Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thế giới nghệ thuật trong song tinh bất dạ và hoa tiên truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------

NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG SONG TINH BẤT DẠ VÀ HOA TIÊN TRUYỆN

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ THỜI ĐÔN

Huế, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, kết
quả nên trong Luận văn là trung thực và chính xác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Dương



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được gởi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô giáo trong Khoa
Ngữ văn, quý Thầy Cô Phòng sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Huế đã giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường, những người đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức hữu ích về chuyên ngành làm cơ sở cho tôi thực hiện được Luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Ngô Thời Đôn đã tận tình hướng dẫn cho tôi
trong thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện Luận văn.
Do thời gian còn nhiều hạn chế và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn chưa
sâu sắc nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của quý
Thầy Cô và các anh chị học viên.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Dương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 6
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài .......................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi đề tài .................................................................................. 10
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 11
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 11
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. SONG TINH BẤT DẠ VÀ HOA TIÊN TRUYỆN TRONG DÒNG TỰ
SỰ VĂN VẦN DÂN TỘC ........................................................................................... 12

1.1. Hoàn cảnh ra đời ................................................................................................ 12
1.1.1. Hoàn cảnh xã hội .............................................................................................. 12
1.1.2. Hoàn cảnh văn học............................................................................................ 13
1.2. Truyện Nôm và dòng tự sự văn vần dân tộc ...................................................... 15
1.3 Vị trí và vai trò của Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên truyện trong truyện thơ Nôm
................................................................................................................................... 21
CHƯƠNG 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA SONG TINH BÁT DẠ VÀ HOA TIÊN
TRUYỆN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG .................................................... 28
2.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật và đề tài của Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên
truyện……………………………………………………………………………… 28
2.2. Chủ đề tình yêu đặc trưng của Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên truyện ............... 35
2.3. Giá trị tư tưởng thẩm mĩ của Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên truyện ................. 40
CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA SONG TINH BẤT DẠ VÀ HOA TIÊN
TRUYỆN – NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ................................................. 49
3.1. Kết cấu quen thuộc của thể loại truyện thơ Nôm Việt Nam .............................. 49
3.1.1. Sự kiện gặp gỡ .................................................................................................. 50
3.1.2. Sự kiện tai biến ................................................................................................. 51
3.1.3. Sự kiện đoàn tụ ................................................................................................. 55
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................................... 56
3.2.1. Hệ thống nhân vật ............................................................................................. 56


3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ............................................................................................ 61
3.2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật ............................................................................. 71
3.3. Không gian, thời gian trong hai tác phẩm .......................................................... 74
3.3.1. Không gian, thời gian gặp gỡ ........................................................................... 75
3.3.2. Không gian, thời gian tai biến .......................................................................... 77
3.3.3. Không gian, thời gian đoàn tụ .......................................................................... 82
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 88



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài
1.1. Truyện thơ Nôm ra đời và phát triển trong bối cảnh chung của nền văn
học trung đại Việt Nam. Thế nhưng truyện thơ Nôm không những không bị hòa lẫn
vào bất cứ thể loại nào khác, mà bản thân truyện thơ Nôm còn trở thành một hiện
tượng văn học đặc biệt. Trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, truyện thơ
Nôm đã tạo nên dấu ấn đặc biệt về số lượng, cũng như giá trị về nghệ thuật, mĩ học
của nó. Nghiên cứu truyện thơ Nôm trở thành một mảng nghiên cứu quan trọng khi
nhắc đến văn học Việt Nam trung đại nói chung.
1.2. Bản thân hai tác phẩm Hoa tiên truyện và Song Tinh Bất Dạ là hai truyện
thơ Nôm xuất hiện trong thời kì đầu trong tiến trình phát triển của truyện thơ Nôm
Việt Nam. Với vị trí như vậy, hai tác phẩm này có những vai trò, tầm ảnh hưởng nhất
định đến sự phát triển sau này của truyện thơ Nôm, mà đỉnh cao chính là tuyệt tác
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Do đó, việc nghiên cứu hai truyện thơ Nôm này cũng
chính là nghiên cứu các giai đoạn phát triển của truyện thơ Nôm Việt Nam, nghiên
cứu đặc điểm của truyện thơ Nôm qua từng thời kì phát triển, nghiên cứu đặc điểm nổi
bật về nghệ thuật của từng tác phẩm nói riêng và trong sự tương quan, so sánh đối với
hai tác phẩm.
Từ việc nghiên cứu chi tiết, người viết mở rộng ra cái nhìn khách quan về thế
giới nghệ thuật trong truyện thơ Nôm dựa trên những nét chung, nét tổng quát của thể
loại này trong hai tác phẩm được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Đồng thời qua đó
thấy được đặc điểm về nghệ thuật của văn học Việt Nam trung đại nói chung.
1.3. Với xu hướng quay về quá khứ, tìm hiểu những gì thuộc về truyền thống
dân tộc, truyện thơ Nôm quả là một đối tượng đáng quan tâm. Bởi trước hết, đây là
một thể loại chỉ riêng Việt Nam có.Việc sử dụng chữ Nôm và thể thơ lục bát đã tạo
nên phong vị đặc biệt cho thể loai này.Hơn thế nữa, truyện thơ Nôm đã sử dụng những
nguồn ngữ liệu, những motip, hình ảnh từ văn học dân gian đã làm đậm thêm cái hồn
văn hóa Việt. Do đó, việc lựa chọn truyện thơ Nôm, mà cụ thể ở đây là hai tác phẩm



Hoa tiên truyện và Song Tinh Bất Dạ chính là một trong những con đường tiếp cận
gần hơn với văn hóa Việt Nam.
1.4. Có thể nói, phương thức thể hiện, thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm
văn học nói chung, truyện thơ Nôm nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với
từng tác phẩm. Nó là nơi tác giả thể hiện tài năng, gởi gắm tư tưởng, tình cảm bản
thân vào từng nhân vật, từng không gian, thời gian cụ thể. Do đó, việc tìm hiểu thế
giới nghệ thuật trong truyện thơ Nôm Hoa tiên truyện và Song Tinh Bất Dạ là con
đường ngắn nhất để đi vào địa hạt của từng tác phẩm. Mặc khác, thông qua từng đặc
điểm nghệ thuật của hai truyện thơ Nôm này, người viết còn hình thành được cái nhìn
tổng quát về đặc điểm nghệ thuật trong hai tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
Là một hiện tượng phức tạp và khá độc đáo trong lịch sử văn học dân tộc,
truyện thơ Nôm đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong
nhiều thập kỉ qua đã có nhiều công trình lớn nhỏ và hàng chục bài báo viết về những
vấn đề của truyện thơ Nôm nói chung. Một các tổng quát, trên cơ sở hệ thống tài liệu
đã khảo sát, chúng tôi có thế điểm qua như sau về tình hình nghiên cứu truyện thơ
Nôm từ trước đến nay:
2.1 Những công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm nói chung:
Về những công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm nói chung có thể kể ra
đây một số chuyên luận, bài báo tiêu biểu:
Truyện nôm khuyết danh-một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam
(Bùi Văn Nguyên), Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm khuyết danh (Đặng
Thanh Lê), Những vấn đề xã hội trong truyện Nôm bình dân (Nguyễn Lộc),
Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm (Đặng Thanh Lê),…
Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (Kiểu Thu Hoạch). Tác phẩm
nghiên cứu về thể loại truyện thơ Nôm dựa trên kiến thức văn học sử để khái quát
nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của truyện thơ Nôm. Qua đó phân tích để đi
sâu vào đặc trưng của thể loại văn học này.

