Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.85 KB, 12 trang )



CẬP NHẬT
TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN CHÂU Á
2008
TÓM LƯỢC
Ngân hàng Phát triển Châu Á

Tóm lược
Cập nhật ADO 2008

Tăng trưởng trung bình và lạm phát gia tăng là những đặc
điểm trong tám tháng đầu năm 2008 của nền kinh tế châu Á
đang phát triển. Giá cả hàng hóa cao trên thị trường thế giới
có khả năng sẽ còn kéo dài và làm tăng thêm áp lực lạm phát
vốn bắt nguồn từ nội tại. Song kiềm chế lạm phát trong tình
hình nền kinh tế toàn cầu đang sụt giảm nghiêm trọng sẽ làm
giảm tốc độ tăng trưởng của khu vực trong năm 2008 và 2009
Sự hy sinh tăng trưởng trong ngắn hạn này là cần thiết vì lợi
ích kinh tế xã h
ội và chính trị lâu dài. Nếu muốn khu vực châu
Á đang phát triển vượt qua được cơn bão toàn cầu, thả neo
và bẻ lái để tăng trưởng nhanh hơn trong trung hạn và lạm
phát ở mức thấp nhất, quản lý kinh tế vĩ mô thận trọng cùng
với những cải cách nhằm giải quyết các nguyên nhân căn bản
của cân đối hàng hóa thắt chặt là cần thiết.

Ở nhiều nước, các yếu tố cầu kéo giá cả tăng cao lên chứ không phải
là chi phí đẩy giá cả tăng cao. Do vậy, chính sách tiền tệ đóng vai trò chính
trong việc kiềm chế các áp lực giá cả này, và các nền kinh tế trong khu vực


cần phải giải quyết vấn đề lạm phát tăng cao bằng cách tăng trưởng chậm
hơn trong ngắn hạn. Các ngân hàng trung ương cần áp dụng các biện pháp
thắt chặt cần thiết
để ngăn chặn lạm phát bám sâu vào nền kinh tế của mình.
Thông điệp chính

Tăng trưởng 9% trong năm 2007 của các nền kinh tế đang phát triển
ở châu Á là mức tăng trưởng cao nhất trong gần hai thập niên vừa qua. Tuy
nhiên, nhiều năm tăng trưởng mạnh với sự hỗ trợ của chính sách tiền tệ dễ
dãi đã làm tăng tổng cầu, gây áp lực cao về giá cả. Sự hỗn loạn trên thị
trường toàn cầu đã thổi bùng lên ngọn lửa lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng củ
a
khu vực châu Á đang phát triển do vậy đã tăng từ 4,3% trong năm 2007 lên
7,8% trong năm 2008 trước khi giảm dần xuống còn 6% vào năm 2009. Sự
kết hợp giữa các yếu tố bên ngoài và nội tại này dự kiến sẽ làm tăng trưởng
chậm lại còn 7,5% vào năm 2008 và 7,2% năm 2009.

Những rủi ro như sự đình trệ kéo dài trong các nền kinh tế công
nghiệp lớn, giá dầu và giá lương thực thế giới tiếp tục leo thang, lạm phát dai
dẳng và đáp ứng chính sách dè dặt – đều ảnh hưởng đến triển vọng phát triển
của khu vực theo chiều hướng đi xuống hơn so với thời điểm tháng Tư.

Huyền thoại về sự tăng trưởng độc lập đã đổ vỡ. Triển vọng xấu đi
của các nền kinh tế công nghiệp lớn tác động mạnh vào thị trường xuất khẩu,
cổ phiếu và trái phiếu nước ngoài của các nước đang phát triển châu Á. Khu
vực này rõ ràng vẫn còn lệ thuộc rất nhiều vào các quốc gia phát triển để xuất
khẩu hàng của mình và vẫn chưa th
ể tách rời ra khỏi chu kỳ kinh tế của các
nước đó. Sự mất lòng tin của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán của
các nước công nghiệp đã lan tỏa đến châu Á. Chênh lệch rủi ro của các trái

phiếu có mệnh giá bằng đô-la Mỹ của các nhà phát hành châu Á đã tăng mạnh
từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng dưới chuẩn của Mỹ. Nếu sự đình trệ của
kinh tế toàn c
ầu tiếp tục kéo dài sang năm 2009 thì ảnh hưởng của nó đối với
châu Á có thể sẽ rất nặng nề.

