Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết người đi dây của colum mccann

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ VĂN HOÀ

TỰ SỰ ĐA CHỦ THỂ TRONG TIỂU THUYẾT
NGƯỜI ĐI DÂY CỦA COLUM MCCANN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học
TS. THÁI PHAN VÀNG ANH

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là
trung thực, đƣợc các đồng tác giả cho phép sử dụng và chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Họ tên tác giả

Lê Văn Hòa

ii



Lời Cảm Ơn
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài
luận văn “Tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết
Người đi dây của Colum McCann” đã hoàn thành.
Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới thầy giáo Nguyễn Lãm Thắng; cô giáo Nguyễn
Thị Tịnh Thy; quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế; gia đình,
bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt, xin được tri ân giảng viên, TS. Thái Phan
Vàng Anh đã tậm tâm hướng dẫn, góp ý và sửa
chữa, tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn
thành luận văn một cách tốt nhất.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng có thể luận văn
sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự
quan tâm góp ý của quý thầy cô giáo và đồng
nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Lê Văn Hòa

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii

Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 9
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................... 9
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 9
NỘI DUNG ............................................................................................................. 10
CHƢƠNG 1: TỰ SỰ ĐA CHỦ THỂ VÀ CÁC THỦ PHÁP TRẦN THUẬT .. 10
1.1. Tự sự đa chủ thể - đa ngôi kể, đa điểm nhìn trần thuật................................... 10
1.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri ............................................ 10
1.1.2. Trần thuật ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong ..................................... 11
1.1.3. Trần thuật ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài........................................ 14
1.1.4. Sự di chuyển điểm nhìn ............................................................................. 15
1.2. Tự sự đa chủ thể - kết cấu phân mảnh và dán ghép ........................................ 17
1.2.1. Phân mảnh và dán ghép cốt truyện ............................................................ 19
1.2.2. Phân mảnh và dán ghép nhân vật .............................................................. 20
1.2.3. Phân mảnh và dán ghép không – thời gian ................................................ 22
1.3. Tự sự đa chủ thể - kiến tạo biểu tƣợng giàu ý nghĩa nhân sinh ...................... 28
1.3.1. Tái hiện một sự kiện có thật trong lịch sử ................................................. 30
1.3.2. Xây dựng hình tƣợng ngƣời đi dây nhƣ một mắt xích kết nối các câu
chuyện ...................................................................................................................... 31
1.3.3. Đƣa ra những đánh giá đa chiều ................................................................ 33
1.3.4. Gợi liên tƣởng từ cuộc đời nhân vật .......................................................... 34

1



1.4. Tự sự đa chủ thể - những tƣơng quan đối lập ................................................. 36
1.4.1. Tự sự đa chủ thể và sự đối lập trong quan điểm cá nhân .......................... 36
1.4.2. Tự sự đa chủ thể và những đối lập trong hiện thực cuộc sống .................. 37
CHƢƠNG 2: TỰ SỰ ĐA CHỦ THỂ VÀ BỨC TRANH ĐA CHIỀU CỦA ĐỜI
SỐNG....................................................................................................................... 39
2.1.Tự sự đa chủ thể và cái nhìn đa chiều về đời sống .......................................... 39
2.1.1. Khái niệm điểm nhìn nghệ thuật ................................................................ 39
2.1.2. Đa chủ thể - đa góc nhìn và đa chủ đề ....................................................... 39
2.2. Tự sự đa chủ thể và những câu chuyện của cá nhân ....................................... 41
2.2.1. Gia đình – tình yêu thƣơng và nỗi đau li tán ............................................. 41
2.2.2. Tình yêu – sự đốt cháy hết mình ............................................................... 46
2.3. Tự sự đa chủ thể và những câu chuyện xã hội ................................................ 48
2.3.1. Chiến tranh – đƣờng đến tự do hay cỗ máy xay thịt và sự trống rỗng đến vô
hồn ............................................................................................................................ 48
2.3.2. Xung đột sắc tộc – ngọn lửa còn âm ỉ cháy ............................................... 52
2.3.3. Tôn giáo – Chúa không phảng phất, hƣ vô ................................................ 56
2.3.4. Tệ nạn xã hội – những nấm mồ chôn tình yêu và hạnh phúc .................... 59
CHƢƠNG 3: TỰ SỰ ĐA CHỦ THỂ VÀ NHỮNG CON NGƢỜI ĐA DIỆN .. 64
3.1. Tự sự đa chủ thể và sự đa tuyến nhân vật ....................................................... 64
3.1.1. Tự sự đa chủ thể và nhiều vai trần thuật .................................................... 64
3.1.2. Tự sự đa chủ thể và những số phận nhân vật............................................. 66
3.2. Tự sự đa chủ thể và hình tƣợng những con ngƣời đi dây ............................... 67
3.2.1. Khát vọng và sự dấn thân trở thành lí tƣởng và nguồn sống dồi dào ........ 67
3.2.2. Tình thƣơng vô bờ bến trong những trái tim còn rỉ máu vì nỗi đau hậu
chiến ......................................................................................................................... 78
3.2.3. Nỗi đau trụy lạc – sự ám ảnh và cái kết nhân văn cho những kiếp ngƣời . 86
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 97
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1


2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Người đi dây – đứa con tinh thần đầy sức sống của tiểu thuyết gia Colum
McCann
Buổi sáng tháng 8 năm 1974, một ngƣời đàn ông thực hiện trò đi dây giữa hai tòa
tháp của trung tâm thƣơng mại thế giới ở độ cao tầng 110 khiến dân chúng
Manhattan ―ngƣớc nhìn và sững lặng‖. Con ngƣời ấy là ai? Anh ta đang ném sinh
mạng mình vào may rủi, ngạo mạn đứng cao hơn Chúa trên cây thập giá nhà thờ,
hay đang sáng tạo ra những điều kì diệu nhất? Cảm hứng về anh khơi nguồn và
miên man chảy trong tiểu thuyết Người đi dây của Colum McCann. Dƣới nhãn quan
và bút lực sung mãn của một nhà văn, ngƣời đi dây trở thành biểu tƣợng ẩn chứa
nhiều thông điệp với tinh thần nhân văn cao cả. Tác phẩm đạt giải thƣởng Quốc gia
giành cho tiểu thuyết năm 2009, giải thƣởng Impac Dublin năm 2011 và là một
trong những đầu sách bán chạy theo nhận định của New York Times.
Tiểu thuyết đƣợc xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật trong lịch sử - sự
kiện nghệ sĩ ngƣời Pháp - Philippe Petit đi dây giữa hai tòa tháp đôi năm 1974.
Thông qua đó tạo sự liên tƣởng rất khéo tới sự kiện khủng bố 11/9 ở Mĩ. Trên cái
nền cơ bản là câu chuyện về ngƣời đi dây cùng sự tác động của nó tới mọi ngƣời,
Colum McCann đã tái hiện những mảng đời sống khác nhau nhƣng có liên hệ một
cách tự nhiên và độc đáo. Khép lại những trang văn cuối cùng, độc giả vỡ ra rằng ai
trong chúng ta cũng đi dây, cả xã hội này cũng đang đi dây nhƣ thế. Không quá lời
khi cho rằng ý nghĩa của cuốn tiểu thuyết này đã vƣợt qua giá trị của một thời. Từ
tiểu thuyết này, chúng ta nhận diện đƣợc phần nào đó đặc điểm văn hóa, văn học Mĩ
và Ireland. Colum McCann thực sự đã đƣa ngƣời đọc đến gần hơn với những vùng
miền nơi ông sinh sống thuở thiếu thời cũng nhƣ nơi ông đang theo đuổi sự nghiệp
hiện tại của mình.
Trƣớc và sau Người đi dây, tiểu thuyết gia ngƣời Ireland đang sống tại Mĩ cũng

đã thành công với nhiều tác phẩm khác. Tiêu biểu nhƣ: Songdogs (1995), This Side
of Brightness (1998), Everything in this Country Must (2000), Dancer (2003), Zoli
(2006), TransAtlantic (2013), Thirteen Ways of Looking (2015)…

