghi n c u
Luận án tập trung nghiên cứu giá trị, vai trò của KDTLSĐĐCC trong
ĐSVHCĐ địa phương.
4.2. Phạ vi nghi n c u
- Không gian: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi - Thành phố Hồ
Chí Minh
- Thời gian: giai đoạn từ năm 2014 - tháng 6/2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

1 Phư ng ph p u n
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; Đường lối chính sách


3

của Đảng và Nhà nước về phát huy giá trị, vai trò của di tích lịch sử cách
mạng trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế.
2 Hướng tiếp c n
- Luận án tiếp cận nghiên cứu theo hướng liên ngành: kết hợp giữa
văn hóa học, sử học, xã hội học, bảo tàng học… để chú ý đến tính toàn
diện của vấn đề nghiên cứu KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ.
3 Phư ng ph p nghi n c u
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp này
được sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn có
sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của
Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên
cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra… của
chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến KDTLSĐĐCC. Phương pháp này được thực hiện từ
giai đoạn bắt đầu nghiên cứu luận án, cùng với hoạt động sưu tầm, tổng
hợp, dịch các nguồn tài liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp điều tra xã
hội học nhằm thu thập những tư liệu thực tế về thực trạng giá trị và vai trò
của KDTLSĐĐCC đối với ĐSVHCĐ. Đề tài sử dụng cả bảng hỏi và
phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin. Phương pháp này sử dụng trong
hoạt động khảo sát.
Trong luận án NCS xây dựng 01 bảng hỏi với 269 phiếu hỏi dành

cho người dân Huyện Củ Chi, trong đó tập trung điều tra tại 02 xã: Phú
Mỹ Hưng và Nhuận Đức. Ngoài ra, cũng tiến hành điều tra 192 phiếu hỏi
dành cho khách du lịch khi đến tham quan tại KDTLSĐĐCC để có sự so
sánh, đối chiếu.
- Phương pháp điền dã: Đó là những lần thực địa của NCS ở địa bàn
nghiên cứu, cụ thể là những quan sát và ghi những hình ảnh khi đến thực
địa tại KDTLSĐĐCC. Từ năm 2017 đến năm 2019, tác giả đã tiến hành
nhiều đợt khảo sát thực địa khác nhau. Từ quan sát tổng quan về địa bàn
nghiên cứu (cảnh quan của Khu di tích, đối tượng du khách, đời sống của
người dân 2 xã Phú Mỹ Hưng và Nhuận Đức…) đến các hoạt động diễn ra
tại KDTLSĐĐCC.


4

- Phỏng vấn sâu
Tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu về chủ đề nghiên cứu, trong đó có
tính đến các yếu tố như giới tính, tuổi tác, mức sống, học vấn, địa bàn cư
trú,… Ngoài ra, còn phỏng vấn thêm cán bộ công tác tại KDTLSĐĐCC.
Các câu hỏi tập trung vào những vấn đề, nội dung chưa được lượng hóa ở
bảng hỏi, nhất là những cảm nhận về các giá trị và vai trò của
KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ hiện nay.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án được kết cấu 4 chương, 10 tiết.
Chương 1
TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Là một trong những di sản văn hóa nổi bật của Thành phố,

KDTLSĐĐCC không chỉ là hiện thân, chứng tích trường tồn về tinh thần
thép, ý chí bất khuất, sự sáng tạo của quân và dân trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước mà còn có giá trị văn hóa rộng lớn, trở thành biểu
tượng anh hùng của dân tộc mà cả nước tự hào. Cho đến nay đã có một số
công trình nghiên cứu về KDTLSĐĐCC. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận
nghiên cứu KDTLSĐĐCC ở nhiều góc độ khác nhau.
Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh khái quát phần
tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án "Khu di
tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh trong đời sống văn
hóa cộng đồng hiện nay" theo những vấn đề cơ bản dưới đây.
Một là, những công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa và đời
sống văn hóa cộng đồng
Hai là, những công trình nghiên cứu về hệ giá trị
Ba là, những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa và phát huy
giá trị di sản văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bốn là, những công trình nghiên cứu về Khu di tích lịch sử Địa Đạo
Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng
* Đ nh gi về tình hình nghi n c u i n quan đến đề tài của u n n:


5

Thứ nhất, nghiên cứu về ĐSVHCĐ đã được các nhà khoa học đặc
biệt quan tâm trong những năm gần đây, với nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Do đó, luận án tiếp tục kế thừa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận
về đời sống văn hóa cộng đồng trước sự tác động của Khu di tích lịch sử
cách mạng có tầm cỡ lớn như KDTLSĐĐCC hiện nay.
Thứ hai, KDTLSĐĐCC là di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của TP.
HCM. Những công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến di
sản văn hóa ở TP. HCM ở nhiều góc độ lý luận và thực tiễn khác nhau đã

gởi mở, cung cấp thông tin tham khảo phong phú, hỗ trợ nghiên cứu sinh
trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Thứ ba, đối với nghiên cứu về KDTLSĐĐCC, đã có sự thu hút nhất
định đối với các nhà khoa học. nhưng cho đến nay chưa có một công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận và thực tiễn, đánh giá giá trị, vai
trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ ở khía cạnh văn hóa học.
* Hướng nghiên cứu của luận án
Những kết quả to lớn về mặt khoa học mà các công trình nghiên cứu
trên đã đạt được là những tài liệu tham khảo bổ ích. Song đây là một vấn
đề mới. Vì vậy, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu một số vấn đề sau:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về di tích lịch sử cách mạng
trong ĐSVHCĐ.
Thứ hai, đánh giá thực trạng giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC
trong ĐSVHCĐ địa phương
Thứ ba, bàn luận những vấn đề đặt ra từ thực tiễn trong việc phát huy
giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ.
Thứ tư, trên cơ sở những phát hiện từ kết quả nghiên cứu, luận án
khuyến nghị một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị và vai trò của
KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Các khái niệm công cụ
1 2 1 1 Kh i niệ đời sống văn hóa cộng đồng
- Khái niệm đời sống văn hóa
Khái niệm ĐSVH được xuất hiện vào thế kỷ XX, và cho đến nay có
nhiều cách hiểu khác nhau về "đời sống văn hóa"
Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các tác giả đi trước, trong
phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS có sự bổ sung, chỉnh sửa: Đời sống


