Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

đặc điểm tiểu thuyết hồ hương đầu thế kỷ xxi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.35 KB, 100 trang )

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục .................................................................................................................. 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................8
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn ...............................................................................................8
B. PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9
Chƣơng 1. Tiểu thuyết Hồ Phƣơng đầu thế kỷ XXI trong bức tranh tiểu
thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới. .............................................................9
1.1. Những đổi mới cơ bản của tiểu thuyết viết về chiến tranh .......................9
1.1.1. Đổi mới quan niệm về hiện thực và cách tiếp cận hiện thực ..........9
1.1.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ...............................14
1.1.3. Một số đổi mới về nghệ thuật .......................................................18
1.2. Tiểu thuyết Hồ Phƣơng trong sự vận động của tiểu thuyết về chiến
tranh sau 1986 .........................................................................................................21
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hồ Phương .............21
1.2.2. Vị trí của tiểu thuyết Hồ Phương trong nền tiểu thuyết về chiến
tranh từ sau thời kỳ đổi mới ..........................................................................23
Chƣơng 2. Cảm quan mới về con ngƣời và hiện thực trong tiểu thuyết Hồ
Phƣơng đầu thế kỷ XXI ..........................................................................................25
2.1. Cảm quan mới về con ngƣời trong tiểu thuyết Hồ Phƣơng đầu thế kỉ
XXI..........................................................................................................................255
2.1.1. Xây dựng bức chân dung chân thực về người lính .....................255
2.1.1.1. Những người lính chỉ huy – anh hùng .................................255
2.1.1.2. Những người lính trong chiến đấu .........................................30


2.1.1.3. Những người lính trong tình cảm riêng tư .............................34

1


2.1.1.4. Con người số phận – kiểu quan niệm nghệ thuật mới về con
người trong tiểu thuyết Hồ Phương ..........................................................................40
2.1.2. Chân dung về những người dân công phục vụ chiến đấu. ...........46
2.2. Cảm quan hiện thực đa chiều trong tiểu thuyết Hồ Phƣơng đầu thế kỉ
XXI............................................................................................................................49
2.2.1. Bức tranh hiện thực trần trụi, khốc liệt. ........................................50
2.2.2. Hiện thực chiến trường thấm đẫm chất thơ ..................................57
Chƣơng 3. Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết Hồ Phƣơng
đầu thế kỷ XXI ........................................................................................................62
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................62
3.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, tính cách ..................................62
3.1.2. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm .......................................64
3.2. Kết cấu tiểu thuyết .....................................................................................67
3.3. Không – thời gian nghệ thuật ...................................................................70
3.3.1. Không gian nghệ thuật ..................................................................70
3.3.1.1. Không gian chiến trường ........................................................71
3.3.1.2. Không gian tâm lý ..................................................................74
3.3.2. Thời gian nghệ thuật .....................................................................77
3.3.2.1. Thời gian lịch sử – sự kiện .....................................................77
3.3.2.2. Thời gian tâm lý......................................................................79
3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu .............................................................................82
3.4.1. Ngôn ngữ ......................................................................................82
3.4.1.1. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................82
3.4.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện ....................................................86
3.4.2. Giọng điệu ....................................................................................88

3.4.2.1. Giọng điệu hào sảng, trầm hùng ............................................88
3.4.2.2. Giọng chiêm nghiệm, suy tư..................................................91
3.4.2.3. Giọng xót xa, cảm thương .....................................................93
C. PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 98

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chiến tranh là đề tài xuyên suốt và nổi bật trong văn học từ trước đến
nay. Sự hiện diện của mảng đề tài này trong văn học chính là sự phản ánh sinh động
nhất bức tranh hiện thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của từng
dân tộc và của cả loài người. Với văn học Việt Nam, chiến tranh và người lính đã từ
lâu được xem như một đề tài mang tính truyền thống. Nó như là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tạo nên mạch ngầm mạnh mẽ và trường cửu trong dòng chảy của văn học Việt
Nam. Trải qua quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, qua mỗi chặng đường
lịch sử, đề tài chiến tranh lại được tiếp cận và phản ánh từ những gốc độ khác nhau,
theo những cảm hứng khác nhau. Không chỉ trong thời chiến mà ngay khi chiến
tranh kết thúc, tiếng súng đã thôi gào thét, đề tài này luôn có tính thời sự, luôn thu
hút các đông đảo nhà văn và vẫn có sức hấp dẫn đối với công chúng.
Từ sau khi hòa bình thống nhất và đặc biệt là sau đổi mới 1986, văn học vẫn viết
về chiến tranh như một mạch nguồn cảm xúc vô tận, nhà văn nhất là những nhà văn
từng xông pha trận mạc lại tìm về với chiến trường cũ của mình qua những trang
văn, trang đời. Trong quan niệm của nhiều nhà văn, chiến tranh vẫn là “siêu đề tài”,
người lính vẫn là “siêu nhân vật”, càng khám phá càng thấy những “độ rung không
mòn nhẵn” [28, tr.18]. Công việc của những người cầm bút trong chiến tranh chỉ
mới nói được một phần nào về cuộc sống và con người thời chiến. Dòng văn học
sau chiến tranh không chỉ nở rộ với một khối lượng lớn các tác phẩm đủ thể loại mà

còn đánh dấu những về mặt đề tài, tư tưởng nghệ thuật cũng như nghệ thuật xây
dựng tác phẩm.
1.2. Tiểu thuyết là một thể loại “sinh sau, đẻ muộn” so với thể loại khác. Chặng
đường mà tiểu thuyết trải qua cũng lắm nhọc nhằn với sự đổi thay ngôi vị giữa các
thể loại, khi lâm vào tình trạng “cáo chung”, khi lại “hưng thịnh”, ví như tiểu thuyết
từ một thể loại “hạ đẳng” nay đã trở thành nhân vật chính trong sân khấu văn học
hiện đại [19, tr.91]. John Gardner đã viết: “Trong một cuốn tiểu thuyết bạn sáng tạo
ra cả một thế giới trọn vẹn và giải quyết đủ mọi giá trị… mà bạn không thể làm thế
trong một truyện ngắn” [2, tr.24]. Vì vậy tiểu thuyết là một thể loại khá gần gũi và
thích hợp trong sự nhận thức lại đề tài chiến tranh từ “sự tác động ghê gớm của nó

3


đến tính cách và số phận con người, với bao nỗi éo le, bi kịch xót xa, nỗi buồn dai
dẳng” [34, tr.18].
Nhập cuộc vào sự phát triển mạnh mẽ của văn học, tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh đã và đang tạo dựng được một “bộ mặt” khởi sắc với đầy đủ những cung bậc,
những thanh âm của đời sống bộn bề, lo toan và đầy bất trắc. Tuy nhiên, nếu tiểu
thuyết giai đoạn 1945 – 1975 là những “trang mở đầu” ca ngợi chiến công hiển hách
và người anh hùng lý tưởng của thời đại, đượm màu sắc lãng mạn; thì sau 1975, đặc
biệt là sau 1986 với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ
sự thật”, tiểu thuyết chiến tranh như được “phục sinh”, được “tắm” mình trong bầu
không khí mới. Cảm hứng sự thật trở thành sức sống mới của văn học. Nhà văn
không e dè, che đậy hay tô hồng cuộc chiến thần thánh của dân tộc mà đi vào khai
thác những mặt trái, những sự thật của chiến tranh. Đây là một sự thay đổi lớn trong
văn học nói chung và đề tài chiến tranh nói riêng.
1.3. Viết về đề tài chiến tranh là chạm vào ký ức trận mạc. Biết bao nhà văn đi
qua hai cuộc trường kỳ của dân tộc. Họ mang trên mình hành trang của “một thời để
nhớ”, gánh trong lòng dư âm của sự mất mát, để bây giờ ngày tháng ấy mãi trở

thành “món nợ” trong tâm khảm của họ, thúc bách họ phải trang trải “nợ nần” với
người còn sống và cả những người đã mất. Dù thời gian có lùi xa đến đâu nhưng từ
trường của nó vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến đam mê cũng như nhiệt huyết của
người cầm bút bởi lẽ càng lùi xa sự kiện thì tầm nhìn của nhà văn càng rộng, từ đó
làm nên những tác phẩm văn chương viết về chiến tranh bất hủ, trường tồn mãi
cùng thời gian.
Với sức sáng tạo dồi dào một nhà văn mặc áo lính, Hồ Phương đã cho ra đời
hàng loạt tác phẩm viết về chiến tranh có sức lay động sâu sắc đến hàng triệu trái
tim người đọc. Tài hoa sáng tác của nhà văn Hồ Phương được bộc lộ rất sớm và khi
bắt gặp cảm hứng cách mạng, tài hoa đó đã chắp cánh văn chương để ông dấn thân
vào con đường chữ nghĩa suốt hơn sáu mươi năm. Tác giả của tác phẩm Cỏ non ấy
đã tiếp tục thành công với tập truyện ngắn Thư nhà và những bộ tiểu thuyết đồ sộ…
Ngay từ truyện ngắn đầu tiên và khi vừa xuất hiện trên văn đàn, Hồ Phương đã tạo
dựng được bút pháp riêng, giọng điệu riêng như một cái duyên chữ nghĩa được bạn
đọc đánh giá cao. Hồ Phương nổi tiếng từ rất sớm, vì vậy, từ những tác phẩm thời

