Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu mật độ, biến động số lượng và xác suất phát hiện loài nhông cát sọc (leiolepis guentherpetersi) ở vùng cát ven biển huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THỊ THANH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ, BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG VÀ
XÁC SUẤT PHÁT HIỆN LOÀI NHÔNG CÁT SỌC
(Leiolepis guentherpetersi) Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CAO THỊ THANH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ, BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG VÀ
XÁC SUẤT PHÁT HIỆN LOÀI NHÔNG CÁT SỌC
(Leiolepis guentherpetersi) Ở VÙNG CÁT VEN BIỂN
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60420103

Giảng viên hướng dẫn khoa học:
TS. NGÔ VĂN BÌNH
GS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Ngô Văn Bình và GS.TS. Ngô Đắc Chứng. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Cao Thị Thanh Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS. Ngô Đắc
Chứng và thầy giáo TS. Ngô Văn Bình đã tận tình hướng dẫn, trang bị cho tôi
những kiến thức, kỹ năng cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học; thầy giáo, cô giáo
Bộ môn Động vật học cùng quý thầy cô trong khoa Sinh học và phòng Đào tạo Sau
Đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum; Ban Giám hiệu và quý thầy cô tổ Hóa - Sinh
trường PT DTNT Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của bà con
nhân dân sống tại huyện Phú Lộc - nơi tôi thực hiện đề tài về mặt thông tin và các
điều kiện để thực hiện điều tra, khảo sát; các bạn lớp Động vật học Khóa 25 đã hỗ

trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu mẫu. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý
báu đó.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia
đình đã luôn quan tâm, chia sẻ những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho
tôi yên tâm học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Huế, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn
Cao Thị Thanh Nguyên


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................7
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................7
4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................9
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ....................................................................9
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu giống Leiolepis trên thế giới ...........................9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu giống Leiolepis ở Việt Nam .................................13
1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến tỷ suất chiếm cứ điểm và các chương
trình giám sát động vật quy mô lớn ...................................................................17
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ..............................................................20
1.2.1. Giới hạn khu vực nghiên cứu...................................................................20
1.2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu .................................................................21
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................25
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................25
2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................25

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................27
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................27
2.2.4. Phương pháp xác định đặc điểm hình thái của loài .................................28
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu việc sử dụng vi môi trường sống ....................29
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu phương thức hoạt động ...................................29
2.2.7. Phương pháp ước tính mật độ quần thể ...................................................29
2.2.8. Phương pháp nghiên cứu xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm ..30
2.2.9. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ............................................................34
2.2.10. Xử lý số liệu và phân tích thống kê .......................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................35

1


3.1. Đặc điểm hình thái loài Nhông cát sọc Leiolepis guentherpetersi .................35
3.1.1. Đặc điểm hình thái ...........................................................................35
3.1.2. Mối quan hệ giữa một số số đo hình thái .................................................37
3.2. Vi môi trường sống và phương thức hoạt động của Nhông cát sọc ...............40
3.2.1. Sử dụng vi môi trường sống ....................................................................40
3.2.2. Phương thức hoạt động ............................................................................43
3.3. Ước tính mật độ quần thể, biến động số lượng cá thể Nhông cát sọc ............45
3.3.1. Ước tính mật độ quần thể ........................................................................45
3.3.1.1. Ước tính mật độ quần thể theo ô tiêu chuẩn .........................................45
3.3.1.2. Ước tính mật độ hang ...........................................................................47
3.3.1. Ước tính mật độ quần thể ......................................................................458
3.4. Xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm .................................................50
3.4.1. Xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm của loài giữa hai môi trường
sống trong mùa mưa ..........................................................................................50
3.4.2. Xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm giữa hai môi trường sống
trong mùa khô ....................................................................................................55

3.5. Sử dụng bền vững Nhông cát sọc ...................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62
1. Kết luận .............................................................................................................62
2. Kiến nghị ...........................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BM

: Khối lượng cơ thể

SVL

: Chiều dài thân

TL

: Chiều dài đuôi

HL

: Dài đầu

HW

: Rộng đầu


HH

: Cao đầu

HE

: Chiều cao lỗ tai ngoài

AG

: Khoảng cách giữa nách - háng

DN

: Khoảng cách giữa hai mũi

FL

: Dài chi trước

HB

: Dài chi sau

TIB

: Dài cẳng chân

FA


: Dài cẳng tay

DE

: Đường kính lỗ tai ngoài

DiE

: Đường kính mắt

MW

: Rộng miệng

AICc

: Tiêu chuẩn thông tin của Akaike đối với kích thước mẫu nhỏ

∆AICc
AIC
weight
ML
K

: Sự khác biệt tuyệt đối trong các giá trị AIC so với mô hình
tốp trên
: Tầm ảnh hưởng của mô hình
: Model Likelihood = Khả năng xảy ra của mô hình
: Thông số mô hình suy luận


GB

: Các điểm nghiên cứu thuộc môi trường sống gần biển

XB

: Các điểm nghiên cứu thuộc môi trường sống xa biển

N

: Nhiệt độ

DA

: Độ ẩm

M

: Tình hình nắng, mưa và nắng mưa không xác định được

M1

: Nắng

M2

: Mưa

M3


: Tình hình nắng mưa không xác định được

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các số đo hình thái của Nhông cát sọc ....................................................28
Bảng 2.2. Dự đoán chi tiết của sự đánh giá tỷ suất chiếm cứ điểm của một loài. ..32
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái loài Nhông cát sọc ....................................................36
Bảng 3.2. Nhiệt độ và độ ẩm của vi môi trường sống nơi phát hiện loài Nhông cát
sọc Leiolepis guentherpetersi ở vùng nghiên cứu ....................................................41
Bảng 3.3. Ước tính mật độ quần thể trung bình qua 18 khảo sát ở Lộc Vĩnh và
Vinh Hiền .................................................................................................................46
Bảng 3.4. Ước tính mật độ hang của quần thể Nhông cát sọc dựa vào số lượng
hang trên ô tiêu chuẩn ...............................................................................................47
Bảng 3.5. Tóm tắt hai mô hình cơ bản để kiểm tra mức ý nghĩa thống kê về khả
năng phát hiện loài Nhông cát sọc trong mùa mưa tại vùng nghiên cứu .................51
Bảng 3.6. Tóm tắt quá trình chọn lọc mô hình AIC đối với loài Nhông cát sọc
thông qua 50 điểm với 9 khảo sát thuộc mùa mưa tại vùng nghiên cứu .................53
Bảng 3.7. Tóm tắt các mô hình ứng cử viên để suy luận mức độ ảnh hưởng của yếu
tố thời tiết đến khả năng phát hiện loài L. guentherpetersi ở vùng nghiên cứu ......54
Bảng 3.8. Tóm tắt quá trình chon lọc mô hình AIC đối với loài Nhông cát sọc
thông qua 50 điểm với 9 khảo sát thuộc mùa khô tại vùng nghiên cứu...................57
Bảng 3.9. Tóm tắt các mô hình ứng cử viên để suy luận mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố nhiệt độ và thời tiết đến khả năng phát hiện loài L. guentherpetersi ở vùng
nghiên cứu. ................................................................................................................58

