Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN Thiết kế bài giảng điện tử môn Sinh học đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 38 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN SINH HỌC ĐẠT HIỆU
QUẢ CAO"
1
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo trong đó có sự đổi mới căn bản về phương
pháp dạy học, đó là định hướng chung không chỉ ở riêng nước ta mà là vấn đề đang được
quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực con
người, phục vụ các mục tiêu Kinh tế – Xã hội.
Do đổi mới nội dung sách giáo khoa, năm học 2006 – 2007 hai bộ sách giáo khoa
lớp 10 cho hai ban là ban khoa học cơ bản và ban khoa học nâng cao được dạy ở tất cả
các trường THPT trên cả nước. Trong sách giáo khoa mới, các tài liệu bồi dưỡng đổi mới
phương pháp dạy học, sách giáo viên, hệ thống kênh hình, kênh chữ, các lệnh trong sách
giáo khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy khai thác khả năng độc lập tư duy,
sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự mình nghiên cứu trên cơ sở định hướng của thầy.
Cấu trúc của sách giáo khoa, sách giáo viên đã định hướng tương đối rõ ràng, nhưng đó
chỉ là gợi ý cho hoạt động của thầy. Vấn đề cơ bản là khi soạn giảng người thầy phải biến
sự gợi ý đó thành hoạt động cụ thể của mình sao cho phù hợp với đối tượng mà mình trực
tiếp tác động để hoạt động học của học sinh đạt kết quả cao, tránh sự khô cứng, hình thức
hóa và sáo rỗng.
Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông đang đặt ra cho các thầy cô giáo một câu hỏi
lớn: Làm thế nào để thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức các hoạt động học tập của học
sinh, vừa đảm bảo nội dung kiến thức trong một tiết học, vừa phát huy được vai trò chủ
động của người học?
Tôi cho rằng, nếu giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, có kỹ năng phân tích bài giảng, xác
định được các thành phần kiến thức, kiến thức trọng tâm, logic các thành phần kiến thức,
2
các kiến thức bổ sung thì sẽ thuận lợi hơn trong việc thiết kế các bài giảng theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm.


Chính vì những lí do trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công
cuộc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học, tôi đã tiến hành nghiên cứu theo hướng “Phân tích nội dung – thiết kế
bài giảng nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp” - sinh học 10 cơ
bản.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lí luận và phương pháp dạy học vào phân tích nội dung các bài 7, bài 8. Phần
sinh học tế bào – Lớp 10 ban cơ bản.
Thiết kế bài 7, 8 theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học ở trường trung học phổ thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng là học sinh các lớp: 10A
1
; 10A
2
; 10A
3
: 10A
4

Trường THPT só 1 Bảo Yên -
Huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai.
Với khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ nghiên cứu nội
dung trong bài 7 và 8 – Phần sinh học tế bào – sinh học 10 cơ bản :
Bài 7. Tế bào nhân sơ, bài 8. Tế bào nhân thực.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
* Phân tích nội dung, thiết kế bài giảng 7,8 – Sinh học 10 cơ bản.
* Thử nghiệm trên các lớp: 10A
1
; 10A

2
. Lớp đối chứng: 10A
3
: 10A
4
3
* Giáo viên đưa ra các phiếu điều tra kết quả bằng các bài tập trắc nghiệm và tổng hợp
kết quả.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
Đọc các tài liệu làm cơ sở xây dựng lí thuyết của chuyên đề: tài liệu lý luận dạy học, đổi
mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa sinh học lớp 10 và sách giáo viên, các tài liệu
về tế bào học
5.2. Phương pháp sư phạm:
a. Phương pháp chuyên gia:
- Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên cùng bộ môn sinh
- Xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên giỏi về nội
dung của sáng kiến.
b. Tìm hiểu chất lượng học sinh ở những lớp mình điều tra.
c. Chọn lớp thử nghiệm và lớp đối chứng.
6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011.
4
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
* Phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm:
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học
+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
+ Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Vấn đề phát huy tính tích cực chủ động của học sinh nhằm tạo ra những con người lao

