Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Bản sắc văn hóa tây nguyên trong văn xuôi của h’linh niê và niê thanh mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------------------------

LÊ THỊ HOA PHƯỢNG

BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN
XUÔI CỦA H’LINH NIÊ VÀ NIÊ THANH MAI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TÔN THẤT DỤNG

Thừa Thiên Huế, năm 2017

1


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ văn học với đề tài: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi của H’Linh
Niê và Niê Thanh Mai.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Tôn
Thất Dụng – người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến hai nhà văn H’Linh Niê, Niê Thanh Mai đã tạo
điều kiện giúp đỡ về tư liệu để tôi hoàn thành phần nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, khoa Ngữ văn, các thầy
cô trong tổ Văn học Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã giúp


đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường PT DTNT huyện Đồng Xuân,
các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi
hoàn thành tốt khóa học này.
Phú Yên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Hoa Phượng

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu
trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ công
trình nào khác.

Phú Yên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Thị Hoa Phượng

3


MỤC LỤC

Trang
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 12
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................12
6. Đóng góp của luận văn ........................................................................... 13
7. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................13
B. NỘI DUNG ..............................................................................................15
Chương 1: VĂN HÓA TÂY NGUYÊN VÀ SÁNG TÁC H’LINH NIÊ, NIÊ
THANH MAI VIẾT VỀ TÂY NGUYÊN ....................................................15
1.1.Văn hóa và văn học Tây Nguyên ...............................................................
1.1.1. Khái niệm văn hóa .......................................................... ......................
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học .....................................................
1.1.3. Văn hóa và văn học viết về Tây Nguyên …..........................................
1.2. Vài nét về tác giả H’Linh Niê và Niê Thanh Mai ……………………….
1.2.1. Vài nét về tác giả H’Linh Niê …………………………………………
1.2.2. Vài nét về tác giả Niê Thanh Mai …………………………………….
Chương 2: BẢN SẮC VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN TRONG
VĂN XUÔI H’LINH NIÊ VÀ NIÊ THANH MAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG…………………………………………………………………..38
2.1. Cảm thức văn hóa Tây Nguyên nhận diện qua các biểu trưng .................
2.1.1. Rừng, sự sống của tộc người Tây Nguyên ............................................
2.1.2. Buôn làng, môi trường sống của con người Tây Nguyên ......................
2.1.3. Nhà Rông, nhà dài linh hồn của buôn làng- Ching chiêng, âm vang của núi
rừng Tây Nguyên……………………………………………………….……..
2.1.4. Lễ hội – Cõi tâm linh của người Tây Nguyên …………………………
2.2. Con người Tây Nguyên nhìn từ giác độ văn hóa …………………………
4


2.2.1. Con người gắn bó với cộng đồng ……………………………………..
2.2.2. Con người dũng cảm, tài hoa ………………………………………..

2.2.3. Con người luôn khát khao thay đổi cuộc sống………………………..
Chương 3: BẢN SẮC VĂN HÓA TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI H’LINH
NIÊ



NIÊ

THANH

MAI

NHÌN

TỪ

PHƯƠNG

DIỆN

NGHỆ

THUẬT..........................................................................................................82
3.1. Cốt truyện, tình huống truyện mang màu sắc hiện đại………………….
3.2. Ngôn ngữ ………………………………………………………………
3.2.1. Cách sử dụng từ ngữ và lối diễn đạt đậm dấu ấn của người dân tộc thiểu số
…………………………………………………………..…….......................
3.2.2. Sử dụng ngôn ngữ đậm chất trữ tình ……………………………….
C. KẾT LUẬN .............................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................


5


A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Đất nước Việt Nam với 54 tộc người anh em cùng sinh sống với tinh thần
đoàn kết trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi tộc người, mỗi
vùng miền đều mang trong mình một đặc trưng văn hóa riêng, tạo nên bản sắc văn
hóa vô cùng phong phú và đa dạng của văn hóa Việt. Và một trong những nét
riêng góp phần vào nền văn hóa dân tộc Việt Nam đó chính là bản sắc văn hóa Tây
Nguyên.
Quan hệ văn hóa - văn học là một trong những vấn đề vừa có tính lí luận,
vừa có tính thực tiễn. Văn hóa một mặt là nền tảng tinh thần của xã hội, mặt khác
là mục tiêu, là động lực của sự phát triển.Văn học được xem là thành tố rất quan
trọng của văn hóa và luôn chịu sự chi phối của văn hóa. Chính vì vậy, giữa văn
hóa và văn học luôn có mối quan hệ khắng khít với nhau. Văn hóa luôn tác động
đến sự sáng tạo văn học nghệ thuật và những sáng tác của nhà văn góp phần lưu
lại những dấu ấn về bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, đồng thời, văn học là một
trong những nhân tố quan trọng kết tinh văn hóa. Nhà thi pháp học Nga M.Bakhtin
đã từng khẳng định: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời khỏi văn hóa”. Vì
vậy, để hiểu sâu sắc và đầy đủ về nội dung các tác phẩm văn học thì chúng ta phải
tiếp cận tác phẩm từ giác độ văn hóa.
Hiện nay, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa hay tìm ra bản sắc văn
hóa từng vùng miền trong mỗi sáng tác của các nhà văn đang được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Thông qua những yếu tố biểu trưng về bản sắc văn hóa của
Tây Nguyên như: Nhà Rông, buôn làng, các lễ hội, cồng chiêng, trang phục, tập
quán, con người,...sẽ góp phần cắt nghĩa được về phương diện nội dung cũng như
nghệ thuật của tác phẩm. Chính điều đó giúp người nghiên cứu có thể tìm ra
những nét riêng biệt về giá trị của mỗi tác phẩm. Dựa trên cơ sở đó, các nhà

nghiên cứu đã hướng cho người đọc cách tiếp cận văn học viết về Tây Nguyên
một cách hệ thống và cụ thể; thúc đẩy văn học luôn luôn phát triển và đổi mới;
đồng thời bảo tồn được bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.

