ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HUẾ
KHOA ĐỊA LÍ
LÊ ANH TOẠI
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2005 - 2015
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 160310501
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Tin
Huế, 2017
LỜI CAM ĐOAN
-----------
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
thông tin và số liệu mà tôi sử dụng trong luận văn là trung thực. Các
luận điểm, dữ liệu được trích dẫn đầy đủ, nếu không là ý tưởng hoặc kết
quả tổng hợp của chính bản thân.
Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2017
Học viên thực hiện
Lê Anh Toại
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo TS. Lê Văn Tin đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn
thành đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Địa lý, Trường
Đại học Sư phạm Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm
tôi học tập.
Xin chân thành cám ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa
Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng
Điền, Uỷ ban nhân dân huyện Quảng Điền đã cung cấp tài liệu cần thiết
cho tôi thực hiện đề tài luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót về nội dung và hình thức. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của quý Thầy, Cô và các anh chị học viên để đề tài luận văn hoàn
thiện hơn.
Cuối cùng xin kính chúc quý Thầy, Cô và các anh chị học viên sức
khỏe và thành công trong sự nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Anh Toại
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 4
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... 7
A. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 8
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 8
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 8
2.1. Mục tiêu ................................................................................................. 8
2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................... 9
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 9
3.1. Về không gian ........................................................................................ 9
3.2. Về thời gian............................................................................................ 9
3.3. Về nội dung ............................................................................................ 9
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 9
4.1. Trên thế giới ........................................................................................... 9
4.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 12
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 14
5.1. Quan điểm nghiên cứu.......................................................................... 14
5.1.1. Quan điểm lịch sử............................................................................ 14
5.1.2. Quan điểm tổng hợp ........................................................................ 14
5.1.3. Quan điểm hệ thống ........................................................................ 14
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ ......................................................................... 15
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững ........................................................ 15
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 15
5.2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lí số liệu .............................................. 15
5.2.2. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp ................................................... 16
5.2.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ........................................................ 16
5.2.4. Phƣơng pháp bản đồ và hệ thống tin địa lý ...................................... 16
5.2.5. Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ...................................... 17
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................ 17
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................... 17
1
B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 18
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP .............................................. 18
1.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp ............... 18
1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................. 18
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp ............................................ 19
1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp ............................................................... 20
1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp ................................................................. 24
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất nông nghiệp ...... 25
1.1.6. Ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp28
1.2. Cơ sở công nghệ hệ thông tin địa lý nghiên cứu biến động sử dụng đất
nông nghiệp ....................................................................................................... 29
1.2.1. Khái niệm, thành phần, chức năng của hệ thống thông tin địa lý...... 29
1.2.2. Thuật toán phân tích chồng lớp........................................................ 31
1.2.3. Vai trò của hệ thông tin địa lý trong đánh giá biến động sử dụng đất
nông nghiệp ....................................................................................................... 32
1.3. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp ........... 33
1.3.1. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .............. 33
1.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 36
Chƣơng 2. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN QUẢNG
ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2005 - 2015 ........................... 37
2.1. Tổng quan về huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ....................... 37
2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên..................................................... 37
2.1.2. Nguồn tài nguyên ............................................................................ 40
2.1.3. Đặc điểm dân cƣ, kinh tế - xã hội .................................................... 41
2.1.4. Đánh giá chung đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Quảng
Điền .................................................................................................................. 46
2.2. Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế ................................................................................................ 47
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Quảng Điền năm 2015 ...................... 47
2
2.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015....................................................................... 54
2.3. Nguyên nhân biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền .. 77
2.4. Đánh giá chung về biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015 ............................................. 81
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............. 83
3.1. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp bền vững.................................... 83
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp......................... 83
3.1.2. Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền ............. 85
3.2. Giải pháp thực hiện định hƣớng sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế .......................................................... 90
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch ................................................................... 90
3.2.2. Giải pháp về chính sách, tổ chức quản lý ......................................... 92
3.2.3. Giải pháp kĩ thuật ............................................................................ 95