Ngoài ra, còn có thể kể đến những phần, những chương viết về vấn đề truyện
Nôm của Lê Hoài Nam, Lê Trí Viễn chương Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam
(tập 3-Hà Nội 1965), của Đinh Gia Khánh trong Giáo trình văn học dân gian Việt


Nam (tập 1-Hà Nội 1971), của Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân
gian Việt Nam (Hà Nội 1978), của Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XVIII, nửa cuối thế kỉ XIX (tập 2-Hà Nội 1975), hay của Lê Đình Kỵ trong
Nghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam (Hà Nội 1978). Trong các
phần, các chương này, tuy không đi sâu phân tích các truyện thơ Nôm cụ thể nhưng
các tác giả đã nghiên cứu truyện thơ Nôm trong mối tương quan với các thể loại văn
học khác và vai trò, vị trí của truyện thơ Nôm trong tiến trình lịch sử văn học Việt
Nam.
Về luận văn, có thể thấy, đã có một vài luận văn lựa chọn truyện thơ Nôm làm
đối tượng nghiên cứu.
Luận văn Triết lí nhân quả trong truyện thơ Nôm Việt Nam của Huỳnh Quán
Chi (2001) nghiên cứu về một vấn đề trong truyện thơ Nôm Việt Nam, đó là triết lí
nhân quả. Tác giả nghiên cứu triết lí này trên cả phương diện nội dung lẫn các yếu tố
nghệ thuật. Từ đó khái quát lên vai trò của triết lí nhân quả trong truyện thơ Nôm Việt
Nam.
Luận văn Yếu tố trữ tình ngoại đề trong truyện thơ Nôm thế kỉ XVIII-XIX của
Nguyễn Thị Mỹ Vân. Luận văn đi sâu vào một yếu tố xuất hiện nhiều trong truyện thơ
Nôm thế kỉ XVIII – XIX, đó là yếu tố trữ tình ngoại đề. Tác giả phân tích yếu tố này
trong các tác phẩm truyện thơ Nôm cụ thể, khái quát vai trò của chúng đối với truyện
thơ Nôm nói chung.
Luận văn Phương thức thể hiện câu chuyện tình yêu trong truyện thơ Nôm của
Thái Thị Lê (2003). Luận văn đề cập đến một nội dung xuất hiện nhiều trong các
truyện thơ Nôm: tình yêu. Tác giả phân tích tình yêu trong truyện thơ Nôm trên nhiều
phương diện, cả hình thức lẫn nghệ thuật.Qua đó, khái quát nên vị trí, vai trò của câu
chuyện tình yêu đối với một truyện thơ Nôm.

2.2 Những bài viết, nghiên cứu về một truyện thơ Nôm cụ thể
Bên cạnh những bài viết mang tính khái quát, tổng hợp, truyện thơ Nôm cũng
được nghiên cứu một cách cụ thể.Các tác phẩm truyện thơ Nôm được phân tích một
cách chi tiết, sâu sắc trên nhiều phương diện.qua đó có được cái nhìn chi tiết về các
tác phẩm truyện thơ Nôm.


Viết về một truyện thơ Nôm cụ thể thì từ năm 1956 đến nay có đến hàng chục
bài nghiên cứu, thảo luận, có thể kể đến các bài viết như: Khảo luận về truyện Thạch
Sanh (Hoa Bằng, Tập san nghiên cứu văn sử địa, số 19/1956), Tìm hiểu truyện Quan
Âm Thị Kính (Nguyễn Đức Đàn, Tập san nghiên cứu văn sử địa, số 17/1956), Xung
quanh cuốn Nhị độ mai (Trương Chính, Tập san nghiên cứu văn sử địa, số 20/1956),
Nguyễn Cảnh và truyện Phương Hoa (Tập san nghiên cứu văn học, số 4/1962), Một
nghi án văn học chung quanh truyện Phan Trần (Tiên Đàn Nguyễn Tường Phượng,
Tập san nghiên cứu văn học số 4/1962), Truyện Tây Sương phải chăng của Lý Văn
Phức (Hoa Bằng-Tập san nghiên cứu văn học số 8/1962), Bàn về truyện Hoàng
Trừu (Đặng Thanh Lê-Tạp chí Văn học số 2/1965), Truyện thơ Lục Vân Tiên với văn
học dân gian (Nguyễn Quang Vinh, Tạp chí Văn học số 4/1988), Giọng điệu trữ tình
của Phạm Thái qua trích đoạn “Cảnh chùa chiền” trong Sơ kính tân trang (Hoàng
Hữu Bội, Tạp chí Văn học số 3/1994),… Những bài viết này đều lựa chọn một tác
phẩm cụ thể và một phương diện cụ thể để phân tích những nét riêng về truyện thơ
Nôm.
2.3 Những bài viết, nghiên cứu về hai tác phẩm Song Tinh Bất Dạ và Hoa
Tiên truyện
Song Tinh Bất Dạ với tác giả Nguyễn Hữu Hào, Phan Hứu ThụyTạp chí
Sông Hương, số 05/1996.Bài viết đi sâu vào tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của tác giả
Nguyễn Hữu Hào. Đồng thời tóm tắt nội dung chính của tác phẩm Song Tinh Bất Dạ.
Ngoài ra, bài viết còn điểm qua một vài vai trò của tác phẩm đối với cuộc đời nhà văn
nói riêng, đối với sự phát triển của thể loại truyện Nôm ở Việt Nam nói chung.
Trong bài tựa cuốn Truyện Song Tinh Bất Dạ, Hoàng Xuân Hãn đã có những

nhận xét cơ bản về đặc điểm thi pháp của tác phẩm này về ngôn ngữ trong đối sánh
với Truyện Kiều. Tác giả nhận xét: “Về sắc thái từ chương, hai truyện Nôm khác nhau
nhiều. Khi tả cảnh, Nguyễn Du chỉ phác họa để gợi ý tình; và khi tả tình thì lời sâu
sắc đằm thắm. Còn Nguyễn Hữu Hào thì tả cảnh một cách tỉ mỉ, cốt để xúc động tai
mắt người đọc, chứ không khêu gợi được tình sâu xa, và hầu như chỉ chú ý đến phần
kể chuyện, đối thoại, chứ không phân tích tình cảm”. Nhận xét của Hoàng Xuân Hãn
đã nêu ra một nhận định khái quát về phong cách ngôn ngữ nói riêng, phương thức


xây dựng nhân vật nói chung của tác giả cuốn Song Tinh Bất Dạ, đó là nhân vật được
thể hiện chủ yếu qua hành động, qua sự việc
Phẩm bình, nhận định về Nguyễn Huy Tự và Hoa Tiên đã đi sâu và nghiên
cứu Hoa tiên trên nhiều phương diện. Trong đó, các yếu tố về nội dung và nghệ thuật
được khảo sát, đánh giá, nhận định khách quan, chân thực. Từ đó, tác phẩm này được
nhìn một cách cụ thể, đa chiều và chân thực nhất.
Tuy vậy, người viết nhận thấy rằng chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu
vào phân tích cụ thể giá trị nghệ thuật của tác phẩm Song Tinh Bất Dạ cũng như hình
thành cái nhìn so sánh giữa hai truyện thơ Nôm Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên truyện.
Do đó, người viết thực hiện đề tài này như là một cách để mở rộng hơn biên độ nghiên
cứu hai tác phẩm, cũng như truyện thơ Nôm và văn học Việt Nam trung đại nói
chung. Trong đó chú trọng vào cái nhìn so sánh giữa hai tác phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự,
NXB Giáo dục, Hà Nội xuất bản năm 1978 và tác phẩm Song Tinh Bất Dạ của
Nguyễn Hữu Hào, NXB Văn học, Hà Nội, xuất bản năm 1987.
- Phạm vi đề tài: luận văn này tập trung nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề thế giới
nghệ thuật trong hai truyện thơ Nôm Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự và Song
Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào. Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề chính
trong hai tác phẩm này như sau: đề tài, chủ đề, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân
vật, giọng điệu và nghệ thuật trần thuật.

