Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu đặc điểm mô học của cơ quan sinh dục và sự sinh sản của loài thằn lằn bóng đuôi dài eutropis longicaudatus thằn lằn bóng hoa eutropis multifasciatus (kuhl, 1820) ở đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.04 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

----------

NGUYỄN HOÀNG YẾN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC CỦA CƠ QUAN SINH DỤC
VÀ SỰ SINH SẢN CỦA LOÀI THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI
EUTROPIS LONGICAUDATUS (HALLOWELL, 1856),
THẰN LẰN BÓNG HOA EUTROPIS MULTIFASCIATUS
(KUHL, 1820) Ở ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: ĐỘNG VẬT HỌC
Mã số: 60 42 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG

Huế, năm 2017

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều được cảm ơn. Các


thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Huế, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Yến

ii


Đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn đến thầy giáo
GS.TS Ngô Đắc Chứng đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình triển khai thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cám ơn đến quý Thầy giáo, Cô giáo trong
khoa Sinh học trường ĐHSP Huế, phòng Đào tạo
Sau Đại học trường ĐHSP Huế đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người
thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian
tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cám ơn.
Huế, tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Yến

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................1
Danh mục các từ viết tắt..............................................................................................3
Danh mục các bảng .....................................................................................................4
Danh mục hình ảnh .....................................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................8
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................8
4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................8
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................9
I. Lịch sử nghiên cứu về mô học và sự sinh sản của thằn lằn bóng Eutropis
(Fitzinger, 1843) ..........................................................................................................9
1.1. Trên thế giới .........................................................................................................9
1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................11
II. Khái quát điều kiện tự nhiên và hành chính tỉnh Đồng Nai.......................................12
2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính ................................12
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ .....................................................................12
2.1.2. Sự phân chia hành chính .................................................................................12
2.1.3. Địa hình ...........................................................................................................14
2.1.4. Khí hậu ............................................................................................................14
2.1.5. Các loại đất đai ................................................................................................15
2.1.6. Nguồn nước .....................................................................................................15
2.1.7. Sinh vật............................................................................................................16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................18


1


2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................18
2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18
2.4.1. Phương pháp thu mẫu .....................................................................................18
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..........................................18
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản ...................................................19
2.4.4. Phương pháp phân tích mô học cơ quan sinh dục...........................................20
2.4.5. Xử lý và thống kê số liệu ................................................................................24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................25
3.1. Mô tả hình thái bên ngoài của hai loài thằn lằn bóng Eutropis (Fitzinger, 1843) ....25
3.1.1. Thằn lằn bóng đuôi dài ....................................................................................25
3.1.2. Thằn lằn bóng hoa ...........................................................................................26
3.1.3. Đặc điểm phân biệt cá thể con đực và con cái ................................................27
3.2. Đặc điểm cơ quan sinh dục đực .........................................................................30
3.2.1. Cơ quan sinh dục đực ......................................................................................30
3.2.2. Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) ...............................30
3.2.3. Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell,1856).................37
3.3. Đặc điểm cơ quan sinh dục cái...........................................................................42
3.3.1.Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) ................................42
3.3.2. Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell,1856).................59
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................62
I. Kết luận ..................................................................................................................62
II. Kiến nghị ..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
PHỤ LỤC


2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SVL

:

Chiều dài thân

BM

:

Khối lượng

HW

:

Rộng đầu

RB

:

Chiều rộng bụng

W


:

Chiều rộng

WTHP

:

Chiều rộng tinh hoàn phải

WTHT

:

Chiều rộng tinh hoàn trái

WTTP

:

Chiều rộng buồng trứng phải

WBTT

:

Chiều rộng buồng trứng trái

L


:

Chiều dài

LTHP

:

Chiều dài tinh hoàn phải

LTHT

:

Chiều dài tinh hoàn trái

LBTP

:

Chiều dài buồng trứng phải

LBTT

:

Chiều dài buồng trứng trái

KL


:

Khối lượng

KLT

:

Khối lượng trứng

TB

:

Trung bình

V

:

Thể tích

VTHP

:

Thể tích tinh hoàn phải

VTHT


:

Thể tích tinh hoàn trái

VBBP

:

Thể tích buồng trứng phải

VBBT

:

Thể tích buồng trứng trái

LT

:

Chiều dài trứng

WT

:

Chiều rộng trứng

VT


:

Thể tích trứng

SD

:

Độ lệch chuẩn

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kích thước và thể tích trung bình của tinh hoàn qua các tháng
nghiên cứu ở Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifascitus. .........................32
Bảng 3.2. Thể tích và kích thước trung bình của tinh hoàn qua 12 tháng của
Eutropis longicaudatus. ............................................................................37
Bảng 3.3. Kích thước và thể tích trung bình của buồng trứng qua các tháng
nghiên cứu ở loài Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus. ................45
Bảng 3.4. Số liệu thống kê cá thể có phôi và không có phôi loài Thằn lằn bóng hoa
Eutropis multifasciatus. ............................................................................47
Bảng 3.5. Số lượng phôi có trong cá thể con cái loài Thằn lằn bóng hoa Eutropis
multifasciatus............................................................................................47