3.2.5. Giải pháp thị trƣờng ........................................................................ 98
3.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................... 99
3.2.7. Giải pháp về tăng cƣờng năng lực của các cơ quan quản lý nhà nƣớc
các cấp ............................................................................................................ 100
3.2.8. Giải pháp tuyên truyền, vận động .................................................. 100
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 101
1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 101
2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 101
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 102
E. PHỤ LỤC .................................................................................................. 104
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
GIS
Hệ thống thông tin địa lý
KTXH
Kinh tế - xã hội
UBND
Ủy ban nhân dân
4
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam thời kỳ 2005 - 2015 .............35
Bảng 1.2. Biến động đất đai ở Thừa Thiên Huế thời kì 2005 - 2015 .................. 36
Bảng 2.1. Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Quảng Điền năm 2015...... 42
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quảng Điền năm 2015 ... 48
Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Quảng Điền năm 2015 ..... 51
Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính của huyện Quảng Điền
năm 2015 ..........................................................................................................57
Bảng 2.5. Bảng ma trận chuyển đổi loại đất nông nghiệp năm 2000 và năm 2015 ... 58
Bảng 2.6. Biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quảng Điền .............. 61
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................ 61
Bảng 2.7. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp giai
đoạn 2005 - 2015............................................................................................... 63
Bảng 2.8. Diện tích đất trồng cây hằng năm năm 2005 chuyển sang đất nông
nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính .................................................. 64
Bảng 2.9. Diện tích đất trồng cây lâu năm năm 2005 chuyển sang đất nông
nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính .................................................. 65
Bảng 2.10. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2005 chuyển sang đất nông
nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính .................................................. 66
Bảng 2.11. Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2005 chuyển sang đất nông nghiệp
năm 2015 phân theo đơn vị hành chính ............................................................. 67
Bảng 2.12. Diện tích đất nông nghiệp khác năm 2005 chuyển sang đất nông
nghiệp năm 2015 phân theo đơn vị hành chính .................................................. 68
Bảng 2.13. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp ........... 69
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................ 69
Bảng 2.14. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp ở huyện
Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015 phân theo đơn vị hành chính ...................... 71
Bảng 2.15. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chưa sử dụng ............... 72
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................ 72
5
Bảng 2.16. Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất chưa sử dụng ở huyện
Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015 phân theo đơn vị hành chính ...................... 74
Bảng 2.17. Diện tích đất chưa sử dụng sang đất nông nghiệp huyện Quảng Điền
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................ 75
Bảng 2.18. Diện tích đất chưa sử dụng chuyển sang đất nông nghiệp ở huyện
Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015 phân theo đơn vị hành chính ...................... 77
Bảng 2.19. Một số nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ở huyện Quảng Điền .. 78
Bảng 2.20. Nhu cầu sử dụng của một số loại hình sử dụng đất của huyện Quảng
Điền giai đoạn 2005 - 2015 ............................................................................... 79
6
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các thành phần của GIS.................................................................... 30
Hình 1.2. Chồng lớp bản đồ theo phương pháp cộng ........................................ 31
Hình 1.3. Công cụ Intersect ............................................................................... 32
Hình 1.4. Công cụ clip ...................................................................................... 32
Hình 2.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Quảng Điền năm 2015 (%) ...................... 48
Hình 2.3. Sơ đồ phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông
nghiệp ............................................................................................................... 55
Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền năm
2005 .................................................................................................................. 56
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền năm
2015 .................................................................................................................. 57
Hình 2.6. Sơ đồ phương pháp xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất nông
nghiệp ............................................................................................................... 59
Hình 2.7. Bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện Quảng Điền
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................ 60
Hình 2.8. Cơ cấu biến động đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................ 69
Hình 2.9. Cơ cấu biến động đất nông nghiệp chuyển sang đất chưa sử dụng giai
đoạn 2005 - 2015............................................................................................... 72
Hình 2.10. Cơ cấu biến động đất chưa sử dụng chuyển sang đất nông nghiệp
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................ 75
7
A. MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là
địa bàn phân bố khu dân cƣ, xây dựng cơ sở văn hóa, kinh tế - xã hội (KTXH),
an ninh quốc phòng. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy
vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với sức ép của gia
tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) diễn ra
nhanh chóng cùng với việc sử dụng đất nông nghiệp thiếu bền vững đã gây sức
ép lớn lên quá trình sử dụng đất và vấn đề sử dụng đất đai trở thành vấn đề sống
còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nghiên cứu sự thay đổi trong quá trình sử
dụng đất nông nghiệp là căn cứ khoa học để đƣa ra những chính sách sử dụng đất
đai phù hợp sao cho tiết kiệm và có hiệu quả.
Quảng Điền là một huyện vùng trũng của tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm diện
tích hơn 163 km2. Đây là địa bàn quần tụ dân cƣ rất sớm. Hoạt động cƣ dân chủ
yếu là kinh tế nông nghiệp nhƣ các xã Quảng Thọ, Quảng Phƣớc, Quảng Phú,
Quảng An, Quảng Thành. Trong những năm qua dƣới tác động của sự phát triển
kinh tế, sự gia tăng nhanh dân số, đặc biệt là quá trình CNH - HĐH đã kéo theo
sự biến động về quỹ đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở
huyện. Sự biến động này diễn ra theo cả hai chiều hƣớng tích cực và tiêu cực, có
tác động lớn đến môi trƣờng tự nhiên và KTXH. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng
của sự biến động sử dụng đất đối với sự phát triển KTXH, tôi chọn đề tài
“Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các
định hƣớng và giải pháp nhằm sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả.