4. Phương pháp nghiên cứu


vai trò cӫ
a hai tác phҭ
PQj\ÿ
ӕ
i vӟi dòng chҧ
y cӫa truyӋ
QWKѫ1{PQyLULr
hӑc ViӋ
t Nam nói chung.
- 3K˱˯QJSKiSSKkQWtFKW
͝ng hͫp: QJѭ
ӡi viӃ
t dӵa trên nhӳng yӃ
u tӕnghӋ
thuұ
t mà tiӃ
n hành phâQ WtFK
Ӈthҩ
\ÿ
U}
ӧF
һ
ÿѭ
F
ÿӇ
m
ÿL

cӫa các yӃ
u tӕ. Tӯÿy
Ӄ
n WL
hành tә
ng hӧp, khái quát vai trò, vӏtrí trong tác phҭ
m.
5. ĈyQJJySF
ӫa luұ
QYăQ
- VӅmһ
t nghiên cӭu:
Thҩ
\ÿѭ
ӧc vai trò quan trӑ
ng cӫ
a hai tác phҭ
m trong tiӃ
n trình phát triӇ
n cӫa

truyӋ
QWKѫ1{P
ViӋ
t Nam. 6RViQKÿ
Ӈthҩ
\ÿѭ
ӧFQpWWѭѫQJÿ
ӗQJFNJQJQKѭNKi
Ӌ

t
vӅnghӋthuұ
t cӫ
a hai tác phҭ
m, tӯÿy
ҩ
\
WK
ӧ
ÿѭ
F QpW
һ
c sҳ
c cӫ
ÿa chúng. Ngoài ra,

QJѭ
ӡi viӃ
W FzQ ÿjR
ӟQJ
VkX
ӱ
ÿL
dөQJ
KѫQKѭ
V SKѭѫQJSKiS
Ӈthҩ
\ӧ
ÿѭ
VR


ViQK
QJKƭDQJK
Ӌthuұ
t cӫa hai tác phҭ
PYăQK
ӑc cөthӇ
.
- VӅmһ
t thӵc tiӉ
n
Vӟi viӋ
c tìm hiӇ
u nhӳng tác phҭ
m này vӅSKѭѫQJ
Ӌ
n thӃGL
giӟi nghӋthuұ
t,
còn góp phҫ
n tҥ
o nên hӭQJ WK~
ӡL
FKR
ӑcÿ
vӅnhӳ
QJѭ
ng tác phҭ
m cәÿL
Ӈ

Q YăQ
ӑ
c
K
ViӋ
t Nam. Ĉӗng thӡLQkQJFDRQăQJO
ӵc nghiên cӭu khoa hӑc cӫ
a QJѭ
ӡi viӃ
Wÿ
Ӆtài.
6. Cҩ
u trúc cӫa luұ
QYăQ
Ngoài Phҫ
n mӣÿҫ
u, KӃ
t luұ
n, Tài liӋ
u tham khҧ
o, Phҫ
n nӝ
i dung luұ
Q YăQ
ÿѭ
ӧc triӇ
QNKDLWKjQKEDFKѭѫQJQKѭVDX
&KѭѫQJ
.SONG TINH B̬T D̨VÀ HOA TIÊN TRUY͎N TRONG DÒNG
TӴSӴ9Ă19

ҪN DÂN TӜC
&KѭѫQJ
2. THӂGIӞI NGHӊTHUҰT CӪA SONG TINH B̬T D̨B̬T D̨
VÀ HOA TIÊN TRUY͎N - NHÌN TӮ3+ѬѪ1*',
ӊN NӜI DUNG
&KѭѫQJ
.THӂGIӞ
 I NGHӊTHUҰT CӪA SONG TINH B̬T D̨B̬T D̨
VÀ HOA TIÊN TRUY͎N - NHÌN TӮ3+ѬѪ1*7+
ӬC THӆHIӊN.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.
SONG TINH BẤT DẠ VÀ HOA TIÊN TRUYỆN TRONG DÒNG TỰ SỰ
VĂN VẦN DÂN TỘC
1.1. Hoàn cảnh ra đời
1.1.1. Hoàn cảnh xã hội
Từ thế kỉ XVII, xã hội phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy thoái. Nền
nông nghiệp bị đình trệ, nền sản xuất hàng hóa bị kìm hãm. Chế độ phong kiến càng
ngày càng trở nên phản động. Lê Chiêu Thống vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng “cõng
rắn cắn gà nhà” mở cửa biên giới cho nhà Thanh tiến quân vào nước ta. Các bạo chúa
như Trịnh Sâm, Trịnh Giang, những quyền thần lộng hành, ngang ngược như Trương
Thúc Loan, Đặng Mậu Lân xuất hiện ngày càng nhiều. Tầng lớp thống trị càng ngày
càng rối loạn, mà đỉnh điểm là sự xuất hiện của hai bè phái Lê – Trịnh và Nguyễn
cùng sự mâu thuẫn nội bộ Trịnh – Lê đã đẩy đất nước rơi vào cảnh phân li, chiến tranh
liên miên, mạng người như cỏ rác.
Trong bối cảnh đó, đến thế kỉ XVIII, một phong trào nông dân khởi nghĩa liên
tục, phổ biến và quyết liệt đã bùng nổ trên khắp dải đất Việt Nam. Các cuộc khởi

nghĩa với nhiều vị lãnh tụ kiệt xuất hiện như Nguyễn Danh Phương (1740-1750), cuộc
khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1736 – 1769). Khí thế của các cuộc khởi nghĩa đó,
sức mạnh của những cuộc khởi nghĩa đó kết tinh lại trong phong trào Tây Sơn (bùng
nổ năm 1771). Cuộc khởi nghĩa đánh dấu sự thành công vẻ vang của người anh hùng
áo vải Nguyễn Huệ, mở đầu cho triều đại tiến bộ Tây Sơn. Chiến thắng này còn gắn
với cuộc chiến chống lại quân xâm lược nhà Thanh cùng cuộc chiến tranh vệ quốc của
dân tộc Việt Nam trong năm 1789.
Những biến cố lịch sử diễn ra liên miên này đã có những tác động nhất định
đến sự thay đổi nề nếp tư tưởng của xã hội phong kiến lâu đời ở Việt Nam. Ý thức hệ
phong kiến vẫn ở địa vị chính thống nhưng trước những sự suy thoái này, nó dần đi
vào con đường khủng hoảng. Rường cột tư tưởng tinh thần bị lung lay trầm trọng. Các


tư tưởng dần xuất hiện trong phong trào quần chúng đấu tranh là quay về với sự nhân
từ của đạo Phật, sự phiêu diêu thanh thoát trong tâm hồn của Lão Trang. Tất cả đã gây
ra những chấn động không nhỏ, làm lung lay địa vị động tôn của Nho giáo đã tồn tại
trong nhiều thế kỉ liền.
Khi ý thức hệ chính thống đang dần đi vào con đường khủng hoảng, ở Việt
Nam dần xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới mẻ - trào lưu tư tưởng mang yếu tố
nhân đạo chủ nghĩa. Có thể nói rằng trong thế giới quan của nho sĩ phong kiến đã có
những lay chuyển quan trọng. Đã có những người bỏ hàng ngũ phong kiến cũ của
mình để đi về với triều đại của Quang Trung bởi tính chất chính nghĩa của triều đại
mới – nhất là ở phương diện bảo vệ độc lập dân tộc. Những con người tài năng, nhân
cách tốt đẹp như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm,…
đều phụng sự cho triều đại mới đó. Bên cạnh thái độ chính trị là xu hướng được phát
triển cuộc sống cá nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó nổi bật lên nhu cầu
giải phóng đời sống tình cảm cá nhân của con người, chống lại những thế lực chà đạp
lên quyền sống của con người. Tình cảm trai gái không phải đến thời đại này mới có,
nhưng chỉ đến thời đại này mới có những biểu hiện mới và mới tiến đến một mức độ
sâu sắc mới. Những cái nhìn táo bạo hơn, thông thoáng hơn về tình yêu nam nữ xuất