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai ..........................................................13
Hình 2.1. Sơ đồ các bước trong quy trình xử lý mẫu (Hinton, 1990).....................20
Hình 3.1. Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell,1856). .......25
Hình 3.2. Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820). .....................26
Hình 3.3. Con đực không có chấm dưới bụng như con cái. ...................................28
Hình 3.4. Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) ......................28
Hình 3.5. Con đực đầu to hơn con cái. ...................................................................29
Hình 3.6. Con cái mang thai di chuyển khá chậm chạp .........................................29
Hình 3.7: Cơ quan sinh dục đực Eutropis multifasciatus .......................................30
Hình 3.8. Biểu đồ thể tích trung bình của tinh hoàn ...............................................31
Hình 3.9. Lát cắt ngang tiêu bản tinh hoàn. ............................................................34
Hình 3.10. Sự tạo tinh ở GĐ1 ...................................................................................36
Hình 3.11. Sự tạo tinh ở GĐ2 ...................................................................................36
Hình 3.12. Sự tạo tinh ở GĐ 3 ................................................................................. 36
Hình 3.13. Sự tạo tinh ở GĐ 4 ..................................................................................36
Hình 3.14. Sự tạo tinh ở GĐ 5 ..................................................................................36
Hình 3.15. Biểu đồ sự biến đổi thể tích trung bình của tinh hoàn ở Eutropis
longicaudatus. .........................................................................................38
Hình 3.16. Sự tạo tinh ở giai đoạn I. ........................................................................ 40
Hình 3.17. Sự tạo tinh ở giai đoạn II. .......................................................................40
Hình 3.18. Sự tạo tinh ở giai đoạn III, IV,V. ............................................................40
Hình 3.19. Cơ quan tinh hoàn ...................................................................................40
Hình 3.20. Cơ quan sinh dục cái Eutropis multifasciatus ........................................42
Hình 3.21. Biểu đồ kích thước trung bình của buồng trứng Thằn lằn bóng hoa
Eutropis multifasciatus. ..........................................................................43
Hình 3.22. Sự biến đổi thể tích trung bình của buồng trứng Thằn lằn bóng hoa
Eutropis multifasciatus. ..........................................................................43

5



Hình 3.23. Số lượng cá thể có phôi và không có phôi loài Thằn lằn bóng hoa
Eutropis multifasciatus. ..........................................................................46
Hình 3.24. Buồng trứng và trứng ở giai đoạn còn non thu 11/2016. ........................48
Hình 3.25. Buồng trứng (hình B) và phôi ở cuối thời kỳ đầu thu tháng 2/2017
(hình C). ..................................................................................................49
Hình 3.26. Buồng trứng và phôi ở thời kỳ giữa. .......................................................50
Hình 3.27. Phôi ở giai đoạn cuối và con non sắp đẻ. ................................................51
Hình 2.28. Sơ đồ cắt ngang buồng phôi ở giai đoạn phôi vị .....................................53
Hình 3.29. Tiêu bản của một trứng non ....................................................................54
Hình 3.30. Trứng và màng ngoài của buồng phôi ....................................................55
Hình 3.31. Tiêu bản cắt ngang buồng phôi ở kỳ đầu. ...............................................56
Hình 3.32. Buồng trứng và phôi ở kỳ giữa ...............................................................56
Hình 3.33. Tiêu bản cắt ngang buồng phôi qua vùng Placentome (P) .....................57
Hình 3.34. Tiêu bản lát cắt ngang tử cung của phôi ở kỳ cuối. ................................58
Hình 3.35. Buồng trứng ở thời kỳ đầu. .................................................................... 60
Hình 3.36. Buồng trứng ở thời kỳ giữa.....................................................................60
Hình 3.37. Tiêu bản buồng trứng non loại I .............................................................61

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) và Thằn lằn
bóng hoa Eutropis multifasciatus (Kukl, 1820) thuộc giống Thằn lằn bóng Eutropis
(Fitzinger,1843). Chúng phân bố rộng, gần như khắp châu Phi, châu Mỹ và châu Á.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đủ các dạng địa hình như
đồng bằng, trung du miền núi. Bên cạnh đó hệ sinh thái nhiệt đới ở Việt Nam có độ đa

dạng sinh học cao, được cấu trúc bởi nhiều sinh cảnh nhiệt đới đa dạng phong phú cho
các loài Bò sát nói chung và loài Thằn lằn bóng Eutropis sinh sống nói riêng. Loài bò
sát này rất hiền lành, sống hoang dã hoàn toàn trên cạn có mặt ở nhiều nơi trên đất
nước Việt Nam. Đây cũng là nhóm động vật có quan hệ dinh dưỡng với nhiều loài
động, thực vật khác nên Thằn lằn bóng được xem là một mắt xích quan trọng của chuỗi
thức ăn và lưới thức ăn góp phần chuyển hóa vật chất trao đổi năng lượng và đảm bảo
cân bằng trong hệ sinh thái ở cạn. Ngoài ra, nhóm bò sát này còn mang lại nhiều giá trị
kinh tế như làm thức ăn cho người, trong chăn nuôi, làm vị thuốc có tác dụng chữa một
số bệnh như: hen suyễn, còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em…
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về Thằn lằn bóng
nhưng chỉ dừng ở mức độ phân loại, phân bố và đặc điểm sinh học sinh thái ngoài tự
nhiên và trong điều kiện nuôi, chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm mô
học của cơ quan sinh dục và sự sinh sản của loài Thằn lằn bóng này.
Do đó việc nghiên cứu đặc điểm mô học của cơ quan sinh dục để theo dõi sự
sinh sản của loài Thằn lằn bóng Eutropis là một điều cần thiết để có thể góp phần
bảo vệ nguồn gen, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng cho mô hình nuôi
thử nghiệm.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn hai loài Thằn lằn bóng Eutropis
longicaudatus (Hallowell, 1856) và Thằn lằn bóng hoa Eutropis multifasciatus
(Kukl, 1820) làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm mô học của cơ quan sinh dục và sự sinh sản của loài Thằn lằn
bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856), Thằn lằn bóng hoa
Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) ở Đồng Nai” cho luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Động vật học.

