Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của nguyễn việt hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM ĐÌNH NGỌC DIỆP

CẢM THỨC TÔN GIÁO TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHẠM ĐÌNH NGỌC DIỆP

CẢM THỨC TÔN GIÁO TRONG SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60220120

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN THÁI HỌC

Thừa Thiên Huế, năm 2016

i




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.
Phạm Đình Ngọc Diệp

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự sự hỗ trợ của
nhiều thầy cô, bạn bè và người thân. Tôi thành thật cảm kích.
Trước hết, xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện để tôi tập trung hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân đến nhà giáo, PGS.TS Trần Thái Học, người đã
tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi sớm hoàn
thành luận văn trong điều kiện tốt nhất có thể.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo khoa Ngữ
Văn, trường Đại học Sư phạm Huế.
Cuối cùng và rất quan trọng, luận văn này dành tặng cho Ba Mẹ và hai anh
của tôi, những người đã luôn yêu thương và khai sáng trong tôi lời dạy “Hãy luôn
vươn tới bầu trời vì nếu không chạm tới các ngôi sao thì con cũng ở giữa các vì
tinh tú'”.

iii



MỤC LỤC
Trang phụ bìa .............................................................................................................. i
Lời cam đoan .............................................................................................................. II
Lời cảm ơn ................................................................................................................III
Mục lục ........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................6
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................7
6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................7
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ TÔN GIÁO VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NÓ
VỚI VĂN HỌC .........................................................................................................9
1.1. Giới thuyết về tôn giáo .........................................................................................9
1.1.1. Những quan niệm về tôn giáo ...........................................................................9
1.1.2. Cảm thức tôn giáo ...........................................................................................13
1.2. Mối quan hệ giữa tôn giáo với văn xuôi Việt Nam đương đại ..........................14
1.2.1. Mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học ...........................................................14
1.2.2. Đức tin tôn giáo cứu rỗi con người .................................................................18
1.3. Vấn đề cảm thức tôn giáo đối với sáng tác của Nguyễn Việt Hà qua tác phẩm
Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn .....................................................................20
1.3.1. Vài nét về sáng tác của Nguyễn Việt Hà ........................................................20
1.3.2. Vấn đề cảm thức tôn giáo qua hai tác phẩm Cơ hội của Chúa và Khải
huyền muộn. .................................................................................................. 25
Chƣơng 2. CẢM THỨC TÔN GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN
VIỆT HÀ NHÌN TỪ SỰ PHẢN ÁNH VỀ CON NGƢỜI VÀ THẾ GIỚI .........30
2.1. Cảm thức về con người ......................................................................................30
2.1.1. Con người mang niềm tin tôn giáo..................................................................30

2.1.2. Con người sám hối, tội lỗi ...............................................................................33

1


2.1.3. Con người cô đơn, lạc lõng .............................................................................36
2.1.4. Con người mất chúa - đổ vỡ niềm tin .............................................................38
2.1.5. Con người khát vọng .......................................................................................41
2.2. Cảm thức về thế giới ..........................................................................................44
2.2.1. Thế giới hiện thực đầy biến động....................................................................45
2.2.2. Thế giới phi lí ..................................................................................................47
2.2.3. Thế giới “ Mọi sự đều là ý Chúa” ...................................................................49
2.2.4. Thế giới thiêng liêng .......................................................................................51
2.2.5. Thế giới mang giáo lý và lễ nghi ....................................................................53
Chƣơng 3. CẢM THỨC TÔN GIÁO TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN
VIỆT HÀ NHÌN TỪ CÁC PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ................................56
3.1. Nghệ thuật trần thuật ..........................................................................................56
3.1.1. Giọng điệu trần thuật .......................................................................................56
3.1.2. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................................64
3.1.3. Điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện .......................................................71
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện ............................................................................78
3.2.1. Cốt truyện phân mảnh, lắp ghép .....................................................................78
3.2.2. Cốt truyện gợi mở ...........................................................................................81
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ...........................................................................83
3.3.1. Nhân vật phân mảnh tâm lý ............................................................................83
3.3.2. Nhân vật bị “mờ hóa” chân dung ....................................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

PHỤ LỤC


2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phong phú, đa dạng và cũng hết sức phức
tạp. Ở mỗi thời kỳ, nó có sự biến đổi và mang những màu sắc khác nhau. Theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin đặc thù của tôn giáo với tính cách là một hình thái ý
thức xã hội, một thành phần của kiến trúc thượng tầng, là sự phản ánh hư ảo
về những điều kiện sinh hoạt xã hội của con người. Thế giới khách quan trong
sự phản ánh của tôn giáo được khoác lên vẻ hoang đường, thần bí, song nó lại có sự
tác động rất lớn đối với đời sống tinh thần con người. Họ tìm đến với tôn giáo như
là nơi trú ngụ, cứu rỗi cho linh hồn mình, giải toả những bế tắc trong cuộc sống khi
không tìm thấy hướng giải thoát nào đó ở hiện thực khách quan, họ hướng tới đức
tin, cầu mong một điều gì đó an lành và tốt đẹp hơn. Xét đến cùng thì tôn giáo cũng
chính là một trong những nguồn gốc của văn hoá-tín ngưỡng. Do đó, nó đi vào đời
sống và văn chương như một lẽ tự nhiên, trở thành mạch nguồn cảm hứng sáng tạo
cho các nghệ sĩ, giúp họ tạo nên những tác phẩm có giá trị lớn, gây ấn tượng mạnh
trong lòng độc giả.
Việc nghiên cứu tôn giáo đã có từ lâu và đã được nhiều nhà khoa học đề cập
đến. Tuy nhiên, dưới một kiểu cảm quan đời sống đặc thù, tiểu thuyết Nguyễn Việt
Hà đã thể hiện khá sinh động những trạng thái tinh thần tiêu biểu và câu chuyện tâm
thức đặc thù của con người thời đại...đặc biệt là niềm tin tôn giáo vào cuộc sống của
mỗi con người. Bên cạnh đó còn phải kể đến các nhà văn tên tuổi lớn như: Phạm
Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương…
Họ là những cây bút sáng tạo đã tạo nên một diện mạo mới cho văn xuôi Việt Nam.
Tiểu thuyết bởi lẻ là một thể loại giữ vai trò trung tâm của đời sống văn học
hiện đại, so với các thể loại khác tiểu thuyết có nhiều ưu thế trong việc phản ánh sự
phong phú sinh động của đời sống khách quan. Khai thác từ yếu tố tôn giáo trong

sáng tác của Nguyễn Việt Hà, luận văn làm nổi bật mối quan hệ tôn giáo và văn
học mà lâu nay giới lý thuyết phê bình nghiên cứu hay nói đến.
Nguyễn Việt Hà là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương
đại, là cây bút đặc sắc thuộc thế hệ những người không trải qua chiến tranh và cũng
3