6


1.2. Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến một vùng đất cao nguyên đất đỏ Bazan
lộng gió với những cánh rừng xanh thẫm bạt ngàn, những con suối, con sông ngày
đêm cuồn cuộn chảy, những buôn làng với những ngôi nhà Rông cao ngất và
những nhà dài, nhà sàn của các tộc người nơi đây. Bên cạnh đó, còn có những con
người khỏe mạnh, vạm vỡ, dũng cảm, chân thành, yêu thích các làn điệu dân nhạc,
vũ điệu của tộc người mình. Ở đây, có biết bao nhiêu huyền thoại với những
trường ca đồ sộ của tộc người Tây Nguyên đã có tự bao đời.
Mảnh đất Tây Nguyên với nhiều tộc người anh em sinh sống nên có một
nền văn hóa phong phú và độc đáo, bởi mỗi tộc người đều có một nét văn hóa
riêng nhưng vẫn thống nhất và hòa hợp với nhau. Chính điều này đã khẳng định:
Tây Nguyên là một vùng đất giàu bản sắc với kho tàng văn học dân gian phong
phú và đa đạng nhất trong các tộc người thiểu số của dân tộc Việt Nam. Chính
những yếu tố đó đã góp phần cho văn hóa Tây Nguyên ngày càng phát triển trong
thời kì hiện đại.
Vùng đất Tây Nguyên – từ xưa đến nay, với kho tàng trường ca, sử thi, cổ
tích và lời nói vần đồ sộ, đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người viết văn.
Ảnh hường từ thi pháp và nội dung của hệ thống văn học dân gian truyền miệng
này, mà nhiều nhà văn đã thành công với đề tài về mảnh đất đỏ Bazan. Thông qua
những sáng tác về “mỏ vàng tiềm ẩn” của các tác giả đã cho người đọc cả nước
đến gần hơn với mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ và huyền thoại. Trong số những
nhà văn đó có Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Vũ Hạnh...và cả những người
con của núi rừng như Y Điêng, Mlô Y Cla Vi, Kim Nhất, H’Linh Niê, Niê Thanh
Mai...

1.3. Mặc dù không nhiều, nhưng trong các nhà văn nữ Tây Nguyên thời kì hiện
đại, tiêu biểu nhất có H’Linh Niê và Niê Thanh Mai, những người con Ê đê của
núi rừng Tây Nguyên, nói tiếng nói của tộc người mình. H’Linh Niê là nhà văn
viết nhiều thể loại, làm nhiều việc trong văn chương (sáng tác, nghiên cứu, sưu
tầm, phê bình văn học - nghệ thuật) và thể loại nào bà cũng có những thành công
nhất định. Nổi trội nhất, có nhiều đóng góp nhất của bà là lĩnh vực sáng tác văn
xuôi. Bà đã xuất bản 4 tập truyện ngắn và 4 tập bút ký. Văn xuôi của bà có nhiều
màu sắc khác biệt, mang đậm chất văn học Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Niê Thanh
7


Mai là nhà văn trẻ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Chị đã xuất bản 3 tập truyện
ngắn. Chị viết nhiều về dân tộc Ê-đê trong bối cảnh văn hóa đang chịu sự "xâm
thực" từ nhiều góc độ của nền kinh tế thị trường.
Với những sáng tác văn xuôi của mình, H’Linh Niê và Niê Thanh Mai được
xem là một trong “Bốn cây Knia” văn học - nghệ thuật của vùng đất đỏ Bazan
giàu bản sắc văn hóa. Những tập truyện ngắn của hai nữ nhà văn phản ánh đậm nét
về bản sắc của mảnh đất này. Thông qua các tác phẩm của nhà văn, người đọc như
được khám phá về một vùng đất còn nhiều bí ẩn với ngôn ngữ trong sáng, mộc
mạc và chân thành. Nhìn chung, cho đến nay việc nghiên cứu về nữ nhà văn
H’Linh Niê và Niê Thanh Mai còn rất hạn chế. Vì thế, rất cần có một công trình
nghiên cứu hệ thống và cụ thể về trường hợp hai nhà văn nữ Tây Nguyên tiêu biểu
này. Nghiên cứu về nhà văn H’Linh Niê và Niê Thanh Mai có thể xem là nghiên
cứu về văn hóa Tây Nguyên thời kì hiện đại. Cùng với sự phát triển và bảo tồn bản
sắc văn hóa thì ngày nay bản sắc văn hóa Tây Nguyên có chiều hướng ngày một
mai một dần. Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài: “ Bản sắc văn hóa
Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai” để khảo sát và nghiên
cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Nhắc đến Tây Nguyên, không thể không nhắc đến những cánh rừng bao la

bạt ngàn, những chàng trai, cô gái Tây Nguyên duyên dáng, rắn chắc, có lẽ say
lòng bởi vẻ đẹp và con người nơi đây, nên những nhà văn đã cho ra đời những tác
phẩm về Tây Nguyên, những sáng tác rất đặc trưng về một Tây Nguyên đẹp mênh
mông với núi rừng hùng vĩ ào ạt gió thổi, với tiếng thác đổ dữ dội nhưng cũng rất
đỗi nên thơ.
Hiện nay, có khá nhiều bài nghiên cứu về văn hóa và con người Tây
Nguyên trong tác phẩm của Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh như bài nghiên cứu
của TS Đặng Văn Vũ: “Chất Tây Nguyên trong văn Nguyên Ngọc”- Hội thảo khoa
học trẻ 2008- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh;
“Rừng xà nu” dưới góc nhìn văn hóa- Tạp chí Đất Quảng, tháng 10 năm 2010;
“Đinh yơng, rượu cần và… Trung Trung Đỉnh”- Nguyệt san Gia Lai , ngày
31/12/2009; “Vẻ đẹp con người Tây Nguyên trong văn Trung Trung Đỉnh”8


Nguyệt san Gia Lai xuân 2009. Hoặc Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Thị Minh
Tâm, Dấu ấn văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi Trung Trung Đỉnh , Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Huế, 2016,“ Văn xuôi Linh Nga Niê Kdam” luận văn
thạc sĩ của Vũ Thị Thanh Loan, “ Hình ảnh người phụ nữ Tây Nguyên trong
truyện ngắn của H’Linh Niê” luận văn tốt nghiệp cử nhân của Chu Thị Dạ Thảo....
H’Linh Niê và Niê Thanh mai đều là những nhà văn gắn bó với buôn làng,
với quê hương, các truyện ngắn của hai nhà văn cho chúng ta hiểu sâu sắc thêm về
đời sống, con người cao nguyên, những phong tục tập quán và sự hi sinh lớn lao
của người dân Tây Nguyên trong chiến tranh và trong công cuộc xây dựng đất
nước. Có nhiều trang viết xúc động về chiến tranh với những vết thương khó lành
sau cuộc chiến; sự đổ vỡ của không gian và môi trường văn hóa các tộc người ở
miền núi,...Nếu như H’Linh Niê đi vào đề tài chiến tranh, các phong tục tập quán,
..thì nhà văn Niê Thanh Mai hướng ngòi bút đến cuộc sống của giới trẻ với sự tha
hóa đạo đức từ trong gia đình và xã hội.
Vốn là một nhạc sĩ, nhưng H’Linh Niê cũng khá thành công trong lĩnh vực
văn chương, bà có khoảng gần ba mươi truyện ngắn về các dân tộc Êđê, M’Nông,

