Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Sáng tác của bích ngân từ góc nhìn phân tâm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 137 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………......1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………………3
2.1. Những công trình, bài báo vận dụng phê bình phân tâm học ở Việt
Nam…………………………………………………………………………………....3
2.2. Những nghiên cứu về Bích Ngân và tác phẩm của Bích Ngân từ góc nhìn phân
tâm học………………………………………………………………………………..4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..7
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………7
5. Đóng góp của đề tài…………………………………………………………………7
6. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………………8
NỘI DUNG……………………………………………………………………………9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC VÀ SÁNG
TÁC

CỦA

BÍCH

NGÂN

TỪ

GÓC

NHÌN

PHÂN

TÂM



HỌC

…………………………………………………………………………………………9
1.1. KHÁI LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC…………………………….9
1.1.1.Lý thuyết cơ cấu nhân cách toàn diện………………………………………….9
1.1.2. Lý thuyết về tính dục và phức cảm...…………………………………………17
1.1.3. Lý thuyết Mẫu gốc (lý thuyết về mẫu gốc của K.G.Jung)………………….21

1


1.2. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BÍCH
NGÂN………………………………………………………………………………..23
1.2.1. Hành trình sáng tác………………………………………………………….23
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật………………………………………………………27
1.3. CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA BÍCH NGÂN NHÌN TỪ LÝ
THUYẾT NHÂN CÁCH…………………………………………………………….29
1.3.1. Con người ý thức thắng vô thức………………………………………………30
1.3.2. Con người lưỡng phần giữa ý thức – vô thức………………………………..32
1.3.3. Co người vô thức thắng ý thức………………………………………………..34
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SÁNG TÁC CỦA BÍCH NGÂN
TỪ GÓC NHÌN TỪ CÁC PHỨC CẢM PHÂN TÂM…………………………..38
2.1. Con người cô đơn với những thèm khát bản năng………………………….38
2.1.1.Bản năng sinh tồn………………………………………………………………39
2.1.2. Bản năng sinh dục……………………………………………………………..47
2.1.3. Bản năng sinh trưởng…………………………………………………………57
2.1.3.1 Bản năng làm mẹ……………………………………………………………58
2.1.3.2. Bản năng làm cha………………………………………………………….63
2.3.4. Bản năng hủy hoại…………………………………………………………….66

2.2. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN VỚI NHỮNG CHẤN THƯƠNG, MẶC CẢM………69
2.2.1. Mặc cảm khiếm khuyết………………………………………………………69

2


2.2.2. Mặc cảm cô đơn……………………………………………………………..77
2.1.3. Mặc cảm tội lỗi………………………………………………………………82
2.3. CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG BI KỊCH TÌNH YÊU……………………85
2.3.1. Tình yêu trong vỏ bọc tính dục……………………………………………..85
2.3.2. Tình yêu và những xúc cảm đớn đau………………………………………88
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG CÁC SÁNG TÁC BÍCH
NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC……………………………………..93
3.1. Kết cấu dòng ý thức………………………………………………………….93
3.2. Không gian nghệ thuật……………………………………………………….99
3.2.1.Không gian rỗng……………………………………………………………..99
3.2.2.Không gian tâm linh…………………………………………………………106
3.3. Biểu tượng trong sáng tác Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm học…….…....115
3.1.1. Lý thuyết về biểu tượng………………………………………………….....115
3.1.2. Biểu tượng là những cổ mẫu……………………………………………....116
3.1.2.1 Biểu tượng nước và biến thể……………………………………………..116
3.1.3.2 Biểu tượng đất……………………………………………………………...124
3.1.3. Biểu tượng gió……………………………………………………………….128
KẾT LUẬN………………………………………………………………………...129
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………131

3


4



A.MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Có thể nói tất cả các ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội đều ra đời để phục vụ con người. Văn học cũng vậy. Từ rất lâu văn học đã xem
con người là điểm xuất phát cũng là đích đến của mình. Văn học bắt nguồn từ cuộc
sống, phản ánh cuộc sống đó và lại hướng đến phục vụ chủ thể của nó. Lấy con người
làm trung tâm, văn học có khả năng thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc thế giới tâm
hồn, những rung động vi điệu, tinh tế nhất diễn ra trong bề sâu tâm hồn mà không
phải khoa học nào cũng làm được. Với chất liệu ngôn từ, văn học rất có lợi thế trong
việc nắm bắt những chuyển động dù là mơ hồ nhất trong đời sống tinh thần rồi từ đó
cụ thể hóa nó bằng dòng chảy ngôn từ bất tận.
Khi nhìn nhận văn học là lĩnh vực đi sâu vào thế giới nội tâm con người và xét
hoạt động sáng tạo của nhà văn bắt nguồn từ khao khát, ước mơ hay những rung động
thầm kín của con người là chúng ta đã tiến tới điểm giao nhau của văn học và phân
tâm học - môn khoa học có mối lưu ý đặc biệt đến miền sâu trong đời sống tinh thần
con người. “Thế kỉ XX có ba sự đảo lộn lớn trong đời sống tinh thần nhân loại: chủ
nghĩa Marx, thuyết tương đối của A.Einstein và phân tâm học. Phân tâm học hay phân
tích tâm lý học, tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm
hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Phân tâm
học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Từ khi ra đời, học thuyết phân tâm đã ảnh
hưởng sâu sắc đến nhiều ngành khoa học, xã hội trong đó có văn học. Cha đẻ của
phân tâm là Sigmund Freud. Từ những năm 1900, ông cùng các môn đệ của mình đã
sáng lập ra các hội nghiên cứu phân tâm học quốc gia và quốc tế. Càng phát triển mở
rộng trên nhiều lĩnh vực, phân tâm học càng có nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau với
các tên tuổi nổi bật như: Kard Gustav Jung (1875 – 1961) với Tâm lý học phân tích,
Alfred Adler với Tâm lý học cá nhân, Wilhem Reich… Và sau đó nữa là những đóng

1



góp từ các nhà phân tâm mới: Erich Fromm, Karen Horney, Harry Stack Sullivan,
Jacques Lacan…
Phân tâm học chú trọng đào sâu vào phần vô thức bên trong con người. Khám phá
những gì thuộc về vô thức, phần sâu thăm bộc bạch những suy nghĩ và ham muốn thật
nhất của con người. Như Freud đã đề cập, mỗi con người là mỗi vũ trụ cô đơn, đi sâu
khám phá con người bản thể, khai quật tâm hồn chính là chạm tới chiếc chìa khóa mở
cửa những điều bí ẩn bên trong con người. Bích Ngân cũng vậy, không dừng lại ở trên
con chữ mà luôn đào sâu tìm vào những góc khuất nội tâm của nhân vật mình, lắng
nghe, thấu hiểu và thể hiện những khát khao mong muốn đó qua ngôn từ. Cô quan
niệm viết văn phải đi vào thế giới nội tâm tìm vào cái “bất toàn” của con người, nơi
biểu hiện rõ nhất và thật nhất những u uẩn, đó là những mất mát đau nhói tận cùng
bản thể, cái chết của tâm hồn.
2.2. Bích Ngân là một nhà văn không còn xa lạ trên văn đàn Việt Nam đặc biệt là
với văn đàn Nam Bộ, một nhà văn nữ viết khá đều tay và nhận được nhiều giải thưởng
uy tín, sáng tạo được cá tính riêng trong văn học. Sinh ra ở vùng đất “muỗi kêu như
sáo thổi, đĩa lềnh bềnh tựa bánh canh”, lớn lên trong tiếng gào thét của đạn bom cùng
với sự bạc bẽo của thân phận, Bích Ngân đã thấy đã hiểu thế nào là nỗi mất mát. Bị
chiến tranh cướp đi niềm vui tuổi thơ, Bích Ngân “cầm bút từ thôi thúc của những ám
ảnh”. Và truyện của cô như những thước phim quay chậm, là dòng mạch của quá khứ,
chảy trôi, chảy trôi giữa đôi bờ cuộc sống, giữa cái tồn tại và mất đi. Mỗi cảnh là một
đời người, một nỗi đau, một nỗi ám ảnh da diết khôn nguôi.
Tác phẩm của Bích Ngân đi sâu khám phá những ẩn ức, những rung động tinh tế
trong sâu thẳm tâm hồn con người. Nhân vật trong tác phẩm của Bích Ngân không chỉ
được khai thác ở bề nổi, ý thức, những đặc điểm thường nhật ai cũng có thể nhìn rõ
mà cô còn tìm tòi khám phá phần sâu trong bản thể, ẩn tàng bên trong con người. Con