được xem như nổi bật trong hàng ngũ nhà văn. Trong văn của ông, chất phố phường
trào lộng cay đắng vẫn không giấu những trang trữ tình rất Hà Nội, bên cạnh đó
niềm tin về tôn giáo được bàn đến như một lối sống thường nhật của người dân nơi
này. Có thể nói những sáng tác của ông mang dấu ấn văn hóa của người Hà Nội,
bằng sự trải nghiệm và vốn hiểu biết thực tế, Nguyễn Việt Hà đã dựng lại chân
dung Hà Nội đậm nét, đó là một đô thị phức tạp. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông
viết về Hà Nội như tiểu thuyết Cơ hội của Chúa (1999) và Khải huyền muộn (2003)
, Ba ngôi của người (2014), tập truyện ngắn Của rơi (2004). Ngoài một số truyện
ngắn và tiểu thuyết được in thì Nguyễn Việt Hà còn được biết đến là một nhà văn
có những cuốn tạp văn đặc biệt như : Nhà văn thì chơi với ai (2005), Mặt của đàn
ông (2008), Đàn bà uống rượu (2010), Con giai phố cổ ( 2013) đã gây được sự chú
ý của độc giả.
Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà, đã tạo nên những nét
đặc sắc riêng biệt thể hiện cách nhìn về một thế giới thực tại, đó không chỉ là cơ
sở cho những thể nghiệm táo bạo từ nội dung đến nghệ thuật tiểu thuyết mà còn là
sự hiểu biết sâu rộng của nhà văn về tôn giáo. Qua đó, thấy được sự sáng tạo của
nhà văn trong việc xây dựng tác phẩm.
Việc chọn đề tài Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà, người
viết hi vọng sẽ khám phá thêm về những yếu tố cấu thành nhân sinh quan, thế giới
quan của nhà văn, đồng thời, giúp người đọc hiểu thêm một khía cạnh mới trong
nhận thức khám phá về niềm tin tôn giáo.
2. Lịch sử vấn đề
Với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng Nguyễn Việt Hà vẫn khẳng định

được vị trí của mình trong nền Văn học Việt Nam đương đại. Chính vì lẽ đó, tác
phẩm của ông sớm được giới lí luận phê bình nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến
những công trình liên quan trực tiếp và gián tiếp sau đây:
2.1. Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Chúng tôi tập trung vào các công trình sau:
Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Lý luận văn học, NXB Giáo Dục; Đặng
Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia, 2005; Nguyễn Văn Hạnh, Tôn giáo và thơ ca nhìn từ Phương Đông, Tạp

4


chí nghiên cứu Văn học 2/2006, Viện Văn học-Viện KHXHVN, trang 105-127; Đỗ
Minh Hợp (chủ biên), Tôn giáo học nhập môn, NXB Tôn giáo, Hà Nội, 2006, trang
25; Phương Lựu, Vì một nền lí luận văn học dân tộc-hiện đại, NXB Văn học nhà
văn số 4/2008, trang 113-125; Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học tập 1, NXB
Đại học Sư Phạm, 2009, trang 109; Trần Đăng Sinh-Đào Đức Doãn, Giáo trình Tôn
giáo học, NXB ĐH Sư phạm, 2009; Lê Dục Tú, Cảm quan tôn giáo trong văn xuôi
Việt nam đương đại, Tạp chí nghiên cứu Văn học số 4-2014, trang 34-43; Nguyễn
Thế Nghĩa (chủ biên), Những nguyên lý Triết học, NXB Chính trị Quốc gia-Sự Thật
Hà Nội, 2014.
Nhìn chung những công trình nêu trên của các tác giả chủ yếu tập trung giải
quyết các vấn đề chung về tôn giáo trong quan hệ với Văn học.
2.2. Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Chúng tôi tập trung vào các công trình, bài viết liên quan sau đây:
Hoàng Ngọc Hiến, trong bài Đọc Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, Tạp
chí Sông Hương số 130, tháng 12/1999; Đông La, Vài điều về tư tưởng nghệ thuật
trong Cơ hội của Chúa, Tạp chí Sông Hương số 131/01-2000; Nguyễn Huy Thiệp,
Khải huyền muộn-cảm hứng và những dấu hiệu của hình thức nghệ thuật đương đại
trong tiểu thuyết, Tạp chí nghiên cứu Văn học 4/2006, trang 138; Nguyễn Chí

Hoan, Khải huyền muộn: cuốn tiểu thuyết về chính nó (trích Thay lời bạt, Nguyễn
Việt Hà-Khải huyền muộn, NXB Trẻ, 2013, trang 342-354); Lê Thị Thúy Hằng,
Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 – nhìn từ lý thuyết đối thoại (Khảo sát qua tiểu
thuyết Nguyễn Việt Hà), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường ĐHKH Huế,
tập1 số 2 (2014), trang 26-36; Đoàn Cầm Thi Cơ hội của Chúa: Từ nhật ký đến hậu
trường văn học( Trích thay lời bạt, Nguyễn Việt Hà- Cơ hội của Chúa, NXB Trẻ,
2014, trang 503-525); Nguyễn Thị Ngọc Lê, Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà từ góc
nhìn liên văn bản, 2015, Luận Văn Thạc sĩ Đại học Sư Phạm Huế.
Tất cả các công trình, bài viết trên đều có liên quan trực tiếp về sáng tác của
Nguyễn Việt Hà, đặc biệt là về nội dung và nghệ thuật. Có thể thấy, dù đã có một số
công trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn việt Hà trên nhiều phương diện khác
nhau như: giọng điệu, ngôn ngữ, yếu tố liên văn bản cũng như vấn đề tôn giáo,

5


nhưng vấn đề Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà cho đến nay
vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát một cách kỹ lưỡng và cụ thể.
Trong những công trình trên đây là những tư liệu có nhiều gợi ý cho chúng tôi khi
thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề cảm thức tôn giáo trong sáng tác
của Nguyễn Việt Hà được triển khai trên các bình diện cảm thức tôn giáo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Để nghiên cứu đối tượng nêu trên người viết tập trung khảo sát những tác
phẩm sau đây:Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn.
- Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo toàn bộ sáng tác của Nguyễn Việt Hà để
thấy được sự sáng tạo văn học của ông thông qua vấn đề tôn giáo.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu đề tài người viết vận dụng những phương pháp và
thao tác chủ yếu sau đây:
4.1. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
Tôn giáo là một trong những vấn đề rất quen thuộc và gần gũi với đời sống
con người. Với đề tài này người viết vận dụng phương pháp phân tích tác phẩm,
phân tích các yếu tố nội dung để làm rõ những nét độc đáo về cảm thức tôn giáo
trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà. Từ đó tổng hợp lại, khái quát lại một cách rõ
nét để có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm của ông.
Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp là phương pháp nghiên cứu cần
thiết để có được cách nhìn toàn diện và cụ thể hơn.
4.2. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu
Chúng tôi tiến hành phương pháp so sánh, đối chiếu trên hai bình diện: đồng
đại và lịch đại
-Về đồng đại: so sánh đối chiếu sáng tác tác phẩm của nhà văn với những nhà
văn sáng tác cùng thời để tìm nét tương đồng và dị biệt vốn tạo nên nét đặc sắc
nghệ thuật của nhà văn