Jrai, Bana… Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về văn xuôi của bà
dưới góc độ văn hóa truyền thống Tây Nguyên. Lê Minh Khuê trong lời giới thiệu
sách Gió đỏ đã nhận xét khái quát về văn hóa, con người Tây Nguyên trong văn
của H’Linh Niê: “Bằng lối viết nhẹ nhàng tinh tế, chị kể về những mối tình đôi
lứa, về những tình cảm của con người với nhau, về một gia đình, về một buôn
làng, về những làng này làng kia với những phong tục tập quán riêng, vẻ đẹp
riêng. Con mắt phụ nữ của chị như nhìn thấy nét đẹp run rẩy của lá rừng mùa
xuân, nhìn thấy ánh mắt của chàng trai khi yêu, nhìn thấy sự can trường của con
người của núi rừng. Đọc truyện ngắn của H’Linh, ta như được du ngoạn qua cả
một vùng đất còn nhiều bí ẩn” [20, tr.197].
Nhận định về nghệ thuật viết truyện ngắn của H’Linh Niê các tác giả viết:
“Với tinh thần tìm tòi thể nghiệm, gần đây trên văn đàn đã thấp thoáng xuất hiện
một số hình thức cốt truyện mới lạ mang hơi hướng hậu hiện đại. Đó là kiểu kết
truyện huyễn ảo (đan xen các yếu tố hoang đường với các yếu tố hiện thực) như
Nước soi bóng ai, Dòng sông tóc, Hoa Pơ Lang của H’Linh Niê. (…) Trong Dòng
9


sông tóc, tác giả đã miêu tả đồng hiện đan cài giữa câu chuyện thần thoại của con
trai thần sông Srê pôk và hai người con gái của Đất và Rừng là Rinh và Rao trong một câu chuyện có thực về mối tình không lời của một cô gái thời hiện đại.
Qua tác phẩm này, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc là: “Tình yêu ở
thời nào cũng vậy – nó có một sức mạnh diệu kì - làm cho người con trai và người
con gái đẹp rực rỡ trong mắt nhau; vì thế nếu không còn tình yêu nữa con người sẽ
trở nên khô cằn và đầy thù hận. Chính tình yêu đã nuôi dưỡng những trái tim nhân
hậu, làm sống lại những tâm hồn sỏi đá.” [ Lò Ngân Sủn – Phải chăng H’Linh Niê
là tình yêu?]
Trong bài: Giới thiệu chân dung một số tác giả văn xuôi tiêu biểu Đắk
Lắk, tác giả nhà văn Mã A Lềnh viết: Niê Thanh Mai bứng ra những lát cắt của
cuộc sống đưa vào tác phẩm, không kể lể, cũng không cầu kỳ câu chữ, không hù
dọa, không dẫn người đọc vào màn mây vần vũ gai góc, không to tát; chân

phương, mà chân thành, nhỏ nhẹ. Điều này khác hẳn, mới hẳn, có thể phải nói là
hiện đại hẳn so với những người viết “cũ”. Hình tượng gần gũi, dễ hiểu là người
viết “cũ” cứ bày biện lần lượt từng món dù ngon hay không rồi rủ bạn ăn gắp món
này nhâm nhi một lúc mới lại gắp món khác. Còn với Niê Thanh Mai, chỉ bày lên
mâm vài món ngon, đã thế, lại còn “cơm muối thôi, ăn tạm”, “chả có miếng nào
cho ra hồn, mời thực khách tạm dùng”.
Nhà văn Nguyễn Đình Tú viết: “Ngay cả những truyện ngắn viết về đất và
người Tây Nguyên của Mai cũng gợi cảm giác như là người Kinh sáng tác hơn là
người Ê Đê viết ra. Vấn đề nằm ở chỗ văn phong. Mai sử dụng ngôn ngữ hiện đại
với những bối cảnh truyện hiện đại trên cái nền Tây Nguyên hoang dã và cổ xưa.
Có người cho rằng như thế là tốt vì tác giả đã thoát khỏi cái từ trường của một nhà
văn dân tộc ít người để nhìn nhận vấn đề từ một điểm nhìn khác, rộng lớn hơn.
Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng như thế là đã mai một đi cái chất riêng của “núi
rừng”” [ 18, tr. 50].
Tác giả Đỗ Lan nhận xét về truyện ngắn của Niê Thanh Mai: Vẫn là những
day dứt, trăn trở của cuộc sống, những phiền muộn và ám ảnh không nguôi, truyện
ngắn của Niê Thanh Mai man mác một nỗi buồn nhưng kết thúc mỗi truyện đều
mang đến người đọc chút ấm áp trong niềm tin tưởng ở ngày mai dù nhân vật đang
10


rơi vào tận cùng đau khổ hay bế tắc. Có lẽ vì thế mà nỗi buồn qua nhân vật trong
tác phẩm của chị, luôn được kìm nén và thấm đẫm dần vào lòng người đọc. 11
truyện ngắn trong Ngày mai sáng rỡ là những trăn trở về mối quan hệ vợ - chồng,
tình yêu đôi lứa, những hy sinh thầm lặng trong nghề nghiệp, những thành kiến
nghiệt ngã của người đời… Đề tài không mới, nhưng với thể hiện của Thanh Mai
đã làm “sống” lại những điều tưởng như rất bình dị ấy, để nhân vật tự đấu tranh,
dằng co nội tâm và tìm thấy tình yêu, hạnh phúc đích thực của mình. Vẫn có một
sức cháy âm ỉ, sức trỗi dậy mãnh liệt trong ngòi bút của Thanh Mai, nhưng rồi,
tình yêu thương và trên hết là lòng cao thượng đã mở ra một điều gì đó “tươi

