Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HÀ

BIỆN PHÁP QUÂN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUÂNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN BẮC

Thừa Thiên Huế, năm 2017
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận
văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nào khác./.

Tác giả luận văn


NGUYỄN THỊ THU HÀ

ii


Li Cm n
Vi tỡnh cõm chồn thnh, tỏc giõ xin c by tú lủng bit n
sồu sc ti Ban giỏm hiu cựng ton th quý Thổy giỏo, Cụ giỏo cỷa
Khoa Tõm lý - Giỏo dc, phủng Sau ọi hc trng ọi hc S
phọm, ọi hc Hu, Hi ng khoa hc, quý Thổy giỏo, Cụ giỏo ó
nhit tỡnh giõng dọy v t vỗn, giỳp tỏc giõ trong quỏ trỡnh hc
tp v nghiờn cu.
c bit, tỏc giõ xin trồn trng cõm n s giỳp quý bỏu cỷa
Phũ Giỏo s, Tin sù Nguyn Vn Bc - Thổy giỏo trc tip hng
dn, ó tn tỡnh nh hng, giỳp , ng viờn v tọo iu kin
thun li nhỗt trong sut quỏ trỡnh hon thnh lun vn.
Xin trồn trng cõm n cỏc phủng chc nng cỷa S Giỏo dc
v o tọo Quõng Bỡnh; Phủng Giỏo dc v o tọo L Thỷy; cỏc
ng chớ Hiu trng, Phũ Hiu trng, giỏo viờn lm Tng ph
trỏch i, giỏo viờn chỷ nhim v hc sinh cỏc trng tiu hc trờn
a bn huyn L Thỷy; cỏc bọn ng nghip cựng gia ỡnh v bọn
bố ó ng viờn, giỳp , chia s nhng khũ khn v tọo mi iu
kin thun li nhỗt tỏc giõ hon thnh lun vn ny.
Mc dự bõn thồn ó cũ nhiu c gng hon thin lun vn
bng tỗt cõ s nhit tỡnh v nng lc cỷa mỡnh song khụng th
trỏnh khúi nhng thiu sũt trong quỏ trỡnh hon thnh lun vn.
Rỗt kớnh mong nhn c nhng chợ dn v gũp ý quý bỏu cỷa quý
Thổy giỏo, Cụ giỏo, bn bố v ng nghip.
Xin chõn thnh cm n./.
Hu, thỏng 10 nm 2017

Tỏc gi lun vn
Nguyn Th Thu H

iii

iii


MỤC LỤC

Trang
TRANG PHỤ BÌA ...................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ VÀ SƠ ĐỒ ....................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 6
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................9
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................10
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................10
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................10
8. Những đóng góp của luận văn ............................................................................11
9. Cấu trúc luận văn: Luận văn này gồm 03 phần: .................................................12
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 13
Chƣơng 1 .................................................................................................................. 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ

LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC ........................................................... 13
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................13
1.2. Các khái niệm cơ bản của luận văn..................................................................17
1.3. Lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học ................23
1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học ...30
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐ GD ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học ..33
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 35
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI
GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH
QUẢNG BÌNH ......................................................................................................... 36
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội, GD ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ...........36
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát........................................................................42

1


2.3. Thực trạng HĐ GD ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học huyện Lệ Thủy,
tỉnh Quảng Bình ......................................................................................................42
2.4. Thực trạng quản lý HĐ GD ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình ...........................................................................................54
2.5. Đánh giá chung về thực trạng ..........................................................................63
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 65
Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP ................................................................................................................. 67
Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH .... 67
3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp quản lý HĐ GD ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học ......67
3.1.1. Cơ sở pháp lý...............................................................................................67
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................68
3.2. Các nguyên tắc xây dựng các biện pháp ..........................................................68
3.2.1. Đảm bảo mục tiêu thực hiện GD toàn diện cho HS ....................................68

3.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi ...................................................................69
3.2.3. Đảm bảo tính khoa học ...............................................................................69
3.2.4. Đảm bảo tính kế thừa, phát triển .................................................................70
3.3. Các biện pháp quản lý HĐ GD ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học ...............70
3.3.1. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của HĐGDNGLL cho cán bộ quản lý,
GD, GV, HS, cha mẹ HS .......................................................................................70
3.3.2. Tăng cường công tác kế hoạch hóa HĐ GD ngoài giờ lên lớp ...................74
3.3.3. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐGDNGLL và kỹ năng quản lý HĐ này cho
đội ngũ cán bộ quản lý, GV và ban cán sự lớp .....................................................76
3.3.4. Cải tiến về nội dung và hình thức tổ chức HĐ GD ngoài giờ lên lớp phù
hợp với tâm sinh lý, nguyện vọng của HS ............................................................79
3.3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thi đua khen thưởng đối với HĐ
GD ngoài giờ lên lớp .............................................................................................81
3.3.6. Xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường
tham gia vào tổ chức HĐ GD ngoài giờ lên lớp ...................................................84
3.3.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, huy động nguồn tài chính hỗ trợ cho HĐ
GD ngoài giờ lên lớp .............................................................................................87
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ......................................................................89
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............90
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 94

