Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Thiết kế bài giảng trực tuyến môn khoa học lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.74 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRẦN THỊ THÙY PHƢƠNG

THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN
MÔN KHOA HỌC LỚP 5
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC
Mã số : 60. 14. 01. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Tƣờng Vi

Huế, Năm 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc hoàn thành với sự hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS.
Nguyễn Thị Tƣờng Vi. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Trần Thị Thùy Phƣơng

ii




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Tƣờng Vi đã giúp
đỡ, hƣớng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo tại Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh
Khê, thành phố Đà Nẵng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trƣờng Tiểu
học Huỳnh Ngọc Huệ, thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể giáo viên và học sinh lớp 5 trƣờng
Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, trƣờng Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (thành phố Đà
Nẵng) đã tham gia và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thực nghiệm luận văn.
Cuối cùng xin đƣợc cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã dành
cho tôi những lời động viên, những tình cảm quý báu, là chỗ dựa vững chắc giúp tôi
hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 15 tháng 9 năm 2016
Tác giả

Trần Thị Thùy Phƣơng

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................ 1

Danh mục các bảng trong luận văn ............................................................................. 3
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ ...................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ......................................................................................6
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................11
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................11
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................11
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................11
7. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................12
8. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VÀO DẠY VÀ HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5.... 13
1.1. Bài giảng trực tuyến ...........................................................................................13
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................13
1.1.2. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của bài giảng trực tuyến ..................................14
1.1.3. Quy trình sử dụng bài giảng trực tuyến ..........................................................16
1.2. Chƣơng trình Khoa học lớp 5.............................................................................18
1.2.1. Mục đích và nội dung theo sách giáo khoa hiện hành ....................................18
1.2.2. Mục đích và nội dung chƣơng trình sau 2015.................................................22
1.2.3. Nội dung phù hợp với dạy học bằng bài giảng trực tuyến ..............................26
1.3. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 5 ..........................................................................29
1.3.1. Những đặc điểm chung ...................................................................................29
1.3.2. Những đặc điểm cần lƣu ý khi thiết kế bài giảng trực tuyến ..........................31
1.4. Thực trạng của việc ứng dụng bài giảng trực tuyến vào dạy học môn Khoa học
lớp 5 ...........................................................................................................................32
Chƣơng 2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN

MÔN KHOA HỌC


LỚP 5 ........................................................................................................................37

1


2.1. Nguyên tắc thiết kế bài giảng trực tuyến ...........................................................37
2.1.1. Đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung bài học .....................................................37
2.1.2. Đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục .........................................................37
2.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh ...........38
2.2. Quy trình thiết kế bài giảng trực tuyến ..............................................................38
2.2.1. Quy trình thiết kế ............................................................................................38
2.2.2. Ví dụ minh họa ................................................................................................ 41
2.3. Hệ thống bài giảng trực tuyến dạy học khoa học lớp 5 .....................................50
2.3.1. Chủ đề Con ngƣời và sức khỏe .......................................................................50
2.3.2. Chủ đề Vật chất và năng lƣợng .......................................................................50
2.3.3. Chủ đề Thực vật và động vật ..........................................................................51
2.4. Hƣớng dẫn sử dụng ............................................................................................51
2.4.1. Giáo viên .........................................................................................................51
2.4.2. Phụ huynh, học sinh ........................................................................................53
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................61
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm .........................................................................61
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................61
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ......................................................................................61
3.2. Địa bàn thực nghiệm ..........................................................................................61
3.3. Thời gian, nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm ................................................61
3.3.1. Thời gian thực nghiệm ....................................................................................61
3.3.2. Nội dung thực nghiệm .....................................................................................62
3.4. Tổ chức thực nghiệm..........................................................................................62
3.4.1. Tiến hành thực nghiệm....................................................................................62
3.4.2. Tiêu chuẩn và thang đo trong thực nghiệm .....................................................62

3.4.3. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................68
1. Kết luận .................................................................................................................68
2. Kiến nghị ...............................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Thực trạng nhận thức về mục đích sử

33

dụng bài giảng trực tuyến
Bảng 1.2. Khó khăn khi sử dụng bài giảng trực

35

tuyến
Bảng 3.1. Danh sách các bài dạy thực nghiệm

62

Bảng 3.2. Tiêu chuẩn và thang đo trong thực


62

nghiệm

3


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Tên

Trang

Hình 1.1. Mô hình bài giảng trực tuyến

13

Hình 1.2. Quy trình sử dụng bài giảng trực tuyến

16

Hình 1.3. Chủ đề “Con ngƣời và sức khỏe”

19

Hình 1.4. Chủ đề “Vật chất và năng lƣợng”

19


Hình 1.5. Chủ đề “Thực vật và động vật”