8
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về biến động sử dụng đất nông nghiệp.
- Ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để thành lập bản đồ biến động sử dụng
đất nông nghiệp huyện Quảng Điền giai đoạn 2005 - 2015.
- Phân tích nguyên nhân gây biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng
Điền. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp khai thác, quản lý và phát triển bền
vững đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về không gian
Địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Về thời gian
Biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2005 - 2015.
3.3. Về nội dung
- Nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền.
- Nguyên nhân gây biến động sử dụng đất nông nghiệp.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền.
4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
4.1. Trên thế giới
Trên thế giới đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển, việc nghiên cứu biến
động sử dụng đất nông nghiệp đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.
- Ở Trung Quốc
Erik Lichtenberg,Chengri Ding (2006) trong một nghiên cứu về vấn đề sử
dụng đất hiệu quả, an ninh lƣơng thực và bảo tồn đất nông nghiệp ở Trung Quốc
cho biết: Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm về khả năng tiếp tục nuôi dƣỡng một
lƣợng dân số ngày càng tăng kể từ giữa những năm 1990. Họ đã hƣớng vào mục
tiêu chuyển đổi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích phát triển công nghiệp
và dân cƣ, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp hiệu quả nhất. Tại Trung Quốc, chỉ
có khoảng 1/3 tổng diện tích đất của có thể đƣợc sử dụng hiệu quả cho nông
nghiệp [20].
9
- Ở Cộng hòa Clombia
Áp dụng phƣơng pháp thống kê truyền thống, William E.Rees (1997) trong
một nghiên cứu với tựa đề “Nông nghiệp đô thị” đã đƣa ra nhận định, chúng ta
sống trong một thế giới ngày càng “đô thị”. 75% dân cƣ trong các nƣớc công
nghiệp đã đƣợc sống ở các thị trấn, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và đô thị hóa
đã trở thành một hiện tƣợng toàn cầu trong nửa thế kỷ qua. Từ năm 2000, khoảng
một nửa gia đình của nhân loại sẽ trở thành cƣ dân thành phố. Nhu cầu về đất đai
trong quá trình đô thị hóa là rất lớn, để đáp ứng nhu cầu đó, một diện tích đất nông
nghiệp đáng kể đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Vấn đề đảm bảo an ninh lƣơng
thực trong hiện tại và tƣơng lai dồn vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích đất
nông nghiệp hiện có [23].
- Ở Mỹ: Báo cáo của Monterey County (1999) đăng trên Land Watch, Tiểu
bang California (Mỹ) cho biết dƣới ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa đất nông
nghiệp đang bị suy thoái. Trong nền kinh tế thị trƣờng, đất nông nghiệp đang phải
chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích sử dụng khác. Vì vậy, một
diện tích lớn đất nông nghiệp tốt nhất thế giới bây giờ trở thành những nơi có thể
kiếm tìm đƣợc lợi nhuận kinh tế cao nhƣ các bãi đỗ xe và trung tâm mua sắm rực
rỡ sắc màu xung quanh vùng ngoại ô của các thành phố ở khắp mọi nơi. Sản xuất
lƣơng thực toàn cầu dƣờng nhƣ bị trì hoãn ngay cả khi nhu cầu và giá cả lƣơng thực
tăng với tốc độ chƣa từng có trong giai đoạn gần đây. Mặc dù nhu cầu tăng cao,
nhƣng diện tích sản xuất ngũ cốc bình quân đầu ngƣời đã thực sự bị suy giảm kể từ
giữa những năm 1980. Thực tế cho thấy diện tích đất bị suy thoái nghiêm trọng và
mất khả năng sản xuất đã lên đến con số 86 triệu hecta [22].
- Bằng phƣơng pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công bố
nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã
khẳng định rằng, trong 3 thập kỷ tới, mức tăng sản xuất sẽ không nhỏ hơn về con
số tuyệt đối so với 3 thập kỷ đã qua, mặc dù tốc độ tăng trƣởng sẽ thấp hơn đáng
kể. Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực, thực
phẩm, ngƣời dân tìm cách để thu đƣợc nhiều sản phẩm hơn từ đất nông nghiệp.
Đất nông nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất đƣợc đƣa vào đất
10
trồng để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con ngƣời, tình trạng
đó đã tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nƣớc, đe dọa tính
bền vững của hệ sinh thái và môi trƣờng [21].
Gần đây các quốc gia đã ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu
biến động sử dụng đất nông nghiệp. Và đặc biệt là ứng dụng GIS kết hợp với
công nghệ Viễn thám đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn.