sáng” hơn, đáng để sống hơn cho quan hệ giữa người với người… Đó là Din trong
Bài ca phía chân trời từng sống trong đau khổ vì nghĩ rằng tình yêu không được
đền đáp nhưng trong giây phút quyết định rời khỏi ngôi nhà, rời khỏi người mình
yêu thương thì Din đã nhận ra là Siên cũng yêu mình nhưng bấy lâu đã bị che dấu
trong sự cao thượng. Hay trong truyện ngắn: Ngày mai sáng rỡ, vì không chịu nổi
áp lực miệng lưỡi người đời, Win, cô con gái đầu đã ra sức ngăn cản mối tình giữa
mẹ mình và thầy giáo người Kinh, quyết không cho mẹ bước thêm bước nữa.
Nhưng khi nhận ra những hy sinh lặng thầm của mẹ trong suốt 16 năm qua, Win
đã quyết định thay đổi, “Win nghĩ mình đi tìm lại ai đó cho mí của Win”… Cũng
như vậy, hình ảnh người mẹ trong truyện Chuyện nhà mình đã vượt qua tất cả
những ghen tuông, cả một chút ích kỷ của phụ nữ, vượt qua tất cả những khổ đau
tưởng như đến chết để có thể tìm lại về với bản chất của mình, về với tình yêu
thương cả với đứa con riêng của chồng mình.
Cho đến khi thực hiện đề tài, qua sự khảo sát của chúng tôi, vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu về văn xuôi của H’Linh Niê và Niê Thanh Mai một
cách hệ thống và từ giác độ văn hóa Tây Nguyên. Những nhận định của những
người đi trước là những gợi ý cần thiết giúp chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về văn
xuôi của hai cây bút nữ - hai cây knia- của vùng đất Tây Nguyên này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn xuôi của H’Linh
Niê và Niê Thanh Mai.
11


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi vào tìm hiểu các yếu tố đặc trưng của bản sắc văn hóa Tây
Nguyên trong văn xuôi hai nữ nhà văn H’Linh Niê và Niê Thanh Mai ở một số
phương diện chủ yếu, đó là các nét đặc trưng của một vùng đất như nhà Rông,
cồng chiêng, các lễ hội, con người và bản sắc văn hóa qua một số phương thức thể

hiện tiêu biểu như ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất Tây Nguyên.
Các tác phẩm được khảo sát bao gồm:
- H’Linh Niê (1997), Con rắn màu xanh da trời, NXB Văn hóa dân tộc, Hà
Nội
- H’Linh Niê ( 2005), Gió đỏ, NXB Hội nhà văn, Hà Nội
- H’Linh Niê ( 2009), Pơ thi mênh mang mùa gió, NXB Văn hóa dân tộc,
Hà Nội
- H’Linh Niê ( 2017) Tháng tư mùa bướm bay-NXB Quân đội
- H’Linh Niê- Trần Hồng Lâm- Niê Thanh Mai - Siu H’Kết ( 2014), Bốn
cây Knia, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
- Niê Thanh Mai ( 2005), Suối của rừng, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
- Niê Thanh Mai ( 2007), Về bên kia núi, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
- Niê Thanh Mai ( 2010), Ngày mai sáng rỡ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ kết hợp sử dụng
các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp hệ thống: Khảo sát các yếu tố văn hóa Tây Nguyên được thể
hiện trong hệ thống các tác phẩm văn xuôi của H’Linh Niê và Niê Thanh Mai.
4.2 Phương pháp liên ngành: Nhằm nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách thấu
đáo, người viết vận dụng các kiến thức về xã hội học, dân tộc học, lịch sử, …để
giải mã, cắt nghĩa các hiện tượng văn học.
4.3. Phương pháp so sánh: Nhằm làm rõ đề tài, nét độc đáo về bản sắc văn hóa
Tây Nguyên trong sáng tác của hai nữ nhà văn, chúng tôi so sánh sáng tác của
H’Linh Niê và Niê Thanh Mai trong mối tương quan với những sáng tác của các
nhà văn đã viết về Tây Nguyên.

12


4.4. Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập, phân tích các số liệu, dữ liệu,...Vận

dụng phương pháp này chúng tôi chủ yếu phục vụ mục đích về tần số xuất hiện
của các yếu tố như: ngôn ngữ, giọng điệu,..trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng lý thuyết Văn hóa học, Thi pháp học, Tự sự
học để triển khai đề tài nghiên cứu.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái lược về văn hóa Tây Nguyên và sáng tác H’Linh Niê, Niê Thanh
Mai viết về Tây Nguyên.
- Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai qua các biểu trưng và con người.
- Tìm hiểu bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai qua các phương thức nghệ thuật: ngôn ngữ, giọng điệu.
6. Đóng góp của luận văn
5.1. Là luận văn nghiên cứu văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai trong mối
quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung, góp phần đánh giá tương đối đầy
đủ về các vấn đề của văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai từ góc nhìn văn hóa.
5.2. Luận văn sẽ chỉ ra nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn
xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai trên cả hai phương diện nội dung và hình thức,
tập trung ở một số đặc trưng văn hóa vùng miền và ngôn ngữ, giọng điệu.
5.3. Luận văn một lần nữa góp phần khẳng định vai trò, vị trí của bản sắc văn hóa
Tây Nguyên đối với văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung.
5.4. Luận văn khẳng định sự đóng góp của H’Linh Niê và Niê Thanh Mai trong
tiến trình văn xuôi Việt Nam, đặc biệt là với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hóa Tây Nguyên với việc thúc đẩy sự phát triển của văn học.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Văn hóa Tây Nguyên và sáng tác H’Linh Niê, Niê Thanh Mai
viết về Tây Nguyên


13


Chương 2: Bản sắc văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi
H’Linh Niê và Niê Thanh Mai nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê
Thanh Mai nhìn từ phương thức nghệ thuật.

14


B. NỘI DUNG
Chương 1: VĂN HÓA TÂY NGUYÊN VÀ SÁNG TÁC H’LINH NIÊ, NIÊ
THANH MAI VIẾT VỀ TÂY NGUYÊN
1.1.Văn hóa và văn học Tây Nguyên
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, vì vậy, việc xác định khái
niệm về Văn hóa không hề đơn giản. Trong bài Khái luận về Văn hóa, PGS.
TSKH. Trần Ngọc Thêm đã viết: Ngay từ thuở lọt lòng, chúng ta đã đắm mình
trong chất men văn hoá: từ lời ru của mẹ, bài học của cha, trò chơi của chị… cho
đến tiếng gọi đò bên sông, tiếng võng đưa kẽo kẹt lúc trưa hè, tiếng chuông buông
khi chiều xuống… – tất cả, tất cả những sự kiện đó, những ấn tượng đó, những âm
thanh đó, những hình ảnh đó… đều thuộc về văn hóa. Cái tinh thần như tư tưởng,
ngôn ngữ… là văn hoá; cái vật chất như ăn, ở, mặc… cũng là văn hoá. Chính văn
hoá đã nuôi chúng ta lớn, dạy chúng ta khôn. Người ta nói: văn hóa ẩm thực, văn
hoá trang phục, văn hoá ứng xử, văn hoá tiêu dùng, văn hoá kinh doanh, văn hóa
chính trị, văn hoá Đông Sơn, văn hoá Hoà Bình, văn hoá rìu vai… Từ "văn hoá"
có biết bao nhiêu là nghĩa, nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết
sức khác nhau”[33, tr.4]. Điều đó cho thấy, văn hóa là khái niệm rộng và có nội
hàm hết sức phong phú vì thế nên trên thế giới lẫn trong nước luôn tồn tại nhiều