7


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mối tương quan giữa đặc điểm mô học và đặc điểm cấu tạo tinh

hoàn và buồng trứng, từ đó xác định hoạt động sinh sản của hai loài Thằn lằn bóng
đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) và Thằn lằn bóng hoa Eutropis
multifasciatus (Kukl, 1820) làm cơ sở khoa học cho công tác khai thác và bảo tồn
hai loài thằn lằn nói trên.
3. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả hình thái bên ngoài của hai loài Thằn lằn bóng Eutropis (Fitzinger, 1843).
- Phân tích các cơ quan sinh dục như kích thước, độ dài rộng và thể tích của
tinh hoàn và buồng trứng.
- Tìm hiểu đặc điểm về mô học cơ quan sinh dục.
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu được mong đợi là một tài liệu tương đối hoàn chỉnh
những kiến thức khoa học về đặc điểm mô học cơ quan sinh dục của hai loài Thằn
lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) và Thằn lằn bóng hoa
Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820).
Vì vậy, nghiên cứu đặc điểm mô học cơ quan sinh dục của loài Thằn lằn bóng
là rất cần thiết, nhằm góp phần bổ sung thêm cơ sở khoa học để xác định đặc điểm
mùa sinh sản của loài Thằn lằn bóng trong mô hình nuôi thử nghiệm.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HỌC VÀ SỰ SINH SẢN CỦA THẰN
LẰN BÓNG EUTROPIS (Fitzinger, 1843)
1.1. Trên thế giới
Các mô tả chi tiết về mặt phân loại học các loài Thằn lằn bóng thuộc giống Eutropis
được công bố bởi Smith (1935) [26]. Theo đó, Smith (1935) gọi giống Eutropis là Mabuya
bao gồm 15 loài với ba loài phân bố ở Việt Nam: Mabuya macularia, Mabuya
multifasciata và Mabuya longicaudata. Về sau, các nghiên cứu phân loại học của nhóm

này như Bourret [8], [9], Taylor [27], Bobrov cùng các cộng sự [7], Nguyen [23] đã bổ
sung thêm hai loài: Eutropis chapaensis và Eutropis darevskii.
Mô tả đầu tiên về các màng ngoài phôi ở Thằn lằn bóng noãn thai sinh của các
tác giả Jerez và Ramirez - Pinilla (2001) ở loài Mabuya mabouya, cho thấy đây là
nhau thai túi niệu type IV với các lớp: placentome, paraplacentome và Chorionic
areolae. Trong đó lớp chorionic areolae đảm nhận chức năng hấp thu các chất. Bò
sát cùng với chim và thú là những lớp động vật có xương sống có các màng ngoài
phôi bao gồm màng ối chứa dịch ối, màng nhung và túi niệu. Riêng ở Lớp Thú đã
có nhau thai chính thức (placenta) do màng nhung gắn với nội mạc tử cung khi phôi
làm tổ. Các nghiên cứu gần đây trên các loài Thằn lằn noãn thai sinh (viviparious)
cho thấy, các màng ngoài phôi ngoài chức năng giúp cho phôi không bị mất nước,
trao đổi khí và bài tiết thì các màng ngoài phôi của chúng còn có thể hấp thu các
chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ bằng cách trao đổi qua nhau thai và được gọi là dinh
dưỡng mô (Histotrophic nutrition). Vì vậy, trong các kết quả nghiên cứu này còn
gọi lớp màng ngoài phôi này là nhau thai túi niệu (allantoplacental) hoặc nhau thai
tương tự như nhau thai của thú[20].
Sau này, hai tác giả Jerez và Pinilla (2003) tiếp tục nghiên cứu về các màng
ngoài phôi và nhau thai của Thằn lằn bóng Mabuya mabouya ở các giai đoạn khác
nhau của quá trình phát triển phôi. Các màng này đảm nhận các chức năng hấp thu,
trao đổi khí, bảo vệ phôi và bài tiết [19].