động, sáng tạo. Từ những năm 1960, ngành giáo dục đã có khẩu hiệu “Biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo”
- Năm 1995 có cuộc hội thảo lớn về “Phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa
người học”
- Tích tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động của chủ thể. Học tập là hoạt động
chủ đạo của lứa tuổi đi học. Tính tích cực của học sinh có sự tương đồng với tính tích cực
nhận thức vì học tập là một trường hợp đặc biệt của nhận thức, nên nói đến tích cực học
tập là nói đến tích cực nhận thức : “Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động
của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập và sự cố gắng về trí tuệ, nghị lực cao
trong quá trình nắm vững tri thức”( GS. Trần Bá Hoành)
- Tính tích cực đạt cấp độ từ thấp đến cao:
+ Bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hoạt động của thầy và của bạn
+ Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác
nhau về một vấn đề….
+ Sáng tạo: Tìm cách giải quyết mới, độc lập, hữu hiệu
5
* Biểu hiện của tính tích cực: Biểu hiện ở nhiều mặt
+ Mặt hành động: Học sinh khao khát và tự nguyện trả lời các câu hỏi của giáo
viên hoặc bổ sung những câu trả lời của bạn. Tích cực phát biểu ý kiến, chú ý lắng nghe
câu trả lời của bạn, lời giải thích của thầy. Học sinh nêu ra thắc mắc và đòi hỏi phải giải
thích. Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức và khả năng đã có đề nhận thức, giải
quyết vấn đề mới.
+ Mặt cảm xúc: Học sinh hào hứng, phấn khởi trong giờ học, biểu hiện tâm trạng
ngạc nhiên trước hiện tượng, thông tin mới; băn khoăn, day dứt trước các vấn đề phức
tạp, những bài toán khó.
+ Mặt ý chí: Học sinh tập trung chú ý vào bài học, chăm chú quan sát đối tượng
nghiên cứu. Không nản chí trước những khó khăn, quyết tâm làm bằng được các bài tập,
các thí nghiệm, giải thích được các hiện tượng.
Kết luận: Về phương pháp dạy học tích cực người ta coi trọng việc tổ chức cho học sinh
hoạt động độc lập, chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, rèn luyện

phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Vì vậy, trong công cuộc
đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm sẽ góp
phần nâng cao chất dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả giờ lên lớp. Vì vậy: “ Phân tích
nội dung –thiết kế bài giảng nhằm mục đích nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên
lớp” chính là một phương pháp dạy học tích cực.
Chương 2. Thực trạng của đề tài
* Thuận lợi:
6
Năm học 2011 – 2012 với sự chỉ đạo của ngành giáo dục nhằm thực hiện tốt chủ đề năm
học: “Tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Tiếp tục thực hiện các
cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; cuộc vận động “
Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; Phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo nên tiền đề và khí thế mạnh mẽ
ngay từ đầu năm học.
Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường và tổ bộ môn đảm bảo về số lượng và
chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của cấp học. Giáo viên trong nhà trường luôn có trách
nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp và hết lòng yêu thương học sinh.
Ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu và tổ bộ môn đã có kế hoạch:
+ Triển khai các kế hoạch, chỉ thị của năm học.
+ Kiểm tra khảo sát theo bộ môn để phân loại đối tượng học sinh, từ đó có biện
pháp phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
+ Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn, đổi mới công tác hội giảng gắn
với dạy học sát đối tượng, sử dụng đồ dùng dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin. Tổ
chức rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và việc soạn giảng giáo án nói chung và
giáo án điện tử nói riêng.
+ Cải tiến nội dung họp tổ chuyên môn, hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ của tổ và nhóm bộ môn. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá giáo viên
hàng tháng, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy và học.
* Những khó khăn bất cập:
7