4



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu, thu mẫu, giám sát .......................................26
Hình 2.2. Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi) ở vùng cát ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................27
Hình 2.3. Mô tả cách quan sát trong giám sát điểm .................................................31
Hình 3.1. Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi) ở vùng cát ven biển huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................................................35
Hình 3.2. Hồi quy không tuyến tính giữa chiều dài thân với khối lượng cơ thể .....37
Hình 3.3. Hồi quy không tuyến tính giữa chiều dài đuôi với khối lượng cơ thể .....38
Hình 3.4. Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân với dài đầu .................................38
Hình 3.5. Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân với rộng đầu ...............................39
Hình 3.6. Hồi quy tuyến tính giữa chiều dài thân với khoảng cách nách - háng .....40
Hình 3.7. Tỷ lệ phần trăm của Nhông cát sọc tại các vi môi trường sống và nhiệt độ
tương ứng tại các vi môi trường sống đó..................................................................42
Hình 3.8. Tỷ lệ phần trăm của Nhông cát sọc tại các vi môi trường sống và độ ẩm
tương ứng tại các vi môi trường sống đó..................................................................42
Hình 3.9. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí với số lượng cá thể hoạt động .....43
Hình 3.10. Thời gian hoạt động của Nhông cát sọc .................................................44
Hình 3.11. Phương thức hoạt động của L. guentherpetersi .....................................44
Hình 3.12. Mật độ quần thể Nhông cát sọc ở vùng Lộc Vĩnh và vùng Vinh Hiền
trong hai mùa nghiên cứu .........................................................................................46
Hình 3.13. Số lượng cá thể Nhông cát sọc L. guentherpetersi theo thời gian trong
ngày ở các môi trường sống ......................................................................................48
Hình 3.14. Số lượng cá thể Nhông cát sọc theo thời gian trong ngày ở mùa mưa và
mùa khô .....................................................................................................................49
Hình 3.15. Xác suất phát hiện loài Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi) từ mô
hình [ψ(.),p(survey)] tại vùng nghiên cứu trong mùa mưa. .....................................52
Hình 3.16. Xác suất phát hiện loài Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi) từ mô
hình [ψ(.),p(survey)] tại vùng nghiên cứu trong mùa khô. ......................................56

Hình 3.17. Hoạt động đốt và khai thác gỗ phi lao ở vùng cát ven biển huyện Phú
Lộc (A, B); đào hang bắt Nhông cát sọc (C); xây dựng khu nghỉ dưỡng sinh thái ở
ven biển huyện Phú Lộc (D). ....................................................................................60

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi Darevsky & Kupriyanova, 1993) là
loài đặc hữu của Việt Nam, có vùng phân bố hẹp từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh
Quảng Ngãi (Nguyen et al., 2009; Grismer et al., 2014). Chúng chủ yếu phân bố ở
những dải cát ven biển. Loài này có phương thức sinh sản trinh sinh
(parthenogenetic species), tất cả các cá thể trong quần thể đều là con cái (Darevsky
& Kupriyanova, 1993; Grismer & Grismer, 2010).
Nhông cát sọc có giá trị thực phẩm và dược liệu. Chúng có kích thước tương
đối lớn, thịt thơm ngon bổ dưỡng. Đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người đau ốm có
thể dùng thịt Nhông cát sọc để nâng cao thể lực. Đồng thời, thịt Nhông cát sọc cũng
được chế biến thành các món ăn đặc sản cho người trong vùng và các du khách ở
một số tỉnh miền Trung. Người ta còn dùng rượu ngâm Nhông cát sọc để hỗ trợ
chữa bệnh tê liệt, đau nhức xương khớp và cơ bắp, hen suyễn (Nguyễn Lân Hùng,
2009). Mặt khác, nhông cát sọc ăn nhiều loại côn trùng có hại cho các hệ sinh thái
nông nghiệp như cào cào, châu chấu, bọ xít, ruồi, bướm,… Do đó chúng là một mắt
xích quan trọng của các chuỗi thức ăn và đóng vai trò nhất định trong việc cân bằng
hệ sinh thái vùng cát ven biển (Trần Quốc Dung và Ngô Quốc Trí, 2012).
Hiện nay, việc mở rộng các khu du lịch ven biển, xây dựng các khu nghỉ
dưỡng sinh thái, mở rộng vùng đất canh tác, nuôi trồng thủy sản,…đang diễn ra
trên quy mô lớn tại vùng cát ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm
mất môi trường sống tự nhiên của các loài nhông cát. Hơn nữa, việc con người
thường xuyên săn bắt đã khiến loài này bị giảm mạnh số lượng cá thể trong quần

thể, làm giảm sự đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh học trong hệ
sinh thái.
Các nghiên cứu về Nhông cát sọc (L. guentherpetersi) trên thế giới và trong
nước chủ yếu tập trung vào phân loại, ghi nhận sự phân bố, mô tả đặc điểm hình
thái, sinh thái trong điều kiện nuôi và phân tích kiểu nhân (Darevsky &
Kupriyanova, 1993; Lê Thị Nga và Ngô Đắc Chứng, 2009; Nguyen et al., 2009;
Trần Quốc Dung và cộng sự, 2009; Grismer & Grismer, 2010; Trần Quốc Dung và