9


Các nghiên cứu cấu trúc siêu hiển vi lớp nhau thai - túi niệu của các loài Thằn
lằn bóng giống Mabuya sp. cho thấy màng phôi có các lớp và các vùng khác nhau
đảm nhận chức năng khác nhau [24].
Blackburn và Vitt (2002) mô tả quá trình biệt hóa của màng nhung và túi niệu
trong màng ngoài phôi của Thằn lằn bóng. Nghiên cứu cho thấy quá trình biệt hóa
màng ngoài phôi của Thằn lằn bóng Mabuya heathi khác với các loài khác trong

giống Mabuya và đã mô tả kỹ quá trình này ở loài Thằn lằn bóng nói trên [6].
Sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua nhau thai của các loài Thằn lằn giống
Mabuya đã được nghiên cứu bởi Ramirez – Pinilla (2006). Việc hấp thu các chất
như lipid, protein, các ion Ca, Na, K, Mg và nước đã được theo dõi và công bố
trong bài báo này [25].
Leal và Pinilla (2008) cho rằng các màng này có những biến đổi trong các loài
Thằn lằn bóng giống Mabuya ở các vùng khác nhau khi nghiên cứu trên 20 quần thể
Thằn lằn bóng ở Nam Phi [22].
Năm 2005, A. Hernandez - Franyutti, Aranzabal và Guillette Jr nghiên cứu
quá trình sinh trứng của loài Thằn lằn noãn thai sinh Mabuya brachypoda. Kết quả
nghiên cứu đã đưa ra mô tả chi tiết cấu trúc khối noãn hoàng, nhân và bộ nhiễm sắc
thể ở các giai đoạn khác nhau [18].
Ngoài ra, Fleming và Blackburn nghiên cứu sự tiến hóa trong quá trình biệt
hóa nhau thai của các loài Thằn lằn noãn thai sinh ở Châu Phi và Nam Mỹ. Theo đó,
sự phát sinh chủng loại của các nhóm Thằn lằn bóng có liên quan đến cấu trúc của
nhau thai và chức năng dinh dưỡng bằng nhau thai khi phân tích cấu trúc và chức
năng của các lớp màng này [13].
Nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ nơi ấp trứng trong điều kiện tự nhiên và nhân
tạo của Thằn bóng đuôi dài được rất nhiều tác giả quan tâm [17].
Trong quần thể Thằn lằn bóng hoa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), sự sai khác
về hình thái giữa con đực và con cái (Sexual dimorphism) thể hiện ở chiều dài thân.
Trong đó, con cái có kích thước nhỏ nhất 90 mm, lớn nhất 115 mm, trung bình 102
mm. Trong khi đó con đực có kích thước nhỏ nhất 93 mm, lớn nhất 117 mm, trung
bình 107 mm [12], [21].

10


Năm 2012 Hernandez – Franyutti và Uribe, nghiên cứu chu kỳ sinh tinh theo
mùa và hình thái học của tế bào mầm ở Thằn lằn bóng Mabuya brachypoda, đã

mô tả các biến thể theo mùa trên mô học của các ống sinh tinh và ống dẫn tinh của
loài Thằn lằn bóng nhiệt đới trong suốt cả năm tại Nacajuca, bang Tabasco,
Mexico. Các kết quả cho thấy sự biến đổi mạnh mẽ hàng năm về khối lượng tinh
hoàn, những giai đoạn của các tế bào mầm, đường kính và chiều cao của biểu mô
ống sinh tinh và các ống dẫn tinh. [5]
Liên quan đến hoạt động sinh sản, Goldberg (2013) đã nghiên cứu chu kỳ sinh
dục của Thằn lằn bóng hoa ở Sarawak (Malaysia). Kết quả của tác giả này cho thấy
không có sự sai khá đực cái như Ji và cộng sự (2006) đã công bố trên loài này ở đảo
Hải Nam. Chu kỳ sinh dục của con đực có hai thời kỳ: thời kỳ tái tạo
(recrudescence) và thời kỳ sinh tinh. Thời kỳ sinh tinh diễn ra quanh năm. [14 ].
1.2. Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, Ngô Đắc Chứng cùng các cộng sự đã công bố các
công trình nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái học gồm sinh thái học sinh sản và
sinh thái học dinh dưỡng của hai loài Thằn lằn bóng Eutropis longicaudatus và
Eutropis multifasciatus ở Việt Nam [10], [11].
Năm 2007, Ngô Đắc Chứng và Trương Tấn Mỹ đã công bố nghiên cứu về đặc
điểm dinh dưỡng và sinh sản của giống Thằn lằn bóng Mabuya Fitzinger, 1826 ở
tỉnh Khánh Hòa. Trong nghiên cứu này tác giả đã giới thiệu về đặc điểm thức ăn,
đặc điểm về cơ quan sinh dục và sự sinh sản của 3 loài Eutropis longicaudatus,
Eutropis macularius và Eutropis multifasciatus.[1]
Tiếp tục năm 2009, Ngô Đắc Chứng và Lê Thắng Lợi nghiên cứu về đặc điểm
sinh sản, sinh học và sinh thái hai loài Thằn lằn bóng Eutropis longicaudatus và E.
multifasciatus ở Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy, mùa sinh sản của loài Eutropis
longicaudatus từ tháng 4 đến tháng 8. Cá thể cái trưởng thành có chiều dài thân
khoảng 83mm. Mùa sinh sản của loài Eutropis multifasciatus khoảng tháng 4 đến
tháng 7, cá thể cái trưởng thành có thân dài khoảng 95mm [2]
Có thể nói về mặt mô học của cơ quan sinh dục Thằn lằn bóng đã được nghiên
cứu tương đối kỹ. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này đều được tiến hành trên các

