Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Văn học Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.67 KB, 86 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông của
Nguyễn Ngọc Tư” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Những
số liệu, kết quả ghi trong khóa luận là trung thực và chưa công bố ở công trình khác.
Nội dung bài khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải
trên các trang web, tạp chí theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Nếu sai tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Quảng Bình, tháng 6 năm 2014
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hồng Vân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô giáo Trường
Đại học Quảng Bình đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt khóa học vừa qua.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa Khoa học
Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tha thiết và trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo – Thạc sĩ Trần Thị Mỹ
Hồng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Bình đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về tài liệu, cảm ơn gia đình cũng như bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ tôi trong suốt khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận này do điều kiện thời gian và năng lực còn
hạn chế nên chắc chắn vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý
của quý thầy cô và toàn thể các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Kính chúc quý thầy cô giáo và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong cuộc sống!
Trân trọng cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 6 năm 2014
Sinh viên


Nguyễn Thị Hồng Vân
MỤC LỤC
3.1. Đối tượng nghiên cứu 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu 7
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại 7
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp 7
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 7
PHỤ LỤC 78
NHỮNG ĐỊNH ĐỀ TRIẾT HỌC HẬU HIỆN ĐẠI 78
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là nhà văn trẻ của Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã có những thành công
bước đầu trong sự nghiệp và định hình phong cách cho riêng mình. Chị luôn khẳng
định vị trí của bản thân trong tiến trình phát triển văn học dân tộc. Những năm gần đây
chị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại truyện ngắn, tiêu biểu là Giải I cuộc
vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt (năm
2000). Khẳng định phong cách bằng truyện ngắn, nhưng thời gian gần đây, với sự ra
đời của tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư đã một lần nữa khẳng định tài năng văn
chương của mình.
Trong tiểu thuyết đầu tay, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa nên những số phận
khác nhau của mỗi nhân vật gắn với hành trình đi tìm con sông huyền thoại do tác giả
dựng nên – sông Di. “Sông có khúc, người có lúc”, ở mỗi “khúc” sông tác giả lại để
nhân vật bộc lộ một “lúc” của mình. Và với hơn 200 trang, “Sông” kể về nhân vật
chính cùng hai chàng trai dân “Phượt” trong hành trình khám phá sông Di. Mỗi người
một hoàn cảnh, một gương mặt, một số phận với những câu chuyện thực ảo pha trộn
đã tạo nên một cuộc hành trình khám phá đầy màu sắc. Nhân vật chính trong tiểu
thuyết xưng “Cậu” đã bỏ lại sau lưng mối tình đồng tính vừa kết thúc do người yêu
cưới vợ, bỏ lại công việc ở một Công ty truyền thông, đi tìm quên với lý do viết một
cuốn sách về sông Di do sếp đặt hàng kèm lời nhắn gửi tìm giúp dấu vết cô người tình
tên Ánh, một người đã đi sông Di trước đó rồi không trở về. Trong câu chuyện là

những cảm quan về cuộc sống và con người của các nhân vật, đồng thời đó cũng chính
là của Nguyễn Ngọc Tư. Ở cuối tác phẩm, khi chuyến hành trình khám phá sông Di
chưa đến thượng nguồn, nhân vật “Cậu” đã quyết định kết thúc hành trình nơi rốn Túi,
một rốn nước “Mười người ra chín người mất” của sông Di, cùng những người đồng
hành. Đó cũng là sự trải nghiệm cuối cùng của các nhân vật trong cuộc sống này.
Nguyễn Ngọc Tư đã trải nghiệm với thể loại tiểu thuyết mà “Sông” chính là tác
phẩm đầu tay của chị. Tiểu thuyết “Sông” đã được đăng tải rộng rãi trên các báo, tạo
thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm 2012. Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức
chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một văn phong nhẹ nhàng, một tấm lòng
trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam.
1
1.2. Thời điểm chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận này,
gia tài tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chỉ có “ Sông”. Đây quả là một con số còn rất
khiêm tốn và chỉ mới bắt đầu đối với một nhà văn trẻ. Cuộc sống vốn luôn vận động
không ngừng và đời sống văn học cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Bằng chứng là
văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ khởi sắc với sự đóng góp đặc biệt mạnh
mẽ của các nhà văn trẻ, trong đó có Nguyễn Ngọc Tư. Vì lẽ đó, việc kịp thời tìm hiểu
đặc điểm tự sự hậu hiện đại của tác giả Nguyễn Ngọc Tư là một công việc có ý nghĩa
thực tiễn cao để bổ sung cho công tác phê bình - nghiên cứu văn học hiện nay. Hiếm
có nhà văn nào mới sáng tác mà đã sớm khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và
phong cách sáng tác chuyên biệt như Nguyễn Ngọc Tư. Từ nay, chúng ta có Nguyễn
Ngọc Tư, một nhà văn của nông thôn và nông dân Nam Bộ, một nhà văn sáng tác bằng
ngôn ngữ Nam Bộ rặt ròng để bản thân tác giả và tác phẩm nghiễm nhiên trở thành
“đặc sản miền Nam”. Vì vậy, nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư một cách
khoa học và có hệ thống không chỉ có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu - phê bình
văn học đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn hóa nông thôn
Nam Bộ.
Việc nghiên cứu, đánh giá tác phẩm của một tác giả đã có vị trí ổn định trên văn
đàn đã khó khăn, tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật, đánh giá tài năng và khẳng
định những dấu hiệu phong cách của một tác giả mà hành trình sáng tạo còn đang vận

động, biến đổi chưa hoàn thiện như Nguyễn Ngọc Tư thì còn khó khăn hơn. Chính vì
thế, chúng tôi muốn góp phần nhận diện, khẳng định một gương mặt tiểu thuyết đã có
những tác phẩm nóng hổi mang tính thời sự.
Nghiên cứu hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy bút pháp
của chị có sự vận động. Có thể coi đây là một hiện tượng văn học có tính điển hình,
chứng minh cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết Việt Nam. Từ đó,
chúng ta có cơ sở khoa học và sự đánh giá chính xác hơn thành tựu cũng như các hạn
chế mang tính lịch sử của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung và để có cái nhìn
thấu đáo và toàn diện hơn về tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư nói riêng.
Tiểu thuyết Sông đã được bạn đọc yêu mến, được các nhà nghiên cứu – phê
bình văn học quan tâm và đánh giá cao. Mặc dù vậy, vì là một cuốn tiểu thuyết mới
xuất bản, của một nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư nên việc nghiên cứu, khai thác
còn hạn chế. Đặc biệt là một công trình nghiên cứu toàn diện về “Tự sự hậu hiện đại
2
trong tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư” vẫn còn vắng bóng. Chính vì vậy,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một nhà văn được yêu mến không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài, vì
thế những bài viết về tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư thường xuyên được đăng tải
trên các phương tiện truyền thông. Các bài viết với những sắc thái tình cảm khác nhau,
đặc biệt là với những phong cách và “cấp độ” cũng khác nhau.
Xem xét tình hình nghiên cứu tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư trên các
báo, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết có giá trị khoa học ra đời bởi sự tâm
huyết và tài năng của người viết. Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến lời phê bình
của Phạm Xuân Nguyên, ở báo Lao động, chuyên mục “Vấn đề và dư luận” ra ngày
19/04/2012. Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – người bỏ lại cánh đồng (số 219), ông
cho rằng: “Nguyễn Ngọc Tư có tài viết những chuyện bình thường, giản dị nhưng
không đơn giản. Trong tiểu thuyết Sông vẫn là không gian sông nước quen thuộc trong
những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Với việc cho nhân vật ra đi men theo dòng sông
Di, Nguyễn Ngọc Tư vừa phản ánh hiện thực, kể, tả về những vùng đất dọc hành trình