định nghĩa khác nhau về khái niệm văn hóa.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo
nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con
người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”[26]. Theo định nghĩa này
thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến
đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật…
Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi
lĩnh vực sáng tạo của con người.
Riêng F. Boas lại định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần,
thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên
15


một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với
môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên
trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[42]. Theo định nghĩa này,
mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình
thành văn hóa của con người.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh
cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
[16]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng
tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói
của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến
đời sống con người. PGS. TSKH. Trần Ngọc Thêm thì quan niệm: “Văn hoá là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với

môi trường tự nhiên và xã hội”[tr.10].
Phan Ngọc thì có quan niệm khác: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới
biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít
nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại
trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa
dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân
hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người
khác”[tr.19-20].
Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hoá họp năm 1970 tại
Venise, Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho rằng: “Đối với một số
người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và
sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho
dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho
đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động” [47].

16


Tuy tồn tại nhiều định nghĩa về văn hóa nhưng tất cả các nhà nghiên cứu
đều thống nhất, văn hóa là sản phẩm của mỗi tộc người cùng phát triển trong suốt
chiều dài lịch sử. Mỗi một tộc người đều có nét đặc trưng riêng, thể hiện ở lối
sống, cách nghĩ, cách cảm phù hợp với hoàn cảnh tự nhiên mà họ đang sinh sống.
Chính vì mỗi cộng đồng người đều có nét văn hóa riêng nên để tìm hiểu bản sắc
của mỗi tộc người thì phải khảo sát nét khác biệt về văn hóa của tộc người đó.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa – văn học
Sự phát triển mạnh mẽ và thâm nhập ngày càng sâu của văn hóa vào nhiều
ngành khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có văn học, làm cho mọi người càng
nhận thức vai trò và sự gắn kết của văn hóa với văn học vốn đã có từ trong bản
chất đến nay lại càng sâu sắc và không thể chia tách.
Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn

hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những
phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi
trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc,
đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một
cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa
riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những
giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ.
Văn hoá là những chuẩn mực xã hội, là những khuôn mẫu xã hội được tích
luỹ trong quá trình lâu dài của mỗi cộng đồng dân tộc; nó được cố định hoá dưới
dạng ngôn ngữ, biểu tượng, phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, đạo đức... Tất
cả những yếu tố trên cấu thành một nền văn hoá nhất định; nó có vai trò quyết
định trong việc hình thành nhân cách, lối sống, nếp nghĩ, cách đối nhân xử thế...
của các thành viên trong cộng đồng.
Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong
tục… là những bộ phận hợp thành của chỉnh thể cấu trúc văn hóa. Nếu văn hóa thể
hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt
động lưu giữ thành quả sáng tạo một cách sinh động nhất. Để có được những
thành quả đó, văn hóa của một dân tộc cũng như của nhân loại từng trải qua nhiều
chặng đường tìm kiếm, chọn lọc, bảo tồn và phát triển để hình thành những giá trị
17


trong xã hội. Văn học vừa là chặng đường tìm kiếm, vừa là nơi định hình những
giá trị. Cũng có thể nói văn học là văn hóa lên tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật.
Văn hóa là cơ sở, nền tảng của sự sáng tạo văn học. Ở mỗi tác phẩm của
văn học đều biểu hiện văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Trầm tích
văn hóa để lại dấu ấn trong các tác phẩm văn học và tạo nên sức hấp dẫn riêng.
Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển
tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn
đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là một sản phẩm văn hoá.

Giữa văn học và văn hóa có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên
việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng đi cần thiết và có triển
vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học từ góc độ xã hội học, mỹ học, thi
pháp học…, cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn
vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó.
Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập
quán, ngôn ngữ… có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung
và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị
hiếu độc giả và con đường phát triển của văn học nói chung.
Như vậy, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau
của văn hóa. Khi nói văn hoá ảnh hưởng đến văn học và văn học tác động đến văn
hóa, ta hiểu ảnh hưởng và tác động đó vừa trên bình diện tổng thể của nền văn
hoá, vừa trên bình diện của từng lãnh vực có quan hệ với văn học. Đó là ảnh
hưởng và tác động đơn phương, song phương hay đa phương, tùy từng nơi từng
lúc, nhưng không bao giờ ngưng nghỉ. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà
hoạt động văn hóa, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hóa và người đọc là
một người thụ hưởng văn hóa.
Văn hóa và văn học là mối quan hệ tương hỗ. Văn hóa là một tổng thể, một
hệ thống, bao gồm nhiều yếu tố trong đó có văn học. Như vậy, văn hóa chi
phối văn học với tư cách là hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận.
1.1.3. Văn hóa và văn học viết về Tây Nguyên
* Địa hình và đặc trưng văn hóa

18


Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam, nằm
bên sườn Đông của dãy Trường Sơn, theo phân vùng kinh tế gồm 4 tỉnh: Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Riêng Lâm Đồng thuộc phân khu Miền Đông
Nam Bộ, với hơn 20 tộc người cư trú. Tuy nhiên, theo khái niệm văn hóa, do có