2



người vô thức cùng với bản năng, mặc cảm bộc lộ khá rõ qua từng thiên truyện, mỗi
con người hiện lên là những mảnh đời chênh vênh và nghiệt ngã.
Đọc tác phẩm của Bích Ngân ta thấy được dấu ấn phân tâm học khá rõ. Có
không ít công trình nghiên cứu tác phẩm của Bích Ngân nhưng để đi sâu vào khía
cạnh phân tâm học để có cái nhìn toàn cảnh tác phẩm Bích Ngân vẫn là con đường
vắng người qua. Từ góc nhìn phân tâm học giúp ta đi sâu và có thể lắng nghe được
những đối thoại riêng tư, những cảm xúc mơ hồ thầm kín của con người. Vì vậy ta sẽ
có cái nhìn sâu hơn về con người. Và con người được nhìn nhận từ một sinh thể thực
hơn. Đó chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài “Dấu ấn phân tâm học trong sáng tác
của Bích Ngân”để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình, bài báo vận dụng phê bình phân tâm học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu là những người
đầu tiên vận dụng phân tâm học vào các công trình nghiên cứu văn học của mình. Sau
năm 1954 ở miền Nam có nhiều tác giả quan tâm đến phê bình phân tâm học, dịch,
giới thiệu, ứng dụng như: Vũ Đình Lưu, Nguyễn Văn Trung, Đàm Quang Thiện,
Thanh Lãng. Mãi đến sau Đổi mới (1986), cùng với xu thế dân chủ hóa văn học, phê
bình phân tâm học mới phát triển trở lại. Năm 1986, Phan Văn Sĩ đã cho ra mắt công
trình “Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại” thể hiện cách nhìn nhận mới về
học thuyết phân tâm. Cho đến nay, Phân tâm học và những chủ đề nó đưa ra đã dành
được sự quan tâm lớn của giới phê bình.
Tiếp nối con đường ấy một cách thành công là Đỗ Lai Thúy. Ông đã cho ra đời
nhiều công trình nghiên cứu đầy tâm huyết đánh dấu sự trở lại mới mẻ của phân tâm
học với văn học Việt Nam như chuyên luận “Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực”,
tiểu luận “Bút pháp của ham muốn”. Đối tượng nghiên cứu trong các công trình này
gồm các sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện Thanh Quan và
3



sáng tác của các nhà thơ hiện đại: Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên. Những bài
viết của ông đi sâu tìm hiểu các biểu tượng thơ, hình ảnh, ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn
phân tâm học. Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn diện và khoa học hơn về những nhà
thơ nổi tiếng trong văn học việt Nam. Đỗ Lai Thúy còn biên soạn nhiều sách viết về
phân tâm học của các tác giả khác trên thế giới để làm giàu có thêm, phong phú thêm
những hiểu biết về kiến thức phân tâm học ở Việt Nam.
Ngoài ra phải kể đến các bài viết, chuyên luận, nghiên cứu có đóng góp khá
lớn của nhiều tác giả khác trên các số báo và tạp chí: Nguyễn Thị Hồng Nam đề cập
đến Yếu tố vô thức và tiềm thức trong thơ Hàn Mặc Tử (Tạp chí Cửu Việt, số 70, năm
2000), Hồ Thế Hà với Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua một số truyện ngắn
hiện đại Việt Nam (Tạp chí Sông Hương, số 235), Trần Thanh Hà với Một số tác
phẩm văn xuôi hiện đại qua cái nhìn phân tâm học (Tạp chí Văn học, số 3, 2008)…
Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên
cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn phân tâm đang được chú ý, quan tâm và đạt được
nhiều nhiều thành tựu đáng kể. Từ đó tạo ra sức lôi cuốn cho nhiều tác giả nghiên cứu
theo phương diện này.
2.2. Những nghiên cứu về Bích Ngân và tác phẩm của Bích Ngân
Theo nghiên cứu của chúng tôi, cho tới nay, chưa có nhiều công trình nghiên
cứu quy mô về nhà văn Bích Ngân và các tác phẩm của Bích Ngân. Hầu hết các nhận
định về Bích Ngân và tác phẩm đều được viết dưới dạng các bài báo trích dẫn tác
phẩm, các lời giới thiệu, bài phát biểu trên các trang Web cá nhân của một số dịch giả
và bạn đọc. Phần lớn độc giả bàn đến nội dung tư tưởng của tác phẩm, đến những giá
trị được nói đến trong tác phẩm. Có thể dẫn ra một vài bài viết như: “Truyện ngắn
Bích Ngân con người sau những thăng trầm cuộc đời” in trên báo thotre.vn nhận định
về tập “truyện ngắn Bích Ngân” là tập truyện nói về sự chân chất mộc mạc trong tình
cảm gia đình, làng xóm. Không chỉ thế tác giả còn nêu lên những thực trạng của xã

4



hội ngày nay, cuộc sống phát triển nhưng tình cảm con người mất dần. Cuốn truyện
ngắn này mô tả mặt thật của con người sau những thăng trầm cuộc đời “ Đó là nỗi cô
đơn và sự bất lực của những tâm hồn lạc nhau, không tìm thấy nhau” và Bích Ngân
luôn “mày mò tìm kiếm thứ ánh sáng lóe lên từ góc khuất của tâm hồn”. Hay nhận
định về truyện ngắn Bích Ngân nhà phê bình Huỳnh Phan Anh đã có bài viết trên báo
vanchuongviet.org , Huỳnh Phan Anh viết “Truyện Ngắn Bích Ngân thường dung dị
với những con người và cuộc sống bình thường, gần gũi, dễ tìm tới nhất, nhưng tất cả
bắt đầu từ đó khi làng nước bỗng chao lên vì những đợt sóng ngầm, một tiếng động
nhỏ, một tia sáng mong manh đủ mời gọi ta khám phá một bầu trời, một thế giới, một
con người, vẫn gần gũi và vẫn xa xôi”. Huỳnh Phan Anh cũng nhận định ngòi bút của
Bích Ngân chuyên đi sâu khai phá những ẩn ức sâu thẳm trong thế giới bản thể của
con người để từ đó hiểu con người như chính bản thân họ. Ngoài ra trong một số bài
nghiên cứu viết về truyện ngắn sau năm 1975 có nói qua về một số sáng tác của Bích
Ngân nhưng còn chưa rõ nét.
Bên cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết đầu tay và duy nhất cho tới bây giờ của Bích
Ngân là “thế giới xô lệch” cũng được các đọc giả nghiên cứu. Ta có thể kể qua các bài
báo như :Thế giới xô lệch và cái nhìn của nhà văn về chiều kích thế giới nội tâm và
tính cách con người của Võ Tấn Cường in trên báo phongdiep.net. Bài viết này đã đề
cập đến sự thành công về nghệ thuật tiểu thuyết mà trong đó việc xây dựng chiều kích
thế giới nội tâm và tính cách nhân vật chính giữ vai trò quan trọng. Võ Tấn Cường
nhận xét “Thành công nổi bật nhất trong tiểu thuyết Thế giới xô lệch của Bích Ngân,
NXB Hội Nhà văn năm 2009 – chính là ở chỗ, tác giả đã khắc họa đậm nét và ấn
tượng chiều kích, diễn biến thế giới nội tâm và tính cách của nhân vật chính”. Độc giả
Trần Xuân An với bài viết Thế giới xô lệch - những khoảng cách đầy bóng tối và gió
cũng đã nói thêm về một phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết Thế giới xô lệch, đó
chính là không gian rỗng đầy bóng tối và gió trong quan hệ giữa các thành viên trong
gia đình, khoảng không vô hình mà nơi đó sợi dây ràng buộc tình thân vô cùng lỏng