4


chống Pháp, sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và đến cả sau này, bút lực ông vẫn
dồi dào, vẫn mạch đề tài yêu nước và cách mạng. Chiến tranh đã qua rất xa nhưng
tiếng gọi của quá khứ vẫn luôn là niềm thương đau đáu thôi thúc ngòi bút của Hồ
Phương hướng về chiến tranh, hướng về quá khứ hào hùng của dân tộc. Với ông,
viết là nhiệm vụ, là đam mê và cũng là “cái nợ” của cuộc đời.
Và chính đam mê và nhiệt huyết cầm bút của ông đã tạo nên những cuốn tiểu
thuyết có tiếng vang lớn trên văn đàn đương đại như: Yêu tinh (2001), Ngàn dâu
(2002), Những cánh rừng lá đỏ (2005), Cha và con… Cuộc sống đã đền đáp xứng
đáng cho những cố gắng, nỗ lực của nhà văn Hồ Phương. Ông là một trong những
vị tướng – nhà văn hiếm hoi ở nước ta. Thiếu tướng nhà văn Hồ Phương đã được
trao các giải thưởng văn học của: Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an (năm 2001

– tiểu thuyết Yêu tinh); UBTQ Liên hiệp các Hội VHNTVN (năm 2003 – tiểu
thuyết Ngàn dâu), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (tiểu thuyết
Ngàn dâu, tiểu thuyết Những cánh rừng lá đỏ). Và đặc biệt hai cuốn tiểu thuyết
Ngàn dâu và Những cánh rừng lá đỏ ra đời vào đầu thế kỷ XXI đã cho thấy một
cách tiếp cận hiện thực với sự mở rộng biên độ cuộc sống trong chiến tranh và hình
ảnh người lính được nhìn nhận một cách chân thật hơn. Tiểu thuyết của ông đã góp
thêm một cách nhìn mới về chiến tranh.
Xuất phát từ những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết Hồ Phương trong
dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Phương đầu thế kỷ XXI với mong muốn hướng đến tìm
hiểu, phân tích, đánh giá những đóng góp của tác giả vào giai đoạn văn học sau năm
1986 nói riêng và văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nói chung. Đồng thời,
thông qua tìm hiểu tiểu thuyết viết về chiến tranh của Hồ Phương đầu thế kỷ XXI
chúng ta có thể khẳng định những bước tiến của tiểu thuyết chiến tranh thời hậu
chiến trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu qui mô nào về nhà văn Hồ
Phương và tiểu thuyết của ông giai đoạn đầu thế kỷ XXI. Tiểu thuyết đầu thế kỷ
XXI của Hồ Phương thường được giới nghiên cứu, phê bình bàn luận trong các bài
viết đăng trên các báo, tạp chí và đăng trên báo mạng.

5


Bài viết đầu tiên của Báo tin tức ngày 11/03/2009 của Xuân Phong với nhan đề
Nhà văn Hồ Phương: “Vui vẻ là tính trời cho”. Thông tin đầu tiên chỉ rõ Hồ
Phương là “chủ bút” của tờ báo Con bò lười. Khi học lớp Nhất trường Bưởi ông đã
viết văn, được phong làm “chủ bút” của tờ báo Con bò lười chuyên viết những câu
chuyện hài hước, dỉ dỏm của lớp. Chính đức tính “vui vẻ là tính trời cho” ấy đã làm
nên một Hồ Phương dẻo dai, vui tính, dí dỏm nhưng không kém phần nồng hậu, ấm

áp cho dù đã qua hai cuộc chiến tranh, chứng kiến bao thăng trầm biến cố của lịch
sử. Thông tin thứ hai viết tiếp những khát khao trong sự nghiệp sáng tác của ông đó
chính là ông sẽ viết tiểu thuyết về vợ mình. Người mà ông luôn “mắc nợ” cả cuộc
đời. Có lẽ, con người văn chương của đất Hà thành với những nét bút tinh tế, sâu
sắc, đậm tính nhân văn lại được tôi luyện trong môi trường của người lính đã làm
nên con người của Hồ Phương sức sống, sức viết dẻo dai, tràn đầy nhiệt huyết và
lạc quan.
Bài viết thứ hai đăng trên báo điện tử của Trung tâm công nghệ thông tin – Bộ
văn hóa, thể thao và du lịch ngày 31/10/2011 với nhan đề Nhà văn Hồ Phương: Hai
cuộc trường chinh, “nợ” vẫn còn. Bài báo đã chỉ ra rõ cảm hứng chủ yếu trong sáng
tác của ông là cảm hứng cách mạng. Ông luôn đi tìm vẻ đẹp trong cuộc đời người
lính và cuộc sống chiến đấu của đất nước ngày chiến chinh…Và đến bây giờ, khi
đất nước thanh bình, ông lại đi tìm vẻ đẹp, cả nỗi đau những người chinh phụ ở hậu
phương xa xôi thủa nào, đó cũng là một phía của chiến tranh mà bởi vì trước đây
chưa có điều kiện để viết. Tâm ông còn đau đáu với đồng đội, với đất nước ngày
yên hàn… Chính tài hoa ra trận đã chắp cánh cho cảm hứng cách mạng của ông bay
xa làm nên những tác phẩm văn học tầm cỡ và sống mãi cùng thời gian như Cỏ non,
Thư nhà, Biển gọi, Những tầm cao, Mặt trời ấm sáng, Những tiếng súng đầu tiên…
và sau này là Yêu tinh, Ngàn dâu, Biển gọi, Những cánh rừng lá đỏ, Cha và con.
Tiếp đó là bài phỏng vấn của tác giả Hải Lý đăng trên báo Dân Việt ngày
18/05/2012 của Hải Lý với nhan đề Nhà văn, thiếu tướng Hồ Phương: “Còn xăng,
tôi còn chạy tiếp”. Bài báo ghi lại cuộc trò chuyện giữa nhà báo Hải Lý với nhà văn
Hồ Phương xung quanh vấn đề trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
cho hai cuốn tiểu thuyết của ông đó là Ngàn dâu và Những cánh rừng lá đỏ vào
ngày 19/05/2015. Qua cuộc trò chuyện chúng ta tìm hiểu thêm được một vài thông

6


tin về hai cuốn tiểu thuyết được nêu, thấy được đam mê và những dự định sắp tới

của con người có sức sáng tạo mãnh liệt này. Ông đã từng khẳng định “Trong tay
tôi luôn có hai vũ khí, một bên là súng, còn bên kia là tay bút. Với tôi viết là nhiệm
vụ, là đam mê và cũng là “cái nợ” của cuộc đời. Tôi viết bao nhiêu mà như vẫn
chưa đủ trả nợ cuộc đời. Món nợ vẫn còn với đồng đội, với đồng bào luôn sát cánh
trong lòng”.
Bài viết gần đây nhất là bài báo của nhà văn, nhà báo Nguyễn Hữu Quý đăng
trên báo Điện tử ngày 08/04/2014 với nhan đề Nhà văn Hồ Phương: “viết bao nhiêu
cũng chưa đủ trả nợ cuộc đời”. Bài báo đã khẳng định sức viết cũng như sức sáng
tạo dồi dào, không ngừng nghỉ của nhà văn Hồ Phương. Và từ đó tác giả cho chúng
ta thấy được khuynh hướng sáng tác của nhà văn Hồ Phương thông qua tâm sự của
ông “Khuynh hướng bao trùm các sáng tác của tôi là luôn luôn hướng về cái thiện
và cái đẹp trong cuộc đời và những con người chân chính”. Một sự lựa chọn đáng
trân trọng bởi chỉ có cái thiện, cái đẹp mới cứu rỗi được thế giới như có người từng
nói.
Như vậy, nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Phương đầu thế kỷ XXI chưa nhiều và
chưa thực sự tập trung. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến cung cấp cho độc giả
cái nhìn toàn diện về tiểu thuyết Hồ Phương đầu thế kỷ XXI nói riêng và sự nghiệp
sáng tác của ông nói chung, cũng như những đóng góp của tiểu thuyết Hồ Phương
đầu thế kỷ XXI trong tiến trình tiểu thuyết dân tộc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm hai lĩnh vực: Đối tượng khảo sát đề tài là hai tiểu
thuyết Những cánh rừng lá đỏ và Ngàn dâu; Đối tượng nghiên cứu của luận văn là
những bình diện thuộc về đặc điểm nội dung và phương thức thể hiện của tiểu
thuyết viết về chiến tranh đầu thế kỷ XXI của Hồ Phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Triển khai đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Phương đầu thế kỷ XXI, luận văn
tập trung tìm hiểu hai tiểu thuyết: Ngàn dâu (xuất bản năm 2002) và Những cánh
rừng lá đỏ (xuất bản năm 2005) trên phương diện nội dung và phương thức thể
hiện. Đây là hai tác phẩm được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ


7


thuật năm 2012. Bên cạnh đó, luận văn còn mở rộng, khảo sát một số tiểu thuyết
tiêu biểu về đề tài chiến tranh của các nhà văn đương đại để so sánh, nhằm rút ra
những đánh giá và nhận định đúng đắn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, người viết chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm từ lí thuyết thi pháp học: Chúng tôi vận
dụng những lí luận về thi pháp, nghiên cứu một số bình diện cả về nội dung lẫn
phương thức thể hiện trong hai tiểu thuyết để thấy được giá trị của tác phẩm.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng để
phân tích vấn đề cụ thể được đặt ra. Qua đó rút ra những nhận định khái quát.
4.3. Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp này để có những so sánh, đối
chiếu về nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về chiến tranh của Hồ Phương
với những nhà văn giai đoạn trước và cùng thời; để thấy được sự kế thừa và cách
tân, cũng như sự vận động trong bút pháp riêng của ông.
4.4. Phương pháp hệ thống: Chúng tôi tập hợp những dẫn chứng, những tư liệu
cho đề tài, tạo sự thống nhất nhằm làm sáng tỏ những luận điểm mà người viết đặt
ra.
5. Đóng góp của luận văn
Với đề tài này, chúng tôi hướng đến cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện
về đặc điểm tiểu thuyết Hồ Phương đầu thế kỷ XXI nói riêng và sự nghiệp sáng tác
của ông nói chung. Từ đó thấy được những đóng góp, những nét mới của tiểu
thuyết Hồ Phương đầu thế kỷ XXI trong tiến trình tiểu thuyết dân tộc.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia
thành các chương sau:
Chương1. Tiểu thuyết Hồ Phương đầu thế kỷ XXI trong bức tranh tiểu thuyết

viết về chiến tranh thời kỳ đổi mới
Chương2. Cảm quan mới về con người và hiện thực trong tiểu thuyết Hồ
Phương đầu thế kỷ XXI.
Chương3. Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết Hồ Phương đầu
thế kỷ XXI

8


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT HỒ PHƢƠNG ĐẦU THẾ KỶ XXI TRONG
BỨC TRANH TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ CHIẾN TRANH THỜI KỲ ĐỔI
MỚI.
1.1. Những đổi mới cơ bản của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986
Cuộc sống luôn có quy luật của nó, văn học cũng là một phần cuộc sống, vì thế
văn hóa văn nghệ nói chung cũng nằm trong sự chi phối của quy luật ấy. Khi hiện
thực cuộc sống thay đổi thì văn chương cũng cần có những đổi thay kịp thời. Nó đặt
ra yêu cầu cho các nhà văn phải đổi mới chính mình, đổi mới cách nghĩ, cách viết
để theo kịp cuộc sống hiện thực phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu.
Với những ưu thế vốn có, tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo của đời sống văn
học. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khẳng định đây mới là “thời của tiểu thuyết”
“Trong điều kiện hòa nhập với “sân bãi quốc tế”, văn học buộc phải mạnh lên về
chất lượng và cả về “hình thức bao bì” của nó, tạo dựng một thương hiệu tử tế. Tiểu
thuyết rõ ràng hợp thời hơn cả.” [49]. Đã có một “thời của tiểu thuyết” từ năm 1930
– 1945 được tạo nên bởi Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng ghi lại giai đoạn hiện thực đầy khó khăn trước cách mạng
tháng Tám. Tiếp nối thời kì vẻ vang đó, cùng với ý thức “mỗi nhà tiểu thuyết, mỗi
quyển tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Không có một công thức nào
có thể thay thế sự nghiền ngẫm liên tục đó…” [56], tiểu thuyết sau năm 1986 thực
sự đã đánh dấu một bước chuyển mình trong đời sống thể loại.

Từ những đổi mới, ta có thể thấy được bức tranh chung của tiểu thuyết viết về
chiến tranh thời kỳ đổi mới mang một diện mạo riêng, màu sắc riêng.
1.1.1. Đổi mới quan niệm về hiện thực và cách tiếp cận hiện thực
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc một giai đoạn trường chinh lớn của dân
tộc. Và đồng hành với nó, văn học cũng khép lại một thời kì đất nước huy động toàn
dân, toàn lực cho cuộc chiến đấu ấy. Khoảng cách với hiện thực chiến tranh được
nới rộng dần tạo điều kiện cho người cầm bút nhìn nhận lại cả một chặng đường
lịch sử mà văn học vừa trải qua. Từ sau 1986 với nhu cầu đổi mới văn học, quan
niệm về hiện thực của các nhà văn đã có nhiều thay đổi. Trong nhiều tiểu thuyết,
phạm vi hiện thực được mở rộng, có sự bổ sung những miền hiện thực mới, những

9


góc khuất, những vùng cấm địa mà trước đây chưa có hoặc ít nói đến. Nếu như hiện
thực trong chiến tranh đề cập đến những cam go, khốc liệt nhưng rất hào hùng của
dân tộc thì sau chiến tranh, bộ mặt thật của chiến tranh đã hiện ra với tất cả sự khốc
liệt của nó khi mà hiện thực được trình bày không còn đơn giản, xuôi chiều như văn
xuôi trước đây.
Sự đổi mới quan hệ nhà văn với hiện thực hậu chiến phải chăng bắt đầu với nhu
cầu được nói thật “Phương châm nhìn thẳng vào sự thật làm nhà văn nhận rõ những
non yếu của văn học thời kì trước” [46, tr.12]. Nhưng nhìn chung diện mạo của văn
xuôi cũng như tiểu thuyết giai đoạn đổi mới vẫn do cảm hứng mới quyết định. Cảm
hứng chủ đạo trong những năm đầu đổi mới này là “cảm hứng chống tiêu cực khơi
dậy một rào lưu mạnh mẽ, ồn ào, thu hút đông đảo người viết và có sức hấp dẫn rất
lớn” [7, tr.175]. Những năm đầu ngay sau chiến tranh, tiểu thuyết vẫn còn đượm
không khí nóng bỏng, khẩn trương của những trận đánh trên đường tiến về Sài Gòn
(Trong cơn gió lốc – Khuất Quang Thụy, Năm 1975 họ đã sống như thế – Nguyễn
Trí Huân). Tuy nhiên, ngay sau cảm hứng say sưa, hào sảng với chiến thắng, những
người cầm bút nhạy cảm và có tinh thần trách nhiệm đã sớm nhận ra yêu cầu không

thể viết về chiến tranh như cũ nữa. Nhiều tác giả tìm về những thời kì khó khăn,
những thời điểm bước ngoặt hay những mặt trận thầm lặng chưa được biết đến để
bổ sung cho sự nhận thức và lí giải về cuộc chiến. Đọc Đất trắng của Nguyễn Trọng
Oánh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Không phải huyền
thoại của Hữu Mai, Sóng chìm của Nguyễn Đình Chính, Tiếng khóc nàng Út
Nguyễn Chí Trung, Những cánh rừng lá đỏ của Hồ Phương… vẫn đầy ắp các sự
kiện, vẫn ngột ngạt khói lửa bom đạn song giọng điệu hào hùng, say sưa dường như
đã chìm xuống, đan xen vào đó là những suy tư, dự cảm về khó khăn, thử thách ở
chặng đường trước mắt. Tiểu thuyết viết về chiến tranh đã có sự đổi mới “ngoài
cảm hứng anh hùng ca còn có sự chi phối bởi cảm hứng đời tư mà cụ thể là các nhà
tiểu thuyết có ý thức sử dụng chất liệu đời tư cá nhân làm cho tác phẩm gần với
cuộc sống hơn, sinh động hơn” [52, tr.46].
Vẫn những con người đã từng lăn lộn với trận mạc, vẫn những chiến trường mịt
mù khói lửa ấy nhưng rõ ràng vị thế của người viết đã tác động lớn đến cách nhìn
nhận về hiện thực cách mạng. Phải nói rằng, nếu không có độ lùi thời gian thì tiểu