6


Ngô Quốc Trí, 2012; Grismer et al., 2014). Các khía cạnh khác còn lại về sinh học
và sinh thái học của Nhông cát sọc trong điều kiện tự nhiên hiện đang còn thiếu. Vì
vậy, những nghiên cứu về sự phân bố theo không gian và thời gian, xác suất phát
hiện và các tỷ suất chiếm cứ điểm (site occupancy) của loài này liên kết với các yếu
tố ảnh hưởng là cần thiết, góp phần bổ sung những hiểu biết mới về loài Nhông cát
sọc ở Việt Nam, cung cấp các thông tin khoa học cơ bản làm cơ sở khoa học để bảo
tồn, phát triển và khai thác bền vững quần thể của loài trong tự nhiên.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên
cứu mật độ, biến động số lượng và xác suất phát hiện loài Nhông cát sọc
(Leiolepis guentherpetersi) ở vùng cát ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá mật độ cá thể thông qua các mùa ở các môi trường sống khác nhau
và xác suất phát hiện loài Nhông cát sọc (Leiolepis guentherpetersi) ở vùng cát ven
biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế tạo cơ sở khoa học để đề xuất môi trường
sống cần ưu tiên bảo tồn.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Mô tả đặc điểm hình thái loài Nhông cát sọc.
- Mô tả đặc điểm hình thái của Nhông cát sọc qua các mẫu thu được từ vùng

cát ven biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung 2: Sử dụng vi môi trường sống và phương thức hoạt động của
Nhông cát sọc.
- Đánh giá khả năng sử dụng vi môi trường sống của loài.
- Đánh giá phương thức hoạt động của loài.
Nội dung 3: Ước tính mật độ, biến động số lượng cá thể của quần thể Nhông
cát sọc.
- Ước tính mật độ quần thể theo ô tiêu chuẩn.
- Ước tính mật độ hang của quần thể bằng phương pháp đếm số hang theo ô
tiêu chuẩn.
- Phân tích sự biến động số lượng cá thể Nhông cát sọc theo các khoảng thời

7


gian trong ngày ở hai môi trường sống khác nhau và theo mùa.
Nội dung 4: Xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm của loài.
- Đánh giá xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm của loài ở vùng nghiên
cứu trong mùa mưa.
- Đánh giá xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm của loài ở vùng nghiên
cứu trong mùa khô.
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung các dẫn liệu về hình thái, mật
độ quần thể, biến động số lượng, xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm của
loài Nhông cát sọc ở vùng cát ven biển huyện Phú Lộc. Đồng thời kết quả nghiên
cứu là một tài liệu có giá trị tham khảo tốt, giúp các nhà quản lý, các nhà nghiên
cứu có những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý, xây dựng các chiến lược
bảo tồn, phát triển và khai thác bền vững quần thể của loài trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.


8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Những vấn đề nghiên cứu giống Leiolepis trên thế giới
Năm 1993, Darevsky và Kupriyanova đã công bố hai loài mới trong giống
Leiolepis. Qua phân tích hình thái và sinh học phân tử cho thấy: Hai loài này có
quần thể toàn cái và sinh sản theo phương thức trinh sinh. Leiolepis guentherpetersi
có kiểu nhân tam bội (3n = 54) với các mẫu chuẩn thu được từ Thủy Phù (Hương
Thủy), Thừa Lưu (Phú Lộc) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và L. boehmei là loài lưỡng
bội với các mẫu chuẩn thu được từ tỉnh Songkhla thuộc phía Nam của Thái Lan.
Đặc điểm hình thái cơ bản của L. guentherpetersi được thể hiện qua chiều dài thân
và chiều dài đuôi tối đa lần lượt là 156 mm và 282 mm; 21 - 24 lỗ đùi; 8 - 10 vảy
môi trên và 9 - 11 vảy môi dưới. Trong khi đó, L. boehmei có chiều dài thân và
chiều dài đuôi tối đa lần lượt là 123 mm và 245 mm; 15 - 19 lỗ đùi; 9 - 10 vảy môi
trên và 10 - 12 vảy môi dưới. Nghiên cứu cũng cho rằng: L. triploida có thể có
nguồn gốc từ phép lai giữa cá thể cái L. boehmei với cá thể đực L. belliana ở phía
Nam của Thái Lan, L. guentherpetersi cũng là con lai giữa hai loài lưỡng tính L.
reevesii ở phía Bắc và L. guttata ở phía Nam của Việt Nam (Darevsky &
Kupriyanova, 1993).
Năm 2001, Schmitz et al. đã tiến hành phân tích ADN trong ti thể để kiểm tra
mối liên hệ giữa các loài thuộc giống Leiolepis xuất hiện ở Việt Nam và các khu
vực lân cận. Kết quả cho thấy sự khác biệt về trình tự cặp nucleotide của L.
guentherpetersi và L. guttata rất thấp, chỉ chiếm 0,37%. Điều này hỗ trợ cho suy
luận L. guentherpetersi có nguồn gốc phát sinh từ L. guttata (Schmit et al., 2001).
Năm 2003, Cooper thử nghiệm về tập tính săn mồi của loài Leiolepis belliana.
Theo đó, L. belliana là loài ăn tạp và có khả năng phân biệt các loại thức ăn khác
nhau. Chúng phản ứng mạnh mẽ với các kích thích từ thức ăn là con mồi và thực
vật hơn là các kích thích hóa học (nước hoa tẩm trong miếng bông). Từ đó chúng sử

dụng lưỡi và phản ứng cắn để lấy thức ăn tùy theo thức ăn đó là động vật hay thực
vật (Cooper, 2003).

9


Năm 2004, Aranyavalai và Thirakhupt đã công bố nghiên cứu phân tích kiểu
nhân của L. boehmei thu thập từ tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan. Tổng số
có 34 nhiễm sắc thể đã được tìm thấy trong nhân của tế bào lympho chuẩn bị giảm
phân. Trong đó có 12 nhiễm sắc thể lớn và 22 nhiễm sắc thể nhỏ. Bộ nhiễm sắc thể
đơn bội của L. boehmei chỉ có 11 nhiễm sắc thể nhỏ trong khi L. triploida có 12
nhiễm sắc thể nhỏ. Kết quả này đã phủ nhận quan điểm L. boehmei là một trong
những loài bố mẹ của L. triploida. Đồng thời cho rằng L. triploida được tạo ra do
kết quả của quá trình tự đa bội hóa (Aranyavalai & Thirakhupt, 2004).
Đến năm 2005, Krysko và Enge đã công bố sự tồn tại của L. belliana ở Miami,
Florida, Hoa kỳ. L. belliana không phải là loài bản địa ở khu vực này. Nguyên nhân
dẫn đến sự phân bố của quần thể này ở Floria là do những người buôn bán động vật
vận chuyển vật nuôi và bò sát từ các nước nhiệt đới đến đây vào khoảng năm 1992.
L. belliana chủ yếu có ở các khu vực khô ráo, có cát, đặc biệt là gần bờ biển.
Nghiên cứu cũng mô tả tập tính phơi nắng, săn mồi của L. belliana trên các bãi cỏ,
kiếm ăn vào ban ngày và trở về hang trước khi trời tối, đào hang sâu 30 cm và dài
70 cm dưới đất. Thức ăn của L. belliana là cỏ, cua, châu chấu, bọ cánh cứng, bướm
và côn trùng khác. Chúng hoạt động mạnh nhất khi nhiệt độ không khí đạt 330C
(Krysko & Enge, 2005).
Năm 2006, Malysheva et al. tiến hành phân tích sự biến đổi di truyền ở các
loài Thằn lằn sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính thuộc giống Leiolepis ở Đông
Nam Á. Kết quả phân tích tính tương đồng trong cấu trúc DNA cho thấy loài L.
guentherpetersi có chỉ số tương đồng S = 0,96 khác chỉ số tương đồng của L.
reevesii (S = 0,6). Đồng thời các các cá thể L. guentherpetersi tham gia phân tích
đều đồng nhất về mặt di truyền đã tiếp tục khẳng định phương thức sinh sản vô tính

