Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tính đối thoại trong tiểu thuyết cám dỗ cuối cùng của chúa và tự do hay là chết của nikos kazantzakis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.72 KB, 103 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG THỊ VÂN ANH

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT

“C\M DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA” VÀ “TỰ DO HAY L[ CHẾT”
CỦA NIKOS KAZANTZAKIS

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TRƢƠNG THỊ VÂN ANH

TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT

“C\M DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA” VÀ “TỰ DO HAY L[ CHẾT”
CỦA NIKOS KAZANTZAKIS

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ SÂM



Thừa Thiên Huế, năm 2016
LỜI CAM ĐOAN

i


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Trƣơng Thị Vân Anh

ii


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong
khoa Ngữ Văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến cô
giáo TS. Trần Thị Sâm, ngƣời đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến gia đình, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đã quan
tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Huế, năm 2016
Học viên thực hiện


Trƣơng Thị Vân Anh

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................................1
1.1. Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiểu thuyết ..................................................... 1
1.2. Sự phát huy tính đối thoại rõ rệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis ................................................................. 2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ..............................................................................................2
2.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết về tính đối thoại ........................................... 2
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis .................................................6
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................8
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................................... 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................... 8
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................8
4.1. Phƣơng pháp loại hình ..................................................................................................... 8
4.2. Phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống .................................................................................... 9
4.3. Phƣơng pháp so sánh- đối chiếu ..................................................................................... 9
4.4. Phƣơng pháp liên ngành .................................................................................................. 9
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN..........................................................................9
5.1. Về mặt lí luận .................................................................................................................... 9
5.2. Về mặt thực tiễn................................................................................................................ 9

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ..........................................................................9
NỘI DUNG ..............................................................................................................11
Chƣơng 1. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI
CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
NHÂN VẬT..............................................................................................................11
1.1. Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M. Bakhtin trong thể loại tiểu thuyết ......11
1.1.1. Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết.......................................................................... 11

iv


1.1.2. Tính đa thanh trong tiểu thuyết .................................................................................. 13
1.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám
dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ........................................................15
1.2.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa ............................................................................................................... 16
1.2.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết Tự do hay
là chết ...................................................................................................................................... 25
1.3. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết .....................................................................34
1.3.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa ........................................................................................................................................ 35
1.3.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật tự ý thức trong tiểu thuyết Tự do hay là chết
.................................................................................................................................................. 37
Chƣơng 2. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI
CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
TRẦN THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU ........................................................................40
2.1. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết nhìn từ phƣơng diện ngƣời kể chuyện ...........................................................40
2.1.1. Ngƣời kể chuyện dị sự trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do

hay là chết ............................................................................................................................... 40
2.1.2. Đối thoại luân phiên vai trò ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng
của Chúa và Tự do hay là chết ........................................................................................... 45
2.1.3. Đối thoại bằng đa thoại hay hình thức trƣợt điểm nhìn trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ........................................................................... 47
2.2. Tính đối thoại trong tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết nhìn từ phƣơng diện ngôn ngữ ......................................................................50
2.2.1. Đối thoại mang tính luận giải trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết.................................................................................................................... 51
2.2.2. Đối thoại qua hình thức - diễn ngôn nghệ thuật trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết................................................................................... 56
2.3. Sự phức hợp các giọng điệu mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .............................................................57

v


2.3.1. Giọng điệu triết lý mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết .................................................................................................... 58
2.3.2. Giọng điệu chất vấn - hoài nghi mang tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết.................................................................................... 60
Chƣơng 3. TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT CÁM DỖ CUỐI
CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN
TÍNH LIÊN VĂN BẢN VÀ TẦM TƢ TƢỞNG TIỂU THUYẾT GIA NIKOS
KAZANTZAKIS .....................................................................................................63
3.1. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa và Tự do hay là chết .....................................................................63
3.1.1. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp thể loại trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ........................................................................... 63
3.1.2. Tính đối thoại thông qua hình thức phức hợp lịch sử, tôn giáo trong tiểu thuyết

Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết ........................................................... 69
3.2. Điểm tƣơng đồng và dị biệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết ...................................................................................................73
3.2.1. Điểm tƣơng đồng trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết .......................................................................................................................................... 74
3.2.2. Điểm dị biệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là
chết .......................................................................................................................................... 75
3.3. Tính đối thoại và lập trƣờng tƣ tƣởng của tác giả trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết .............................................................77
3.3.1. Sự khẳng định tinh thần tôn giáo đậm tính thế tục trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối
cùng của Chúa ....................................................................................................................... 78
3.3.2. Sự khẳng định tinh thần dân tộc tuyệt đối trong tiểu thuyết Tự do hay là chết
.................................................................................................................................................. 81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
PHỤ LỤC

vi


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Tầm quan trọng của tính đối thoại trong tiểu thuyết
Trong cuộc sống, đối thoại không những là bản chất mà còn là phƣơng tiện
để con ngƣời tồn tại. Từ biểu hiện đối thoại có hệ thống trong cuộc sống, khi đƣợc
thể hiện trong văn chƣơng, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết, đối thoại là một đặc trƣng
của tiểu thuyết theo quan niệm của Bakhtin/nhóm Bakhtin. Phát hiện này của M.
Bakhtin đƣợc xem là lý thuyết cơ bản để cắt nghĩa các tác phẩm nổi tiếng.
Đối thoại diễn ngôn là hình thức đƣợc sử dụng phổ biến trong văn học hiện đại hậu hiện đại. Đặc biệt trong thể loại tiểu thuyết, diễn ngôn đối thoại thể hiện sự độc đáo
và mới mẻ trong việc tổ chức trần thuật. Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là

chết của Nikos Kazantzakis là hai tiểu thuyết thể hiện rõ ràng vấn đề đối thoại và diễn
ngôn. Đối thoại là sự hòa trộn giữa các lớp diễn ngôn: chính trị, tôn giáo, văn học, khoa
học, tâm lí… Đặc biệt, diễn ngôn đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis đã tạo nên mối tƣơng quan có tính
nghệ thuật giữa diễn ngôn ngƣời kể chuyện nhân vật, diễn ngôn của các nhân vật khác
và diễn ngôn của tác giả hàm ẩn. Mặc dù diễn ngôn của ngƣời kể chuyện đóng vai trò
chủ đạo trong vận động đối thoại diễn ngôn, nhƣng đằng sau đó, nhà văn luôn giữ vai
trò điều phối. Trong diễn ngôn đối thoại của nhân vật, ngƣời kể chuyện có hình thức
diễn ngôn đối thoại với các nhân vật khác và diễn ngôn đối thoại với chính mình - đối
thoại trong độc thoại. Cách trần thuật này tạo nên tính đa giọng điệu cho tác phẩm và
giúp nhà văn nhập sâu vào dòng suy nghĩ của nhân vật, bộc lộ những suy tƣ, những
thổn thức trong tâm hồn họ, từ đó làm rõ tính cách của nhân vật.
Trên cơ sở nắm bắt một số vấn đề cơ bản của lý thuyết đối thoại, chúng tôi
nhận ra tính đối thoại là một nét cách tân mới mẻ trong nghiên cứu tiểu thuyết trên
nhiều phƣơng diện: đối thoại diễn ngôn, đối thoại kết cấu, đối thoại trần thuật, đối
thoại ngôn ngữ, đối thoại hiện sinh, đối thoại liên văn bản… Sự kết hợp các góc
nhìn đối thoại sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn khi đối diện với
các tác phẩm tiểu thuyết.