10


thuyết không thể có những trang văn chân thực về chiến tranh đến vậy. Sau này, khi
độ lùi thời gian dài hơn, tư duy nghệ thuật đổi mới thì những chiêm nghiệm, suy tư
về cuộc chiến đã qua của các nhà văn cũng sâu sắc hơn, tiểu thuyết có được một
diện mạo mới và nhiều tác phẩm hay mà đỉnh cao là Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh, Đối chiến của Khuất Quang Thụy, Ngàn dâu của Hồ Phương…
Hiện thực chiến tranh lúc này được nhận thức là cái chưa biết, không thể biết
hết, hiện thực phức tạp cần phải khám phá, tìm tòi. Hiện thực trong các sáng tác tiểu
thuyết được lựa chọn, chắt lọc, khái quát, tái tạo. Ngay cả ở các tiểu thuyết cảm
hứng sử thi vẫn giữ vị trí chủ đạo thì hiện thực đã được miêu tả trên một bình diện
mới. Với Những cánh rừng lá đỏ, Hồ Phương đã mang lại cho người đọc khúc bi
tráng về một quá khứ hào hùng mà oanh liệt, thấm đẫm đầy máu và nước mắt của

một dân tộc cùng ra trận.
Khác hẳn với chiến tranh trong Vùng trời của Hữu Mai, Đất nước đứng lên của
Nguyên Ngọc… Những bức tường lửa của Khuất Quang Thụy, Rừng thiêng nước
trong của Trần Văn Tuấn, Ngàn dâu của Hồ Phương… đưa độc giả khám phá một
bộ mặt chiến tranh mới, ở đó không phải lúc nào cũng có màu đỏ của chiến thắng,
vinh quang mà nhiều khi là màu xám của thất bại, mất mát. Viết về chiến tranh từ
góc cạnh ấy, phải chăng các nhà văn như Trần Văn Tuấn, Khuất Quang Thụy, Hồ
Phương như được “giải tỏa” cảm xúc, như “viết để trả nợ cuộc đời, trả nợ chính
những đồng đội của mình”, như được “tri ân” với người đã khuất và cả những người
đang sống hôm nay.
Ở các tiểu thuyết ngay sau chiến tranh, mặc dù chất sử thi vẫn còn đậm đặc,
song điều dễ nhận thấy các nhà văn đã hướng ngòi bút nhiều hơn đến những thời
điểm khốc liệt, gay cấn của cuộc chiến. Và dần dần đến giai đoạn đổi mới, cảm
hứng sử thi mờ nhạt đi, thay vào đó là cảm hứng đời tư thế sự. Người viết không chỉ
mô tả hiện thực mà còn suy ngẫm về hiện thực, họ nhận ra rằng chiến tranh thực sự
“không phải trò đùa”. Nhà văn đóng vai trò chủ động đối với việc lựa chọn hiện
thực, thoát ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa đề tài, vì thế tư tưởng và kinh
nghiệm cá nhân của nhà văn trở nên đặc biệt quan trọng.
Sau năm 1986, góc nhìn của nhà văn đã hoàn toàn thay đổi, họ dần xa rời việc ca
ngợi một thời máu lửa đầy oanh liệt mà hướng tới những hậu quả nặng nề của cuộc

11


chiến đè nặng lên vai người lính trở về sau chiến tranh. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh được xem là một trong những tác phẩm viết về chiến tranh táo
bạo nhất từ trước tới nay “chiến tranh với bộ mặt gớm ghiếc của nó, với những
mảnh vuốt của nó, với những sự thật trần trụi bất nhân nhất của nó (…) mãi mãi mất
khả năng sống bình thường, mãi mãi không thể tha thứ cho mình” [39]. Cách nhìn
nhận về “nghịch lý chiến tranh” ấy không hoàn toàn là cá biệt. Với cậu học sinh lớp

10 Hoàng trong Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập, chiến tranh
như một trò chơi, một tấn hề tuồng nhẹ nhàng, giáo điều. Cũng nói về sự huỷ hoại
của cuộc chiến, Khuất Quang Thuỵ đã thở dài “hơn ba chục năm chiến đấu đã qua
đủ để dân tộc ta kinh tởm sự huỷ hoại của nó rồi”. Song với nhà văn “cái chết là sự
kết thúc. Nhưng một sự hy sinh lại là cái bắt đầu”. Vì thế, đọc tiểu thuyết Không
phải huyền thoại, người đọc vẫn thấy thấp thoáng niềm lạc quan, sự hy vọng ẩn sâu
trong đó.
Đối với các nhà văn, chiến tranh là nguồn đề tài vô tận, phong phú nhưng viết về
nó thật không dễ dàng, nhất là khi viết về một cuộc chiến tranh đã đi qua. Mỗi nhà
văn luôn phải đặt mình vào nhiều vị thế khác nhau để phản ánh, suy ngẫm về cuộc
chiến, khi thì là những người lính, khi là những người anh hùng, cũng có lúc là nạn
nhân… và luôn luôn không được phép quên mình còn là một nghệ sĩ – “người thư
ký trung thành của thời đại”. Có thể nói thời gian càng lùi xa thì nhà văn càng có cái
nhìn kỹ hơn, sâu hơn về cuộc chiến. Và cách viết của họ cũng đa chiều hơn, toàn
diện hơn. Những tổn thương, mất mát của người lính được phản ánh trên tinh thần
trung thành tuyệt đối với lịch sử không bỏ sót một ai và không bỏ sót điều gì.
Cũng phải khẳng định rằng, khoảng một mười năm đầu ngay sau khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ kết thúc, những dư âm hào hùng, rực đỏ của một thời khói lửa vẫn
in dấu ấn sâu đậm trong nhiều cuốn tiểu thuyết. Hiện thực chiến tranh được các nhà
văn phản ánh trong Năm 1975 họ đã sống như thế, Trong cơn gió lốc… và đến
những giai đoạn gần đây nhất với Những cánh rừng lá đỏ của Hồ Phương, Những
bức tường lửa của Khuất Quang Thụy vẫn thiên về ghi nhận các sự kiện vừa mới
diễn ra tương tự các tiểu thuyết ở giai đoạn trước. Các tác giả viết về cuộc chiến đã
qua nhưng với tâm trạng của một người “cùng thời” với những điều mình đang
miêu tả. Do đó, ngợi ca, hùng tráng và tự hào vẫn là nguồn cảm hứng chính của tác

12


phẩm “có thể chúng tôi sẽ lần lượt ngã xuống, nhưng lá cờ phải đi tới đích vinh

quang, tới ngày toàn thắng” [51, tr.12].
Với độ lùi về thời gian, tiểu thuyết chiến tranh càng thiên về cảm hứng nghiền
ngẫm hiện thực. Là người từng trải trong thực tế chiến tranh, các “nhà văn đóng vai
trò chủ động đối với việc lựa chọn hiện thực, thoát ra khỏi sự ràng buộc của “chủ
nghĩa đề tài”, chủ động về tư tưởng” [8, tr.24]. Đến lúc này, mỗi tác giả – người lính
vừa là người trong cuộc kể lại, hồi tưởng những sự kiện đã trôi qua vừa là người
ngoài cuộc đánh giá khách những tác động sâu sắc của chiến tranh đến số phận con
người. Bước ra khỏi chiến tranh, xu hướng chung là các nhà văn không muốn tự trói
mình vào một quan niệm đơn giản, cứng nhắc, nhất thành bất biến về hiện thực.
Thay vì “hướng ngoại”, bao quát hiện thực rộng lớn của cuộc sống chiến tranh, tiểu
thuyết thời kì này thu hẹp dần không gian và “hướng nội” nhiều hơn vào con người,
coi con người là tâm điểm khám phá và miêu tả. Từ hiện thực của các sự kiện, biến
cố, hiện thực lịch sử, tiểu thuyết hậu chiến chuyển sang hiện thực về con người.
Bên cạnh việc hướng ngòi bút tới những thời điểm khốc liệt, bi quan nhất của
cuộc chiến tranh, các nhà văn hậu chiến còn mở rộng phạm vi hiện thực về thời
điểm hiện tại – nơi chiến tranh đã qua đi nhưng không phải bình yên đã thực sự trở
lại. Đó là lúc những con người trở về sau chiến tranh vẫn không ngơi nghỉ, tiếp tục
cuộc đấu tranh để đứng vững trong hoàn cảnh mới. Ở khoảnh khắc giao thời này,
cái cũ chưa hẳn đã dứt bỏ được, cái mới lại đang chập chững đến, những người vừa
trở về từ chiến tranh thực sự thấm thía được những bon chen, lo toan trong cuộc
sống mới. Họ không phải đấu tranh với kẻ thù nhưng lại đối mặt với những khó
khăn của thời hậu chiến, với chính những người mà mình từng gắn bó, thậm chí đối
mặt với chính bản thân mình. Một hiện thực rộng lớn, đa chiều về con người mở ra
trước mắt các nhà văn. Trong bài “Viết về chiến tranh”, nhà văn Nguyễn Minh
Châu đã sớm nhận ra “Trước sau con người cũng sẽ trèo lên các sự kiện để đòi
quyền sống” [11].
Dẫu thu hẹp không gian hiện thực phản ánh nhưng không vì thế mà tiểu thuyết
chiến tranh mất đi sự chân thực, sinh động. Nhiều người cho rằng chính giai đoạn
này tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh mới thực sự hấp dẫn độc giả bởi tính đa
dạng trong phản ánh và những mới mẻ trong cảm nhận về chiến tranh. Đối tượng