- Năm 1971, ở Beclin (Cộng hòa Liên bang Đức) đã sử dụng các ảnh hàng
không chụp liên tiếp nhau để kiểm soát sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
đô thị (Dueker và cộng tác viên, 1971).
- Năm 1987, Manfred Ehlers và công tác viên cũng nghiên cứu biến đổi sử
dụng đất giai đoạn 1975 - 1986 thông qua giải đoán ảnh hàng không năm 1975
và xử lý ảnh số ảnh vệ tinh SPOT năm 1986.
- Ở Malaysia
Khi thành lập bản đồ biến động đất nông nghiệp của huyện Rawang thuộc
tỉnh Selangor, trung tâm viễn thám Kalaysian đã sử dụng tƣ liệu ảnh vệ tinh
Landsat TM chụp năm 1988 và năm 1995 trên khu vực nghiên cứu rộng 441km2.
Ảnh chụp năm 1988 đƣợc nắn chỉnh hình học theo bản đồ địa hình, sau đó
ảnh chụp năm 1995 đƣợc nắn theo ảnh 1988 theo phƣơng pháp nắn ảnh về ảnh có
sai số trung phƣơng nhỏ hơn 0,5 pixel. Sử dụng tất cả các kênh để tổ hợp màu
giả. Dùng phƣơng pháp phân loại trực tiếp ảnh đa thời gian và thành lập bản đồ
lớp phủ. Tìm ra thông tin về sử dụng đất từ các lớp phủ, tác giả kết hợp với dữ
liệu bản đồ và các tri thức cơ sở sau đó biểu diễn chúng theo đúng quy phạm.
Cuối cùng kết hợp bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp để thành lập bản
đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp.
- Ở Hy Lạp
Thành lập bản đồ biến động lớp phủ và bản đồ biến động sử dụng đất tỷ lệ
lớn từ tƣ liệu ảnh viễn thám đã đƣợc nghiên cứu thực nghiệm trên khu vực đảo
Levos thuộc Địa Trung Hải. Khu vực nghiên cứu rộng 163000ha, thu thập đƣợc
tƣ liệu ảnh gồm 6 thời điểm kéo dài trong 27 năm. Gồm ảnh Landsat MSS1975,
TM 1987, TM 1995, TM 1999, ETM 2000, ETM 2001.
11
4.2. Ở Việt Nam
Nhiều công trình nghiên cứu đƣợc các chuyên gia triển khai với nhiều
phƣơng pháp khác nhau. Trong đó có sử dụng phƣơng pháp điều tra nhanh biến
động sử dụng đất nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân (Participatory Rural
appraisal - PRA). PRA đƣợc sử dụng trong giai đoạn đầu của dự án “Tác động
của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và thay đổi sinh kế cộng đồng ở
đồng bằng sông Hồng” của Trung tâm quốc tế nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Trình tự tiến hành theo các bƣớc chính: Chọn điểm và
thông qua các thủ tục, cho phép của chính quyền địa phƣơng; tiền trạm điểm để
khảo sát; điều tra chọn mẫu để thu thập thông tin: không gian, thời gian (giai
đoạn 2005 - 2011), đặc điểm KTXH; tổng hợp số liệu và phân tích các vấn đề
phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
Việc kết hợp viễn thám GIS trong đánh giá biến động sử dụng đất nông
nghiệp cũng đã đƣợc thực hiện bƣớc đầu mang lại nhiều kết quả. Cụ thể nhƣ các
đề tài:
- Phan Thanh Bình (2014), Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để
đánh giá biến động sử dụng đất huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn
2005 - 2013, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trƣờng Đại học Nông lâm Huế.
- Hà Nhật Đức, (2016), Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ biến
động sử dụng đất tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 2015, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trƣờng Đại học Nông lâm Huế.
- Bùi Thị Thanh Hƣơng (2006), Nghiên cứu biến động hiện trạng sử dụng
đất tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1995 - 2005, Luận văn Thạc sĩ khoa học.
- Nguyễn Phúc Khoa, Huỳnh Văn Chƣơng, Trần Thanh Đức, Phạm Hữu Ty
(2015), Đánh giá hiệu quả một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên vùng
đất dốc ở khu vực miền núi huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Nông
nghiệp phát triển nông thôn, số 01, trang 28 - 36.
- Trần Văn Lành (2016), Đánh giá biến động sử dụng đất bằng công nghệ
Viễn thám và GIS tại thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ
khoa học, Trƣờng Đại học Nông lâm Huế.
12
- Nguyễn Hoàng Khánh Linh (2012), Đánh giá sự thay đổi đất và nhiệt độ
bề mặt đô thị bằng ảnh viễn thám trên địa bàn thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên
Huế, Trƣờng Đại học Nông lâm Huế.