20

Hình 1.6. Chủ đề “Môi trƣờng và tài nguyên thiên

20

nhiên
Hình 1.7. Mục tiêu môn Khoa học lớp 5 sau năm

23

2015
Hình 1.8. Nội dung môn Khoa học lớp 5 sau nă

24

2015
Hình 2.1. Quy trình thiết kế bài giảng trực tuyến

4

39


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin đã đƣợc ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời
sống con ngƣời, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nhu cầu học tập, tiếp cận với công

nghệ thông tin ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu đƣợc những kiến
thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp..v..v thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và đƣợc nhiều ngƣời
hƣởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức
học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm đƣợc nội dung kiến thức của bài tốt.
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai
đoạn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở
rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng
dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặc biệt là áp dụng những tính năng vƣợt
trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng trực tuyến. Bài giảng trực
tuyến có khả năng tích hợp đa phƣơng tiện gồm: phim (video), hình ảnh, âm thanh,
... tạo không khí học tập sinh động, tích cực, tránh đƣợc tâm lý nhàm chán của
ngƣời học. Bài giảng trực tuyến có thể dùng để học ngoại tuyến (offline) hoặc trực
tuyến (online) và có khả năng tƣơng tác với ngƣời học, giúp ngƣời học có thể tự học
mọi lúc mọi nơi.
Thực tế việc vận dụng bài giảng trực tuyến vào quá trình dạy học ở tiểu học
còn khá mới đối với đại đa số giáo viên. Ngƣời dạy còn có tâm lí e ngại vận dụng
hình thức dạy học mới dù họ nhận thức đƣợc sự cần thiết phải áp dụng những kiểu
dạy học hiện đại trong đó có dạy học trực tuyến nhƣng lại ngại mất thời gian đầu tƣ
cho cái mới. Bên cạnh đó khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của
một bộ phận giáo viên còn hạn chế mặc dù đã có các dự án và công cụ hỗ trợ cho
giáo viên soạn bài giảng. Mặt khác để tổ chức một lớp học trực tuyến đòi hỏi giáo
viên tốn nhiều thời gian và công sức hơn cách dạy học truyền thống.
Ở lớp 5, môn Khoa học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban
đầu và thiết thực về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dƣỡng và sự lớn lên của cơ thể

5



ngƣời; Cách phòng tránh một số bệnh thông thƣờng, bệnh truyền nhiễm; Sự trao đổi
chất, sự sinh sản của động vật và thực vật; Đặc điểm ứng dụng của một số chất, một
số vật liệu và dạng năng lƣợng thƣờng gặp trong đời sống và sản xuất. Trên cơ sở
hệ thống tri thức đó hình thành và phát triển ở học sinh những kỹ năng nhƣ: Ứng xử
thích hợp với các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia
đình và cộng đồng; Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản
gần gũi với đời sống, sản xuất... Qua đó hình thành và phát triển những thái độ và
thói quen nhƣ: Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình
và cộng đồng; Yêu con ngƣời, thiên nhiên, đất nƣớc, yêu cái đẹp, có ý thức hành
động bảo vệ môi trƣờng xung quanh. Lƣợng kiến thức đó đƣợc trình bày theo các
mạch chủ đề trong nội dung chƣơng trình. Mỗi chủ đề mang đến cho học sinh
những lĩnh vực khác nhau nhƣ : chủ đề “Con ngƣời và sức khỏe”, “Vật chất và năng
lƣợng”, “Thực vật và động vật” và chủ đề “Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên”.
Bên cạnh đó, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 5 đó là thích khám phá,
tìm tòi, ham học hỏi nhƣng nhận thức của các em còn mang tính trực quan, gắn với
các hình ảnh cụ thể. Lƣợng kiến thức của môn Khoa học là không quá cao, không
quá nhiều đối với các em nhƣng luôn ở dạng tĩnh nên thiếu sức hấp dẫn với học
sinh. Muốn khắc phục nhƣợc điểm này thì phải tạo ra giờ học Khoa học sinh động,
lôi cuốn.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Thiết kế bài giảng trực tuyến môn Khoa học lớp 5”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Ở Việt Nam
2.1.1. Bài giảng trực tuyến
Theo tác giả Bùi Việt Phú trong “Ứng dụng E-learning trong dạy học” đã
chỉ ra:
Từ năm 2002 trở về trƣớc, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-Learning
không nhiều. Từ 2003-2004, việc nghiên cứu E-Learning đƣợc quan tâm hơn. Các
hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn
đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trƣờng đào tạo ở Việt Nam. Trong đó


6


phải kể đến hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do Viện Công
nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học
Bách Khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3 năm 2005 là hội thảo khoa học về
E-learning đầu tiên đƣợc tổ chức tại Việt Nam [11].
Việt Nam đã gia nhập mạng E-Learning châu Á (Asia E-Learning Network AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Khoa học - Công nghệ, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Bộ Bƣu chính Viễn
Thông. Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này
đang đƣợc quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực, ELearning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, còn nhiều việc phải làm mới
tiến kịp các nƣớc.
Ở bậc giáo dục Tiểu học, E-learning mới chỉ thật sự đƣợc quan tâm trong
những năm gần đây xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nƣớc nhƣ Chỉ
thị số 55/2008 CT - BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trƣởng Bộ giáo dục và Đào tạo
về tăng cƣờng giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo
dục giai đoạn 2008 - 2012. Đặc biệt trong Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo
đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu: Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi
mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện,
gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng
lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền
kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt
đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập[14].
Với đề tài Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu về E-learning và đề xuất giải pháp
triển khai E-learning trong trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Lệ, Học viện
Công nghệ bƣu chính viễn thông, 2012 đã xây dựng hệ thống lí luận về chuẩn ELearning. Từ đó đề xuất giải pháp triển khai E-Learning trong trƣờng phổ thông ở
Hà Nội.