5



lẻo. Ngoài ra còn có một số bài viết như: Thế giới xô lệch- sức mạnh của sự sẻ chia
của độc giả có bút danh Tiểu Quyên trên báo nld.com; Thế giới xô lệch- tiểu thuyết
đầu tay của Bích Ngân, bút danh NTý in trên baomoi.com. Ngoài ra người ta còn đề
cập một vài nét về tiểu thuyết thông qua các cuộc phỏng vấn nhà văn Bích Ngân như:
Con người ai cũng có lúc xô lệch, phỏng vấn báo giaitri.vnexpress.net; Nhà văn Bích
Ngân: Mải miết trong thế giới xô lệch, phỏng vấn báo CAND.com.
So với một số tác phẩm nổi tiếng thì sáng tác của Bích Ngân chưa có sự vào
cuộc của các nhà phê bình lớn. Các hướng tìm hiểu, đánh giá, bàn luận, tranh cãi chứ
chưa đi sâu vào khai thác tác phẩm một cách chi tiết, khoa học. Ở quy mô luận văn,
khóa luận cũng ít gặp các bài nghiên cứu đào sâu vào tác phẩm. Do đó, tác phẩm thực
sự mới về thời gian ra mắt, mới về hướng tiếp cận và thật sự là một ẩn số đáng được
quan tâm.
Cần phải thấy rằng Bích Ngân không hề có ý vận dụng phân tâm học vào sáng
tác của mình. Nhưng qua quá trình tìm hiểu tác phẩm và tham khảo ý kiến bạn đọc,
chúng tôi nhận thấy rằng toàn bộ chủ đề tư tưởng tác phẩm đều hướng đến khai mở
thế giới tâm lý con người, đi sâu vào vùng cảm giác khó có thể giải thích bằng lí trí
chuẩn xác. Phần đông người đọc tìm đến tác phẩm là bởi băn khoăn về chính cái bản
thể được nhà văn dựng lên trong tác phẩm.
Phân tâm học là vấn đề rộng lớn. Khai thác tác phẩm của Bích Ngân từ góc
nhìn phân tâm là cơ hội để mở ra nhiều chiều kích, liên hệ nhiều lĩnh vực khác như
tâm lí học, tự sự học, xã hội học,…Bởi vậy, để làm “thỏa mãn” tâm lý người đọc ở
phương diện nhận thức cá nhân, khi nghiên cứu tác phẩm của Bích Ngân khó có thể
tránh khỏi việc khám phá nội tâm con người, khám phá tính dục, giấc mơ, mặc cảm,
hồi ức,…Đó là những điều phân tâm học luôn hướng đến tìm hiểu và cố gắng giãi mã.

6


Tuy các nhận định, tìm hiểu về tác phẩm của Bích Ngân đều hướng đến khám

phá chiều sâu con người song hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tác
phẩm từ góc nhìn phân tâm học một cách chuyên biệt và hệ thống.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các sáng tác của Bích Ngân bao gồm Tiểu thuyết và
các tập truyện ngắn (Truyện ngắn Bích Ngân; Kẻ tống tình; Người đàn bà bơi trên
sóng; Bồng bềnh thiên sứ và các truyện ngắn được in trên báo, tạp chí).
Phạm vi nghiên cứu là sáng tác của Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm học trên
hai bình diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng lý thuyết phân tâm học của Freud trong quá trình triển khai vấn đề
cùng với các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Luận văn hệ thống những chi tiết của tác phẩm và cấu trúc theo những biểu
hiện của học thuyết phân tâm.
4.2. Phương pháp thống kê
Người viết thống kê những chi tiết trong tác phẩm thể hiện rõ những biểu hiện
của thuyết phân tâm để làm dẫn chứng cho đề tài.
4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Người viết phân tích những dẫn chứng tổng hợp được để làm rõ những biểu
hiện của học thuyết phân tâm trong tác phẩm.
5. Đóng góp của đề tài

7


Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng luận văn sẽ gợi mở hướng tiếp cận mới
cho tác phẩm, làm phong phú thêm các hướng nghiên cứu đối với sáng tác của Bích
Ngân. Đồng thời nghiên cứu này khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như tài năng
của Bích Ngân trong nghệ thuật mở cánh cửa tâm hồn con người.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề về lí thuyết phân tâm học và sáng tác của Bích Ngân
nhìn từ phân tâm học
Chương 2: Thế giới nhân vật trong các sáng tác của Bích Ngân nhìn từ các
phức cảm phân tâm.
Chương 3: Phương thức biểu hiện trong sáng tác Bích Ngân từ góc nhìn phân
tâm học

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
CỦA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC
1.1. KHÁI LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC
1.1.1. Lý thuyết cơ cấu nhân cách toàn diện
Phân tâm học nghiên cứu về những vấn đề bên trong con người. Vô thức - tiềm
thức - ý thức là những phạm trù cơ bản xây dựng nên học thuyết phân tâm học, là đối
tượng nghiên cứu của phân tâm học. Phân tâm học nghiên cứu về quy luật hoạt động,
nguồn gốc cơ chế nảy sinh ba trạng thái tâm lý này. Tìm hiểu trạng thái tinh thần như
vô thức - ý thức - tiềm thức chính là nghiên cứu cõi sâu thẳm trong tâm hồn con
người. Không phải ngẫu nhiên khi càng ngày học thuyết phân tâm học lại càng được
tiếp nhận rộng rãi và được nhiều người biết đến, ngay cả những người không thuộc
giới chuyên môn. Nội dung nghiên cứu của học thuyết phân tâm học vốn rất gần với
mỗi người, đề cập đến góc khuất bên trong con người, nâng thành một khoa học về
tâm lý.
Một trong những vấn đề trọng tâm khi nói đến phân tâm học chính là khái niệm
vô thức. Người đầu tiên khai phá ra mảnh đất vô thức chính là S. Freud. Lý thuyết vô
thức được xem như một khám phá vĩ đại của Freud trong hành trình tìm kiếm chính

mình. Trước ông cũng đã có nhiều người nghiên cứu về vô thức như Descartes, nhà tư
tưởng Đức thế kỷ XVIII Leibniz, Hegel, Schopenhauer hay Nietzsche... nhưng có lẽ
chỉ đến Freud vấn đề về vô thức được đề cập một cách có hệ thống như vậy. Freud đã
tiếp thu những người đi trước để kế thừa và phát triển vấn đề trở thành một khoa học
về vô thức.
Theo Tự điển tâm lý học, vô thức là “khái niệm dùng để chỉ tập hợp các cấu
tạo, quá trình và cơ chế tâm lý mà sự vận hành và ảnh hưởng của chúng chủ thể không
ý thức được” [54, tr.746]. Đó là yếu tố tâm lý tồn tại trong mỗi người mà chính họ
không hề hay biết. Nói đến vô thức tức nói đến vùng tâm lý không thuộc giới hạn
kiểm soát của con người, thậm chí con người trở nên bất lực trước những suy nghĩ,
hành động mà bản thân mình không thể lý giải. Vô thức vốn có sức mạnh vô hình đến
nỗi lý trí, ý thức người không thể lấn át được. Hoạt động của cơ cấu tâm lý này nhiều
khi có ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của chủ thể. Người ta thường

9


quá đề cao ý thức, mà chưa nhận thức đúng về sự tồn tại của vô thức. Vô thức có khả
năng chế ngự, điều khiển hành động và tâm lý người, thậm chí lấn lướt cả ý thức. Sự
dồn nén, ẩn ức đã biến hữu thức thành vô thức. Freud nhận ra xu hướng trẻ con sẽ tạo
nên vô thức, giống như sự chống lại những kìm nén, áp đặt về mặt tinh thần lâu ngày
sẽ đẩy trạng thái vốn dĩ bình thường thành ẩn ức. Chính vì thế, vô thức là hoạt động
tách rời hoàn toàn ý thức của con người, không được chi phối bởi bất kỳ sự định
hướng nào của lý trí. Vô thức là “một loại hoạt động tinh thần bị dồn nén, nó không
thể đi vào ý thức” [52, tr. 114]. Chính dồn nén, ẩn ức đã đẩy trạng thái vô thức có sức
bùng lên dữ dội mà bản thân con người không thể kìm nén nổi, giống như một quả
bóng, đến một giới hạn nào không thể, sẽ nổ tung. Phản ứng của tâm lý người trước
hoàn cảnh trong cõi vô thức thường dữ dội, có sức bùng phá, như những đợt sóng cảm
xúc ồ ạt tràn ngập rào cản của lý trí. Rõ ràng, khi nói đến phạm trù vô thức, phải nhắc
đến các trạng thái dồn nén và ẩn ức như một tất yếu.