1


1.2. Sự phát huy tính đối thoại rõ rệt trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis
Đối thoại trở thành chiều kích hiện sinh không thể thiếu trong cuộc sống
con ngƣời. Cái tôi luôn có nhu cầu hƣớng đến một ngôi vị cái tôi khác để đối thoại,
để phát triển chính mình. Không trở thành một đối tƣợng tham gia đối thoại, con
ngƣời trở nên khiếm khuyết. Nhƣ vậy trong đời sống con ngƣời luôn tồn tại những
cuộc hội thoại. Mỗi cuộc hội thoại đều nhằm đạt một mục đích nhất định. Sự thiếu
vắng hay hờ hững của các đối tác đối thoại sẽ là lý do dẫn đến thủ tiêu hội thoại.

Từ đó, có thể khẳng định, đối thoại trong đời sống đòi hỏi sự dấn thân của các đối
tác mới đạt hệ quả giao tiếp.
Vận dụng lý thuyết đối thoại để khảo sát tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazanzakis để thấy đƣợc phƣơng thức đối
thoại đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị tác phẩm. Trong nghiên cứu, luận văn
chúng tôi sẽ góp phần chỉ ra những biểu hiện về tính đối thoại của từng tác phẩm cụ
thể theo từng phƣơng diện cụ thể từ góc nhìn tính đối thoại để có thể thấy rõ hơn
tính chất đối thoại đa dạng, phong phú trong sáng tác của Nikos Kazantzakis.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lí thuyết về tính đối thoại
2.1.1. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trên thế giới
Có nhiều công trình nghiên cứu về tính đối thoại trên thế giới. Trong khuôn
khổ của luận văn, chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lƣợc một số công trình nghiên cứu có
liên quan đến lí thuyết đối thoại gắn với một số nhà nghiên cứu nổi tiếng nhƣ M.
Bakhtin, Voloshino, Tzvetan Todorov, F. Saussure,…
Trong công trình Chủ nghĩa Frued: một phác thảo phê phán (1927), M.
Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ bao giờ cũng là một tƣơng tác xã
hội: “Mỗi phát ngôn là một sản phẩm của sự tương tác giữa người đối thoại và sản
phẩm của một bối cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ tình huống xã hội phức hợp
trong đó phát ngôn xuất hiện” [90].
Quan niệm về sự tƣơng tác của ngôn ngữ cũng đƣợc M. Bakhtin và
Medvedev thể hiện trong công trình Phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn

2


học (1928). Trong đó, M. Bakhtin và Medvedev gọi sự đối lập giữa ngôn ngữ thơ và
ngôn ngữ đời thƣờng của các nhà hình thức chủ nghĩa là “ngây thơ”, đồng thời
khẳng định tính chất xã hội của ngôn từ và chỉ thông qua tƣơng tác mới phát huy
khả năng đối thoại nội tại của nó.

Tác giả Tzvetan Todorov trong công trình: “Mikhail Bakhtin, le principe
dialogique (Mikhail Bakhtin- nguyên lí đối thoại) (1981) - giới thiệu một cách hệ
thống nguyên lí đối thoại của M. Bakhtin. Todorov đã thực hiện một cuộc đối thoại
lớn bằng cách lấy công trình Mikhail Bakhtin - nguyên lí đối thoại làm tiếng nói đầu
tiên bắt đầu cho một cuộc đối thoại lớn về tƣ tƣởng.
Cũng là M. Bakhtin với công trình M.Bakhtin - Lí luận và thi pháp tiểu
thuyết (1992) do dịch giả Phạm Vĩnh Cƣ dịch và công trình Những vấn đề thi pháp
Đôxtôiepxki (1993) do Trần Đình Sử dịch. Trong hai công trình này, M. Bakhtin
khẳng định “tính đối thoại nội tại của ngôn từ” thể hiện rõ ở tính phức điệu, đa
thanh. Điều này đã đƣợc chứng minh qua thi pháp tiểu thuyết Tội ác và trừng phạtcủa
Đôxtôiepxki. Ông cho rằng: “Nhân vật nằm trong khu vực có thể đàm thoại với tác
giả, trong khu vực xúc tiếp đối thoại” [7, tr.84]. Tác giả và nhân vật đều ở vị thế cân
bằng, giọng của họ, vì thế ngang bằng nhau, không giọng nào lấn át giọng nào. Con
đƣờng đi đến khám phá bản chất ý thức bên trong của con ngƣời nhân vật phải bằng
con đƣờng thông qua đối thoại. Khi đối thoại, nhân vật bộc lộ quan điểm của mình
qua ngôn ngữ nói: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó đối với ông bắt đầu có đối thoại”
[8, tr.34]. Khi nghiên cứu tiểu thuyết Đôxtôiépxki, Bakhtin cho rằng:“Tiểu thuyết
của Đôxtôiepxki mang tính chất đối thoại” [8, tr.22]. Chính tính đa thanh trong tiểu
thuyết Đôxtôiépxki đã làm nên tính đối thoại cho tác phẩm, bởi đối thoại là đỉnh cao
của đa thanh, phức điệu. Khi trong tác phẩm tồn tại nhiều giọng điệu, nhiều tiếng
nói tranh biện thì tất yếu là có đối thoại làm rõ chân lí. Bản chất cuộc sống luôn
luôn tồn tại đối thoại vàvăn chƣơng là lăng kính phản chiếu hiện thực đời sống. Văn
chƣơng thời đại nào cũng hƣớng đến con ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm để đối
thoại. M.Bakhtin khẳng định chỉ có thể bộc lộ “Con người bên trong con người” [8,
tr.8] bằng đối thoại. Dù tạo đƣợc nhiều tiếng nói đồng tình hay phản bác, song lí
thuyết đối thoại của M. Bakhtin đã tạo ra đƣợc một làn sóng lớn về tƣ tƣởng, chứa