7


Qua bài viết: “Ứng dụng E-Learning trong dạy học” của tác giả Bùi Việt
Phú đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục số 84 tháng 9 năm 2012, đã nghiên cứu
tình hình phát triển E-Learning trên thế giới và Việt Nam, đồng thời đƣa ra đƣợc
các ƣu điểm của E-Learning trong quá trình dạy học.
Với đề tài Luận văn thạc sĩ: “Thiết kế dạy học trực tuyến chương phương
pháp tọa độ trong mặt phẳng – hình học 10THPT” của tác giả Phạm Hồng Hạnh,
Đại học Thái Nguyên, 2009 đã có những nghiên cứu tổng quan về bài giảng Elearning, tác giả cũng đã đƣa ra biện pháp nâng cao hiệu quả tƣơng tác trực tuyến.
Tác giả cũng đề xuất kết hợp dạy học trực tuyến với dạy học lớp học truyền thống.
Nhƣ vậy các đề tài nghiên cứu trên chƣa thật sự đi sâu vào quá trình thiết kế
hệ thống bài giảng trực tuyến phục vụ cho việc khám phá khoa học của học sinh lớp 5.
2.1.2. Dạy học về khoa học lớp 5
Ở bậc Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt và Toán học, các môn học về Tự
nhiên và Xã hội đƣợc xem là các môn học cơ bản. Dạy học tốt các môn học về Tự
nhiên và Xã hội góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở
bậc Tiểu học. Chính vì vậy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về dạy học các môn Tự
nhiên và xã hội, trong đó có môn Khoa học lớp 5. Nhƣ :
- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4; 5 vận dụng
sơ đồ tư duy để học tốt môn Khoa học” của Trần Thị Thùy Phƣơng và Phan Thị
Tuyết Ánh (2014), trƣờng Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ.
- Khóa luận tốt nghiệp: „„Thiết kế và sử dụng một số truyện kể có nội dung
học tập trong môn Khoa học lớp 5” của Nguyễn Thị Vân (2010), Đại học Sƣ phạm Huế.
Hay bài báo “Xây dựng một số tình huống có vấn đề trong dạy học môn khoa
học lớp 5 thông qua sử dụng đa phương tiện” của tác giả Dƣơng Giáng Thiên
Hƣơng (2007) trên Tạp chí Giáo dục số 157 đã đề cập đến lợi ích của việc sử dụng
đa phƣơng tiện trong xây dựng một số tình huống có vấn đề giúp học sinh hứng thú,
tìm kiếm giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên các đề tài này chƣa đề cập đến vấn đề dạy học khoa học lớp 5
thông qua bài giảng trực tuyến.

8


2.2. Trên thế giới
Bài giảng trực tuyến hiện nay không còn xa lạ đối với nền giáo dục các nƣớc
tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên bài giảng trực tuyến phát triển không đồng đều tại
các khu vực trên thế giới. Bài giảng trực tuyến phát triển mạnh nhất ở khu vực Bắc
Mỹ. Ở châu Âu nó cũng rất có triển vọng, trong khi đó châu Á lại là khu vực ứng
dụng công nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận đƣợc sự ủng hộ và các chính sách trợ
giúp của Chính phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát
triển và Đào tạo Mỹ (American Society for Training and Development, ASTD),
năm 2000 Mỹ có gần 47% các trƣờng đại học, cao đẳng đã đƣa ra các dạng khác
nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên 54.000 khoá học trực tuyến. Theo các
chuyên gia phân tích của Công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation,
IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trƣờng đại học, cao đẳng Mỹ đƣa ra mô
hình E-learning, số ngƣời tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian
1999 - 2004. E-learning không chỉ đƣợc triển khai ở các trƣờng đại học mà ngay ở
các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Có rất nhiều công
ty thực hiện việc triển khai E-learning thay cho phƣơng thức đào tạo truyền thống
và đã mang lại hiệu quả cao. Do thị trƣờng rộng lớn và sức thu hút mạnh mẽ của Elearning nên hàng loạt các công ty đã chuyển sang hƣớng chuyên nghiên cứu và xây
dựng các giải pháp về E-learning nhƣ: Click2Learn, Global Learning Systems,
Smart Force...
Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát
triển công nghệ thông tin cũng nhƣ ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội,
đặc biệt là ứng dụng trong hệ thống giáo dục. Các nƣớc trong Cộng đồng châu Âu
đều nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc

mở rộng phạm vi, làm phong phú thêm nội dung và nâng cao chất lƣợng của nền
giáo dục.
Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chƣa có nhiều
thành công vì một số lý do nhƣ: các quy tắc, luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ƣa
chuộng đào tạo truyền thống của văn hóa châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng

9


nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á. Tuy
vậy, đó chỉ là những rào cản tạm thời do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang
trở nên ngày càng không thể đáp ứng đƣợc bởi các cơ sở giáo dục truyền thống
buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối
cãi mà E-learning mang lại. Một số quốc gia, đặc biệt là các nƣớc có nền kinh tế
phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực phát triển E-learning tại đất
nƣớc mình nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc,...
Với bài báo „„ Is e-learning the solution for individual learning” của nhóm
tác giả Djamshid Tavangarian, Markus E.Leypold, Kristin Nolting, Marc Roser,
Denny Voigt đến từ trƣờng đại học Rostock, Đức đã đƣa ra định nghĩa về Elearning là dựa trên các mô hình học tập kiến tạo. Bài viết đã nói về việc tổng hợp
các tài liệu từ các thành phần nhỏ hơn và tái sử dụng, tƣơng tác với các thành phần
trong quá trình học tập cho các cá nhân.
Qua bài báo „„Can E-learning replace classroom learning?” của nhóm tác
giả Dongsong Zhang, J. Leon Zhao, Lina Zhou and Jay F. Nunamaker đã đƣa ra sự
so sánh những ƣu khuyết điểm của bài giảng trực tuyến so với học tập trong lớp học
truyền thống. Để giải quyết một số vấn đề tồn tại và phát triển hệ thống bài giảng
trực tuyến tƣơng tác và linh hoạt, bài báo cũng đã đề xuất một khái niệm gọi là máy
ảo – một môi trƣờng học tập điện tử đa phƣơng tiện dựa trên cấu trúc tốt, đồng bộ
và có hƣớng dẫn tƣơng tác. Các tác giả tin rằng bài giảng trực tuyến là một lựa chọn
đầy hứa hẹn để giúp học sinh học tập.
Hiện nay có nhiều trang Web cung cấp những bài giảng trực tuyến hay, hấp

dẫn dành cho mọi lứa tuổi học sinh, đối với học sinh tiểu học-mầm non thì có trang
Web: www.e-learningforkids.org/.
Qua đó có thể thấy rằng bài giảng trực tuyến chính là xu thế mới của thời đại
học tập ngày nay và trong tƣơng lại. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài : “Thiết kế
bài giảng trực tuyến môn Khoa học lớp 5” tiến hành nghiên cứu. Qua việc xây
dựng cơ sở lí luận, chúng tôi sẽ thiết kế các bài giảng trực tuyến giúp học sinh khám
phá các chủ đề trong môn Khoa học lớp 5.

10


3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Xác định vai trò, quy trình để tạo ra một bài giảng trực tuyến.
- Thiết kế hệ thống bài giảng trực tuyến trong chƣơng trình Khoa học lớp 5.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng bài giảng trực tuyến vào quá
trình dạy học.
- Xác định quy trình thiết kế bài giảng trực tuyến bằng phần mềm Violet 1.9.
- Điều tra, khảo sát thực trạng của việc ứng dụng bài giảng trực tuyến vào
dạy học.
- Xây dựng hệ thống bài giảng trực tuyến phục vụ dạy môn Khoa học lớp 5.
- Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng tiểu học để đánh giá hiệu quả của
đề tài.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quy trình thiết kế bài giảng trực tuyến .
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung: Môn Khoa học lớp 5

- Địa bàn nghiên cứu:
+ Sáu lớp 5 trƣờng Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, thành phố Đà Nẵng.
+ Bài học trên lớp.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề này chúng tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu sau:
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, sách báo, các đề tài nghiên cứu khoa học có
liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, rút ra những
nội dung cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

11


6.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
- Tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng bài giảng trực tuyến vào dạy học ở
một số trƣờng Tiểu học thông qua trao đổi với giáo viên.
- Điều tra thái độ của học sinh khi đƣợc học những tiết thông qua bài giảng
trực tuyến.
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
- Tiến hành dạy học dựa trên bài giảng trực tuyến đã đƣợc thiết kế sẵn nhằm
đánh giá kết quả của quá trình thực hiện đề tài.
6.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
- Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thống kê kết quả điều tra cũng nhƣ kết
quả thực nghiệm sƣ phạm.
6.5. Phƣơng pháp quan sát
- Quan sát hoạt động của học sinh qua một số tiết học để tìm hiểu hiệu quả
của tiết dạy.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên khai thác các ƣu thế của công nghệ thông tin thông qua các bài

giảng trực tuyến để dạy học môn Khoa học lớp 5 thì sẽ tạo môi trƣờng học tập tích
cực, phát triển kĩ năng học tập khám phá, góp phần nâng cao kết quả học tập.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Nội dung gồm có 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng bài giảng trực tuyến
vào dạy và học môn Khoa học lớp 5.
Chƣơng 2: Thiết kế hệ thống bài giảng trực tuyến môn Khoa học lớp 5.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