của chúng (Malysheva et al., 2006).
Năm 2009, Srikulnath et al. công bố nghiên cứu về đặc điểm kiểu nhân của L.
reevesii rubritaeniata bằng phương pháp sinh học phân tử. Srikulnath et al. tiến
hành nhuộm Giemsa và sử dụng kĩ thuật lai huỳnh quang đối với các gen 18S-28S
rRNA và 5S rRNA, đồng thời sử dụng các chuỗi telomere (TTAGGG)n và CGH.
Kết quả cho thấy kiểu nhân của L. reevesii rubritaeniata (2n = 36) gồm 12 nhiễm

10


sắc thể lớn và 24 nhiễm sắc thể nhỏ. Gen 18S-28S rRNA nằm ở eo thắt thứ cấp của
vai dài nhiễm sắc thể số một và gen 5S rRNA nằm ở vùng trung tâm của nhiễm sắc
thể số sáu (Srikulnath et al., 2009).
Đến năm 2010, lần đầu tiên mối quan hệ di truyền của Leiolepis reevesii
rubritaeniata, L. belliana belliana và L. boehmei ở Thái Lan được Srikulnath et al.
công bố. Bằng phương pháp phân tích trình tự gen RAG1, C-mos và thống kê cho
thấy L. reevesii rubritaeniata gần với L. belliana belliana hơn trong phân tích
RAG1 và RAG1/C-mos. Đồng thời nghiên cứu cũng nêu rõ L. reevesii rubritaeniata
và L. belliana belliana có 36 nhiễm sắc thể (gồm 12 nhiễm sắc thể lớn và 24 nhiễm
sắc thể nhỏ) trong khi L. boehmei chỉ có 34 nhiễm sắc thể (gồm 12 nhiễm sắc thể
lớn và 22 nhiễm sắc thể nhỏ). Từ đó kết luận L. reevesii rubritaeniata có mối quan
hệ chặt chẽ hơn với L. belliana belliana so với L. boehmei (Srikulnath et al., 2010).
Cũng trong năm 2010, Grismer và Grismer công bố một loài mới Leiolepis
ngovantrii với các mẫu chuẩn thu được ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc điểm hình thái đặc
trưng của L. ngovantrii là có chín hàng vảy mở rộng trên cẳng chi trước và 37 - 40
tấm bản mỏng dưới ngón chân thứ tư. Đây là quần thể sinh sản đơn tính sinh toàn
cái. Nghiên cứu xác nhận giống Leolepis gồm 8 loài, trong đó có 4 loài sinh sản hữu
tính (Leolepis belliana (Gray, 1827); L. guttata Cuvier, 1829; L. peguensis Peters,
1971; và L. reevesii Gray, 1831) và 4 loài sinh sản đơn tính sinh (L. boehmei
Darevsky & Kupriyanova, 1993; L. guentherpetersi Darevsky & Kupriyanova,

1993; L. triploida Peters, 1971; và L. ngovantrii). Trong 8 loài đó có 4 loài tìm thấy
ở Việt Nam là L. reevesii, L. guentherpetersi, L. guttata và L. ngovantrii. Bên cạnh
đó, Grismer và Grismer cũng đã xây dựng cây phát sinh chủng loại để xác định mối
quan hệ họ hàng giữa các loài trong giống Leiolepis. Theo đó, L. guttata được xem
như tổ tiên của L. guentherpetersi, L. boehmei và L. ngovantrii; L. boehmei là tổ
tiên của L. triploida (Grismer & Grismer, 2010).
Theo Lin và cộng sự (2010) đã công bố về đa dạng di truyền, cấu trúc quần thể
và lịch sử tiến hóa của L. reevesii. Nghiên cứu đã giải trình tự DNA ti thể của 448
cá thể thu thập được từ 28 địa phương có sự phân bố của L. reevesii. Kết quả cho

11


thấy L. reevesii có 3 nhánh di truyền riêng biệt. Nhánh thứ nhất gồm các kiểu gen
đơn bội của các cá thể L. reevesii thu được ở Đông Nam Hải Nam, nhánh thứ hai từ
Quảng Đông đến phía Bắc Hải Nam, nhánh thứ ba từ Việt Nam và các địa phương
khác của Trung Quốc. Giải thích dữ liệu di truyền này, Lin et al. cho rằng trong lịch
sử đã có sự phát tán L. reevesii từ Việt Nam đến Hải Nam, Trung Quốc. Sau đó L.
reevesii từ Hải Nam tiếp tục phát tán đến Quảng Đông và Quảng Tây. Đồng thời
các dãy núi Wuzhishan và Yinggeling ở Hải Nam là những cách li địa lí quan trọng
để hạn chế trao đổi gen giữa các quần thể ở hai bên dãy núi (Lin et al., 2010).
Năm 2011, Du et al. đã nghiên cứu về hoạt động sinh sản của quần thể loài
Leiolepis reevesii ở đảo Hải Nam, Trung Quốc. Quần thể loài này có sự khác nhau
về hình thái giữa con đực và con cái. Theo đó chiều dài thân (SVL) của con cái nhỏ
nhất tham gia sinh sản lần đầu là 84 mm, lớn nhất là 136 mm. Chiều dài thân lớn
nhất của con đực là 166 mm. Trong buồng trứng của con cái có từ 2 - 8 trứng. Mùa
sinh sản của chúng kéo dài từ tháng IV đến tháng VII. Nghiên cứu cũng phân tích
các mối tương quan giữa chiều dài thân với chiều dài đuôi, dài đầu, rộng đầu, kích
thước buồng trứng, khối lượng trứng liên quan đến tuổi sinh sản (Du et al., 2011).
Cũng trong năm 2011, Yong et al. công bố về phạm vi địa lý của L. triploida ở

bán đảo Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy L. triploida đã mở rộng khu phân
bố từ phía Tây Bắc (gần biên giới giữa Malaysia và Thái Lan) về phía Nam bán đảo
Malaysia. Theo nhóm tác giả, việc quần thể này mở rộng phạm vi phân bố xuống
phía Nam có thể làm ảnh hưởng đến sự phân bố của L. belliana trên bán đảo
Malaysia (Yong et al., 2011).
Năm 2012, Hartmann et al. lần đầu tiên công bố về sự có mặt của L.
rubritaeniata ở Campuchia và một số đặc điểm sinh thái của chúng. Trước đây, loài
này mới chỉ được ghi nhận ở phía đông Thái Lan, miền trung và nam Lào, phía nam
Việt Nam. Tháng 6 năm 2009, Hartmann et al. đã thu được mẫu L. rubritaeniata ở
Vườn Quốc gia Phnom Kulen, tỉnh Siem Reap thuộc tây bắc Campuchia. L.
rubritaeniata sống ở những bãi đất cát thoáng đãng. Hang của chúng được đào
trong đất cát và có hai cửa hang. Khi có kẻ thù săn đuổi, chúng chạy trốn rất nhanh
vào hang, sau đó đẩy đất mềm ra ngoài để bịt kín lối vào (Hartmann et al., 2012).