vừa men theo dòng chảy tâm trạng để nhân vật bộc lộ mình. Từng chương, từng
chương của “Sông” hiện lên như những truyện ngắn. Lối viết nhẩn nha, dẫn dụ tạo nên
sự hấp dẫn từ những mảng miếng tưởng như rời rạc, chắp vá, câu chuyện dần mở ra
theo từng trang sách. “Sông” như đời người với những khúc quanh. Sông vừa quen
vừa lạ, vừa là Tư của hiện tại vừa là Tư của một chuyển tiếp ” Viết một cách hồn
nhiên, chân thành, nghiệp viết như mối duyên tiền định với Nguyễn Ngọc Tư, đến nỗi
chị bảo mình không làm việc gì tốt hơn nghề viết. Và ở Sông, chị đã thực hiện một
cuộc hành trình đi tìm chính mình, cho dù có vất vả, mệt mỏi nhưng để tìm ra được
mình, biết mình cần gì, biết mình phải làm gì là điều cần nhất.
Nguyễn Thế Thanh nhận xét: “Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đậm tính nhân
văn và tiếp tục là hành trình đổi mới của nhà văn trên mảnh đất ngọn nguồn phù sa.
“Tôi nghĩ “Sông” đặc biệt với Tư bởi cô đã bước ra khỏi vùng quen thuộc của mình.
Vùng quen thuộc của Tư là truyện ngắn. Một vùng quen thuộc khác là tản văn rất hấp
dẫn người đọc. Bây giờ Ngọc Tư bỏ lại sau mình tất cả những thói quen ấy, sở trường
ấy để bước vào một thử thách mới là tiểu thuyết. Bản thân cô không nghĩ rằng sẽ viết
một tác phẩm hoành tráng, cô chỉ biết là cô sẽ tự đổi mới mình. Cách viết cũng lạ lẫm
3
hơn, cách xây dựng nhân vật cũng lạ lẫm hơn. Có người cũng nhận xét về cuốn tiểu
thuyết mới Sông của Nguyễn Ngọc Tư là nó đẹp, nó hư ảo và nó cũng đáo để nữa”.
Trên báo “Người lao động” trang Văn hóa giải trí ngày 13/09/2012 trong bài
viết “Đi dọc Sông với Nguyễn Ngọc Tư” có đăng lời nhận xét của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh như sau: “ Văn chương là thứ không thể sốt ruột được. Với nhà văn quê Đất
Mũi này cũng vậy. Có vẻ như thời gian “náu” mình vào tản văn cũng là lúc chị chọn
cho mình cách nương náu trong những điều thẳm sâu của cuộc sống, quan sát, thu
lượm những sự kiện chuẩn bị cho một bước sông dài”. Tiểu thuyết Sông được đánh giá
là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ. Nguyễn Ngọc Tư nói chị không có
chủ đích “hoạch định chỉ tiêu” hay lập trình tác phẩm cho từng năm, từng chủ đề, chỉ
viết bằng “sự mơ mộng, tưởng tượng về một thế giới chưa từng tới, về những con
người chưa từng thấy, những con người chưa từng gặp hoàn toàn không vì một trải
nghiệm nào”.

Cũng như vậy, trong báo Người lao động ra ngày 13/09/2012, ở bài viết “Đi
dọc Sông với Nguyễn Ngọc Tư”, Tiểu Quyên đã nhận xét về hành trình đi tìm cuộc đời
của các nhân vật như sau: “Gặp lại cái tên Di ám ảnh từ nhân vật chạy trốn của Khói
trời lộng lẫy nhưng cái tên này trong tiểu thuyết mới được đặt cho một dòng sông –
chảy từ miền đồng bằng đến rẻo núi, cũng là trọn cho một cuộc xuôi dòng đi tìm cuộc
đời, đi tìm chính mình của nhân vật chính. Một dòng sông hư cấu nhưng lại chảy qua
những bãi bồi phù sa, ghềnh thác để chứng kiến bao thân phận con người, những biến
động của thời đại nổi nênh trong những giá trị khuất lấp, xói mòn bởi những giả trá,
phù phiếm và cả sự chênh vênh, bất cần trên điểm tựa chung nhất là nỗi đau mà mỗi
con người đều phải gồng gánh”.
Chúng tôi cũng thu thập được bài viết tìm hiểu một số khía cạnh về sự biến mất
trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Đó là bài viết: “ Đọc tiểu thuyết “Sông” của
Nguyễn Ngọc Tư, khảo sát về sự biến mất” của nhà văn Mai Anh Tuấn được đăng ở Viện
văn học, chuyên mục phê bình văn học, ngày 16/10/2012. Trong bài viết này, nhà văn
Mai Anh Tuấn đã khẳng định: “ Tiểu thuyết “Sông” là một cuốn tiểu thuyết du khảo, với
cuộc hành trình của nhân vật chính và hai chàng trai đi phượt khi khám phá dòng sông Di.
Dòng sông với những sự biến mất kì lạ, như là một thực tế thường ngày. Sự biến mất để
tồn tại, để được tìm kiếm, nhớ nhung và nhắc tới, trong chừng mực nào đó là một ý niệm
mới mẻ được tiểu thuyết này đề cập”.
4
Mai Anh Tuấn cho rằng Sông là sự hợp thức giữa tiểu thuyết và lối viết du
khảo. Cứ mỗi nơi nhân vật đi qua đều để lại tên người, tên đất. Con người dấn về phía
trước còn những địa danh lùi lại phía sau. Sông Di vì thế có thể coi là một thực thể
vùng miền. Nhưng mặt khác, sông Di cũng là con sông trong tâm tưởng. Nhân vật
xuôi theo dòng sông thực thể nhưng lại đi ngược con sông tâm tưởng. Cũng theo Mai
Anh Tuấn, tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chứa đựng cảm thức của giới trẻ về sự
biến mất, nhưng biến mất là để trục vớt ký ức của mình. Tất cả những dạng thức phượt
thị dân hay yếu tố đồng tính xuất hiện trong tác phẩm chỉ là cái vỏ mà qua đó thể hiện
việc con người đi tìm kiếm khả năng tự nhận thức. Theo Mai Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc
Tư cũng đã bớt đi giọng điệu thương cảm trong các tác phẩm trước đó để viết bằng

giọng văn sắc lạnh hơn, đáo để hơn.
Hoài Phương với bài viết “ “Sông” và hành trình “bản ngã” của Nguyễn Ngọc
Tư” đã nhận xét: “Đọc Sông ta cảm nhận được những “áp lực” đè lên Nguyễn Ngọc
Tư. Điều đó dễ hiểu. Từ độ Cánh đồng bất tận đến nay đã là một khoảng thời gian đủ
cho người đọc có quyền mong đợi ở chị một sự bứt phá, hoặc, chí ít, một sự khác đi.
Chưa kể Sông còn là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cây bút văn xuôi xuất sắc này. Có
phải vì cái áp lực vô hình đó mà ở Sông, ta gặp một giọng văn dường như có chút phân
vân, chênh chao, đôi chỗ gồng lên, như thể muốn dứt khỏi cái mình đã là nhưng chưa
tới được cái mình muốn là. Thật thú vị, cái giọng văn đang đi tìm chính mình ấy, vô
tình, hay nếu là chủ ý thì trong một xếp đặt khéo léo đến mức không còn dấu vết của
tính toán, lại phù hợp kỳ lạ với cái ý tưởng xuyên suốt tiểu thuyết Sông, làm nên cái
“duyên” riêng của nó”. Hoài Phương đã nhận xét rất đúng và sát thực về cây bút
Nguyễn Ngọc Tư cũng như giá trị của tiểu thuyết Sông. Sông chính là một sự bứt phá
của tác giả từ thể loại truyện ngắn sang thể loại tiểu thuyết. Mặc dù còn có những hạn
chế nhất định, chưa thật hoàn chỉnh nhưng tiểu thuyết vẫn thể hiện được cái “duyên”
của riêng mình.
Trong bài viết “Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Tư” của Thụy Khuê, tác giả đã nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng về những truyện
ngắn khá hay viết theo lối truyền thống. Chị thường kể lại những nổi u hoài trầm lặng, sự
nhẫn nại chịu đựng cam phận trong tâm hồn người dân quê miền Nam, mà đời sống gắn
bó với con kinh, con rạch. Giọng văn và tinh thần sông nước của chị như một truyền
thống nối dài từ Bình Nguyên Lộc, người đã gắn liền hai yếu tố đất và nước, thành ý
5
nghĩa thiêng liêng của hai chữ đất nước. Tư tưởng này, truyền qua Sơn Nam, đến Nguyễn
Ngọc Tư, là thế hệ thứ ba, tuy đã bớt đậm đặc đi, nhưng vẫn đem lại cho người đọc, nhất
là người đọc khác miền, những cảm xúc mới”.
Trên báo Văn nghệ (số 39), ra ngày 24/09/2004, tác giả Hoàng Thiên Nga có
bài: “Đọc Nguyễn Ngọc tư qua Cánh đồng bất tận”. Hoàng Thiên Nga đã nêu lên
những ý kiến cảm xúc khá chân thành của mình về truyện ngắn. Trong đó tác giả đề
cập đến: “Các nhân vật trong truyện đầy tính thiện nhưng cái vòng luẩn quẩn của đói