12


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN VÀO DẠY VÀ HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5
1.1. Bài giảng trực tuyến
1.1.1. Khái niệm
Bài giảng trực tuyến có tên tiếng Anh là E-Learning (viết tắt của Electronic
Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm và dƣới các hình thức
khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning.
Theo William Horton: E-learning là sử dụng các công nghệ web và internet
trong học tập.
Theo Compare Infobase Inc: E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc
học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo MASIE Center: E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn
bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền
thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục.
Theo Sun Microsystem, Inc: E-learning là việc học tập được truyền tải hoặc hỗ
trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như
Internet, Tivi, các hệ thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính.
Theo Resta and Patru (2010) in the UNESCO publication: E-learning là hình

thức học tập truyền thông qua mạng internet, theo cách tương tác với nội dung học
tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học.
Tóm lại, bài giảng trực tuyến đƣợc hiểu một cách chung nhất là quá trình học
thông qua các phƣơng tiện điện tử, thông qua mạng Internet và công nghệ Web.

Hình 1.1. Mô hình Bài giảng trực tuyến

13


Trong đó:
- Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng đƣợc thể hiện dƣới dạng các
phƣơng tiện truyền thông điện tử, đa phƣơng tiện. Ví dụ các bài giảng đƣợc tạo bởi
các phần mềm nhƣ Reload, EXE…
- Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo đƣợc thực hiện thông qua các
phƣơng tiện điện tử. Ví dụ tài liệu đƣợc gửi cho học sinh bằng e-mail, học sinh học
trên website, học qua đĩa CD - Rom multimedia…
- Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo đƣợc thực hiện hoàn toàn nhờ phƣơng tiện
truyền thông điện tử. Ví dụ nhƣ việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn
SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) đƣợc thực hiện qua mạng Internet...
- Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của ngƣời học trong quá trình học tập cũng đƣợc
thông qua phƣơng tiện truyền thông điện tử. Ví dụ nhƣ việc trao đổi thảo luận thông
qua chat, Forum trên mạng,…
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng: Bài giảng trực tuyến là hệ thống
các bài giảng giúp ngƣời học có thể học tập mọi lúc mọi nơi thông qua các phƣơng
tiện điện tử, thông qua mạng Internet và công nghệ Web.
1.1.2. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế của bài giảng trực tuyến
1.1.2.1. Ƣu điểm
- Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: sự phổ cập rộng rãi của
internet đã dần xóa đi khoảng cách về thời gian và không gian cho bài giảng trực

tuyến. Ngƣời học có thể chủ động học tập, thảo luận bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
- Bài giảng trực tuyến làm biến đổi cách học cũng nhƣ vai trò của ngƣời học,
ngƣời học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi
lúc, mọi nơi nhờ có phƣơng tiện trợ giúp việc học.
- Ngƣời học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khả
năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tƣợng đào tạo rất
nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế đƣợc phƣơng thức đào tạo truyền thống, bài
giảng trực tuyến cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục đó
là nhu cầu đào tạo của ngƣời lao động và số lƣợng sinh viên tăng lên quá tải so với
khả năng của các cơ sở đào tạo.

14


- Bài giảng trực tuyến sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều ngƣời học kể cả những
ngƣời trƣớc đây chƣa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với
hoàn cảnh của những ngƣời đang đi làm nhƣng vẫn muốn nâng cao trình độ.
- Các chƣơng trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ
phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phƣơng tiện nhƣ âm thanh,
hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tƣơng tác cao giữa
ngƣời sử dụng và chƣơng trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến
cho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng nhƣ hiệu quả
trong học tập.
- Bài giảng trực tuyến cho phép học viên làm chủ hoàn toàn quá trình học
của bản thân, từ thời gian, lƣợng kiến thức cần học cũng nhƣ thứ tự học các bài, đặc
biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một
cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi với
những ngƣời cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo
cách học truyền thống là không thể hoặc đòi hỏi chi phí quá cao.
Do đó, khi đến với bài giảng trực tuyến, mọi thành phần, không phân biệt

trình độ, giới tính tuổi tác đều có thể tìm cho mình một hƣớng tiếp cận khác nhau
với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào (cá nhân hoặc
ngƣời học).
1.1.2.2. Hạn chế
Tuy vậy, hiện nay, bài giảng trực tuyến chƣa có thể thay thế hoàn toàn
phƣơng pháp giảng dạy truyền thống bởi các lí do sau đây :
- Phƣơng pháp dạy học truyền thống vẫn sẽ phải là phƣơng thức chủ yếu và
phổ biến bởi phù hợp với tất cả các ngƣời học và gắn liền với mỗi ngƣời học. Với
cách học truyền thống, ngƣời học cảm thấy an toàn hơn khi đƣợc nghe giảng trực
tiếp, đƣợc giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tƣợng
học viên khác nhau. Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự
làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động
đến họ khi họ đƣợc học trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan
sát đƣợc thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên qua tiếp xúc trực
tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi
ngƣời, nó chỉ phát huy hiệu quả khi ngƣời học có nhu cầu, có tính độc lập và tự giác cao.