Đối tượng học sinh của trường THPT số 1 Bảo Yên phần đông là học sinh vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai nên không có nhiều
điều kiện cả về kinh tế và thời gian cho việc học tập.
Số đông học sinh có đầu vào thấp, tỉ lệ học sinh yếu kém cao, chưa hứng thú với
việc học bộ môn sinh học. Khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy,
trong lớp thường có một số học sinh lười học, không tham gia hoạt động, ỉ lại vào các
bạn khác, không có sách giáo khoa hoặc không nghiên cứu sách giáo khoa khi cô giáo
yêu cầu. Vì vậy, giờ học rất khó đạt mục tiêu đề ra.
Giáo viên trong nhà trường nói chung và tổ bộ môn nói riêng đã có sự đổi mới
phương pháp. Phương pháp dạy học tích cực đã được vận dụng xong còn lúng túng, chưa
xác định được rõ phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào, bằng cách nào? Việc
đổi mới phương pháp dạy học như hiện nay của mình đã đúng và sát với yêu cầu chưa?
Phương tiện dạy học còn thiếu, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở
một số giáo viên còn yếu. Vì vậy, một trong các hướng đổi mới quan trọng nhất của
phương pháp dạy học là tăng cường tính tự học của học sinh. Với mục đích phát huy tính
tích cực học tập cuả học sinh trong học tập tôi mạnh dạn đưa ra vài ý kiến nhỏ nhằm nâng
cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp.
Chương 3. Giải quyết vấn đề
PHÂN TÍNH NỘI DUNG – THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
A. Bài 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ
1. Phân tích nội dung.
8
1.1. Vị trí của bài trong chương:
Bài 7 – Là bài đầu tiên của chương II – Cấu trúc tế bào – Phần II. Sinh học tế bào.
1.2. Logic kiến thức:
Trước hết, phải khẳng định đây là một bài quan trọng, cần phải chuẩn bị tốt kiến thức để
làm cơ sở học các bài sau.
Giáo viên cần phải giúp học sinh hiểu thế giới sống được cấu tạo từ hai loại tế bào
là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Hiểu được tế bào nhân sơ có đặc điểm và cấu trúc
như thế nào để so sánh với các bài tiếp theo của chương.

* Đặc điểm của tế bào nhân sơ: Kích thước nhỏ; tỉ lệ S/V lớn; trao đổi chất với môi
trường nhanh; khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh; khả năng phân chia nhanh
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh tại sao tế bào nhân sơ lại có kích thước nhỏ? Tại
sao S/V lớn lại dẫn đến khả năng phân chia nhanh? Chính vì vậy, giáo viên cần đưa ra
các hoạt động thích hợp để làm sáng tỏ vấn đề này.
S/V lớn, tức là tỉ lệ giữa diện tích màng tế bào so với đơn vị thể tích lớn -> khiến cho tốc
độ trao đổi chất qua màng nhanh -> dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia
nhanh.
Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuyếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong
tế bào cũng diễn ra nhanh hơn -> dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.
* Cấu tạo tế bào nhân sơ: Giáo viên cần cho học sinh nắm được tế bào nhân sơ có cấu tạo
đơn giản thể hiện ở các đặc điểm
+ Tế bào chất không có hệ thống nội màng chia tế bào thành các khoang nhỏ.
9
+ Tế bào không có các bào quan có màng bao bọc mà chỉ có riboxôm với kích thước
nhỏ.
+ Chưa có màng nhân
Ngoài ra, giáo viên cần cho học sinh thấy được hầu hết các loài vi khuẩn đều có thành tế
bào. Biết được đặc điểm này, chúng ta có thể dùng các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt
vi khuẩn gây bệnh, mà không làm tổn thương đến tế bào của người.
1.3. Thành phần kiến thức:
1.3.1 Các thành phần kiến thức:
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
II. Cấu tạo của tế bào nhân sơ
1.Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
a.Thành tế bào:
-Thành phần hóa học:
- Vai trò:
- Vi khuẩn được chia thành 2 loại: + Vi khuẩn Gram dương
+ Vi khuẩn Gram âm

b. Màng sinh chất:
- Cấu trúc:
- Chức năng:
c. Lông và roi:
2. Tế bào chất:
10
- Vị trí:
- Thành phần:
3. Vùng nhân
1.3.2. Kiến thức trọng tâm:
- Cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào nhân sơ
- Lợi thế về kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ
1.4. Kiến thức bổ sung:
* Theo quan niệm hiện đại, thuyết tế bào gồm 3 nguyên lí:
- Mọi sinh vật đều gồm một hoặc nhiều tế bào, trong đó xảy ra các quá trình chuyển
hóa vật chất và tồn tại tính di truyền.
- Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của mọi cơ thể sống.
- Tế bào có thể tự sinh sản và chỉ xuất hiện nhờ quá trình phân chia của tế bào tồn tại
trước.
* Một số tính chất khác biệt giữa Vi khuẩn Gram dương và Vi khuẩn Gram âm