nhiều tính chất tương đồng, mà thường được gọi là vùng văn hóa Trường Sơn –
Tây Nguyên, với gần 30 tộc người thiểu số tại chỗ cư trú tập trung. Cuối năm
2005, tổ chức Quốc tế văn hóa thế giới Unesco công nhận “ Không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản và văn hóa phi vật thể của nhân loại”.
Năm 2008 Unesco một lần nữa xác nhận “ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây
Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại”, đều gồm cả 5 tỉnh
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lak và Lâm Đồng. Văn học dân gian truyền miệng cũng
là một trong những Di sản nằm trong “ Không gian văn hóa” đó.
Vùng đất Tây Nguyên với nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống tạo
nên một cộng đồng với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Như Linh Nga Niê Kdam đã
nói: Từ cực Bắc là cụm núi Atouat với đỉnh Ngok Linh cao 2598m của người Sê
Đăng giỏi rèn giáo mác đến cực Nam là dãy Chư Yang Sin cao 2402m (đỉnh cao
nguyên Lang Biang) đậm chất văn hóa K’ho, qua xứ sở của điệu arap Jrai đắm
đuối nhịp vòng suang, qua quê hương Đăm San lắng nghe điệu arei Êđê rạo rực,
qua những cánh đồng rập rờn xanh sóng cỏ của đất Mnông, qua cả chân núi Hà
Giăng của người Chăm Hroaih đấu trống”… đâu đâu ta cũng thấy dấu ấn của một
bản sắc văn hóa đậm đà tính dân tộc. Để có những buôn, bon, kon, plei trầm bổng
tiếng ching chêng, Tây Nguyên đã phải trải qua nhiều đợt di cư của nhiều bộ tộc
và những cuộc xung đột chính trị, kinh tế mạnh mẽ .
Các tộc người ở Tây Nguyên phát triển trên cơ sở nền Văn minh nương rẫy
khác với nền văn minh lúa nước của các tộc người sinh sống ở vùng đồng bằng.
Cuộc sống của người Tây Nguyên gắn liền với rừng, với tâm linh, vị thần được họ
tôn kính nhất là “Giàng”, nếu có vấn đề gì không được suôn sẻ thì sẽ xin “Yàng”
giúp đỡ và tin “Yàng” sẽ luôn bên cạnh và phù hộ cho họ.
Văn hóa Tây Nguyên vô cùng đặc sắc với kho tàng văn học dân gian đồ sộ,
phong phú, nhiều thể loại, tiêu biểu là trường ca, sử thi - những sáng tác bằng văn
vần hoặc văn xuôi, kể lại những sự kiện quan trọng có ý nghĩa lớn đối với toàn thể
19



cộng đồng. Trường ca, sử thi Tây Nguyên là một di sản văn hóa phi vật thể quý
báu của dân tộc Việt Nam. Đó là những áng hùng ca mà tùy theo ngôn ngữ của
mỗi tộc người có cách gọi khác nhau. Theo tiếng Êđê gọi là khan, người Bâhnar
gọi là hmon, với người Jrai thì gọi là hri, người Mnông gọi Ót N’drong …đã rất
nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Một số tác phẩm được giới nghiên cứu quan tâm
và đánh giá cao như: Đăm Noi, Diông ( Bana), Đăm san, Đăm Di, Y Prao ( Êđê),
H’điêu, Zông (Jrai), Mùa rẫy Bon Tiang, Cây nêu thần ( Mnông),…
Sử thi Tây Nguyên, là một giá trị tinh thần, được đồng bào Tây Nguyên lưu
giữ trong trí nhớ và được diễn xướng trong các sinh hoạt cộng đồng mà chúng ta
có thể gọi là “văn hoá sử thi”, chứa đựng trong nó những tri thức bách khoa của
cộng đồng các dân tộc Tây nguyên.
Tây Nguyên là một trong những vùng văn hóa lớn của nước ta, được hình
thành từ hàng nghìn năm về trước với những giá trị phong phú, đặc sắc. Các dân
tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với
văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, kiến trúc nhà, văn hóa ẩm thực
độc đáo. Tây Nguyên có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá,
như: đàn đá, ching chêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt
cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian truyền miệng đặc sắc. Hiện
nay, Tây Nguyên là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông, nhà dài,
đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản
trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà
bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tổ chức Quốc tế UNESCO công nhận toàn bộ
các đặc trưng giá trị ấy là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc ching, chêng
đều ẩn chứa một vị thần. Ching chêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.
Ching chêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có của
dòng họ, của gia đình. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa
quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng ching chêng vang vọng
núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Ching chêng


20


do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây
Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Giá trị văn hóa tinh thần của Tây nguyên hội tụ đậm nét ở lễ hội. Lễ hội là
môi trường diễn xướng để cho các đặc trưng tiêu biểu của văn hóa truyền thống
Tây Nguyên phát huy, là một hình thái sinh hoạt tinh thần mang đậm đà bản sắc
dân tộc, thường được tổ chức sau những ngày lao động mệt nhọc. Giá trị văn hóa
tinh thần trong lễ hội của người Tây nguyên được thể hiện trong các lễ hội nông
nghiệp, lễ hội phong tục, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử như hội mùa, lễ tỉa hạt, lễ
cúng máng nước, cúng nồi, lễ đâm trâu, lễ hội Pơ thi, Lễ hội ăn cơm mới, cúng
giọt nước...Các Lễ hội của đồng bào Tây nguyên là bài ca về lòng yêu nước nồng
nàn của các dân tộc, là truyền thống văn hóa và sự trân trọng quá khứ, uống nước
phải nhớ lấy nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, là bài ca về tình yêu thương cộng
đồng qua biểu tượng "Đầu trâu máng nứơc", là tinh thần bao dung hòa đồng trong
quan niệm hoang sơ “thiên, địa, nhân", là tinh thần thượng võ trong đấu tranh với
thiên nhiên, với kẻ thù qua các lễ mừng chiến thắng, cúng lúa, cúng thần rừng,
thần đất…, múa khiên, múa trống, là sự thủy chung trọn vẹn trong tình yêu qua
"bó củi hứa hôn" và "chiếc vòng cầu hôn".
Theo tôn giáo thực hành đa thần “vạn vật hữu linh”, muốn làm bất cứ việc
gì cũng phải xin phép, làm được phải tạ ơn, vi phạm phải tạ lỗi, trong các lễ hội
truyền thống, đồng bào các dân tộc tại chỗ luôn thể hiện sự tôn kính, cảm phục đối
với thần linh (Yàng). Ở Tây Nguyên xưa và nay, Yàng là một đức tin tâm linh về
thế giới siêu nhiên bao bọc lấy đời sống con người. Trong tiềm thức của họ, mỗi
thành tố tự nhiên như rừng, núi… đều có các vị Yàng cai trị, ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người Tây Nguyên. Nhờ đức tin ấy, những
nét sinh hoạt văn hóa, những lễ hội, tập quán đặc trưng vẫn tiếp tục được duy trì,
xây dựng nên một đời sống tinh thần đa dạng, phong phú, riêng biệt của các tộc