hiện khá phổ biến, nhất là trong văn học.
Vào cuối thế kỉ XVIII, ý thức chống đối, đòi hỏi của nhân dân đã mạnh mẽ hơn
trước, ảnh hưởng không nhỏ đến nho sĩ quý tộc. Luồng tư tưởng ấy có những yếu tố
tốt đẹp vì nó dựa trên tinh thần nhân đạo của quần chúng để đòi hỏi quyền lợi chính
đáng của con người và chống lại những thế lực chà đạp lên quyền lợi ấy.
1.1.2. Hoàn cảnh văn học
Giai đoạn thế kể XVIII là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của văn
học Việt Nam. Văn học giai đoạn này thừa hưởng nhiều giá trị di sản văn học từ các
thế kỉ trước để lại. Đó là dòng văn học dân gian với nội dung tiến bộ, phong cách biểu
hiện phong phú, sinh động. Bộ phận văn học viết của các tầng lớp nho sĩ (cả Hán lẫn
Nôm) thời kì trước với nhiều yếu tố tiến bộ. Những cái tên như Nguyễn Trãi, Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, những tác phẩm Lâm tuyền kì ngộ, Hương miết hành,… đã
để lại những cái nhìn tiến bộ đậm chất dân tộc cho các nhà văn thời kì sau này.


Văn học thời kì này phát triển mạnh, làm nảy nở hàng loạt tác giả, tác phẩm có
giá trị. Trên cơ sở đó, có thể chia văn học giai đoạn này thành ba khuynh hướng khác
nhau, phản ánh sự phát triển đa dạng của văn học.
Khuynh hướng đấu tranh và tố cáo hiện thực bao gồm bộ phận văn học dân
gian với các truyện như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, các tác phẩm có nội dung đả kích
quan lại, cường hào, sư sãi,…; bộ phận truyện Nôm khuyết danh; một số tác phẩm của
các phong trào nông dân khởi nghĩa như các tác phẩm của Nguyễn Hữu Cầu, Lê Duy
Mật,… chủ yếu là vạch tội lấn át vua của chúa Trịnh; và các tác phẩm của nho sĩ
phong kiến. Các tác giả này tuy không đứng hẳn về phía của các tầng lớp nhân dân bị
áp bức nhưng đã có những cách nhìn nhận các vấn đề xã hội ít hay nhiều gần gũi với
cách nhìn nhận xã hội của quần chúng. Đó là các tác phẩm của Đặng Trần Côn,
Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Huy Tự, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du,.... Các thể loại
văn học phát triển đa dạng, từ ngâm khúc, thơ Nôm, truyện thơ Nôm đến thơ, phú, tạp
văn đều xuất hiện các tác phẩm có giá trị. Các tác phẩm thuộc khuynh hướng này đề
cập đến sự tố cáo, phê phán những thực tại đen tối của xã hội. Chế độ phong kiến

đang dần bị lung lay ngay từ trong hàng ngũ giai cấp của nó. Những tiếng nói lên án,
tố cáo tội ác của giai cấp thống trị ngày càng vang lên mạnh mẽ. Ước mơ, những yêu
cầu được giải phóng của con người ngày càng có giá trị hiện thực.
Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng lạc quan của một số nhà Nho thời Tây
Sơn. Tuy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng triều đại Tây Sơn đã tạo
nên một bầu không khí cởi mở, vui tươi trong đời sống nhân dân và tinh thần dân tộc.
Một số tác phẩm đã phản ánh được không khí vui tươi đó vào trong văn học: Chuyết
sơn thi tập của Ninh Tốn (1744 - ?), Dụ am ngâm lục và Dụ am văn tập của Phan Huy
Ích (1759-1800), Long thành quang phục kỉ thực của Ngô Ngọc Du,…
Khuynh hướng này xuất hiện bởi sự mâu thuẫn trong tư tưởng, tình cảm của
tầng lớp nho sĩ đối với hiện thực xã hội đương thời. Nó xuất hiện trong thơ của
Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án,…Tiếng nói buồn thương, tâm trạng hoang
mang và sự luyến tiếc quá khứ xa xôi làm cho văn học mang giọng điệu bi ai và sự
tiêu cực. Giọng thơ này còn kéo dài đến thơ Bà Huyện Thanh Quan và sang cả thế kỉ
XX.


1.2. Truyện Nôm và dòng tự sự văn vần dân tộc
Ba khuynh hướng văn học trên tuy có những chiều hướng phát triển khác nhau
nhưng đều mở rộng biên độ phản ánh hiện thực của văn học. Chúng có ảnh hưởng lớn
đến việc lựa chọn nội dung, hình thức văn học phù hợp của các nhà văn đương thời.
Mỗi nhà văn với những tư duy thẩm mĩ, quan niệm về nhân sinh khác nhau sẽ có
những cách phản ánh thế giới khách quan khác nhau trong tác phẩm của mình, qua đó
thể hiện được quan niệm về văn học của bản thân.
Nhắc đến những thành tựu nổi bật của văn học trung đại Việt Nam, không thể
không kể đến sự ra đời và phát triển của dòng văn học viết bằng chữ Nôm. Bộ phận
văn học này, cùng với bộ phận văn học viết bằng chữ Hán đã hình thành nên nền văn
học Việt Nam thời kì trung đại.
Chữ Nôm là thứ chữ do người Việt Nam ngày xưa dựa vào chữ Hán để làm thứ
văn tự riêng. Thời điểm ra đời của chữ Nôm còn có nhiều tranh cãi khác nhau, nhưng

có một điều chắc chắn là chữ Nôm ra đời sau chữ Hán, ra đời với vai trò quan trọng
trong quá trình chống Hán hóa, giữ gìn và phát triển bản sắc riêng của văn hóa dân tộc
Việt Nam. Theo sử cũ còn ghi lại, tác phẩm văn học đầu tiên sử dụng chữ Nôm là vào
thời Trần, khoảng cuối thế kỉ XIII-XIV. Nguyễn Thuyên, sau này đổi tên là Hàn
Thuyên với bài văn tế cá sấu là tác giả đầu tiên được ghi nhận sáng tác phẩm văn học
bằng chữ Nôm. Vào các thế kỉ tiếp theo, chữ Nôm và bộ phận văn học viết bằng chữ
Nôm ngày càng phát triển về mặt thể loại và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thơ
Nôm đường luật, thơ lục bát, hát nói, phú, … đều sử dụng chữ Nôm một cách thuần
thục và thành công. Trong số đó, có những thể loại mang đậm bản sắc của riêng người
Việt Nam như thơ lục bát, hát nói,…
Văn học dân gian là nền tảng cho sự phát triển của văn học viết, đặc biệt là văn
học viết bằng chữ Nôm. Nhất là trong thời kì suy thoái của chế độ phong kiến, ảnh
hưởng của văn học dân gian đến văn học viết ngày càng nhiều. Bởi số đông các tác
gia là nhà nho ẩn dật và nho sĩ bình dân, nên họ có nhiều điều kiện gần gũi, thông cảm
với đời sống nhân dân. Từ đó, họ tiếp thu ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Ở đây
không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong sự cố gắng của các tác giả như Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Cư Trinh,… trong việc phát triển văn học
viết bằng chữ Nôm, nhưng ảnh hưởng của văn học dân gian trong các thể thơ (thơ lục