Mặt khác, “trong lĩnh vực vô thức không chỉ có những nội dung ẩn ức mà còn
có những vật liệu tâm thần chưa đạt tới giá trị, cường độ khiến cho chúng vượt qua
ngưỡng hữu thức. Những yếu tố ấy nằm dưới ngưỡng này, và đó là tất cả những tri
giác do cảm giác đưa lại” [29, tr. 109]. Tất cả những điều bị giới hạn thường có
khuynh hướng vùng lên hóa thân vào yếu tố ảo và đi vào giấc mơ như một sự giải
thoát. Vô thức được xem như một phạm trù mới mẻ, và có sức chi phối không nhỏ đến
hoạt động tâm lý người. Vô thức vốn là trạng thái tâm lý nằm ngoài vùng ý thức
nhưng lại có tác động lớn, có sức chi phối lớn đến bản thân con người. Khá nhiều hoạt
động tâm lý cũng như hành động của con người bị điều khiển bởi vô thức. Con người
ta thường không thể cưỡng lại những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, nhiều
khi có xu hướng buông xuôi. Vì thế, vô thức càng có cơ hội thể hiện sức mạnh của
mình trong việc chi phối, tác động đến con người. Freud đã có công lao to lớn khi
khám phá ra sức mạnh của vô thức trong cõi tâm lý người. Từ thuật thôi miên để chữa
bệnh, Freud đã phát hiện ra cấu trúc tâm lý chìm sâu đằng sau ý thức người. Những lý
luận về phân tâm học của Freud cũng bắt đầu từ thuật thôi miên, trong đó có nghiên
cứu về vô thức. Chính Freud từng quan niệm, phân tâm học là “một môn khoa học về
quá trình tâm lý vô thức. Cái gọi là phân tích tinh thần, là sự khẳng định bản thân quá
trình tinh thần đều là vô thức, và là quá trình tinh thần có ý thức kia chẳng qua là cục
bộ của toàn bộ đời sống tinh thần. Do đó, học thuyết vô thức chiếm vị trí quan trọng
trong phân tâm học, nó là hòn tảng và nội dung cốt lõi chống đỡ toàn bộ học thuyết”
[52, tr. 107]. Từ việc nhìn nhận vai trò của vô thức trong toàn bộ hoạt động tâm lý
người, Freud đã xem vô thức như một đối tượng nghiên cứu quan trọng của phân tâm

10


học. Có thể nói, Freud đã khẳng định vai trò của vô thức trong toàn bộ đời sống tâm lý
người, thậm chí ông nâng vị trí của việc nghiên cứu vô thức thành một khoa học quan
trọng trong toàn bộ học thuyết phân tâm học.
Nếu như trước đó, chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí, xem lý tính là

nguồn gốc của trí thức hay sự minh giải thì Freud lại đề cao vai trò của vô thức. Học
thuyết phân tâm học xem vô thức là cốt lõi trong đời sống tinh thần của con người, sẽ
lấn át cả cái tôi để chi phối toàn bộ ngôi nhà của tôi. Để rồi, “Cái hữu thức không phải
là hình thức tinh thần duy nhất chi phối mọi hoạt động của con người cũng như vai trò
của nó không phải là tất cả” [51, tr. 35]. Vô thức sẽ tác động đến toàn bộ mọi hoạt
động tâm lý cũng như hành động của con người, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân
cách. Xuất phát từ những dồn nén vẫy vùng muốn bứt phá để được thỏa mãn nên vô
thức có xu hướng lấn át cả phần ý thức để chi phối mọi hoạt động của con người tạo
nên những hành vi sai lạc, giấc mơ, rối loạn tâm lý bất thường. So sánh tâm lý người
như một tảng băng trôi, Freud cho rằng phần nổi tảng băng chính là phần ý thức, còn
phần chìm mới là phần vô thức. Con người ta có xu hướng phô trương con người ý
thức và che giấu con người vô thức trong mình, trong khi “trong tâm lý học Freud, cõi
vô thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức chỉ có một vị trí phụ thuộc. Nếu hiểu
được cái thầm kín bí mật sâu xa trong cõi vô thức ắt chúng ta hiểu được bản chất nội
tâm của con người. Freud tuyên bố là chúng ta thường suy nghĩ một cách vô thức và
chỉ thỉnh thoảng suy tư của chúng ta mới có tính chất ý thức. Tâm linh vô thức là
nguồn gốc chính, là nguồn gốc gây bệnh tâm thần...” [20, tr. 9]. Nội dung của vô thức
chính là sự xung động bản năng 29 giữa những dục vọng, tình cảm. Vì không thể đi
vào ý thức, bị dồn nén buộc phải thoát mình bằng những giấc mơ, sự lầm lẫn, sai lạc.
Vô thức nằm ở tầng sâu nhất trong tâm lý người, nơi ẩn chứa những bản năng, ham
muốn, dục vọng. Con người ta luôn tỏ ra mình bằng ý thức nhưng suy cho cùng, vô
thức mới là phần quan trọng trong tâm lý người. Vô thức sẽ cho ta tự thấy chính mình.
Trong cõi vô thức, người ta mới hiểu mình là ai?!...
Sau Freud, một người học trò - một người bạn của Freud - C.G. Jung cũng đã
đánh giá cao lý thuyết về sự dồn nén của Freud. Chính lý thuyết này sẽ là lời giải đáp
chắc chắn cho Jung về sự tồn tại của vô thức. Ông cũng nhận thấy một thế giới tách
rời, biệt lập với ý thức. Đó là một thế giới tồn tại riêng với những điều con người ý
thức được, thậm chí ngay khi mọi hoạt động của chúng ta dừng lại thì vô thức vẫn tiếp
tục không ngừng nghỉ. Vô thức nằm ngoài những suy nghĩ, định hướng và hành động.
Tuy nhiên, Jung đã có sự bất đồng và tìm hướng đi riêng hoàn toàn mới trong cách lý

giải những vấn đề về vô thức. Vô thức là vấn đề trọng tâm trong những công trình

11


nghiên cứu tâm lý học của ông. Jung đã viết nhiều công trình nghiên cứu như Tâm lý
học vô thức (1912), Biện chứng giữa cái tôi và cái vô thức (1916)...
Xuất phát từ việc nghiên cứu đời sống tâm hồn con người thông qua các vấn đề
về huyền thoại, tôn giáo..., Jung đã khám phá ra nhiều điều thú vị về vô thức. Từ điều
tra khám phá những bằng chứng khách quan của các bệnh tâm thần và triệu chứng của
các bệnh nhân, Jung đã phân chia vô thức thành hai nhóm: vô thức cá nhân và vô thức
tập thể (phi cá nhân). Khái niệm “Vô thức cá nhân” của Jung có sự gặp gỡ với khái
niệm “Vô thức” của Freud trước đó .“Vô thức tập thể” vốn không thuộc về ý thức,
cũng không phải là phạm vi cá nhân, “không phải là những cái đạt được bởi cá nhân.
Tuy thế tâm thần của mỗi người dường như có nhiều đặc điểm không thể phân biệt
được với tâm thần của những người khác bởi vì mọi tâm thần đều có một cơ sở hoặc
nền tảng chung” [13, tr. 74]. Cần phân biệt vô thức tập thể với vô thức của một nhóm
người, đám đông. Theo Jung, đặc điểm của vô thức tập thể là “nó chứa đựng những
nội dung mà không ít thì nhiều tương tự ở khắp nơi và ở mọi cá nhân. Nói cách khác,
nó là đồng nhất ở tất cả mọi người và do đó tạo nên 30 một cơ tầng tâm thần chung
của bản chất siêu cá nhân hiện diện ở mỗi người chúng ta” [13, tr. 75]. Đây được xem
như khám phá nổi bật nhất của Jung về vô thức. Với Jung, vô thức tập thể được cấu
trúc thành các siêu mẫu, thể hiện trong những hình ảnh của huyền thoại, tôn giáo cũng
như tác phẩm nghệ thuật. Quan niệm của Jung có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực
văn hóa, tâm linh... Ngày nay, người ta dùng tên ông để đặt tên cho một ngành tâm lý
học. Đó là chủ nghĩa Jung (Jungisme), với phạm vi nghiên cứu khá rộng về nguyên lý
vĩnh hằng trong tâm hồn người thông qua cổ tích, tôn giáo và huyền thoại. Đây cũng
là con đường đưa Jung đến những nghiên cứu về vô thức. Cuốn sách Biện chứng giữa
cái tôi và cái vô thức được ra đời từ cuộc nói chuyện của ông về cấu trúc của vô thức
năm 1916. Những gì ông trình bày trong cuốn sách đó là kết quả của một quá trình nỗ