12


Đến năm 2014, Grismer et al. đã nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh chủng
loại của giống Leiolepis ở Đông Nam Á. Kết quả cho thấy loài L. guentherpetersi
được sinh ra do sự lai tạo tự nhiên giữa loài L. guttata ở phía Nam với một quần thể
đã tuyệt chủng hoặc không thu được mẫu của loài L. reevesii. Grismer et al. công
bố chi tiết sự phân bố của 9 loài trong giống Leiolepis, bổ sung thêm một loài
Leiolepis ocellata so với công bố của Grismer và Grismer (2010) (Grismer et al.,
2014). Tuy nhiên, theo Uetz et al. (2017) thì Leiolepis ocellata chỉ là một tên đồng
vật của loài Leiolepis belliana (Hardwicke & Gray, 1827) (Uetz et al., 2017).
Theo Uetz et al. (2017), giống Leiolepis Cuvier, 1829 gồm có 9 loài, trong đó
có 5 loài sinh sản hữu tính (L. belliana (Hardwicke & Gray, 1827); L. guttata
Cuvier, 1829; L. peguensis Peters, 1971; L. reevesii (Gray, 1831) và L.
rubritaeniata Mertens, 1961) và 4 loài đơn tính sinh (L. boehmei Darevsky &
Kupriyanova, 1993; L. guentherpetersi Darevsky & Kupriyanova, 1993; L.

ngovantrii Grismer & Grismer, 2010 và L. triploida Peters, 1971) (Uetz et al., 2017).
Nhìn chung, các nghiên cứu về giống Leiolepis chủ yếu tập trung vào hình thái,
phân loại và sự phân bố. Một số nghiên cứu đã đề cập đến đặc điểm sinh thái, sinh
sản của một số loài trong giống Leiolepis. Hầu hết các khía cạnh còn lại của sinh học
và sinh thái học của loài L. guentherpetersi hiện vẫn đang còn thiếu. Đặc biệt, hiện tại
chưa có công bố nào đề cập đến xác suất phát hiện loài L. guentherpetersi liên kết với
tỷ suất chiếm cứ điểm.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu giống Leiolepis ở Việt Nam
Việc nghiên cứu lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam trong đó có các loài thằn lằn
thuộc giống Leiolepis đã bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước. Năm 1935,
Smith khi công bố nghiên cứu về thằn lằn ở vùng Ấn Độ thuộc Anh đã ghi nhận ở
vùng Đông Dương thuộc Pháp trong đó có Việt Nam có hai phân loài nhông cát là
Leiolepis belliana belliana và Leiolepis belliana guttata (Smith, 1935). Sau đó các
công trình nghiên cứu về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam của René Bourret từ 1937
đến 1940 đều có đề cập đến hai phân loài này (Bourret, 1937, 1939, 1940).
Báo cáo tổng kết về điều tra cơ bản khu hệ và tài nguyên sinh vật theo yêu cầu
của kế hoạch 5 năm (1976-1980) của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã

13


ghi nhận loài Leiolepis belliana có ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) (Ủy ban Khoa học và Kỹ
thuật Nhà nước, 1981).
Từ năm 1986 đến năm 1994, Ngô Đắc Chứng, Trần Kiên và cộng sự đã mô tả
đặc điểm hình thái và đặc điểm quần thể của hai phân loài L. belliana belliana và L.
belliana guttata ở vùng Thuận An (Thừa Thiên Huế) (Ngô Đắc Chứng, 1986, 1990,
1992, 1994).
Năm 1995, Bobrov đã công bố danh mục Thằn lằn Việt Nam xác định riêng họ
Nhông (Agamidae) có 19 loài. Trong đó có 4 loài thuộc giống Leiolepis: Leiolepis
belliana, L. guttata, L. reevesii, L. guentherpetersi (Bobrov, 1995).

Đến năm 2007, Trần Thị Kim Ngân và Trần Xuân Quang đã công bố đặc điểm
hình thái và sinh sản của L. reevesii. Nghiên cứu được thực hiện trên 199 mẫu thu
tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh từ tháng IV – X năm 2005. Kết
quả cho thấy con đực và con cái L. reevesii có 4 đặc điểm sai khác dễ nhận biết là
màu sắc, dài thân, rộng gốc đuôi, trọng lượng. Thời gian sinh sản của L. reevesii từ
tháng IV đến tháng VII, đẻ 4 - 7 trứng/1 lứa và chỉ có thể đẻ 1 lứa trong mùa sinh
sản. Sau thời kì sinh sản, từ tháng VIII đến tháng X, trọng lượng cơ thể L. reevesii
tăng để chuẩn bị cho trú đông. Con đực có trọng lượng tăng nhanh hơn con cái
(Trần Thị Kim Ngân và Trần Xuân Quang, 2007).
Năm 2009, Bui et al. đã nghiên cứu về kí sinh trùng trong ruột của L. reevesii.
17 trong số 20 cá thể L. reevesii thu được ở Hà Tĩnh có chứa tổng số 439 tuyến
trùng thuộc loài Thelandros vietnamensis. Thelandros vietnamensis kí sinh trong
ruột non và ruột già của L. reevesii và được ghi nhận là một loài mới ở Việt Nam
(Bui et al., 2009).
Lê Thị Nga và Ngô Đắc Chứng (2009) đã công bố một số đặc điểm sinh học
của quần thể loài Leiolepis reevesii và L. guentherpetersi ở Đà Nẵng, các kết quả
cho thấy loài L. reevesii có phương thức sinh sản hữu tính, trong khi loài L.
guentherpetersi có hình thức sinh sản theo kiểu trinh sinh. Nghiên cứu từ tháng IV
đến tháng IX năm 2005 ở Đà Nẵng cho thấy mật độ quần thể của loài L. reevesii
khoảng 30 cá thể/ha, cao hơn loài L. guentherpetersi (khoảng 22 cá thể/ha). Nhóm
tác giả cũng phân tích thành phần thức ăn của 2 loài này, kết quả cho thấy cả 2 loài

14


đều sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật (loài ăn tạp). Trong đó,
loài L. reevesii sử dụng 7 loại thức ăn thực vật và 10 loại thức ăn động vật; loài L.
guentherpetersi sử dụng 9 loại thức ăn thực vật và 10 loại thức ăn động vật. Cũng
theo nhóm tác giả, loài L. guentherpetersi có thời gian sinh sản kéo dài từ tháng V
đến tháng VII trong năm (Lê Thị Nga và Ngô Đắc Chứng, 2009).