bát, song thất lục bát), ngôn từ, hình tượng văn học, các tư tưởng nhân văn tiến bộ…
là điều đã được kiểm chứng.
Trong số các thể loại văn học sử dụng chữ Nôm để sáng tác, truyện thơ Nôm là
thể loại đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý. Truyện thơ Nôm hay còn gọi là Truyện
Nôm là thể loại tự sự bằng thơ dài, cũng là thể loại tiêu biểu cho văn học cổ điện Việt
Nam, nở rộ vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, do viết bằng tiếng Việt ghi bằng
chữ Nôm, nên được gọi là “truyện Nôm”.
Từ trước đến nay, truyện thơ Nôm luôn là nguồn đề tài nghiên cứu phong phú
cho các nhà nghiên cứu văn học. Trong quá trình tìm hiểu truyện thơ Nôm, đã có
nhiều quan điểm được đặt ra khi phân loại thể loại này. Trong đó, truyện thơ Nôm

từng được phân loại thành truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học, hoặc truyện
Nôm khuyết danh và truyện Nôm hữu danh. Những cách phân loại này ít nhiều đều có
những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nhưng ngày nay, phần lớn các nhà nghiên cứu
văn học đều nghiêng về cách phân loại truyện Nôm thành truyện Nôm bình dân và
truyện Nôm bác học.
Truyện Nôm bình dân là truyện được sáng tác đa phần bởi tầng lớp quần chúng
nhân dân, ra đời trong quá trình lao động, do đó không có tên tác giả. Ngôn ngữ
truyện Nôm bình dân thường mộc mạc, giản dị, phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của tầng
lớp bình dân, với khả năng lưu truyền bằng miệng.
Truyện Nôm bác học là truyện Nôm thường có tác giả rõ ràng, họ thường là
những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có học vấn uyên bác, trình độ tu
dưỡng nghệ thuật cao. Văn chương của truyện Nôm bác học trau chuốt và điêu luyện
hơn truyện Nôm bình dân.
Hiện nay chưa tìm thấy cứ liệu chắc chắn về truyện thơ Nôm sáng tác sớm hơn
thế kỉ XVII. Chúng ta mới biết được truyện thơ Nhạc Xương phân kính của Nguyễn
Thế Nghi viết vào khoảng thế kỉ XVI [Dẫn theo Vũ Phương Đề, Công dư tiệp kí-trang
372], nhưng văn bản tác phẩm này đến nay đã thất truyền. Tác phẩm truyện Nôm sớm
nhất còn được ghi nhận tác giả sáng tác là Song Tinh Bất Dạ của Nguyễn Hữu Hào ra
đời vào đầu thế kỉ XVIII. Tập Sứ trình tân truyện của Nguyễn Tông Khuê viết vào
khoảng những năm bốn mươi của thế kỉ XVIII, có tính chất như một truyện Nôm lục
bát. Kể từ khi được ghi nhận trở về sau, lịch sử văn học chứng kiến sự phát triển mạnh


mẽ của thể loại truyện thơ Nôm với hàng loạt tác phẩm có giá trị, cả truyện Nôm bình
dân và truyện Nôm bác học ra đời, mà đỉnh cao chính là Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Truyện thơ Nôm từng có thời kì phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt
tác phẩm có giá trị về mặt nghệ thuật cũng như hiện thực. Nhưng bởi có nội dung quá
tiến bộ, đề cập đến những vấn đề cá nhân, tố cáo tội ác của tầng lớp thống trị, thể hiện
khát khao hạnh phúc, tự do của các tầng lớp nhân lao động nên nó không được lòng
giai cấp thống trị. Do đó, nhà nước phong kiến đã thẳng tay đàn bằng cách cấm đoán

và phá hoại các tác phẩm Nôm nói chung, truyện thơ Nôm nói riêng nhằm hạn chế
những ảnh hưởng không tốt đến sự cai trị của họ. Điều này cho thấy việc sáng tác tác
phẩm Nôm là một phong trào đáp ứng yêu cầu văn hóa của nhân dân. Bởi vậy, truyện
thơ Nôm đã bị thất lạc, biến mất khá nhiều nhưng các biện pháp chuyên chế đó vẫn
không dập tắt nổi sức sống của các tác phẩm Nôm. Tuy vậy, điều này cũng có những
ảnh hưởng nhất định đến sự tồn tại của chúng. Số lượng những tác phẩm đã mất so
với những tác phẩm truyện thơ Nôm còn lại quả thật rất khiêm tốn, và đó cũng là một
trong những lí do vì sao hiện nay còn nhiều tác phẩm Nôm không đề tên tác giả.
Tuy số lượng còn lại không nhiều, nhưng truyện Nôm hay truyện thơ Nôm luôn
được xem là một thể loại văn học khá độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam. Hiện
nay chưa xác định được thời điểm ra đời của các truyện thơ Nôm khuyết danh, chỉ biết
chắc chắn vào thế kỉ XVIII, truyện thơ Nôm đã xuất hiện với tác phẩm Song Tinh Bất
Dạ. Như đã đề cập, truyện thơ Nôm là một thể loại tự sự bằng thơ. Trước truyện thơ
Nôm, lịch sử văn học đã ghi nhận sự tồn tại của văn tự sự (mà tiêu biểu là Truyện kì
mạn lục). Truyện thơ Nôm cũng không phải là thể loại văn học đầu tiên sử dụng chữ
Nôm để sáng tác, bởi bên cạnh truyện thơ Nôm, các nhà thơ thời kì này còn sử dụng
chữ Nôm với các thể loại khác như thất ngôn bát cú Đường luật, hát nói, phú,...
Nhưng bởi hoàn cảnh ra đời đặc thù cùng giá trị văn học đặc sắc của mình, truyện thơ
Nôm luôn được đánh giá cao. Truyện thơ Nôm ra đời, phát triển do yêu cầu phản ánh
hiện thực rối ren của xã hội phong kiến đang suy thoái, do ảnh hưởng của văn hóa dân
gian và bởi sự du nhập và ảnh hưởng của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong các tầng
lớp nhân dân. Sự ra đời của truyện thơ Nôm như là một tất yếu của hoàn cảnh xã hội
và văn học đương thời. Truyện thơ Nôm có những vẻ đẹp riêng mà các thể loại khác
không có được về mặt hình thức cũng như nội dung. Nó là sự kết hợp nhuần nhuyễn


các yếu tố của riêng người Việt Nam: chữ Nôm, thơ lục bát cùng với tư duy thẩm mĩ
của người Việt Nam. Chính vì vậy, truyện thơ Nôm phù hợp với nhiều nhà thơ có
khuynh hướng dân tộc, và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sáng tác ở các thế kỉ
sau này.