15


- Đối với bài học, không phải bất kì nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển
đổi sang bài giảng trực tuyến, có rất nhiều môn học, ngành học phần nội dung có
tính thực hành, tính thực tế cao thì khó có thể dùng bài giảng trực tuyến để giảng
dạy, ví dụ: các ngành liên quan đến chế tạo, y khoa, múa, nhạc, hội hoạ…; nhƣng
đối với những môn học thiên về rèn luyện kĩ năng và hoạt động theo quy trình, có
sự thay đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội
dung thích hợp của bài giảng trực tuyến.
Đối với những môn học mang tính thực nghiệm, bài giảng trực tuyến không
thể đáp ứng yêu cầu môn học, không rèn đƣợc cho ngƣời học thao tác thực hành thí
nghiệm, kĩ năng nghiên cứu thực nghiệm.

Bài giảng trực tuyến hiện nay và trong tƣơng lai gần vẫn chƣa thể thay thế
hoàn toàn cách học truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp với nhau để đem lại kết
quả tốt nhất cho quá trình dạy - học. Một khoá học sử dụng thành công phƣơng
pháp dạy học bài giảng trực tuyến đòi hỏi ngƣời dạy phải biết kết hợp cả hai
phƣơng pháp: dạy học bài giảng trực tuyến và dạy học truyền thống để đem lại hiệu
quả cao nhất cho ngƣời học.
Bài giảng trực tuyến mà chúng tôi thiết kế nhằm giúp học sinh hình thành kĩ
năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động mọi lúc mọi nơi.
1.1.3. Quy trình sử dụng bài giảng trực tuyến
Tìm hiểu về khóa học
(bài học)
Chuẩn bị các thiết bị
phần cứng, phần mềm
Học

Tìm hiểu
thuật ngữ

Xem xét
nội dung
bài học

Làm bài tập
củng cố kiến
thức

Tham
khảo tài
liệu liên
quan


Hình 1.2. Quy trình sử dụng bài giảng trực tuyến

16

Tham gia
diễn đàn


 Bƣớc 1: Tìm hiểu về khóa học (bài học)
Xác định mục tiêu: Học để làm gì?
Xác định nội dung khóa học: Cần học cái gì?
Tự đánh giá bản thân: Trình độ hiện thời của bản thân.
Xác định thời gian và địa điểm học tập: Khi nào thì có thể học và học ở đâu?
 Bƣớc 2: Chuẩn bị máy móc, cài đặt các phần mềm cần thiết. Trang bị kiến
thức cơ bản về máy tính và mạng.
 Bƣớc 3: Học
+ Sau khi đã thực hiện các bƣớc trên, ngƣời học đã hình dung khá rõ về khóa
học (bài học) mình cần về cả thời gian, nội dung, cách thức học tập. Việc còn
lại là học nhƣ thế nào để đạt kết quả tốt nhất? Các bƣớc cần tiến hành nhƣ
sau:
+ Tìm hiểu các thuật ngữ: Việc không hiểu các thuật ngữ trong một lĩnh vực
(hay một môn học nào đó) sẽ khiến cho việc học trở nên khó khăn hơn.
Xem xét nội dung khóa học (bài học): Lƣớt nhanh qua nội dung toàn bộ khóa
học để xem phần nào cần học kỹ, phần nào đã biết có thể đọc qua để tiết
kiệm thời gian. Bài giảng điện tử thƣờng đƣợc thiết kế để ngƣời học dễ dàng
truy cập nội dung mà mình mong muốn một cách ngẫu nhiên. Khi học bài,
kết hợp học lý thuyết với theo dõi các ví dụ minh họa. Tự thực hiện với các
tƣơng tác trong bài học.
+ Làm bài tập – Củng cố kiến thức và kĩ năng: Sau khi đã học lý thuyết, cách

tốt nhất để kiểm tra khả năng nắm bắt bài học là làm bài tập. Thƣờng thì bài
tập đƣợc chia thành 2 loại: bài tập trắc nghiệm nhằm củng cố kiến thức lý
thuyết, bài tập thực hành giúp ngƣời học có thêm kĩ năng trong việc giải
quyết các bài toán thực tế liên quan đến bài học. Trong mỗi loại, bài tập đƣợc
sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó. Bởi vậy nên tiến hành làm những bài dễ
trƣớc, khó sau.
Cần chú ý rằng bài tập đƣa ra nhằm tạo cho ngƣời học một tƣ duy sâu sắc,
không phải hiểu vấn đề một cách nông cạn hoặc chỉ đơn giản là nhắc lại nhƣ
vẹt những từ đã học thuộc lòng. Khi làm bài tập, học sinh cần phải:

17


Rèn cho mình phƣơng pháp tƣ duy phân tích để làm những bài tập khó.
Có khả năng vận dụng đƣợc những kiến thức đã học để giải quyết những tình
huống cụ thể trong thực tế đời sống.
Đề xuất đƣợc những ý tƣởng mới hoặc kết hợp ý tƣởng của nhiều ngƣời để
giải quyết vấn đề nào đó.
+ Xem thêm các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học.
1.2. Chƣơng trình Khoa học lớp 5
1.2.1. Mục đích và nội dung theo sách giáo khoa hiện hành
1.2.1.1. Mục đích
a. Kiến thức: Có một số kiến thức ban đầu về:
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dƣỡng và sinh sản, cơ thể ngƣời, phòng tránh một
số bệnh thông thƣờng.
- Sự sinh sản ở động vật và thực vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu, dạng năng lƣợng thƣờng
gặp trong đời sống.
b. Kĩ năng: Bƣớc đầu hình thành một số kĩ năng
- Ứng xử thích hợp trong một tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân, gia

đình, cộng đồng, …
- Quan sát một số thí nghiệm, thực hành đơn giản, gắn liền với đời sống, sản xuất.
- Đặt câu hỏi trong quá trình học tập, diễn đạt bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ…
- Phân tích, so sánh rút ra dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tƣợng
đơn giản trong tự nhiên.
c. Thái độ:
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những điều đã học vào trong đời sống.
- Yêu con ngƣời, thiên nhiên, đất nƣớc, yêu cái đẹp.
- Tích cực tham gia bảo vệ môi trƣờng xung quanh.
1.2.1.2. Nội dung
Khoa học lớp 5 tiếp nối quan điểm xây dựng chƣơng trình môn Tự nhiên và
xã hội các lớp 1, 2, 3 và Khoa học lớp 4 trên quan điểm “tích hợp xem xét con
ngƣời-xã hội là một tổng thể thống nhất”. Chƣơng trình đƣợc xây dựng gồm những

18


kiến thức, những vấn đề liên quan với cuộc sống, các sự vật hiện tƣợng đang xảy ra
xung quanh cuộc sống các em.
Cấu trúc chƣơng trình Khoa học lớp 5 đƣợc phân chia theo 4 chủ đề: Con
ngƣời và sức khỏe; Vật chất và năng lƣợng; Thực vật và động vật; Môi trƣờng và
tài nguyên thiên nhiên với tên bài cụ thể nhƣ sau:

Hình 1.3. Chủ đề “Con ngƣời và sức khỏe”

Hình 1.4. Chủ đề “Vật chất và năng lƣợng”

19



Hình 1.5. Chủ đề “Thực vật và động vật”

Hình 1.6. Chủ đề “Môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên
Chủ đề đầu tiên trong môn Khoa học lớp 5 là chủ đề “Con ngƣời và sức
khỏe” là chủ đề trùng với môn Tự nhiên và xã hội và Khoa học các lớp trƣớc nhƣng
nội dung đã đƣợc mở rộng và nâng cao theo mức độ nhận thức của học sinh lớp 5.
Chủ đề này gồm 21 bài trong đó có 19 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra. Chủ đề này
không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học mà còn hình thành ở
học sinh những kĩ năng và hành vi cụ thể để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe. Cụ thể là
trong chƣơng trình cũ lớp 5 chỉ bao gồm nội dung học tập về sinh sản, một số đặc
điểm về phát triển của trẻ sơ sinh và sự lớn lên về chiều cao của cơ thể ngƣời. Trong
khi đó, chủ đề về “Con ngƣời và sức khỏe” của chƣơng trình mới, ngoài những nội

20


dung nêu trên đƣợc học một cách kĩ lƣỡng hơn trong 8 tiết học còn những bài về
cách dùng thuốc, giữ gìn vệ sinh tuổi dậy thì, từ chối các chất gây nghiện, cách
phòng tránh những bệnh nguy hiểm thƣờng gặp nhƣ : sốt rét, sốt xuất huyết, viêm
gan A, viêm não, HIV/AIDS. Đặc biệt ngoài cách giữ gìn sức khỏe thể chất nhƣ
trên còn có thêm nội dung giáo dục về cuộc sống an toàn nhƣ: phòng tránh bị xâm
hại, phòng tránh tai nạn giao thông đƣờng bộ.
Nhƣ vậy nội dung giáo dục sức khỏe ở đây bao quát một cách toàn diện và
thiết thực hơn đối với học sinh. Các em không chỉ nắm đƣợc kiến thức về khoa học
sức khỏe mà còn đƣợc rèn luyện kĩ năng và thái độ giữ gìn sức khỏe thể chất và
đảm bảo cuộc sống an toàn. Tuy nhiên kiến thức trong các bài học ở chủ đề này
tƣơng đối trừu tƣợng và khó hiểu. Do đó giáo viên cần lƣu ý để kích thích học sinh
tích cực tham gia nhận thức, tránh lạm dụng phƣơng pháp truyền đạt, áp đặt kiến
thức gây sự thụ động trong học tập của học sinh.