nghèo, dốt nát, lam lũ và điều kiện sống ngột ngạt tù túng xô đẩy người này là nạn
nhân của người kia”. Cảm quan về cuộc sống trong những tác phẩm của Nguyễn Ngọc
Tư chưa bao giờ thay đổi. Từ truyện ngắn, tản văn đến tiểu thuyết, nhà văn vẫn luôn
thể hiện một cách chân thực và gần gũi cuộc sống cũng như số phận con người, luôn
đứng lên bênh vực, cảm thương cho những số phận con người nhỏ bé. Phải chăng đó
cũng chính là cảm hứng để Nguyễn Ngọc Tư xây dựng nên tiểu thuyết Sông.
Điểm qua tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta, chúng
tôi thấy còn ít và chưa có hệ thống. Các bài viết đều được đăng tải trên các báo, chưa
có một công trình nghiên cứu chính thức được in thành sách. Ngoài ra, đa phần các bài
viết đều trên tinh thần giới thiệu tiểu thuyết “Sông” hay phê bình một vấn đề nào đó.
Chiếm đa số trong những tài liệu chúng tôi thu thập được là những bài phỏng vấn, phê
bình Nguyễn Ngọc Tư, những bài viết kể lại những kỉ niệm hay những lần gặp gỡ chị
ở Cà Mau, hay đa phần là những bài báo với tư cách tranh luận trên diễn đàn nhiều
hơn là công trình nghiên cứu khoa học thật sự. Trên tinh thần tiếp nhận những ý kiến
đánh giá đúng đắn và chừng mực của các nhà văn và nhà phê bình, khóa luận nghiên
cứu tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư một cách hệ thống và toàn diện hơn.
Đề tài của khóa luận này là tìm hiểu vấn đề tự sự hậu hiện đại của một tác giả
trẻ, do đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu dày dặn và thấu đáo để
người viết tham khảo. Các nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập trên các trang web
như: Viet-studies, E-văn, Vietnamnet…, trên các tờ báo giấy uy tín như: Văn nghệ,
Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an nhân dân…và chúng tôi
còn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của tác giả và những nhà văn,
nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu. Không thể nói tư liệu về Nguyễn Ngọc Tư ít
ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các nguồn tư liệu, chúng tôi buộc
6
phải khách quan để “Gạn đục khơi trong”, tìm ra những tư liệu, những bài viết có giá
trị nhằm phục vụ tốt cho khóa luận này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết

“Sông” của Nguyễn Ngọc Tư.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu đánh giá chính xác nhất những nét
nổi bật trong đề tài nghiên cứu. Chúng tôi khảo sát các hiện tượng lặp lại ở một số các
yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm. Sau đó, chúng tôi dựa vào tần số
xuất hiện của các yếu tố đó để hệ thống hoá và khái quát hóa lên thành những đặc
điểm riêng và ổn định của nhà văn.
Ngoài ra việc sử dụng phương pháp này để thống kê những hình ảnh, biểu
tượng, những cách thức diễn đạt theo kiểu ngôn ngữ Nam Bộ để phục vụ cho việc tìm
hiểu về ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp được sử dụng một cách phổ biến để phân tích những đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Ngọc Tư, các bình diện khảo sát gồm:
cảm quan về con người và cuộc sống, thế giới nhân vật, không gian, thời gian, ngôn
ngữ và giọng điệu, các biểu tượng…Rồi từ đó, chúng tôi rút ra những nhận xét chung,
khái quát, tiêu biểu cho tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Để thấy được phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư cũng như sự đóng
góp của Nguyễn Ngọc Tư cho nền văn học Việt Nam đương đại, trong quá trình nghiên
cứu người viết có tiến hành so sánh đối chiếu Nguyễn Ngọc Tư với một số cây bút tiểu
thuyết khác ở từng vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và khác biệt,
từ đó thấy rõ hơn về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư.
7
5. Đóng góp của khoá luận
Về mặt lí luận, đề tài nghiên cứu “Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Sông”
của Nguyễn Ngọc Tư” dưới ánh sáng của lí thuyết hậu hiện đại, từ đó đưa ra một cách

tiếp cận mới về hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông, góp phần làm nổi bật vị trí của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư trong quá trình đổi mới của văn học Việt Nam đương đại.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần vào việc tiếp nhận, tìm hiểu, nghiên cứu tiểu
thuyết Nguyễn Ngọc Tư nói chung và giảng dạy tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư trong các
trường Đại học, Cao đẳng nói riêng.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính
của khoá luận đựơc triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo và quan niệm văn chương của Nguyễn Ngọc Tư
Chương 2: Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư.
Chương 3: Tự sự hậu hiện đại trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư –
nhìn từ một số phương diện nghệ thuật.
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
1.1. Hành trình sáng tạo
1.1.1. Từ truyện ngắn và tản văn…
Là một người con của vùng đất Mũi, Nguyễn Ngọc Tư sinh ra và lớn lên trong
một gia đình nghèo ở huyện Đầm Dơi. Khi mới học hết lớp chín, do hoàn cảnh gia
đình vô cùng khó khăn nên chị phải nghỉ học. Chính trong hoàn cảnh khó khăn ấy
cùng với lời động viên của cha “nghĩ gì, viết nấy, viết những gì con đã trải qua”, đã
mang Nguyễn Ngọc Tư đến với văn chương, chị bắt đầu viết và tìm được ở đó niềm
vui lớn. Chị nói “Với tôi, ước mơ đã từng là những gì không tốt đẹp bởi vì ước mơ làm
cho tôi yếu đuối. Nhưng tôi không thể bắt bản thân không suy nghĩ và hình dung về
những gì xảy ra quanh mình. Để tự do hơn trong hoàn cảnh này, tôi đã tập viết nhật kí”
[48]. Năm 1996, tác giả gửi tập truyện ngắn đầu tiên, dựa trên một phần nhật kí của
mình đến Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Cà Mau với nhan đề Đổi thay. Mục đích
chính của chị là để có tiền nhuận bút chứ không theo đuổi nghề viết lách. Tuy nhiên,

sau tạp chí đăng tập truyện Đổi thay, tác giả mới nhận thấy rằng không ai có thể sống
mà không có hi vọng và ước mơ. Chị nói “Tôi quyết định nuôi dưỡng khát vọng sống
của tôi và mọi người quanh tôi thông qua các tác phẩm. Đây là hoài bão lớn nhất của
tôi.” [48]. Từ đó, cái tên Nguyễn Ngọc Tư dần tỏa sáng trên bầu trời văn nghệ. Chị
được nhận vào làm văn thư và làm phóng viên tại tạp chí Văn học và nghệ thuật Cà
Mau. Tác phẩm đầu tay là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào nghề văn
chính thức với giải ba báo chí toàn quốc năm 1997 và sau đó là rất nhiều giải thưởng
khác. Chị đã gia nhập Hội nhà văn Việt Nam và được coi là một trong những nhà văn
trẻ gây được chú ý ở Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư cùng gia đình sinh sống
tại thành phố Cà Mau, làm việc tại Hội Văn học Nghệ thuật Cà Mau.
Trong đời thường, Nguyễn Ngọc Tư thích cuộc sống giản đơn nhưng nội tâm
đầy phức tạp, chị tâm sự: “Chúng ta từng bị xơ cứng bởi cuộc sống tẻ nhạt buồn tênh,
nhưng nguy hiểm hơn chúng ta lại trở nên trơ lì bởi chính cuộc sống bon chen, bận
rộn, khi người ta không còn đủ thời gian để mà vui hay buồn…” [50]. Còn trong văn
chương, chị ví truyện ngắn của mình như trái sầu riêng, nhiều người thích nhưng
9
không ít người dị ứng. Số lượng tác phẩm chính đã xuất bản lên đến hàng chục ở rất nhiều
thể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút, …trong đó phải kể đến một số tác phẩm
tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Ngày mai của những ngày mai,
…Cùng với đó, số lượng giải thưởng dành cho Nguyễn Ngọc Tư cũng khá nhiều.
Đặc biệt, Nguyễn Ngọc Tư thành công với thể loại truyện ngắn. Trong cuốn
“Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại” của Đào Duy Thiệp có rất nhiều trích dẫn
được gọi là “quan điểm về truyện ngắn”. Chế Lan Viên nói: Truyện ngắn là “một
chương…của cả đời văn tác giả”, Bùi Hiển cho rằng: Truyện ngắn là “một khoảnh
khắc trong cuộc đời một con người”, Nguyễn Minh Châu quan niệm: Truyện ngắn là
“chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó có cuộc sống
đậm đặc nhất, một khoảnh khắc đời sống”. Còn theo Nguyễn Thành Long thì: “Truyện
ngắn không phải là truyện dài tóm tắt, ta chưa tìm ra được cái mô- măng ấy thì còn
chưa viết được truyện ngắn”. Đó là những quan điểm khác nhau của những nhà thơ,
nhà văn tên tuổi. Với Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn của chị cũng là con đường, cũng