- Trần Ngọc Nam (2016), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Khoa học,
Trƣờng Đại học Nông lâm Huế.
- Dƣơng Chí Nhân (2016), Ứng dụng công nghệ Viễn thám và GIS đánh giá
biến động đất đai dưới tác động của đô thị hóa tại thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2001 - 2014, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trƣờng Đại học
Nông lâm Huế.
- Hoàng Thành Oai, Hoàng Văn Hùng (2012), Đánh giá tiềm năng đất đai
và định hướng đất sản xuất nông nghiệp xã Quảng Thuận, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Cạn, Tạp chí khoa học Đại học Thái Nguyên, tập 97, số 9, trang 11 - 19.
- Phạm Gia Tùng (2011), Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ biến
động quỹ đất lúa do tác động của biến đổi khí hậu tại huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2010, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trƣờng
Đại học Nông lâm Huế.
Các đề tài nghiên cứu trên nhìn chung đã tiến hành nghiên cứu sâu về đất
đai. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho việc
định hƣớng và sử dụng đất đạt hiệu quả cao cũng nhƣ đã xác định các chỉ tiêu
đánh giá biến động sử dụng đất trong điều kiện cụ thể của từng vùng. Một số đề
tài đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để nghiên cứu, đánh giá biến động
sử dụng đất và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên
cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp áp dụng trên phạm vi không gian rộng
lớn nên tính thực tiễn của nó chƣa cao. Do vậy, trong thời gian tới phải tiến hành
nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp mang tính cụ thể hơn, thực tiễn
hơn cho từng địa phƣơng, có nhƣ vậy mới đem lại hiệu quả cao trong việc sử
dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả và bền vững.
13
5. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm lịch sử
Sự biến động trong khai thác, sử dụng tài nguyên, sự thay đổi các mô hình
sản xuất qua các thời kỳ lịch sử phản ánh trình độ và khả năng khai thác tự nhiên
của xã hội loài ngƣời. Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp nhằm sử
dụng hợp lý đất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng trong một giai
đoạn nhất định. Cần phải nhìn nhận quá khứ để lý giải ở mức độ nhất định cho
hiện tại và dự báo tƣơng lai phát triển cho việc sử dụng đất nông nghiệp.
Đề tài đứng trên quan điểm lịch sử để phân tích sự ảnh hƣởng thƣờng xuyên
và có tính chất quyết định của các yếu tố tự nhiên và KTXH đến biến động sử
dụng đất nông nghiệp.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Tính tổng hợp đƣợc xem là tiêu chuẩn hàng đầu trong đánh giá giá trị khoa
học của các công trình nghiên cứu về các địa tổng thể. Các đối tƣợng KTXH có
quy luật và đặc thù riêng. Các thành phần cấu thành nó có mối quan hệ hữu cơ,
chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau một cách sâu sắc. Chính sự thâm nhập tác
động lẫn nhau giữa các thành phần đó góp phần thúc đẩy hay kìm hãm quá trình
sản xuất và phát triển. Vận dụng quan điểm tổng hợp, đề tài chú trọng phân tích
đồng bộ các yếu tố KTXH trong mối quan hệ lẫn nhau, ảnh hƣởng đồng thời đến
biến động sử dụng đất nông nghiệp của địa phƣơng; từ đó đề xuất các giải pháp
sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hiệu quả.
5.1.3. Quan điểm hệ thống
Hệ thống là một thể hoàn chỉnh, phức tạp có tổ chức, tổng hợp hoặc phối
hợp các vật thể hoặc các bộ phận, tạo thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất.
Đất nông nghiệp cũng là một hệ thống ở cấp thấp hơn của hệ thống ngành nông
nghiệp, đƣợc hình thành bởi các phần tử khác nhau (đất trồng cây lâu năm, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản). Các phần tử cấu thành nên hệ thống này
không hoạt động đơn lẻ mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau và có quan
hệ với các hệ thống khác và ngày càng đƣợc mở rộng trong quá trình khai thác và
sử dụng đất nông nghiệp. Bất cứ một thành tố nào của hệ thống thay đổi đều ảnh
hƣởng đến các thành tố còn lại và làm thay đổi cả hệ thống.
14
Sự biến động trong sử dụng đất nông nghiệp sẽ ảnh hƣởng đến ngành nông
nghiệp nói chung, từ đó ảnh hƣởng đến hƣớng sản xuất hàng hóa. Nó sẽ kéo theo
sự thay đổi của hệ thống các ngành công nghiệp (nhất là công nghiệp chế biến)
và dịch vụ (sự phát triển hệ thống giao thông, các chợ, siêu thị).