2


1. Kết luận ...............................................................................................................94
1.1. Về lý luận .......................................................................................................94
1.2. Về thực tiễn ....................................................................................................94
2. Khuyến nghị ........................................................................................................95
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT .......................................................................................95

2.3. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình ...........................................................95
2.4. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy.......................................................96
2.5. Đối với Hiệu trưởng và GV các trường Tiểu học huyện Lệ Thủy .................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCĐ

:

Ban chỉ đạo

BGH

:

Ban giám hiệu

CBQL

:


Cán bộ quản lý

CSVC

:

Cơ sở vật chất

CQG

:

Chuẩn quốc gia

CMHS

:

Cha mẹ học sinh

CLB

:

Câu lạc bộ

GD

:


Giáo dục

GV

:

Giáo viên

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

GD&ĐT

:

Giáo dục & Đào tạo

GD KNS

:

Giáo dục kĩ năng sống

HS

:


Học sinh

HĐGDNGLL

:

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

HT

:

Hiệu trưởng



:

Hoạt động

HĐGD

:

Hoạt động giáo dục

NXB

:


Nhà xuất bản

SL

:

Số lượng

TL

:

Tỉ lệ

TDTT

:

Thể dục thể thao

TPT

:

Tổng phụ trách

TNTP

:


Thiếu niên Tiền phong

TH

:

Tiểu học

XHH

:

Xã hội hóa

XMC

:

Xóa mù chữ

4


DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Quy mô phát triển trường lớp năm học 2016 - 2017.......................................... 38
Bảng 2.2: Bảng thống kê về tình hình đội ngũ CBQL, GV, NV:....................................... 40
Bảng 2.3. Thống kê chất lượng giáo dục cuối năm (năm học 2016 -2017) ...................... 41
Bảng 2.4. Thống kê khách thể nghiên cứu............................................................................ 42
Bảng 2.5. Nhận thức về sự cần thiết của HĐGDNGLL ...................................................... 43

Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL, GV và HS về vai trò của HĐGDNGLL ....................... 44
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV, HS về việc thực hiện nội dung HĐGDNGLL ...... 45
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL ... 46
Bảng 2.9. Đánh giá về việc thực hiện các hình thức HĐGDNGLL................................... 47
Bảng 2.10. Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ HĐGDNGLL .......................................... 49
Bảng 2.11. Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức HĐGDNGLL ........................................... 49
Bảng 2.12. Đánh giá về các lực lượng tham gia HĐGDNGLL ........................................ 50
Bảng 2.13. Đánh giá về việc chất lượng tổ chức HĐGDNGLL ........................................ 51
Bảng 2.14. Đánh giá về những khó khăn thường gặp khi tổ chức HĐGDNGLL ............ 52
Bảng 2.15. Các bộ phận tham gia quản lý HĐGDNGLL trong nhà trường .................... 54
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát về quản lý nội dung, hình thức tổ chức HĐGDNGLL ....... 56
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát về việc xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL ........................... 57
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát quản lý công tác kiểm tra, đánh giá HĐGDNGLL ............. 59
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát về mức độ quản lý CSVC, kinh phí tổ chức HĐGDNGLL....... 60
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát về hiệu quả quản lý CSVC, kinh phí tổ chức HĐGDNGLL ..... 61
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp ...................................... 90
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ......................................... 91
Sơ đồ 1.1. Khái quát các yếu tố của quản lý ..................................................................... 19
Sơ đồ 1.2. Khái quát quá trình quản lý giáo dục................................................................. 20

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang cùng nhân loại bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của nền kinh tế tri
thức, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ. Nền kinh tế tri thức
đòi hỏi con người phải có nhiều kiến thức, kĩ năng, sự sáng tạọ và một thái độ tích
cực để làm chủ cuộc sống.
Giáo dục và đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nguồn

lực con người. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Con người là mục tiêu, là động
lực của sự phát triển. Con người trong thời kì kinh tế tri thức không chỉ có kiến thức
mà cần phải hội nhập, có kỹ năng sống và năng lực xã hội theo hướng hoà nhập
thân thiện, bởi mục đích hướng đến của giáo dục (GD) theo UNESCO là “học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”.
Với nguồn tri thức vô tận của nhân loại thì vấn đề đặt ra hiện nay là: kiến thức
cung cấp cho học sinh (HS) phải đảm bảo tính hệ thống, nội dung phải khoa học,
phương pháp phải phù hợp với đối tượng HS để các em nắm vững tri thức, biết áp
dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó, hình thành những phẩm
chất và năng lực cần thiết, định hình nhân cách cho các em mà trước hết là HS tiểu
học, bởi GD tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống GD quốc dân. Chính vì thế
bậc học này cần có những hình thức học tập phong phú, đa dạng để các em có thể
vừa học, vừa phát triển tiềm năng mà không gây nhàm chán trong quá trình dạy học.
Luật GD năm 2005 đã ghi rõ “GD tiểu học nhằm giúp HS hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở [20].
Nhằm thực hiện mục tiêu GD, Luật GD năm 2005 nêu nguyên lý GD là: "HĐ GD
phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản
xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với GD gia đình và GD xã
hội".[20 ]
Trong Chiến lược phát triển GD 2011- 2020 đã xác định rõ mục tiêu tổng quát
của GD Việt Nam đến năm 2020 là: “Đến năm 2020, nền GD nước ta được đổi mới