6


-Về lịch đại: so sánh đối chiếu với những sáng tác trước và sau có gì mới hơn
để thấy sự tiếp biến của nhà văn về phương diện đó.
4.3. Phƣơng pháp thống kê phân loại
Thống kê những yếu tố về nội dung và hình thức trên cơ sở đó phân loại và
nhận xét đánh giá nhận định theo mục đích đề tài nghiên cứu.
4.4. Phƣơng pháp cấu trúc-hệ thống
Việc nghiên cứu được khảo sát một các toàn diện theo yêu cầu của đề tài trong
một cấu trúc chặt chẽ đảm bảo tính logic và tính hệ thống của nó.
Vận dụng phương pháp cấu trúc-hệ thống nhằm giúp người viết chỉ ra các
phương diện các yếu tố để thấy rõ mối quan hệ tác động qua lai giữa tôn giáo và

văn học.
4.5. Phƣơng pháp liên ngành
Tôn giáo là vấn đề xuyên suốt và gần gũi với văn học. Người viết sử dụng
nhiều phương pháp liên ngành như: thi pháp hoc, tự sự học, tôn giáo học, xã hội học
tiếp nhận văn học…để lí giải các vấn đề văn học qua cái nhìn tôn giáo thông qua
các tác phẩm của Nguyễn Việt Hà…Có thể nói, đây là phương pháp chủ đạo, có ý
nghĩa quan trọng trong việc khai triển luận văn. Góp phần đáng kể vào việc làm
sáng tỏ những vấn đề có ý nghĩa then chốt trong bài viết.
5. Đóng góp của luận văn
Từ kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đã đem lại những đóng góp sau đây:
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về cảm thức tôn giáo trong văn
học được thể hiện qua các tác phẩm của Nguyễn Việt Hà giúp người đọc hiểu một
cách tường minh, đầy đủ và toàn diện.
- Luận văn từ kết quả nghiên cứu của các nhà văn là một tư liệu tham khảo
quý báu nói chung và nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Việt Hà nói riêng, đặc biệt
vận dụng lý thuyết này giải quyết một cách thỏa đáng cách nhìn và đánh giá trong
văn học.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của
luận văn được người viết triển khai thành ba chương sau đây:

7


Chƣơng 1: Giới thuyết về tôn giáo và mối quan hệ giữa nó với Văn học
Chƣơng 2: Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà nhìn từ sự
phản ánh về con người và thế giới
Chƣơng 3: Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà nhìn từ các
phương thức thể hiện


8


Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT VỀ TÔN GIÁO VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA NÓ VỚI VĂN HỌC
1.1. Giới thuyết về tôn giáo
1.1.1. Những quan niệm về tôn giáo
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội. Đặc điểm quan trọng trong ý thức tôn
giáo là một mặt nó phản ánh tồn tại xã hội. Mặt khác, nó lại có xu hướng phản
kháng lại xã hội đã sản sinh ra và nuôi dưỡng nó. Vì vậy, từ khi ra đời đến nay,
cùng với sự biến đổi của lịch sử, tôn giáo cũng biến đổi theo.
Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình tôn giáo khác nhau. Do cách tiếp
cận, mục đích nghiên cứu khác nhau, vì vậy các quan niệm về tôn giáo cũng rất
khác nhau.
Trước hết là những khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo
của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế
giới không có trái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần” [32, tr.599].
Từ những phân tích về bản chất và yếu tố cấu thành tôn giáo, GS. Đặng
Nghiêm Vạn cho rằng: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình,
mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một
cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế
cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó đươc biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào
những thời kỳ lich sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội
dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo
khác nhau của từng cộng đồng tôn giáo/xã hội khác nhau [52, tr.167].
Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách
biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, về các quan hệ xã hội. Hay
nói cách khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự đánh mất bản chất
người. Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác

với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi - dù
đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”. Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph. Ăngghen

9


viết: “tất cả tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của
con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ;
chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những
lực lượng siêu trần thế” [25, tr.437].
Còn đối với C. Mác: “tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người
chưa tìm được bản thân mình hoặc đã để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng
con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới.
Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội
ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược” [37, tr.21].
Một số nhà thần học như Tomat Đacanh, Phôn ti lich … cho rằng: “ tôn giáo
là niềm tin vào cái thiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên có thể
giúp con người thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc.Niềm tin vào cái thiêng
liêng, cái siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào Thượng đế. Như vậy niềm tin vào
cái “tối thượng” (Thượng đế) chính là tôn giáo”[37, tr.17-18].
Trong các nhà triết học duy vật trước Mác, thì Phoi ơ bach là người có quan
điểm tiến bộ nhất về tôn giáo. Ông cho rằng: “Không phải Thượng đế sáng tạo ra
con người mà ngược lại chính con người sáng tạo ra Thượng đế theo mẫu hình của
mình”[37, tr.18]. Tuy nhiên, do xuất phát từ quan niệm chung chung, trừu tượng về
con người nên Phoi ơ bach đã có hạn chế là không thấy được bản chất xã hội của
tôn giáo, không thấy con đường khắc phục tôn giáo một cách khoa học.
Từ những cách hiểu trên có thể nói tôn giáo là sự phản ánh xã hội con người
vào trong ý thức của con người song sự phản ánh đó của xã hội vào ý thức con
người là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường để rồi sau đó lấy cái phi lý, cái hoang
đường làm chân lý chuẩn mực, để giải thích hoặc chi phối cái hiện thực. Rút ra từ

sự nghiên cứu các trước tác của Mác và Ăngghen, Hainchelin cho rằng: “Tôn giáo
là một sự phản ánh đặc biệt, hoang đường và sai lệch trong ý thức xã hội những
mối liên hệ giữa con người với nhau và với tự nhiên, bởi con người cả trong xã hội
nguyên thủy cũng như trong các xã hội được phân chia thành giai cấp cũng đều bị
đặt dưới sự thống trị của những sức mạnh bên ngoài mà họ không nhận biết được”
[42, tr.4]. Ngoài ra, các nhà lý luận theo trường phái duy tâm cho rằng: “ Tôn giáo