3


1.2. Tự sự đa chủ thể - dấu ấn nghệ thuật trần thuật đặc sắc của tiểu thuyết
Người đi dây
Tái tạo một xã hội đa chiều với những con ngƣời đa diện, tác giả của sáu tiểu
thuyết và hai tập truyện, xuất bản với hơn ba mƣơi lăm ngôn ngữ, xuất hiện trên các
tờ New Yorker, Esquire, Paris Review, Granta, The Atlantic Monthly, GQ, Tin
House, Bomb – Colum McCann thực sự thành công khi sử dụng tự sự đa chủ thể
trong tác phẩm Người đi dây.
Có thể nói, tự sự đa chủ thể là phƣơng thức đƣợc sử dụng phổ biến và mang
lại hiệu quả nghệ thuật cao khi sáng tạo văn học, đặc biệt là trong văn học hiện
đại và hậu hiện đại. Ở những tác phẩm sử dụng phƣơng thức tự sự đa chủ thể, tác
giả để cho nhiều ngƣời cùng tham gia kể chuyện với những điểm nhìn rất khác
nhau. Sự dịch chuyển điểm nhìn hiện diện nhƣ một đặc điểm tiêu biểu của tự sự
đa chủ thể. Với lối kể chuyện ấy, nhà văn phát huy cao độ tính khách quan, trung
thực trong nhìn nhận cuộc đời và con ngƣời; mặt khác góp phần tạo ra tiếng nói
đa thanh, phức điệu cho tác phẩm. Tự sự đa chủ thể tất yếu sẽ dẫn độc giả đi theo
những ngả đƣờng khác nhau trƣớc khi tới đích; nhờ đó câu chuyện trở nên hấp
dẫn hơn. Với riêng Colum McCann, điều này hoàn toàn phù hợp với những gì
ông tâm niệm: "Tôi tin vào sự bình đẳng của những câu chuyện. Tôi yêu sự thật
rằng những câu chuyện của chúng ta có thể vƣợt qua tất cả các loại biên giới và
ranh giới. Tôi cảm thấy khiêm nhƣờng khi biết rằng mình chỉ là một phần nhỏ bé
của nền tri thức văn chƣơng‖ [67]. Tìm hiểu tự sự đa chủ thể trong tiểu thuyết
Người đi dây do đó không chỉ cho thấy tài năng trần thuật của Colum McCann
mà còn là cách tiếp cận sâu hơn về nghệ thuật trần thuật nói chung trong các

truyện kể hƣ cấu.
***
Hứng thú với một phƣơng thức tự sự coi trọng tính đồng đẳng và đa diện, rung
động với tinh thần nhân văn của một tác phẩm văn chƣơng, ngƣỡng mộ tài năng
nghệ thuật của Colum McCann chính là lí do để ngƣời viết lựa chọn đề tài ―Tự sự
đa chủ thể trong tiểu thuyết Người đi dây của Colum McCann‖.

4


2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu về tự sự học và nghệ thuật trần thuật từ
nhiều điểm nhìn, nhiều người trần thuật
Tự sự học (Narratologie / Narratology) là tên gọi do Todorov đề xuất năm 1969
trong cuốn sách Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”. Với tƣ cách là một ngành
khoa học, tự sự học đƣợc định hình ở Pháp những năm 60, 70 của thế kỉ XX sau đó
lan rộng ra phạm vi thế giới. Lịch sử tự sự học đã trải qua hai giai đoạn phát triển:
Tự sự học kinh điển và tự sự học hậu kinh điển. Hiện nay, theo các nhà nghiên cứu,
tự sự học đang ―cố gắng xác lập một nền tự sự học đƣơng đại‖ [30].
Tự sự học kinh điển theo Prince có thể chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất chịu
ảnh hƣởng trực tiếp của V. Propp, tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, đối
tƣợng của trần thuật, chú ý xây dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự kiện, kết
cấu, lôgích phát triển của chúng. V. Shklovski phân biệt ―tích truyện‖ với ―truyện
kể‖, B.Tomashevski nghiên cứu đơn vị môtip và phân loại chúng, trong khi đó
Greimas nghiên cứu logích ngữ nghĩa của truyện còn Bremond chủ yếu nghiên cứu
cấu trúc bề mặt của truyện, C. Levi-Strauss quan tâm khám phá cấu trúc bề sâu, tĩnh
tại của truyện để tìm nghĩa, R. Barthes lại nghiên cứu cấu trúc, yếu tố của truyện,
phát triển ý tƣởng kiểu Tomashevski, Tz. Todorov tiếp tục đi theo hƣớng của ngƣời
đi trƣớc…Nhóm thứ hai tiêu biểu là G. Genette, tập trung nghiên cứu sự triển khai
của diễn ngôn trần thuật. Rimmon – Kenan nêu ra ba phƣơng diện độc lập với diễn

ngôn trần thuật: Đó là phong cách thể loại; chủng loại ngôn ngữ mà nhà văn sử
dụng; hệ thống kí hiệu, phƣơng tiện truyền đạt trong tác phẩm Hư cấu tự sự.
Genette nêu ra ba phạm trù của diễn ngôn trần thuật: thời thái (tence); ngữ thức
(mood); ngữ thái (voice). F. Stanzel, ngƣời Áo đề ra khái niệm ―tình huống kể‖
(narrative situation), thực ra là một cách phân loại điểm nhìn. S. Lanser và James
Phelan nghiên cứu giọng kể gắn với việc sử dụng các biện pháp tu từ. Nhóm thứ ba
tiêu biểu là Prince, S. Chatman và Mieke Bal. Họ cho rằng cấu trúc diễn ngôn và
cấu trúc chuyện đều quan trọng nhƣ nhau nên hƣớng đến kết hợp cả hai mặt.
Tự sự học hậu kinh điển bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ XX với những công
trình nghiên cứu mang tính chất liên ngành. Việc nghiên cứ tự sự phát triển theo ba

5


hƣớng chính: nghiên cứu tự sự học trong mối quan hệ với các loại hình nghệ thuật
khác, nghiên cứu tự sự học với các lĩnh vực khoa học khác và nghiên cứu cấu trúc
văn bản theo hƣớng liên văn bản.
Ở Việt Nam, những công trình dịch thuật, giới thiệu, nghiên cứu về tự sự học nói
chung và vấn đề đa điểm nhìn, đa chủ thể nói riêng mới bắt đầu phát triển vào
khoảng những năm đầu thế kỉ XXI. Tiêu biểu nhƣ các công trình của Trần Đình Sử,
Nguyễn Thái Hòa, Phƣơng Lựu, Lại Nguyên Ân, Trần Huyền Sâm, Đặng Anh Đào,
Thái Phan Vàng Anh, Phan Thu Hiền…Có thể nói, dù là ngành khoa học non trẻ
nhƣng tự sự học thực sự thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngƣời. Việc ứng
dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu văn học cũng là hƣớng đi của nhiều nhà
nghiên cứu. Có lẽ vì lẽ đó, GS.TS Trần Đình Sử cho rằng tự sự học là một bộ môn
nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng.
2.2. Những công trình, bài viết về tiểu thuyết “Người đi dây”
Người đi dây là tiểu thuyết xuất sắc của Colum McCann. Bởi vậy không có gì
ngạc


nhiên

khi



nhiều

bài

viết

về

tác

phẩm

này.

Trang

web

thứ năm ngày16/6/2011 của báo Vnexpress dẫn lời nhận
xét của ban giám khảo giải thƣởng IMPAC Dublin về Người đi dây nhƣ sau: ―Đây
là tác phẩm văn học có giá trị, một tiểu thuyết xuất sắc của thế kỷ 21. Cuốn sách đề
cập đến câu chuyện về một thời đại nhƣng không bị phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch
sử của nó‖. Trong ―The soul of a city‖ trên trang web ngày
29/7/2009, Jonathan Mahler viết ―Like a great pitcher in his prime, McCann is

constantly changing speeds, adopting different voices, tones and narrative styles as
he shifts between story lines‖ (Tạm dịch là: Giống nhƣ một bình lớn trong chính
mình, McCann liên tục thay đổi tốc độ, áp dụng giọng nói khác nhau, tông màu và
phong cách kể chuyện giữa các tình tiết). Và ―In a loose sense, what connects
everyone in this novel is the high-wire walker; the day of his stunt is a pivotal one
in all of their lives‖ (Trong một cảm giác lỏng lẻo, những gì kết nối tất cả mọi ngƣời
trong tiểu thuyết này là những ngƣời diễn viên đu dây; mỗi ngày của diễn viên đóng
thế là ngày quan trọng nhất trong đời họ). Cùng chung cảm hứng ngợi ca, Greg
Zimmerman trong bài ―Let the great world spin: Elegant, profound, beautiful‖ trên