6


căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế; chất lượng GD được nâng cao một cách toàn diện, gồm: GD
đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ
và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức;
đảm bảo công bằng xã hội trong GD và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân,
từng bước hình thành xã hội học tập” [21].
Đạt được mục tiêu như trong chiến lược đề ra, ngành GD Việt Nam đã triển
khai Nghị quyết 29 đảm bảo yêu cầu đặt ra của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI "Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD Việt Nam theo hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý GD, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD là khâu then chốt” và “
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam”. [1]
Hoạt động GD ở bậc tiểu học bao gồm hoạt động GD trong giờ lên lớp và
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) nhằm rèn luyện đạo đức, phát
triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ HS yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh
lí lứa tuổi HS tiểu học. Trong Điều lệ trường tiểu học 2010 ở Điều 29 chương III
nêu rõ: “HĐGDNGLL bao gồm hoạt động (HĐ) ngoại khoá, HĐ vui chơi, thể dục
thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; HĐ bảo vệ môi trường; lao động
công ích và các HĐ xã hội khác ”. [3 ]
Như vậy, HĐGDNGLL là một bộ phận bắt buộc trong kế hoạch dạy học ở
trường tiểu học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, là một nội dung trong
công tác quản lý của các cấp chỉ đạo và quản lý GD. HĐGDNGLL là một bộ phận
quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình GD của các trường phổ
thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng và được thực hiện một cách có tổ
chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường. HĐGDNGLL giúp HS bổ sung,
củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp; có những hiểu biết mới
về thế giới xung quanh; giúp các em biết vận dụng những tri thức đã được học để
giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra.

7



HĐGDNGLL nhằm bồi dưỡng cho HS tính tích cực, tính năng động, sáng tạo
sẵn sàng tham gia các HĐ xã hội, HĐ tập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung,
vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân. Rèn cho các em kĩ năng giao tiếp, ứng
xử có văn hóa, kĩ năng tự quản, trong đó có kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và
thực hiện một số HĐ tập thể, kĩ năng nhận xét, đánh giá kết quả HĐ.
Chúng ta biết rằng nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các
HĐ có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, vui chơi, giải trí... con
người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, HĐGDNGLL có
liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, năng lực, nâng cao thể
lực, thể chất và tinh thần HS. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp
với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, giúp cho HS hiểu sâu hơn và nắm bản chất
của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho các em khi còn ngồi trên ghế
nhà trường.
HĐGDNGLL có quan hệ chặt chẽ với HĐ dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết
với thực hành, nâng cao chất lượng GD toàn diện, góp phần quan trọng vào sự hình
thành và phát triển phẩm chất và năng lực của HS theo yêu cầu đổi mới GD phổ
thông tổng thể vừa được Quốc Hội thông qua. HĐGDNGLL là dịp để HS củng cố
kiến thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin ở mỗi HS. HĐ này là điều
kiện thuận lợi để HS phát huy vai trò chủ thể của mình trong HĐ, nâng cao tính tích
cực HĐ rèn luyện nhân cách phát triển toàn diện. Thông qua HĐGDNGLL HS từng
bước hình thành và hoàn thiện ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức và thói quen lao
động phù hợp với chuẩn mực xã hội quy định. Đồng thời, HĐGDNGLL cũng tạo ra
một sân chơi bổ ích, thú vị cho các em giúp các em khắc sâu hơn những kiến thức
đã được học góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS. Đặc biệt, những
nội dung của HĐ ngoài giờ lên lớp gắn liền với việc thực hiện phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.
Trong thực tiễn, chất lượng tổ chức và thực hiện chương trình HĐGDNGLL
trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lệ Thủy mặc dù đã có sự chỉ đạo của
cấp trên song vẫn còn nhiều bất cập. Phụ huynh còn nặng về thành tích, chỉ muốn