Tiếp theo là chủ đề “Vật chất và năng lƣợng”. Thông qua chủ đề này các em
biết đƣợc đặc điểm và tính chất của các vật liệu nhƣ: Tre, mây, song, tơ sợi, nhôm,
đồng, .... Không những thế, học xong chủ đề này các em có thể giải thích đƣợc các
hiện tƣợng xảy ra xung quanh đó là sự biến đổi của chất, sự biến đổi hóa học....
Cũng trong chủ đề này các em đƣợc tìm hiểu về các nguồn năng lƣợng lớn của nƣớc
ta và công dụng của nó. Chủ đề này bao gồm 28 bài trong đó có 4 bài ôn tập, kiểm
tra còn lại là bài mới. Đặc điểm nổi bật của chủ đề này là rèn cho học sinh kĩ năng
thực hành và sử dụng các nguồn năng lƣợng trong sinh hoạt.
Đến với chủ đề “Thực vật và động vật” các em đƣợc tiếp tục tìm hiểu sự sinh
sản của thực vật và một số loài động vật. Đây cũng là chủ đề hấp dẫn các em bởi
những kiến thức về thế giới động vật và thực vật qua các bài nhƣ : Sự sinh sản của
thực vật có hoa; Sự sinh sản và nuôi con của một số loài thú nhƣ hổ, hƣơu...
Chƣơng trình Khoa học lớp 5 ngoài sự kế thừa và phát triển ba chủ đề của
Khoa học lớp 4 vừa nêu ở trên thì còn một chủ đề mới là “Môi trƣờng và tài nguyên
thiên nhiên”. Khi dạy chủ đề này, giáo viên cần hình thành cho học sinh những khái
niệm ban đầu về môi trƣờng, tài nguyên thiên nhiên. Học sinh nêu đƣợc một số
thành phần của môi trƣờng địa phƣơng và tên một số tài nguyên thiên nhiên nƣớc

21


ta. Đồng thời trình bày các tác động của con ngƣời đối với tài nguyên thiên nhiên.
Học sinh có khả năng xác định và trình bày đƣợc những biện pháp bảo vệ môi
trƣờng ; gƣơng mẫu thực hiện nếp sống văn minh góp phần giữ gìn vệ sinh môi
trƣờng, yêu thích tìm hiểu khoa học, yêu con ngƣời, thiên nhiên, quê hƣơng đất
nƣớc.
Tóm lại, nội dung môn học là những vấn đề gần gũi và liên quan đến lứa tuổi
các em, ta có thể thấy rằng những kiến thức trong chƣơng trình Khoa học lớp 5 là
những kiến thức đơn giản trong đó có nhiều kiến thức các em đã đƣợc nghe, đƣợc
biết sơ qua hoặc những kiến thức thƣờng ngày mà các em chƣa phát hiện ra nó,

chƣa liên kết lại để biết về nó … Do vậy trong dạy học Khoa học 5 giáo viên cần
chú ý khai thác triệt để vốn hiểu biết của học sinh thông qua việc liên hệ hoặc kiến
thức đã có trƣớc đó.
1.2.2. Mục đích và nội dung chƣơng trình sau 2015
Thứ trƣởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Chƣơng trình mới tiếp
cận theo hƣớng hình thành và phát triển năng lực cho ngƣời học; không chạy theo
khối lƣợng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng,
thái độ, tình cảm, động cơ… vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng
ngày. Tiếp cận theo hƣớng năng lực đòi hỏi học sinh làm, vận dụng đƣợc gì hơn là
học sinh biết những gì. Tránh đƣợc tình trạng biết rất nhiều nhƣng làm, vận dụng
không đƣợc bao nhiêu, biết những điều rất cao siêu, nhƣng không làm đƣợc những
việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống thƣờng nhật…”.
Nội dung, cấu trúc của chƣơng trình giáo dục đổi mới, theo thứ trƣởng
Nguyễn Vinh Hiển, xuất phát từ những yêu cầu hình thành các năng lực mà lựa
chọn các nội dung dạy học; ƣu tiên những kiến thức cơ bản, hiện đại nhƣng gắn bó,
thiết thực với những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, tránh hàn lâm/kinh viện. Ƣu
tiên thực hành/vận dụng, tránh lý thuyết suông; tăng cƣờng hứng thú, hạn chế quá
tải.
Những đổi mới này bắt đầu với việc mới về cách tiếp cận: Xây dựng chƣơng
trình phát triển năng lực ngƣời học. Theo Thứ trƣởng Nguyễn Vinh Hiển, chƣơng
trình hiện hành về cơ bản vẫn tiếp cận theo hƣớng nội dung, chạy theo khối lƣợng

22


×