6


trang ngày 25/5/2010 nhận định: ―Part
of the wonder of the novel is the verisimilitude with which McCann renders these
characters. Endowed by their creator with beautiful, elegant, but clearly delineated
voices, these New Yorkers practically spring off the page. They are so real,
themselves so human. And through them, McCann offers a simple road map for
beinghuman: Connect. Love. Hope‖ (Tạm dịch là ―Một phần tuyệt vời của tiểu
thuyết này đó là sự chân thực mà McCann đã lột tả ở những nhân vật này. Tạo hóa
đã ban tặng cho họ giọng điệu miêu tả tuyệt vời, sâu sắc mà còn rõ ràng, những
ngƣời New York này thật sự đã làm cho tác phẩm nổi bật lên. Các nhân vật rất chân
thực, chính họ rất đậm tính nhân văn. Và thông qua họ, McCann đã đƣa ra một bản
đồ giản đơn cho con ngƣời chúng ta, đó là: Kết nối, tình yêu và hy vọng‖).
Ở Việt Nam, tiểu thuyết Người đi dây mới đƣợc dịch vào quý III năm 2014. Các
công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm này ở nƣớc ta do đó chƣa nhiều. Trong
phạm vi tìm hiểu của mình, ngƣời viết nhận thấy đến thời điểm thực hiện đề tài này,
ngoài khóa luận ―Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Người đi dây của Colum Mc
Cann‖ của Nguyễn Thị Ánh Linh, Khoa Ngữ văn, Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại
học Huế mang tính chất chuyên sâu về một khía cạnh của nghệ thuật trần thuật, còn

lại tất cả các bài viết liên quan đến tác phẩm này chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu sơ
lƣợc hoặc bài bình luận nhỏ.
Nhà xuất bản trẻ trên trang web , thứ năm, ngày
29/10/2015 có đoạn giới thiệu sách nhƣ sau: ―Ngƣời đi dây là tác phẩm viết theo
thủ pháp tiểu thuyết mới của Column McCann. Tiểu thuyết gồm nhiều truyện dạng
trọn vẹn và độc lập, nhƣng các nhân vật và tình tiết đều có mối liên hệ với nhau‖.
Và ―Ngƣời đi dây đã nắm bắt đƣợc cái hồn của nƣớc Mỹ trong buổi giao thời, với
triển vọng phi thƣờng, và, ẩn sau, là một sự vô tội đến xé ruột‖. Việt Quỳnh trên
trang web chủ nhật, ngày 14/12/2014 nhận định về nhân vật
ngƣời đi dây nhƣ sau: ―Anh ta đang thực hiện một chuyện mà ngƣời khác cho là
điên rồ. Mà thực sự, nếu quan tâm đến ngƣời khác nghĩ gì, anh đã không thể làm
đƣợc điều từ bên trong mong muốn. Đó là tận cùng cho trải nghiệm làm ngƣời‖.
Vƣơng Mộc trong bài ―Mọi cuộc đời đều quấn bện nhau‖ trên trang web

7


, ngày 4/12/2014 nhận định: ―Thế giới xoay vần. Những cuộc đời
kết nối với ta theo những cách không ngờ, đều đang ―đi dây‖ giữa thực tại theo một
cách nào đó, sợi dây mà theo tác giả là ―chăng gần sát đất‖ chứ không phải giữa
trời, mong manh giữa thăm thẳm buồn vui, tốt và xấu, hồi ức và giấc mơ muôn màu
cho tƣơng lai‖ và ―Lối kể bình thản của Colum McCann lật mở những biểu hiện
đáng kinh ngạc của lòng thiện và cái ác nơi con ngƣời‖…
Khóa luận của Nguyễn Thị Ánh Linh chỉ ra kết cấu điểm nhìn và luân phiên
ngƣời kể chuyện, cách tổ chức cốt truyện với kết cấu nhân vật đa tuyến, kết cấu
không gian, thời gian và đa dạng hóa ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong tiểu
thuyết này. Trong quá trình triển khai, tác giả đã phần nào làm rõ tính chất và tác
dụng của tự sự đa chủ thể trong kiến tạo kết cấu. Ngƣời viết luận văn xin tiếp thu
một số kết quả nghiên cứu từ khóa luận, đồng thời phát triển và có một vài điểm
trao đổi thêm trong quá trình thực hiện đề tài này.

Nhƣ vậy, các bài viết chủ yếu tập trung làm rõ ý nghĩa nội dung tƣ tƣởng của tác
phẩm. Trừ khóa luận của Nguyễn Thị Ánh Linh xem xét một biểu hiện của nghệ
thuật, còn lại chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Tự sự đa chủ thể
của Người đi dây do đó vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà nghiên cứu và phê
bình văn học khai phá.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự đa chủ thể trong tác phẩm Người
đi dây của Colum McCann.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật tự sự đa chủ thể của Colum McCann
trong tiểu thuyết Người đi dây trên các phƣơng diện: sự kết hợp của tự sự đa chủ thể
và các thủ pháp trần thuật, tự sự đa chủ thể nhƣ một phƣơng thức mở rộng bức tranh
đa chiều của đời sống, vai trò của tự sự đa chủ thể trong việc khám phá hình tƣợng
những con ngƣời đa diện dựa vào việc khảo sát bản dịch của dịch giả Nguyễn Thị
Thu Thủy, có đối chiếu một vài chỗ với bản tiếng Anh.

8


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau:
Thứ nhất là phƣơng pháp cấu trúc - hệ thống: nhằm xây dựng một cấu trúc hợp lí
để thấy đƣợc mối quan hệ bề mặt và bề sâu của văn bản thông qua nghệ thuật tự sự
đa chủ thể, giữa tự sự đa chủ thể với các yếu tố nội dung và nghệ thuật khác.
Thứ hai là phƣơng pháp xã hội học: nhằm lí giải các hiện tƣợng lịch sử, xã hội
đƣợc tác phẩm đề cập đến thông qua nghệ thuật tự sự đa chủ thể.
Thứ ba là phƣơng pháp loại hình: nhằm hƣớng đến tìm ra điểm chung và điểm
riêng của nghệ thuật tự sự đa chủ thể đƣợc sử dụng trong tác phẩm.
Trong một chừng mực nhất định, luận văn còn hƣớng đến so sánh đối chiếu

Người đi dây với một vài tác phẩm có hình thức tự sự đa chủ thể khác.
5. Đóng góp của luận văn
Đi sâu khai thác một phƣơng diện nghệ thuật trần thuật, luận văn chỉ ra những
biểu hiện cụ thể của tự sự đa chủ thể cũng nhƣ vai trò, tác dụng của phƣơng thức kể
chuyện này trong việc tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Người
đi dây. Sự đan quện giữa nội dung và nghệ thuật ở tác phẩm này có thể nói đạt đến
độ hài hòa và điêu luyện. Có đƣợc điều đó dĩ nhiên nhờ vào tài năng của tác giả
McCann. Bởi vậy, luận văn cũng đã cố gắng chỉ ra ngòi bút tự sự đa chủ thể rất
riêng của tác giả trong tiểu thuyết này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Tự sự đa chủ thể và các thủ pháp trần thuật
Chƣơng 2: Tự sự đa chủ thể và bức tranh đa chiều của đời sống
Chƣơng 3: Tự sự đa chủ thể và những con ngƣời đa diện

9


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỰ SỰ ĐA CHỦ THỂ VÀ CÁC THỦ PHÁP TRẦN THUẬT
Cầm một cuốn tiểu thuyết sử dụng phƣơng thức tự sự đa chủ thể trên tay, khi độc
giả chƣa có điều kiện đọc kĩ và tìm hiểu nó, hẳn sẽ chỉ thấy một văn bản truyện kể
với kết cấu rời rạc do nhiều chủ thể liên tục đảm nhiệm vai trò kể chuyện. Việc
khảo sát thủ pháp tự sự do đó trƣớc hết nhằm hƣớng đến việc minh xác giá trị nội
dung tác phẩm ấy đã đƣợc thể hiện ra sao qua phƣơng thức kể chuyện này. Tự sự đa
chủ thể trong Người đi dây phát huy hiệu quả cao nhờ việc nhà văn sử dụng kết hợp
thành công các thủ pháp trần thuật. Sự bổ trợ của chúng tạo nên một lối kể chuyện
đầy mê hoặc nhƣng không quá khó để tiếp thu.
1.1. Tự sự đa chủ thể - đa ngôi kể, đa điểm nhìn trần thuật