6


văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những hoạt
động văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người trong môi
trường sống nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, từ đó hướng con người tới sự
phát triển toàn diện và những giá trị tốt đẹp.
- Khái niệm cộng đồng:
Thuật ngữ "cộng đồng" có nghĩa là một nhóm người sống trong một
không gian gần nhau và thường chia sẻ những giá trị chung, có quan hệ xã
hội trên một địa bàn, thường là những đơn vị xã hội lớn, có thể cùng một
mối quan tâm, (Ví dụ: cộng đồng láng giềng; cộng đồng nghề nghiệp, cộng
đồng tộc người, cộng đồng văn hóa,…). Ngoài ra, liên quan đến khái niệm
này còn có cộng đồng dân tộc và cộng đồng quốc tế.
- Đời sống văn hóa cộng đồng
Từ quan niệm về "đời sống văn hóa" và khái niệm "cộng đồng", có
thể rút ra khái niệm "đời sống văn hóa cộng đồng" như sau: Đời sống văn
hóa cộng đồng là tổng thể sống động các hoạt động của một cộng đồng
người nhất định trong lĩnh vực tinh thần, nhằm sáng tạo, lưu giữ, hưởng
thụ những giá trị văn hóa, để nâng cao chất lượng sống của cộng đồng đó.
1.2.1.2. Kh i niệ di tích ịch sử c ch ạng
- Khái niệm di tích
Theo Từ điển tiếng Việt: "Di tích là các loại dấu vết của quá khứ,
chủ yếu là nơi cư trú và mộ táng của người xưa được khoa học nghiên cứu.
Theo nghĩa di tích văn hóa thì nó là di tích lịch sử văn hóa bất động".
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Việt
Nam quy định chi tiết một số điểu của Luật Di sản văn hóa, tại Điều 11
nêu rõ: "Di tích là các di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu
niệm danh nhân), di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh lam
thắng cảnh".
- Khái niệm di tích lịch sử
Khái niệm di tích lịch sử được hiểu: "Không chỉ là một công trình

kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích
của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện
lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật
to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã cùng với thời
gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hóa".
- Khái niệm di tích lịch sử văn hóa:
Tại Điều 4, Luật Di sản văn hóa quy định: "Di tích lịch sử văn hóa là


7

công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học".
- Khái niệm di tích lịch sử cách mạng
Di tích lịch sử cách mạng là một loại hình di tích đặc thù, là bộ phận
cấu thành nên di sản văn hóa. Di tích này bao gồm hệ thống các di sản vật
thể và phi vật thể, là những địa điểm, những công trình kiến trúc có sẵn,
các công trình được con người sáng tạo ra,… gắn liền với những sự kiện,
những nhân vật lịch sử cụ thể, trong đó, có sự phản ánh một phần hoặc
toàn bộ quá trình đấu tranh cách mạng giành lại độc lập dân tộc cho đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Khái niệm Địa đạo: Địa đạo là đường hầm quân sự ở những nơi đất
cứng và ổn định, mực nước ngầm thấp, có khẩu độ hẹp, nhưng rất dài và
có nhiều nhánh, có thể có nhiều tầng. Theo Từ điển tiếng Việt, nói một
cách ngắn gọn, địa đạo là đường hầm bí mật, đào ngầm sâu dưới lòng đất,
hào ngầm.
1.2.1.3. C c gi trị của di tích ịch sử c ch ạng trong đời sống
văn hóa cộng đồng
Di tích lịch sử cách mạng trong đời sống văn hóa cộng đồng bao
gồm các hệ thống giá trị về di sản vật thể và phi vật thể, là những địa điểm,

những công trình kiến trúc có sẵn, các công trình được con người sáng tạo
ra,… gắn liền với những sự kiện, những nhân vật lịch sử cụ thể, tác động
tới toàn bộ đời sống văn hóa cộng đồng của người dân trong lĩnh vực tinh
thần, nhằm sáng tạo, lưu giữ, hưởng thụ những giá trị văn hóa, để nâng cao
chất lượng sống của cộng đồng đó.
Nghiên cứu về vấn đề di tích lịch sử cách mạng trong đời sống văn
hóa cộng đồng chính là nghiên cứu các giá trị của di tích đó tác động như
thế nào tới cộng đồng. Trong đề tài này, NCS nghiên cứu các giá trị làm
nên Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, bao gồm: 1/ giá trị lịch sử; 2/ giá
trị khoa học; 3/ giá trị văn hóa; 4/ giá trị kinh tế.
1.2.2. Vai trò của di tích lịch sử cách mạng trong đời sống văn
hóa cộng đồng
Một là, phản ánh diễn tình lịch sử của dân tộc trong cuộc đấu tranh
giữ nước ở thời kỳ hiện đại
Hai là, di tích lịch sử là cơ sở để sáng tạo giá trị văn hóa mới


8

Ba là, giá trị di tích lịch sử văn hóa góp phần giáo dục lịch sử, văn
hóa dân tộc, cố kết sức mạnh cộng đồng
Bốn là, di tích lịch sử là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án sử dụng lý thuyết giá trị và lý thuyết chức năng để làm rõ
vấn đề nghiên cứu.
1.2.4. Khung phân tích nội dung luận án
ĐSVHCĐ
ĐSVHCĐ
• Vai trò thúc đẩy
sự phát triển kinh

tế - xã hội

• Vai trò giáo
dục truyền
thống lịch sử
cách mạng

KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ
ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

• Vai trò phản
ánh lịch sử
cách mạng

ĐSVHCĐ

• Vai trò sáng tạo
các giá trị văn hóa
mới

ĐSVHCĐ

Tiểu kết chương 1
Nghiên cứu về đề tài "Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Thành phố
Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay", nhìn từ góc độ
chuyên ngành Văn hóa học là một vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực
tiễn, góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về vai trò, vị trí, chức
năng của KDTLSĐĐCC, tác động của nó đối với ĐSVHCĐ và ảnh hưởng
của ĐSVHCĐ đối với sự tồn tại và phát triển của KDT.