13


phản ánh của tiểu thuyết hậu chiến là hiện thực của tâm hồn, của số phận cá nhân.
Các tác giả tiểu thuyết đã “xông vào” mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đối thoại
với đời sống, đối thoại với cuộc đời để nắm bắt được “cái hôm nay bề bộn, ngổn
ngang bóng tối và ánh sáng” (Nguyễn Khải), đồng thời “lặn sâu” vào tâm hồn con
người để lắng nghe tất cả những âm vang của tiếng lòng bí ẩn trong con người.
Chính mối quan hệ giữa nhà văn với hiện thực đã thay đổi căn bản nên “Lịch sử
theo kinh nghiệm cộng đồng chuyển thành lịch sử theo kinh nghiệm cá nhân” [7,
tr.23]. Tính hiện thực của tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới không nhằm miêu
tả chân thực các sự kiện lịch sử như giai đoạn văn học viết về chiến tranh trước đó,
cũng không hướng đến xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển
hình như tiểu thuyết hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945. Hướng đến con
người cũng có nghĩa là tiểu thuyết hậu chiến khai thác đến các tầng vỉa sâu nhất của
hiện thực đời sống qua số phận con người. Ở các tiểu thuyết Chim én bay, Nỗi buồn
chiến tranh, Lạc rừng, Ăn mày dĩ vãng, Rừng thiêng nước trong, Mùa hè giá buốt,
Ngàn dâu… việc tái hiện hiện thực chiến tranh chỉ là nguyên cớ để khám phá và
làm nổi rõ số phận con người – những con người trở về sau chiến tranh với tâm hồn
mang đầy bi kịch.
1.1.2. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con ngƣời
Sự chuyển đổi cảm hứng sáng tác từ khuynh hướng sử thi dần sang đời tư – thế
sự và xu hướng phản ánh chân thực, khách quan hiện thực chiến tranh đã kéo theo
nhiều đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học sau chiến
tranh. Cái mốc của sự đổi mới đó phải khởi đầu từ sau giải phóng đất nước – sau
1975. Trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã có sự thay đổi “Thay vì cách nhìn đơn
giản rạch ròi thiện ác, bạn thù, cao cả, thấp hèn là cách nhìn đa chiều, phức hợp về
hiện thực và số phận con người. Đề tài chiến tranh và cách mạng, lịch sử và dân tộc
nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư” [50, tr.25]. Điều này thể hiện trong hàng

loạt tiểu thuyết viết sau năm 1975, các nhà văn Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Chu
Lai, Trung Trung Đỉnh… đi sâu khám phá cuộc sống hàng ngày, những số phận cá
nhân, nhìn thẳng vào những mảnh vỡ của đời sống, những bi kịch nhân sinh và
không né tránh cả những mặt tăm tối, góc khuất lấp của cuộc sống thường nhật bằng
cái nhìn trung thực và táo bạo. Chính bởi thế, vấn đề con người cá nhân trở thành

14


tâm điểm khai thác và nguồn cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ của thế hệ nhà văn sau
chiến tranh.
Đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những chuyển
biến của tiểu thuyết sau năm giải phóng và nó nở rộ từ sau năm 1986. Điều tất yếu
này chứng minh cho sự phù hợp với bản chất “là thể loại văn chương duy nhất luôn
luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến
chuyển của bản thân hiện thực” [5, tr.23]. Tiểu thuyết chiến tranh sau 1986 đã đưa
con người về đúng vị trí vốn có của nó. Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là đối
tượng khám phá, vừa là cái mốc cuối cùng của văn học. Con người hiện ra trong
tiểu thuyết như một tiểu vũ trụ với những bí ẩn phức tạp, đòi hỏi những người cầm
bút phải có khả năng tìm tòi, phân tích, nhận định. Chính Nguyễn Minh Châu đã
nhấn mạnh đến cái “chất tiểu thuyết” – “có phải chăng nó chính là những khám phá
của chiều sâu tâm lý và tính cách, cũng như tầm khái quát xã hội của ngòi bút tiểu
thuyết khi tình bày những số phận con người” [30, tr.341].
Thực tế cho thấy, trong văn xuôi kháng chiến, hình ảnh con người cá nhân đã bị
lu mờ đi giữa sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của con người công dân với tiếng hô
Xung kích, với sức mạnh Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), với Tầm nhìn xa, với lời kêu
gọi Hãy đi xa hơn nữa (Nguyễn Khải); đó là con người cùng với Đất nước đứng lên
(Nguyên Ngọc), đi những dặm dài trong Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu)
khắp mọi nẻo đường đất nước trong những năm chống Mỹ cứu nước… Cùng với
việc thu hẹp phạm vi hiện thực sử thi hoành tráng và hướng đến những thời điểm ác

liệt, cam go nhất của từng cuộc chiến đấu, tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm
1986 đã chuyển dần sang thể tài thế sự – đời tư, phản ánh cái muôn mặt, muôn vẻ
của đời thường. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc tiểu thuyết cần có sự trở mình.
Người đọc bắt gặp trong Rừng thiêng nước trong, Mùa hè giá buốt, Những cánh
rừng lá đỏ… cùng với những “nhân vật sử thi” đã thấp thoáng kiểu “nhân vật số
phận”. Bên cạnh “con người lý tưởng”, hình ảnh những con người đời thường, bình
dị xuất hiện nhiều hơn. Cùng với hiện thực đa chiều, con người được nhìn nhận
trong nhiều bình diện và nhiều tầng bậc “ý thức và vô thức, đời sống tư tưởng tình
cảm và đời sống tự nhiên, bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con
người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại phổ quát” [34, tr.16]. Đặc

15


biệt, nếu ở giai đoạn trước, con người là phương tiện biểu đạt “cái lịch sử”, một
trong những nhân tố bé nhỏ trong bức tranh sử thi rộng lớn thì bây giờ lịch sử lại trở
thành phương tiện để biểu đạt con người. Giờ đây, “biến cố lịch sử trở thành đường
viền của số phận cá nhân hoặc là cái cớ ban đầu để nhà văn khảo sát hành trình tự ý
thức của con người” [7, tr.22].
Tiểu thuyết sau 1986 tiếp cận con người ở nhiều tư cách, vị thế và trên nhiều
bình diện, nó đặc biệt quan tâm đến con người như một cá thể, một thực thể sống,
trong đó chứa đựng cả cái phần nhân loại phổ quát. Khắp các trang văn của Bảo
Ninh, Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trọng Oánh, Hồ Phương… hầu như
các nhà văn không cố công xây đắp những hình tượng người lính kì vĩ đặt trong hệ
quy chiếu của các giá trị cộng đồng. Ở một số tiểu thuyết sau năm 1986 đã xuất hiện
hình ảnh con người “bất toàn”, có sự vênh lệch giữa phẩm chất người lính, người
anh hùng trong chiến trận với cách ứng xử của họ trong các quan hệ riêng tư như
Trí trong Hai người trở lại trung đoàn – Thái Bá Lợi; Phong trong Lửa từ những
ngôi nhà – Nguyễn Minh Châu.
Bên cạnh hình ảnh người lính với niềm say mê lí tưởng, nhiều tác phẩm còn

phản ánh cả những giây phút xao động, đớn hèn, tham sống sợ chết, tham tiền, háo
sắc và cả phản bội như Can trong Nỗi buồn chiến tranh, Tám Hàn trong Đất trắng,
Hoán (Xiêng Khoảng mù sương), Bá (Thượng Đức), Ba Tánh (Rừng thiêng nước
trong), Xuân Thiện (Những cánh rừng lá đỏ), Thanh Long (Ngàn dâu)… Từ ngoại
hình đến tính cách nhân vật, người lính đều hiện lên qua các tiểu thuyết hậu chiến
với vẻ đời thường và rất gần gũi. Nhân vật Hướng trong Những bức tường lửa của
Khuất Quang Thụy – một dũng sĩ nhưng sở hữu một ngoại hình đen đúa, gầy gò,
khẳng khiu, vừa “điếc lòi tai” lại hay nói tục… Có thể gọi việc miêu tả những "mặt
trái" trên là tính chất "giả sử thi" ở phương diện thể hiện nhân vật người lính. Đây là
một bước tiến mới tiếp cận gần hơn với bản chất của thực tế lịch sử đồng thời khắc
phục cái nhìn phiến diện một chiều chỉ miêu tả cái hay, điểm tích cực mà không làm
nổi rõ cái dở, sự tiêu cực trong hình ảnh người lính. Như vậy, tiểu thuyết hậu chiến
đã góp phần đưa người lính từ một hình tượng vĩ đại trở nên gần gũi, đời thường
hơn và cũng phức tạp hơn “con người là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn, không thể biết
trước, không thể biết hết” [9, tr.74].