là dòng sông, cũng là những gì diễn ra hàng ngày, nhưng đi vào truyện là cả một bức
tranh đủ các gam màu của cuộc sống. Nguyễn Ngọc Tư cũng giống như bao nhà văn
khác đưa những yếu tố bình dị, đời thường vào truyện nhưng có lẽ cái đắc địa là chị
biết tái tạo, làm mới lại đề tài và làm mới lạ hình ảnh của những gì quen thuộc xung
quanh chúng ta.
Có thể nói, truyện ngắn Đổi thay được đăng báo năm 1996 là tác phẩm đặt nền
móng cho Nguyễn Ngọc Tư theo đuổi nghiệp viết. Từ đó đến nay gần 17 năm cầm bút,
gia tài viết của chị đã lên đến hơn 200 truyện ngắn, tản văn, bút ký và 11 đầu sách.
Đây là con số rất đáng nể phục, đặc biệt từ năm 2000 đến nay chị liên tục đạt được các
giải thưởng văn nghệ. Trước hết với truyện ngắn Ngọn đèn không tắt chị đã đoạt giải
nhất cuộc vận động sáng tác tuổi 20. Với giọng văn nhẹ nhàng, tự nhiên đậm chất Nam
Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã kể về câu chuyện của cô bé Tươi, đại diện cho thế hệ trẻ thay
ông nội đi kể tiếp trang sử hào hùng ở xứ Hòn. Bên cạnh trang sử hào hùng, thấm đẫm
máu và nước mắt của các bác, các chú là ngọn đèn mãi không tắt trong trái tim tuổi trẻ.
Ngọn đèn ấy được thắp sáng bằng niềm tin, bằng ý chí, bằng niềm tự hào của tuổi trẻ.
Tuổi trẻ hôm nay được nuôi dưỡng bằng niềm tin nhìn vào quá khứ, sống ở hiện tại và
hướng đến tương lai với tấm lòng trân trọng, ghi nhớ công ơn những người đã ngã
10
xuống vì mảnh đất thân yêu. Ngọn đèn mãi không tắt như để khẳng định sự tiếp nối,
kế thừa truyền thống ấy để xây dựng mảnh đất yêu thương của mình giàu đẹp hơn.
Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ thể
hiện khái quát được nhiều phương diện của tác phẩm. Bối cảnh trong các truyện ngắn
phần lớn là vùng đất U Minh. Đó là mảnh đất cuối trời quê hương mà nhiều người chỉ
mới nghe nói tới, cũng chưa có cơ hội được đặt chân đến chứ nói gì đến việc đi hết
vùng đất Mũi này. Trong tác phẩm của chị là đầy đủ không gian sông nước, những loại
cây quen thuộc như: mắm, đước, sú, vẹt, bần…; những tên gọi dân dã, tên ấp, tên làng
quen thuộc với nhân vật là những cái tên hết sức bình dị, chân chất. Tất cả đều được
chị dựng lại bằng ngôn từ và văn phong rất Nam Bộ.
Truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Ngọc Tư đa phần dừng lại ở những tình
cảnh gia đình nghèo, đề cập đến số phận buồn của những con người nhỏ bé, những

nông dân chân chất với những ước mơ và cuộc sống hết sức bình dị đời thường rất
đáng cảm thông, trân trọng, nhưng đôi khi cuộc đời nghiệt ngã cũng không cho họ
được như ý, được toại nguyện như: Chuyện của Điệp, Nhớ sông, Đau gì như thể, Cải
ơi, Cánh đồng bất tận,
Truyện ngắn Cải ơi đề cập tình cảnh của ông già Năm Nhỏ phải chịu tiếng oan
là “giết con” khi nhỏ Cải - con gái của vợ ông làm mất đôi trâu, sợ đòn, bỏ trốn. Cuộc
hành trình dài tìm con, với nhiều cách khác nhau của một người cha dượng, có nhiều
chi tiết hết sức tình người và đầy xúc động. Những chi tiết này là cuộc sống sinh hoạt
đời thường, bình dị, giàu chất Nam Bộ và cũng thấm đượm tình người: “Ông già Năm
Nhỏ lặng đi, tự hỏi, bây giờ ông lên tivi, con Cải có nhận ra ông không. Câu trả lời là
có, ông đã dắt con nhỏ đi hái xoài chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy
cho nó lội, thả trâu, chơi diều, ông đã cõng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám
bệnh chỗ ông bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, sổ mũi. Cây kẹp nhỏ, mớ dây thun
khoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo mỗi khi ông đi chợ về Tất cả những
thứ đó, ông nhớ mồn một thì nhỏ Cải chắc chưa quên. Ông già muốn lên tivi để nhắn
đứa trẻ bỏ nhà rằng, về đi con ơi, đôi trâu có sá gì!” [46]. Nhân vật trong truyện của
Nguyễn Ngọc Tư phần lớn là những con người ít phản kháng trước những ngang trái,
bất công, nhưng giỏi sự chịu đựng. Cụ thể như gia đình Tư Nhớ trong truyện Đau gì
như thể , hoặc một nhóm người nông dân nghèo ở Trảng Cò trong truyện Lỡ mùa.
Người nông dân khổ vì không có đất canh tác do những quy hoạch treo. Họ mất đất,
11
nên luôn ao ước được cày bừa trên mảnh đất của chính mình, mỗi khi thấy mưa về,
nhưng giờ đây cũng không được: “Trời vẫn trĩu đầy nước, tối âm u, ông Ba thấy núi
mây đen thẫm dựng lên một mảng trời phía Trảng Cò, ông chặc lưỡi như xót xa lắm,
điệu này dưới mình mưa lớn dữ, đất chắc chìm hết rồi, đồng chỉ chắc còn loi ngoi cỏ,
muốn cày, bừa cũng khó lắm đây. Ông Ba già nghe ruột mình nôn lên, từng khúc, từng
khúc, nghẹn ứ đến mức ông không lên tiếng được”.
Trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có rất nhiều truyện đề cập tới tình
yêu đôi lứa ở nông thôn, với những ước mơ đơn giản, bình dị. Có những tình yêu gắn
kết nhưng phải qua bao nhiêu thăng trầm, sóng gió như truyện Bến đò xóm Miễu,