10


là cái tự có, thần thánh là cái hiện hữu ngoài thế giới vật chất và đến với con người
qua một sự khải minh hoặc là một thuộc tính vốn có trong ý thức con người mà
không lệ thuộc vào hiện thực khách quan” [42, tr.6-7], đồng thời tôn giáo còn là
“phương thức tồn tại và khắc phục sự tự tha hóa của con người. Đó là sự tự tha
hóa bên trong của mỗi cá nhân – đánh mất cái “tôi” bàng quan, thấy sự tồn tại của
mình là vô nghĩa, tự đánh giá thấp bản thân và không còn tin vào chỗ đứng của
chính mình nữa”[42, tr.60-61]. Tuy nhiên, theo học thuyết duy vật Mác-xít thì
những gì nằm trong ý thức con người, kể cả tôn giáo đều là sự phản ánh của thế giới
vật chất, xã hội con người.
Bên cạnh những ý kiến của các nhà triết học như C.Mác, Ăngghen thì Hồ Chí
Minh-với tầm nhìn của một danh nhân văn hóa kiệt xuất của nhân loại đã kế thừa
những mặt tích cực của tôn giáo mà trong đó Hồ Chí Minh đã tìm thấy cái chung
của các tôn giáo là đều “phản ánh khát vọng tự do và hạnh phúc của quần chúng,
hướng nhân loại tới bình đẳng, bác ái, khuyên con người làm điều thiện, loại trừ
cái ác” [37, tr.173]. Như vậy, khác hẳn với những quan niệm trước đây, quan niệm
của C.Mác và Ph. Ăngghen về bản chất tôn giáo đã chỉ ra được mối liên hệ giữa tôn
giáo và thế giới hiện thực- tôn giáo là hình thái ý thức xã hội cho nên nó cũng là cái
phản ánh hiện thực khách quan. Thế giới hiện thực mà nó phản ánh đã biến dạng sai
lệch cả về nội dung và hình thức, trở thành “thế giới siêu thực”. Con người kể từ khi
sống thành tổ chức xã hội luôn bị chi phối bởi thế lực ở bên ngoài, chính sự thay đổi

của xã hội đã khiến họ rơi vào những khổ đau và thế là tôn giáo dạy rằng mọi đau
khổ của con người trong cõi thế là tất yếu và không có phương thuốc nào chữa khỏi
ngoài sự phấn đấu bằng những biện pháp do tôn giáo chỉ dẫn để sau này được sống
trong thế giới bên kia, không còn đau khổ, chỉ có hạnh phúc vĩnh hằng.
Con người trần tục thật ra muốn sống hạnh phúc ngay trong cõi thế, song bất
lực đành phải tin vào cái ảo ảnh về thế giới bên kia mà con đường đi tới đâu có dễ
dàng. Cho nên nói như C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,
là trái tim của một thế giới vô tình, cũng giống như nó là linh hồn của một mảnh
đất vô hồn, nó là thuốc phiện của nhân dân” [42, tr.2], phải chăng tôn giáo cũng
không khác gì một tiếng thở dài của con người nhằm làm vơi đi chút ít đau khổ,

11


giống như một liều thuốc an thần hay giảm thống với người bệnh chứ không thể
chữa hết căn nguyên của bệnh tật. Niềm tin của con người vào sự tồn tại có thực của
“thế giới siêu thực” sẽ là cơ sở cho sự xuất hiện của tôn giáo. Khi khẳng định vai trò
quyết định, có trước của hiện thực khách quan, C.Mác và Ph.Ăngghen đồng thời coi
các yếu tố tinh thần của con người như là điều kiện đủ để tạo ra tôn giáo.
Theo các ông tôn giáo chỉ được sinh ra khi thực tế khách quan nào đã gây ra
cho con người sự bất lực, những nỗi đau và bất hạnh triền miên mà con người chưa
thể giải thích và khắc phục nổi thế giới hiện thực, phải nhờ cậy tới sự an ủi mơ hồ
của tinh thần. Khác với các nhà vô thần trước đây, C.Mác và Ph. Ăngghen không
coi tôn giáo chỉ là sự phản ánh sai lầm, hư ảo về thế giới hiện thực của con người
mà nó còn phản ánh nhu cầu muốn giải thích, cắt nghĩa và tìm ra lối thoát (dù đó là
ảo tưởng) của con người trước sức mạnh của những lực lượng tự nhiên và xã hội đã
khiến họ phải bất lực, khuất phục. Vai trò “đền bù hư ảo” là chức năng cơ bản đặc
trưng và phổ biến của mọi tôn giáo. Điều này đã được chứng minh bằng quá trình ra
đời và tồn tại của các hình thức tôn giáo khác nhau.
Tóm lại, có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về tôn giáo. Dưới góc độ

khoa học, mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn nhận vấn đề tôn giáo theo hướng
nghiên cứu của mình. Bởi tôn giáo là lĩnh vực tinh thần có nhiều cách hiểu, cách lý
giải khác nhau theo quan điểm chủ quan của mỗi người và khi nói đến tôn giáo, dù
theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai thế
giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới
sau khi chết, thế giới của những vật thể hữu hình và vô hình. Tôn giáo không chỉ là
những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do
thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần
mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện,
mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai
cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để yên
tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công
và khổ ải.

12


1.1.2. Cảm thức tôn giáo
Có thể nói, cảm thức là một yếu tố quyết định trong những công trình nghệ
thuật. Nghệ thuật đích thực bắt nguồn từ những cảm xúc nảy sinh trong những điều
kiện cụ thể, cũng như quá trình sáng tạo của nhà văn bắt đầu từ khi nảy sinh những
dự đồ rồi sau đó là quá trình nảy sinh những quan niệm mang tư tưởng sáng tạo của
tác phẩm văn học. Cảm thức ở đây được hiểu là một niềm tin, đức tin về tôn giáo.
Nơi đó người ta khát khao về một đời sống an vui, hạnh phúc mai sau, không bị đoạ
đày vào chổ tối tăm nguy hại. Từ đó tôn giáo là nơi nương tựa, dẫn dắt con người đi
đến đời sống bình an, vì quan niệm của họ tôn giáo là nơi thánh thiện, bao gồm về
giá trị bất biến và đời sống tâm linh. Cho nên, con người ắt phải đặt niềm tin vào
tôn giáo. Tôn giáo thần quyền thì dễ khiến người ta tin theo, vì thấy mình đầy
những sai lầm, tội lỗi, tin vào vị thần nào đó thì tránh được tai hoạ bây giờ và mai
sau. Niềm tin tôn giáo phát sinh tự nhiên đối với con người, nhờ niềm tin ấy chỉ