Thị trường dầu thô thế giới vẫn tiếp tục căng thẳng. Mặc dù giá dầu
có vẻ dịu đi phần nào trong ngắn hạn, song sẽ vẫn ở mức cao và biến động.
Do giá lương thực bị ảnh hưởng mạnh bởi giá dầu, nên có vẻ như thời kỳ của
lương thực giá rẻ đã qua.

Khu vực châu Á đang phát triển sẽ phải học cách điều chỉnh theo môi
trường giá hàng hóa toàn cầu tăng cao hiện nay và tiến hành những cải cách
cơ cấu cần thiết. Song đầu tiên, khu vực này sẽ phải thiết lập lại sự ổn định
kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tiền tệ, tài khóa và tỉ giá đúng đắn.

Áp lực chính trị đang gia tăng ở một số nước, và có thể làm cho các
cơ quan chức năng không muốn thông qua những cải cách cần thiết, và điều
này đe dọa sẽ làm cho những mất cân đối vĩ mô càng trở nên trầm trọng hơn.
Sự mất ổn định về chính trị kéo dài có thể ngăn trở đầu tư và ảnh hưởng đến
triển vọng tăng trưởng trong trung h
ạn.
Triển vọng trong năm 2008 và 2009

Những sự kiện xảy ra trong 8 tháng đầu năm 2008 cho thấy một số
thay đổi lớn trong môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến những giả định
đưa ra hồi tháng Tư khi Triển vọng Phát triển Châu Á 2008 được công bố.
Đến nay đã thấy nhóm G3 (Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Nhật
Bản) đang tiếp tục tăng trưởng chậm lại cho đến cuối năm 2009. Do vậy, khối
lượ

ng giao dịch thương mại thế giới sẽ tăng chậm. Sự tăng giá lương thực và
nhiên liệu trong năm nay được dự báo là sẽ giảm xuống, song vẫn cao hơn so
với năm 2007 trong những tháng cuối năm và cả năm sau. Với tình hình thị
trường tài chính tiếp tục rối loạn, chi phí vốn mới sẽ cao hơn, và khó tiếp cận
hơn đối với khu vực châu Á đang phát triển.

Bên cạnh sự sút giảm về tăng trưởng và tăng vọt về lạm phát của khu
vực, mức thặng dư tài khoản vãng lai đang giảm sút và thâm hụt đang gia
tăng. Các đồng tiền khu vực đều mất giá, tăng thêm áp lực lạm phát. Một nguy
cơ khác là mặc dù các ngân hàng trung ương đều đã bắt đầu thắt chặt chính
sách tiền tệ song một số ngân hàng có lẽ đã để cho vị thần l
ạm phát thoát khỏi
chiếc chai bằng cách hành động quá ít, quá chậm, vì tỉ lệ lãi suất ở hầu hết
các nước vẫn đang thấp hơn tỉ lệ lạm phát.

Kiềm chế lạm phát sẽ phải mất một thời gian vì chính sách tiền tệ chỉ
phát huy tác dụng sau một thời gian nhất định. Trong năm 2009 khi lạm phát
được kiềm chế, tăng trưởng khu vực sẽ chậm lại – đồng thời bị ảnh hưởng
của việc giảm tăng trưởng xuất khẩu sang các nước G3.

Dự báo tốc độ tăng trưởng của Đông Á sẽ giảm xuống 8,0% trong
năm 2008 và xuống 7,7% năm 2009, từ mức 9,6% năm 2007. Tốc độ tăng
trưởng ở tất cả các quốc gia Đông Á được dự báo sẽ giảm sút. Tổng mức lạm
phát trong tiểu vùng dự kiến sẽ tăng từ 3,9% năm 2007 lên 6,1% năm 2008
trước khi giảm xuống 4,8% năm 2009. Song nhìn chung, khu vực Đông Á
được dự báo là s
ẽ hạ cánh nhẹ nhàng.

Nhu cầu bên ngoài giảm sút và tác động của việc thắt chặt chính sách
đã làm tốc độ tăng trưởng GDP của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xuống

10,4% trong nửa đầu năm 2008 – một mức tăng trưởng vẫn khá cao. Tiêu
dùng cá nhân vẫn mạnh vì tăng trưởng thu nhập cao hơn so với lạm phát.
Mức dự báo tăng trưởng 10,0% cho năm 2008 vẫn được duy trì, và dự báo
cho năm 2009 giảm một chút xuống còn 9,5% với dự báo thặng dư thương
mại sẽ giảm và đầu tư tăng trưởng chậm hơn. Sau khi tăng đến 7,0% năm
2008, lạm phát được dự báo sẽ giảm tốc xuống 5,5% vào năm 2009.

×