nhưng có rất nhiều tình yêu dang dở, xót xa, vì nhiều lẽ: nghèo, thiếu học, không dám
mở lời, ngang trái gia đình, hoàn cảnh Đó là những mảnh tình yêu đẹp, góp phần
điểm xuyết thêm cho mảng hiện thực buồn của nông thôn vốn yên tĩnh trở nên “xao
động”.
Chủ đề tha hóa cũng được Nguyễn Ngọc Tư đề cập trong một số truyện, như
truyện Nỗi buồn rất lạ, Cánh đồng bất tận Có thể nói, truyện Cánh đồng bất tận là
một cảnh báo về sự tha hóa ở một lớp người vì sự nghèo túng và thất học gây nên. Đọc
truyện này, người đọc có những khen chê trái ngược nhau. Dù thế nào, đã là nhà văn,
viết được một tác phẩm mà tạo được sự tranh luận rộng rãi, như hiện tượng Nguyễn
Huy Thiệp trước đây, xét ở một khía cạnh nào đó thì thành công lắm rồi. Còn sự tha
hóa thì ở thời kỳ nào, xã hội nào, tầng lớp nào không có. Mỗi tầng lớp có một kiểu tha
hóa khác nhau, thành thị tha hóa kiểu thành thị; nông thôn tha hóa kiểu nông thôn. Có
điều, một số người đọc cảm thấy liều lượng “hư đốn” trong Cánh đồng bất tận lớn quá,
như “bất tận” đâm ra không tin và phê phán vì có cái nhìn “bôi đen” hiện thực. Nhưng
số người khác thì cho rằng, hiện thực mà chị phản ánh, tuy là hư cấu nhưng nó phản
ánh chân thực đời sống nông thôn. Chúng tôi nhận thấy qua vài nét chấm phá của chị,
hiện ra một nông thôn Nam Bộ đặc thù: “Lần đầu tiên hai chị em tôi lạc giữa đồng.
Cơn mưa buổi xế chiều làm tắt rụi ánh mặt trời, và đêm tối nhanh chóng ập xuống.
Mưa giăng bốn bề, những rặng vườn trở nên xa vời, mờ mịt, căn liều và chiếc ghe của
mình nằm ở phía nào vậy ta, Điền hoang mang hỏi. Chúng tôi lội xom xom xuống một
mé vườn và rã rời tuyệt vọng xua bầy vịt quay ra ” [46; 181] “Bây giờ, gió chướng
non xập xòe trên khắp cánh đồng Bất Tận (tên nầy tôi tự dưng nghĩ ra). Ven các bờ
ruộng, bông cỏ mực như những đường viền nhỏ liu riu làm dịu lại mảng rực vàng của
12
lúa. Rất thính nhạy, (như kên kên ngửi được mùi xác chết), đám thợ gặt đánh hơi kéo
đến, nhưng người nuôi vịt chạy đồng lục tục ở đằng sau ” [46; 213].
Trong nhiều truyện ngắn, khả năng miêu tả tâm lý ở người và cả những con vật
của Nguyễn Ngọc Tư tỏ ra khá sắc sảo. Đó là đoạn viết về lão nông nuôi vịt chạy đồng
và người phụ nữ tình cờ được ông “cưu mang” với con vịt xiêm tên Cộc thường ngày
vẫn là bầu bạn của ông. Những chi tiết trong đoạn truyện Cái nhìn khắc khoải cho thấy

sự am hiểu tường tận của nhà văn về vùng đất đồng bằng và tâm lý của con người
Nam Bộ.
Ngôn từ truyện ngắn mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng hết sức dân dã, đậm chất
Nam Bộ. Từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật,
đều khá thuần chất Nam Bộ. Số lượng từ ngữ Nam Bộ được dùng trong tác phẩm của
chị khá lớn. Đặc điểm này tạo nên ở truyện của chị một văn phong riêng mà nhiều
người cảm thấy yêu thích. Trong các truyện của chị có rất nhiều từ ngữ địa phương
Nam Bộ được chị sử dụng khá thích hợp, thậm chí có những từ dùng rất đắt phản ánh
được đặc trưng của một vùng quê Nam Bộ. Tất cả đã góp phần tạo nên văn phong
riêng của chị.
Cùng với thể loại truyện ngắn, thì thể loại tản văn cũng đóng vai trò lớn trong sự
nghiệp văn chương của Nguyễn Ngọc Tư (Rừng bần, Người đi ngang cửa, Bánh trái mùa
xưa, Nửa nọ nửa kia,…) Với cách viết, đề tài, ngôn ngữ giọng điệu, nhân vật,…quen
thuộc như ở thể loại truyện ngắn, tản văn Nguyễn Ngọc Tư cũng đang dần khẳng định vị
trí của mình trong sáng tác của tác giả và của văn học Việt Nam.
Thể loại tản văn đang dần chiếm vị trí xứng đáng trong phong cách sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư. Vẫn là giọng điệu thủ thỉ tâm tình của nhà văn vùng Đất Mũi về
những câu chuyện “nhỏ xíu” quanh mình. Vẫn là chút lòng “để gió cuốn đi” của người
ăn cơm nông dân, tắm nước sông và nghĩ về nông thôn với tất cả sự thuần hậu yêu
thương. Ta đã từng gặp điều ấy trong những truyện ngắn làm nên phong cách Nguyễn
Ngọc Tư. Viết tản văn - viết những chuyện nhỏ bé, tưởng như dễ nhưng thực chất lại
rất khó. Làm sao để tạo một dư vị đằm sâu trong lòng độc giả vốn là việc “thiên nan
vạn nan”. Nói chuyện nhỏ mà vấn đề thực chất lại lớn, nói chuyện thời thế mà chạm
đến đáy những tấm lòng trong thiên hạ là việc chẳng dễ dàng gì. Thế mà bằng giọng
điệu nhỏ nhẹ ấy, Nguyễn Ngọc Tư đã làm được. Đọc sách, để nghe chị kể về miền quê
đất Mũi: “ Gió mùa phây phẩy, gió đưa trời lộng lên cao, phù sa bắt đầu nôn nả lấn
13
biển rồi không lâu lắm đâu, từ bãi bồi, đất sẽ cồn lên, một rừng mắm xanh non rào rạt
tiến về phía trước giữ đất lại cho người ” [45; 12]. Đọc sách, ta cùng chị ghé những
quán chợ ven đường với những buổi họp chợ dường như “chỉ để trao đổi, san sẻ với

nhau những gì mình có”, để trò chuyện, tâm tình. Những phiên chợ ven đường ấy thắm
nghĩa đượm tình làm sao.
Nét mới lạ nổi bật trong tản văn là giọng điệu chính luận kiểu Nguyễn Ngọc Tư
khi bàn về những vấn đề thiết thực, sát sườn với quê mình. Đó là Ngậm ngùi Hưng Mỹ
với tôm chết, hệ thống thủy lợi trục trặc, nợ ngân hàng chất chồng lên vai người nông
dân. Tính chính luận đó thể hiện nhẹ nhàng mà có phần nghiêm khắc trong Kính thưa
anh nhà báo. “Đoản khúc kính thưa” này có thể làm giật mình nhiều nhà báo, nhiều tờ
báo khi chị “nhắc nhở” rằng xin anh nhà báo đừng chỉ viết toàn tiêu cực về một vùng
đất bởi vì vẫn còn đó những tấm lòng, những con người tốt đẹp đang vun đắp xây
dựng
Nguyễn Ngọc Tư thành công ở truyện ngắn, tản văn và đang bắt đầu với thể
loại tiểu thuyết. Những vấn đề đặt ra trong tác phẩm của chị thường là những vấn đề
gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian của một vài làng xã, huyện, nên chúng
ta chưa thể đòi hỏi một tầm vóc bao quát những vấn đề văn hóa, lịch sử, xã hội trong
những sáng tác của chị. Nhưng với chừng ấy năm viết văn cũng phải khách quan nhìn
nhận rằng, Nguyễn Ngọc Tư đã có một vị thế riêng trên văn đàn. Nguyễn Ngọc Tư là
một nhà văn hiếm, bởi chị giữ được cái cốt cách diễn đạt của một người Nam Bộ trong
sáng tác văn chương.
1.1.2. …Đến tiểu thuyết “Sông” – bước đột phá
Nguyễn Ngọc Tư vẫn với giọng điệu đậm chất phương ngữ Nam Bộ, chị đã
không ngừng khẳng định bản thân mình. Truyện chị viết ra nhanh chóng nhận được sự
ái mộ của độc giả, các nhà nghiên cứu văn học, các bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao.
Khi độc giả đã bắt đầu quen thuộc với cái giọng đặc sệt Nam Bộ đó, với những câu
chuyện dân dã, hồn hậu, những nỗi buồn nhè nhẹ ở các tập truyện ngắn: Ngọn đèn
không tắt, Giao thừa, Nước chảy mây trôi… Bất ngờ, Nguyễn Ngọc Tư chuyển sang
thể loại tiểu thuyết làm người đọc và các nhà nghiên cứu ngạc nhiên, sửng sốt.
Sông là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư, được đánh giá là một sự
thay đổi ngoạn mục của chính nhà văn trong hành trình sáng tạo. Sau truyện ngắn
Cánh đồng bất tận, không ít người cho rằng Nguyễn Ngọc Tư khó vượt qua đỉnh cao
14