3



những tiền đề lí luận quan trọng cho những công trình lí luận nghiên cứu M.
Bakhtin sau này.
Còn nhà nghiên cứu F. Saussure với công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại
cương (2005) - cho rằng ngôn ngữ đƣợc nhìn nhận nhƣ một thể thống nhất, tách rời
khỏi các hoàn cảnh xã hội cụ thể, trong đó phát ngôn đƣợc đƣa ra với một ý nghĩa
xác định và ngƣời nghe chỉ có thể tiếp nhận một cách thụ động mà thôi. Khi nghiên
cứu về triết học ngôn ngữ, cụ thể là nghiên cứu lí thuyết ngôn ngữ của Saussure, M.
Bakhtin và nhóm M. Bakhtin đã phủ định lí thuyết ngôn ngữ của F. de Saussure,
đồng thời tìm ra sức mạnh của ngôn ngữ trong giao tiếp, đó là khả năng đối thoại.
M. Bakhtin và Voloshinov đã chỉ ra rằng ngôn ngữ luôn có tính đối thoại và phụ
thuộc vào bối cảnh xã hội: “Ý nghĩa không nằm trong từ, không nằm trong tâm hồn
của người nói, cũng không nằm trong tâm hồn của người nghe. Ý nghĩa là hiệu ứng
của tương tác giữa người nói và người nghe trên chất liệu của một phức hợp âm
thanh nhất định” [90].
Các công trình trên đã đi vào thực tế nghiên cứu lí luận phê bình văn chƣơng
từ góc nhìn đối thoại đã tạo nên một hƣớng nghiên cứu rộng mở trong trƣờng đối
thoại rộng lớn. Định hƣớng cách tiếp nhận văn chƣơng mới, hiện đại, có sự cộng
hƣởng, tƣơng tác đa chiều, đa diện cho tác phẩm. Tác phẩm văn chƣơng sẽ có sức
sống lâu bền hơn khi đƣợc tồn tại trong sự vận động đối thoại không ngừng nghỉ từ
nhiều kênh hƣớng về chính nó. Đồng thời trong môi trƣờng đối thoại ấy, mối quan
hệ giữa tác giả - tác phẩm - công chúng sẽ đƣợc xích lại gần nhau hơn.
2.1.2. Một số công trình nghiên cứu về lí thuyết đối thoại trong nước
Xuất phát từ cơ sở hình thành là lí thuyết đối thoại từ phƣơng Tây, nhiều nhà
lí luận phê bình trong nƣớc đã tiếp thu, ảnh hƣởng và phát huy tính đối thoại trong
những công trình, bài viết của mình. Có những công trình đã góp phần hình thành
những cơ sở lí thuyết mang tính đối thoại trong mối quan hệ với tác phẩm nghệ
thuật trên những phƣơng diện nhƣ hiệu ứng sự tƣơng tác trong tiểu thuyết, ngôn ngữ
có tính đối thoại trong văn chƣơng, đối thoại trong mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ
thuật với các lĩnh vực khác tạo nên tính liên văn bản…
Phát huy sự khai thác về khả năng đối thoại giữa tác giả, nhân vật và ngƣời


4


đọc ở tiểu thuyết Công dân Brych của nhà văn Sec I. Otrenasech, tác giả Phạm
Thành Hƣng với bài viết: Khả năng đối thoại của một thiên tiểu thuyết (1996).
Trong công trình Đại cương ngôn ngữ học (1998), tác giả Đỗ Hữu Châu đã
có thao tác phân biệt hai thuật ngữ đối thoại và hội thoại, khẳng định đối thoại là
một thuật ngữ nhỏ tồn tại nhƣ một tập hợp con của hội thoại và nằm trong hội thoại,
đồng thời vận động theo xu hƣớng đó: “Tiếng Pháp và tiếng Anh có hai từ:
conversation và dialogue, tiếng Việt cũng có hai từ: hội thoại và đối thoại. Chúng
tôi sẽ dành thuật ngữ hội thoại cho mọi hình thức hội thoại nói chung và đối thoại
cho hình thức hội thoại tích cực mặt đối mặt giữa những người hội thoại. Hội thoại
tương đương với conversation và đối thoại tương đương với dialogue trong tiếng
Pháp và tiếng Anh” [22, tr.205].
Thiên về sự lý giải thuật ngữ, tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn Từ điển tu
từ, phong cách, thi pháp học (2004) cho rằng thuật ngữ đối thoại và hội thoại chỉ là
những cách gọi khác nhau, mà thực chất là cùng đồng nhất về một mối:“Thuật ngữ
đối thoại, có khi dùng hội thoại, là thuật ngữ của ngữ dụng học để chỉ sự vận động
giao tiếp giữa hai hay một số chủ thể: có sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác
lẫn nhau để đạt được mục đích” [48, tr.69].
Một trong những công trình khai thác tác phẩm trong mối quan hệ với văn
hóa và lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh đó là công trình Lịch sử và văn hóa - cái
nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh (2012) của Thái Phan Vàng Anh đã làm
rõ tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Trong mối quan hệ giữa liên văn bản và lý thuyết đối thoại của Bakhtin với
các nhà nghiên cứu khác, tác giả Nguyễn Văn Thuấn trong bài viết Tính đối thoại/
liên văn bản trong tư tưởng Mikhail Bakhtin (2013) đã chỉ ra mối quan hệ đối thoại
giữa hai lí thuyết: đối thoại và liên văn bản, dựa trên sự khác biệt giữa chúng trong
tƣ tƣởng của M. Bakhtin và các nhà giải cấu trúc nhƣ J. Kristeva, R.Barthes.

Dựa trên lí thuyết đối thoại của M. Bakhtin làm nền tảng, công trình luận án
tiến sĩ Ngữ văn Thi pháp truyện ngắn Nam Cao của tác giả Nguyễn Hoa Bằng trên
cơ sở phân tích những phƣơng diện đa dạng về thi pháp nhƣ : ngôn ngữ đa thanh,
nhân vật, thời gian, không gian, ý thức, kết cấu đa quan hệ… Tính đối thoại bao