Truyện Nôm sử dụng một thể thơ quen thuộc của nước nhà, đó là thể thơ lục
bát để sáng tác. Đây là một thể thơ truyền thống của văn học Việt Nam. Thơ lục bát
xuất hiện từ khi nào điều này còn chưa được làm rõ, nhưng có thể chắc chắn một điều
thơ lục bát xuất phát từ văn học dân gian. Thể lục bát là một thể yêu vận toàn vần
bằng. Đây là thể thơ ca dân gian cổ truyền của dân tộc, trên cơ sở thanh điệu của tiếng
Việt, phương pháp tư duy của người Việt cũng như nhịp điệu đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân ta. Trải qua quá trình thử nghiệm lâu dài trên nhiều thể loại, các nhà
thơ đã lựa chọn thể loại thơ phù hợp nhất để kể câu chuyện của mình. Truyện Nôm lúc
đầu sử dụng Đường luật, nhưng qua thể nghiệm với các tác phẩm như Vương Tường,
Tô công phụng sứ, Lâm tuyền kì ngộ,…với việc sử dụng các bài thơ ngắn cùng các
hình thức bát cú, hoặc tuyệt cú được thống nhất theo một cốt truyện thì Đường luật
không phù hợp để tự sự. Vì thế, các nhà thơ đã tìm đến thể thơ lục bát, một thể thơ
linh hoạt về nhịp điệu, trường độ, màu sắc thẩm mĩ, rất phù hợp với tư duy thẩm mĩ
của người Việt. Và thực tế sáng tác cũng cho thấy lục bát thực sự là sự lựa chọn hàng
đầu trong sáng tác truyện Nôm – một thể loại tự sự, kể truyện. Chính nhờ thơ lục bát,
truyện Nôm mới có được phương thức thể hiện uyển chuyển, linh hoạt. Các nhà thơ
mới có được những câu thơ giàu sắc thái tình cảm mà cũng vô cùng đặc sắc về mặt
ngôn ngữ. Khi nhắc đến nỗi nhớ nhung:
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
(Truyện Kiều)
Hay để miêu tả tâm trạng rối bời của nhân vật:
Tai nghe ruột rối khôn hàn
Trước tòa đứng sững bên bàn ngồi quên
(Truyện Hoa tiên)
Thì thơ lục bát luôn thể hiện được yếu tố trữ tình, phản ánh được tâm trạng của
nhân vật trữ tình. Lời nguyền ước của các nhân vật cũng được miêu tả rất da diết:


Thiếp xin kết nghĩa lương duyên

Phượng loan chung gối phỉ nguyền keo sơn
(Thạch Sanh)
Nếu là thơ Đường luật, vịnh, phú,… chưa chắc đã có được những câu thơ mềm
mại, uyển chuyển đến thế. Chính nhờ sự hài hòa của các âm chẵn, cùng cách gieo vần
linh hoạt trong từng cặp câu sáu - tám và giữa các cặp câu sáu - tám với nhau, cùng sự
đồng điệu giữa các yếu tố thuần việt là thơ lục bát và chữ Nôm mà thơ lục bát trở
thành lựa chọn hàng đầu để sáng tác truyện thơ Nôm.
Nhờ thơ lục bát mà các tác giả của truyện thơ Nôm đã tìm được phương tiện
sáng tác hữu hiệu. Và ngược lại, chính truyện thơ Nôm đã nâng thơ lục bát lên một
tầng cao mới. Vào thế kỉ XVI, khi các nhà văn dùng thơ lục bát để viết tác phẩm thì
chắc chắn nó đã hoàn chỉnh đến một mức độ nhất định trong thơ ca dân gian từ trước.
Những câu ca dao sử dụng thơ lục bát trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn
được đánh giá cao về sự mềm mại, đậm chất trữ tình:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
(Ca dao)
Đến khi xuất hiện trong văn học viết, mà nhất là trong truyện thơ Nôm, thơ lục
bát Việt Nam còn mang thêm trong mình sự tài hoa, tao nhã của người trí thức. Thể
thơ lục bát được sử dụng để viết nhiều thể loại với nhiều tác phẩm văn học trong giai
đoạn này. Thế kỉ XVI, Lê Đức Mao viết Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào với
sự đan xem giữa lục bát và song thất lục bát. Lâm tuyền văn của Phùng Khắc Khoan,
Ngọa long cương văn và Tư Dung vãn của Đào Duy Từ, Hoán tỉnh châu dân từ của
Đinh Nho Doãn,… là những tác phẩm viết bằng lục bát trong các thế kỉ XVI, XVII.
Khi đến với truyện thơ Nôm, thơ lục bát lại có những bước tiến dài trong hình thức
nghệ thuật. Các hình ảnh, những thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong văn học viết
được đan cài hài hòa vào một thể thơ vốn thuộc về dòng văn học dân gian. Các phép
đối, sử dụng các điển tích, điển cố, các thủ pháp tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại,
ước lệ tượng trưng… được sử dụng một cách thành thục trong thơ lục bát ở truyện thơ
Nôm, nhất là truyện thơ Nôm bác học. Trong Truyện Kiều, không ít lần ta thấy khả



năng sử dụng ngôn ngữ thiên tài của Nguyễn Du. Cách tác giả sử dụng các điển cố
vào tác phẩm tạo nên được hiệu ứng thẩm mĩ cao:
Khen tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này.
Hay Nguyễn Du còn kết hợp được ca dao - một thể loại của văn học dân gian
vào trong thơ lục bát cũng cho thấy được khả năng linh hoạt trong tự sự của thơ lục
bát trong truyện thơ Nôm:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Việc xây dựng, hay nói đúng hơn là nâng cao thơ lục bát từ một thể loại thơ ca
dân gian thành thể thơ dân tộc có thể coi là đóng góp lớn nhất của việc xây dựng thể
loại văn học Nôm thời kì này. Và truyện thơ Nôm đã góp công không nhỏ trong thành
tựu ấy.
Như vậy, truyện thơ Nôm với tư cách là một thể loại tự sự đã nâng tầm không
chỉ thơ lục bát, mà cho cả thể loại tự sự ở Việt Nam. Không kể chuyện bằng văn xuôi
thường thấy, truyện thơ Nôm lựa chọn cho mình con đường sử dụng văn vần với một
thể loại dân tộc để làm nên câu chuyện cho mình. Và lịch sử văn học đã chứng minh,
khi nhắc đến thể loại tự sự ở Việt Nam thời kì trung đại, người ta không chỉ nhớ đến
những câu chuyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, những tác phẩm du kí viết
bằng chữ Hán, chữ Nôm,… mà còn nhớ ngay đến những câu chuyện trong các tác
phẩm truyện thơ Nôm mà hầu hết chúng đều gần gũi với các tầng lớp nhân dân.
Truyện Nôm nói riêng và văn học chữ Nôm nói chung trở thành bộ phận văn
học chiếm địa vị quan trọng bên cạnh văn học chữ Hán. Văn học viết của Việt Nam
chủ yếu gồm hai thành phần tồn tại song và có quan hệ qua lại mật thiết: thành phần
viết bằng chữ Hán và thành phần viết bằng chữ Nôm. Văn học chữ Hán ra đời ngay từ
buổi đầu của nền văn học viết. Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn (chữ Nôm ra đời từ
sớm nhưng văn học Nôm phải đến khoảng thế kỉ XIII mới xuất hiện) khi ý thức dân
tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp trí thức. Từ sau thế kỉ XVI,
văn học chữ Nôm có bước phát triển toàn diện hơn về lượng và về chất. So với văn

học chữ Hán, văn học chữ Nôm tuy số lượng có ít hơn, nhưng so với thế kỉ trước thì
đã tăng lên đáng kể. Các thể loại văn học chữ Nôm cũng đa dạng hơn rất nhiều: biền