người Tây Nguyên.
Bên cạnh các lễ hội thể hiện sức mạnh cũng như sự trường tồn của các dân
tộc ở Tây Nguyên thì nhà Rông là di sản văn hóa vật chất gắn với lịch sử cư trú
lâu đời của các tộc người tại chỗ vùng Tây Nguyên. Nhà Rông thường nằm ở
trung tâm, đó là ngôi nhà chung, lớn nhất của làng. Đây là nơi diễn ra toàn bộ sinh
21


hoạt, trung tâm tình cảm, cố kết các thành viên trong cộng đồng, pháo đài phòng
thủ của buôn làng. Đây còn là nơi thực hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng, cũng là
nơi các nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền
thống. Nhà Rông còn là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, nơi lưu giữ các hiện vật
truyền thống: Ching, chêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các
ngày lễ, nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông được coi là linh
hồn của làng, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với
thiên nhiên..
Con người Tây Nguyên bao giờ cũng toát lên một vẻ đẹp vạm vỡ, khỏe
khoắn, cường tráng. Thuở xa xưa, đại ngàn Tây Nguyên vốn là vùng đất tự trị của
những bộ tộc thiểu số sơ khai như Ê-Đê, JRai, M’nông, Bâhnar, Mạ… Dấu ấn về
đời sống sinh hoạt, sản xuất của những con người Tây Nguyên thời xa xưa xuất
hiện trong các bản sử thi anh hùng nổi tiếng như: Đăm San, Xinh Nhã…. Ở đó,
bức tranh xã hội rộng lớn về con người Tây Nguyên cùng với những phong tục tập
quán đời thường đến những nghi lễ, luật tục được tái hiện một cách chân thực,
khách quan nhất.
*Văn học viết về Tây Nguyên
Tây Nguyên, một dải núi non hùng vĩ của Tổ quốc, mảnh đất từng sản sinh
ra những người anh hùng đã đi vào huyền thoại và trở thành cảm hứng sáng tác
của nhiều nhà văn như : Nguyên Ngọc, Vũ Hạnh, Trung Trung Đỉnh, Khuất
Quang Thụy… là những người miền xuôi đến với Tây Nguyên từ thời chống Pháp
và chống Mỹ. Đồng thời, Nguyên Ngọc - người đầu tiên gieo hạt giống văn học

viết trên mảnh đất Tây Nguyên và đã thành công với tác phẩm Đất nước đứng lên,
Rừng xà nu, Bạn bè tôi ở trên ấy…, Trung Trung Đỉnh với tác phẩm Lạc rừng,..
Bên cạnh đó, những người con của núi rừng Tây Nguyên cũng viết về vùng
đất mẹ như Y Điêng, đại diện cho lớp người đi trước với tác phẩm: Ông già Kơ
Rao, Chuyện bên bờ sông Hinh… H’Linh Niê, Niê Thanh Mai - đại diện cho
những cây bút trẻ của vùng núi Tây Nguyên. Tác phẩm: Đi về đâu hỡi…thổ cẩm
Tây Nguyên? Mất, còn của văn hóa dân gian Tây Nguyên?..
Chính những sáng tác của các nhà văn đã kéo người đọc đến gần hơn với
mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ và đầy huyền thoại, từ đó khẳng định được giá trị
22


bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Sự lạ lẫm về văn hóa cũng như con người nơi đây đã
thu hút không ít nhà văn đến với vùng đất đầy nắng gió. Tất cả họ bị hút vào bởi
thiên nhiên hoang sơ nhưng lại rất độc đáo của miền đất đỏ Bazan này. Tuy nhiên,
cũng chính vì sự độc đáo và phong phú của văn hóa truyền thống, mà cũng chỉ có
một vài nhà văn đã đến và khám phá Tây Nguyên như một cái duyên trong cuộc
đời.
Trước tiên, phải kể đến những người con gốc gác của mảnh đất Tây
Nguyên viết về chính đất mẹ như: Y Điêng, Mlô Y Cla Vi, Kim Nhất, Kpă Y
Lăng, H’Linh Niê, Niê Thanh Mai,…Những cây bút người dân tộc thiểu số đã
mang lại cho văn xuôi Tây Nguyên cách cảm nhận chân thực hơn về con người và
cuộc sống nơi đây. Người viết về văn xuôi dân tộc thiểu số đầu tiên là nhà văn Y
Điêng- bậc trưởng lão của dòng văn học miền núi Phú Yên. Ông là nhà văn Êđê
đầu tiên được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Một
số tác phẩm: Ông già Krao (truyê ̣n ngắ n-1964); Như cánh chim Kway (Truyê ̣n
ngắ n – 1974); Drai Hling đi về phía sáng (Truyê ̣n – ký); H’Giang (Truyê ̣n dài 1978); Chuyê ̣n bên bờ Sông Hinh (Tiể u thuyế t -1994); N’Trang Lơng (Tiể u thuyế t
-2004); Trung đội người Bâhnar (Tiể u thuyế t -2010),…
Trong số các tác phẩm của mình, nhà văn Y Điêng tâm đắc nhất là tiểu
thuyết Chuyện bên bờ Sông Hinh. Chuyện bên bờ Sông Hinh kể về quá trình đến

với Việt Minh, đến với cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp của các buôn
làng, của hai dòng họ Ksơr và Niê người Êđê, bên bờ con Sông Hinh quê Y Điêng.
Đặc biệt là con đường giác ngộ, từ khi còn là một chàng trai khoẻ làm rẫy, giỏi săn
bắt, đánh cá cho đến lúc trở thành con chim đầu đàn của Việt Minh của Y Thoa.
Chỉ vì yêu người con gái xinh đẹp nhất buôn thuô ̣c dòng họ KSơr, mà Y Thoa bị
chánh tổ ng Y Sô ( cũng thić h ga ̣ gẫm H’ Linh) đẩy vào tù. Ở đó anh đã may mắ n
gặp và được người cán bộ Việt Minh Trần Được mở rộng hiểu biết của mình, để
chọn lấy con đường đi theo cách mạng.
Chuyện còn là của cộng đồng buôn Thu luôn gắn bó với nhau trong mọi vui
buồn trong cuộc sống nơi núi rừng. Về những con người hiền lành, xinh đẹp, tốt
bụng như mẹ con Amí H’Linh mà phải chịu nhiều oan ức; cũng hiền lành, tốt bụng
nhưng chìm trong những tập tục lạc hậu, cũ kỹ của tộc người từ ngàn xưa, nên vô
23