5.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Nghiên cứu bất cứ đối tƣợng KTXH nào đều phải gắn với một lãnh thổ nhất
định. Nếu nghiên cứu sự vật, hiện tƣợng mà tách nó ra khỏi lãnh thổ, nơi mà nó
phát sinh, phát triển thì sẽ đánh mất tính đặc thù của nó đặc biệt là sự vật, hiện
tƣợng địa lí. Do đó khi nghiên cứu sự biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải xem xét nó trong hệ thống KTXH
của huyện và tỉnh.
5.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đang là một quan điểm bao trùm
phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ và
toàn cầu. Vận dụng vào đề tài thì việc nghiên cứu biến động sử dụng đất nông
nghiệp phải đảm bảo bền vững cả về KTXH và môi trƣờng. Sử dụng quỹ đất nông
nghiệp hợp lí phải dựa trên việc khai thác có hiệu quả sự khác biệt địa lý của lãnh
thổ và chú ý đúng mức đến việc bảo vệ môi trƣờng. Khi quy hoạch sử dụng sử dụng
đất nông nghiệp phải tiến hành đánh giá các tác động môi trƣờng, bảo vệ tính đa
dạng sinh học, giảm thiểu các tác hại cho môi trƣờng. Sử dụng hiệu quả đất nông
nghiệp phải đồng thời góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng cuộc sống
của nhân dân. Việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để
phát triển sản xuất và bảo vệ môi trƣờng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu
liên quan đến nội dung của đề tài bao gồm: ảnh vệ tinh, các số liệu thống kê về
khí tƣợng, thủy văn, các chỉ tiêu phát triển KTXH của huyện Quảng Điền. Qua
đó tác giả có cái nhìn toàn diện về thực trạng phát triển KTXH của huyện, đồng
thời phát hiện ra mối quan hệ biện chứng giữa sự biến động diện tích đất nông
nghiệp với các thành phần tự nhiên và KTXH.
15
Để nghiên cứu mức độ biến động sử dụng đất nông nghiệp cần phải
nghiên cứu định lƣợng. Chính vì thế cần phải sử dụng phƣơng pháp thống kê
toán học để phân tích, xử lý số liệu, xác định xu hƣớng phát triển diện tích đất
nông nghiệp theo thời gian. Yếu tố nào có độ biến động lớn thì đóng vai trò quan
trọng trong sự biến động của quá trình mà nó tham gia, từ đó phân tích chiều
hƣớng và nguyên nhân gây ra biến động sử dụng đất nông nghiệp.
5.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Dựa vào những tài liệu thứ cấp, tài liệu sơ cấp thu thập đƣợc và qua khảo
sát thực địa ở địa bàn huyện Quảng Điền, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp,
so sánh các kết quả nhằm rút ra những luận điểm của vấn đề nghiên cứu biến
động sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền. Từ đó, vừa đảm bảo tính kế
thừa, vừa tiết kiệm thời gian và công sức nghiên cứu.
5.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong khoa học địa lý thực địa là một khâu không thể thiếu, thực địa giúp
sẽ kiểm chứng đƣợc kết quả nghiên cứu, bổ sung, so sánh cho đề tài. Vì vậy,
trong quá trình nghiên cứu tác giả tiến hành thực tế địa phƣơng để có đƣợc kết
quả tốt nhất. Cụ thể, tác giả đã tiến hành đi thực địa ở hầu hết các xã, thị trấn
thuộc huyện Quảng Điền, đặc biệt là các xã, thị trấn có diện tích biến động đất
lớn là xã Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Phƣớc và thị trấn Sịa.
5.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống tin địa lý
Phƣơng pháp bản đồ là một phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng phổ
biến trong khoa học địa lý. Trong nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; phƣơng pháp bản đồ đƣợc sử dụng
trong tất cả các khâu nhƣ: phân tích xử lý số liệu, biên tập bản đồ, lựa chọn các
phƣơng pháp biểu hiện, so sánh, phân tích, đánh giá bản đồ hiện trạng đất nông
nghiệp các năm 2005 và năm 2015 để xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất
nông nghiệp thời kỳ 2005 - 2015.
Phƣơng pháp GIS đƣợc sử dụng để chồng xếp bản đồ hiện trạng đất nông
nghiệp năm 2005 và 2015 từ đó thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông
nghiệp thời kỳ 2005 - 2015.