văn Nôm, thơ Nôm Đường luật, vãn, ngâm, ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát,…
Nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung và tư tưởng được viết bằng chữ Nôm cũng
xuất hiện nhiều. Thành phần văn học chữ Nôm đã có vị trí xứng đáng trong lịch sử
văn học Việt Nam: trở thành bộ phận văn học ngang hàng với bộ phận văn học chữ
Hán. Trong sự phát triển đó, truyện thơ Nôm đã góp một phần quan trọng vào việc
nâng cao vị thể của thành phần văn học viết bằng chữ Nôm. Với những giá trị về mặt
nội dung tư tưởng tiến bộ và hình thức nghệ thuật đặc sắc, truyện thơ Nôm xứng đáng
trở thành một trong những thể loại văn học tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt
Nam.
1.3 Vị trí và vai trò của Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên truyện trong truyện thơ
Nôm
Ngày nay, khi nhắc đến truyện thơ Nôm, người ta thường nghĩ ngay đến
Truyện Kiều. Nhưng không phải vì vậy mà phủ nhận hoàn toàn vai trò của các truyện
thơ Nôm khác trong thể loại nói riêng và đối với cả nền văn học Việt Nam trung đại
nói chung. Mỗi tác phẩm văn học có giá trị ra đời đều có những tầm ảnh hưởng nhất
định đối với sự phát triển của văn học.Kiệt tác Truyện Kiều là thành quả riêng của cá
nhân Nguyễn Du, nhưng cũng là kết tinh của quá trình phát triển lâu dài của thể loại
truyện thơ Nôm.
Góp trong dòng chảy của thể loại, hai tác phẩm Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên
truyện đều có tiếng nói chung trong việc thể hiện quá trình phát triển của truyện thơ
Nôm. Mỗi tác phẩm có những hoàn cảnh lịch sử ra đời khác biệt, những giá trị văn
học riêng biệt, nhưng chúng đều là những thành quả lao động cùng tài năng và kết tinh
các giá trị văn học của dân tộc.
Hai tác phẩm Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên truyện đều là những tác phẩm
thuộc bộ phận truyện thơ Nôm bác học. Người sáng tác ra các tác phẩm này đều là
những nhà Nho thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có trình độ học vấn và tu dưỡng

cao.
Nguyễn Hữu Hào (?-1713) sinh trưởng trong một gia đình quan lại có tiếng lâu
đời. Cha ông là Nguyễn Hữu Dật (1604-1691), vốn xuất thân là một văn chức, là một
danh thần bật nhất dưới triều chúa Nguyễn. Ông là người văn võ song toàn, đã lập
được nhiều công lớn cho chính quyền phong kiến thời bấy giờ. Nguyễn Hữu Hào là


con đầu, từ nhỏ đã cùng cha lên yên ngựa, tham gia nhiều trận mạc, dần ông trở thành
người giỏi mưu lược và dùng binh. Về sau, Hữu Hào giữ chức cai cơ ở Cựu Dinh, rồi
chưởng cơ, sau đó giữ chức trấn thủ Quảng Bình (1704). Nguyễn Hữu Hào là một
người tài giỏi, có tâm, đem hết tài lực ra xây dựng quê hương đất nước đồng thời càng
muốn đem nhân nghĩa và đức độ ra chinh phục lòng người. Tư tưởng này được thể
hiện phần nào trong tác phẩm Song Tinh Bất Dạ. Tuy là một võ tướng, những vào thời
kì chúa Trịnh, văn học và Phật học rất thịnh hành, cho nên Nguyễn Hữu Hào cũng
thấm nhuần trào lưu văn học thời bấy giờ. Vì vậy, việc sáng tác ra được một tác phẩm
văn học từ một võ tướng là điều không quá khó hiểu.
Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) hiệu Uẩn Trai, tự Hữu Chi. Ông sinh ra trong
một gia đình có truyền thống nho học. Ông là con trai của Nguyễn Huy Oánh, gọi
Nguyễn Huy Quýnh là chú ruột người làng Trường Lưu, tổng Lam Thạch, huyện La
Sơn (nay thuộc huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh. Từ nhỏ, ông đã vượt trội hơn hẳn bạn
đồng lứa về tài học, về văn chương. Ông ra làm quan ở đời Lê mạt cuối thế kỉ XVIII
và từng giữ nhiều chức vụ khác nhau như Hồng lô tự thừa, tri phủ Quốc Oai, Hiến sát
phó sứ xứ Sơn Nam, rồi cải bổ sang ban võ, làm Quản binh, trấn thủ xứ Hưng Hóa,
Đốc đồng Hưng Hóa, Sơn Tây, nhiều lần đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Về
sau, triều đình Lê – Trịnh lục đục, Nguyễn Huy Tự về quê điền viên, nhưng sau này ra
giúp nhà Tây Sơn. Điều này có ý nghĩa nhất định trong việc thể hiện sự giằng co trong
tư tưởng chính trị của bản thân Nguyễn Huy Tự cũng như sĩ phu Bắc Hà thời kì bấy
giờ. Nguyễn Huy Tự là người có cá tính, giàu chất nghệ sĩ, là người đa tài đa nghệ.
Những loại thư, họa, quốc âm, thanh luật, kỹ nghệ, không món gì là không tinh tuyệt.
Ngoài là than sinh của hai tác giả văn học Nguyễn Huy Vinh (tác giả Chung sơn di

cảo) và Nguyễn Huy Hổ (tác giả Mai Đình mộng kí), Nguyễn Huy Tự còn để lại cho
văn học nước nhà truyện thơ Nôm nổi tiếng Hoa tiên truyện.
Hai tác giả văn học trên có điểm chung là họ đều xuất thân từ những gia đình
có truyền thống Nho học lâu đời, là thành phần quan lại có chức vụ cao trong triều
đình phong kiến. Điều này có nghĩa họ đều am hiểu những quy tắc, lễ nghi, những tư
tưởng Nho giáo. Và một điểm chung nữa, họ đều không phải là những nhà thơ làm
quan, mà là những vị quan sáng tác thơ. Những tác phẩm như Song Tinh Bất Dạ hay


Hoa tiên truyện đều là một trong số ít các tác phẩm của họ. Nhưng có một điều may
mắn là cả hai tác phẩm đều có những giá trị nghiên cứu văn học.
Như đã nhắc đến ở trên, Song Tinh Bất Dạ và Hoa tiên truyện đều là những tác
phẩm được xếp trong bộ phận truyện Nôm bác học. Các tác giả của hai tác phẩm này
đều có một điểm chung là lấy một tác phẩm tiểu thuyết của Trung Quốc để sáng tác
nên tác phẩm của mình. Nếu như Nguyễn Hữu Hào lấy cốt truyện từ cuốn Định tình
nhân thì Nguyễn Huy Tự lại lấy ý tưởng từ tác phẩm Đệ bát tài tử Hoa tiên ký. Truyện
Định tình nhân được khắc vào đầu đời Thanh, là một cuốn tiểu thuyết dân gian của
Trung Quốc, kể về câu chuyện tình yêu của Song Tinh và Nhụy Châu, là một chuyện
tình gắn bó kiên trì, rồi cho kết quả thành một đôi tình nhân. Còn Đệ bát tài tử thư
Hoa tiên kí là một ca bản của Trung Quốc, được sáng tác vào khoảng thời Minh sơ.
Ca bản này viết bằng thể thơ thất ngôn cổ phong liền vận, thỉnh thoảng có phụ thêm
mấy chữ ở đầu câu để chuyển ý. Truyện kể về chuyện tình của Lương Sinh và Dao
Tiên, trải qua bao trắc trở mà nên vợ nên chồng.
Việc lấy một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc làm nền tảng sáng tác nên các
tác phẩm truyện thơ Nôm là một việc thường thấy trong bộ phận truyện Nôm bác học
chứ không riêng gì trường hợp của Nguyễn Hữu Hào và Nguyễn Huy Tự. Điều quan
trọng làm nên giá trị của một tác phẩm văn học không chỉ là tác phẩm đó có hoàn
cảnh sáng tác như thế nào mà là tác phẩm đó mang giá trị ra sao về mặt nội dung và
nghệ thuật. Quá trình sáng tác của hai tác giả không phải chỉ là chuyển ngữ Định tình
nhân và Đệ bát tài tử thư Hoa tiên ký từ một tác phẩm của Trung Quốc sang một tác