11
Tính chất Gram dương Gram âm
Tạo độc tố Chủ yếu là ngoại độc tố Chủ yếu là nội độc
tố
Chống chịu với tác nhân
vật lí
Chống chịu cao Chống chịu thấp
Mẫn cảm với Pênicillin Cao Thấp
Chống chịu muối – khô

hạn
Cao Thấp
Phản ứng với chất nhuộm
Gram
Giữ tinh thể màu tím. Do
đú tế bào cú màu tớm
hoặc tớa
Mất màu tím khi
tẩy rửa, nhuộm
màu phụ đỏ
saframin
Lớp peptiđôglican Dày, nhiều lớp Mỏng, chỉ cú 1 lớp.
Lớp phía ngoài Không có Có
2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG:
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC TẾ BÀO
Bài 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh cần
- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào. Mô tả được cấu trúc tế bào nhân

12
- Hiểu được tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ sẽ có được ưu thế gì
- Hiểu được mối quan hệ cấu trúc với các chức năng của tế bào.
2. Kỹ năng:
Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh, tổng hợp, khái quát hóa
3. Giáo dục:
Giáo dục lòng say mê khoa học và yêu thích bộ môn sinh học. Hình thành niềm tin
vào khả năng khám phá thế giới sinh vật của con người.
II. Công cụ phương tiện:
- Tranh hình sách giáo khoa phóng to: hình 7.1 và hình 7.2

- Máy chiếu.
* Phương pháp: - Trực quan
- Vấn đáp – phát hiện tìm tòi
III. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN? Tại sao nói ADN có tính đa dạng và
đặc thù?
3. Giảng bài mới.
CHƯƠNG II. CẤU TRÚC TẾ BÀO
13
ĐVĐ: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu
tạo từ hai loại tế bào là tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Vậy tế bào nhân sơ có đặc
điểm và cấu tạo như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Bài 7. TẾ BÀO NHÂN SƠ
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh Nội dung ghi bảng
H: Tế bào được cấu tạo từ những thành phần
nào?
HS: Màng sinh chất, tế bào chất và nhân
(hoặc vùng nhân).
GV: Có bao giờ các em nhìn thấy tế bào vi
khuẩn chưa? Để quan sát được tế bào vi
khuẩn người ta dùng dụng cụ gì? (kính hiển vi
với độ phóng đại hàng nghìn lần)
GV: Chiếu hình ảnh tế bào vi khuẩn chưa có
chú thích
Yêu cầu: HS gấp sách giáo khoa, hoạt động
I. Đặc điểm chung của tế
bào nhân sơ:
- Có kích thước nhỏ 1- 5 àm

(nhỏ bằng 1/ 10 kích thước
tế bào nhân thực ).
- Chưa có nhân hoàn chỉnh
( nhân sơ)
- Tế bào chất không có hệ
thống nội màng, không có
các bào quan có màng bao
bọc
- Có ribôxôm (kớch thước
nhỏ)
14
độc lập để chú thích các thành phần của tế
bào
GV: Gọi một vài học sinh đọc đáp án
H: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?
H: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các
tế bào nhân sơ?
GV: Làm thí nghiệm (đã chuẩn bị sẵn)
- Khoai tây gọt vỏ, cắt khối lập phương có
cạnh 1,2,3 cm đã ngâm vào dung dịch iốt.
+ Tỉ lệ S/V của khối 1(1cm) là 6/1
+ Tỉ lệ S/V của khối 2(2cm) là 3/1
+ Tỉ lệ S/V của khối 3(3cm) là 2/1
Như vậy, cùng một đơn vị thể tích thì diện
tích bề mặt khối lập phương có cạnh là1cm sẽ
lớn nhất.
- Cắt các khối khoai tây thành 4 phần bằng
15
nhau
Yêu cầu: Quan sát diện tích khoai tây bị bắt

màu
H: Hãy nhận biết khối nào có diện tích bắt
màu nhiều nhất ?
HS: Khối nhỏ bắt màu nhiều hơn
H: Qua thí nghiệm chúng ta có thể rút ra được
nhận xét gì về mối liên hệ giữa kích thước
nhỏ và diện tích tiếp xúc?
HS: Tế bào có kích thước nhỏ sẽ tăng diện
tích tiếp xúc giữa màng tế bào với môi trường
để thực hiện trao đổi chất.
H: Vậy kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho
tế bào nhân sơ?
H: Kích thước nhỏ của vi khuẩn có liên quan
đến khả năng sinh sản của chúng hay không?
GV: Vi khuẩn E.coli cứ 20