9

Trong Chương 1, NCS đã tập trung tổng quan tình hình nghiên cứu.
Trên cơ sở đó NCS đã chỉ rõ những thành tựu nghiên cứu trên rất có ý
nghĩa đối với việc tiếp thu để triển khai nghiên cứu luận án. Đồng thời,
NCS nhận thấy cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các
giá trị CỦA KDTLSĐĐCC và tác động của nó đối với ĐSVHCĐ; ảnh
hưởng của ĐSVHCĐ tới KDTLSĐĐCC.
Để xác định cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án, NCS đã làm rõ
một số khái niệm công cụ liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
như: đời sống văn hóa cộng đồng; di tích lịch sử cách mạng, giá trị di tích
lịch sử cách mạng. Luận án cũng đã xác định vai trò của di tích lịch sử
cách mạng trong đời sống văn hóa cộng đồng. Trên cơ sở này, luận án tiếp
thu và vận dụng một số lý thuyết nghiên cứu để thực hiện luận án. Nghiên
cứu sinh vận dụng lý thuyết giá trị và lý thuyết cấu trúc chức năng để
nghiên cứu các giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa
cộng đồng. Đây là những tiền đề lý luận quan trọng để NCS triển khai
nghiên cứu về KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa ở chương sau.
Chương 2
GIỚI THIỆU KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
VÀ GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. TỔNG QUÁT VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ
CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nằm ở của ngõ phía tây bắc Thành phố Hồ Chí Minh, Củ Chi là
vùng đất có bề dày lịch sử và có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Từ
hơn 300 năm trước, những cư dân người Việt đã ngược theo sông Sài Gòn,
sông Thị Tính đến đây khai phá đất đai, lập ấp, mở làng, lập nghiệp. Cuộc

chống chọi với thiên nhiên hoang dã đầy khắc nghiệt trên vùng đất mới đã
tạo nên tinh thần cố kết, sự thông minh, tính cần cù và lòng quả cảm của
con người Củ Chi.
Huyện Củ Chi nằm giữa sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, có
đường giao thông giao lưu với các tỉnh miền đông và Tây Nam bộ. Đây là
một vùng đất kiên cường trong suốt hai cuộc chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ của nhân dân Sài Gòn - Gia Định.
Nói đến Củ Chi là nói đến địa đạo, nơi gắn liền với những kỳ tích của


10

chiến tranh nhân dân. Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực:
Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức).
Hiện nay, các tài liệu đều thống nhất, mốc thời gian ra đời của địa đạo
Củ Chi được tính từ năm 1948 và địa đạo Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An
được coi là địa đạo đầu tiên trong hệ thống địa đạo của huyện Củ Chi.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp
khốc liệt những người cách mạng và kháng chiến, thực hiện mưu đồ chia
cắt đất nước ta lâu dài. Để bảo tồn lực lượng và bám trụ được trong dân,
cán bộ, đảng viên tích cực xây dựng các cơ sở quần chúng bí mật, làm
nòng cốt lãnh đạo cuộc đấu tranh chống địch. Cùng với việc đào hầm bí
mật, các đoạn địa đạo cũ được phục hồi và củng cố lại. Từ một vài địa
phương, phong trào đào địa đạo phát triển mạnh và rộng khắp, hình thành
hệ thống địa đạo liên hoàn, giúp quân và dân Củ Chi bước vào cuộc chiến
đấu mới đầy cam go, thử thách. Dựa vào địa đạo và chiến hào, trên vùng
đất mà bom đạn của kẻ thù tạo thành "vùng trắng", lực lượng cách mạng
vẫn tồn tại và không ngừng lớn mạnh. Trong lòng địa đạo đã có biết bao
câu chuyện anh hùng, đầy bi tráng. Những chiến công của bộ đội chủ lực,
bộ đội địa phương và du kích Củ Chi đã khiến quân Mỹ và quân lực Việt

Nam cộng hòa kinh hoàng, khiếp sợ; đồng thời làm nức lòng phấn khởi
của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
2.2. GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.2.1. Giá trị lịch sử
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Nhiều sự kiện, nhiều nhân vật, nhiều địa danh
đã trở thành huyền thoại với những chiến công anh hùng. Khu di tích lịch
sử Địa đạo Củ Chi là một trong những địa danh nổi tiếng đó. Củ Chi đã
được tuyên dương là huyện anh hùng và được phong tặng danh hiệu "Đất
thép thành đồng".
Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi là nơi các đồng chí lãnh đạo sống
và làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo cách mạng Sài Gòn - Gia Định và là
nơi các lực lượng vũ trang và nhân dân sinh sống, trú ẩn, tổ chức trận địa
chiến đấu đánh địch giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong suốt cuộc khánh
chiến chống Mỹ cứu nước (từ năm 1961 - 1975). Vì vậy, KDTLSĐĐCC có
giá trị thiết thực nhiều mặt mà đặc biệt là giá trị về mặt lịch sử.