5


trùm các yếu tố trong truyện ngắn Nam Cao qua việc khẳng định đặc trƣng cơ bản
của thi pháp truyện ngắn Nam Cao là “thi pháp đối thoại”.
Từ việc khái quát một số vấn đề lí luận về tính đối thoại, tác giả Lê Huy
Bắc trong cuốn Truyện ngắn: Lí luận tác giả và tác phẩm có bài viết “Đối thoại
và tính đối thoại trong Vi hành” ở chƣơng 9, đã làm rõ biểu hiện của tính đối
thoại trong Vi hành.
Ngoài ra, còn có nhiều luận văn thạc sĩ, khóa luận, nhiều tiểu luận, bài viết
vận dụng lí thuyết đối thoại để xâm nhập các tác phẩm văn chƣơng có giá trị cả
trong và ngoài nƣớc nhƣ: luận văn Đối thoại hóa trong tiểu thuyết Anhem nhà
Karamazov của F. Đôxtôiépxki (2002) của Thái Thị Thìn; bài viết Liên văn bản và
vấn đề đối thoại tư tưởng trong văn xuôi đương đại Việt Nam (2008) của Phùng
Phƣơng Nga; bài viết Liên văn bản thể loại và tính đối thoại trong tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam sau 1986 (2012) của Nguyễn Văn Hùng; luận văn Tính đối thoại trong
tiểu thuyết Bay trên tổ chim cúc cu của Ken Kesey (2015) của Lê Thị Trà My, …
Nhƣ vậy, trong một tác phẩm văn học, hiểu theo nghĩa hẹp, đối thoại là lời
trao đáp giữa các nhân vật, bao gồm cả lời độc thoại của nhân vật- tức lời nhân vật
tự nói với mình; hiểu theo nghĩa rộng, đối thoại là tiếng nói đối thoại giữa ý thức tác
giả với nhân vật thông qua hình tƣợng ngƣời kể chuyện, đối thoại giữa ý thức các
nhân vật, đối thoại giữa các tiếng nói khác nhau trong ý thức nhân vật và cả cuộc
đối thoại giữa ngƣời kể chuyện và độc giả, tác giả và độc giả. Ở cấp độ lớn hơn, đối
thoại vƣợt lên những hình thức thông thƣờng để hƣớng đến những cuộc đối thoại
lớn về văn hóa,lịch sử, tôn giáo, triết học,tƣ tƣởng, đạo đức… Điều này có nghĩa là

một tác phẩm văn học, đặc biệt là tiểu thuyết có khả năng đi từ những cuộc đối
thoại vi mô đến những cuộc đối thoại lớn mang tầm vĩ mô.
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng
của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis
Nikos Kazantzakis đƣợc biết đến nhƣ là một nhà văn đƣơng đại nổi tiếng với
nhiều tác phẩm có tiếng vang trên thế giới. Bắt đầu với sự đam mê nghiên cứu văn
học nghệ thuật kết hợp với sự yêu thích tác phẩm của Nikos Kazantzakis, đã có
nhiều nhà nghiên cứu thành công với những công trình khai thác tác phẩm của

6


Nikos Kazantzakis. Trong vòng thập niên trở lại nay, đã có nhiều công trình nghiên
cứu về tác giả Nikos Kazantzakis, về tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa ở các
phƣơng diện nhƣ: kết cấu, yếu tố kỳ ảo, tính thế tục. Riêng với tác phẩm Tự do hay
là chết thì tài liệu về sự nghiên cứu tác phẩm này vẫn còn ít đề cập, khai thác cụ thể
độc lập mà có thể đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu về tác giả, hoặc là sự liên hệ cho
một khía cạnh trong sự nghiệp của tác giả. Ở phạm vi luận văn này, chúng tôi nhận
thấy đây cũng là một khó khăn trong quá trình tìm hiểu, khai thác tài liệu về tác phẩm
này. Do đó việc chúng tôi đƣa ra những nhận định về tác phẩm này chắc chắn còn
mang tính chủ quan. Đó cũng là nguyên nhân mà chúng tôi vẫn còn bỏ ngỏ những
công trình liên quan đến tác phẩm Tự do hay là chết mà chỉ đề cập đến những công
trình liên quan đến tác phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa. Cụ thể là:
Tác giả Võ Công Liêm trong bài viết Nikos Kazanzakis kẻ đi tìm tuyệt đối giữa
cuộc đời (2013) đã đề cao tƣ tƣởng và tài năng của Nikos Kazantzakis trên lãnh địa tiểu
thuyết: “Đến khi hoàn tất Cám Dỗ Cuối Cùng là lúc Nikos Kazantzakis nhìn thấy Jesus
là một siêu nhân, một lực lôi cuốn ông và đưa tới thành quả vinh quang trên tất cả mọi
thứ trong đời; bởi lòng trung tín của ông đem lại mãnh lực cuộc đời trở nên hợp lí
trong ông và biến đổi một tinh thần tươi sáng…” [85]
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết của tác giả Trần Huyền Sâm đề cập đến tác

phẩm Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ chùm bài
viết Người tình của Jesus trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos
Kazanzakis (2014) đăng trêntạp chí Hồn Việt; bài viết Tính chất thế tục hóa tôn
giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis (2014) là
tham luận hội thảo Văn học và Văn hóa tâm linh của Viện Văn học tổ chức tại Hà
Nội; bài viết Judas hay là phản đề Kinh Thánh qua cái nhìn của Nikos Kazanzakis
(2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; bài viết Thánh Sail Paul và sự kiện phục sinh
theo quan điểm của Nikos Kazanzakis (2014) đăng trên tạp chí Hồn Việt; Tiếp nhận
văn bản Cám dỗ cuối cùng của Chúa từ góc nhìn so sánh với Kinh Thánh (2014)
đăng trong kỉ yếu Hội thảo Khoa học, Mĩ học tiếp nhận văn học ở Việt Nam, Khoa
Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế; Qua chùm bài viết trên có thể thấy trong
năm 2014, tác giả Trần Huyền Sâm đã có nhiều phát hiện mới trong việc khai thác

7


tính chất phản đề Kinh Thánh, thế tục hóa tôn giáo qua các nhân vật Jesus,
Magdalene, Judas, thánh Saint Paul, trên cơ sở so sánh hình tƣợng nhân vật này với
nguyên mẫu của Kinh Thánh.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các tác giả khác khai thác tác phẩm của
Nikos Kazantzakis ở những phƣơng diện khác nhau tạo nên cái nhìn đa diện về tác
giả Nikos Kazantzakis cũng nhƣ tác phẩm của ông nhƣ: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
với khóa luận tốt nghiệp Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết “Cám dỗ cuối cùng của
Chúa” của Nikos Kazantzakis (2014); Nguyễn Hoàng Yến với luận văn thạc sĩ Tiểu
thuyết “Cám dỗ cuối cùng của Chúa” của Nikos Kazantzakis - Nhìn từ lí thuyết thế
tục hóa tôn giáo (2014) đã soi chiếu tác phẩm dƣới góc nhìn thế tục hóa tôn giáo;
Lê Thị Thúy Hoa trong luận văn thạc sĩ Ngữ văn với đề tài Kết cấu tiểu thuyết Cám
dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos Kazanzakis và Mật mã Da Vinci của Dan Brown
(2015) đã có cái nhìn đa chiều về kết cấu của tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của
Chúa từ góc nhìn từ phƣơng diện nhân vật và cốt truyện; ngƣời kể chuyện và điểm

nhìn trần thuật, không gian - thời gian nghệ thuật.
Từ những công trình nghiên cứu trên về tác phẩm của Nikos Kazantzakis,
chúng ta có thể thấy rằng Nikos Kazantzakis cũng nhƣ tác phẩm của ông có sức hút
rất mạnh mẽ đến các nhà nghiên cứu, những học viên, sinh viên Việt Nam.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ
cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của Nikos Kazantzakis. Trên cơ sở khai
thác những nét tƣơng đồng và dị biệt về tính đối thoại, chúng tôi đi đến nhận diện
giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát hai tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết của tác giả Nikos Kazantzakis từ góc nhìn tính đối thoại.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp loại hình
Phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhằm phân loại những biểu hiện khác nhau của tính