con em tập trung học tập về môn Toán - Tiếng Việt hoặc tiếng Anh nên tìm đủ cách

8


nhồi nhét kiến thức cho các cháu. Về phía nhà trường, do tính chất quan trọng của
các kì thi, các GV phải cố gắng tận dụng thời gian sao cho truyền đạt thật nhiều
kiến thức để HS đạt kết quả cao. Một số GV có quan điểm coi đây là HĐ phụ cắt
xén thời gian để giành cho Toán, Tiếng Việt. Cuối cùng HS cảm thấy mệt mỏi vì bị
nhồi nhét kiến thức, không còn hứng thú học tập. Bên cạnh đó, năng lực tổ chức HĐ
ngoài giờ lên lớp cho HS của một số GV còn hạn chế. Môn học này không có sự hỗ
trợ của các tài liệu như Sách giáo khoa, sách GV... Nó đòi hỏi người dạy phải có kỹ
năng tổng hợp kiến thức đã dạy trong chương trình Tiểu học kết hợp với vốn sống,
vốn thực tế của GV. Một số GV coi đó là HĐ tổ chức của đoàn thể nên ý thức xây
dựng và thực hiện chưa cao. Một số HS còn thụ động, lười tham gia các
HĐGDNGLL vì thiếu sự đôn đốc nhiệt tình của GV. Nội dung sinh hoạt ngoài giờ
lên lớp còn nghèo nàn, sáo mòn dẫn đến các HĐ chỉ mang tính hình thức, không
mang lại hiệu quả GD thiết thực, xa rời đối tượng HS từ đó không hỗ trợ được HĐ
của HS mà còn mất nhiều thời gian. Mỗi khối lớp HS lại có tính đặc thù về tâm lý
và kiến thức riêng trong khi đó định hướng của Bộ GD và Đào tạo về nội dung
giảng dạy lại mang tính chung chung, thiếu cụ thể.
Như vậy, trong nhà trường tiểu học, việc quản lý có hiệu quả HĐGDNGLL
không chỉ góp phần quan trọng vào mục tiêu GD toàn diện của nhà trường, của
ngành GD, mà còn nhằm phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho HS.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn công tác của bản thân, tôi đã
chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở các trƣờng tiểu học huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ
khoa học quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học

huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp
phần nâng cao chất lượng HĐGDNGLL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đề tài đạt được kết quả theo mục đích nghiên cứu, luận văn xác định một
số nhiệm vụ cơ bản sau:

9


3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu
học trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
3.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học
trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
3.4. Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất nhằm xác định tính khả thi, tính cần thiết của
các biện pháp đã đề xuất.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý HĐGDNGLL tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình còn nhiều hạn chế và bất cập trong công tác kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo, kiểm tra. Nếu phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề, từ
đó đề xuất các biện pháp quản lý khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDNGLL
trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài chủ yếu tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý
HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm xây dựng cơ sở lý luận của luận văn gồm các
giai đoạn đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, văn bản của Đảng,
nhà nước, Sở GD và các công trình khoa học có liên quan đến HĐGDNGLL ở
trường tiểu học.

10


7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận thực tiễn
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng hệ thống bảng hỏi đã được
thiết kế sẵn theo đúng mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát nhận thức, thái độ, hành
vi của HS, GV và cán bộ quản lý về HĐ GD ngoài giờ lên lớp; Thực trạng về
HĐGDNGLL ở các trường tiểu học; Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở
trường tiểu học. Phương pháp này còn được sử dụng để xin ý kiến về tính cấp thiết,
tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDNGLL được đề xuất.
- Phƣơng pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, theo dõi các buổi học, HĐ ngoại
khóa... qua đó có những thông tin về nề nếp, thái độ học tập, tính tích cực của GV, HS.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Trao đổi với cán bộ quản lý, GV về các nội dung
chưa được làm rõ của công tác quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học ở huyện
Lệ Thủy hiện nay.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của Hiệu
trưởng, Tổ trưởng chuyên môn... về công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường.
- Phƣơng pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về vấn đề lý
luận, nghiên cứu về thực trạng và về biện pháp đề xuất...
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Nhằm xử lý số liệu được khảo sát như tính tỉ lệ phần trăm,...

8. Những đóng góp của luận văn
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về HĐGDNGLL, quản lý HĐGDNGLL và
vai trò của của quản lý đối với chất lượng HĐGDNGLL ở trường tiểu học.
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận của công tác quản lý HĐGD ngoài giờ lên
lớp, thực trạng HĐGDNGLL ở trường tiểu học huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL ở trường tiểu học hiện nay và đề xuất
biện pháp nâng cao chất lượng quản lý HĐGDNGLL ở nhà trường tiểu học cũng
như khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của biện pháp đề xuất.

11


9. Cấu trúc luận văn: Luận văn này gồm 03 phần:
* Phần mở đầu
* Phần nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL lớp ở trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học huyện Lệ
Thủy tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
* Phần kết luận và khuyến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục.