Cũng trong năm 2009, Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Thành Hưng đã công bố
đặc điểm hình thái và kiểu nhân của Nhông cát L. guttata thu được ở ven biển Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài L. guttata có 9 - 10 vảy
môi trên, 10 - 11 vảy môi dưới, 18 - 21 lỗ đùi. Mặt lưng từ đầu đến đuôi có màu
phân ngựa và có hai sọc xám chạy dài từ sau tai đến gốc đùi. Riêng mặt lưng phần
thân có những chấm ô van màu phân ngựa viền ngoài màu đen xếp xen kẽ hình
mạng lưới. Mặt bụng từ đầu đến đuôi màu trắng đục. Dãy bên sườn màu đen có các
vệt màu trắng đục. Kiểu nhân của L. guttata 2n = 36 với 12 nhiễm sắc thể lớn và 24
nhiễm sắc thể nhỏ (Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Thành Hưng, 2009).
Theo Trần Quốc Dung và cộng sự (2009) đã phân tích kiểu nhân và so sánh
kiểu nhân của hai loài L. reevesii và L. guentherpetersi ở Thừa Thiên Huế. Theo đó,
loài L. reevesii có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 36 (12 nhiễm sắc thể kích thước
lớn và 24 nhiễm sắc thể kích thước bé) nhưng loài L. guentherpetersi có bộ nhiễm
sắc thể tam bội 3n = 54 (18 nhiễm sắc thể kích thước lớn và 36 nhiễm sắc thể kích
thước bé). Bên cạnh đó, cấu trúc kiểu nhân của hai loài nhông cát ở Thừa Thiên
Huế là tương tự nhau. Chúng đều có eo thứ cấp ở đầu cánh dài của một nhiễm sắc
thể trong cặp nhiễm sắc thể số 1 (Trần Quốc Dung và cộng sự, 2009; Tran et al.,
2009). Khi công bố loài mới L. guentherpetersi vào năm 1993, kiểu nhân của loài L.
guentherpetersi cũng được Darevsky & Kupriyanova xác định là 3n = 54 (Darevsky
& Kupriyanova, 1993).
Đến năm 2011, Trần Quốc Dung và Ngô Đắc Chứng công bố một số đặc điểm
di truyền của L. reevesii. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các mẫu L. reevesii
thu thập ở xã Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả phân tích
trình tự 16S rRNA của ty thể cho thấy L. reevesii có độ tương đồng cao nhất với L.
reevesii (AF215262) 99,4% và L. belliana (AF378379) 96,5% trong GenBank (Trần

15


Quốc Dung và Ngô Đắc Chứng, 2011).

Cũng trong năm 2011, Tran et al. đã phân tích tính đa hình của gene 16S
rRNA ti thể của hai loài L. guentherpetersi và L. reevesii ở Thừa Thiên Huế. Kết
quả cho thấy loài L. reevesii có độ tương đồng với L. belliana là 96,5 - 99,4%.
Trong khi đó loài L. guentherpetersi có độ tương đồng rất cao với loài L. guttata là
99,6% - 100% (Tran et al., 2011).
Theo Hartmann et al. (2011), Leiolepis đã được nhân nuôi trong các trang trại
ở miền Nam của Việt Nam với mục đích thương phẩm. Loài L. guttata được nuôi
phổ biến ở Bình Thuận. Thức ăn của chúng giàu dinh dưỡng là bí ngô thái lát và rau
xanh. Do đó chúng có kích thước lớn hơn các cá thể sống trong tự nhiên. Cá thể lớn
nhất có chiều dài là 730 mm (SVL: 250 mm), lớn hơn rất nhiều so với cá thể L.
guttata sống trong tự nhiên có kích thước lớn nhất đã được Peters ghi nhận vào năm
1971 (tổng chiều dài 553 mm, SVL: 184 mm) (Hartmann et al., 2011).
Năm 2011, Ngô Đắc Chứng và cộng sự đã công bố một số đặc điểm hình thái
của quần thể L. reevesii ở miền Trung Việt Nam. Các mẫu L. reevesii được thu thập
ở 5 tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các quần thể L. reevesii ở các địa điểm khác nhau
thì có sự sai khác nhau, đặc biệt là về màu sắc và hoa văn ở lưng, hai bên hông và
đầu ở cá thể đực. Các quần thể có khoảng cách địa lý càng xa nhau thì sự khác biệt
thể hiện càng lớn (Ngô Đắc Chứng và cộng sự, 2011).
Năm 2012, Ngô Đắc Chứng và cộng sự đã ghi nhận sự phân bố của loài L.
reevesii ở Vườn quốc gia Yok Đôn (Đăk Lăk). Nơi phát hiện loài L. reevesii thuộc
rừng Khộp (loài L. guentherpetersi không được ghi nhận tại đây), chủ yếu là cây lá
rụng thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae), tầng dưới là trảng cây bụi, nền đất chủ yếu
là đất đỏ pha cát trắng, đất mềm dễ đào hang. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã mô tả
đặc điểm hình thái của loài L. reevesii ở Vườn quốc gia Yok Đôn (Ngô Đắc Chứng
và cộng sự, 2012).
Trần Quốc Dung và Ngô Quốc Trí (2012) đã công bố đặc điểm dinh dưỡng,
sinh trưởng và sinh sản của loài L. guentherpetersi trong điều kiện nuôi tại thành
phố Huế. Kết quả cho thấy đây là một loài ăn tạp, nhu cầu dinh dưỡng ở cá thể