8


đối thoại và mỗi biểu hiện tính đối thoại đối thoại đó đƣợc khai thác trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết cụ thể. Đồng thời giúp ngƣời viết
nghiên cứu làm rõ đặc trƣng tính đối thoại của tiểu thuyết Nikos Kazantzakis.
4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Nghiên cứu tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của
tác giả Nikos Kazantzakis trong mối quan hệ có tính chỉnh thể của nó và đặt trong
tiến trình nghiên cứu chung về tính đối thoại. Chúng tôi tiếp cận hai văn bản từ cấp
độ vi mô đến vĩ mô, từ yếu tố đến hệ thống. Bằng thao tác phân tích tổng hợp,
chúng tôi khai thác các thủ pháp nghệ thuật trong tính hệ thống của văn bản.
4.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu

Sử dụng phƣơng pháp này để so sánh tính đối thoại giữa hai tiểu thuyết Cám
dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết của cùng một tác giả Nikos
Kazantzakis; so sánh những bài phê bình của nhiều ngƣời cùng nghiên cứu Nikos
Kazantzakis và tác phẩm của ông để thấy đƣợc sự sinh động của đặc trƣng tính đối
thoại trong các sáng tác của Nikos Kazantzakis.
4.4. Phương pháp liên ngành
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng - Vận dụng lí
thuyết của khoa học liên ngành nhƣ lý thuyết về ngôn ngữ học, tâm lý học, phân
tâm học, sử học, xã hội học để nghiên cứu giá trị nội dung tƣ tƣởng của hai tác
phẩm từ góc nhìn tính đối thoại
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Về mặt lí luận
Luận văn góp phần làm rõ thêm lí thuyết về tính đối thoại, đặc biệt là đặc
trƣng về tính đối thoại trong tiểu thuyết tâm lí luận đề và tiểu thuyết lịch sử.
5.2. Về mặt thực tiễn
Qua việc nhận diện rõ những nét tƣơng đồng và dị biệt trong tính đối thoại
của tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết, chúng tôi đã chỉ
ra những đóng góp quan trọng của nhà văn Nikos Kazantzakis trong nền tiểu thuyết
phƣơng Tây đƣơng đại.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung

9


của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện nhân vật.
Chƣơng 2. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện trần thuật và giọng điệu.

Chƣơng 3. Tính đối thoại trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa và
Tự do hay là chết nhìn từ phƣơng diện tính liên văn bản và tầm tƣ tƣởng tiểu thuyết
gia Nikos Kazantzakis.

10


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÍNH ĐỐI THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT
CÁM DỖ CUỐI CÙNG CỦA CHÚA VÀ TỰ DO HAY LÀ CHẾT
NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NHÂN VẬT
1.1. Giới thuyết về lý thuyết đối thoại M. Bakhtin trong thể loại tiểu thuyết
M.Bakhtin, triết gia và lí thuyết gia về tiểu thuyết đứng riêng một cõi, đƣợc
coi là nhà phê bình Nga lớn nhất thế kỉ XX. Khi gặp cuộc đối thoại đặc biệt giữa
Tzvetan Todorov với Mikhail Bakhtin trong công trình Mikhail Bakhtin - Nguyên lý
đối thoại, T.S Đào Ngọc Chƣơng đã nhận xét về M. Bakhtin là: “Một nhà tư tưởng
Xô Viết quan trọng nhất trong các ngành khoa học nhân văn và là nhà lí luận văn
học vĩ đại nhất của thế kỷ XX” [78, tr.11].
1.1.1. Đối thoại là bản chất của tiểu thuyết
Mikhail Bakhtin đã phát hiện và khẳng định tính đối thoại nội tại của ngôn từ
từ góc nhìn của ngôn ngữ học để nhấn mạnh bản chất của ngôn ngữ không nằm ở sự
khác biệt giữa hành ngôn (parole-tiếng nói hằng ngày) với ngôn ngữ (langue- hệ
thống chung, đồng đại cộng đồng) nhƣ Saussure nói trong lí thuyết ngôn ngữ của
mình mà nằm ở tính đối thoại: “Lời nói của con người mang tính đối thoại, tính đối
thoại là thuộc tính phổ quát của ngôn từ và tư duy con người. Nói tức là nói với ai
đấy. Ngay khi con người nói một mình, nó cũng là nói với mình, nó lưỡng hóa con
người mình. Nói tức là chờ đợi được trả lời” [7, tr.18]. M. Bakhtin đã phát triển
quan niệm đó lên một nội hàm mới trở thành một phạm trù triết học khi ông cho
rằng đối thoại đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của các bên đối tác. Khi con ngƣời nói

một mình, tự bản thân lời nói đó cũng đã là một sự giao tiếp đối thoại. Con ngƣời
sống với một nhu cầu luôn luôn cần đƣợc giao tiếp xã hội. Chỉ khi tham gia giao
tiếp đối thoại con ngƣời mới khẳng định đƣợc sự hiện tồn của mình: “Đối thoại là
bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người. Sống tức là tham gia đối
thoại:hỏi nghe, trả lời, đồng ý. Bản ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con
người ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy còn lại mãi mãi

11


trong cuộc hội thoại không bao giờ kết thúc” [7, tr.12].
Khi con ngƣời tham gia đối thoại, bất kì một phát ngôn nào cũng đều đã
đƣợc dự kiến trƣớc lời đáp còn chƣa đƣợc nói ra và thậm chí nó còn chịu ảnh hƣởng
sâu xa của lời đáp dự kiến. Vì vậy cuộc đối thoại đó sẽ luôn tiếp diễn và không tính
đến hồi kết, nghĩa là cuộc đối thoại đó không bao giờ dừng lại:“Tồn tại có nghĩa là
giao tiếp bằng đối thoại, khi đối thoại kết thúc thì mọi sự cũng hết” [8, tr.235]. Vấn
đề tính đối thoại nội tại của nghệ thuật tiểu thuyết trong sự khu biệt với thơ ca đã
đƣợc M. Bakhtin đánh giá là một thuộc tính quan trọng của thể loại này. Mỗi tác
phẩm văn học vừa có tƣ cách là một văn bản nghệ thuật, vừa có tƣ cách là các diễn
ngôn đích thực. Một trong những thuộc tính tất yếu của các diễn ngôn này chính là
đối thoại. Đóng góp lớn nhất của Mikhail Bakhtin về lý thuyết đối thoại đối với thể
loại tiểu thuyết thật to lớn. Cụ thể:
M. Bakhtin đã chỉ ra đƣợc mối quan hệ gắn bó giữa con ngƣời với con ngƣời
đƣợc thiết lập thông qua hình thức đối thoại. Đối thoại, theo quan điểm của M.
Bakhtin là một hình thức kết cấu lời nói phổ biến trong hoạt động giao tiếp của
con ngƣời trong đời sống. Mọi hình thức ngôn từ bao gồm cả lời đối thoại và độc
thoại đều mang tính đối thoại. Trong quá trình sản sinh diễn ngôn, việc nắm bắt
và trình bày về một đối tƣợng cụ thể nào đó của chủ thể tƣơng tác với những
diễn ngôn khác trong ngữ cảnh của chúng cũng đã nảy sinh tính đối thoại nội tại
của ngôn từ. Nhƣ vậy đối thoại đƣợc xem là một thuộc tính.