12


PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mục tiêu cơ bản của GD là phát triển toàn diện nhân cách con người, trong đó
HĐGDNGLL là một trong những con đường quan trọng để thực hiện toàn vẹn mục
tiêu GD. Việc GD không chỉ diễn ra trên lớp, trong trường học mà còn phải thực hiện ở
ngoài lớp, ngoài trường học với sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội,
thông qua các HĐ như: học tập, vui chơi, lao động, sinh hoạt ngoài trời, sinh hoạt tập
thể... Trong quan điểm của nhiều nhà GD nổi tiếng trên thế giới đã xác định rõ tư tưởng
GD kết hợp với lao động sản xuất, GD nhà trường gắn với GD xã hội.
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Khổng Tử (551- 479 trước công nguyên), một nhà GD lỗi lạc của đất nước Trung
Hoa cổ đại, bằng tư tưởng GD của mình, Ông đã đào tạo ra lớp người “Tu thân, Tề gia,
Trị quốc, Bình thiên hạ”. Ông đã đưa ra quan điểm: “Đọc ba trăm thước kinh thư giỏi,
giao cho việc hành chính không làm được, giao cho việc đi sứ không có khả năng đối
đáp. Học kiểu như vậy chẳng có ích gì ”, đồng thời Ông đưa ra phương châm GD đó là
luôn gắn học với hành.
Phơrăngxoa Rabơle (1494 - 1553) là một trong những đại biểu xuất sắc của
chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng GD văn hóa Phục hưng. Ông đòi hỏi việc GD
phải bao hàm các nội dung: “Trí dục, đạo đức, thể chất và thẫm mĩ và đã có sáng
kiến tổ chức các hình thức GD như ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các buổi
tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc
biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày.” [18, tr 40]
J.A Komenxki (1592- 1670) là nhà GD vĩ đại của dân tộc Séc và của thế giới.
Ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền GD thế giới. Ông khẳng định “học tập
không phải là lĩnh hội những kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ
bầu trời, mặt đất, cây sồi và cây dẻ” [8].

13



A.S.Macazenco (1888- 1939) là một nhà GD nổi tiếng của nước Nga đã nói về
tầm quan trọng của công tác GD HS ngoài giờ học. Ông cho rằng: “Các vấn đề GD,
phương pháp GD không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể
cho quá trình GD chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông
của đất nước chúng ta… Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được
quan niệm rằng công tác GD chỉ được tiến hành trên lớp, công tác GD chỉ đạo toàn
bộ trẻ.”[16]
V.I. Lênin (1870-1924) người phát triển học thuyết GD xã hội chủ nghĩa của
Các Mác và F.Ăngghen, trong nhiệm vụ của Đoàn thanh niên (1920), Người đã nói:
“Chỉ có thể trở thành người Cộng sản khi biết lao động và HĐ xã hội cùng với công
nhân và nông dân”. Ông đã đánh giá rất cao HĐ xã hội, HĐ lao động, HĐ của Đoàn
thanh niên, của đối tượng thiếu niên. Qua các HĐ ngoài trường, ngoài lớp này mà
HS được rèn luyện thực tiễn, được “tự GD” từ đó hình thành và phát triển nhân
cách mình hơn.
Ngày nay, với xu thế hội nhập và phát triển của các quốc gia, GD các nước
đang có định hướng cơ bản nhằm tạo ra một thế hệ năng động sáng tạo, thích nghi
với hoàn cảnh sống luôn thay đổi, trong đó có kĩ năng sống là thành tố cốt lõi của
chất lượng GD. Điều này được thể hiện trong khẳng định của ủy ban văn hóa khoa
học GD thế giới (UNESCO) là:
- GD thường xuyên, GD suốt đời.
- Nhà trường mở, GD mở.
- Tăng cường GD cộng đồng, GD gia đình.
- GD cho mọi người.
- GD hướng tới 4 trụ cột: học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và
học để chung sống.
Như vậy, với mục đích hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách, nhiều nhà
GD, nhà chính trị, nhà khoa học trên thế giới đã đề cao vai trò của HĐ thực tiễn
cũng như HĐGDNGLL trong quá trình học tập, rèn luyện của người học.


14


1.1.2 Nghiên cứu ở trong nước
Trước năm 1979, HĐGDNGLL ở nước ta chưa được xác định cụ thể và có tên
gọi như ngày nay. Tuy nhiên, ngay từ buổi đầu của nền GD Việt Nam, Đảng và Nhà
nước luôn quan tâm đến các HĐGD HS ngoài giờ lên lớp. Tháng 9 năm 1945, trong
“Thư gửi cho các HS” nhân ngày khai trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các hội cứu quốc để
tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ ngàng
trong cuộc phòng thủ đất nước” [25, tr41].
Trong cuộc cải cách GD lần thứ hai (1956) đã nêu rõ mục đích GD là “Đào
tạo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên và thiếu niên trở thành những người phát triển về
mọi mặt, những công dân tốt trung thành với tổ quốc, những người lao động tốt, cán
bộ tốt của nước nhà, có tài, có đức để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta... Phương châm GD là liên hệ lí luận với thực
tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội.” [4, tr 75].
Năm 1979, Viện Khoa học GD thực hiện đề tài nghiên cứu về “Các
HĐGDNGLL và sự hình thành nhân cách HS”. Sau năm 1979, các cán bộ Viện
khoa học GD gồm Đặng Thúy Anh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kì, Nguyễn
Thanh Bình đã nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức
nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
Thực hiện đường lối đổi mới của đất nước kể từ sau đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI (12/1986) cho đến nay, vai trò của GD&ĐT đã được xác định một cách
đầy đủ và toàn diện hơn. GD được xem là quốc sách hàng đầu, là điều kiện cơ bản
để thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội (KT- XH), xây dựng và bảo vệ đất nước,
vì vậy GD có điều kiện tốt hơn để tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu
quan trọng góp phần ổn định và phát triển xã hội.
Đại hội XII của Đảng xác định đổi mới căn bản, toàn diện GD, đào tạo, phát

triển nguồn nhân lực là một trong mười ba định hướng phát triển lớn để hiện thực hoá
mục tiêu phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “GD là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD
và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Chuyển