lực không ngừng để tìm ra mối quan hệ giữa ý thức của cái Tôi và các quá trình vô
thức. Dù với Jung, những nghiên cứu ấy đối với ông là điều chưa thỏa mãn nhưng đó
vẫn là một cống hiến lớn nhằm cô đọng và tóm tắt hai mươi tám năm kinh nghiệm
tâm lý học và tâm thần học miệt mài của ông. Có thể nói, Jung là nhà tâm lý học đầu
tiên của phương Tây đã hướng tới những di sản triết học của Phương Đông, đặc biệt là
đạo Phật.
Bàn về vô thức, không thể không nhắc đến phạm trù giấc mơ, khi vô thức được
xem như trạng thái tâm lý gắn liền với hoạt động của giấc mơ. Trong Khoa học về các
giấc mơ, Freud cho rằng: “trên thực tế, lý giải các giấc mơ là con đường lớn của sự
hiểu biết về cái vô thức, là cơ sở vững chắc nhất cho những nghiên cứu của chúng ta,

12


và hơn bất cứ cách nào khác, chính việc nghiên cứu các giấc mơ sẽ làm cho các bạn
thấy rõ giá trị của phân tâm học... Khi người ta hỏi tôi làm thế nào để trở thành một
nhà phân tâm học, tôi trả lời: bằng cách nghiên cứu những giấc mơ của chính mình.”
[12, tr. 77]. Vô thức liên quan đến quá trình dồn nén, một quá trình không được biết
trước, đáp trả lại trạng thái ý thức và được giải tỏa bằng trạng thái giấc mơ. Giấc mơ
được xem như sự đáp trả, sự thỏa mãn những dồn nén tâm lý của con người.
Freud được xem là người tiên phong trong việc nghiên cứu và giải thích giấc
mộng. Freud đã viết cuốn sách Đoán mộng, xuất bản năm 1899. Freud đã nhận ra sự
lý thú khi phân tích về giấc mộng. Mở đầu cuốn sách, Freud cho rằng: “Mặc dù mộng
đã sớm tồn tại mấy ngàn năm trước đây, con người cảm thấy khó cắt nghĩa, nhưng sự
tìm hiểu khoa học quả thực vẫn rất hạn chế. Vì vậy, tất cả các trình bày có liên quan
về mặt này, từ trước đến nay chưa có ai dẫn ra được lý thuyết của một chuyên gia nào
có thể khái quát tất cả mọi hiện tượng. Bạn đọc có lẽ tự mình đều có nhiều kinh
nghiệm li kỳ và tài liệu phong phú về loại này, nhưng bản chất có liên quan về mộng
hoặc phương pháp về nó, tin rằng vẫn chưa biết” [56, tr. 87]. Freud đã tìm đến vùng
đất hoang sơ, đã được khai phá nhưng còn hời hợt hoặc chưa thực sự đúng hướng, để

đặt những nền móng tư tưởng đầu tiên về mộng như một khoa học.
Trước đây, mộng vốn được quan niệm như một lĩnh vực tâm linh huyền bí, như
một thế lực thần bí siêu nhiên. Đến Freud, ông đã nhìn nhận mộng như một vấn đề
khoa học nghiên cứu tâm lý con người, có nguyên nhân, có cơ chế hoạt động... Freud
xem việc nghiên cứu về giấc mơ là một phần không thể thiếu của phân tâm học. Freud
xem “mộng là một hoạt động tâm lý đặc thù trong trạng thái ngủ, nó không phải do
kích thích vật lý gây ra. Đồng thời, mộng là hiện tượng tâm lý do dư ba của hoạt động
tâm lý khi người tỉnh quấy rối giấc ngủ gây nên, nó cũng không phải là hiện tượng
sinh lý vật lý” [52, tr. 91]. Như vậy, mộng là một hiện tượng do cơ chế tâm lý gây ra.
Những ảnh hưởng tâm lý vốn là cơ sở hình thành nên giấc mộng. Thường, con người
ta chỉ rơi vào trạng thái mộng mị khi bản thân họ đang chịu tác động của một áp lực
tâm lý nào đó. Càng bị ức chế tâm lý, càng bị ám ảnh, con người càng rơi vào trạng
thái khủng hoảng tâm thần, và tất cả trạng thái này sẽ chuyển vào giấc mơ.
Với Freud, mộng chính là giấc mơ, là sự hoạt động của trạng thái tinh thần
trong khi ngủ, là hành trình trong vô thức. “Liên quan giữa yếu tố của giấc mơ và nền
tảng vô thức của yếu tố đó là: yếu tố chỉ là một phần nhỏ vô thức, y như một ảo ảnh
thôi, chính vì được tách rời ra khỏi nền tảng vô thức mà yếu tố giấc mơ trở thành
không thể thiếu” [20, tr. 130]. Giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên, hoàn toàn không

13


phụ thuộc vào ý thức con người. Sức mạnh của ý chí hoàn toàn bị khuất phục trước sự
tồn tại của giấc mơ. Thế mới thấy sự chiếm hữu của vô thức trong ngôi nhà đầy ý
thức. Nhìn về ngoài, giấc mơ là thuộc về vô thức, vượt ra ngoài sự kiểm soát 32 của
con người, thậm chí là vô nghĩa. Không ai có thể biết mình sẽ mơ thấy gì, sẽ gặp giấc
mơ trong lúc ngủ hay không?! Có điều, đằng sau những điều tưởng chừng vô nghĩa lý
ấy, Freud cũng đã nhận ra sự hữu lý trong sự tồn tại của giấc mộng. “Chúng ta đã có
lý khi cho rằng giấc mộng là biến dạng của một ước vọng bị dồn nén” [20, tr. XV].
Con người ta bao giờ cũng có ham muốn và không phải ham muốn nào cũng được