Tiểu thuyết Người đi dây có sự hiện diện của nhiều ngôi kể gắn với đa bội điểm
nhìn. Chủ thể tự sự có lúc xuất hiện ở ngôi thứ nhất với tƣ cách ngƣời trong cuộc,
có khi lại xuất hiện ở ngôi thứ ba nhƣ một kẻ đứng ngoài. Điểm đặc sắc là ở chỗ
ngƣời kể chuyện thay đổi điểm nhìn đầy linh hoạt, giúp cho việc khám phá hiện
thực và con ngƣời của nhà văn diễn ra một cách hết sức tự nhiên và có chiều sâu.
1.1.1. Trần thuật ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri
Theo lí thuyết tự sự học, ngƣời kể chuyện toàn tri là ngƣời kể chuyện có kiểu
nhìn ―từ đằng sau‖, ―có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả‖ [39]. ―Đặc
điểm phổ biến của sự toàn tri…là tác giả (tác giả - ngƣời kể chuyện) luôn sẵn sàng
xen vào giữa độc giả và câu chuyện, thậm chí khi dựng cảnh anh ta sẽ khiến nó
giống nhƣ anh ta thấy hơn là nhân vật anh ta thấy‖ [18, tr.45].
Người đi dây chia làm nhiều câu truyện khác nhau. Kiểu trần thuật ngôi thứ ba
với điểm nhìn toàn tri nổi bật nhất ở phần truyện ―Ngƣớc nhìn và sững lặng‖. Ngƣời
kể chuyện – tác giả dựng lên bức phông nền đầy náo nhiệt của Manhattan buổi sáng
mùa hè 1974. Đó là bức tranh của chằng chịt phố xá nối tiếp nhau, của những phút
giây tĩnh lặng đến nghẹt thở thoáng qua: ―Một sự im lặng tuyệt đối, uy nghiêm và
tuyệt đẹp‖ [27, tr.5], của sự hỗn độn, xô bồ nhịp sống nơi thành thị, của đủ mọi
hạng ngƣời, đủ mọi nghề nghiệp và lứa tuổi, của không khí sôi sục phản đối chiến
tranh và phong trào hippie đang độ dâng cao - tất cả những gì diễn ra bên dƣới

10


ngƣời đi dây. Còn ở phía trên kia giữa hai tòa tháp, một dáng ngƣời đang thực hiện
những cú nhảy đùa cợt với tử thần. Ngƣời kể chuyện thâm nhập vào điểm nhìn của
đám đông dân chúng để cảm thán trƣớc hành động ấy. Ở độ cao tầng 110, ―thân ảnh
của anh ta giống một vệt chì đã bị xóa gần hết‖ [27, tr.12]. Khi chiếc áo của anh rơi
xuống, ban đầu ngƣời ta còn nghĩ đó là ―một thân ngƣời đang bơi ra giữa không
trung‖ [27, tr.12], sau đó mới nhận ra và thốt lên trong bầu không khí dƣờng nhƣ
nghẹt thở: ―Chúa ơi, lạy Chúa, đó là cái áo, đó chỉ là cái áo thôi‖ [27, tr.12]. Lẽ ra

với điểm nhìn của đám đông, ngƣời kể chuyện khó có thể quan sát đƣợc hết mọi cử
chỉ và hành động của ngƣời đàn ông trên kia. Tuy nhiên, bởi là toàn tri, nên ngƣời
kể chuyện còn cho ngƣời đọc thấy đƣợc cả những biến chuyển tinh vi nhất: ―mắt
anh ta nhìn chằm chằm về tòa tháp phía xa, vẫn còn đƣợc bọc trong giàn giáo, giống
nhƣ con thú bị thƣơng chờ ngƣời đi săn tiến đến‖ [27, tr.13]. Ngƣời kể chuyện cũng
thấy rõ anh chàng đi dây kia đang chuyển một thông điệp đến với tất cả mọi ngƣời.
Hoặc ở phần truyện ―Hãy để thế giới trƣợt mãi đi‖, ngƣời kể chuyện có lúc thâm
nhập vào điểm nhìn bên trong của nhân vật, nhƣng lại cũng thêm vào đó những
nhận định mang tính điều hƣớng, lí giải. Ví dụ nhƣ: ―Mọi thứ đều có mục đích, dấu
hiệu, ý nghĩa‖ [27, tr.279], ―Lý do cốt lõi cho tất cả chuyện này là cái đẹp. Đi trên
dây là một niềm vui sƣớng siêu phàm…‖ [27, tr.283].
Tất nhiên, việc phân loại điểm nhìn cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối. Với điểm
nhìn toàn tri chẳng hạn, thực tế cho thấy bất cứ tác phẩm nào cũng nằm trong quyền
năng kiến tạo của nhà văn. Thậm chí ―chọn kiểu nhìn nào, xuất phát từ điểm nhìn
nào để ngƣời kể chuyện kể lại ―chuyện‖ chính là do cách tổ chức ―truyện‖ có dụng
ý của nhà văn‖ [39]. Có lẽ vì vậy, dù muốn hay không, tác phẩm nào cũng có một
điểm nhìn toàn tri nhƣ thế.
1.1.2. Trần thuật ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong
Bên cạnh lối kể chuyện từ ngôi kể thứ ba, Người đi dây còn dành sáu phần
truyện kể ở ngôi thứ nhất góp phần khai thác triệt để tâm tƣ, tình cảm của con
ngƣời. Với kiểu trần thuật ngôi thứ nhất, ngƣời trần thuật là nhân vật. ―Điểm nhìn
bên trong thƣờng thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật‖ [39]. Câu chuyện
đƣợc kể ở đây là ―câu chuyện về những sự kiện mà bản thân anh/cô ta tự trải

11


nghiệm, một câu chuyện về trải nghiệm cá nhân. Cá nhân hành động nhƣ là một
ngƣời kể chuyện (cái ―tôi‖ kể chuyện) cũng là một nhân vật (cái ―tôi‖ trải nghiệm)
ở cấp độ hành động‖ [18, tr.43].

Tất cả các câu chuyện đƣợc kể ở ngôi thứ nhất trong tiểu thuyết Người đi dây
đều có điểm nhìn bên trong. Các nhân vật tự bộc lộ cảm xúc, kể lại những sự
kiện liên quan đến cuộc đời mình, bằng cảm nhận của chính mình. Khái niệm
―bên trong‖ theo GS.TS Trần Đình Sử ―không phải nhƣ cái bên trong của khách
thể nào đó, mà chính là cái hoạt động tự cảm thấy, tức là tính chủ quan, tức đời
sống tâm lí‖ [31, tr.183].
Câu chuyện ―Thiên đàng đẹp đẽ thật, nhƣng tôi vẫn thích ở đây hơn‖ phần lớn là
những mảng kí ức của Ciaran về tuổi ấu thơ. Ở đó có những tháng ngày êm ả bên
bờ vịnh Dublin, có tình mẹ con, anh em sâu đậm. Ngƣời kể chuyện xƣng tôi –
Ciaran kể lại những sự kiện liên quan đến bản thân mình thuở ấu thơ cho đến lúc
em trai anh qua đời trong vụ tai nạn thảm khốc. Qua đó ngƣời đọc thấy đƣợc quan
điểm của anh về tôn giáo, về tình yêu, về công việc và tình cảm sâu nặng với gia
đình, với quê hƣơng, xứ sở. Chúng ta bắt gặp trong lời kể nhiều câu chữ thể hiện rõ
dấu ấn chủ quan của ngƣời kể chuyện, kiểu nhƣ: ―Tôi cũng không nhớ rõ làm sao
thằng em nhỏ hơn tôi tận hai tuổi lại chiếm đƣợc giƣờng tầng trên‖ [27, tr.21], ―tôi
chợt nghĩ hay là có điều gì đó mình chƣa biết‖ [27, tr.23]. Ciaran không chỉ kể lại
hành trình đến Bronx kiếm sống của mình, thế giới của những cô gái bán hoa, cuộc
sống của cậu em trai…mà còn xuất hiện trong câu chuyện ấy nhƣ một ngƣời trải
nghiệm, anh tham gia vào các sự việc, hành động để tạo nên các sự kiện của câu
chuyện ấy.
Tƣơng tự nhƣ Ciaran, Lara trong câu chuyện ―Sợ yêu‖ cũng xuất hiện với tƣ cách
vừa là ngƣời kể chuyện, vừa là nhân vật chính. Dõi theo sự dẫn dắt của Lara - ngƣời
kể chuyện, chúng ta biết đƣợc nguyên nhân của vụ tai nạn – sự bất cẩn khi giao
thông: ―Giá mà chúng tôi đã cẩn trọng nhƣ vậy với chính bản thân mình‖ [27,
tr.200], chúng ta thấy đƣợc con đƣờng từ giàu sang đến sa lầy trong nghiện ngập, tệ
nạn của vợ chồng cô, chúng ta biết Lara đã tìm đến bệnh viện lấy di vật của
Corrigan sau khi nói dối là ngƣời thân, rồi đem nó đến cho anh trai của ngƣời xấu