15


mạnh quá trình GD chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Đổi mới
phương pháp theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú trọng các HĐ xã
hội, ngoại khoá, .... đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Cùng với sự phát triển của GD, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan
trọng của HĐGDNGLL đối với quá trình phát triển của HS, nhiều nhà khoa học,
nhà GD đã nghiên cứu lĩnh vực này. Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của các
tác giả như:
- Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (1994), HĐGD ngoài giờ lên lớp trường tiểu học,
Nhà xuất bản GD; [11]
- Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Dục Quang (2000), “Công tác GD ngoài giờ lên
lớp - bậc tiểu học”, GV tiểu học cần biết, Bộ GD- đào tạo; [12]
- Nguyễn Ngọc Quỳnh Giao, Nguyễn Tấn Phương, Chu Thị Minh Tâm
(2006), Thực hành tổ chức các HĐGD ngoài giờ lên lớp”, Nhà xuất bản GD [10].
- Nguyễn Dục Quang (2007), “Giáo trình HĐ GD ngoài giờ lên lớp”, GV tiểu
học cần biết, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm [19].
- Lưu Thu Thủy (chủ nhiệm đề tài) (2006), cơ sở khoa học của việc xây dựng
chương trình HĐ GD ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học, V2005-20 cấp viện, Viện

khoa học GD Việt Nam [24].
- Trần Thị Tố Oanh (2011), Những vấn đề chung về tổ chức HĐ GD ngoài
giờ lên lớp ở trường tiểu học, (Module TH37); Nội dung và hình thức tổ chức HĐ
GD ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học (Module TH38), [26]. Tài liệu Bồi dưỡng
thường xuyên cho GV bậc tiểu học (Ban hành theo TT32/2011/TT- BGDĐT của Bộ
GD về ban hành chương trình BDTX GV tiểu học); [5]
- Lưu Thu Thủy, Lê Thị Tuyết Mai, Ngô Quang Quế, Bùi Sĩ Tụng (2013),
Hướng dẫn tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp cho HS lớp 1 (và lớp
2,3,4,5), Nhà xuất bản GD [23].

16


- Nguyễn Hữu Hợp (2012), “Tổ chức HĐ GD ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu
học bậc tiểu học”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội [13].
Một số luận văn Thạc sĩ trong những năm gần đây cũng đã nghiên cứu về
HĐGDNGLL ở trường tiểu học như: Nguyễn Thị Bích Ngọc (2011), “Biện pháp
quản lý HĐ GD ngoài giờ lên lớp tại các trường tiểu học quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng”, Trường Đại học sư phạm Đà Nẵng. Bùi Thị Thanh (2011), “Một
số biện pháp GD kĩ năng sống cho HS lớp 4,5 thông qua HĐGDNGLL”, Trường
Đại học Vinh. Nguyễn Kim Oanh (2013), “Biện pháp quản lý HĐGDNGLL ở
trường tiểu học Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”, Trường Đại học
quốc gia Hà Nội, ....
Các đề tài trên đề cập đến HĐGDNGLL và công tác quản lý HĐGDNGLL ở
trường tiểu học với những nội dung thiết thực, phù hợp với yêu cầu GD HS trong
giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các công trình và luận văn nêu trên chỉ tập trung giải
quyết các vấn đề cụ thể hoặc ở những địa bàn khác nhau với những đặc điểm riêng
về địa lý, kinh tế, xã hội... Trong nhiều năm gần đây, huyện Lệ Thủy là một trong
những địa phương có tốc độ phát triển khá nhanh, tập trung đẩy mạnh phát triển các
ngành nghề du lịch, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cuộc

sống, xây dựng thị xã trong tương lai. Điều đó cũng đặt ra cho GD huyện nhà nhiều
yêu cầu, thách thức mới trong việc nâng cao chất lượng GD toàn diện. Qua tìm hiểu
chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học
trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu về thực trạng
quản lý HĐGDNGLL ở các trường tiểu học trên địa bàn làm luận văn của mình và
từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của
HĐGDNGLL nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS.
1.2. Các khái niệm cơ bản của luận văn
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một hiện tượng có thuộc tính lịch sử, nó là nội tại của mọi quá trình
lao động. Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm.
Quản lý là một HĐ cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người.
Bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực nào từ sự HĐ của nền kinh tế quốc dân, HĐ của