11



đối tượng ở Châu Phi và Nam Mỹ, là những vùng có điều kiện khí hậu khác xa với
Việt Nam. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về mô học ở loài Thằn lằn bóng hoa
Eutropis multifasciatus (Hallowell, 1856) và Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis
longicaudatius (Kuhl, 1820) ở Việt Nam nói chung và ở Đồng Nai nói riêng.
II. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ [4]
Tỉnh Đồng Nai không giáp biển, nằm trong vùng Đông Nam bộ, thuộc vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam với diện tích tự nhiên là 5.907,24 km2 (chiếm 1.76%
diện tích cả nước) và là một trong ba hạt nhân tạo vùng, có tọa độ địa lí: 10030’03”
đến 11034’57’’ vĩ độ Bắc và 106045’30” đến 107035’00’’ kinh độ Đông, phía Đông
giáp Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp bình Phước,
phía Tây giáp Bình Dương và Tây Nam giáp Thành phố hồ Chí Minh, phía Nam
giáp Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.1.2. Sự phân chia hành chính
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai có 173 phường, xã, thị trấn. Trong đó:
- Thành phố Biên Hoà có 23 phường, 07 xã.
- Thị xã Long Khánh có: 06 phường, 09 xã.
- Huyện Tân Phú có: 01 thị trấn, 17 xã.
- Huyện Định Quán có: 01 thị trấn, 13 xã
- Huyện Xuân Lộc có: 01 thị trấn, 14 xã.
- Huyện Cẩm Mỹ có: 13 xã.
- Huyện Long Thành có: 01 thị trấn, 18 xã.
- Huyện Nhơn Trạch có: 12 xã.
- Huyện Thống Nhất có: 10 xã.
- Huyện Trảng Bom có: 01 thị trấn, 16 xã.
- Huyện Vĩnh Cửu có: 01 thị trấn, 09 xã.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số tỉnh Đồng Nai có

2.483.211 người; trong đó có 1.232.182 nam, 1.252.029 nữ. Như vậy, tỉnh Đồng
Nai có dân số đông hàng thứ 5 của Việt Nam, đứng hàng thứ hai trong số các tỉnh

12


thành miền Đông Nam bộ. Mật độ dân số theo tỉ lệ 421 người/ km2. Có trên 30
thành phần dân tộc sinh sống.
Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông thành phố Hồ Chí
Minh - một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây
Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ bởi các tuyến giao thông huyết mạch như
quốc lộ 1A, quốc lộ 51 và tuyến đường sắt Thống Nhất… Vì thế, Đồng Nai được
coi như là “bản lề chiến lược” giữa bốn vùng của các tỉnh phía Nam. Nó không chỉ
có vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế, mà còn có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế
kết hợp an ninh quốc phòng và môi trường của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai
13


2.1.3. Địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót
rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam. Có thể phân biệt các dạng địa
hình chính như sau:
+ Địa hình đồng bằng gồm hai dạng chính: Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 10m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 - 5m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có
chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km.
+ Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 - 2m, có chỗ thấp hơn mực nước
biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn
bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng.

+ Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 - 200m. Bao gồm các đồi bazan, bề
mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 - 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất
lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối bazan, phù sa cổ. Đất
phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám.
+ Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của
dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 – 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu
ở phía bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một
vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–
300m), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét.
Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có
82,09% đất có độ dốc < 80, 92% đất có độ dốc <150, các đất có độ dốc >150 chiếm
khoảng 8%. Trong đó:
Đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng ngập
nước quanh năm. Đất đen, nâu, xám hầu hết có độ dốc < 80, đất đỏ hầu hết<150.
Riêng đất tầng mỏng và đá bọt có độ dốc cao.
2.1.4. Khí hậu [4]
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa
tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
(khoảng 5 – 6 tháng), mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (khoảng 6 – 7 tháng).
Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12.

14


Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,70 C. Mức độ chênh
nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất
và lạnh nhất là 4,20 C.
Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4 – 26,70 C, chênh lệch giữa tháng cao nhất
và tháng thấp nhất là 4,80 C. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26 – 26,80 C. So với
mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,80 C.

Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Địa bàn huyện
Tân Phú, phía bắc huyện Định Quán, huyện Vĩnh Cửu có lượng mưa lớn nhất, trên
2.500mm/năm. Mùa khô, tổng lượng mưa chỉ từ 210 – 370 mm chiếm 12 – 145
lượng mưa của năm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 – 2.400 mm, chiếm 86 – 88%
lượng mưa của năm. Phân bố lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam và
từ giữa ra hai phía Đông và Tây của Đồng Nai.
2.1.5. Các loại đất đai
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính, tuy
nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:
+ Các loại đất hình thành trên đá bazan: Gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ
phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía bắc và
đông bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài
ngày như: cao su, cà phê, tiêu…
+ Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét: gồm đất xám, nâu
xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía nam, đông
nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn Trạch).
Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như
đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều…
+ Các loại đất hình thành trên phù sa mới, gồm: đất phù sa, đất cát. Phân bố
chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với
nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…
2.1.6. Nguồn nước
Đồng Nai có 16.666 ha sông suối chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên, là một
tỉnh có mạng lưới sông suối khá dày đặc. Hàng năm các con sông ở đây cung cấp

15


một khối lượng nước khổng lồ 30,2 x 109 m3. Lượng nước này, đủ cung cấp cho
sản xuất, sinh hoạt và làm ra điện với công suất lý thuyết hơn 500 nghìn kw/h.