16
5.2.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Phƣơng pháp tham khảo ý kiến chuyên gia là phƣơng pháp không thể thiếu
đƣợc trong bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào. Dựa trên các tƣ liệu thu thập, để
các tƣ liệu sử dụng theo mục đích đề tài cần có quá trình tính toán, xử lý. Quá
trình này cần đến các nhà chuyên môn tƣ vấn, định hƣớng và giám định kết quả.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của việc ứng dụng
GIS trong việc nghiên cứu và thành lập bản đồ biến động sử dụng đất nông
nghiệp. Thấy đƣợc hiệu quả của phƣơng pháp này nhằm áp dụng rộng rãi trên
quy mô lãnh thổ nhỏ hơn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham
khảo cho các công trình trong nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp
huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2005 - 2015. Từ đó góp phần cung
cấp thông tin phục vụ điều tra, quy hoạch, bảo vệ phát triển đất nông nghiệp.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ nghiên cứu biến động sử
dụng đất nông nghiệp.
Chương 2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015.
Chương 3. Định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
17
B. PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu biến động sử dụng đất nông nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông
nghiệp khác [14].
1.1.1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đƣợc thành lập theo đơn
vị hành chính các cấp, thể hiện hiện trạng sử dụng các loại đất trong thực tế với
đầy đủ các thông tin về hiện trạng nhƣ ranh giới, vị trí, số lƣợng các loại đất
trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một thời điểm nhất định [13].
Công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp nhẳm:
- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất nông nghiệp đã giao và chƣa giao sử
dụng theo định kỳ hằng năm và 5 năm đƣợc thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích
và đúng loại đất nông nghiệp đƣợc ghi trong Luật đất đai 1993 trên các tỷ lệ bản
đồ thích hợp ở các cấp hành chính.
- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ yêu cầu của công tác quản lý đất nông
nghiệp.
- Làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và kiểm
tra thực hiện quy hoạch và kế hoạch hằng năm đã đƣợc phê duyệt.
- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng xây dựng các
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
1.1.1.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp
Biến động là sự biến đổi, thay thế trạng thái này bằng một trạng thái khác
liên tục của sự vật, hiện tƣợng tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ môi
18
trƣờng xã hội. Đánh giá biến động có thể hiểu là sự theo dõi, giám sát và quản lý
đối tƣợng nghiên cứu từ đó thấy đƣợc sự thay đổi về đặc điểm, tính chất của đối
tƣợng nghiên cứu, sự thay đổi đó có thể định lƣợng đƣợc.
Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp là đánh giá sự thay đổi về loại
hình sử dụng đất nông nghiệp qua các thời điểm dƣới sự tác động của các yếu tố tự
nhiên, KTXH, sự khai thác và sử dụng của con ngƣời. Mọi sự vật, hiện tƣợng
trong thế giới tự nhiên luôn vận động và biến đổi không ngừng, động lực của mọi
sự biến động chính là quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần tự nhiên. Nhƣ vậy, để
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp hiệu quả mà không làm
suy thoái môi trƣờng tự nhiên thì nhất thiết phải nghiên cứu biến động sử dụng đất
nông nghiệp.
Để đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp cần dựa vào bản đồ biến
động sử dụng đất. Bản đồ biến động sử dụng đất nông nghiệp dựa trên nguyên
tắc cơ bản là chồng xếp hai bản đồ hiện trạng sử dụng đất của hai thời kỳ khác
nhau. Từ đó, biểu hiện đƣợc sự phân bố không gian của các đối tƣợng bị biến
động, biểu thị đƣợc mức độ biến động của các đối tƣợng trên bản đồ.
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động thực vật và con ngƣời trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con ngƣời tồn
tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành kinh
tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác nhau.
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí
đặc biệt. Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc
biệt vì đất đai vừa là đối tƣợng lao động, vừa là tƣ liệu lao động. Đất đai là đối
tƣợng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con ngƣời trong quá trình sản xuất
nhƣ: cày, bừa, xới để có môi trƣờng tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tƣ liệu
lao động vì đất đai phát huy tác dụng nhƣ một công cụ lao động. Con ngƣời sử
dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất
nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trƣờng sống, mà còn là
nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ
thuộc rất nhiều vào chất lƣợng đất đai. Diện tích, chất lƣợng của đất đai quy định
19
lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng nhƣ cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của
cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp một cách đúng hƣớng, có
hiệu quả sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nƣớc: các đầm lầy, sông ngòi, kênh
rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nƣớc nhân tạo còn có nhiều vai
trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các
hoạt động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lƣu trữ các nguồn gien quý hiếm. Ngoài
ra, đất nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nƣớc thải, điều
hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phƣơng, chống xói
lở ở bờ biển, ổn định mạch nƣớc ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy
nƣớc ngầm, là nơi cƣ trú của các loài chim, phát triển du lịch.
Hƣớng sử dụng đất quy định hƣớng sử dụng các tƣ liệu sản xuất khác và
hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tƣ liệu sản xuất mới tác động đến
hầu hết các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn
và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trƣớc mắt cũng nhƣ mục tiêu lâu dài, cần
sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, cần coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên
vô giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia [6].