17


một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp… đến một tập thể thu nhỏ
như tổ sản xuất, tổ chuyên môn bao giờ cũng có: Người quản lý và đối tượng được
quản lý. Sự cần thiết của quản lý được Các Mác viết: “Tất cả mọi lao động trực
tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng
cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những HĐ cá nhân và thực hiện những chức
năng chung, phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận
động của những cơ quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [17]. Như vậy, Các
Mác đã chỉ ra bản chất quản lý là một HĐ lao động để điều khiển lao động, một
HĐ tất yếu quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Quản lý trở
thành một HĐ phổ biến, mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên
quan đến mọi người.
Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) đã lột tả bản chất của HĐ này trong

thực tiễn. Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau, trong đó quá trình “quản” gồm
sự chăm sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định và quá trình “lý” gồm sửa sang,
sắp xếp, đổi mới, đưa hệ vào thế “phát triển”. Suy cho cùng thì bản chất của HĐ
quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ
thể quản lý đến khách thể và đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn theo mục tiêu đã đề ra.
Khái niệm quản lý là khái niệm rất chung và tổng quát. Trong quá trình phát
triển lý luận quản lý có rất nhiều quan niệm khác nhau do các nhà nghiên cứu lý
luận cũng như thực hành đưa ra. Dưới đây trình bày một số quan niệm chủ yếu sau:
Người sáng lập thuyết quản lý theo khoa học, đó là nhà tư tưởng F.W.Taylor
cho rằng: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó
thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [9].
Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm quản lý được định nghĩa là: Trông coi và
giữ gìn theo những nhu cầu nhất định; Tổ chức và điều khiển các HĐ theo những
yêu cầu nhất định.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người
sao cho mục tiêu của từng người biến thành những thành tựu của xã hội” [14].

18


Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng, HĐ quản lý là HĐ bao gồm hai quá trình
“quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó “quản” có nghĩa là duy trì và ổn định hệ,
“lý” có nghĩa là đổi mới hệ [7].
Hoặc quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng
các HĐ (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý, nhưng có thể hiểu một
cách khái quát, đó là: “Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục tiêu đề ra”.

Quản lý là một khoa học, vận dụng nhiều tri thức của nhiều ngành khoa học
khác nhau và còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự vận dụng tinh tế, khôn khéo của
người quản lý mới đạt hiệu quả cao. Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một
hệ thống, gồm các thành phần: chủ thể quản lý, khách thể quản lý, cơ chế quản lý,
mục tiêu chung. Trong đó:
Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý): đề ra mục tiêu dẫn dắt, điều
khiển các đối tượng được quản lý để đạt tới mục tiêu đã định sẵn;
Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): con người được tổ chức thành một tập
thể, một xã hội; thế giới vô sinh (các trang thiết bị, kỹ thuật); thế giới hữu sinh (vật
nuôi, cây trồng...);
Cơ chế quản lý: những phương thức mà nhờ nó mà HĐ quản lý được thực hiện
và quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lý với khách thể quản lý được vận hành điều
chỉnh; Mục tiêu chung: cho cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là căn cứ để chủ
thể quản lý tạo ra các tác động quản lý.
Phương
pháp quản lý
Chủ
thể
quản lý

Đối tượng
bị quản lý
Công cụ
quản lý

Mục
tiêu
quản



Sơ đồ 1.1. Khái quát các yếu tố của quản lý [15, tr.11]

19

Khách
thể
quản lý


1.2.2. Quản lý GD
Quản lý GD là HĐ tất yếu, tồn tại trong xã hội từ khi có loài người và ngày
càng được khẳng định là một trong những nhân tố của sự phát triển. GD là một hiện
tượng xã hội, nên HĐ GD cũng cần có sự quản lý.
Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “Quản lý GD theo nghĩa tổng quát là
HĐ điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo
thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [7]. “Quản lý GD là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý GD tới các HĐGD trong xã
hội nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng, thực
hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ
là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD đến mục tiêu dự kiến tiến
lên trạng thái mới về chất” [6].
Theo tác giả Trần Kiểm, xét ở góc độ cấp vĩ mô: “Quản lý GD được hiểu là
những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy
luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến
các cơ sở GD là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu
phát triển GD, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [14].
Ở cấp vi mô, theo tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý GD được hiểu là hệ
thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống,
hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha
mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất

lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường” [14].
Như vậy, quản lý GD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách
thể quản lý nhằm đưa HĐ sư phạm của hệ thống GD đạt tới kết quả mong muốn
một cách hiệu quả nhất.
Quản lý GD theo nghĩa tổng quát là HĐ điều hành, phối hợp với các lực lượng xã
hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Chủ thể
quản lý