Hệ thống sông Đồng Nai với sông chính dài 610 km, đoạn chảy qua Đồng Nai
dài 220 km (tính đến ngã ba sông Lòng Tàu - Nhà Bè). Lưu vực sông rộng 42.600
km2, có hơn 253 sông suối lớn nhỏ là phụ lưu. Đây là con sông lớn thứ hai của
Nam Bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên về đến cửa biển Xoài Rạp. Nhìn
chung, về mặt hình thái lưu vực, sông Đồng Nai là một sông lớn, lưu vực gần như
nằm trọn trên lãnh thổ nước ta, sông có nguồn nước phong phú và nhiều tiềm năng
về thủy điện.
Sông Đồng Nai là con sông dồi dào về nguồn nước và phong phú về cảnh đẹp,
bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) chảy ngang qua thành phố Biên
Hòa đã tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, với những
cánh đồng lúa xanh ngút ngàn và những vườn cây ăn trái xum xuê, trĩu quả với
nhiều đặc sản địa phương của miền nhiêt đới, như: chôm chôm, sầu riêng, bưởi,
xoài, ổi, măng cụt, dâu, mít tố nữ, … Có thể nói, từ xa xưa dọc theo dòng sông lịch
sử này đã hình thành nên các khu phố cổ rất sầm uất như: cù lao Phố, làng cổ Bến
Gỗ, các làng nghề truyền thống như: làng gốm Tân Vạn, Hóa An và gắn với dòng
sông lịch sử này chính là các làng cá bè Tân Mai, La Ngà, cùng với các khu trọ trên
sông đã tạo nên một nét văn hóa đặc sắc, với nếp sinh hoạt và buôn bán tấp nập trên
bến dưới thuyền. Có địa thế là trung tâm thành phố Biên Hòa, cách trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, được bao quanh bởi sông Đồng Nai, là điểm sáng
để xây dựng, làm tour sinh thái, văn hóa. Với phong cảnh hữu tình, thanh bình, êm
ả, nhưng tràn đầy sức sống. Gắn với đặc sắc trung tâm thành phố bên sông thì địa
danh này còn có nhiều di tích lịch sử và lễ hội truyền thống.
2.1.7. Sinh vật
Đến năm 2015, diện tích rừng của tỉnh Đồng Nai là 177.939 ha, độ che phủ
30,1%. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 119.950ha và diện tích rừng trồng là
57.989ha. Rừng của tỉnh Đồng Nai trước đây là rừng nguyên sinh được hình thành
dưới ảnh hưởng tương tác và tổng hợp của những điều kiện tự nhiên trong vùng như
đặc điểm về vị trí địa lý, sự đa dạng trong cấu tạo địa hình và tính chất thổ nhưỡng

16



kết hợp với chế độ khí hậu ẩm nhiệt đới góp phần hình thành và phát triển hệ thực
vật và động vật phong phú, mang lại lợi thế và tiềm năng phát triển các sản phẩm du
lịch, như sau:
+ Vườn Quốc gia Cát Tiên: Có nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, trắc, gõ đỏ, trai,
giáng hương; nhiều loại thú quý hiếm như bò tót, voi, công xanh, trĩ, sao, tê giác, cá
sấu... không chỉ có giá trị kinh tế, tài nguyên rừng còn đem lại nguồn dược liệu quý
hiếm, khoảng 240 cây lá thuốc và hàng trăm động vật.
+ Các khu rừng cảnh quan gắn với di tích lịch sử: Rừng ven hồ Trị An, rừng
Thác Mai - Hồ nước nóng ở lâm trường Tân Phú, rừng Sác ở Nhơn Trạch, Long
Thành... có nhiều tiềm năng du lịch. Tài nguyên rừng tỉnh Đồng Nai gắn liền với
các di tích lịch sử của nhiều căn cứ địa cách mạng, giữ vị trí chiến lược quan trọng
về mặt quốc phòng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Tiêu biểu cho di
tích này là Căn cứ Khu ủy Miền Đông, huyện Vĩnh Cửu và Chiến khu rừng Sác
huyện Long Thành và Nhơn Trạch.
+ Cảnh quan rừng và hệ sinh thái rừng: Tài nguyên rừng Đồng Nai là một
món quà vô giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng. Tính đa dạng sinh học đã mang
lại nhiều lợi ích cho đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những hậu quả của việc khai
thác rừng quá mức để thu lợi ích kinh tế trước mắt sẽ gây ra những tác động lớn đến
vấn đề suy giảm môi trường, làm thay đổi tính đa dạng sinh học của rừng, ảnh
hưởng không nhỏ đến môi trường sống của con người.