11

Giá trị lịch sử của KDTLSĐĐCC được biểu hiện qua những sự kiện
cách mạng quan trọng mang tính chỉ đạo chiến lược, thể hiện sự sáng tạo
tuyệt vời, tinh thần đấu tranh bất khuất, ghi dấu những chiến công vang
dội của quân và dân Củ Chi trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc…
Có thể khẳng định rằng địa đạo Củ Chi là một trong những căn cứ cách
mạng điển hình và có giá trị lịch sử cao, ghi lại một thời kỳ oanh liệt của
dân tộc trong cuộc chiến đấu ngoan cường để giành độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.2.2. Giá trị khoa học
Địa đạo Củ Chi là một công trình khoa học quân sự mang tính kế
thừa và có giá trị về nhiều mặt. Đặc biệt là nghệ thuật quân sự chiến tranh
nhân dân vô cùng phong phú, sáng tạo, phát triển đến đỉnh cao trong giai
đoạn kháng chiến chống Mỹ, đã tạo cho địa đạo một tầm vóc độc đáo
không những đối với trong nước mà cả thế giới. Địa đạo Củ Chi với hệ
thống đường hầm có độ dài hàng trăm km tỏa rộng chằng chịt trong lòng
đất, là một công trình đánh giặc vĩ đại và độc đáo của Việt Nam.
Về khoa học quân sự, địa đạo Củ Chi nổi lên ở các khía cạnh chủ yếu
sau đây:
Một là, tổ chức thế trận liên hoàn bằng sức mạnh tổng hợp của chiến
tranh nhân dân.
Củ Chi là địa bàn chiến lược quan trọng của ta nằm ngay cửa ngõ Sài
Gòn - trung tâm đầu não chiến tranh của Mỹ - ngụy. Vì thế ở đây cuộc
chiến đấu diễn ra cực kỳ gay go ác liệt mang tính chất đối đầu giữa lực
lượng cách mạng và phản cách mạng.
Lợi dụng địa hình xã ấp có vườn cây trù phú xum xuê, có rừng che
khuất nối liền với các căn cứ rộng lớn phía sau: mặt đất có bình độ cao so
với mực nước sông Sài Gòn, kết cầu đất tự nhiên có độ rắn chắc, địa đạo
phát triển thuận lợi, không những một tầng mà hai, ba tầng. Đây là cách
cấu trúc đảm bảo an toàn để bảo vệ sinh lực và thực hiện tốt chiến thuật
"địa đạo chiến", hoàn toàn chủ động để phòng tránh, đánh trả và tấn công
địch khi có điều kiện, thời cơ.
Hệ thống địa đạo Củ Chi đã thể hiện đầy đủ nghệ thuật lãnh đạo, chỉ
huy về xây dựng, chiến đấu và bám trụ trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác
liệt của chiến trường Sài Gòn - Gia Định; đặc biệt là nghệ thuật chiến đấu


12


tổng hợp của các thứ quân, biết lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy thô
sơ thắng hiện đại… Hay nói một cách khác, chính cuộc chiến đấu từ lòng đất
Củ Chi đã nâng nghệ thuật chiến tranh nhân dân lên một tầm cao mới.
Hai là, phát huy hiệu quả trong chiến đấu
Hiệu quả chiến đấu của quân và dân Củ Chi rất cụ thể, được chứng
minh bằng thực tế trong thời kỳ đánh Mỹ, nhất là từ khi quân xâm lược
vào đánh phá vùng căn cứ cách mạng Củ Chi.
Trước sức tấn công ác liệt của Mỹ - Ngụy bằng cuộc chiến tranh hủy
diệt dã man, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và Huyện ủy Củ Chi
đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng võ trang quyết tâm bám trụ chiến đấu,
tiêu diệt quân địch bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng
mang tính chiến lược quan trọng, là hướng tiếp cận và tiến công hiểm yếu
đối với thủ đô ngụy Sài Gòn. Với khẩu hiệu "một tấc không đi, một ly
không rời", bộ đội, dân quân du kích, cơ quan dân chính đảng cùng với
nhân dân ra sức thi đua đào địa đạo, chiến hào, công sự suốt ngày đêm, bất
chấp đạn bom, mưa nắng, tích cực xây dựng "xã ấp chiến đấu" thiết lập
"vành đai diệt Mỹ" thành thế trận vững chắc bao vây, tiến công tiêu hao,
tiêu diệt kẻ thù.
2.2.3. Giá trị văn hóa
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước,
nhiều sự kiện lịch sử, địa danh ở Việt Nam dã trở thành huyền thoại với
những chiến tích anh hùng.
Với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử to lớn đó, nên ngay từ ngày giải
phóng, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ chỉ huy Quân sự Thành
phố Hồ Chí Minh (nay là Bộ Tư lệnh Thành phố) và Huyện ủy, Ủy ban
nhân dân huyện Củ Chi luôn xác định công tác tuyên truyền giáo dục
truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ Việt Nam và du khách quốc tế
đến tham quan, tìm hiểu về địa đạo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng
đầu. Thông qua việc tổ chức cho sinh viên, học sinh về nguồn, các hoạt
động tổ chức kết nạp Đảng, đoàn, đội, trưởng thành Đoàn…

2.2.4. Giá trị kinh tế
Từ sau ngày giải phóng miền Nam (ngày 30 tháng 4 năm 1975) và
nhất là từ năm 1990 trở lại đây, bên cạnh các nhiệm vụ như giáo dục
truyền thống, giáo dục quốc phòng, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi còn


13

phát triển các dịch vụ giải trí vui chơi thu hút khách thập phương, với việc
thu hút tương đối lớn du khách trong và ngoài nước đã tạo được nguồn
kinh tế lớn để bảo quản duy tu và phát triển Khu di tích.
Tiểu kết chương 2
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là di tích lịch sử cách mạng cấp
quốc gia đặc biệt. Những sự tích có thật từ địa đạo đã quá sức tưởng tượng
của con người. Đạn bom của kẻ thù không làm quân và dân "đất thép
thành đồng'' chùn bước. Xẻ đất và dựa vào lòng đất để tổ chức cuộc sống,
những con người ở vùng đất lửa đã lấy gan ''vàng'' chọi với "sắt thép'',
không những đánh tan từng đợt tấn công dữ dội của quân địch, mà còn làm
nên kỳ tích trong thế kỷ XX. Giá trị tiêu biểu nổi bật của KDT là giá trị
lịch sử, giá trị khoa học, giá trị văn hóa và giá trị kinh tế. Các giá trị này
không đứng biệt lập, đối lập nhau mà có mối quan hệ biện chứng gắn bó
hữu cơ bổ sung cho nhau để góp phần tôn vinh vẻ đẹp bất tử của
KDTLSĐĐCC trong nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Chương 3
NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ, VAI TRÕ
CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
3.1. VỊ TRÍ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
Địa đạo Củ Chi ngày nay đã được bảo tồn, tôn tạo, phát huy và trở