16


Chưa bao giờ trong văn xuôi chiến tranh lại có sự song hành, gắn bó với nhau
cái anh hùng và cái bi kịch, niềm tự hào về những phẩm giá anh hùng, cao cả và nỗi
xót đau vì những tổn thất, mất mát không thể bù đắp. Phải chăng, tiểu thuyết hậu
chiến đã xuất hiện một độ chênh mới “cái tổng thể của quá trình nhận thức hiện
thực chiến tranh đang có biểu hiện giảm dần, mặt khốc liệt, sự hi sinh, nỗi đau và cả
vấn đề thân phận con người được khắc họa đậm đặc hơn” [20]. Cũng vẫn là người
lính, người mẹ, người vợ, nghệ sĩ, trí thức, nông dân… nhưng bây giờ được soi rọi
từ nhiều góc độ khác nhau, được đặt vào nhiều vòng quay của cuộc đời, kể cả
những vòng xoáy nghiệt ngã nhất. Dẫu âm hưởng hào hùng và sôi sục của sức mạnh
và số phận cộng đồng chưa hẳn đã tắt nhưng tiểu thuyết hậu chiến đã “có thêm cuộc
hành hương tìm về cội nguồn đặc trưng thể loại: đi tìm những ẩn số của thân phận

con người” [55, tr.539].
Hình ảnh người lính với những đổ vỡ của tâm hồn, mang thương tật vĩnh viễn
như Kiên của Nỗi buồn chiến tranh không phải hiếm gặp trong tiểu thuyết giai đoạn
sau năm 1986. Kiên đã sống sót trở về từ nơi chiến trường đầy bom đạn nhưng anh
mang một tâm hồn tàn tạ và luôn mang ám ảnh nhức nhối về chiến tranh. Cũng
giống như Kiên, Quy (Chim én bay), Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), Linh (Vòng tròn
bội bạc), Thức (Ngàn dâu)… cùng mang tâm trạng chung của người lính hậu chiến
luôn sống trong sự khắc khoải đau thương, buồn tủi nhiều hơn ngàn lần niềm vui và
hạnh phúc. Hoài niệm quá khứ như là một căn bệnh của những người lính. Để rồi
họ luôn sống trong tâm trạng đầy day dứt vì những việc chưa làm được với người
thân, với đồng đội và quan trọng hơn là day dứt với chính mình, bế tắc trước cuộc
sống hiện tại.
Tính chất nạn nhân, phần bi đát trong số phận nhân vật được các nhà văn hậu
chiến đặc biệt chú ý khai thác và tô đậm, do đó, bi kịch chính là âm hưởng chủ đạo
của các tiểu thuyết sau chiến tranh. Đối với người lính trong Chim én bay, Nỗi buồn
chiến tranh … chiến tranh như một định mệnh nghiệt ngã, như “guồng quay khốc
liệt”. Thể hiện hình ảnh người lính trong tâm trạng đầy bi kịch này, dường như các
nhà văn đã nhận thức rõ được sự chi phối mạnh mẽ của hoàn cảnh chiến tranh đến
số phận con người hiện tại.

17


Cùng với việc mạnh dạn khai thác những mặt tối của hiện thực chiến tranh, tiểu
thuyết sau 1986 đã phơi bày những bi kịch sâu sắc trong cuộc đời mỗi người lính.
Qua đó, các nhà văn “gửi gắm những câu hỏi nghiêm túc về con người, về cuộc vật
lộn giữa con người với hoàn cảnh để tìm kiếm chính mình” [10, tr.51]. Có thể coi
đây là hướng đi mới của tiểu thuyết chiến tranh trên con đường đổi mới thể loại và
cách tân văn học. Nó đặt tiền đề cho các tiểu thuyết về sau khi tiếp tục khám phá thế
giới nội tâm phức tạp của con người trong một thời đại mới đầy phức tạp và nhiều

biến chuyển. Quan trọng hơn, quan niệm và cách nhìn về con người của các nhà văn
hậu chiến đã thay đổi diện mạo của tiểu thuyết viết về chiến tranh vốn thấm đẫm âm
hưởng ngợi ca, sử thi. Người lính hiện lên trong tiểu thuyết hậu chiến do đó cũng
chân thực, gần gũi hơn với con người trong cuộc sống đời thực.
Có thể nói, dù viết theo khuynh hướng nào thì tâm điểm mà tiểu thuyết viết về
chiến tranh sau chiến tranh vẫn là hướng đến con người. Dường như sau một thời
gian khá dài hướng văn học đến phục vụ chiến đấu, hướng ngòi bút của nhà văn trở
thành vũ khí cách mạng thì tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn này đã được trả về
đúng thiên chức lớn nhất của nó như nhà văn Nguyễn Minh Châu đã quan niệm
“Văn học và đời sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con
người” hay nói như Milan Kundera “Tiểu thuyết nhịp bước cùng con người thường
xuyên và trung thành từ buổi khởi đầu của thời hiện đại” [27, tr.10].
Để có được những thành tựu trong việc khắc họa hình tượng người lính trong
và sau chiến tranh, tiểu thuyết từ 1986 đến nay đã có cái nhìn biện chứng thể hiện
chúng một cách nghệ thuật. Xuất phát từ cái nhìn nhân bản và đạo đức của con
người trong cuộc với nhu cầu nhận thức tối đa, cộng vào là không khí dân chủ hóa
trong đời sống xã hội, nhà văn có nhu cầu nói đúng sự thật, nói thẳng vấn đề. Đó là
trách nhiệm đối với con người hôm qua và cả hôm nay, trong đó, có những người đã
hi sinh cả đời mình để làm nên sự nghiệp cách mạng vĩ đại của cả dân tộc.
1.1.3. Một số đổi mới về nghệ thuật
Do nhu cầu thẩm mỹ của xã hội trong thời đại mới buộc nhà văn phải làm mới
mình nên những tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1986 có những đổi mới nghệ
thuật cơ bản. Thêm vào đó khi quan niệm và cách tiếp cận của nhà văn với hiện
thực và con người thay đổi thì tiểu thuyết cũng cần có những phương thức biểu đạt

18


mới. Tiểu thuyết sau năm 1986 vừa đa dạng trong nội dung phản ánh vừa phong
phú hơn trong hình thức diễn đạt và tự do ở cách thức dựng truyện.

Thứ nhất về mặt kết cấu, tiểu thuyết viết về chiến tranh sau đổi mới có những
cách tân mới mẻ, táo bạo, phù hợp với cách kể và dựng truyện theo cấu trúc hiện
đại. Những năm đầu ngay sau khi chiến tranh kết thúc, vệt dư âm của đề tài chiến
tranh vẫn còn đậm nét và khuynh hướng sử thi vẫn là chủ đạo, cấu trúc tiểu thuyết
về cơ bản vẫn tiếp nối kiểu cấu trúc truyền thống. Đó là kiểu kết cấu với cốt truyện
rõ ràng, mạch lạc dựa theo thời gian tuyến tính. Càng về sau này, không ít nhà văn
đã cố gắng tìm đến một hướng đi mới cho tiểu thuyết, trước hết trên phương diện
cấu trúc thể loại như Bảo Ninh, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Nguyễn
Bình Phương, Nguyễn Xuân Khánh…. Ở một số tiểu thuyết tiêu biểu như Ăn mày dĩ
vãng, Chim én bay, Nỗi buồn chiến tranh… kiểu kết cấu truyền thống đã được thay
thế bằng một “cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại. Tiểu
thuyết không tạo ra những tình huống kịch hoặc lối kể chuyện có trước, có sau. Các
yếu tố sự kiện, tính tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc,
suy nghĩ. Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, của
giấc mơ, thể hiện các hiện tại đang vận động, biến chuyển, không khép kín” [34,
tr.228].
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới của văn học, hiện nay trên thế giới, các nhà tiểu
thuyết có xu hướng “giảm nhẹ cốt truyện”, “nới lỏng độ căng của cốt truyện” (Đặng
Anh Đào). Vì vậy tiểu thuyết hiện đại nói chung và tiểu thuyết viết về chiến tranh
nói riêng “có cấu trúc phức tạp hơn, có tính chất mở trên trục thời gian và trong
nhiều hướng không gian” [38, tr.146]. Tác phẩm Ăn mày dĩ vãng được kết cấu bằng
cách lắp ghép giữa hai mảng không và thời gian (quá khứ và hiện tại – chiến tranh
và hòa binh), qua hồi ức nhân vật Hai Hùng….
Xuất phát từ xu hướng nhận thức lại của những người lính sau chiến tranh nên
trong nhiều tiểu thuyết thời kỳ này nổi bật lên dòng ký ức, hồi tưởng của người lính
về một thời bom đạn đã đi qua. Hiện tại và quá khứ đan xen nhằng nhịt trong tâm
thức mỗi người lính. Do đó, nhiều cốt truyện bị “phân rã”, khi là thời quá khứ, khi
lại quay về thời hiện hữu. Kiểu kết cấu “lắp ghép” với sự phát huy tối đa vai trò của
dòng ý thức thể hiện sự thành công trong nghệ thuật xây dựng kết cấu của tác phẩm.