Mục tiêu
quản lý

Đối tượng

quản lý

Sơ đồ 1.2. Khái quát quá trình quản lý giáo dục

20

Khách thể
quản lý


1.2.3. Quản lý nhà trường
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường về bản chất là quản lý con
người. Điều đó tạo cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà trường một
sự liên kết chặt chẽ không những chỉ bởi cơ chế HĐ của những tính quy luật khách
quan của một tổ chức xã hội - nhà trường, mà còn bởi HĐ chủ quan, HĐ quản lý
của chính bản thân GV và HS. Trong nhà trường GV và HS vừa là đối tượng vừa là

chủ thể quản lý. Với tư cách là chủ thể quản lý, họ là người tham gia chủ động, tích
cực vào HĐ quản lý chung và biến nhà trường trưởng thành hệ tự quản lý” [14].
Quản lý nhà trường phải quản lý toàn diện nhằm hoàn thiện và phát triển nhân
cách của thế hệ trẻ một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả. Thành công hay thất bại
của nhiệm vụ đổi mới nâng cao hiệu quả GD trong nhà trường phụ thuộc rất lớn vào
điều kiện cụ thể của nhà trường. Vì vậy, muốn thực hiện có hiệu quả công tác GD,
người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường, phải chú
trọng tới việc cải tiến công tác quản lý GD để quản lý có hiệu quả các HĐ trong nhà
trường. Mục đích của quản lý nhà trường là đưa nhà trường từ trạng thái đang có
tiến lên một trạng thái phát triển mới. Bằng phương thức xây dựng và phát triển
mạnh mẽ các nguồn lực GD và hướng các nguồn lực đó vào phục vụ cho việc tăng
cường chất lượng GD là tổ chức quá trình GD có hiệu quả để đào tạo lớp thanh niên
thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và phấn đấu vì hạnh phúc của
bản thân và của xã hội.
1.2.4. Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục là HĐ có mục đích, tổ chức, có kế hoạch của thầy và trò,
diễn ra trong các môi trường GD và ngoài cộng đồng xã hội. Trong đó, HS có vai
trò chủ động lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ đúng đắn dưới
sự tổ chức, điều khiển của GV hoặc các lực lượng GD khác trong và ngoài nhà
trường. Mục đích của hoạt động giáo dục nhằm hình thành cho HS những quan
điểm, niêm tin, định hướng giá trị, lý tưởng, động cơ, thái độ, kĩ năng , kĩ xảo, thói
quen ứng xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật, thẫm mĩ...
Hoạt động giáo dục rất đa dạng, bao gồm HĐ dạy và học, HĐ lao động, HĐ
văn - thể - mĩ, HĐ xã hội, HĐ ngoại khóa... được diễn ra trong nhà trường, ngoài xã
hội, ở gia đình. Các HĐ này đều hướng vào mục đích chung là phát triển toàn diện
nhân cách cho thế hệ trẻ.

21



1.2.5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động GD được tổ chức
ngoài giờ học các môn văn hoá. Đây là những HĐ nối tiếp các hoạt động GD trong
giờ lên lớp. Nói một cách hình ảnh thì hoạt động GD kỹ năng ngoài giờ là chiếc cầu
nối giữa công tác giảng dạy trên lớp với công tác GD HS ngoài lớp.
Theo tác giả Nguyễn Hữu Hợp, ở trường tiểu học “Điểm giống nhau giữa
hoạt GD ngoài giờ lên lớp và HĐ ngoại khóa đều là HĐ GD (theo nghĩa rộng)
nhằm mục đích GD toàn diện cho HS tiểu học và đều được tổ chức vào thời gian
ngoài giờ lên lớp. Còn sự khác biệt cơ bản giữa chúng là HĐ GD ngoài giờ lên
lớp được tổ chức độc lập với các môn học, còn HĐ ngoại khóa thì gắn liền với
bài học, môn học cụ thể.”[13]
Hiện nay, HĐGDNGLL đã trở thành chương trình bắt buộc và là một bộ phận
trong quá trình GD HS. Điều 29 Điều lệ trường tiểu học quy định: “HĐGDNGLL
bao gồm HĐ ngoại khóa, HĐ vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu
văn hóa; HĐ bảo vệ môi trường; lao động công ích và các HĐ xã hội khác” [3].
Trong chương 3, điều 27 của Điều lệ trường tiểu học 2010 nêu rõ các yêu cầu
GD ngoài giờ lên lớp như sau: “HĐGDNGLL do nhà trường phối hợp với các lực
lượng GD ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các HĐ ngoại khóa về khoa học, văn
học, nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và
bồi dưỡng HS có năng khiếu, các HĐ vui chơi, tham quan du lịch, giao lưu văn
hóa... các HĐ bảo vệ thiên nhiên, môi trường, các HĐ lao động công ích, các HĐ xã
hội, các HĐ từ thiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS tiểu học”[3].
Như vậy, HĐGDNGLL là hoạt động GD được tổ chức ngoài thời gian học
trên lớp, là sự tiếp nối thống nhất hữu cơ với HĐ dạy học. Đây là một trong hai hoạt
động GD cơ bản, được tổ chức thực hiện trong nhà trường nhằm góp phần hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện HS đáp ứng mục tiêu GD đặt ra.
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Quản lý HĐGDNGLL là quản lý các đối tượng tham gia tổ chức thực hiện
HĐGDNGLL (các điều kiện đảm bảo thực hiện...); quản lý các nội dung và hình
thức của HĐGDNGLL theo kế hoạch và chương trình GD của cấp học...


22


×