17


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hai loài Thằn lằn bóng giống Eutropis Fitzinger, 1843:

- Thằn lằn bóng đuôi dài: Eutropis longicaudatus (Hallowell,1856)
- Thằn lằn bóng hoa: Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820)
Lớp Bò sát: Reptilia
Bộ Có vảy: Squamata
Họ Thằn lằn bóng: Scincidae
Giống Thằn lằn bóng: Eutropis
2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
- 12 tháng: Từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 7 năm 2017.
- Tháng 8 và tháng 9 năm 2017: Xử lý số liệu thu được và viết luận văn.
2.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Địa điểm thu mẫu: Tiến hành thu mẫu từng tháng, mẫu vật nghiên cứu được
thu thập ở ngoài tự nhiên và trại nuôi thử nghiệm tại tỉnh Đồng Nai.
Địa điểm nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân tích mô học: Tại phòng thí
nghiệm Động vật học của Đại học Sư Phạm – Đại học Huế.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu mẫu
Thu mẫu trực tiếp bằng tay, bằng thòng lọng hoặc bằng câu (dùng mồi là cào
cào, nhện, giun đất...) ngoài tự nhiên và trong trại nuôi. Thời gian thu mẫu bắt đầu
từ 9 giờ sáng đến 16 giờ trong ngày.
Tiến hành thu mẫu theo từng tháng, mỗi tháng thu khoảng 15 - 20 cá thể đực
cái (thậm chí là con non). Thu mẫu ở các độ tuổi khác nhau tùy theo mùa. Đã phân
tích 311 mẫu vật Thằn lằn bóng thu được trên thực địa và 98 tiêu bản mẫu mô.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Sau khi làm chết mẫu vật, sử dụng thước kẹp điện tử để xác định các số đo hình
thái như chiều dài thân (SVL, mm), chiều dài đầu (HW, mm), rộng bụng (RB, mm)… sử
18


dụng các loại cân điện tử bỏ túi hoặc để bàn (± 0,1 g hoặc ± 0,01 g) để xác định
khối lượng cơ thể (BM). Tiến hành quan sát hình thái ngoài, mô tả và xác định loài

tương ứng.
- Các thông số đo được ghi đầy đủ vào phiếu để xử lý số liệu sau này.
- Quan sát hình dáng bên ngoài để:
+ Xác định loài Thằn lằn dựa vào số vạch trên vảy, hình dáng vảy ở đầu mút
mỏm, số vảy ở ngón chân.
+ Xác định giới tính thông qua màu sắc, số đốm trắng hai bên sườn, màu sắc
hai vạch chạy dài từ sau mắt đến chi sau.
Từ việc xác định giới tính thông qua hình thái kết hợp với giải phẩu và phân
tích tinh hoàn và buồng trứng theo tháng để đánh giá khả năng sinh sản của loài
bằng phương pháp mô học.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản
Đặc điểm sinh dục đực: Mổ xoang bụng, tách tinh hoàn ra khỏi xoang bụng đặt lên
đĩa peptri để đo chiều dài, chiều rộng và mô tả màu sắc từng tinh hoàn phải và trái. Sau
đó ngâm tinh hoàn vào dung dịch Bouin để làm tiêu bản mô học tinh hoàn.
Đặc điểm sinh dục cái: Mổ xoang bụng, đo chiều dài, chiều rộng buồng trứng
hoặc trứng; Đếm số lượng trứng, phân loại và mô tả màu sắc trứng theo 3 mức độ:
trứng nhỏ, trứng lớn và trứng già (hoặc phôi) theo từng tháng trong mùa giao phối
và sinh sản.
Tính thể tích của tinh hoàn và buồng trứng theo công thức (với π = 3,14159) [11]

V

4
length
width 2
x(
)x(
)
3
2

2

Đặc biệt, ở loài Thằn lằn bóng hoa Eutropic multifasciatus (đây là loài sinh
sản noãn thai sinh) phân tích thêm màng ngoài phôi để xác định mối liên hệ nhau
thai với cơ thể mẹ.
Thông qua theo dõi sự phát triển của buồng trứng, phôi và tinh hoàn ở các số
liệu thu được tại điểm nghiên cứu trong mỗi tháng, từ đó xác định được khả năng
sinh sản của mỗi loài. Phân tích ảnh hưởng các yếu tố vô sinh đến đặc điểm sinh sản
của hai loài Thằn lằn bóng trên.
19


2.4.4. Phương pháp phân tích mô học cơ quan sinh dục
2.4.4.1. Thu mẫu và bảo quản mẫu
Sau khi nghiên cứu hình thái sinh sản; tách tinh hoàn, buồng trứng, đặc biệt ở
loài Thằn lằn bóng hoa Eutropic multifasciatus (đây là loài sinh sản noãn thai sinh)
tách thêm màng ngoài phôi cho vào lọ có chứa dung dịch Bouin với tỉ lệ mẫu trên
dung dịch là 1/10.
Thành phần dung dịch Bouin gồm có: 15% dung dịch axít picric bão hòa, 5%
formalin ở mức 40% và 1% axít axetic.
2.4.4.2. Phương pháp phân tích mô học
Tiêu bản mô học tuyến sinh dục được thực hiện dựa theo phương pháp của
Hinton (1990) [15]. Tuyến sinh dục sau khi được cố định bằng dung dịch Bouin sẽ
được tẩy sạch, đóng khối, cắt, nhuộm tiêu bản và đưa lên kính hiển vi quan sát. Mẫu
tiêu bản được nhuộm theo phương pháp nhuộm màu Hematoxylin – Eosin.