thành Khu di tích lịch sử cách mạng nhằm giúp người dân địa phương,
cũng như du khách trong nước và quốc tế,… hiểu được quá trình chiến đấu
gian khổ và đời sống của đồng bào, chiến sỹ trong hầm ngầm Địa đạo của
những năm tháng kháng chiến ác liệt.
3.2. NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO
CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG HIỆN NAY
Nếu như trong thời kỳ kháng chiến thì Địa đạo Củ Chi trở thành
pháo đài bảo vệ, làm nên chiến thắng hào hùng của quân, dân Củ Chi thì
trong giai đoạn hiện nay các giá trị đó được chuyển hóa vào trong đời sống
cộng đồng, cuộc khảo sát về các giá trị của KDTLSĐĐCC trong
ĐSVHCĐ cho thấy như sau:


14

3.2.1. Giá trị lịch sử trong đời sống văn hóa cộng đồng
Ảnh hưởng của giá trị lịch sử của KDTĐĐCC tác động liên tục tới
cộng đồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đến ngày nay.
Giá trị lịch sử của Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là một quá trình
xuyên suốt cùng với cộng đồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ. Giá trị đó được biểu hiện cụ thể qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.1: Những giá trị lịch sử truyền thống của Khu di tích
lịch sử Địa đạo Củ Chi theo đánh giá của người dân
Nguồn: Khảo sát của NCS.
Từ biểu đồ 3.1, cho ta thấy giá trị lịch sử được người dân đánh giá
cao, nó bao gồm: Phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh (86,6%); Phản ánh
tư duy quân sự của Đảng và Nhà nước (77,6%); Phản ánh lịch sử chiến
tranh nhân dân của quân và dân miền Nam (76,5%); Lưu giữ sự kiện lịch
sử (67,8%) và lưu giữ ký ức lịch sử (57%). Với các số liệu này đã cho thấy

sự trường tồn giá trị lịch sử của KDTLSĐĐCC.
Như vậy, ta có thể thấy rằng những giá trị lịch sử truyền thống của
Khu di tích là một trong những yếu tố thu hút các du khách nước ngoài
đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam. Đối với người dân
Củ Chi, KDT mãi là niềm tự hào của người dân nơi đây.
3.2.2. Giá trị khoa học trong đời sống văn hóa cộng đồng
Bên cạnh giá trị lịch sử làm nên sự trường tồn của KDTLSĐĐCC,
chúng ta thấy ở đây giá trị khoa học, sáng tạo được người dân và du khách
đánh giá rất cao. Khi tham quan Địa đạo có rất nhiều người cho rằng


15

KDTLSĐĐCC không chỉ có giá trị lịch sử, mà bên cạnh đó phải nói đến
giá trị khoa học của KDT. Giá trị khoa học, sáng tạo của Khu di tích lịch
sử địa đạo Củ Chi đi vào đời sống văn hóa cộng đồng được nghiên cứu
khảo sát với kết quả dưới đây:
Đơn vị tính: %
80

79,2

79

78,8

78
76
74


72,7

72
70
68

Sự sáng tạo trong Hệ thống kiến trúc Cấu trúc thành các
xây dựng kiên cố
hợp lý, độc đáo
làng ngầm sinh
hoạt dưới lòng đất
đảm bảo an toàn

Đảm bảo tính bí
mật quân sự

Biểu đồ 3.2: Giá trị khoa học sáng tạo của Khu di tích lịch sử Địa đạo
Chi theo đánh giá của người dân (đơn vị: %)
Nguồn: Khảo sát của NCS.
Từ kết quả khảo sát, ta thấy người dân đánh giá rất cao giá trị khoa
học sáng tạo của Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi. Ở đây giá trị khoa học
sáng tạo thể hiện: Đứng đầu là cấu trúc thành các làng ngầm sinh hoạt
dưới lòng đất bảo đảm an toàn (79,2%), tiếp đến là sự sáng tạo trong xây
dựng kiên cố (79%), bảo đảm tính bí mật quân sự (78,8%), hệ thống kiến
trúc hợp lý, độc đáo (72,7%). Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc
kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, Khu di
tích lịch sử địa đạo Củ chi đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di
tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia đặc biệt.
3.2.3. Giá trị văn hóa trong đời sống văn hóa cộng đồng
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi hội tụ lòng yêu nước, chủ

nghĩa anh hùng cách mạng, ý thức tự cường dân tộc, độc lập tự do cho
quốc gia của quân và dân Củ Chi trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.


16

Giá trị văn hóa thể hiện rõ ở kết quả khảo sát của NCS như sau:
Đơn vị tính: %

Biểu đồ 3.3: Giá trị văn hoá của Khu di tích lịch sử Địa đạo
Củ Chi theo đánh giá của người dân
Nguồn: Khảo sát của NCS.
Qua khảo sát, rõ ràng giá trị giáo dục truyền thống cách mạng được
cộng đồng đánh giá cao, chỉ số: truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước,
lòng tự hào dân tộc (91,3%); ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (81,8%); tinh
thần tương thân tương ái, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau (83,9%), tiếp đến là
giáo dục tinh thần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc (68,3%), giáo
dục kiến thức, hiểu biết về chiến tranh nhân dân (55,3%).
Thế hệ trẻ ngày nay được trở về với những tháng năm gian khổ
nhưng hào hùng của dân tộc và sẽ hiểu hơn về công lao của các anh hùng
đã ngã xuống cho độc lập, tự do hôm nay. Tại sâu trong lòng đất, địa đạo
Củ Chi cho chúng ta cảm nhận được ý chí bất khuất, ý chí tự lực tự cường
của người Việt Nam. Từ đó, hình thành nên tình yêu quê hương đất nước,
ý chí quật cường trong mỗi con người Việt Nam khi đến nơi đây.
3.2.4. Giá trị kinh tế trong đời sống văn hóa cộng đồng
Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi là một di sản nên bản thân nó
mang giá trị kinh tế và giá trị này được cộng đồng thừa nhận và đi sâu vào
trong đời sống của họ. Theo báo cáo của Ban Quản lý, Khu di tích Khu di
tích lịch sử Địa đạo Củ Chi góp phần tạo cơ hội việc làm cho người dân
địa phương. Ngoài ra, tổng lượt khách và tổng thu của KDTLSĐĐCC

cũng phản ánh được giá trị kinh tế đem lại sự phát triển kinh tế - xã hội
cho cộng đồng địa phương. Địa đạo Củ Chi luôn là điểm thu hút du khách
trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu. Đây chính là cơ hội để
người dân Củ Chi kinh doanh nhiều loại mặt hàng cho nhiều hộ gia đình