phút phân chia 1
lần.
Tế bào người nuôi cấy ngoài môi trường : 24h
phân chia một lần
GV: S/V lớn, tức là tỉ lệ giữa diện tích màng
tế bào so với đơn vị thể tích lớn, sẽ khiến cho
* Tế bào nhân sơ có kích
thước nhỏ có lợi:
16
tốc độ trao đổi chất qua màng nhanh -> dẫn
đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia
nhanh. Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự
khuyếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia
trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến

tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.
H: Khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân
sơ được con người sử dụng như thế nào?
HS: Sự phân chia nhanh khi bị nhiễm vi
khuẩn độc thì gây nguy hiểm cho sinh vật.
Con người lợi dụng để cấy gen và sản xuất ra
chất cần thiết như vacxin, kháng sinh
GV: Vậy tế bào nhân sơ có cấu tạo như thế
nào?
GV: Hướng dẫn để học sinh tìm hiểu từng
thành phần cấu tạo
H: Thành tế bào có cấu tạo như thế nào và có
chức năng gì?
GV: Lớp peptidoglican có tính chất nhuộm
màu phân biệt với thuốc nhuộm Gram nên
người ta phân biệt 2 loại vi khuẩn là Gram
dương và Gram âm.
H: Đặc điểm dễ nhận biết để phân biệt 2 loại
+ Tỉ lệ S / V lớn -> tốc độ
TĐC với môi trường diễn ra
nhanh.
+ Tế bào sinh trưởng nhanh
+ Khả năng phân chia nhanh,
số lượng tế bào tăng nhanh.
II. Cấu tạo tế bào nhân sơ:
TB vi khuẩn gồm: Màng
sinh chất, chất tế bào và
vùng nhân (nuclêôtit) Ngoài
ra còn có thành tế bào, vỏ
nhầy, lông và roi.

17
vi khuẩn Gram dương và Gram âm là gì?
H: Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải sử
dụng những loại thuốc kháng sinh khác nhau?
GV: Nếu loại bỏ thành tế bào của các loại vi
khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các
tế bào trần vào dung dịch có nồng độ chất tan
bằng nồng độ chất tan có trong tế bào thì tất
cả thì tất cả các tế bào trần đều có dạng hình
cầu. Từ thí nghiệm này ta có thể rút ra kết
luận gì về vai trò của thành tế bào?
H: Màng sinh chất có đặc điểm gì?
GV bổ sung: Một số vi khuẩn không có thành
tế bào, màng sinh chất có thêm phân tử Stesol
(một loại lipit) làm cho màng dày và chắc.
1. Thành tế bào, màng sinh
chất, lông và roi:
a.Thành tế bào:
- Bao bọc bên ngoài tế bào
* Thành phần hoá học: Được
cấu tạo bởi chất
peptiđôglican
- Lớp peptiđôglican có tính
chất nhuộm màu phân biệt
với thuôc nhuộm Gram nên
người ta phân biệt 2 loại vi
khuẩn:
+ Gram dương: Có màu tím.
+ Gram âm: Có màu đỏ.
- Vai trò: Bảo vệ và giữ ổn

định hình dạng tế bào.
* Lưu ý:
Một số tế bào nhân sơ có
thêm lớp vỏ nhầy, tăng sức
bảo vệ tế bào, hạn chế được
khả năng thực bào của bạch
cầu; bám dính vào các bề
18
Tím
Đỏ
Nhuộm Gram
H: Lông và roi có vai trò như thế nào đối với
vi khuẩn?
GV: Yêu cầu HS quan sát phần tế bào chất ở
tế bào vi khuẩn
H: Thành phần và chức năng của tế bào chất
ở vi khuẩn?
GV: Thụng baú về thành phần của bào tương
mặt.
b. Màng sinh chất:
- Nằm ngay bên dưới thành
tế bào
- Được cấu tạo từ 2 lớp
photpholipit và prôtêin.
- Vai trò: trao đổi chất và
bảo vệ tế bào.
c.Lông và roi:
- Roi ( tiêm mao ):
+ Cấu tạo là prụtờin
+ Giúp vi khuẩn di chuyển.