Hình 2.1. Sơ đồ các bước trong quy trình xử lý mẫu (Hinton, 1990)
20



Cố định mẫu
Sử dụng dung dịch Bouin để cố định mẫu. Theo Gabe (1976) chiều dày của
mẫu mô tốt nhất là nhỏ hơn 3mm. Thời gian cố định dao động từ 4 – 24 giờ.
Sau khi cố định xong, tiến hành rửa mô. Thời gian rửa bằng thời gian cố định
nếu rửa bằng nước, hoặc rửa trong cồn 500, sau đó chuyển sang cồn 700 để bảo quản
trong thời gian dài.
Cắt tỉa và định hướng cho mẫu mô đã được cố định
Mẫu mô có thể được cắt tỉa bằng lưỡi dao cạo hoặc dao mổ để đạt được kích
cỡ mong muốn.
Mẫu mô có thể được cắt đôi theo chiều nằm ngang hoặc cắt thẳng đứng
dọc giữa.
Loại nước, làm trong mẫu, ngấm paraffin
Quá trình loại nước được thực hiện bằng cách nhúng mẫu mô qua một loạt các
dung dịch cồn với các nồng độ gia tăng (100 cho mỗi bước) từ cồn 500 đến cồn 800,
sau đó nhúng mẫu vài lần trong cồn 950 và cuối cùng là chuyển sang cồn 100%.
Làm trong mẫu: tiếp theo ngâm mẫu trong dung môi xylen trong thời gian từ
30 phút đến 2 giờ để loại bỏ cồn.
Ngấm paraffin: Mẫu được ngâm trong các lọ paraffin nóng chảy (570 – 60o)
với thời gian từ 1 – 3 giờ tùy theo kích thước mô.
Đúc khối
Mẫu mô đã được ngấm paraffin tốt sẽ được đặt trong khuôn bằng nhựa hay
inox. Định hướng miếng mô cho đúng, cẩn thận đổ paraffin nóng chảy vào khuôn.
Sau đó đặt vào tủ lạnh để làm rắn khuôn, sau đó tách khối paraffin ra khỏi khuôn.
Cắt mẫu
Mục đích của bước này nhằm cắt mẫu mô thành những lát thật mỏng có khả
năng cho ánh sáng xuyên qua để quan sát bằng kính hiển vi.
Cắt lạnh
Mẫu được cắt bằng máy cắt lạnh, thường thì khí CO2 hóa lỏng được dùng để
làm lạnh mẫu và máy cắt. Nhược điểm của cách cắt này là khó có thể cắt mẫu thành
những lát mỏng hơn 3µm.


21


Cắt mô đúc trong khối paraffin
Chuẩn bị dao cắt
Đặt dao vào máy cắt, vặn ốc thật chặt. Khối mẫu sẽ được cắt thành các lát
cắt khi tay quay của máy cắt xoay tròn, mỗi một vòng xoay thì một lát cắt được
hình thành.
Cắt mẫu
Trước khi tiến hành cắt, phải điều chỉnh độ dày của lát cắt, có thể bắt đầu bằng
những lát cắt 10 – 12µm. Sau khi đã cắt bằng mặt khối nến và đạt đến vị trí mong
muốn, điều chỉnh độ dầy theo từng nghiên cứu cụ thể, thông thường là từ 4 – 6µm.
Nếu việc đúc khối với paraffin được thực hiện tốt, lưỡi dao sắc, nhiệt độ trong
phòng thích hợp, các lát cắt sẽ nối tiếp sẽ dính vào nhau thành một dãy băng dài.
Dán lát cắt vào phiến kính: Khi dãy băng các lát cắt dài từ 10 – 15cm, chúng
sẽ được lấy ra khỏi lưỡi dao bằng cách chèn kim giải phẫu vào giữa các lát cắt và
dao cắt. Đặt tạm cả phiến bằng lên giấy vẽ đen và tách các lát cắt ra với độ dài thích
hợp. Sau đó đặt lát cắt nổi trong một chậu nước ấm (40 – 44oC) để giúp các lát cắt
giãn thẳng ra trước khi dán vào phiến kính.
Dán lát cắt vào phiến kính bằng dung dịch Mayer’s albumen hoặc gelatin.
Với dung dịch albumen, cho một giọt rất nhỏ dung dịch lên phiến kính,
dùng tay xoay đều để tạo thành một màng mỏng albumen trên phiến kính. Sau
khi làm giãn thằng lát cắt trong chậu nước ấm, điều chỉnh lát cắt đúng hướng,
từ từ rút phiến kính khỏi nước, lát cắt sẽ được dán chặt vào phiến kính. Đối với
dung dịch gelatin thì đơn giản hơn, cho dung dịch gelatin vào thẳng trong chậu
nước ấm (40 - 45 oC) lát cắt sẽ được thả nổi trong dung dịch này và cách dán lát
cắt được thực hiện tương tự.
Nhuộm mẫu bằng Mayer’s Hematoxylin và Eosin (Hinton, 1990) [15].
Lát cắt được loại paraffin bằng cách sấy qua đêm ở nhiệt độ 56 – 60oC.

Phiến mẫu sau khi loại paraffin sẽ được làm ngâm nước theo các bước sau:
+ Nhúng phiến mẫu vào xylen 2 – 3 phút.
+ Chuyển sang xylen sạch 1 – 2 phút.

22


×