17

sinh sống xung quanh Khu vực di tích, như: nước đá tinh khiết, khoai mì,
rượu nếp Củ Chi và nhiều mặt hàng đặc sản nông nghiệp của địa
phương… Đồng thời cũng thu hút nhiều nhà kinh doanh ngoài khu vực, về
các lĩnh vực: du lịch, nhà hàng, khách sạn, làng nghề hay đầu tư thành các
khu sinh thái nông nghiệp xanh,…
Qua khảo sát, tìm hiểu, hầu hết nguồn nhân lực hiện tại là người dân
bản địa (80%), còn lại là lao động từ các quận, huyện trong Thành phố Hồ
Chí Minh và lao động từ các tỉnh khác. Đây cũng có thể là yếu tố đáng
quan tâm trong việc tận dụng nguồn lao động sẵn có của địa phương trong
phát triển Khu di tích.
Sự phát triển kinh tế có thể được xoay quanh giá trị du lịch của Khu
di tích và được biểu hiện các lượt khách đến hoặc tổng thu nhập của hoạt
động Khu di tích mang lại. Thời gian qua, KDTLSĐĐCC là một trong
những điểm đến của khách du lịch khi đến TP. Hồ Chí Minh, đây là nguồn
thu chính của KDT trong giai đoạn hiện nay.
3.3. NHẬN DIỆN VAI TRÕ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA
ĐẠO CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG
3.3.1. Vai trò phản ánh lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân
Củ Chi
Đến với KDTLSĐĐCC, chúng ta thấy nơi đây đã tái hiện lại không
gian lịch sử oanh liệt, phản ánh cuộc chiến đấu trường kỳ gian khổ, đầy
khốc liệt của quân và dân Củ Chi theo tiến trình lịch sử phát triển của

cách mạng miền Nam. Địa đạo Củ Chi ra đời như một bức xúc, một sự
đòi hỏi khách quan của cuộc chiến đấu chống quân thù, mở đầu cho nghệ
thuật quân sự độc đáo của quân và dân ta. Địa đạo Củ Chi vừa tránh được
thế cô lập của hầm bí mật và phát huy sự linh hoạt, cơ động để bảo toàn
lực lượng và chủ động tiến công chống lại quân địch một cách hiệu quả.
Do đó, Địa đạo Củ Chi mang tính chất "địa đạo chiến", một pháo đài dưới
lòng đất trong cuộc chiến tranh du kích chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ. Đồng thời, đây cũng là phương châm "lấy yếu thắng mạnh" "lấy ít
địch nhiều", "bám thắt lưng địch mà đánh" trong chiến tranh toàn dân,
toàn diện. Hệ thống Địa đạo Củ Chi phát triển nhanh chóng, rộng rãi, liên
hoàn, đa dạng đã tạo ra thế trận độc đáo và hiểm yếu như "mê hồn trận"
với kẻ thù.


18

Dựa vào hệ thống địa đạo vững chắc, quân và dân Củ Chi kiên cường
bám trụ, quyết tâm chiến đấu giữ vững trận địa, chủ động đánh địch bằng
ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận), thực hiện lối đánh áp sát,
với những chiến thuật bắn tỉa, phục kích, tập kích, phát huy tối đa sức
mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, vô hiệu hoá được nhiều loại vũ
khí tối tân và làm thất bại âm mưu của địch.
Như vậy, KDTLSĐĐCC đã thể hiện rõ vai trò to lớn trong phản ánh
cuộc chiến đấu trường kỳ, gian khổ của quân và dân Củ Chi, trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khu DTLSĐĐCC đã và đang
là tượng đài về chiến tranh nhân dân, giúp các thế hệ sau hiểu và trân trọng
những giá trị của dân tộc trong cuộc chiến đấu vì độc lập - tự do của dân
tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
3.3.2. Vai trò là cơ sở để sáng tạo các giá trị văn hóa mới của
Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

Khu DTLSĐĐCC không chỉ là bảo tàng lưu giữ các ký ức lịch sử
chiến tranh cách mạng của quân và dân Củ Chi mà còn là nơi khơi dậy sự
sáng tạo các giá trị văn hóa mới nhằm tôn vinh, khẳng định, ca ngợi chiến
công oanh liệt của quân và dân vùng Đất thép - Thành đồng. Sự sáng tạo
văn hóa đặc biệt thể hiện ở trình độ trí tuệ, thẩm mỹ, nghệ thuật của các
kiến trúc sư, các nhà điêu khắc, hội họa, các văn nghệ sĩ và cộng đồng cư
dân tham gia xây dựng khu Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh
ở chiến trường Sài Gòn - Gia Định và làm nghĩa vụ quốc tế. Quần thể kiến
trúc uy nghi, vừa hiện đại, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được
kết nối từ cổng tam quan, nhà văn bia, toà tháp 9 tầng và ngôi điện chính
tạo cảm giác vừa linh thiêng, trang trọng, vừa gần gũi, thân quen với mỗi
người khi đến với KDTLSĐĐCC. Các bức tranh phác điêu bằng gốm được
các nghệ sĩ sáng tạo trên ba mảng tường của Đền Bến Dược và biểu tượng
"Hồn thiêng đất nước" đặt ở phía bờ sông công viên sau Đền chính đã góp
phần tôn vinh sự hùng vĩ của cuộc chiến tranh nhân dân xảy ra ở vùng Địa
đạo Củ Chi anh hùng.
Khu DTLSĐĐCC đã trở thành cội nguồn khơi dậy những cảm hứng
sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ, từ các nhà văn, nhà thơ, các nhà điêu
khắc, kiến trúc, hội hoạ, nhiếp ảnh, các nhà làm phim. Nhiều tác phẩm
nghệ thuật về đề tài chiến tranh cách mạng đã được công bố lấy chất liệu