thỏa mãn. Những dồn nén đó chỉ được giải tỏa bằng giấc mơ. Giấc mơ là nơi những
ẩn ức, dồn nén được bộc lộ mình, những khao khát thực sự được vẫy vùng bất chấp sự
định hướng của ý thức. Con người ta có thể kìm nén mình trong ý thức, nhưng trong
giấc ngủ, khi mọi hoạt động tâm lý cũng phải dừng lại, con người buông mình vào cõi
vô thức thì sự xuất hiện của giấc mơ chính là những gì còn sót lại khi ta thức. Giấc mơ
bộc lộ mình một cách không rõ ràng qua các biểu tượng. Giấc mơ không thể hiện
nguyên hình của ham muốn, của khao khát mà nó phải được ẩn mình qua những lớp
vỏ khác nhau mơ hồ và khó hiểu. Muốn Giải Mộng, con người ta phải ghép những
mảnh đứt nối trong giấc mơ, phải liên tưởng từ những mảng ghép rời rạc đó. Khi đó,
phần ẩn giấu của con người sẽ được lộ rõ trong giấc mơ qua con đường vô thức. Con
người bản năng khi ấy sẽ lấn át con người xã hội để tự do thỏa mãn ham muốn của
mình. Giấc mơ suy cho cũng là sự giải thoát, bứt phá của ham muốn. Freud đã nhận ra
“Mộng là sự đạt đến của nguyện vọng, thường thể hiện rất trực tiếp, rất rõ ràng...
Nguyện vọng vô thức mà mộng đã thỏa mãn là cái bị dồn nén trong thời gian trước
đây và cái bị dồn nén này được biểu hiện trong mộng và lại đánh thức sự xung động
nguyên thủy” [52, tr. 95]. Mộng là trạng thái thức trong lúc ngủ. Đó là nơi những dồn
nén, ẩn ức bắt đầu tự giải phóng, để được thõa mãn chính mình.
Với ông, có thể phân mộng ra làm hai loại. Loại mộng thứ nhất thường sự đạt
đến giản đơn, nội dung giấc mộng thường rõ ràng, không bị che khuất. Những giấc
mơ này thường xuất hiện trong giấc mơ của trẻ con. Kiểu mộng này xuất hiện vu vơ,
ngẫu nhiên hơn là sự giải tỏa dồn nén. Loại mộng thứ hai thường đạt sau khi đã hóa
trang. Nghĩa là “Tất cả dục vọng phía sau của mộng được hóa trang bị vai trò của
kiểm tra ngăn chặn và bài xích, và chính sự tồn tại của dục vọng này mới hình thành
nguyên nhân gây hóa trang và động cơ vai trò kiểm tra” [52, tr. 97]. Những ham
muốn, dục vọng của con người sẽ bị chính ý thức của con người kiểm tra, ngăn cản...
nên để thỏa mãn và đạt được sự thỏa mãn, nó buộc phải hóa trang dưới nhiều hình

14



thức khác nhau, có thể dưới dạng những biểu tượng. Loại mộng thứ hai này thường là
kết quả của những dồn nén, là sự phản ứng của ẩn ức trước kiềm hãm của đời sống.
Bản thân C. G. Jung cũng đã nghiên cứu về giấc mơ. Ông từng khẳng định vai
trò của Pierre Janet, August Forel, Theodore Flouray, Morton Prince trong việc đặt
nền móng của ngành khoa học non trẻ - tâm lý học, đồng thời ông cũng đề cao vai trò
của Freud trong hành trình tìm về vô thức mà đặc biệt là khám phá giấc mơ. Những
thử nghiệm của ông không gì khác, là những giấc mơ của chính ông. Là một bác sĩ
nghiên cứu, điều trị bệnh tâm thần, Jung cũng đã coi giấc mơ là một hiện tượng tự
nhiên, nằm ngoài ý thức, sự nắm bắt của con người. Giấc mơ là sản phẩm của vô thức.
Bản thân người nằm mơ cũng không thể ý thức được giấc mơ cũng như nhớ được nội
dung trong khi mơ. “Giấc mơ xuất hiện như là biểu hiện của một quá trình tâm thần
vô thức tự động, nằm ngoài khả năng kiểm soát của ý thức. Nó cho thấy sự thực bên
trong và thực tế về bệnh nhân một cách thực sự” [13, tr. 97]. Theo Jung, cũng không
nên đánh giá giấc mơ một cách vội vàng, bởi giấc mơ luôn có sự thường xuyên lặp lại.
Hơn nữa, khi nghiên cứu về giấc mơ, Jung đã phân tích giấc mơ trong liệu pháp tâm
lý để phân ra các tính chất của giấc mơ như tính khởi đầu, sự lặp lại, và tính dự báo.
Jung đặc biệt quan tâm đến tính tập thể của giấc mơ... vì điều Jung quan tâm chính là
vấn đề vô thức tập thể.
Có thể nói, những khám phá của Freud và Jung về giấc mơ mang tính khoa học và có
những phát hiện đầy thú vị. Giấc mơ cũng là hình ảnh của con người khi ở đó những
ham muốn, những góc khuất đều được phơi bày, bộc lộ. Đọc được giấc mơ của con
người, cũng có nghĩa phần nào đó ta hiểu được những suy nghĩ trong họ. Giấc mơ là
lời thú nhận chân thành nhất về chính tôi, mà ngay cả khi tôi cũng không hề biết hết.
Bên cạnh đó, ý thức cũng là vấn đề quan tâm của phân tâm học. Có rất nhiều
quan niệm khác nhau về ý thức. Ý thức vốn là đối tượng nghiên cứu của triết học với
nhiều cách nhìn khác nhau từ chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về thần linh, đến chủ
nghĩa duy vật gắn liền ý thức với sự tương quan giữa hình ảnh chủ quan của con
người và tồn tại khách quan. Bên cạnh đó, mỗi nhà triết học lại có cách hiểu riêng về
ý thức như “dòng chảy ý thức” của W. James và H. Bergson, hay “sự phản ảnh tiêu
cực của hoạt động tâm lý” theo cách hiểu của Nietzsche... Có điều, những quan niệm

riêng đều có điểm chung là nhìn nhận “ý thức là thế giới tinh thần của con người, có
tác dụng chi phối hoạt động của con người” [52, tr. 109], là “bộ phận chia tách và
động tác bên ngoài của toàn bộ tâm linh hoặc vô thức” [52, tr. 114], là “quan hệ với
thế giới bằng tri thức về các quy luật khách quan của nó” [54, tr. 772]. Ý thức được

15


xem hình thức phản ánh tâm lý cao nhất. Nói đến ý thức, tức là nói đến sự định hướng
của trung ương đầu não của con người. Không phải ngẫu nhiên, các nhà tâm lý Đức
đã liên tưởng ý thức con người với cái đèn pha chiếu lên sân khấu. Vùng sáng hẹp
được chiếu từ đèn pha chiếu sáng những gì cần chiếu sáng trên sân khấu được ví như
vùng ý thức của con người. Điều đó có nghĩa ý thức là trạng thái tâm lý của con người
được điều khiển, chi phối một cách có chủ đích. Con người luôn là động vật bậc cao,
luôn sống và hành động theo sự điều khiển của ý thức. Ý thức luôn là trạng thái tinh
thần mà con người hướng đến, thể hiện phần lý trí của con người. Jung còn phân nhỏ
theo bốn chức năng của ý thức: suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và trực giác. Freud thì
cho rằng ý thức là dòng chảy của vô thức, và vô thức là “nguồn” của ý thức. Điều này
có nghĩa giữa vô thức và ý thức có mối liên hệ với nhau. Nếu vô thức là sự buông
mình trong khoái lạc thì ý thức chính là rào cản sự thỏa mãn với nhiều trăn trở, hoài
nghi đầy dằn vặt. Nếu vô thức vượt qua mọi giới hạn trật tự của thời gian thì ý thức
bao giờ cũng phản ánh thế giới theo lề lối thời gian nhất định. Nếu vô thức chạy theo
bản năng, tách rời hiện thực thì ý thức luôn bám chặt vào hiện thực khách quan như
một điểm tựa. Chính sự mâu thuẫn về hoạt động của trạng thái tinh thần mà giữa ý
thức và vô thức luôn có sự xung đột nhau. Ý thức sẽ cản trở, ngăn chặn hoạt động của
vô thức, và vô thức sẽ cố tình phá tan những trật tự của ý thức. Freud xem ý thức như
giai đoạn phát triển cao nhất của tâm lý. Và chính sự tác động qua lại của ý thức và vô
thức sẽ đảm bảo quá trình hoạt động tâm lý bình thường của con người. Freud còn
quan tâm đến một trạng thái tinh thần có mối quan hệ với ý thức và vô thức, đó là tiền
ý thức, hay còn gọi là tiềm thức. Tiềm thức là “lĩnh vực quá độ giữa vô thức và ý

thức”, “là những tài liệu tâm lý hiện thời ý thức chưa đến nhưng có thể nhớ lại, nó có
tính chất động thái”, “là hiện tượng tâm lý tiếp cận với ý thức, nó có thể nhanh chóng
tiến vào lĩnh vực ý thức, lại có thể nhanh chóng trở về vị trí bản thân mình, cho nên
không mang thuộc tính về chất, chỉ mang thuộc tính về lượng” [52, tr. 117]. Tiềm
thức là quá trình chuyển từ ý thức sang vô thức. Ở đó, có những vấn đề con người đã
ý thức nhưng về sau lại dần dần chuyển sang vô thức lúc nào không hay biết. Tiềm
thức có thể xem là sự giao thoa, ranh giới giữa ý thức và vô thức. Tiềm thức là “đặc
trưng của quá trình tâm lý tích cực, những quá trình này, trong một lúc nào đó, không
phải là trung tâm hoạt động có ý nghĩa của ý thức” [30, tr. 163]. Điều này có nghĩa là
trong một khoảnh khắc nào đó, có những điều con người ta không ý thức nghĩ đến,
nhưng điều đó đã tồn tại, đã được biết, được nhớ lại cùng với những dòng liên tưởng
trong suy nghĩ của ta. Có thể, điều đó trước đây đã được ý thức nhưng dần dần lâu
ngày, nó đã chuyển dần vào tiềm thức, như là vô thức.