12



số, cô tham gia tang lễ của Jazzlyn, thú thật mọi chuyện với Ciaran và sau đó họ hẹn
hò. Tất cả những điều đó có thể đƣợc kể lại từ điểm nhìn của một hoặc nhiều nhân
vật khác, song với cách kể chuyện xƣng tôi, Lara đã bộc lộ tối đa nỗi đau của bản
thân mình. ―Nhƣng những đêm chơi đang dần vắt kiệt tôi‖ [27, tr.214], ―Tôi thậm
chí chẳng còn muốn khóc‖ [27, tr.217]. Đó là nỗi đau đớn khi nhận ra mình rơi
xuống vực sâu của tệ nạn, để đến mức bị cảnh sát gọi và bị bẽ mặt ở Manhattan. Đó
còn là sự day dứt và ám ảnh sau khi gây tai nạn. Nhà văn đã rất khéo léo khi xây
dựng đối thoại giữa Lara với Blaine để cho thấy sự ám ảnh trong tâm hồn cô.
Dƣờng nhƣ cô không nghe những điều chồng nói mặc dù đang trò chuyện:
―- Đâu phải lỗi của tụi mình đâu cƣng, - anh lại nói.
- Cô ấy còn quá trẻ.
- Không phải lỗi của mình, em ạ, em có nghe anh nói không?
- Anh có nhìn thấy cô ấy nằm trên đất không?...‖ [27, tr.206].
Có thể nói từ sau khi gây tai nạn, trong lúc hoảng loạn và lo sợ cô đã bảo chồng
mình bỏ chạy, đến tận trƣớc lúc nói ra sự thật với anh trai Corrigan, Lara luôn
sống trong dằn vặt vì tội lỗi. Đã có lúc cô không dám đối diện với sự thật này. Vậy
nên khi chồng nhắc lại chính cô đã bảo anh bỏ chạy, Lara tát anh. Nhƣng cô lại
―kinh ngạc vì thấy tay mình đau rát đến thế‖ [27, tr.208]. Cái tát ấy phải chăng là
cái tát cô dành cho chính bản thân mình? Tay cô rát đâu chỉ vì sức mạnh của
tƣơng tác lực mà còn vì nỗi xót xa vốn thƣờng trực trong tim giờ đã vỡ òa. Để rồi
mãi sau này, khi đã nhận ra sự vô tâm của chồng, khi cảm nhận đƣợc tấm lòng của
Ciaran, ám ảnh tội lỗi và cuộc sống gia đình cũ khiến cô mang tâm trạng rất đáng
thƣơng: sợ yêu!
Kiểu nhân vật tự kể chuyện nhƣ Ciaran và Lara còn đƣợc lặp lại trong các
phần truyện ―Phía tây thinh không‖, ―Ngôi nhà ma túy xây nên‖, ―Đồng
Centavo‖, ―Tung hô và ngợi ca Thiên Chúa‖. Tất cả đều là những trang văn đậm
sắc màu cảm xúc. Thế giới nội tâm của nhân vật hiện lên một cách sinh động qua
hồi ức của ngƣời kể chuyện trải nghiệm và hành động. Quan điểm, suy nghĩ, việc
làm của họ cứ thế đƣợc phơi bày từ cái nhìn rất chủ quan. Dĩ nhiên, ngƣời đọc có

thể hoài nghi về tính chân thực của nó. Tác giả sẽ giải quyết điều này bằng cách

13


sử dụng kết hợp thêm hình thức trần thuật với điểm nhìn bên ngoài và sự dịch
chuyển điểm nhìn.
1.1.3. Trần thuật ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài
Ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba với điểm nhìn bên ngoài là kiểu ngƣời kể chuyện
đứng ở bên ngoài, ―chỉ kể ―chuyện‖ chứ không hiểu rõ tâm lí nhân vật. Đây cũng là
điểm nhìn từ các nhân vật khác‖ [39]. ―Cái bên ngoài không phải là cái bên ngoài,
mà là cái có thể quan sát từ bên ngoài‖ [31, tr.183-184]. Khác với trần thuật ngôi
thứ ba với điểm nhìn toàn tri, ngƣời kể chuyện ở đây ―chỉ kể những điều anh ta thấy
(nghe thấy, nhìn thấy) chứ không phải là kể những điều anh ta biết‖ [9, tr.72]. Ở đây
không có những miêu tả ý nghĩ bên trong của nhân vật, chi tiết thƣờng bộn bề, đòi
hỏi năng lực quan sát và cảm nhận của ngƣời kể chuyện phải vô cùng tinh tế.
Khách quan mà nói, Người đi dây không có câu chuyện nào đơn thuần kể ở ngôi
ba với điểm nhìn bên ngoài mà có sự kết hợp với điểm nhìn bên trong của nhân vật.
Ngƣời viết sẽ làm rõ sự dịch chuyển điểm nhìn này trong các phần tiếp theo. Riêng
với điểm nhìn bên ngoài ở các phần truyện kể ở ngôi thứ ba đƣợc biểu hiện dƣới hai
dạng sau:
Trƣớc hết đó là điểm nhìn của ngƣời kể chuyện giấu mặt khi nhìn về các sự
kiện, nhân vật trong truyện kể. Mở đầu ―Chữ kí‖ là lời giới thiệu của ngƣời kể
chuyện: ―BẮT GẶP NÓ Ở ĐÂY, CHỖ KHỚP NỐI giữa các toa tàu, trong một
buổi sáng đã bắt đầu trở nên oi bức nóng nực…‖ [27, tr.286]. Ngƣời kể chuyện
trong ―Mắt xích‖ hiện rõ qua những lời đánh giá: ―Soderberg không phải kiểu
ngƣời ƣa ngồi một chỗ và chê bai những gì đã qua. Thành phố này vĩ đại hơn
những tòa nhà, vĩ đại hơn cả những cƣ dân sinh sống nơi đây‖ [27, tr.419]. Trong
khi đó, ngƣời kể chuyện ở ―Đi về phía biển thét gào‖ lại đứng ngoài quan sát cuộc
gặp gỡ của Jaslyn và Pino: ―Phía bên kia, một tiếng kêu chói tai vẳng đến. Bọn trẻ

con cƣỡi lên những chiếc va li trên băng chuyền vừa ngã trúng nhân viên an ninh.
Cô và Pino nhìn nhau‖ [27, tr.560]…
Bên cạnh đó, các nhân vật còn thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của mình về
những nhân vật khác trong tác phẩm. Đây cũng là một biểu hiện của điểm nhìn
bên ngoài. Dĩ nhiên những dẫn chứng sau ngƣời viết chỉ khảo sát trong các câu

14


chuyện kể ở ngôi ba. Sau nửa đƣờng bay ngồi cùng nhau, Jaslyn đã nhận ra ở Pino
những lời thành thật: ―Cô biết anh nói thật, cứ nhìn cổ áo sơ mi to bản và vết mực
trên túi ngực là rõ. Kiểu ngƣời nhƣ anh thậm chí có thể tự cắt tóc cho mình‖ [27,
tr.552]. Nhận định ấy có đƣợc hoàn toàn do sự quan sát và tiếp xúc bên ngoài.
Tƣơng tự nhƣ vậy, Solomon chỉ nghe kể về anh chàng đi dây cũng đã đƣa ra phán
đoán: ―Ông đồ rằng ngƣời đi dây đó hẳn đã phải suy nghĩ kỹ lƣỡng trƣớc khi hành
động. Đó không phải là một cuộc đi bộ bất ngờ không có chuẩn bị‖ [27, tr.419].
Còn thẩm phán Pollack thì cho rằng: ―Gã đó khùng‖ [27, tr.424]. Ngay cả phần
truyện ―Miró ngự ở trên tƣờng‖ chủ yếu đƣợc khai thác điểm nhìn bên trong nhân
vật Claire thì cũng có lúc điểm nhìn bên ngoài đƣợc sử dụng. Đó là khi Claire
đánh giá về ngƣời đi dây, khi bà nhìn về cuộc sống của Gloria cũng nhƣ khi bà
nghĩ về Solomon vậy.
Ở tiểu thuyết này, điểm nhìn bên ngoài đƣợc nhà văn vận dụng tối đa để phác
họa chân dung. Ví nhƣ hình ảnh ngƣời đi dây: ―Bộ dạng ranh mãnh. Áo sơ-mi và
quần bó đen sẫm. Đôi giày ba lê mỏng manh kì quặc dƣới chân. Thậm chí trông gã
có vẻ phờ phạc thế nào đó. Tóc gã hoe vàng, khoảng ngoài hai tƣ, hai lăm tuổi…cái
kiểu nghênh ngang mà Soderberg có cảm tình‖ [27, tr.450]. Hoặc hình ảnh Tillie:
―Khuôn mặt cô ta trông kì dị và yếu đuối, thế nhƣng vẫn toát lên vẻ nhục cảm. Đôi
mắt tối sẫm, hai hàng lông mày tỉa mỏng. Có một thứ ánh sáng nơi cô ta, lấp lánh‖
[27, tr.464]. Nhờ đó, diện mạo nhân vật hiển thị rõ hơn.
Có một thực tế là một điểm nhìn có thể là điểm nhìn bên trong đối với nhân vật