Đối thoại trong văn học nhìn từ lí thuyết của Mikhail Bakhtin đƣợc vận dụng
vào khoa học văn học - với tƣ cách là một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ -một diễn
ngôn về đời sống. Qua đối thoại, mọi vấn đề của đời sống đƣợc nhận thức và phản
ánh một cách sinh động nhất, sâu sắc nhất: “Ý thức bắt đầu ở đâu thì ở đó bắt đầu
có đối thoại” [8, tr.34]. Mikhail Bakhtin đặc biệt nhấn mạnh tính đối thoại ở thể
loại tiểu thuyết. Ông coi tiểu thuyết là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại
mới của lịch sử loài ngƣời, là thành quả rực rỡ, có giá trị nhƣ một bƣớc nhảy vọt
thực sự vĩ đại của hàng ngàn năm văn chƣơng thế giới. Tiểu thuyết là thể loại có
khả năng dung chứa cuộc sống con ngƣời ở những vỉa tầng sâu nhất và có thể bao
quát cuộc đời ở những tầm vĩ mô của nó. Xây dựng lí thuyết chung về tiểu thuyết,

12


Mikhail Bakhtin đã kiến tạo một triết học nhân bản, một luận thuyết về con ngƣời
nhƣ một “Bản ngã sinh tồn” bằng sự tiếp xúc đối thoại với các “Cộng đồng bản
ngã” khác. Mỗi “Bản ngã” là một giá trị tự thân, không thể thay thế.
Giao tiếp đối thoại là bản chất của cuộc sống con ngƣời và văn học nghệ
thuật là một diễn ngôn về đời sống: “Trong văn chương cũng như trong cuộc
sống, tính đối thoại nội tại ấy của ngôn từ biểu hiện thiên hình vạn trạng, nhưng
trong mỗi loại hình văn học khác nhau nó có mặt ở mức độ khác nhau: theo M.
Bakhtin, ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu thuyết
thì lại rất nhiều” [7, tr.19]. Ý thức xã hội và ý thức ngôn ngữ của con ngƣời khi
chuyển hóa thành ý thức nghệ thuật mang tính chủ động trong sáng tạo văn
chƣơng đã tiềm tàng tính đối thoại nội tại trong nó. Nhà văn đã dựa vào tính đối
thoại nội tại ấy để hình thành cho mình một phong cách sáng tác cho riêng mình.
Đặc trƣng này đã trở thành một thuộc tính thẩm mĩ quan trọng và chỉ có ở văn
xuôi, đặc biệt là trong tiểu thuyết.
Bản chất của đối thoại là sự vô tận tiềm tàng, không kết thúc. Không có ý
thức nào đi tìm điểm kết thúc của nó, bởi khi nó bắt đầu thì đã có những cuộc đối

thoại không ngừng: “Tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều là đối thoại” [8, tr.34].
1.1.2. Tính đa thanh trong tiểu thuyết
M. Bakhtin khẳng định sự tồn tại của tiểu thuyết đa thanh. Trong đó, phức
điệu, nguyên tắc phức điệu là những phạm trù trung tâm. Nguyên tắc phức điệu vừa
thể hiện lí tƣởng thẩm mĩ - nghệ thuật, vừa thể hiện lí tƣởng nhân sinh của nhà bác
học và nhà tƣ tƣởng Nga. Theo Mikhail Bakhtin: tiểu thuyết là vùng đất mà tiếng
nói của thiên hạ đƣợc đƣa vào, tất cả những ý kiến khác nhau đƣợc phát triển, trong
khi những thể loại khác nhƣ thơ, hồi kí, tự thuật, truyện kể, tiểu luận… chỉ có sự
độc thoại, thiên hạ không có chỗ đứng.
Trong văn chƣơng cũng nhƣ trong cuộc sống, tính đối thoại nội tại của ngôn
từ đƣợc biểu hiện rất phong phú, đa dạng, nhƣng trong mỗi loại hình văn học khác
nhau thì sự hiện diện của tính đối thoại nội tại cũng khác nhau về mức độ. Theo
Mikhail Bakhtin: Ở thơ, nhất là thơ trữ tình thì ít, còn ở văn xuôi, đặc biệt văn tiểu
thuyết thì lại rất nhiều. Lời thơ về cơ bản là lời đơn thanh (một bè), trong tác phẩm

13


thơ chỉ có một tiếng nói trực tiếp và thuần khiết của nhà thơ nói cái của mình bằng
ngôn ngữ của mình. Xét về phong cách nghệ thuật, có thể ví một bài thơ trữ tình với
một phần trình diễn đơn không đệm hoặc một bản nhạc độc tấu đàn dây. Mikhail
Bakhtin ví một văn bản tiểu thuyết với bản tổng phổ một tác phẩm giao hƣởng mà ở
đấy có rất nhiều bè, nhiều bộ với những cách đi bè, phối khí phức tạp; ai không nắm
vững nghệ thuật đi bè, phối khí thì có tài mấy cũng không viết đƣợc nhạc giao
hƣởng và các thể loại nhạc phức hợp khác.
Ngƣời biết viết văn xuôi nào chỉ biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của
mình, không biết nói cái của mình bằng ngôn ngữ của ngƣời khác trong đó có ngôn
ngữ của nhân vật, không biết đƣa vào và phối khí trong câu văn của mình tiếng nói
khác nhau ở ngoài đời thì ngƣời ấy dù cố gắng thế nào cũng chỉ viết đƣợc những
sáng tác bề ngoài rất giống tiểu thuyết nhƣng không phải là tiểu thuyết.