tình gây ra nỗi thống khổ cho cả gia đình lẫn người khác, như anh em nhà già Ama
Thin. Chuyện về Y Sô, kẻ ham giàu, đố kỵ, ngu muội làm tay sai cho Pháp, quay
lại gây chuyện xấu cho đồng tộc, thậm chí cả người cùng dòng họ như mẹ con
Amí H’Linh và chia rẽ mối đoàn kết Kinh - Thượng.
Chuyện bên bờ Sông Hinh của Y Điêng còn kể với người đọc về những
ngày đầu bỡ ngỡ tham gia chống càn, đánh Tây, đuổi Nhật của trai gái quê ông,
mà phần nào, tuổ i thanh niên hồ n nhiên như suố i như rừng của ông, chính là một
trong những nhân chứng sống của giai đoạn lịch sử ấy. Tiểu thuyết khắc hoạ lại
được con đường đến với Việt Minh, với cách mạng giải phóng dân tộc của người
Êđê Sông Hinh nói riêng, các dân tộc ít người Tây Nguyên nói chung, tuy đơn
giản nhưng đã trở thành sâu đậm và trung thành với lý tưởng; một trong những tác
nhân quan trọng, góp phần làm nên thành công của cách mạng Việt Nam, từ
những ngày đầu còn trong “ trứng nước”.
Không chỉ bản thân tác giả đã từng lớn lên theo sự lớn mạnh từ ngày đầu
của Mặt trận Việt Minh, hít thở và tắm mình trong không gian hồ hởi ban đầ u và

quyế t liê ̣t từng giai đoa ̣n của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ,
nên nguồn tư liệu chiến tranh của Y Điêng hết sức dồi dào và sống động; mà ông
còn đế n với người đo ̣c bằng cách kể chuyện giản dị, không trau chuốt về ngôn từ,
không phức tạp hoá các mối quan hệ, mâu thuẫn; sử dụng lối nói, cách nghĩ và
nhất là ảnh hưởng của lối kể phóng đa ̣i, nhân hóa, că ̣p đôi, so sánh, tươ ̣ng hình,
tươ ̣ng thanh …của trường ca, sử thi Tây Nguyên ( như ông kể về ngọn gió Xiăng ở
Sông Hinh : Gió thổ i thẳ ng tuột từ tây xuố ng đông.Tưởng nó đi thẳ ng ai dè nó lại
chia theo các con suố i nhỏ…hò lên đồ i tranh, làm cho cỏ tranh hế t đứng lên lại
nằ m xuố ng, từng đợt sóng xanh nố i tiế p nhau nhảy múa. Đột ngột nó lại quay về
làng dìu di ̣u, lọt vào khe hở của phên nhà nghe như ai thổ i sáo vi vu, như ai đánh
đàn môi, rồ i lại ào lên mái nhà reo vui ầ m ầ m, nâng tấ m tranh lên soàn soạt. Gặp
cây gạo, bụi tre cao, chao ôi chúng đạp ngọn cây ngả nghiêng. Khi ngả về bên
trái, lúc nghiêng về bên phải, khi rạp xuố ng tận mặt đấ t quét ngang rồ i lại bật lên.
Cành lá đụng vào nhau xào xạc, cành gãy lá rụng bay đi như mùa bướm tìm hoa”.
Nếu như Y Điêng là nhà văn tiêu biểu cho thế hệ lớp trước viết về văn hóa
và con người miền núi thì H’Linh Niê tiêu biểu cho lớp trung niên viết về Tây
24


Nguyên. H’Linh Niê đến với văn chương khá muộn mằn nhưng như một định
mệnh. Chị học âm nhạc có bài bản nơi trường lớp. Nhiều bài hát giàu chất Tây
Nguyên hoang sơ, hùng vĩ mang tên chị từng vang lên trên các sàn diễn và sóng
phát thanh, truyền hình. Rồi chị trở thành người hoạt động văn hóa chuyên nghiệp
ở nhiều loại hình khác nhau, khi là nhà folklore Tây Nguyên không thể thiếu, khi
lại là nhà báo vùng dân tộc xông xáo, giàu tâm huyết. Và từ nghề báo chị tìm đến
văn chương bằng một thái độ nghiêm cẩn và khiêm cung đặc biệt.
Chu Thị Dạ Thảo đã viết: “Truyện ngắn H’Linh Niê mang đầy đủ những
đặc trưng của truyện ngắn hiện đại từ nội dung đến nghệ thuật”. Theo nhận định
của tác giả Lê Minh Khuê thì “ H’Linh Niê có những truyện ngắn viết về vùng đất
đỏ cao nguyên. Là người con gái của núi rừng Tây Nguyên, nói tiếng nói của dân

tộc mình, người đọc không phải khó khăn như khi đọc những tác phẩm của các tác
giả người Kinh viết về vùng đất ấy”.
Được khơi nguồn cảm hứng từ tình yêu tha thiết đối với mảnh đất và con
người Tây Nguyên, truyện ngắn của tác giả H’Linh Niê tập trung thể hiện những
đề tài chính như : tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cộng đồng của những con
người, nhất là sự đổi thay trong buôn làng qua từng thời kỳ, với đầy đủ những
buồn vui, đắng cay, hạnh phúc. Ở mỗi mảng đề tài tác giả lại đi vào khám phá
những khía cạnh tinh tế nhất, đặc sắc nhất, từ đó khái quát nên tính nhân văn cao
cả hoặc rút ra bài học kinh nghiệm quý báu. Có những câu chuyện tác giả xây
dựng nên những tình yêu đẹp với kết cục hạnh phúc, hoàn hảo; nhưng cũng có
những bi kịch tình yêu đầy nước mắt, để lại cảm xúc xót xa trong lòng độc giả.
Khi viết về bản sắc văn hoá của dân tộc, tác giả không chỉ nhìn thấy những khía
ca ̣nh tốt, mà còn phản ánh một cách trực diện những khía ca ̣nh còn hạn chế, để rồi
từ đó kêu gọi cộng đồng hãy kiên quyết khắc phục, từ bỏ, vươn lên…
Trong thế giới truyện ngắn của H’Linh Niê, cuộc sống được phản ánh như
những gì vốn có, những mảng sáng - tối tương phản, xuất phát từ một cái nhìn
toàn diện, khách quan. Là một nữ trí thức dân tộc tiến bộ, tác giả không ca ngợi
một chiều bản sắc văn hoá của dân tộc mình, càng không đánh giá phiến diện hiện
thực khách quan “ con mắt phụ nữ của chị như nhìn thấy nét đẹp run rẩy của lá

25


×