1.1.3. Phân loại đất nông nghiệp
1.1.3.1. Đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác)
Đất trồng cây hàng năm (CHN): Là đất chuyên trồng các loại cây có thời
gian sinh trƣởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một năm, kể cả
đất sử dụng theo chế độ canh tác không thƣờng xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải tạo
sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng
vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
a. Đất trồng lúa (LUA): Là ruộng, nƣơng rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc
trồng lúa kết hợp với sử dụng vào các mục đích khác đƣợc pháp luật cho phép nhƣng
trồng lúa là chính; bao gồm đất chuyên trồng lúa nƣớc, đất trồng lúa nƣớc còn lại, đất
trồng lúa nƣơng.
- Đất chuyên trồng lúa nƣớc (LUC): Là ruộng lúa nƣớc cấy trồng từ hai
vụ lúa mỗi năm trở lên kể cả trƣờng hợp luân canh với cây hàng năm khác,
có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy đƣợc một vụ hoặc phải bỏ hóa không
quá một năm.
20
- Đất trồng lúa nƣớc còn lại (LUK): Là ruộng lúa nƣớc không phải chuyên
trồng lúa nƣớc.
- Đất trồng lúa nƣơng (LUN): Là đất nƣơng, rẫy để trồng từ một vụ lúa trở lên.
b. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi (COC): Là đất trồng cỏ hoặc đồng cỏ, đồi cỏ tự
nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc; bao gồm đất trồng cỏ và đất cỏ tự nhiên có cải tạo.
- Đất trồng cỏ (COT): Là đất gieo trồng các loại cỏ đƣợc chăm sóc, thu
hoạch nhƣ các loại cây hàng năm.
- Đất cỏ tự nhiên có cải tạo (CON): Là đồng cỏ, đồi cỏ tự nhiên đã đƣợc cải
tạo, khoanh nuôi, phân thành từng thửa để chăn nuôi đàn gia súc.
c. Đất trồng cây hàng năm khác (HNK): Là đất trồng cây hàng năm không
phải đất trồng lúa và đất cỏ dùng vào chăn nuôi gồm chủ yếu để trồng hoa màu,
cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tầm, cỏ không để chăn nuôi; gồm đất bằng
trồng cây hàng năm khác và đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác.
- Đất bằng trồng cây hàng năm khác (BHK): Là đất bằng phẳng ở đồng bằng,
thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
- Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác (NHK): Là đất nƣơng, rẫy ở trung
du và miền núi để trồng cây hàng năm khác.
1.1.3.2. Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây lâu năm (CLN): Là đất trồng các loại cây có thời gian sinh
trƣởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian
sinh trƣởng nhƣ cây hàng năm nhƣng cho thu hoạch trong nhiều năm nhƣ thanh
long, chuối, dứa, nho; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây
ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm (LNC): Là đất trồng cây lâu năm có
sản phẩm thu hoạch (không phải là gỗ) để làm nguyên liệu cho sản xuất công
nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng đƣợc gồm chủ yếu là chè, cà phê,
cao su, hồ tiêu, điều, ca cao, dừa.
- Đất trồng cây ăn quả lâu năm (LNQ): Là đất trồng cây lâu năm có sản
phẩm thu hoạch là quả để ăn tƣơi hoặc kết hợp chế biến.
- Đất trồng cây lâu năm khác (LNK): Là đất trồng cây lâu năm không phải
đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu
21
là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm
nghiệp, đất vƣờn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen
lẫn cây hàng năm.
1.1.3.3. Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp (LNP): Là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng
trồng đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị
khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đƣợc đầu tƣ để phục hồi rừng), đất để trồng rừng
mới (đất có cây rừng mới trồng chƣa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất đã giao để trồng
rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất rừng sản xuất (RSX): Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có
rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi
rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất (RSN): Là đất rừng sản xuất có rừng tự
nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất có rừng trồng sản xuất (RST): Là đất rừng sản xuất có rừng do con
ngƣời trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất (RSK): Là đất rừng sản xuất đã
có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay đƣợc đầu tƣ để phục hồi rừng.
+ Đất trồng rừng sản xuất (RSM): Là đất rừng sản xuất nay có cây rừng
mới trồng nhƣng chƣa đạt tiêu chuẩn rừng.
- Đất rừng phòng hộ (RPH): Là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu
nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chắn gió,
chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất
khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.
+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ (RPN): Là đất rừng phòng hộ có rừng tự
nhiên đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất có rừng trồng phòng hộ (RPT): Là đất rừng phòng hộ có rừng do con
ngƣời trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
22