16


Suy cho cùng, trong mỗi tâm lý người bao giờ cũng tồn tại cả ba vùng tâm lý: ý
thức, tiềm thức và vô thức. Ba trạng thái tâm lý có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau tạo thành một hệ thống tâm lý ổn định của người bình thường, đồng thời đó là
đối tượng nghiên cứu của phân tâm học.
1.1.2. Lý thuyết về tính dục và phức cảm
Freud cũng đã gây chấn động không nhỏ trong giới nghiên cứu khi quy toàn bộ
hành động, tâm lý người vào vấn đề tính dục. Ông đã từng viết cuốn Ba tiểu luận về lý
thuyết tính dục nổi tiếng. Trong tiểu luận này, Freud đã xây dựng những cơ sở cho lý
thuyết về chứng nhiễu tâm, về sự dồn nén cũng như “nguồn năng lượng xúc cảm nằm
bên dưới những vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức, mà Freud gọi năng
lượng ấy là libido” [12, tr.122]. Đồng thời, Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục lần lượt
bàn về lệch lạc tính dục, tính dục trẻ con, về biến đổi tuổi dậy thì. Từ khám phá về vô
thức, về giấc mơ, Freud cho rằng giấc mơ có ẩn ức về tính dục. Tính dục chính là

nguyên nhân gây nên những hành vi, xung đột trong tâm lý người.
Ông đã phân ba cấp độ hoạt động tinh thần của con người gồm: Tự Ngã (Id,
Soi), Bản ngã (Ego, Moi) và Siêu Ngã (Super ego, Super moi). Trong đó, Freud cho
rằng Id là quan trọng nhất. “Phạm vi của Id là phần nhân cách tối tăm và không thể đi
đến được của chúng ta. Bản thân ta chỉ biết chút ít về cái Id qua nghiên cứu các giấc
mộng và qua sự biểu hiện các triệu chứng bên ngoài của bệnh tâm thần. Id là nơi trú
ngụ các bản năng nguyên thủy và các xúc cảm đi ngược lên tới cái quá khứ xa xưa khi
mà con người còn là một con thú. Id có tính chất như vậy và bản chất của nó thuộc về
dục tính, (sexual in nature), nó vốn vô thức” [20, tr. X]. Theo Freud, Id vốn mù quáng,
mục đích của nó là thỏa mãn các ham muốn bản năng và khoái cảm, thậm chí không
cần biết đến những giá trị, chuẩn mực hay đạo đức... Lý thuyết về tính dục là một khái
niệm được ghép chung với Id, được Freud gọi tên. “Tất cả những xúc cảm của Id đều
là hình thức thể hiện của “năng lượng tính dục” [20, tr. XI].
Thuyết tính dục từng được xem như cái lõi của phân tâm học. Phân tâm học
phân tích trạng thái tinh thần của sự khát thèm tính dục, cũng như sự ảnh hưởng của
trạng thái tinh thần ấy. Đời sống tính dục là một nhu cầu tự nhiên tất yếu của con
người nên bất kỳ sự dồn nén tính dục cũng như sự khao khát giải tỏa dồn nén cũng
dẫn đến sự rối loạn trong tâm lý người. Là một bác sĩ tâm thần, Freud cũng đã nhận
thấy rằng sự rối loạn đời sống sinh lý của con người là nguyên nhân gây ra bệnh tâm
thần, hành vi sai lạc, sự khủng hoảng tinh thần cũng như chất xúc tác của cội nguồn
sáng tạo vĩ đại. Khái niệm bản năng tính dục của Freud là một khái niệm rộng, không
17


chỉ dừng lại ở việc con người tìm sự kích thích của bộ máy sinh dục để sinh ra khoái
lạc mà còn chỉ các hoạt động của các bộ máy khác trên cơ thể. “Ông cho rằng, sự phát
triển tính dục của cá thể trải qua các thời kỳ khác nhau, có tác dụng khác nhau trong
phát triển nhân cách” [52, tr. 239]. Freud đã nâng bản năng tính dục thành nguồn gốc
của mọi công trình sáng tạo vĩ đại, thậm chí mọi sáng tạo văn hóa của con người từ
nghệ thuật, luật pháp hay tôn giáo.... đều liên quan đến sự phát triển của tính dục. Sự

thăng hoa trong cảm xúc sẽ là chất xúc tác để tạo nên những hưng phấn sáng tạo đặc
biệt. Bản năng tính dục có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách người, ảnh
hưởng đến những hành vi, cách sống của con người. Có thể thấy, thuyết tính dục là
một phát hiện có phần táo bạo của Freud trong việc nghiên cứu về con người. Freud
luôn bảo vệ quan niệm về thuyết tính dục của mình. Điều này vấp phải sự bất đồng ý
kiến của một số người, trong đó có Jung. Jung cho rằng, Freud đã quan tâm quá nhiều
về tính dục trẻ con, mà bỏ qua nhiều vấn đề quan trọng hơn nhiều. “Ở bất cứ nơi đâu,
trong một con người hay trong một tác phẩm nghệ thuật, một sự biểu hiện của tinh
thần (theo nghĩa trí tuệ, không theo nghĩa siêu nhiên) xuất hiện, ông nghi ngờ chúng
và ám chỉ rằng đó là bản năng tính dục bị dồn nén. Bất kỳ cái gì không thể được diễn
giải trực tiếp như là bản năng tình dục ông đều nói tới nó như là tâm lý tình dục” [13,
tr.40]. Jung cho rằng bản thân mình không phủ nhận tầm quan trọng của tính dục
trong đời sống tinh thần con người, nhưng ông muốn đặt nó vào đúng vị trí của nó. Có
lẽ, chính những quan niệm khác nhau về tâm lý học mà về sau, Freud và Jung đã
không thể cùng bước chung trên một con đường. Hai người đã theo hai ngả rẽ khác
nhau. Freud quan tâm nhiều hơn vấn đề về con người, về nhiễu tâm, về dồn nén, về bí
mật của nhân cách tâm lý... điều này có sự chi phối không nhỏ của vấn đề tính dục,
còn Jung thì lại nghiên cứu vấn đề về tâm thức xã hội, cộng đồng. Nhưng dù thế nào,
khi nói đến phân tâm học, người ta vẫn lập tức nghĩ nhiều về vấn đề tính dục như một
vấn đề không thể không nhắc đến. Xét về cấu trúc tâm thần, con người luôn có ham
muốn và đồng thời có những phức cảm đặc biệt. Không phải ngẫu nhiên mà Freud
quy mọi hoạt động của con người từ bản năng tính dục. Bản năng tính dục với những
ham muốn cần thỏa mãn, bị kìm nén kéo dài dẫn đến những phức cảm (complex - còn
được dịch là mặc cảm). Đó là sự dồn nén của những cảm xúc lẫn lộn giữa ham muốn,
tranh giành, đố kỵ… Theo Freud, trẻ con luôn có thói quen tự khám phá cơ thể như
một phản xạ tự nhiên với những vùng có thể gây ra những cảm giác đặc biệt như
những trò nghịch ngợm, vật nhau, những trò luyên tập cơ bắp… Tuy nhiên, trước thái
độ nghiêm cấm quyết liệt, dè bỉu, hay đe doạ của người lớn đẩy đứa trẻ vào tâm lý
vừa sợ hãi vừa tò mò. Những hành vi tính dục ấu thơ không vì thế mà mất đi, ngược
lại, nó sẽ dồn nén, phản ứng tiêu cực trong tâm lý đứa trẻ như sự khiếp sợ, lo âu. Bên