phẩm của Việt Nam mà là dựa trên ý tưởng, nội dung, tình tiết của câu chuyện từ đó
tạo nên một tác phẩm của riêng mình, mang đậm dấu ấn cá nhân và tư tưởng của tác
giả.
Tìm hiểu về thời gian sáng tác, có thể căn cứ vào thời đại của tác giả cũng như
sự xuất hiện của các bản in để xác định. Vào thời kì các tác phẩm này xuất hiện, điều
kiện in ấn còn nhiều hạn chế, cho nên việc lưu truyền những văn bản gốc còn nhiều
khó khăn. Do đó, việc xác định năm sáng tác, năm xuất bản của hai tác phẩm này đến
nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất.
Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn, trong lời dẫn của cuốn Truyện Song Tinh
[9, tr35] cho rằng Nguyễn Hữu Hào sáng tác Song Tinh Bất Dạ trong khoảng thời gian


ông ở trấn Quảng Bình, tức là vào khoảng năm 1704. Ý ấy có lẽ dựa vào câu mở đầu
truyện:
Cửa xe đài án việc rồi
Màn trong giản để, sách ngoài soạn biên
Cửa xe trỏ dinh quân, đài án trỏ việc quan cai trị. Vậy nghĩa câu trên là Hữu
Hào viết truyện này trong lúc làm tướng, ở dinh quân, rãnh rỗi việc quan để soạn
truyện ngoài truyện kinh điển.Theo đó, nghĩ rằng khoảng thời gian ông trấn thủ ở
Quảng Bình là hợp lí nhất. Như vậy, Song Tinh Bất Dạ được sáng tác vào đầu thế kỉ
thứ XVIII, là tác phẩm được Nguyễn Hữu Hào diễn ca bằng nôm từ một bộ tiểu thuyết
nhỏ của Trung Quốc. Tác phẩm có khoảng 2400 câu thơ lục bát (do trang cuối bị mất
văn bản gốc, nên Hoàng Xuân Hãn chỉ có thể án chừng số câu), đã được tác giả giản
bớt những đối thoại dông dài, những nhân vật không có tác động đến chủ ý của truyện
từ tiểu thuyết gốc mà tạo nên một tác phẩm có dung lượng vừa phải.
Hoa tiên truyện là một tác phẩm văn học nổi tiếng của thời kì cuối Lê đầu
Nguyễn. Tác giả Nguyễn Huy Tự soạn vào khoảng giữa thế kỉ XVIII, được Nguyễn
Thiện nhuận sắc (sửa chữa, hiệu đính) vào đầu nhà Nguyễn, tức đầu thế kỉ XIX. Tác
phẩm có 1532 câu thơ lục bát ở bản nguyên tác của Nguyễn Huy Tự, và 1766 câu thơ
lục bát ở bản nhuận sắc của Nguyễn Thiện.

Như vậy, Song Tinh Bất Dạ và Truyện Hoa tiên được sáng tác vào khoảng thế
kỉ XVIII. Đây là thời kì phát triển mạnh của bộ phận văn học chữ Nôm nói chung và
của truyện thơ Nôm ở Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh lịch sử phát triển sôi động
của nền văn học, hai tác phẩm có sự tiếp thu và phát triển tinh hoa của truyện thơ
Nôm, thúc đẩy sự phát triển của thể loại văn học đậm đà bản sắc dân tộc này.
Mỗi tác phẩm văn học có giá trị ra đời đều có vai trò nhất định đối với sự phát
triển của thể loại nói riêng và của nền văn học nói chung. Song Tinh Bất Dạ và Hoa
tiên truyện cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Như đã nhắc đến ở trên, truyện Nôm Song Tinh Bất Dạ ra đời vào đầu thế kỉ
XVIII, còn Truyện Hoa tiên thì ra đời sau đó vài chục năm, vào khoảng giữa thế kỉ
XVIII. Truyện Nôm Song Tinh Bất Dạ là một trong những tác phẩm truyện thơ Nôm
ra đời vào thời kì đầu của quá trình phát triển truyện thơ Nôm. Chính vì ra đời trong
khoảng thời gian sự phát triển của thể loại còn nhiều khoảng trống nên Song Tinh Bất


Dạ có nhiều đặc điểm mang dấu ấn của thời kì đầu. Song Tinh Bất Dạ mang đầy đủ
các tố chất của một truyện Nôm bác học, và nhiều nghiên cứu cũng xếp truyện này
vào trong mảng truyện Nôm bác học. Nhưng sáng tác của Nguyễn Hữu Hào ra đời vào
đầu thế kỉ XVIII là một truyện Nôm sơ kì còn chịu ảnh hưởng nhiều mặt của truyện
Nôm bình dân đương thời, từ cách xây dựng nhân vật, đến cách sử dụng ngôn ngữ, lối
kể chuyện và kết cấu của tác phẩm, do đó mà nó gần truyện Nôm bình dân hơn là
truyện Nôm bác học. Nói cách khác xét về mặt tiến trình văn học, Song Tinh Bất Dạ là
tác phẩm bước đầu, là tác phẩm đánh dấu bước phát triển đầu tiên của truyện Nôm bác
học nói riêng và truyện Nôm nói chung trong những thế kỉ sau này. Song Tinh Bất Dạ
tuy không có ảnh hưởng trực tiếp gì đối với các tác phẩm sau này hay văn chương ở
Đàng Ngoài nhưng nó cũng báo trước phần nào sự ra đời của các tác phẩm sau này
như Truyện Kiều hay Hoa tiên truyện, nhất là trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ
thuật như dùng phép tiểu đối, dùng biện pháp bắt cầu.
Truyện Nôm Hoa tiên lại là một trường hợp khác. Trước khi Truyện Kiều của
Nguyễn Du ra đời và được tung hô như một kiệt tác, người ta khi nhắc đến truyện thơ

Nôm sẽ nghĩ ngay đến Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự. Sau này, khi nhắc đến
những đỉnh cao của truyện thơ Nôm trung đại Việt Nam, bên cạnh Truyện Kiều chính
là Hoa tiên truyện này. Y như lời của Cao Bá Quát trong lời đề tựa Hoa tiên truyện, ở
nước ta, những tác phẩm “giỏi về truyện thì ta còn thấy được Hoa tiên và Kim Vân
Kiều (tức Truyện Kiều)”. [44, tr10]
Để có thể được đặt ngang hàng với Truyện Kiều, có một điều chắc chắn bản
thân Hoa tiên truyện cũng phải là một kiệt tác về nhiều mặt và có tác động nhất định
đối với sự phát triển của truyện Nôm sau này. Hoa tiên truyện là một kiệt tác như thế
nào, xin được tìm hiểu ở phần sau. Ở đây cần thấy được sự tác động của Hoa tiên
truyện đối với truyện thơ Nôm sau Hoa tiên. Điểm dễ nhận thấy nhất trong những ảnh
hưởng của Hoa tiên truyện đối với cách tác phẩm sau này, mà cụ thể là trong Truyện
Kiều đó là cách sử dụng hành ảnh. Có nhiều câu thơ mang dáng dấp của tác phẩm đã
ra đời trước đó là Hoa tiên truyện. Đơn cử như:
Bóng dâu hai lão phỏng đành đấy chăng (Hoa tiên)
Bóng dâu đã xế ngang đầu (Truyện Kiều)


×