này nhƣng lại là điểm nhìn bên ngoài đối với nhân vật kia. Việc khảo sát điểm nhìn
do đó vẫn chỉ là việc làm mang tính chất tƣơng đối. Mục đích chỉ nhằm hƣớng tới
việc xem xét sự kiện, nhân vật và nghệ thuật tự sự một cách kĩ lƣỡng hơn.
1.1.4. Sự di chuyển điểm nhìn
Sử dụng điểm nhìn toàn tri quá nhiều sẽ tạo nên cảm giác câu chuyện thiếu
tính tự nhiên vì tất cả đều bị chi phối bởi ngƣời kể chuyện. Sử dụng điểm nhìn
bên trong giúp khai thác tối đa cảm xúc của nhân vật song phần nào đó lại thiếu
tính chất khách quan. Sử dụng điểm nhìn bên ngoài khách quan hóa câu chuyện
nhƣng lại không thể khai thác sâu tâm lí con ngƣời. Đó là lí do vì sao các nhà

15


văn thƣờng kể chuyện phối hợp các điểm nhìn và sự dịch chuyển điểm nhìn
thƣờng xuyên diễn ra trong tác phẩm.
Câu chuyện ―Miró ngự ở trên tƣờng‖ là biểu hiện sinh động cho sự dịch chuyển
điểm nhìn trong tác phẩm này. Kể ở ngôi thứ ba, tuy vậy, ngƣời kể chuyện không
chỉ đứng ngoài quan sát và kể về Claire mà phần lớn lại áp sát, thâm nhập và len lỏi
vào trong nhân vật, để nhân vật tự thổn thức, lặn ngụp trong kí ức về Joshua. Chúng
ta thấy có những câu văn mang dấu ấn của ngƣời kể chuyện giấu mặt nhƣ: ―Một
hành động chính xác. Hoàn toàn, tuyệt đối. Bà rón rén đi về phía bếp nhƣng lại
dừng lại ở cửa‖ [27, tr.168]. Hay nhƣ ―Nó viết thƣ kể cho bà nghe về những cuộc
chiến xâm nhập giành quyền truy nhập tài khoản vào lúc đêm khuya. Bốn giờ sáng,
giờ làm việc cuối ngày của nó…‖ [27, tr.171], ―Tiếng cƣời bật lên giữa phòng và,
trong một phút nhãng trí, Claire băng qua tấm thảm trở lại, tay vẫn cầm những bông
hoa, nhƣng chẳng ai để ý hết‖ [27, tr.169]. Bên cạnh đó là những câu văn xuất phát
từ điểm nhìn bên trong nhân vật Claire, kiểu nhƣ: ―Giờ phải nhanh lên. Lối cửa.
Chỗ điện thoại. Bà biết cần dìm đầu nhanh trong nƣớc‖ [27, tr.145], ―Nhìn mình.
Nhìn chị ấy. Bị bắt quả tang rồi. Mơ giữa ban ngày. Giúp ƣ? Trong giây lát bà suýt
nghĩ Gloria muốn làm người giúp việc‖ [27, tr.176]. Cũng có khi, sự dịch chuyển

điểm nhìn diễn ra trong hai câu văn liên tiếp nhau: ―Còn bà tới bên tủ lạnh và đọc
những lá thƣ của con, thỉnh thoảng mở ngăn đá ra để hơi lạnh làm nó bình tĩnh lại.
Sẽ ổn thôi, con yêu, con sẽ giành lại được” [27, tr.173]. Thậm chí dấu hiệu di
chuyển điểm nhìn thể hiện rõ ở đại từ nhân xƣng cả trong nguyên tác lẫn bản dịch:
―The voices fading. Silly of me. In the kitchen, quickquick‖ [45, tr.93] (―Những
giọng nói nghe nhỏ dần. Mình thật ngớ ngẩn. Vào bếp, nhanh nhanh lên thôi‖ [27,
tr.159]). Trong ba câu văn, câu thứ nhất là điểm nhìn bên ngoài, hai câu còn lại là
điểm nhìn bên trong của Claire. Đại từ ―me‖ (dịch là ―mình‖) đánh dấu điểm nhìn
bên trong đó.
Phần truyện ―Đi về phía biển thét gào‖ cũng có sự di chuyển điểm nhìn khá linh
hoạt. Cũng là sự góp mặt của những câu văn kể về hành trình của Jaslyn đến thăm
Claire, Ciaran, gặp gõ Pino từ điểm nhìn bên ngoài nhân vật chính nhƣ: ―Ngƣời gác
cổng mỉm cƣời, dù đã bao nhiêu năm cô chƣa gặp lại ông. Một ngƣời đàn ông xứ

16


Wales‖ [27, tr.564]. Cũng có những câu văn xuất phát từ chính điểm nhìn của
Jaslyn: ―Nhƣ vậy là anh biết thành phố này, cô thầm nghĩ. Hẳn là anh ấy đã từng ở
đây‖ [27, tr.560]. Và sự kết hợp điểm nhìn trong – ngoài rất tự nhiên: ―Trƣớc giờ cô
chƣa hành động nhƣ thế này với một ngƣời đàn ông, nhƣng giờ cô cũng lấy danh
thiếp của mình và đút nó vào túi áo sơ-mi của anh, còn vỗ nhẹ cho nó lọt sâu vào.
Cô cảm thấy khuôn mặt mình lại đang căng ra. Quá trơ tráo. Quá mời chào. Quá dễ
dãi‖ [27, tr.562]. Chúng ta sẽ thấy điều tƣơng tự trong các phần truyện viết về
ngƣời đàn ông đi dây, về nhân vật nó, về thẩm phán Solomon.
Tóm lại, có thể nói ở những phần truyện kể ngôi thứ ba, có sự dịch chuyển điểm
nhìn từ ngƣời kể chuyện sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác. Còn ở
những phần truyện kể ở ngôi thứ nhất, sự dịch chuyển này là từ nhân vật xƣng tôi
sang các nhân vật khác trong câu chuyện. Sự dịch chuyển điểm nhìn có thể xảy ra
trong diễn ngôn của ngƣời kể chuyện hoặc trong diễn ngôn của nhân vật khi có hiện

tƣợng nhƣờng vai trần thuật. Tất cả làm nên sự đa dạng trong cách nhìn, tăng tính
hấp dẫn cho câu chuyện.
Nếu sử dụng thuật ngữ ―Tiêu điểm‖ của Genette, chúng ta thấy Người đi dây có
đầy đủ các dạng thức tiêu điểm mà Genette đã nêu: tiêu điểm cố định, tiêu điểm
thay đổi, tiêu điểm hỗn hợp và tiêu điểm tập thể. Nhấn mạnh thêm điều này để một
lần nữa thấy đƣợc sự đa dạng trong nghệ thuật tự sự đa chủ thể gắn với đa điểm
nhìn của Colum McCann.
1.2. Tự sự đa chủ thể - kết cấu phân mảnh và dán ghép
Phân mảnh (fragmentation) – cũng gọi là mảnh vỡ - là một đặc trƣng tiêu biểu của văn
học h(ậu h)iện đại. Vì sao vậy? Lê Huy Bắc từng lí giải: ―Đơn giản mảnh vỡ chính là bản
thể của hiện tồn hậu hiện đại, khi ngƣời ta thôi không còn tin vào những gì tròn trịa, đầy
đặn, dễ nắm bắt…thì ―vỡ‖ tức là tiêu chí bản chất của sự vật‖ [8].
Vậy phân mảnh là gì? Hiểu đơn giản đó là sự chia nhỏ, đập vụn cái thống nhất ra
thành những mảnh vỡ khác nhau. Ở kiểu kết cấu này, các sự kiện trong cốt truyện rời rạc,
không liền mạch với nhau, xếp đặt cạnh nhau một cách tự nhiên, hỗn độn. Cách kết cấu
phân mảnh nhƣ vậy trái ngƣợc với kết cấu của truyện kể truyền thống. ―Đây là kiểu kết
cấu nhiều truyện, nhiều mảnh nhỏ trong một truyện, mỗi mảnh nhỏ ấy là một kết cấu, tất

17


cả hợp lại tạo thành kết cấu chung của truyện‖ [55]. Dĩ nhiên, sự đứt gãy, không liền
mạch ở đây đƣợc tạo ra hoàn toàn bởi chủ ý của nhà văn. Barry Lewis trong bài viết
―Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học‖ diễn đạt khá sinh động về kĩ thuật phân mảnh nhƣ
sau: ―Chắc chắn rằng những nhà văn về sau đã gắng hết sức đập cho bốn thạch trụ văn
chƣơng này tan nát vào quên lãng. Hoặc là cốt chuyện bị nghiền thành từng viên nhỏ của
biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó của những khát vọng nhức nhối,
cảnh trí thì chỉ hơn những phông màn dựng tạm một chút mà thôi, hoặc đề tài trở thành
mơ hồ đến nỗi nếu cho rằng những cuốn tiểu thuyết nào đó nói ―về‖ điều này hay điều
nọ thì thật là sai lầm một cách buồn cƣời‖[42].