đường soi sáng, mà mỗi bước đi của con người tránh được nhiều chông gai lầm lỡ,
tội lỗi trong đời. Vì vậy, tôn giáo không thể thiếu được trong đời sống xã hội, nhờ
niềm tin vào tôn giáo mà con người tự biết kìm hãm mọi lỗi lầm gây nguy hại cho
người khác. Cảm thức tôn giáo đó là tiếng nói của những tâm hồn dành một đức tin
trung thành với sự tồn tại của một lực lượng siêu nhiên tới sự hiện sinh của con
người. Những tiếng nói ấy luôn được hình thành và phát triển trong tâm hồn đan
xen lẫn nhau.
Tôn giáo và văn học nghệ thuật là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau
nhưng đều có nguồn gốc xã hội rất lâu đời và đều có sự tác động lớn đến con người.
Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân loại, con người
đi vào cái thế giới khác lạ với cõi trần gian này bằng cả một cuộc hành trình đầy bí
ẩn của cõi tâm linh. Nơi ấy có sự vĩnh hằng, có sự uy nghiêm của đấng tối cao, nơi
ấy có ánh sáng lung linh huyền ảo, sự linh thiêng huyền bí có thể cứu rỗi tâm hồn
con người. Con người đến với tôn giáo cũng là quá trình tự cắt nghĩa về bản thân
mình, kiếp người với sự sống và cái chết, giữa quá khứ và tương lai, giữa hữu hạn
và vô hạn, giữa sự bất biến và khả biến luôn luôn làm cho con người phải trăn trở
và suy nghĩ. Tôn giáo tồn tại trong đời sống tâm linh của con người, nó như một

13


dòng chảy, một luồng suy tưởng, nó là cái gì đó vừa mơ hồ, vừa hiện hữu. Nó có sự
“thiên biến vạn hoá” và cần vươn lên một cái đích, không phải là sự ngự trị, chiếm
hữu tâm hồn mà nâng tâm hồn con người lên cao.
1.2. Mối quan hệ giữa tôn giáo với văn xuôi Việt Nam đƣơng đại
1.2.1. Mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học
Từ lâu, tôn giáo đã trở thành một nguồn mạch khơi dậy những cảm hứng cho
văn học, góp phần tạo nên nhiều kỳ tích cho văn học nghệ thuật. Tôn giáo là một
hình thái ý thức xã hội kiế n trúc thượng tầ ng . Văn học cũng là một hình thái ý thức
xã hội thuộc kiế n trúc thượng tầ ng . Giữa tôn giáo và văn học nghệ thuật có mố i

quan hệ như thế nào cũng như sự ảnh hưởng , tác động của tôn giáo đố i với văn học
ra sao là điề u cầ n thiết , bởi đó là vấn đề có tính phương pháp luận khi tìm hiể u đặc
điể m của một bộ phận văn học gắn liề n với tôn giáo

. Bàn về mối quan hệ qua lại

giữa tôn giáo và văn học, Phương Lựu cho rằng: Tất cả các tôn giáo đều dưa vào
tưởng tượng để tạo ra thế giớ siêu phàm và hướng đức tin vào thế giới ấy, buộc ta
thừa nhận đó là cái thật. Văn nghệ cũng dùng tưởng tượng hư cấu tạo thế giới nghệ
thuật nhưng khác tôn giáo về tính chất, nó không yêu cầu xem thế giới nghệ thuật là
cái thật. Văn nghệ và tôn giáo gặp nhau ở chỗ đều dựa vào con đường tình cảm để
tác động vào người tiếp nhận. Nhưng tôn giáo hướng vào cái mê hoặc, gạt bỏ lí trí
còn văn nghệ dẫu có say mê huyền ảo thì vẫn là cái say mê nếu không khởi đầu thì
sẽ tiếp nối bởi lý trí ánh sáng tình cảm. Văn học luôn bám vào hiện thực mặc dù có
khi lãng mạn hóa nó còn tôn giáo thì xuyên tạc thực tại khách quan nhưng để truyền
đạt giáo lý, tôn giáo thường sử dụng các hình thức văn nghệ [22, tr.109].
Trong Suy nghĩ bước đầu về văn học với tôn giáo GS. Phương Lựu cho rằng:
Trước hết cả văn học lẫn tôn giáo đều chan chứa tình cảm nồng nhiệt. Với tư cách
là một loại hình thái ý thức, văn học cũng như nghệ thuật nói chung, khác với các
loại hình thái ý thức khác như chính trị, triết học, đạo đức ở chỗ nó là lĩnh vực tình
cảm. Thi hào Bạch Cư Dị nói:“Cảm hóa nhân tâm thì không gì bằng tình cảm”.
Tuy nhiên với tôn giáo, tình cảm cũng có vai trò quan trọng, tình cảm là cơ sở và
điều kiện cho niềm tin cho tín ngưỡng tôn giáo. Niềm tin tôn giáo không đơn giản
chỉ làm cho người ta quan niệm có một thế giới siêu nhiên mà quan trọng hơn là tín

14


đồ có thể từ đáy lòng thể nghiệm cho được cái quan hệ giữa bản thân và cái tồn tại
siêu nhiên. Còn Heghen cho rằng:Cái mà tôn giáo đề cập đến nói là bản thân hành

động, không bằng nói là tâm tình con người, là thiên quốc của con tim và Marx lại
viết:Tôn giáo là niềm than thở của những sinh linh bị áp bức, là tình cảm của thế
giới vô tình [23, tr.119]. Như vậy có thể thấy tình cảm cũng là động lực chủ yếu
trong lãnh địa của tín ngưỡng tôn giáo và cũng chính vì vậy những vấn đề sống
chết, thiện ác...không chỉ là những vấn đề tìm tòi và biểu hiện của văn nghệ mà của
cả tôn giáo. Nghệ thuật làm cho tâm hồn con người cao đẹp hơn, có nghĩa là không
hề thoát ly cuộc sống thực tiễn với những bình diện đạo đức, chính trị.
Thứ hai, “tôn giáo cũng như văn học đều giàu sức tưởng tượng với những ước
mơ phong phú của con người. Heghen nói: Nếu bàn đến bản lĩnh thì bản lĩnh nghệ
thuật kiệt xuất nhất là tưởng tượng. Tôn giáo lại càng như thế. Marx nói: Tôn giáo
đã đem bản chất của con người biến thành tính hiện thực của ảo tưởng” [23, tr.121].
Cuối cùng, “Văn học và tôn giáo đều sử dụng phương thức biểu hiện bằng
hình tượng. Trong bài giảng lịch sử triết học, Heghen viết: Nghệ thuật và tôn giáo
là ý niệm tối cao xuất hiện trong phương thức của ý thức phi triết học - ý thức của
cảm giác, trực giác, biểu tượng”. Có nghĩa là khác với triết học, việc tự biểu đạt
của tôn giáo và văn học nghệ thuật không thể hoàn toàn thoát ly những hình tượng
sinh động cảm tính” [23, tr.123].
Trong Quan hệ văn học và tôn giáo nhìn từ khuynh hướng phê bình văn học
ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo ở miền Nam trước 1975, Trần Hoài Anh đã cho rằng
“Sự khủng hoảng niềm tin, lý tưởng, sự hoài nghi cuộc sống, khiến con người tìm
đến tôn giáo như một điểm tựa tinh thần, để làm dịu nỗi đau mà họ phải gánh chịu
trong chiến tranh. Tôn giáo, vì thế, cũng là một lực lượng chi phối đời sống xã hội
trong đó có văn học” [55]. Xét từ góc độ bên ngoài của mố i quan hệ giữa tôn giáo
và văn học nghệ thuật tác giả Nguyễn Công Lý cho rằng: “Tôn giáo và văn học
nghê ̣ thuật đề u là những hình thái ý thức xã hội thuộc kiế n trúc thượng tầ n g. Chúng
tồ n tại song song nhau , đi sóng đôi với nhau , đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau . Đây
là một hiện tượng có tính phổ biế n toàn nhân loại ” [68]. Cho nên, chúng ta không
ngạc nhiên khi Lep Tônxtôi cho rằ ng “Tôi sáng tác dưới ánh sáng của chúa”, tức có