19


Trong Ăn mày dĩ vãng, thời gian được xây dựng trên hai trục quá khứ và hiện tại.
Thời gian quá khứ là mười năm chiến tranh, gắn với những con người bám trụ ven
sông Sài Gòn trước năm Mậu Thân 1968 “một quá khứ oanh liệt hào hùng song
song với một hiện tại đầy rẫy những phức tạp, xảo trá và xuống dốc về đạo đức.
Cách xử lý thời gian của tác giả đã khắc sâu bi kịch nội tâm cũng như bộc lộ rõ tính
cách nhân vật” [38, tr.140]. Trong Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng, Nỗi buồn chiến
tranh, cả Nguyễn Trí Huân, Chu Lai và Bảo Ninh đều sử dụng thủ pháp đồng hiện,
xây dựng cốt truyện theo mạch hồi tưởng của nhân vật.
Bên cạnh đó, tính chặt chẽ của cốt truyện còn bị phá vỡ bởi sự đan xen của
những câu chuyện hoàn toàn khác như là vĩ thanh, ngoại đề đề hoặc có khi khiến ta
cảm giác như không liên đới với tác phẩm. Bảo Ninh đưa vào Nỗi buồn chiến tranh
cả một bản thảo tiểu thuyết dang dở của nhân vật chính Kiên… Hàng loạt phương
thức biểu đạt tâm lý, xây dựng cốt truyện mới như nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật
độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép được vận dụng sáng tạo trong các tiểu
thuyết .
Đặc sắc thứ hai về mặt nghệ thuật là sự đa dạng giọng điệu trần thuật. Kết cấu
phức tạp, cốt truyện lỏng lẻo góp phần mang lại cho tác phẩm sự đa dạng trong
giọng điệu trần thuật. Thay vì lối kể chuyện theo thời gian tuyến tính với một người
trần thuật duy nhất, giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết hậu chiến liên tục thay đổi, do
đó điểm nhìn cũng di chuyển từ người này sang người khác. Rõ ràng, nhu cầu thẩm
mĩ của xã hội trong thời đại mới buộc nhà văn phải làm mới mình và làm mới thể
loại, đồng thời những đổi mới từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật của tiểu
thuyết cũng tạo cho độc giả một thói quen đọc mới. Ở đó, không chỉ riêng nhà văn
là người xây đắp nên tác phẩm mà chính người đọc cũng tham gia vào quá trình tìm
hiểu và dựng xây cốt truyện theo cách riêng của mình.
Tiếp theo là về mặt ngôn ngữ tiểu thuyết. Xóa bỏ những khoảng cách sử thi và
tiến gần lại hiện thực đời sống, ngôn ngữ tiểu thuyết hậu chiến cũng có những biến

đổi đáng kể. Thay vì kiểu ngôn ngữ trang trọng, chuẩn mực khi phản ánh bức tranh
sử thi vĩ đại, ngôn ngữ đời thường được sử dụng đậm đặc hơn và ngôn ngữ nhân vật
được cá thể hóa đến mức tối đa. Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại
xuất hiện thường xuyên trong các tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng,

20


Những bức tường lửa, Những cánh rừng lá đỏ, Ngàn dâu… và trở thành một trong
những phương thức hiệu quả miêu tả tâm lý nhân vật.
Chuyển biến trong ngôn ngữ thể hiện còn kéo theo sự thay đổi giọng điệu tiểu
thuyết. Nếu như tiểu thuyết cách mạng thiên về giọng ngợi ca, tự hào, trang trọng
khi nói về phía ta và phê phán, đả kích khi viết về kẻ thù thì giai đoạn sau năm
1986, vẫn viết về chiến tranh và người lính nhưng tiểu thuyết đa thanh hơn. Có khi
là giọng xót xa, thương cảm, khi lại suy tư, triết lý, trầm buồn, khi lạnh lùng, nghiệt
ngã, có khi quay trở lại đối thoại với chính mình….
Nhìn lại chặng đường phát triển của tiểu thuyết viết về chiến tranh từ sau chiến
tranh và đặc biệt là từ đổi mới cho đến nay, có thể khẳng định đề tài chiến tranh vẫn
là nguồn cảm hứng lớn cho thế hệ nhà văn hôm nay, đặc biệt là các nhà văn mặc áo
lính. Sự xuất hiện ồ ạt của các sáng tác tiểu thuyết viết về chiến tranh trên văn đàn
không chỉ làm phong phú về số lượng tác phẩm mà thực sự đã tạo nên một hướng
tìm tòi nghệ thuật mới “nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải
nghiệm và cái nhìn cá nhân, tái hiện lại các chiều kích đau thương và bộ mặt tàn
khốc không thể quy giản của chiến tranh, nói lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm
họa của chiến tranh để lại sau chiến tranh, nhưng đồng thời (…) tái sinh lại những
khát vọng nuôi dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh” [40, tr.251].
1.2. Tiểu thuyết Hồ Phƣơng trong sự vận động của tiểu thuyết về chiến
tranh sau 1986
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Hồ Phƣơng
Thiếu tướng, nhà văn Hồ Phương tên thật là Nguyễn Thế Xương. Sinh ngày 15

tháng 4 năm 1930. Quê quán ở Thôn Mậu Lương xã, Kiến Hưng, thị xã Hà Đông,
Hà Nội. Thuở nhỏ, ông đi học ở Hà Nội. Ông thuộc lớp thanh niên trí thức tài hoa ra
đi cứu nước. Cuộc cách mạng Tháng Tám thành công đã thổi luồng sinh khí trong
trẻo, giàu lý tưởng, yêu dân, yêu nước vào lớp trí thức trẻ.
Ông là nhà văn trưởng thành từ “Chiến sĩ Quyết tử” của Thủ Đô sáu mươi ngày
đêm khói lửa bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của cha ông, gìm chân quân xâm lược
rồi cùng cả dân tộc đi vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Trực tiếp tham gia nhiều
chiến dịch lớn suốt những năm chống Pháp trong đội hình của Đại đoàn quân chủ

21


lực đầu tiên của Quân đội là Đại đoàn 308, sau này là Sư đoàn Quân Tiên phong
Anh hùng, từ người lính lên Chính trị viên đại đội.
Hồ Phương bắt đầu viết những truyện ngắn đầu tay về bộ đội từ khi mới 17 tuổi.
Từ đó, trong suốt hành trình đi kháng chiến của mình, ông vừa làm chiến sĩ, vừa
làm phóng viên. Năm 1949 ông phụ trách một trong những tờ báo đầu tiên của
Quân đội là báo Quân Tiên phong của Đại đoàn 308.
Từ năm 1955 ông về Tổng cục Chính trị, là thành viên tham gia thành lập tạp
chí Văn nghệ Quân đội năm 1957. Nhà văn Hồ Phương từng giữ chức Phó tổng
biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau đó một thời gian làm tổng biên tập tạp chí
Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam. Đã tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam
khóa 3. Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ làm phóng viên mặt trận và đi B. Quãng
thời gian sống khắp các chiến trường trong những năm chiến tranh đã ám ảnh khôn
nguôi suốt cuộc đời ông và luôn thôi thúc ông viết về chiến tranh và người lính.
Năm 1990 ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Hiện nay ông đang là chủ nhiệm
hội văn nghệ sĩ Xứ Đoài.
Cuộc đời nhà văn Hồ Phương có nét tương đồng với cảnh ngộ của biết bao
người lính khác trên khắp đất nước Việt Nam thời kì chiến tranh. Có chăng số phận
may mắn hơn nên ông được hưởng trọn vẹn niềm vui ngày chiến thắng và tiếp tục

cống hiến cho dân tộc trong suốt chặng đường phát triển từ khi hòa bình được lập
lại. Tác giả có cơ hội ghi lại quãng thời gian “không thể nào quên” trong cuộc đời
mình qua những trang văn, trang báo.
Trong cuộc đời sáng tác của ông, những tác phẩm chính đã được xuất bản chủ
yếu trên ba thể loại chính, đó là truyện ngắn, ký và tiểu thuyết. Về thể loại truyện
ngắn bao gồm những tác phẩm sau: Vệ Út (1955), Vài mẩu chuyện về Điện Biên
Phủ (1956), Lá cờ chuẩn đỏ thắm (1957), Thư nhà (1948), Cỏ non (1960), Trên
biển lớn (1964), Nhằm thẳng quân thù mà bắn (1965), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (1966),
Kan Lịch (1967), Khi có một mặt trời (1972), Cầm Sa (1980), Cỏ non (1989), Ông
trùm (1992), Huế trở lại mùa xuân. Về thể loại tiểu thuyết gồm có: Những tầm cao
(2 tập, 1975), Biển gọi (1980), Bình minh (1981), Mặt trời ấm sáng (1985), Anh là
ai (1992), Cánh đồng phía Tây (1994), Chân trời xa (1985), Yêu tinh (2001), Ngàn
dâu (2002), Những cánh rừng lá đỏ (2005), Cha và con (2007). Về thể loại ký có:

22


Đại đoàn đồng bằng (Ký sự in chung 1989), Núi rừng yên tĩnh (Truyện, ký in
chung, 1981), Chúng tôi ở Cồn Cỏ (1966), Số phận lữ dù 3 Sài Gòn (1971)
Những giải thưởng mà nhà văn đạt được đó là: Giải thưởng truyện ngắn báo Văn
nghệ 1958 cho tác phẩm Cỏ non, Giải thưởng văn học Thủ đô 1983 cho tác phẩm
Những tầm cao, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam – Bộ công an với tác phẩm Yêu
tinh (2001), Giải thưởng Ủy ban Tổ quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật
Việt Nam với tác phẩm Ngàn dâu (2003), Giải thưởng Nhà nước về Văn học –
Nghệ thuật năm 2000, Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm
2012 cho các tác phẩm Ngàn dâu, Những cánh rừng lá đỏ.
1.2.2. Vị trí của tiểu thuyết Hồ Phƣơng trong nền tiểu thuyết về chiến tranh
từ sau thời kỳ đổi mới
Là nhà văn có mặt suốt hai cuộc trường chinh cứu nước, Hồ Phương đã có
những đóng góp lớn lao cho văn học Việt Nam, đặc biệt đề tài chiến tranh và cách

mạng. Ông đã từng tâm sự rằng: “Đúng là không phải người lính tham gia trận mạc
nào cũng may mắn được như tôi là có mặt ở tất cả các điểm nóng (…) Ngày chiến
thắng Điện Biên Phủ tưng bừng là thế, nhưng đến ngày 30-4-1975 thì như một giấc
mơ lớn. Cảm giác mênh mang sung sướng, ngây ngất đến hàng tuần, gặp nhau cứ
ngỡ như mơ”. Chừng ấy thôi chúng ta đã thấu hiểu được một trái tim nồng hậu, yêu
đời, một trái tim luôn đập cùng nhịp đập với lịch sử đất nước, với dân tộc quê
hương.
Hơn 60 năm cầm bút, qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc và cho
đến bây giờ, nhà văn Hồ Phương vẫn còn viết. Những bộ tiểu thuyết được xét giải
thưởng Hồ Chí Minh lần này phần lớn được viết sau chiến tranh: Ngàn dâu, Biển
gọi, Yêu tinh, Những cánh rừng lá đỏ. Ngợi ca cuộc chiến đấu anh dũng quật cường
của quân dân trong hai cuộc trường kỳ chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ông từng là người
ở nơi tiên phong. Nhưng có một cuộc chiến khác không ác liệt bằng đó là những xót
xa, những bi kịch còn chưa được khai phá một cách nghiêm túc, rõ nét. Người ta
tránh né đề tài nỗi đau, mất mát. Không có chiến thắng nào không trải qua mất mát,
đau thương… Cái vĩ đại của dân tộc mình có cả ở phía sau người lính. Lịch sử mai
sau làm sao hiểu nổi cái giá của chiến thắng khi không hiểu những nỗi đau, những

23


hy sinh phía sau mặt trận. Và ngày hòa bình, ông đã lại viết về những mặt trận phía
sau ấy.
Trên mỗi bước đường hành quân và từ những năm tháng chiến trận đầy oanh liệt
đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong các sáng tác của Hồ Phương. Và từ đó đã
tạo nên khối lượng tác phẩm đồ sộ với chủ đề chiến tranh và người lính. Tiểu thuyết
Hồ Phương đã đóng góp một vị trí quan trọng trong bức tranh chung của tiểu thuyết
giai đoạn hậu chiến và làm phong phú thêm mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh
thời kì này. Phong cách sáng tạo độc đáo và văn phong mang dấu ấn cá nhân sâu
sắc đã làm nên tên tuổi của Hồ Phương. Chính vì thế, ông luôn luôn được nhắc đến

cùng với Chu Lai, Khuất Quang Thụy, Thái Bá Lợi… như một thế hệ nhà văn mặc
áo lính tiêu biểu nhất cho thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh nói chung và văn
học viết về chiến tranh trong thời hậu chiến nói riêng.
Với hai cuốn tiểu thuyết Ngàn dâu và Những cánh rừng lá đỏ viết vào đầu thế
kỷ XXI và đều đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đã tạo nên tiếng
vang lớn trong cuộc đời sáng tác của nhà văn Hồ Phương. Không chỉ trong thời
chiến mà nay trong thời bình, sức sáng tạo ấy không bao giờ nguôi cạn. Trên văn
đàn đương đại, Hồ Phương đã tạo cho mình một chổ đứng vững chắc bởi phong
cách viết rất riêng, rất độc đáo của một nhà văn đã từng mặc áo lính. Và ông sẽ viết,
viết đến hết cuộc đời mới thôi. Viết với ông luôn là nhu cầu tự thân, dù là lúc chiến
tranh hay thời bình. Có lẽ, con người văn chương của đất Hà thành với những nét
bút tinh tế, sâu sắc, đậm tính nhân văn lại được tôi luyện trong môi trường của
người lính đã làm nên con người của Hồ Phương sức sống – sức viết dẻo dai, tràn
đầy nhiệt huyết và lạc quan.
Tiểu thuyết viết về chiến tranh đầu thế kỷ XXI của ông là sự tiếp nối mạch
nguồn của đề tài chiến tranh từ văn học chống Pháp, chống Mỹ nhưng đã tạo dựng
được một diện mạo hoàn toàn mới trên mảnh đất cũ này thông qua việc thay đổi
trong quan niệm, cách nhìn nhận về con người, về hiện thực chiến tranh và những
đổi mới ngay trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Hòa vào dòng chảy chung của
tiểu thuyết sau năm 1986, tiểu thuyết Hồ Phương đầu không chỉ góp phần làm
phong phú thêm bức tranh chung của tiểu thuyết hậu chiến mà còn tạo được những
nét chấm phá trong bức phác họa về chiến tranh ấy.

24


CHƢƠNG 2. CẢM QUAN MỚI VỀ CON NGƢỜI VÀ HIỆN THỰC TRONG
TIỂU THUYẾT HỒ PHƢƠNG ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Cảm quan mới về con ngƣời trong tiểu thuyết Hồ Phƣơng đầu thế kỉ
XXI

Nhà văn Đức W. Goethe khẳng định: “Con người là điều thú vị nhất dối với con
người và con người cũng chỉ hứng thú đối với con người”. Nhất Linh đã từng khẳng
định: “Giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời” [33, tr.20].
Cùng “với sự có mặt của mình trước cuộc đời, với sự hiện hữu của mình ở trong
cuộc đời, tiểu thuyết là một hình thái của nghệ thuật, một lối diễn đạt của con người
gần với cuộc đời nhất” [3, tr.50]. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn
hướng con người trong cõi nhân gian. Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1986 có sự
chuyển đổi mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu quan trọng trong tư duy nghệ
thuật, quan niệm nghệ thuật về con người… Các nhà văn trong khi cố gắng khám
phá cái thế giới bí ẩn, khuất lấp, đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con
người, bên trong bản - thể - người. Hồ Phương qua hai cuốn tiểu thuyết viết về
chiến tranh đầu thế kỷ XXI đã dựng nên một thế giới nhân vật sinh động và chân
thực.
2.1.1. Xây dựng bức chân dung chân thực về ngƣời lính
Nhân vật người lính là loại hình nhân vật trung tâm trong các tiểu thuyết của Hồ
Phương. Đọc những tác phẩm của ông chúng ta như thấy được chặng đường ra trận,
chiến đấu và trưởng thành của một lớp thế hệ những thanh niêm xếp bút nghiên lên
đường chiến đấu hay những người lính áo vải chân chất, kiên cường mà rất đỗi bình
dị. Những người lính trong các tác phẩm của ông chính là góp nhặt những hình ảnh
người lính đã cùng sát cánh anh dũng chiến đấu với ông trên các mặt trận. Có thể
nói, “trong dàn hợp xướng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, về cuộc
chiến tranh nhân dân thần thánh, nhân vật người lính, như một giọng sô lô nổi bật
lên ở vẻ đẹp tinh thần và thể chất” [31, tr.96].
2.1.1.1. Những ngƣời lính chỉ huy – anh hùng
Trong giai đoạn văn học chiến tranh hình ảnh những người lính đẹp rạng ngời cả
về thể chất lẫn tinh thần luôn chiếm ưu thế hoàn toàn. Họ được xây dựng trong
những môtip chung của những con người cộng đồng tập thể, họ thật cao cả và lí

25



×