Nhƣ thế, các yếu tố trong tác phẩm h(ậu h)iện đại thƣờng đƣợc tạo nên từ nhiều mảnh
vỡ. ―Mỗi mảnh vỡ trở thành một câu chuyện, có thể lôgic có thể không, tùy thuộc trạng
thái của nhân vật ngƣời kể chuyện, trạng thái kể có ý thức hay vô thức‖ [40]. Bởi vậy,
ngƣời đọc có vai trò rất lớn trong việc tìm ra giá trị tự thân của từng mảnh vỡ cũng nhƣ
giá trị của mối liên kết các mảnh vỡ lại với nhau. Kết cấu phân mảnh và dán ghép góp
phần phát huy cao độ vai trò đồng sáng tạo của độc giả, trao cho họ một phần quyền
năng kiến tạo ý nghĩa tác phẩm văn chƣơng từ phía nhà văn.
Sự phân mảnh xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau: có thể là văn bản, cốt truyện, nhân
vật, đề tài, không – thời gian; cũng có thể ―còn đi xa hơn nữa và phân mảnh cả chính cái
vật liệu của văn bản với những hình vẽ, kiểu chữ, hoặc những phƣơng tiện biểu hiện hỗn
hợp‖ [42].
Tính phân mảnh kéo theo sự phi trung tâm hóa, nghĩa là tạo ra đa tâm điểm. Mỗi nhân
vật trong tác phẩm có thể trở thành một trung tâm của một câu chuyện nào đó. Tƣơng tự
nhƣ vậy, các yếu tố khác nhƣ nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian…cũng đều mang
tính phi tâm. Ở những tác phẩm sử dụng kết cấu phân mảnh và dán ghép, không có yếu
tố chính quán xuyến tất cả các yếu tố khác, trọng tâm có thể rơi vào bất cứ yếu tố nào tùy
theo góc nhìn và sự khai thác tác phẩm của ngƣời tiếp nhận văn chƣơng.
Phân mảnh luôn đi kèm với dán ghép. Người đi dây là cuốn tiểu thuyết đƣợc dán ghép
bằng mƣời ba mảnh khác nhau (Xét về mặt bố cục văn bản truyện kể). Mỗi mảnh là một
truyện hoặc một phần của truyện kể, chúng đƣợc móc nối lại bằng sự liên hệ, gắn bó

18


giữa các nhân vật một cách hết sức tình cờ mà ngƣời viết sẽ cụ thể hóa ở những phần tiếp
sau đây.
1.2.1. Phân mảnh và dán ghép cốt truyện
Cốt truyện của tiểu thuyết Người đi dây là cốt truyện phi tuyến tính, đƣợc chia làm
nhiều phần. Tác phẩm có một phần nhƣ màn mở đầu và bốn phần đƣợc đánh số thứ tự từ
1 tới 4. Mỗi phần hàm chứa trong nó nhiều truyện nhỏ. Bản thân mỗi cốt truyện nhỏ này

cũng kết cấu theo kiểu phi tuyến tính, tâm lí hoặc đa tuyến. Và một cách ngẫu nhiên,
chúng có mối liên hệ với nhau, hƣớng ngƣời đọc đến thông điệp mà nhà văn gửi gắm.
Câu chuyện về ngƣời thanh niên biểu diễn trò đi dây bất hợp pháp đƣợc ghép lại
từ ba mảnh vỡ: ―Ngƣớc nhìn và sững lặng‖, ―Hãy để thế giới trƣợt mãi đi‖, ―Trên
nhịp đƣờng rầy tiến bộ‖. Tác giả sử dụng hình thức kể chuyện ở ngôi kể thứ ba
nhƣng có sự kết hợp và dịch chuyển điểm nhìn bên trong với bên ngoài; qua đó dần
làm rõ chân dung ngƣời thanh niên, quá trình luyện tập, tài năng và khát vọng làm
nên điều kì diệu ở anh. Không kể chuyện theo kết cấu truyền thống; câu chuyện về
ngƣời đi dây đƣợc rải vào ba phần khác nhau, không liên tiếp về mặt văn bản truyện
kể lẫn không – thời gian. Bắt đầu bằng hình ảnh anh đang chăng mình giữa không
trung, sau đó nhà văn lại quay về quá trình luyện tập của anh rồi mới trở lại để kể
tiếp về cuộc biểu diễn. Xen giữa những phần này là những câu chuyện khác, có
hoặc không liên quan trực tiếp đến anh chàng này.
Tƣơng tự nhƣ vậy, các câu chuyện về cha xứ Corrigan, chuyện anh trai linh mục
Ciaran, chuyện mẹ con cô gái bán hoa Jazzlyn, chuyện bà mẹ mất con trong chiến tranh
ở Việt Nam Claire, Gloria…cũng đƣợc phân mảnh nhƣ thế.
Một biểu hiện nổi bật của kĩ thuật phân mảnh cốt truyện trong tiểu thuyết Người đi
dây là kể chuyện theo lối tiểu truyện trong đại truyện. ―Thiên đàng đẹp đẽ thật, nhƣng tôi
vẫn thích ở đây hơn‖ là câu chuyện của Ciaran kể về cuộc đời anh. Nhƣng lồng trong nó
là câu chuyện em trai anh trên hành trình tu hành và làm thiện nguyện, cũng là câu
chuyện tình yêu của vị linh mục với cô gái Adelita. Hay nhƣ ―Miró ngự ở trên tƣờng‖ kể
về câu chuyện họp mặt của các bà mẹ mất con trong chiến tranh ở Việt Nam, nhƣng nó
còn hàm chứa chuyện những ngƣời lính Mỹ tham chiến, chuyện về ngƣời đi dây biểu
diễn đang thu hút sự chú ý của nhiều ngƣời…

19


Ngoài ra, kĩ thuật phân mảnh cốt truyện còn đƣợc thể hiện ở lối kể truyện nối tiếp
truyện. Trong tác phẩm này, câu chuyện về ngƣời đi dây đƣợc kể chính ở ba phần nhƣ đã