15



nghĩa là văn học nghệ thuậ t gắ n liề n với tôn giáo . Đồng thời ông cũng cho rằng tôn
giáo vừa là một phương diện, vừa phương tiện, là sự nâng đỡ, sự cần thiết đem lại
bình yên cho cuộc sống con người. “Tôn giáo cũng như văn học nghệ thuật đề u là
sự thể hiện của năng lực con người . Con người xuấ t phát từ niề m tin thiêng liêng
với sự kính tin, tín ngưỡng nên mới có tôn giáo. Và tôn giáo hiện diện, tồn tại là do
con người sáng lập ra và vì con người. Cho dù sau đó bậc giáo chủ sáng lập được
người đời xưng tụng là đấ ng tố i cao” [68]. Tôn giáo ra đời gắn với bản chấ t của sự
số ng, nó là cội nguồ n nâng đỡ sức sáng tạo của văn học nghệ thuậ t, con người trước
khi tìm đế n với tôn giáo , trở thành con người của tôn giáo thì họ đã là những con
người trầ n thế cũng như trước khi trở thành Nh o sĩ, Đạo sĩ, Thiề n sư…thì họ là con
người phàm tục, nói tiế ng nói của con người phàm tục , nghĩ cái suy nghĩ con người
trầ n thế . Trong văn học cũng vậy, trước khi trở thành nhà nghệ sĩ sáng tạo các
công trình văn nghệ thì họ là những con người đời thường, con người thế tục. Và đã
là người tấ t phải có nhu cầ u , ham muố n , khát vọng. Con người ta ai cũng có nhu
cầ u tâm linh , có khát vọng vươn tới cuộc số ng tố t đẹp khác với cuộc số ng tr ần thế
đầ y phiề n muộn, lo âu, vấ t vả nên người ta mới có niề m tin thiêng liêng ở tôn giáo ,
mới tìm đế n tôn giáo để thoả mãn nhu cầ u tâm linh , để giãi toả tâm lý , để tìm sự
quân bình trong tâm tính. Con người tìm đế n với văn học nghệ thuật cũng không
ngoài mục đích ấ y . Tìm đế n và số ng với đời số ng văn chương cũng là cách đi tìm sự
yên vui thanh thản của lòng mình [68]. Tôn giáo còn tồ n tại song song với văn học
và chính nó là mảnh đấ t gợi cảm hứng cho văn học

. Như vậy, nhân loại có bao

nhiêu phương diện của sự số ng thì đề u có bấ y nhiêu khả năng trở thành mảnh đấ t
của sáng tạo văn chương , sáng tạo nghệ thuật . Những phương diện như tôn giáo ,
chính trị, đạo đức, tình yêu… là những phương diện của sự số ng thì tấ t cả đề u trở
thành ngọn nguồn gợi cảm hứng cho sáng tạo văn chương.

Bên cạnh đó nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã đề cho rằng tôn giáo là “vấn đề
khá phức tạp. Bởi tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới khách quan, đem niềm tin
vào cái siêu nhiên, đối lập với tri thức, lấy sự cúng bái, nguyện cầu thay cho hành
động thực tiễn. Tôn giáo biến con người thành kẻ phụ thuộc vào thần linh hư ảo,
đánh mất niềm tự tin vào chính mình. Như vậy về tính chất nó khá biệt với văn

16


nghệ. Văn nghệ không đòi hỏi xem tác phẩm của nó là thật, nhưng tôn giáo đòi hỏi
xem thế giới tưởng tượng của nó là thật” [39, tr.72]. Nhưng trong thực tế, hàng chục
thế kỉ nay nghệ thuật phát triển trong mối quan hệ mật thiết với tôn giáo.“Cả hai
đều có đặc điểm chung là biểu hiện tình cảm xã hội và trí tưởng tượng phong phú”
[39, tr.72]. Song đó là một quan hệ mâu thuẫn. Ý thức tôn giáo mượn văn nghệ để
tuyên truyền, còn nghệ thuật phát triển bằng sự khắc phục tôn giáo. Như vậy, trong
quan niệm của các nhà lý luận - phê bình văn học thì mối quan hệ văn học và tôn
giáo được thể hiện khá sinh động, đa dạng và phong phú. Đồng thời, nó giúp chúng
ta có cách tiếp cận mới, một cách nhìn mới về hành trình vận động của văn học.
“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Nói đến văn học là nói đến con người, nói đến
cái đẹp, cái thiện, làm cho con người càng ngày càng hoàn thiện hơn. Nghệ thuật
xuất phát từ nhận thức thế giới, từ nhu cầu giao tiếp tư tưởng tình cảm, nghệ thuật.
Khi tư duy của con người phát triển, nền nghệ thuật phát triển đến trình độ cao thì
tác phẩm nghệ thuật trở thành món ăn tinh thần cho con người.
Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống của con người nơi trần thế,
nơi con người sống với ngổn ngang những suy tư dằn vặt, với những niềm vui, nỗi
buồn, nơi con người có sinh thành, phát triển và có già cỗi, mất đi, nơi những kiếp
người có sinh có diệt. Văn học nghệ thuật không bao giờ thoát li đời sống. Nó lấy
chất liệu từ đời sống phong phú phức tạp rồi sàng lọc qua quá trình sáng tạo của nhà
văn để xây nên những hình tượng nghệ thuật. Khác với nghệ thuật, tôn giáo là hình
thức phủ nhận thực tại, là cuộc trốn chạy hiện thực đời sống trần thế. Tôn giáo

hướng con người đến thế giới thiêng liêng cao cả, nơi trú ngụ của thần thánh cao
sang, bất diệt. Thế giới của tôn giáo là thế giới được xây bằng trí tưởng tượng, xây
bằng niềm mơ ước thánh thiện. Đó là thế giới có sự sống vĩnh cửu, nơi đó là tâm
hồn con người sẽ được thanh thản, bình yên trong sự cưu mang của Đấng tối cao.
Nghệ thuật và tôn giáo là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau. Bản chất của tôn
giáo và nghệ thuật không giống nhau, nhưng hai hình thái ý thức ấy lại có những
điểm gặp gỡ, giao thoa nhất định. Điểm hội tụ ấy chính là những miền bí ẩn nơi tâm
hồn con người, là khao khát đền bù những hạn chế, thiếu hụt trong đời sống con
người ở thực tại. Văn học chính là sự kết tinh giữa con người và cuộc sống, nó