16


trưởng thành là 151,1 - 449,4%/g cơ thể/tháng. Hiệu suất tăng trưởng tương đối về
khối lượng cơ thể ở con trưởng thành là 10,04% đến 12,00%; ở con non là –3,50%
đến 16,12%. Hiệu suất tăng trưởng tương đối theo chiều dài cơ thể ở cá thể trưởng
thành là từ 1,65 % đến 3,24%; ở cá thể con là từ 0,30% đến 5,35% (Trần Quốc
Dung và Ngô Quốc Trí, 2012).
Cũng trong năm 2012, Cao Tiến Trung và Phạm Thị Hương đã công bố nghiên
cứu về việc sử dụng phương pháp mô học trong việc xác định các lứa tuổi ở L.
reevesii ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở hình thái và mô học cơ quan sinh dục
đực kết hợp với quá trình nuôi nhốt phân chia chia L. reevesii thành 3 giai đoạn: cá
thể non, cá thể hậu bị và cá thể trưởng thành (Cao Tiến Trung và Phạm Thị
Hương, 2012).
Gần đây nhất năm 2014, Rochette et al. nghiên cứu về việc nhân nuôi thương
mại loài L. guttata ở Bình Thuận, Việt Nam ảnh hưởng đến việc quản lý và bảo tồn.
Nghiên cứu cho thấy các trang trại nhân nuôi L. guttata bắt đầu được hình thành và
ngày càng mở rộng từ năm 2004 do quần thể loài này trong tự nhiên đang suy giảm
mà nhu cầu về thịt ngày càng tăng. Các trang trại này đang góp phần đáng kể trong
việc bảo tồn các quần thể L. guttata trong tự nhiên (Rochette et al., 2014).
Nhìn chung, những nghiên cứu về loài Nhông cát sọc (L. guentherpetersi) ở
Việt Nam chủ yếu tập trung vào ghi nhận sự phân bố, mô tả đặc điểm hình thái, sinh
thái trong điều kiện nuôi và phân tích kiểu nhân. Các khía cạnh khác còn lại về sinh
học và sinh thái học của Nhông cát sọc trong điều kiện tự nhiên hiện đang còn
thiếu. Đặc biệt, không có công bố nào có liên quan đến xác suất phát hiện loài và
các tỷ suất chiếm cứ điểm của loài này ở Việt Nam.
1.1.3. Những nghiên cứu liên quan đến tỷ suất chiếm cứ điểm và các chương
trình giám sát động vật quy mô lớn
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu và áp dụng thành công phương
pháp đánh giá xác suất phát hiện loài và các tỷ suất chiếm cứ điểm có liên kết với

các yếu tố ảnh hưởng. Phương pháp này áp dụng trên đối tượng nghiên cứu là động
vật (côn trùng, lưỡng cư, bò sát, thú), kết quả đánh giá có độ tin cậy cao, được các
nhà sinh thái học hàng đầu thế giới chấp nhận. Có thể đề cập vắn tắt một số nghiên

17


cứu như:
Năm 2002, MacKenzie và cộng sự đã áp dụng phương pháp đánh giá các xác
suất phát hiện loài và các tỷ suất chiếm cứ điểm trên đối tượng là hai loài lưỡng cư
Pseudacris crucifer và Bufo americanus bản địa tại Maryland (Mỹ). Kết quả cho
thấy loài Bufo americanus có tỷ suất chiếm cứ điểm là 0,49 tăng 44% so với tỷ suất
chiếm cứ điểm thuần túy là 0,34; loài Pseudacris crucifer có tỷ suất chiếm cứ điểm
là 0,85 cao hơn một ít so với tỷ suất chiếm cứ điểm thuần túy (0,83) (MacKenzie et
al., 2002).
Năm 2003, MacKenzie và cộng sự đã nghiên cứu và áp dụng thành công
phương pháp đánh giá tỷ suất chiếm cứ điểm khi xác suất phát hiện loài nhỏ hơn 1
trên đối tượng là loài cú đốm (Strix occidentalis caurina) ở miền Bắc California và
các loài kì nhông ở Minnesota, Mỹ (MacKenzie et al., 2003).
Năm 2004, Bailey et al. đã công bố về tỷ suất chiếm cứ điểm của bảy loài và
phức hợp loài kì nhông trên cạn: Plethodon jordani, Plethodon serratus,
Desmognathus wrighti, Eurycea wilderae, phức hợp loài Plethodon glutinosin, phức
hợp loài Desmognathus fuscus, phức hợp loài Desmognathus imitator tại vườn quốc
gia Great Smoky Mountains, Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất chiếm cứ
điểm của của các loài và phức hợp loài: Plethodon jordani, Plethodon serratus,
Desmognathus wrighti, Eurycea wilderae, Plethodon glutinosin, Desmognathus
fuscus, Desmognathus imitator lần lượt là 0,33; 0,60; 0,31; 0,84; 0,60; 0,37; 0,35.
Nghiên cứu cũng khẳng định xác suất phát hiện và tỷ suất chiếm cứ điểm của loài
thay đổi tùy thuộc vào không gian, thời gian, loài và phương pháp thu mẫu
(Bailey et al., 2004).

Đến năm 2005, Finley và cộng sự đã ước tính tỷ suất chiếm cứ điểm trên đối
tượng là loài cáo chạy nhanh (Vulpes velox). Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3
đến tháng 9 năm 2005 ở phía Đông Colorado, Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy xác
suất phát hiện loài Vulpes velox tại khu vực nghiên cứu là nhỏ hơn 1. Tỷ suất chiếm
cứ điểm của loài này là 0,82 cao hơn so tỷ suất chiếm cứ điểm thuần túy là 0,71
(Finley et al., 2005).
Cũng trong năm 2005, Mazerolle et al. đã công bố đặc điểm sinh cảnh ảnh

18


hưởng đến xác suất phát hiện loài ếch xanh (Rana clamitans) ở miền đông New
Brunswick, Canada. Nghiên cứu được tiến hành trong các ao, vũng nước ở các sinh
cảnh có độ cao khác nhau: 100 m, 250 m và 1000 m. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tỷ suất chiếm cứ điểm của loài ếch xanh cao nhất là ở các sinh cảnh cao 100 m
(0,39) và thấp nhất là ở các sinh cảnh cao 1000 m (0,08). Nghiên cứu cũng khẳng
định ở các sinh cảnh có độ cao 100 m với điều kiện sống là các ao có nhiều thực vật
nổi và thực vật thân thảo thủy sinh là môi trường sống tối ưu cho loài này
(Mazerolle et al., 2005).
Đến năm 2006, O’Connell et al. đã nghiên cứu tỷ suất chiếm cứ điểm và xác
suất phát hiện loài trên đối tượng là các loài thú vừa và lớn ở Massachusetts, Mỹ.
Nhóm tác giả đã sử dụng ba phương pháp khác nhau để thu mẫu: sử dụng máy
quay, bẫy ảnh và bẫy lông thú (hair trap). Sau 13 tháng nghiên cứu, O’Connell et al.
đã phát hiện 10 loài động vật có vú. Trong đó máy quay phát hiện được 9 loài với
xác suất phát hiện là 0,71/ngày; bẫy ảnh phát hiện được 7 loài với xác suất phát hiện
là 0,06/ngày và bẫy lông phát hiện được 4 loài với xác suất phát hiện là 0,03/ngày.
Qua kết quả nghiên cứu, O’Connell et al. khẳng định tỷ suất chiếm cứ điểm và xác
suất phát hiện loài mục tiêu phụ thuộc vào phương pháp thu mẫu, loại sinh cảnh,
loài, điều kiện lịch sử của địa phương (O’Connell et al., 2006).
Năm 2006, MacKenzie và cộng sự đã đánh giá tỷ suất chiếm cứ điểm khi xác