ấy, nhưng rõ ràng tiểu thuyết Sông đã cho thấy sức sáng tạo không mệt mỏi của một
cây bút còn đầy nội lực. Nguyễn Ngọc Tư của truyện ngắn hay của những tản văn là
ám ảnh lòng người với những lát cắt. Sông trải dài, kể thừa một câu chuyện qua trang
sách, qua những câu chuyện trong một hành trình dấn thân, chạy trốn đầy đau đớn của
chính các nhân vật trong tiểu thuyết.
Tiểu thuyết Sông đã thực sự đem đến cho nguời đọc cảm giác ngỡ ngàng bằng
một chuyến hành trình khám phá dòng sông Di bí ẩn của nhân vật chính và các bạn
đồng hành của mình. Ở đây đã không còn nữa những hình ảnh một vùng quê trù phú,
với những người nông dân phóng khoáng, giàu nghĩa hiệp như trước đây vốn đã xuất
hiện rất nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Thay vào đó là một thế
giới của sự trải nghiệm, chiêm nghiệm cuộc sống của các nhân vật. Ở đó có Ân, nhân
vật muốn vứt bỏ những gì hoa lệ, quen thuộc của cuộc sống hiện đại thường ngày để
tìm đến với những vùng đất dọc sông Di, vừa quen thuộc, vừa mới lạ, nhân vật vừa
như muốn vứt bỏ những gì đã qua vừa như muốn tìm lại, níu giữ lấy nó. Ở đó còn có
những cảnh đời vất vả, sống vô định như Bối, Xu, Ánh, San,…họ đã trải qua vất vả,
những khó khăn trong cuộc đời, theo đuổi đam mê như muốn quên, muốn nắm giữ một
thứ gì đó hoàn toàn không có thực. Ở đó còn có người em gái dám rút ống thở của anh
mình như là một sự giải thoát cho bản thân, đồng thời cũng muốn cho anh mình tìm
được hạnh phúc. Hay một ông già trở về sau chiến tranh, mang đầy thương tích, muốn
gội sạch tất cả những tội lỗi, nhơ nhuốc trong qúa khứ, song đó chỉ là sự chạy trốn,
sống giả với chính mình.
Trên nền những tình tiết truyện như vậy, Nguyễn Ngọc Tư đưa người đọc đến
những khái quát, những triết lý sâu sắc, những bài học trong cuộc sống. Cho dù con
nguời có rơi vào bị kịch khổ đau, cô đơn thế nào, không tìm thấy mình trong thực tại
ra sao thì họ vẫn không buông tay, đằng sau mỗi bi kịch là một niềm hy vọng khôn
nguôi về một sự đổi thay của số phận. Dẫu số phận con người có tủi nhục, cô đơn đến
đâu thì họ vẫn luôn muốn vượt lên nó, khát vọng nổi loạn, dấn thân, khẳng định bản
thân vẫn không hề thay đổi.
Nguyễn Ngọc Tư được hỏi khi ra mắt tiểu thuyết Sông: “Chị mang theo gì và
bỏ lại gì ?” Nhà văn đã trả lời: “Mình bỏ lại Cánh đồng”. Chị giải thích, trong khi mọi

người cứ nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư là chỉ nghĩ đến Cánh đồng bất tận, thì bản thân
chị - một nhà văn, lại không cho phép mình dừng ở đó: “Như thế, nó giống như con
15
sông không chảy được, hay như một thứ quả nhựa trên cây. Mình đã đi xa, phải thay
đổi, chỉ có độc giả là vẫn ở đó để nói về những điều đã cũ” [1]. Sự thay đổi của
Nguyễn Ngọc Tư từ truyện ngắn sang tiểu thuyết, từ văn phong nhẹ nhàng, nhiều xót
xa sang sự sắc lạnh, trầm buồn theo chị là một lẽ tất nhiên.
Khi đọc tiểu thuyết Sông các độc giả đã đặt ra rất nhiều thắc mắc. Chính nhân
vật trong Sông trải qua một hành trình tìm kiếm, vậy Nguyễn Ngọc Tư tìm kiếm gì cho
chính mình khi viết tác phẩm này? Trả lời câu hỏi của một độc giả nữ nhà văn cho
biết: chị tìm kiếm một khả năng làm việc mà trước giờ nghĩ mình không làm được và
chị muốn “khám phá ra những điều ẩn giấu trong con người mình để xài cho hết”.
Nguyễn Ngọc Tư tin rằng viết văn là thứ duyên trời cho, vì thế chị muốn tận dụng,
không để phí. “Một khi hết duyên thì sẽ không viết nữa mà đi chỗ khác chơi. Văn
chương vô duyên sẽ khiến cho bạn đọc mệt mỏi”.
Bạn bè, độc giả, những nhà phê bình đã đọc Sông giúp Nguyễn Ngọc Tư làm rõ
thêm về “đứa con tinh thần” dài hơi đầu tiên của chị. Nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên tóm tắt: “Nhân vật tên Ân bắt đầu hành trình trên con sông Di, nhưng càng đi
càng lần ngược trở lại quãng đời của mình khi còn rất trẻ. Cứ mỗi một khúc quanh của
sông, những cảnh sống bên sông mở ra thì Ân lại nhìn thấy những chặng khác nhau
của cuộc đời mình trong quá khứ: thời kỳ Ân làm việc ở nhà xuất bản, những người
bạn, gia đình, mẹ, ám ảnh về những người phụ nữ và mối tình với người bạn trai tên
Tú” [1]. Với tiểu thuyết Sông, Nguyễn Ngọc Tư tiếp tục được trải nghiệm chính mình.
Quan trọng hơn, chị cho rằng mọi người đừng nên nghĩ Nguyễn Ngọc Tư là con người
của Cánh đồng bất tận. Ngược lại, chị đã bỏ nó và bước đi với những con người mới,
trải nghiệm mới. Sông là sự trải nghiệm của Nguyễn Ngọc Tư với những người trẻ
trong hành trình khám phá cuộc sống, khám phá chính mình: “Nếu không thử viết dài,
chắc mình sẽ tiếc. Thay vì viết ngắn thì bây giờ mình sẽ viết dài. Thay vì kể thiếu mà
bây giờ mình sẽ kể thừa. Đây cũng là thứ có thể gây nghiện với mình. Sau khi viết
cuốn này xong, mình sẽ viết tiếp”.

Nguyễn Ngọc Tư giống như những trang viết của chị, không son phấn, không
điệu đà. Ngay cả cách nói chuyện cũng vậy, ngắn và không vòng vo. Nhiều ý kiến cho
rằng, với cách viết miêu tả hiện thực nhưng lại được xử lý theo kiểu “hư ảo” như ở
tiểu thuyết Sông, có lẽ tác phẩm sẽ không làm mách lòng ai ngoài đời nhưng sẽ khiến
người đọc phải suy ngẫm về nó một cách nghiêm túc. Hành trình đi tìm lại con người
16
thật của Ân, khao khát hạnh phúc của Xu, sự nổi loạn của San, vẻ buông xuôi của Tú
và niềm riêng của biết bao nhiêu con người trong tác phẩm cũng có thể là của chung
cho những thân phận người trong thế giới hôm nay. Chắc chắn từ Sông, Nguyễn Ngọc
Tư sẽ tiếp tục hành trình khắc họa những dằn vặt, những khao khát của con người
trong cuộc sống vốn không giản đơn này.
Có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn có tài năng thiên bẩm. Cùng với
Sông, chị đã tự mình gõ tay vào một thể loại mới, một phong cách mới. Cũng như các
nhân vật trong tiểu thuyết, phải chăng Nguyễn Ngọc Tư cũng đang như vậy, đang
muốn dấn thân, nổi loạn trong phong cách viết của mình. Có chị, dòng văn học Nam
Bộ được biết nhiều hơn trong cả nước. Bằng chính tài năng và tâm huyết của mình,
Nguyễn Ngọc Tư đã đóng góp một phần công lao vào sự nghiệp phát triển văn chương
chung của nước nhà.
Tiểu thuyết Sông ra đời một lần nữa khẳng định được tài năng văn chương của
Nguyễn Ngọc Tư. Nếu như trước đây, trong truyện ngắn hay tản văn của chị thấp
thoáng hình ảnh dòng sông, thì bây giờ trong tiểu thuyết dòng sông là hình ảnh chủ
đạo, xuyên suốt tác phẩm. Dòng sông Di mang tính biểu tượng nhưng cuốn theo dòng
chảy của nó là dòng đời của những con người ở những vùng đất khác nhau có mặt
trong hành trình khám phá của nhân vật “cậu” và những người đi cùng. Mỗi con người
một số phận, mỗi con người một tính cách không ai giống ai. Điều đó đã làm nên sự đa
dạng, đa chiều trong cách nhìn cuộc sống cho mỗi đọc giả. Thông qua mỗi nhân vật,
con người có thể soi chiếu bản thân mình, tìm thấy cho mình hình ảnh thật nhất.
1.2. Quan niệm văn chương
1.2.1. “Tôi viết như cảm xúc của mình”
Cảm xúc hay tình cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về

thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan với người
khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều kiện tất yếu của sự phát triển
con người như là một nhân cách.
Văn chương phải có cảm xúc thì mới hay và mượt mà được, tuy nhiên, không
phải bất cứ nhà văn nào cũng muốn đưa cảm xúc thật nhất của mình vào trang giấy.
Đôi khi họ phải giấu đi cảm xúc thật nếu đó là những cảm xúc không tốt và thay vào
đó là những gì tốt đẹp hơn. Và với Nguyễn Ngọc Tư, cho dù viết về mảng nào, lĩnh
vực nào, thể loại nào thì với chị điều quan trọng vẫn là cảm xúc. Cảm xúc thật từ đời
17
sống chỉ có được khi trực tiếp sống, thực sự hòa nhập với đời sống mới có thể sản sinh
ra những tác phẩm văn học đi vào lòng người một cách sâu sắc nhất, phản ánh chân thực
cuộc sống một cách sinh động nhất. Do đó Nguyễn Ngọc Tư không muốn viết những gì
mà chị không có cảm xúc, không xuất phát từ chính tâm hồn của bản thân.
Nguyễn Ngọc Tư cũng đã từng tâm sự, chị lấy cảm hứng từ cuộc sống và số
phận của những nhân vật nhỏ bé, những người nông dân nghèo, lam lũ, những người
nghệ sĩ nghèo khổ bất hạnh, những đứa trẻ đáng thương, những người đàn bà tội
nghiệp…ở chính vùng quê Nam Bộ của chị. Chính những tình cảm, số phận trớ trêu
của họ đã tạo cảm xúc cho Nguyễn Ngọc Tư sáng tác.
Dĩ nhiên, khi người đọc và những nhà phê bình đã gọi chị bằng cái tên thân
thuộc, gần gũi là “đặc sản miền Nam” thì cũng có lý do của nó và chính những sáng
tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã làm bản thân xứng đáng với tên gọi đó.
Ta thường biết đến một tính cách của con người Nam Bộ chính là tính cách
trọng tình nghĩa. Trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư, tình cảm phải chân thành,
không khiên cưỡng, không giả dối. Sự giả dối rất đáng sợ, nó khiến cho những người
trung thực luôn cảm thấy khổ sở, bất an. Có thể nói, các nhân vật của Nguyễn Ngọc
Tư đều bộc lộ tính cách của con người Nam Bộ, thẳng thắn, bộc trực, quý trọng sự thật
lòng, ghét sự giả dối, nhất là trong tình cảm.
Những tác phẩm xuất phát từ cảm xúc người viết thì đồng nghĩa với việc tác giả đã
cắt đi một phần tâm hồn, tình cảm của mình để dồn vào đó. Chính vì vậy những sáng tác
đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe, để lại ấn tượng mạnh mẽ, giá trị

bền vững, và Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều đó.
Với Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn phải luôn là chính mình cho dù có những nhận
xét, dư luận thậm chí trái chiều, không đồng tình với những sáng tác của mình. Do đó,
cũng chính bởi quan niệm là văn viết bắt nguồn từ những cảm xúc nên Nguyễn Ngọc
Tư trước tiên quan tâm nhất vẫn là những ǵ ḿnh viết có thực sự làm thỏa măn chính
bản thân ḿnh không. Muốn được bạn đọc đón nhận thì những sáng tác đó phải tự bản
thân người viết thấy hài lòng, tự tin thì mới mong tìm được sự đồng cảm trong dư luận
bạn đọc. Còn không thì sáng tác ðó cũng nhý là một thứ rác rýởi, một ðồ vật mà cũng
ðang bị chính chủ nhân nó ruồng bỏ.
Nguyễn Ngọc Tư là một tác giả trẻ, một phong cách mới. Những sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư vì vậy cũng nhận được rất nhiều dư luận đánh giá khen chê xung
18
quanh các tác phẩm của chị. Tuy vậy, với Nguyễn Ngọc Tư cảm xúc thật của mình thì
luôn quan trọng hơn bao giờ hết. Tiếp nhận những dư luận khen chê nhằm hoàn thiện
bản thân, rút kinh nghiệm trong cách viết về sau. Nguyễn Ngọc Tư vẫn luôn cố gắng
được là chính mình sau những ồn ào xung quanh những vấn đề liên quan đến tác phẩm
của mình, vẫn làm chủ cảm xúc và đưa tới những sáng tác làm thỏa mãn chính bản
thân cũng như bạn đọc.
1.2.2. Cái “Tôi” nhà văn là cái “Tôi” cô đơn
Bao giờ cũng vậy, con người cô đơn rất dễ hình thành xúc cảm để làm văn, làm
thơ. Cũng như nhiều nhà văn khác, Nguyễn Ngọc Tư sớm cảm nhận và ý thức về sự
khắc nghiệt của nghề văn, về sự cô đơn trong sáng tạo của người nghệ sĩ. Do đó,
Nguyễn Ngọc Tư cũng tự nhận mình là người cô đơn. Nhà văn cũng phát hiện ra một
thế mạnh của người phụ nữ là phụ nữ dễ nuôi cô đơn để viết. Bởi thế chị cũng rất biết
cách tận dụng lợi thế này để viết. Theo chị sự cô đơn là cần thiết cho hành trình sáng
tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn.
Nhà văn cô đơn, nhà văn viết, nhà văn xóa bỏ sự cô đơn của chính bản thân
bằng những sáng tác của mình. Đó như là con đẻ, là đứa con rứt ruột đẻ ra trong sự cô
đơn. Đặc biệt, đối với nhà văn nữ như Nguyễn Ngọc Tư, sự cô đơn lại dễ dàng là động
lực để chị khẳng định phong cách của bản thân, dễ lấy cảm hứng từ chính sự cô đơn

đó. Chị đã từng nói: “Cô đơn là sự tối cần của người viết, nó là một điều kiện hàng đầu
của nhà văn. Không một người viết hay nào tôi biết mà không cô đơn. Không một thần
tượng văn chương nào của tôi mà không bị cô đơn dày vò. Và để chạy trốn nỗi cô đơn
trong giao tiếp đơn thuần mặt nhìn mặt, tay nắm tay, việc viết văn đã dẫn tôi đến sự cô
đơn khác, đó là ở giữa đám đông mà họ không thấy tôi, hoặc họ thấy một cái gì đó
giống tôi, họ tưởng là tôi, nhưng tôi đang đứng ở một chỗ khác, một mình, chờ một
nhịp tim đồng cảm. Khi người ta bằng mọi cách chạy trốn sự cô đơn thì tôi, và những
đồng nghiệp của tôi lại nuôi cô đơn, cho nó ăn để duy trì sự cô đơn tồn tại trong người
mình cho cái gọi là sáng tạo văn chương” [50].
Sự yêu thích, đam mê với nghề cùng với sự sáng tạo không ngừng nghỉ, sự
chiêm nghiệm của nhà văn đã giúp chị rút ra được quan niệm văn chương của riêng
mình trong quá trình hoạt động nghệ thuật.
1.2.3. “Con đường viết lách là con đường nhọc nhằn khủng khiếp…”
Là một nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư luôn ý thức được rất rõ về trách nhiệm của
người cầm bút, về nghề văn. Nghề nào cũng có sự khó khăn, vất vả riêng và nghề văn
cũng không phải là nghề ngoại lệ. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ để giành
19
phần ai”, Nguyễn Ngọc Tư biết đó là một nghề không dễ dàng, không phải cứ cầm bút
là có thể sáng tác ra những tác phẩm hay, không phải những gì mắt thấy tai nghe xung
quanh cuộc sống khi đi vào văn học cũng được đón nhận bằng một cái nhìn tốt đẹp
nhất. Văn chương phải là sự nhẫn nại, kiên trì, tâm huyết với nghề.
Khi được hỏi “Sống ở trên đời, làm phụ nữ hơn hay làm đàn ông hơn? Viết văn
hơn hay không viết văn hơn?” Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định: “Vậy thì tôi phải trở
thành… đàn ông một lần thì mới so sánh được làm đàn ông tuyệt hơn hay phụ nữ tuyệt
hơn. Nhưng tôi biết viết văn là một lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt”.
Tuy vậy chị vẫn lựa chọn nó. Với Nguyễn Ngọc Tư nghề văn là một nghề sáng tạo,
một hành trình dài vô tận và chị vẫn đang theo đuổi con đường bằng tất cả tâm huyết
cũng như khả năng của chính bản thân.
Đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy chị luôn khai thác
hiện thực đời sống một cách có chiều sâu. Phần lớn cảm hứng sáng tác của chị nằm