Hoàn thành khái niệm vi đối thoại cũng là một trong những đóng góp lớn của
M.Bakhtin. Theo cách hiểu thông thƣờng của ngôn ngữ học thì vi đối thoại là độc
thoại, hoàn toàn đối lập với đối thoại về mặt hình thức. Tuy nhiên, theo Mikhail
Bakhtin, quan niệm vi đối thoại đƣợc hiểu là một hình thức đặc biệt của đối thoại độc thoại có tính đối thoại hay gọi là tiểu đối thoại: “mọi lời ở trong đó đều hai
giọng, trong mỗi lời đều diễn ra sự tranh cãi của các giọng” [8, tr.66]. Trong di sản
của Mikhail Bakhtin, những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ có giá trị không
kém đa phần viết về văn học. Ông đã khởi xƣớng một bộ môn khoa học mới - siêu
ngôn ngữ học hiện nay khá thịnh hành ở châu Âu. Siêu ngôn ngữ học nghiên cứu sự
giao tiếp giữa các chủ thể lời nói và những quan hệ hình thành trong sự giao tiếp ấy.
Làm văn, làm thơ là một hình thức nói, trong đó ngƣời làm văn, làm thơ là
một chủ thể sáng tạo, chủ thể tiếng nói và ngƣời đọc, ngƣời nghe là ngƣời đối
thoại. Sự đa âm trong tiểu thuyết thông qua nhiều giọng khác nhau, các nhân vật
đối thoại với nhau nhƣ một bè hợp xƣớng, có trầm bổng, tạo nên không gian toàn
diện và sinh động về sự sống, về ngôn ngữ, về xã hội con ngƣời.
Xem nhân vật trong tiểu thuyết chính là trung tâm của mọi đối thoại, xoay
quanh nhân vật, các yếu tố về nội dung tƣ tƣởng, kết cấu, giọng điệu, ngôn
ngữ… cũng thể hiện tính đối thoại trong tiểu thuyết. Vƣợt lên trên những cuộc

14


đối thoại bên trong nó, tiểu thuyết còn mở ra những cuộc đối thoại lớn bao gồm
sự tham dự của tác giả, ngƣời kể chuyện, nhân vật và kể cả độc giả cùng hƣớng
đến những vấn đề mang tầm vĩ mô về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tƣ tƣởng, triết
học, đạo đức. Một nhà văn tài năng sẽ tạo nên đƣợc cuộc đối thoại lớn trong tiểu
thuyết của mình: “Nhân vật tham gia bình đẳng vào các cuộc đối thoại lớn của
tiểu thuyết” [8, tr.64].
Nhìn chung, trên cơ sở lý thuyết cơ bản của Mikhail Bakhtin, chúng tôi
muốn khảo sát hai tiểu thuyết của Nikos Kazantzakis bằng lý thuyết đối thoại để
thấy đƣợc tính đối thoại là một vẻ đẹp của thể loại văn xuôi nói chung và của hai

tiểu thuyết nói riêng về các phƣơng diện nhƣ: nhân vật, trần thuật và giọng điệu,
tính liên văn bản.
1.2. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa và Tự do hay là chết
Nhân vật song hành đã xuất hiện từ lâu trong các sáng tác văn học nghệ
thuật. Theo Từ điển Tiếng Việt, “song hành” có nghĩa là “cùng sóng đôi với nhau”.
Trong một văn bản, tác giả đã thông qua hệ thống các nhân vật và mối quan hệ giữa
các nhân vật để thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng của mình về thế giới. Mikhail Bakhtin
cho rằng có một cái gì đó chƣa đƣợc hoàn tất ở trong con ngƣời, con ngƣời không
bao giờ trùng khít với chính nó, con ngƣời trong con ngƣời. Con ngƣời luôn khao
khát đi tìm cái phần khuyết của mình. Bản thân nhân cách của con ngƣời không
phải là một cái gì đơn nhất mà nó luôn tồn tại đa sắc, đa diện. Trong mỗi con ngƣời
cũng tồn tại hai thế giới trong đó thế giới bên trong của con ngƣời đƣợc gọi là thế
giới thứ hai - thế giới sau lƣng: “Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể hiểu
được bằng cách thâm nhập vào nó dưới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá
nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại” [8, tr.49]. Hình tƣợng
nhân vật đƣợc định hình qua các cặp đối thoại trong ngôn ngữ đối thoại. Xoay
quanh nhân vật văn học luôn tồn tại các hình thức đối thoại mà kiểu nhân vật đƣợc
xây dựng theo nguyên tắc song hành cũng không phải là ngoại lệ.

15


1.2.1. Tính đối thoại qua kiểu nhân vật cặp đôi - song hành trong tiểu thuyết
Cám dỗ cuối cùng của Chúa
Khác với Kinh Thánh, Nikos Kazantzakis đã thay đổi mối quan hệ giữa các
nhân vật bằng việc xây dựng nhân vật theo nguyên tắc cặp đôi song hành gắn với
quan hệ bổ sung phụ thuộc đậm chất thế tục. Điều này có thể thấy rõ trong mối
quan hệ giữa nhân vật Chúa Jesus với các nhân vật khác.
Nhân vật cặp đôi song hành bà Mary và chúa Jesus được khắc họa gắn với

mô típ đồng trinh.
Cũng nhƣ những ngƣời phụ nữ khác, Mary đƣợc quyền làm một ngƣời mẹ
và bà đã sinh ra Jesus một cách khác thƣờng. Chỉ ngửi thấy mùi hoa huệ trắng, bà
đã mang thai Jesus và trƣớc ngày sinh bà đã mơ thấy: “Và đêm trước khi sinh nở
bà mơ thấy Thiên đường mở ra, Thiên thần hiện xuống, xếp hàng như chim trên
nóc nhà nghèo nàn của bà, làm tổ rồi bắt đầu hát; vị Thiên thần canh cửa, vị
Thiên thần vào phòng, đốt lửa và nấu nước cho hài nhi sắp sinh, vài Thiên thần
nấu cháo cho sản phụ uống” [52, tr.29]. Điều kì lạ ấy cho thấy sự sinh nở của
Mary hết sức lạ kì khi bà không tuân theo quy luật sinh nở của tự nhiên và Jesus con trai của Mary, huyết thống đầu tiên của bà không phải là kết quả của chung
đụng xác thịt của vợ chồng.
Có những dự cảm về đứa con trai Jesus mà Mary cảm nhận đƣợc ngay từ khi
Jesus mới chào đời, đã khiến cho ngƣời mẹ này luôn luôn trăn trở về tƣơng lai của
con trai mình trong đời thực và ngay cả trong tiềm thức:“Trong lúc đứa trẻ sơ sinh
đang bú, bà thiếp đi, nhưng trước đó, bà đã nhìn thấy - trong khoảnh khắc - một
giấc mơ không bờ bến. Hình như là có một Thiên thần trên trời, đang cầm một ngôi
sao lắc lư trong tay. Ngôi sao như cái đèn, bước đi và soi sáng trái đất phía dưới.
Và có một con đường trong đêm tối, nhiều đoạn quanh co, và rực sáng như một ánh
chớp. Nó bò lại gần bà và bắt đầu tắt dưới chân bà. Và trong khi bà lặng nhìn và tự
hỏi con đường này bắt đầu từ đâu và sao lại chấm dứt ở gót chân bà, bà ngước mắt.
Và bà thấy gì? Ngôi sao đã ngừng lại trên đầu bà, ba kỵ mã hiện ra cuối con đường
có sao chiếu sáng và ba vương miện bằng vàng long lanh trên đầu họ” [52, tr.39].
Vốn dĩ Mary sống cuộc sống bình dị với công việc kéo sợi, làm đồng áng