19

từ KDTLSĐĐCC. Tiêu biểu cho các công trình này là tác phẩm Củ Chi ký
sự của nhà văn Diệp Hồng Phương, cuốn Địa đạo Tân Phú Trung và
Phước Vĩnh An, cái nôi của Địa đạo Củ Chi của tác giả Võ Tấn Tạo...
Cuốn Hầm Củ Chi (câu chuyện khó tin về cuộc chiến tranh trong lòng đất)
của hai tác giả John Penycate và Tom Mangold, do Ngô Dư dịch và xuất
bản năm 1988 v.v..

Về âm nhạc, KDTLSĐĐCC đã là nguồn cảm hứng sáng tạo của
nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Trương Quang Lục với bài hát Củ Chi yêu
thương; nhạc sĩ Quốc Thanh với bài Củ Chi đất lửa hoa hồng.... Trên lĩnh
vực điêu khắc, hàng loạt các công trình điêu khắc gắn liền với các làng
nghề của huyện Củ Chi đã dựa trên chất liệu lịch sử KDTLSĐĐCC để tạo
nên những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho KDTLSĐĐCC cũng như
trong xã hội.
Khu DTLSĐĐCC không chỉ có vai trò là cơ sở cho sự sáng tạo các
giá trị văn hóa của các nghệ sĩ chuyên nghiệp mà còn là nơi tạo nên cảm
hứng sáng tạo của cộng đồng dân cư địa phương cũng như du khách trong
nước và quốc tế.
3.3.3. Vai trò giáo dục lịch sử văn hóa, cố kết cộng đồng của Khu
di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Hiện nay, KDTLSĐĐCC là trung tâm giáo dục truyền thống cách
mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân
công ơn to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh trên vùng
đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng
dân tộc.
Vai trò giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của KDTLSĐĐCC
được thể hiện trước hết ở sự toả sáng của những chiến công vĩ đại và sự hy
sinh vô bờ bến của quân và dân Củ Chi trong kháng chiến chống xâm
lược. Những nội dung giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng ở
KDTLSĐĐCC rất phong phú và đa dạng.
Vai trò giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng của
KDTLSĐĐCC không chỉ được Ban Quản lý KDT quan tâm mà nơi đây đã
được nhiều tổ chức chính trị - xã hội sử dụng để giáo dục thành viên trong
tổ chức của mình. Vì vậy, KDTLSĐĐCC là nơi được rất nhiều đơn vị, cơ
quan, đoàn thể đến tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội. Bên cạnh đó, có
nhiều đoàn viên thanh niên đến tham gia sinh hoạt dã ngoại, cắm trại và
giao lưu kết nghĩa với các đơn vị trong KDT.



20

3.3.4. Vai trò là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của
Thành phố
Với tư cách là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội,
KDTLSĐĐCC ngày càng trở thành một trung tâm du lịch lịch sử cách
mạng, có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong nươc và quốc tế. Để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, Ban Quản lý KDT đã tập trung
đầu tư nâng cấp, hoàn thiện quy hoạch phát triển KDTLSĐĐCC với quy
mô rộng lớn, có nhiều không gian văn hóa khác nhau, vừa đáp ứng nhu
cầu tìm về lịch sử cách mạng, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh, đồng
thời cũng mở rộng đầu tư các khu vực vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn
thiên nhiên và nghỉ dưỡng tại đây. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước, gần
đây đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào khu vực này, tạo môi
trường sinh thái du lịch sôi động và bền vững. Như vậy, KDTLSĐĐCC đã
từng bước phát huy vai trò là nguồn lực, là động lực cho phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Củ Chi nói riêng, của TP. HCM nói chung. Sự tham gia
của cộng đồng cư dân vào làm du lịch gần đây gia tăng, góp phần vào xây
dựng nếp sống văn minh du lịch, xây dựng nông thôn mới lành mạnh,
không ngừng nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đóng
góp ngân sách đầy đủ cho Thành phố.
Tiểu kết chương 3
Nhận diện về giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của luận án. Trong Chương này,
thông qua kết quả khảo sát định tính và định lượng, NCS đã làm rõ các giá
trị và vai trò của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ.
Các giá trị tiêu biểu của KDTLSĐĐCC là giá trị lịch sử, giá trị khoa
học, giá trị văn hóa và giá trị kinh tế. Khu DTLSĐĐCC đã thể hiện sự sâu

sắc và toàn diện về cuộc chiến đấu ngoan cường, bất khuất của quân và
dân Củ Chi trong cuộc chiến không cân sức và sự đàn áp đẫm máu của kẻ
thù trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt từ những năm
1960 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Các bằng chứng lịch sử
của Địa đạo Củ Chi cùng với các hiện vật được lưu giữ được là bảo tàng
lịch sử sống động về vùng đất thép anh hùng
Luận án đã nhận diện rõ các vai trò của KDTLSĐĐCC trong
ĐSVHCĐ. Đó là vai trò phản ánh lịch sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc
trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; vai trò là cơ sở để sáng