18


cạnh sự mắng mỏ dữ dội của người lớn dẫn đến nỗi lo về sự bỏ rơi, cắt xẻo một bộ
phận của cơ thể như lo ngại về sự thiến hoạn như một ý thức bẩm sinh. Cảm giác tự ti
này được gọi là phức cảm hoạn, là đối tượng nghiên cứu của phân tâm học. Freud cho
rằng: “Mặc cảm này có ảnh hưởng sâu rộng đối với nó (trẻ em), đối với tính tình nó
khi khỏe mạnh, đối với tinh thần khi nó ốm yếu, đối với sự phản kháng của nó khi nó
được điều trị bằng phân tâm học” [36, tr. 78]. Phức cảm thiến hoạn là nỗi sợ liên quan
đến bộ phận sinh dục nam, nếu khôà ra đi trong đơn độc.
3.2.3. Không gian tâm linh
Việt Nam là đất nước chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Đông đặc biệt là
Trung Quốc trong vấn đề tín ngưỡng. Tín ngưỡng thờ ông bà, tổ tiên đã trở thành một
phần không thể thiếu trong tâm thức của người Việt. Chính vì vậy, không gian sống
của người Việt chính là không gian tâm linh, trong nhà có bàn thờ, quanh năm cúng
giỗ ông bà, cha mẹ, các bậc tiền bối,..Đời sống tâm linh phần nào ăn sâu vào máu thịt
của mỗi người dân Việt. Không gian tâm linh còn đi vào cả thơ văn và nghệ thuật, có
khi nó còn là nguồn cảm hứng để nghệ sĩ tạo dấu ấn trong các sáng tác của mình. Là
một người con đất Việt, Bích Ngân trong các sáng tác của mình đã vận dụng không
gian tâm linh khiến cho các tác phẩm của cô trở nên bí ẩn hơn.

106


Không gian của câu chuyện về gia đình nhân vật tôi trong tiểu thuyết Thế giới
xô lệch là không gian linh thiêng. Mọi thứ về ngôi nhà đều sứt sẹo, không lành lặn thì
vẫn còn duy nhất một nơi vẫn còn nguyên hiện trạng đó chính là trang thờ dù không
biết đã từng thờ ông bà tổ tiên hay thờ phật, thờ chúa. Trang thờ là chốn tâm linh để
con cháu tỏ lòng thành với những thế hệ đi trước. Trang thờ của gia đình nhân vật tôi

lạnh khói nhang. Từ ngày không còn đôi chân anh không thể thắp nhang trên bàn thờ
đã đành, công việc ấy cả má anh, chị anh và cả anh trai anh đều ơ thờ trước khói
nhang. Công việc cũng không khích lệ ba anh trước khói nhang bởi cha của ông là
một tín đồ của chúa. Lúc còn sống ông thường đi lễ nhà thờ, lẩm nhẩm đọc kinh và
lần chuỗi hạt trong sự e dè vì sợ con trai khó chịu. Từ khi má của nhân vật tôi qua một
lần xem bói được hay rằng gia đình bà quá lơ là việc cúng quải thì lúc đó cái trang thờ
mới được vực dậy. Cả gia đình chăm chút hơn cho việc thờ tự rồi làm đám giỗ cho
ông nội bởi lẽ “sự linh thiêng luôn thuộc về cõi bất tử và đáng được coi là bất tử khi
được đời đời tưởng niệm. Khi ấy sự bất tử không còn của riêng một ai, nó trở thành
giá trị tinh thần của tất cả” [tr.41].
Không gian tâm linh ẩn hiện qua những làn khói nhang. Khi cả gia đình cúng
giỗ người ông, lúc mà người con tỏ lòng thành trước vong linh cha mình thì sự linh
thiêng lại xuất hiện. Qua cái mong muốn hàn hắn đau đáu nơi người vợ “trên lư
hương, tàn nhan uốn cong lại thành những vòng tròn lớn nhỏ, chen chúc xoắn xuýt.
Má tôi nhìn chồng hân hoan: Ba má chứng kiến tấm lòng thành của ông rồi đó”
[tr.44]. Giường như ở đâu đó trong cõi xa xăm, những đấng sinh thành ấy cũng hiện
về chứng tỏ tấm lòng của con cháu khiến cho không gian căn nhà như ấm áp hơn.
Trong cái không gian của những đêm thanh người mẹ như nghe rõ tiếng gọi từ tâm
linh vọng về “nhiều lần tôi nghe má nói về những tiếng gõ cửa giữa khuya khi bà mỏi
mệt gục đầu trên bàn máy may và cả những lúc nằm trằn trọc bên cạnh ba tôi. Má nói
tiếng gõ thật khẽ, khẽ như ngón tay của gió. Đôi lần tôi thấy gai gai người khi nghĩ,
biết đâu, đó là tiếng gọi bà tôi, của chú tôi và của đứa em gái chưa biết khóc của tôi”

107


[tr.46]. Đó có lẽ là những lần ghé thăm, những trái tim không lành lặn còn chưa được
sưởi ấm tìm về với tấm lòng khắc khoải đau đáu về một mối tình thân.
Khoảng không tâm linh còn ẩn hiện qua sự biến mất chuỗi tràng hạt màu nâu
và bức chân dung đức mẹ Maria thường dùng để cầu kinh, vốn không rời khỏi ông nội

của anh thương binh. Sau khi ông qua đời, lúc tẩm liệm ông, cả nhà mới phát hiện ra
điều đó. Và không một ai có thể tìm thấy. Mãi cho đến khi gần kết thúc tiểu thuyết,
lúc chuẩn bị cải táng di cốt bà nội (mẹ thân sinh anh thương binh), sự biến mất của
chuỗi tràng hạt với chân dung đức mẹ Maria một lần nữa lại xuất hiện, xuất hiện như
nhắc lại và cũng như một lời giải đáp. Chắc hẳn lời giải chính là ngăn tủ không thể
tìm ra chìa khóa, phải dùng búa để mở nhưng trong đó chỉ toàn những thứ vô nghĩa
của một người già buồn tẻ, giằn vặt, lấn cấn, không biết làm cách nào cho qua tháng
ngày nặng nề. Phải chăng người ông nội ấy cũng thật sự không còn giữ lại gì cả, kể cả
chuỗi tràng hạt với chân dung đức mẹ Maria? Hay đánh dấu hỏi sát với sự thể hơn:
Ngay cả giấy vụn, bao nilon vụn cũng là báu vật giải trí của ông, ông còn giữ kĩ, thì
chuỗi tràng hạt và chân dung đức mẹ Maria kia sao ông không giữ? Phải chăng ông đã
quẳng chúng đi cùng với chiếc chìa khóa hộc tủ, để nhẹ bớt sự lấn cấn, hay do ông
cũng không còn tìm thấy chút an ủi thần bí nào ở đó? Hay chỉ đơn giản là ông đã đánh
rơi đâu đó ở ảng nước…Nhưng như thế thì vẫn cho là có thể tạm yên lòng với lời giải
đáp. Có điều, không hiểu sao giọng ông cha xứ với câu kinh trong buổi an táng ấy “kẻ
mù lòa giờ mới tìm thấy ánh sáng của thiên đàng”, lại một lần nữa trở thành dòng kết
thúc tiểu thuyết “Tôi chợt nhớ cái ngày ảm đạm đưa ông tôi về với đất. Rồi tôi lại nhớ
lời nói đều đều vô cảm của vị linh mục về thứ ánh sáng thiên đường. Và tôi nhận ra,
thứ ánh sáng ấy, có lẽ không chỉ có ở thiên đường mà đang tràn ngập ở đây, trên mặt
đất này, nơi những con người lạc mất nhau đã tìm thấy nhau” [tr.309]. Đó là không
gian lúc cả đại gia đình đang bốc mộ bà nội, theo nghi thức tinh giản của tín ngưỡng
thờ cúng ông bà truyền thống, với lễ vật có ý nghĩa như giáo cụ trực quan nhắc nhở
người sống về sự chăm lo, ân cần và thiết thực: “một li nước trắng, một li gạo để cắm

108


×