nói ở trên, song nó còn đƣợc kể tiếp nối ở những câu chuyện khác nhƣ: ―Miró ngự ở trên
tƣờng‖, ―Phía tây thinh không‖, ―Mắt xích‖, ―Tung hô và ngợi ca Thiên Chúa‖. Hoặc
nhƣ câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Claire và các bà bạn trong ―Miró ngự ở trên tƣờng‖
sẽ đƣợc ―kể gối đầu‖ ở phần ―Tung hô và ngợi ca Thiên Chúa‖.
Việc kết hợp nhiều hình thức kể nhƣ vậy làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, ngƣời
đọc theo đó muốn nắm bắt trọn vẹn nội dung câu chuyện cần theo dõi ở nhiều phần,
nhiều mảnh vỡ khác nhau và tự lắp ghép theo mối dây liên hệ ngầm nhà văn thiết kế,
hoặc cũng có thể theo cách riêng của từng ngƣời.
1.2.2. Phân mảnh và dán ghép nhân vật
Nhân vật trong Người đi dây là những nhân vật mảnh vỡ. Họ là ngƣời tốt hay xấu?
Thật khó để có câu trở lời một cách rạch ròi. Bởi nhân vật đƣợc soi chiếu từ nhiều góc
nhìn của nhiều chủ thể.
Nếu chỉ qua lời kể của Ciaran, ta thấy linh mục Corrigan là một ngƣời kính chúa, từ
nhỏ đã thật tâm gắn bó với mọi hạng ngƣời. Anh lao vào làm thiện nguyện không mệt
mỏi, quên cả bản thân để lo cho những cô gái điếm hạng quèn…Nhƣng đằng sau con
ngƣời ấy lại là một trái tim nóng hổi yêu thƣơng, anh đã lao vào vòng tay Adelita đầy
hứng khởi, đê mê trong những cuộc làm tình. Góc khuất này chỉ đƣợc hiện ra dƣới cái
nhìn của Adelita.
Tƣơng tự nhƣ vậy, ngƣời đọc không khỏi ngạc nhiên khi một ngƣời phụ nữ hiếu
khách, luôn mong đƣợc san sẻ nỗi đau mất con trong hoàn cảnh cô đơn, một ngƣời thuộc
―tầng lớp trên‖ với trái tim nhân ái nhƣ Claire lại có thể thốt nên câu ―Gloria, tôi rất vui
đƣợc trả tiền công cho em‖ [27, tr.506]; hoặc con ngƣời mang cảm giác ―Sợ chết khiếp‖
[27, tr.129] khi lần đầu đến khu phố tệ nạn nơi Gloria ở sau đó lại ―thƣờng ngồi xe hơi
thuê có kèm tài xế đến thăm‖ [27, tr.558].
Và nhất là đối với nhân vật viên thẩm phán Solomon, chúng ta phải soi chiếu từ điểm
nhìn của chính ông, của Gloria, của Tillie và cả vợ ông mới có cái nhìn bao quát. Qua
những dòng hồi tƣởng, độc giả nhận thấy ở Solomon sự khéo léo có phần ranh mãnh để
thăng tiến trong công việc: ―Rất nhiều vụ chỉ đƣợc giải quyết qua loa nhanh chóng…Ông

20



còn phải hoàn thành cho kịp chỉ tiêu xét xử…ông càng mang lại ít việc cho các đồng
nghiệp ở tầng trên thì họ càng vui vẻ‖ [27, tr.433]; những tâm sự rất riêng sau vẻ giàu
sang và uy quyền thể hiện bên ngoài: ―Ông phải xử lí những thứ tệ hại nhất trong đám
cặn cùng xã hội. Mọi ngƣời đều nghĩ ông sống trong không gian nhƣ thiên đƣờng ốp gỗ
gụ, có một công việc nghe vang nhƣ mõ, một sự nghiệp đầy quyền lực, nhƣng thực sự
ngoài danh tiếng ra thì chẳng có gì đáng kể hết‖ [27, tr.426]. Dù vậy, qua cái nhìn của
Gloria, ông là con ngƣời lạnh nhạt và sực mùi khinh miệt đẳng cấp: ―Ông ta đảo mắt về
phía tôi. Tôi dám chắc ông ta đang bực mình vì sự có mặt của tôi, ông ta nghĩ tôi là một
ngƣời giúp việc nào đó…‖ [27, tr.536]
Nhân vật mảnh vỡ gắn với những không gian tồn tại khác nhau. Mỗi không gian với
những đặc điểm riêng của nó ở từng thời điểm trở thành một bức phông nền mà trên đó
hằn lên đặc điểm tính cách của họ. Tiêu biểu cho kiểu này không thể không nhắc tới
Ciaran.
Mảnh đất Dublin xƣa kia là bầu sữa ngọt ngào nuôi dƣỡng tâm hồn hai anh em cậu bé
Ciaran. Ở nơi đó có tuổi thơ yêu dấu, có những tháng ngày hạnh phúc bên mái ấm gia
đình, có tình anh em ruột thịt ―tôi dìu nó suốt dọc bờ sông Liffey, qua những con tàu chở
than đá, đến tận khu Ringsend, ở đó tôi rửa ráy qua cho nó ở chỗ máy nƣớc cũ trên phố
Irishtown‖ [27, tr.27]. Nhƣng cũng chính nơi đây với sự tác động của phong trào hippie
và cuộc nội chiến đã đẩy chàng trai ấy vào một ngã rẽ khác của cuộc đời: bỏ ngang
trƣờng đại học, theo lối sống hippie, vƣớng vào cần sa và phải ra tòa.
Nam Bronx lại là nơi để Ciaran phơi bày lối sống bám chặt vào hiện thế mà tồn
tại. Anh nghĩ mình không thích hợp với mảnh đất này, em trai anh cũng vậy, nên
anh từng đề nghị em trai quay lại quê nhà. Anh không thể sống cuộc đời lí tƣởng
nhƣ em trai anh, không thể lăn lộn trong nghèo nàn, nỗi đau và rác rƣởi. ―Tôi phải
thoát khỏi nơi này. Tôi dự định tìm một công việc, kiếm một chốn đi về nho nhỏ…‖
[27, tr.54]. Ghét xứ sở này, ghét những cô gái điếm đang lợi dụng lòng tốt của em
anh, nhƣng anh cũng bỏ tiền nếm trải mùi vị ấy với cô gái che ô Tillie trên đƣờng
phố. Anh lại cũng vì em trai mà chấp nhận giúp những ngƣời ở viện dƣỡng lão lúc

em anh cần. Có thể nói, Bronx có bao nhiêu mảng màu tối sáng thì Ciaran cũng
mang trong anh những sắc màu tính cách tƣơng đƣơng.

21


Cuối cùng, khi đã ở độ tuổi xế chiều, khi đã trải nghiệm và đặc biệt gặp gỡ ngƣời phụ
nữ của đời anh, Ciaran trở về với vùng quê Dublin nơi anh từng gắn bó. Có lẽ so với
Bronx, ở đây ít xô bồ. Cũng có lẽ Bronx đã để lại trong anh nỗi đau mất ngƣời em trai
yêu quý. Theo thời gian, giờ đây Dublin đã mang gƣơng mặt mới, bắt đầu có những đổi
thay nhƣ bao nhiêu sự biến thiên của cuộc đời; Ciaran đã trở thành một con ngƣời giàu
có, sang trọng và điềm tĩnh. ―Ông là giám đốc điều hành của một công ti kinh doanh dịch
vụ internet đặt trụ sở tại một trong những tòa nhà cao ốp kính dọc sông Liffey‖ [27,
tr.577]. Ông sống cùng vợ trong căn nhà cũ của gia đình đã đƣợc chính ông bỏ tiền ra
mua lại. Gặp ông trong không gian này ngƣời đọc không khỏi thấy hạnh phúc tràn đầy.
Nghe nhƣ bài ca quê hƣơng, gia đình và cuộc sống mãi âm vang theo mỗi đợt thủy triều
bên bờ vịnh: Ciaran – một ngƣời đàn ông thành đạt và viên mãn trong hạnh phúc.
Không chỉ sắm một vai mà ở rất nhiều vai, không chỉ đơn diện, lƣỡng diện mà là đa
diện; nhân vật trong Người đi dây thực sự là những mảnh vỡ mà ta chỉ có thể nhận ra
tính cách họ khi tỉ mỉ đan ghép lại – những con ngƣời rất chân thật của sự hiện tồn trong
xã hội này.
1.2.3. Phân mảnh và dán ghép không – thời gian
1.2.3.1. Phân mảnh và dán ghép không gian
Ứng với sự phân mảnh của cốt truyện và nhân vật, không gian nghệ thuật bị chia nhỏ
và rải ra ở nhiều nơi trong tác phẩm. Có thể nói không gian trong Người đi dây là không
gian phi tâm. Thoạt nhìn, ta thấy không gian dƣới tòa tháp đôi của trung tâm thƣơng mại
đƣợc phác họa khá cụ thể nhƣ tâm điểm hƣớng tới của câu chuyện. Nhƣng thực ra nó
cũng chỉ đúng với câu chuyện về ngƣời đi dây. Còn những câu chuyện khác lại gắn với
những không gian riêng biệt khác nhau. Ví dụ nhƣ câu chuyện của ngƣời anh trai Ciaran
là cuộc dịch chuyển không gian từ quê nhà thuở ấu thơ – Sandymount bên vịnh Dublin,

đến Nam Bronx – nơi em trai anh hiện tại đang sống. Hoặc câu chuyện của Jaslyn là
hành trình qua các không gian Little Rock, New York và Ireland, câu chuyện của Claire
là sự đan xen không gian căn phòng với không gian chiến trƣờng…
Điều đáng nói ở đây là không gian không chỉ gắn với một câu chuyện, một nhân vật
mà đƣợc tái hiện qua nhiều điểm nhìn, nhiều chủ thể nhìn, gắn với nhiều câu chuyện
khác nhau. Yếu tố phân mảnh không gian bộc lộ rõ nhất ở điểm này. Trong tác phẩm, dễ

22


×