16


nên ƣớc mơ của bà cùng bình dị và đời thƣờng khi bà luôn muốn con trai mình
có vợ, có cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác. Câu trả lời của vị giáo sĩ
già - anh trai của bà và là cậu của Jesus cũng không ngã ngũ đƣợc cho bà điều gì.
Bà chỉ biết rằng: “Đó là Thượng đế yêu thương nó. Như thế là quy luật của

Thượng đế” [52, tr.37]. Song Jesus đã có con đƣờng riêng của mình. Anh đã
không nói gì với mẹ khi vác cây Thập giá và đi ra khỏi nhà bằng sức mạnh của
đôi cánh Thiên thần. Trong những chƣơng đầu của tác phẩm, anh ý thức rất rõ về
ngƣời mẹ của mình, nhƣng ý thức đó đã thay đổi khi anh từ sa mạc trở về, anh đã
không còn nhận ra mẹ mình nữa. Với Mary, phép màu nhiệm đã bao phủ cuộc
đời bà để bà thực hiện sứ mệnh của mình đối với Thƣợng đế. Với Jesus, anh cần
có một ngƣời mẹ hi sinh đứa con trai của mình để ngƣời con ấy hiến mình trọn
vẹn cho Thƣợng đế: “Như thời gian trôi qua, hy vọng héo tàn và rơi mất đi. Con
trai bà đã chọn con đường độc ác: con đường dẫn cậu càng xa dần những con
đường của nhân loại” [52, tr.40]. Mary bất lực vì con trai, bà xấu hổ khi thấy
con trai yêu quý của mình cùng bọn với những tên đóng đinh Thập giá. Từ sâu
thẳm trái tim bà nhói lên nỗi đau đồng loại:“Tôi không khóc cho một mình con
tôi, bà hàng xóm ạ, tôi cũng khóc cho bà mẹ đó nữa” [52, tr.59]. Khép lại chi tiết
là cả Mary và Jesus đều bị nguyền rủa bởi bà mẹ của ngƣời cuồng tín bị đóng
đinh Thập giá: “Ta nguyền rủa ngươi, con trai người thợ mộc. Vì ngươi đóng
đinh người khác, mong rằng chính ngươi sẽ bị đóng đinh. Và ngươi, Mary, mong
rằng ngươi sẽ thấy đau đớn mà ta đã thấy” [52, tr.61].
Jesus đã có một ngƣời mẹ đầy nhân từ và khốn khổ. Chỉ biết thở dài và đắn
đo, suy nghĩ bởi tai họa giáng xuống bà mẹ đã sinh ra đứa con trai không giống nhƣ
những đứa khác. Bà không thể quyết định số phận của con trai mình nhƣ một ngƣời
mẹ bình thƣờng, sinh ra những đứa con bình thƣờng và dạy dỗ chúng. Thƣợng đế đã
có ý định thần bí và Ngƣời nắm hết quyền lực trong mọi chuyện: “Con muốn con
trai của con giống như mọi người khác. Hãy để nó làm máng ăn, nôi trẻ, cày bừa và
đồ dùng trong nhà như cha nó đã từng làm, và không làm những Thập giá để đóng
đinh con người. Hãy để nó lấy một cô gái đẹp từ gia đình nề nếp; hãy để nó là một kẻ
phóng túng, có con, và rồi chúng tôi sẽ đi chơi mỗi tối thứ bảy, bà nội, con và cháu ”

17



[52, tr.75]. Biết rằng bà là một ngƣời mẹ đang cần Thƣợng đế thƣơng xót, đang cần
một gia đình hạnh phúc, nhƣng không có ai trả lời bà.
Chống đối Chúa để dành lại đứa con trai duy nhất của mình là Jesus. Mặc dù
Mary đã biết đƣợc phép màu nhiệm đến với con trai bà từ khi nó đƣợc sinh ra nhƣ đã
nói ở trên, cùng với cái tên Jesus đã nói lên thông điệp bí ẩn và sứ mệnh cao cả mà bà
không muốn thừa nhận chúng. Xuất phát từ tình mẫu tử thiêng liêng nhiều lần bà đi
tìm, khuyên con trai trở về nhà song chảy máu chân, khóc hết nƣớc mắt, báng bổ
Chúa, cho rằng Jesus bị bệnh nặng và trách Chúa đã không công bằng với bà thì bà
vẫn không tìm thấy Jesus đƣợc lần nữa.
Chúng tôi nhận thấy qua việc nghiên cứu nhân vật cặp đôi- song hành: Bà
Mary và Jesus đã giúp chúng ta nhận ra đƣợc giá trị đích thực của cuộc sống khi
nền tảng của mọi sự sống chính là gia đình. Bà Mary - Đức mẹ Mary, thật khó để
chúng ta có thể phân biệt bởi bà vừa là một ngƣời gắn với những phẩm chất của một
ngƣời nhân thế: đầy bao dung, nhân từ và cũng nhiều đau khổ, xót xa. Song bà cũng
là một Đức mẹ cao siêu khi có đứa con trai là vị Chúa cứu thế. Hành trình chinh
phục đỉnh cao của Thiên chúa không thể tách rời khỏi vai trò của cặp đôi song hành
bà Mary và chúa Jesus.
Với cặp đôi song hành Chúa Jesus và nàng Magdalene gắn với cuộc đấu
tranh giữa niềm tin tôn giáo và cám dỗ tính dục đậm chất thế tục
Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo quan tâm một cách sâu sắc đến mối quan hệ
giữa bản thể và tâm linh. Dƣới sự soi chiếu của lý thuyết này, những hình tƣợng tôn
giáo thiêng liêng đƣợc trở về với bản thể của chính họ. Trong tác phẩm Cám dỗ
cuối cùng của Chúa, sự khao khát của Jesus gắn liền với ngƣời phụ nữ Magdalene.
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi khai thác nhân vật cặp đôi - song hành Jesus
và Magdalene gắn với hành trình đến với Đấng tối cao của Jesus với nhiều thử thách
và cám dỗ mà Jesus cấn phải vƣợt qua.
Magdalene trong Kinh Thánh là ngƣời phụ nữ không đƣợc xã hội thừa nhận.
Nàng có mái tóc dài quyến rũ và khá xinh đẹp. Còn trong Kinh Thánh của Giáo hội
Công giáo cho rằng nàng là một gái điếm, đƣợc Jesus cứu ra khỏi bảy quỷ. Sau đó
Magdalene gặp Jesus đang đi rao giảng Tin Mừng và đƣợc Ngài hoán cải, cứu chuộc


18


×