21

tạo các giá trị văn hóa mới; vai trò giáo dục truyền thống yêu nước và cách
mạng cho thế hệ sau; vai trò là nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội cho
địa phương. Những vai trò này bổ sung, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhằm
khẳng định vị thế của KDTLSĐĐCC trong ĐSVHCĐ. Khu DTLSĐĐCC
ngày càng được khẳng định trong hệ thống di sản văn hóa cách mạng của
dân tộc và góp phần quan trọng vào khẳng định sức mạnh tinh thần bất
diệt của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc,
thống nhất đất nước.
Chương 4
BÀN LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
ĐỊA ĐẠO CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CỘNG ĐỒNG
4.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÕ CỦA
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO CỦ CHI TRONG ĐỜI SỐNG
CỘNG ĐỒNG
Nhân tố đầu tiên có tác động mạnh mẽ đến việc phát huy vai trò của
KDTLSĐĐCC đối với đời sống văn hóa cộng đồng là chủ trương của
Thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển KDTLSĐĐCC xứng

đáng với tầm vóc, vị thế của nó với tư cách là Di tích lịch sử quốc gia đặc
biệt, là "Công trình ngầm" nổi tiếng thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh đã
xác định đây là một công trình di lích lịch sử cách mạng tiêu biểu cần
được đầu tư để phát huy vai trò vị thế của KDT này trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, vừa đáp ứng nhu
cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân, vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
Nhân tố thứ hai tác động đến việc phát huy vai trò của KDTLSĐĐCC
là những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công
nghệ thông tin và truyền thông đại chúng. Đây là nhân tố tác động có thể
tạo động lực mới để nâng cao chất lượng hoạt động và quảng bá hình ảnh
của KDTLSĐĐCC đối với đời sống văn hóa cộng đồng.
Nhân tố thứ ba chính là xu hướng gia tăng du khách trong nước và
quốc tế đối với KDTLSĐĐCC trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế
hiện nay. Với tư cách là một bảo tàng ngầm độc đáo dưới lòng đất được
xếp vào loại nổi tiếng trên thế giới, KDTLSĐĐCC sẽ ngày càng hấp dẫn
du khách.


22

4.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
Thứ nhất, nhận thức về các giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo
còn chưa tương xứng với vai trò, vị trí của nó trong đời sống văn hóa
cộng đồng
Thứ hai, vấn đề phát huy vai trò và chức năng của Khu di tích lịch sử
Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng còn hạn chế.
Thứ ba, vấn đề áp lực từ du lịch đối với bảo tồn giá trị của Khu di
tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Thứ tư, vấn đề kết hợp giữa bảo tồn với phát huy vai trò Khu di tích
lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng

Thứ năm, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển Khu di
tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.
Thứ sáu, vấn đề thực hiện nhất quán các nguyên tắc trong bảo tồn và
phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn
hóa cộng đồng.
4.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ
CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO TRONG ĐỜI SỐNG VĂN
HOÁ CỘNG ĐỒNG
Một là, nâng cao nhận thức giá trị và vai trò của Khu di tích lịch sử
Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng
Hai là, đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, sưu tầm, hoàn thiện
tư liệu lịch sử và hiện vật nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích
lịch sử văn hóa Địa đạo Củ Chi.
Ba là, Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đưa tiến bộ
khoa học công nghệ vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của Khu du
tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Bốn là, phát huy vai trò của cộng đồng đối với vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Tiểu kết chương 4
Trong Chương 4, NCS đã nhấn mạnh một số nhân tố tác động đến
giá trị và vai trò của KDTLSĐĐCC đối với đời sống văn hóa cộng đồng.
Trước những tác động của các yếu tố này, luận án đã xác định một số vấn đề
đặt ra để tiếp tục đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị của


23

KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa cộng đồng. Đó là vấn đề nhận thức về
giá trị của KDTLSĐĐCC còn bất cập, chưa xứng tầm; chưa phát huy hết vai
trò và chức năng của KDTLSĐĐCC; vấn đề áp lực từ phát triển du lịch; vấn

đề kết hợp giữa bảo tồn và phát huy vai trò của KDTLSĐĐCC; vấn đề chất
lượng nguồn nhân lực; vấn đề đảm bảo thực hiện nhất quán các nguyên tắc
trong bảo tồn và phát huy vai trò của KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa
cộng đồng. Để phát huy vai trò của KDTLSĐĐCC, NCS khuyến nghị thực
hiện một số giải pháp gồm: (1) Nâng cao nhận thức về giá trị và vai trò của
KDTLSĐĐCC trong đời sống văn hóa cộng đồng; (2) Đẩy mạnh đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật, củng cố và hoàn thiện hệ thống tư liệu lịch sử và hiện
vật của khu ti tích; (3) Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc
trong KDT; đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động quản lý và
nghiệp vụ của KDT; (4) Phát huy vai trò của cộng đồng đối với vấn đề bảo
tồn và phát huy giá trị của KDT. Đây là những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp
thiết để nâng cao vị thế và tầm vóc của KDTLSĐĐCC trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
1. Khu DTLSĐĐCC là một Bảo tàng lịch sử cách mạng lưu lại
những chiến thắng vĩ đại đầy khó khăn, gian khổ của quân và dân Củ Chi
nói riêng, của đồng bào miền Nam kiên trung, bất khuất trong cuộc chiến
tranh nhân dân chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Nơi đây là một kỳ quan đánh giặc dưới lòng đất có một không hai
trong lịch sử chống xâm lược của dân tộc, là biểu tượng rực rõ và sinh
động của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam thời đại
Hồ Chí Minh. Đồng thời đây cũng là một địa chỉ "du lịch ngầm" độc đáo
nhất của thế giới thu hút sự tôn trọng, khâm phục và ngưỡng mộ về tinh
thần hy sinh, sức chịu đựng quá sức tưởng tượng của con người trước sự
tấn công tàn bạo của một đội quân viễn chinh đông gấp bội với trang bị
đầy đủ vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Nghiên cứu về
Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trong đời sống văn hóa cộng đồng
chính là tìm về cội nguồn lịch sử, phát hiện ra các giá trị được lưu giữ nơi
đây, xem xét đánh giá tác động của nó đối với đời sống văn hóa cộng đồng
hiện nay, phát hiện những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để nâng cao
vị thế và tầm vóc của KDT này trong thời gian tới.



×