suất phát hiện loài nhỏ hơn một ở một loài côn trùng đặc hữu (Deinacrida
mahoenui) của New Zealand. Các kết quả cho thấy rằng tỷ suất chiếm cứ điểm đã
đánh giá là 0,63 trong khi tỷ suất chiếm cứ điểm thuần túy chỉ là 0,49
(MacKenzie et al., 2006).
Năm 2007, Nichols et al. đã nghiên cứu tỷ suất chiếm cứ điểm của loài cú đốm
(Strix occidentalis occidentalis) ở California, Mỹ. Nghiên cứu được tiến hành từ
tháng 4 đến tháng 8 năm 2004 ở 54 điểm có sự phân bố của các cặp chim bố mẹ
trong mùa sinh sản. Tỷ suất chiếm cứ điểm của loài là 0,44 cao hơn nhiều so với tỷ
suất chiếm cứ điểm thuần túy (0,35). Đồng thời nghiên cứu cũng cho biết xác suất
phát hiện con non được nở ra vào đầu mùa sinh sản là 0 và cuối mùa là 0,87
(Nichols et al., 2007).

19


Cùng năm 2007, Albanese và cộng sự đã nghiên cứu và áp dụng thành công
phương pháp đánh giá xác suất phát hiện loài và tỷ suất chiếm cứ điểm khi loài phát
hiện là không hoàn hảo trên đối tượng là cá Pterenotropis welaka ở phía tây nam
của Georgia. Albanese và cộng sự đã phát hiện ra loài này tại 5 trong số 39 địa điểm
lấy mẫu, chiếm 13%. Nơi phân bố chủ yếu của Pterenotropis welaka là dòng nước
chảy yếu có độ che phủ thực vật khoảng 3,2%; chúng không được phát hiện ở nơi
có dòng chảy vừa đến nhanh(Albanese et al, 2007)
Năm 2011, Roloff et al. cũng đã nghiên cứu xác suất phát hiện các loài lưỡng
cư ở Michigan, Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy xác suất phát hiện của 10 loài
lưỡng cư (Anaxyrus americanus, Lithobates sylvaticus, Pseudacris crucifer,
Ambystoma laterale, Ambystoma tigrinum, Hyla versicolor, Lithobates clamitans,
Lithobates pipiens, Plethodon cinereus, Pseudacris triseriata) dao động trong
khoảng 0,03 đến 0,39 trong đó loài Lithobates sylvaticus có xác suất phát hiện cao
nhất (0,39) và loài Pseudacris triseriata có xác suất phát hiện thấp nhất (0,03)
(Roloff et al., 2011).

Năm 2015, Ngô Văn Bình đã áp dụng thành công phương pháp đánh giá xác
suất phát hiện loài và tỷ suất chiếm cứ điểm trên đối tượng là loài Ếch gai sần
(Quasipaa verrucospinosa) phân bố tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên - Huế,
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất chiếm cứ điểm đã đánh giá là 0,63
tăng 57% so với tỷ suất chiếm cứ điểm thuần túy chỉ là 0,49 (Ngo, 2015).
Nhìn chung việc nghiên cứu về đặc điểm phân loại, sinh học, sinh thái học đã
được thực hiện trên nhiều loài động vật và đã thành công. Tuy nhiên, đối với
phương pháp đánh giá các xác suất phát hiện loài và các tỷ suất chiếm cứ điểm khi
xác suất phát hiện loài mục tiêu nhỏ hơn 1 còn rất mới mẻ, và ít được áp dụng. Đặc
biệt, hướng nghiên cứu này trên đối tượng giống Leiolepis nói chung, loài L.
guentherpetersi nói riêng chưa được nghiên cứu ở Việt Nam.
1.2. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
1.2.1. Giới hạn khu vực nghiên cứu
Huyện Phú Lộc có vị trí địa lí từ 16016’ đến 16028’ độ vĩ Bắc; từ 107051’ đến
107085’ độ kinh Đông với diện tích khoảng 721 km2.

20


Phú Lộc là một huyện đầm phá, ven biển, nằm về phía Nam của tỉnh Thừa
Thiên Huế. Phía Bắc giáp ranh với huyện Hương Thủy và huyện Phú Vang, phía
Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp huyện
Nam Đông (Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 2004).
1.2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.2.1. Địa hình
Địa hình huyện Phú Lộc rất đa dạng chạy theo hướng Đông Bắc - Tây nam.
Căn cứ vào độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình chia huyện Phú Lộc thành
các bậc địa hình như sau:
Núi trung bình: gồm dãy Bạch Mã - Hải Vân có độ cao tuyệt đối trên 750 m và
độ cao tương đối trên 100 m, diện tích 45,1 km2 chiếm 6,2% diện tích của huyện.

Núi thấp: có độ cao tuyệt đối 250 - 750 m, độ cao tương đối trên 100 m, có
diện tích 128,1 km2 chiếm 17,6% diện tích huyện.
Đồi: có độ cao 10 - 250 m với diện tích 170,5 km2, chiếm 23,4% diện tích
huyện.
Đồng bằng: có độ cao địa hình từ 10 m trở xuống với diện tích 269,2 km2
chiếm 37% diện tích huyện. Ngoài ra, khu vực đồng bằng còn có diện tích mặt nước
(sông, hồ và đầm phá) là 115, 2 km2 chiếm 15,8% diện tích huyện (Bùi Thị Thu và
Đỗ Thị Việt Hương, 2005).
1.2.2.2. Khí hậu
Huyện Phú Lộc thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chuyển tiếp từ á
xích đạo đến nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền
Bắc và miền Nam nước ta. Huyện Phú Lộc có mùa khô nóng và mùa mưa ẩm lạnh.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 240C - 250C. Mùa nóng từ
tháng IV đến tháng IX, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ
cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 280C - 290C, tháng nóng nhất (tháng
V, VI) nhiệt độ có thể lên đến 400C - 410C. Mùa lạnh từ tháng X đến tháng III năm
sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung
bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 200C - 220C (Sở Khoa học và Công nghệ
Thừa Thiên Huế, 2004).

21


×