- Lông:
+ Giúp vi khuẩn trong quá
trình tiếp hợp với các tế bào
khác.
+ Tiếp nhận các virút như
các thụ thể
2. Chất tế bào:
* Gồm 2 thành phần:
+ Bào tương: Chứa chất hữu
19
H: Vùng nhân có đặc điểm gì?
GV: Trong tế bào chất còn chứa phân tử
platsmit có tác dụng giúp vi khuẩn kháng
thuốc.
H: Con người đã lợi dụng những đặc điểm
của vi khuẩn để làm gì?
HS: Sử dụng vào các mục đích khác nhau như
sản xuất thuốc kháng sinh, vacsxin, thực
phẩm, làm sạch nước, sản xuất phân bón
cơ và vô cơ. Một số vi khuẩn
có hạt dự trữ.
+ Ribôxôm
- Cấu tạo từ prụtờin + rARN
- Không có màng bao bọc
- Vai trò: Tổng hợp Prôtêin.
3. Vùng phân:
- Không có màng bao bọc
- Vật chất di truyền: Một
phân tử ADN dạng vòng
không kết hợp với prôtêin

histon
-Trong tế bào chất của một
số vi khuẩn có thêm nhiều
phân tử ADN dạng vòng nhỏ
khác được gọi là plazmit
( đây không phải là vật chất
di truyền tối cần thiết của vi
khuẩn)
4. Củng cố:
* Có bao giờ các em nhìn thấy tế bào vi khuẩn chưa? Để quan sát được tế bào vi khuẩn
người ta dùng dụng cụ gì? (kính hiển vi với độ phóng đại hàng nghìn lần)
20
* Học sinh đọc phần kết luận trong sách giáo khoa
* GV đưa ra bài tập: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ
A. Lớp kép phootpholipit và prôtêin B. Peptiđôglican
C. Xenlulôzơ D. Kitin
Câu 2. Đặc điểm của tế bào nhân sơ là:
A.Màng nhân giúp trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất
B.Chưa có màng nhân
B.Tế bào chất đã phân hoá chứa đủ các loại bào quan
D. Tế bào chất có hệ thống nội màng
Câu 3.Điều sau đây đúng khi nói về đặc điểm của vi khuẩn là
A.Tế bào có nhân chuẩn B.Có tốc độ sinh sản rất nhanh
C.Cơ thể chưa có cấu tạo tế bào D.Cơ thể đa bào
Câu 4.Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ?
A. Virut B. Vi khuẩn C. Tế bào động vật D. Tế bào thực vật
Câu 5. Trong tế bào vi khuẩn nguyên liệu di truyền là AND có ở:
A. Màng sinh chất và màng nhân B. Màng sinh chất, tế bào chất và nhân
C. Tế bào chất và vùng nhân D. Màng nhân và tế bào chất.

Câu 6. Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây?
A. Giới nguyên sinh B. Giới thực vật C. Giới khởi sinh D. Giới động vật
21
Câu 7. Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn:
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào B. Cơ thể đơn bào, tế bào có nhân sơ
C. Bên ngòai tế bào có lớp vỏ nhày và có tác dụng bảo vệ
D. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm
Câu 8. Ở vi khuẩn, cấu trúc plasmit là
A. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng thẳng
B. Phân tử ADN có dạng vòng nằm trong nhân
C. Phân tử ADN nằm trong tế bào chất có dạng vòng
D. Phân tử ADN có dạng thẳng nằm trong tế bào chất.
Câu 9. Người ta chia vi khuẩn ra làm 2 loại : Vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn (-) dựa vào
yếu tố nào sau đây A. Cấu trúc của phân tử ADN trong nhân
B. số lượng nhiễm sắc thể trong vùng nhân C. Cấu trúc của Plasmit
D. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào
Câu 10. Cụm từ ‘’Tế bào nhân sơ’’ dùng để chỉ
A. Tế bào không có nhân B. Tế bào có nhân phân hóa
C. Tế bào nhiều nhân
D. Tế bào chưa có màng ngăn cách giữa vùng nhân với tế bào chất.
5. Bài tập:
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- Đọc trước bài 8. Tế bào nhân thực
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
22
B. Bài 8 - TẾ BÀO NHÂN THỰC
1. Phân tích nội dung:
1.1. Vị trí của bài trong chương:
Bài 8– Là bài thứ hai của chương II – Cấu trúc tế bào – Phần II. Sinh học tế bào.
1.2. Logic kiến thức:

Đây là bài có kiến thức rất khác so với bài 7. Sau khi học xong bài 8 phần nào học
sinh sẽ so sánh được sự khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Giáo viên cần phải giải thích cho học sinh hiểu tại sao lại gọi là tế bào nhân thực
bằng cách dùng phiếu học tập và tranh hình để học sinh so sánh nhận biết được kiến thức:
Tế bào nhân thực là tế bào có vật chất di truyền được bao bọc bởi một lớp màng.
Trong bài này ngoài phần chú trọng về truyền thụ kiến thức, giáo viên nên rèn
luyện kĩ năng quan sát, phân tích và logic các thành phần kiến thức cho học sinh.
1.3. Thành phần kiến thức
1.3.1.Các thành phần kiến thức:
I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:
II. Cấu tạo của tế bào nhân thực:
1. Nhân tế bào: a. Cấu trúc:
b. Chức năng
2. Riboxoom: a. Cấu trúc:
b. Chức năng
3. Lưới nội chất: a. Lưới nội chất hạt
23
b. Lưới nội chất trơn
4. Bộ máy gôngi: a.Cấu trúc:
b. Chức năng
1.3.2. Kiến thức trọng tâm:
- Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, lưới nội chất, bộ máy gôngi.
1.4 Kiến thức bổ sung:
* Tế bào chất của tế bào nhân thực có hệ thống mạng sợi và ống prôtêin (vi ống, vi sợi,
sợi trung gian) đan chéo nhau, có tác dụng duy trì hình dạng và neo giữ các bào quan như
ti thể, ribôxôm, nhân vào các vị trí cố định gọi là khung xương nâng đỡ tế bào. Khung
nâng đỡ còn là nơi mà trên đó các enzim và các phân tử lớn khác đính vào những vùng
nhất định của tế bào. Các sợi của khung nâng đỡ là một hệ thống động: được hợp thành
rồi lại tháo rời một cách liên tục.

* Nhân con là tổ hợp gồm ADN và một số prôtêin. Ribôxôm được chuyển vào nhân từ
lưới nội chất và tích lũy ở những vùng nào đó trên NST, thường xảy ra hoạt động sinh
tổng hợp mạnh mẽ ARN. Ribôxôm được lắp ráp trong nhân con.
* Lưới nội chất là một hệ thống các kênh, các túi, các bể chứa phân bố trong tế bào chất
và được giới hạn bởi màng lipôprôtêin. Các kênh, các túi và bể chứa thông với nhau, hình
thành nên mạng lưới ba chiều phức tạp, phân bố khắp các tế bào.
* Trong một tế bào, mạng lưới nội chất nối liền với màng nguyên sinh và màng nhân và
liên hệ với bộ máy gôngi và lizôxôm thành một hệ thống nhất.
2. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG:
24
Bài 8. TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào động vật với tế bào thực vật
- Mô tả được cấu trúc, chức năng của nhân, các bào quan: lưới nội chât, ribôxoom, bộ
máy gôngi.
2. Kỹ năng:
- Phân tích tranh hình và thông tin nhận biết kiến thức, phát triển tư duy so sánh- phân
tích-tổng hợp và hoạt động nhóm.
3. Giáo dục:
- Thấy được tính thống nhất về cấu trúc và chức năng của nhân và các bào quan
- Hình thành quan điểm tư duy biện chứng về cấu trúc và chức năng của tế bào, cơ sở
của sự sống.
II. Thiết bị dạy học cần thiết:
- Tranh hình sách giáo khoa. Máy chiếu
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất
25
Câu 1: Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo bởi thành phần nào?

a. Phôtpho lipit b.Peptiđôglican c.Xenlulôzơ d.Prôtêin
Câu 2: Vùng nhân của vi khuẩn chứa:
Câu 2: Vùng nhân của vi khuẩn chứa:


a. ADN trần dạng vòng
a. ADN trần dạng vòng
b.ADN kết hợp với Prôtêin
b.ADN kết hợp với Prôtêin
b. ARN d. Ribôxôm
b. ARN d. Ribôxôm

×