17


không chỉ phản ánh thực tại các mối quan hệ tình cảm giữa người và người mà còn
phản ánh ý thức giữa con người và giới tự nhiên, giữa những con người có đời sống
tâm linh và như vậy tôn giáo đã mượn hình thức nghệ thuật để chuyển tải nội dung
giáo lý, đức tin của mình. Chính vì lẽ đó mà giữa văn học và tôn giáo có mối quan
hệ khá mật thiết, đồng thời chi phối sâu rộng những đề tài, cảm hứng sáng tạo văn
chương của nhà văn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong tiến trình phát triển văn học Việt
Nam đương đại.
1.2.2. Đức tin tôn giáo cứu rỗi con người
Theo từ điển bách khoa toàn thư thì đức tin có nghĩa là “niềm xác tín vào sự
hiện hữu của Thiên Chúa, đấng sáng tạo vũ trụ và niềm tin vào ân điển cứu chuộc
của Chúa Kitô” [70]. Luận giải về chức năng của đức tin trong mối tương quan với
giao ước của Thiên Chúa, tác giả thư Hebrew trong Tân Ước viết: “Đức tin là sự
biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong, là bằng cớ (hoặc xác
tín) của những điều mình chẳng xem thấy”[70]. Còn trong Công giáo, “đức tin là
chân lý được mặc khải bởi Thiên Chúa trong Kinh Thánh. Về mặt chủ quan, đức tin
củng cố các đức hạnh đến từ chân lý” [70]. Như vậy, tin vào tôn giáo là tin vào nơi
cao trọng thuần khiết, người ta khát khao về một đời sống an vui, hạnh phúc mai

sau, không bị đoạ đày vào chổ tối tăm nguy hại. Từ đó tôn giáo là nơi nương tựa,
dẫn dắt con người đi đến đời sống bình an.
Cùng với ý nghĩa như trên, một số tu sĩ công giáo cũng bàn về đức tin - là tin
những điều mình chưa thấy, và phần thưởng của đức tin là sẽ thấy những điều mình
sẽ tin. Đức tin là một trực giác, tức là một sự cảm xúc trực tiếp với sự việc, không
nhờ lý trí, không nhờ kinh nghiệm. Nói cách khác, đức tin là một quà tặng mà Thiên
Chúa trao tặng cho con người. Mỗi hành trình đức tin là một công cuộc của ân sủng.
Giáo lý Công Giáo cho chúng ta thấy rằng: “Nếu đức tin là một hồng ân thì đồng
thời tin cũng là hành vi của con người, ân huệ Thiên Chúa không hủy diệt khả năng
hiểu biết và ý chí tự do của con người, nhưng soi sáng, nâng đỡ và mời gọi cộng
tác”[63]. Với những người theo đạo, đức tin chính là một hồng ân của Thiên Chúa,
do Thiên Chúa đổ xuống để hỗ trợ và cứu rỗi con người thoát khỏi những khổ ải.
Đức tin còn dạy cho con người biết cuộc sống trên trần gian này chỉ cõi tạm mà
chúng ta phải trải qua.

18


Đề cập đến vấn đề đức tin tôn giáo, tác giả Lê Dục Tú trong bài Cảm quan tôn
giáo trong văn xuôi Việt nam đương đại đã viết: “Trong đời sống con người, niềm
tin tôn giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng và nó khác với các kiểu niềm tin xã
hội khác. Nếu niềm tin khoa học được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về
hiện thực khách quan thì niềm tin của các tín đồ tôn giáo hướng vào sự tồn tại của
đấng siêu nhiên và coi đấng siêu nhiên là người quyết định số phận của mình” [50,
tr.35]. Cùng bàn về vấn đề đức tin tác giả Lê Thị Thúy Hằng cho rằng:“Cái phức
tạp của thời cuộc là thử thách để đức tin được trui rèn trong mỗi con người. Vì thế,
chỉ cần “mang đức tin vào thôi”, con người sẽ tự cứu rỗi bản thân mình” [12, tr.33].
Trong phần khái niệm và chức năng tôn giáo, tác giả Nguyễn Văn Kiệm đã đề cập
đến vấn đề đức tin tôn giáo - đó là niềm tin vào “ sự tồn tại khách quan của các
thực thể, các thuộc tính, các mối liên hệ, phép biến hóa, sản phẩm của trí tưởng

tượng, của quá trình thôi miên…là niềm tin vào những thực thể có uy quyền trong
tôn giáo-các “cha”, “thầy”, “thánh”, “đấng tiên tri”, “đấng cứu thế”, các “đức
hồng y” trong Giáo hội” [42, tr.66-67].
Từ những quan niệm có thể thấy, đức tin có quan hệ mật thiết với đời sống
con người, là nơi tuyệt hảo của sự hoàn tất, nó giúp chống lại sự sợ hãi; nghi nan,
đồng thời tạo nên sự tin tưởng vào cuộc sống; hướng về tương lai trong sự tin tưởng
phó thác vào thánh ý của Thiên Chúa. Tuy nhiên nếu chỉ đón nhận đức tin không thì
chưa đủ, mà còn phải sống niềm tin ấy trong cuộc sống hằng ngày qua những hành
vi được đức ái thúc đẩy và lòng mến cuốn hút. Như vậy, đức tin chính là việc tin và
đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa và những lời được mạc khải đem lại hy vọng cho
chúng ta. Nói cách khác đức tin là một ân huệ mà Thiên Chúa trao tặng cho nhân
loại, là đón nhận và đi vào tình yêu của Thiên Chúa, con người chỉ cộng tác được
bằng thái độ mở lòng ra và đón nhận, yêu mến, phó thác trong tâm tình cậy trông và
hy vọng, đồng thời nhờ lòng mến và đức ái, người tín hữu sống mầu nhiệm đức tin
ấy bằng chính cuộc đời chứng nhân.
Khi con người hướng đến đức tin thì đó là lúc con người muốn cứu rỗi, giải
thoát những khổ đau, tội lỗi mà chính bản thân mình đã gây nên. Theo từ điển Bách
khoa toàn thư thì Cứu rỗi trong Kitô giáo “là giải cứu một linh hồn ra khỏi tội lỗi