trong chính vùng đất mà chị đang sinh sống, vùng đất Nam Bộ. Tất cả những tác phẩm
mà Nguyễn Ngọc Tư đã ra mắt độc giả đều ẩn chứa những hương vị quê hương trong
đó. Bằng tất cả tình cảm chân thành với vùng đất này, với những người dân lao động
chất phác đã tạo cho những tác phẩm mang một cảm xúc rất riêng của chính chị, của
chính cảm xúc, tình cảm mà chị đã dành cho nó. Có ý kiến chị nên đổi “vùng thẩm mĩ”
sáng tác, song Nguyễn Ngọc Tư cho rằng chị vẫn còn rất nhiều cảm hứng và còn có
thể viết nhiều hơn thế.
Nguyễn Ngọc Tư không chạy theo những trào lưu sáng tác của giới trẻ hiện nay
mà có cách cảm nhận của riêng mình về hiện thực đời sống. Chị vẫn trung thành với
phong cách viết của chính mình, vẫn một niềm đam mê với phong cách đó. Chị không
quá vội vàng mà “chậm thôi” để “giữ lửa”, giữ cảm xúc trong bản thân, đến một ngày
ngọn lửa đó sẽ cháy sáng, tỏa xa, đó mới là điều quan trọng. Tất cả phải biết nhẫn nại
và làm chủ chính mình. Chính vì thế mà người đọc luôn có những cảm nhận sâu sắc
và chân thành về các tác phẩm của chị.
20
CHƯƠNG 2
CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT “SÔNG”
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
“Cảm quan” có thể hiểu đó là những cảm nhận của con người về thế giới xung
quanh. Các nhà hậu hiện đã xem tồn tại của thế giới là một khối hỗn độn. Các sự vật,
hiện tượng cứ đan bện, chồng chéo nhau, xuất hiện, biến mất rồi lại xuất hiện mà
không tuân thủ trật tự nào. Ở đây, trong tiểu thuyết Sông, chúng tôi nhận thấy tác giả
đưa vào trang viết những cảm nhận về cuộc sống xung quanh và trung tâm của cuộc
sống chính là con người. Cuộc sống vẫn còn tồn tại những điều phi lí, những mảnh vỡ
khác nhau, hiện thực chưa bao giờ là một màu hồng, các sự vật hiện tượng cứ lần lượt
xuất hiện rồi biến mất đối với cuộc đời mỗi nhân vật. Hiện thực đỗ vỡ, mất mát, bất công
khiến những con người sống trong sự phi lí ấy luôn cảm thấy cô đơn, mòn mỏi, đau khổ
và bản thân họ sẽ là những người cóp nhặt những mảnh vỡ của cuộc đời mình để bước
tiếp, đó cũng chính là nguyên tắc sáng tác “mảnh vỡ” của văn học hậu hiện đại.
2.1. Cảm quan về cuộc sống

2.1.1. Cuộc sống phi lý
Nhà văn Pháp Honoré de Balzac đã tự nhận mình rằng “tôi chỉ là thư ký”, trong
khi người đời xưng tụng ông là đại văn hào, là sử gia, là bậc thầy của chủ nghĩa hiện
thực. Còn ông “thư ký của thời đại” thế kỷ 19 vẫn cặm cụi viết và cho ra đời những
tác phẩm nổi tiếng.
Nếu nói công việc chính của một người thư ký là ghi chép, thì trong tiểu
thuyết Sông, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đúng là một thư ký tận tụy, cần mẫn. Chúng ta
thấy rằng ai đó lười xem tin tức thời sự trong thời gian dài chỉ cần đọc Sông là…xong,
có nghĩa là có thể “nắm” được căn bản tình hình thời sự trong nhiều năm qua. Trước
tiên, hiện thực cuộc sống trong tiểu thuyết Sông hiện lên với nhiều mặt trái – phải khác
nhau. Đặc biệt ở đây cuộc sống phi lý được Nguyễn Ngọc tư khắc họa một cách chân
thực, sinh động, với nhiều vấn đề đáng chú ý, quan tâm. Cuộc sống thường ngày của
người dân nghèo ven sông Di hiện ra một cách chân thực, đó cũng là hoàn cảnh chung
của một bộ phận dân cư ở Nam Bộ. Hay nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội như bạo
hành gia đình, bình đẳng giới, suy đồi đạo đức được Nguyễn Ngọc Tư viết như người
bàng quan ngoài cuộc, hờ hững, viết nhẹ như không. Tác giả cùng các nhân vật theo
dòng sông Di đã đi đến Trung Sơn, Thượng Sơn mà người đọc vẫn còn bơ vơ, trăn trở,
21
ám ảnh nơi miền Hạ: “ Con nhỏ bỏ xứ mất biệt rồi. Chưa kịp nói thằng con là của chồng
hay của ông già chồng.…Những trận đòn đổ xuống vì ông nội nó muốn chứng minh
không thương nó như con đẻ, như xóm giềng vẫn xoi xỉa…” [47; 21]. Cuộc sống phi lý
trong tiểu thuyết hiện ra với những bất công, những mặt trái tiêu cực, trái với những hiện
thực cần có của nó. Chính những câu chuyện mà nhân vật Ân chứng kiến, kể lại đã làm
cho người đọc phần nào hình dung ra một cuộc sống còn nhiều bất cập trong xã hội này.
Hình ảnh những người đàn bà ven sông, cực khổ kiếm sống, xây dựng gia đình,
thay vào việc những người đàn ông là trụ cột gia đình thì những đàn bà lại gánh luôn
phần trách nhiệm nặng nề đó. Câu nói thốt lên của nhân vật Bằng làm người đọc phải
suy nghĩ: “Cái đất gì mà chỉ thấy lảng vảng đàn bà” [47; 41]. Vậy những người đàn
ông ở đâu khi mà hình ảnh của họ hoàn toàn mờ nhạt trong cuộc sống của những
người dân nghèo ven sông: “Đàn ông ở đâu đó trong nhà, cậu có thể nghe họ cười,

xuống mùi một câu vọng cổ, quát tháo con. Có thể thấy áo đàn ông căng trên dây phơi.
Có thể biết họ đang ở đâu đó trong hình ảnh những đứa nhỏ đi mua rượu về tha thẩn
bắt chuồn chuồn trên con đường đất. Nhưng không hiểu sao bọn cậu chỉ thấy bóng
những người đàn bà lai vãng ở đường mòn bên sông, bên hiên nhà, qua cây cầu khỉ,
dưới chòi vó…” [47; 41] Hình ảnh về một cuộc sống phi lý hiện ra, Nguyễn Ngọc Tư
đã cho người đọc tự cảm nhận số phận của những người phụ nữ nông thôn, ven sông
diễn ra như thế nào? Những khó khăn của cuộc sống mà họ phải gánh vác ra sao?
Để nhìn nhận cuộc sống phi lý mà Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện trong tiểu
thuyết, chúng ta còn cảm nhận ở chính những câu chuyện mà các nhân vật đã gặp phải
trong chuyến hành trình khám phá sông Di. Đó là cuộc sống của đôi vợ chồng giáo
chức già ở thị trấn Lệ Kiều, do nghèo khó cũng như không đủ điều kiện trong vụ tranh
chấp đất đai của hai anh em ruột, họ đã chịu bị ức hiếp, sống trong căn chòi lẹm vào
khuôn viên của nhà máy mía cùng với nỗi oan khuất của mình: “Hai mươi hai năm qua
họ không sửa lại nhà, trên nóc oằn đầy xác mía bị ném qua. Người bên đó thỉnh thoảng
lại đứng bên rào cười hô hố với nhau, bảo cứ quăng rác sang giúp người ta chống dột.
Nhưng xác mía lại rất mê dụ rắn. Cô giáo kể về những tổ rắn trên đầu mình, giọng kẹt
giữa đôi hàng răng sin sít” [47; 94]. Cuộc sống của họ đã bị bóp nghẹt do không đủ
điều kiện để tìm công lý cho mình, đôi vợ chồng vẫn sống mòn mỏi như tượng gỗ nhà
mồ. Nhưng họ không hề chấp nhận, họ vẫn hy vọng và mong muốn một cuộc sống
khác bây giờ: “Cô giáo dúi vào tay cậu xấp đơn dày khự dù cậu đã bảo là không phải
22

×