19


và hậu quả của nó. Trong thần học, sự cứu rỗi là một ý niệm trừu tượng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) định nghĩa cứu rỗi là giải cứu khỏi sự
câu thúc của tội lỗi và sự đoán phạt để có thể nhận lãnh sự sống đời đời của Thiên
Chúa” [70]. Đối với nhiều người được cứu rỗi có nghĩa là được vào thiên đàng sau
khi chết, nhưng hầu hết tín hữu Cơ Đốc thường nhấn mạnh đến yếu tố cho rằng sự
cứu rỗi biểu trưng cho một cuộc sống được đổi mới ngay trên đất. Tóm lại, chính
đức tin đã giúp con người xoa dịu được những nỗi đau, sợ hãi trong cuộc sống. Tuy
đó là thế giới niềm tin của sự hư ảo nhưng nó đã làm nhẹ bớt những hậu quả, lầm

lạc do con người tạo nên. Đồng thời dẫn dắt con người tìm đến sự bình an.
Qua hai tác phẩm Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà đã
khắc họa được những con người thế tục đậm chất hiện sinh. Khi bất lực con người
tìm đến tôn giáo, thế giới của tôn giáo là thế giới của lòng tin và đức tin. Trong Cơ
hội của Chúa, Hoàng và Tâm mỗi khi mắc lỗi lầm đều tìm đến Chúa như một sự
cứu rỗi linh hồn, một sự giải thoát. Tâm từng cầu nguyện: Lạy Chúa, chỉ có sức
mạnh hiển linh của Người mới cứu được con… Con là đứa con bé nhỏ của Người…
Khi con vượt qua được sự cám dỗ, dạn dĩ nhìn vào bình minh của ngày hôm sau,
nhìn thẳng vào mắt người đầu tiên trong ngày đang đi trên đường kia, con mới biết
ân Chúa to lớn biết nhường nào. Con vẫn được là con của Chúa, không phải vì con
có học, có lòng trung thực hay dũng cảm. Mà đó là ý Chúa [9, tr.139].
1.3. Vấn đề cảm thức tôn giáo đối với sáng tác của Nguyễn Việt Hà qua tác
phẩm Cơ hội của Chúa và Khải huyền muộn
1.3.1. Vài nét về sáng tác của Nguyễn Việt Hà
Nguyễn Việt Hà sinh ngày 12 - 7 - 1962. Tác giả nhận mình là người công
giáo và hấp thụ những âm thanh hỗn tạp của đô thị từ những cảnh đời lam lũ đến
những bản thánh ca trong giáo đường phố Nhà Chung. Sau khi tốt nghiệp Đại học
Kinh tế, Nguyễn Việt Hà làm việc cho một ngân hàng nhưng không lâu sau ông
quyết định trở thành nhà văn. Ngoài tiểu thuyết, tác giả còn viết truyện ngắn và tiểu
luận cho các báo và tạp chí. Tiểu thuyết đầu tay của ông là Cơ hội của Chúa được
in năm 1999, xuất hiện ồn ào trên văn đàn, mang chút “hương vị tai tiếng”. Tập
truyện Của rơi (2004) cũng gặt hái nhiều thành công. Năm 2005, tác giả xuất bản

20


tiểu thuyết Khải huyền muộn. Ngoài ra Nguyễn Việt Hà còn là tác giả của các tạp
văn Nhà văn thì chơi với ai, Mặt của đàn ông, Đàn bà uống rượu, con giai phố cổ.
Ngoài tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà còn viết truyện ngắn và các tiểu luận cho các
báo: Tiền Phong , Tuổi trẻ…

Đọc văn Nguyễn Việt Hà ngỡ như nhà văn ở cạnh mình, nghe được từ mình
từng hơi thở, đọc được ý nghĩ, bóc mẽ đến tận cùng cái khốn nạn của con người
đang bấp bênh trong dòng đời ô tạp, tha hóa, trơ lỳ đến không thể trơ lỳ hơn. Chúng
ta có thể mất ngủ với những chi tiết tưởng chừng như vô tình thoáng qua trong trang
viết của tác giả, nhưng thực ra lại chứa đầy ám ảnh day dứt. Với văn chương
Nguyễn Việt Hà, chúng ta cảm thấy được an ủi, bị lục vấn, bị hắt nước vào mặt,
luôn luôn phải trang bị cho mình một “tâm lý tự vấn”, buộc chúng ta phải ngồi dậy,
cởi bỏ mặt nạ, soi gương để nhận diện chính mình trong những cảm xúc thật đến
trần trụi. Với Nguyễn Việt Hà, viết văn đó là sự giải thoát, nhưng phải là sự giải
thoát cho con người bên trong người nghệ sĩ. Ông xem viết văn là đam mê của mình
và đó là công việc cần tới sự sáng tạo, tuy đó là con đường vất vả nhưng lại rất thú
vị. Nổi bật với giọng văn pha chút hài hước, thách thức, kết hợp với lối dẫn truyện
độc đáo, các tác phẩm của ông đã thu hút không ít người đọc.
Ngay từ khi trình làng năm 1999 với tiểu thuyết đầu tay mang tên Cơ hội của
Chúa, Nguyễn Việt Hà đã gây nên một làn sóng dư luận cuối thế kỷ XX. Cuốn tiểu
thuyết đầu tay này được Nguyễn Việt Hà được viết từ tháng 3 năm 1989 đến tháng
2 năm 1997, nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1999. Ngay từ cái tên nhan đề của
tiểu thuyết cho đến việc trích dẫn nguyên bản từ Kinh Thánh: “sự cùng quẫn cuối
cùng của con người, ấy là cơ hội của Chúa” đã cho chúng ta thấy được ý đồ nghệ
thuật của nhà văn. Ở một tầm cao hơn, chúng tôi đánh giá đây thực sự là cuốn tiểu
thuyết mang tính hiện thực, triết lý về thời kỳ mở cửa của nền kinh tế thị trường của
Việt Nam. Đến năm 2013, Cơ hội của Chúa đã được dịch ra tiếng Pháp và ấn hành
tại Paris. Tác phẩm đã tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên những diễn đàn văn
học, khen cũng nhiều mà phê phán thì cũng không ít. Tuy nhiên, gạt tất cả những
điều đó sang một bên, cho đến ngày hôm nay, Cơ hội của Chúa vẫn sống cùng độc
giả và vẫn khiến người đọc ngỡ ngàng bởi những vấn đề của cuộc sống đặt ra trong

21



×