GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU NHẰM MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN
3.1 Định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Chiến lược xuất nhập khẩu năm 2001-2010 đánh giá xuất khẩu góp phần
đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy sản xuất, tạo công
ăn việc làm, thu ngoại tệ . Tuy nhiên, xuất khẩu của nước ta trong thời gian qua
vẫn còn những hạn chế nhất định như quy mô xuất khẩu còn nhỏ so với các
nước trong khu vực, khả năng cạnh tranh của nhiều hàng hoá còn thấp chưa phù
hợp với nhu cầu thị trường quốc tế; tỷ trọng hàng thô và sơ chế trong cơ cấu
xuất khẩu còn khá cao, tỉ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao
còn nhỏ. Tình hình 5 năm thực hiện chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2001-2010,
đã được nghiên cứu và đánh giá từ đó đưa ra mục tiêu và biện pháp thực hiện
cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010.
Mục tiêu tổng quát của hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 là phát
triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng
trưởng GDP, giải quyết việc làm cho người lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động, trước hết là cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp
và nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh,
đồng thời tích cực phát triển những mặt hàng có tiềm năng thành những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ
cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao;
tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và
chất xám cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô, hàng có giá trị thấp.
Các chỉ tiêu phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006-2010 được
đề ra như sau:
- Dự kiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân sẽ là 17,5% và
đạt trên 72,5 tỉ USD vào năm 2010. Trong giai đoạn này, tập trung vào hai khâu
trọng tâm để đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu. Thứ nhất là tập trung vào nhóm
hàng công nghiệp để mở rộng sản xuất. Thứ hai: khai thác thêm những mặt
hàng mới, thị trường mới và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia
tăng của nhóm hàng nông sản.
- Về cơ cấu hàng xuất khẩu: với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, sản phẩm có
hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng thô,
hàng giá trị thấp. Theo đó, tỉ trọng của nhóm hàng nông -lâm -thuỷ sản sẽ giảm
từ 19,1% năm 2006 xuống còn 13,7% năm 2010, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ
và công nghiệp tăng khá mạnh từ 45,9% năm 2006 lên 54,1% năm 2010.
- Dịch vụ xuất khẩu được xác định là một trong những lĩnh vực xuất khẩu mũi
nhọn trong gian đoạn này nhằm mục tiêu đổi mới cơ cấu xuất khẩu theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và góp phần tăng tốc xuất khẩu trong giai đoạn hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực dịch vụ (bao
gồm cả xuất khẩu lao động) trong giai đoạn 2006-2010 được dự kiến sẽ có tốc
độ tăng trưởng bình quân 16,3%/năm và đạt mức kim ngạch 12 tỷ USD vào
năm 2010. Ngành bảo hiểm phấn đấu mức tăng 29,3%/năm, kim ngạch xuất
khẩu dự kiến là 470 triệu USD; bưu chính-viễn thông tăng 24,5%/năm với kim
ngạch xuất khẩu đạt 530 triệu USD; tài chính -ngân hàng phấn đấu mức tăng
22,4%/năm, đạt 550 triệu USD. Các dịch vụ phục vụ hoạt động của nhà đầu tư
nước ngoài là một trong những lĩnh vực xuất khẩu trọng tâm của giai đoạn này.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu: theo dự kiến khu vực Châu Á giảm dần
tỷ trọng từ 48,8% năm 2006 xuống còn 45,5% năm 2010 song vẫn là thị trường
chiếm ưu thế trong cơ cấu thị trường hàng xuất khẩu nước ta. Đến năm 2010
kim ngạch hàng xuất khẩu tai đây đạt khoảng 33 tỷ USD với những mặt hàng
trọng tâm là hàng tiêu dùng, gạo, thực phẩm, nông sản chế biến. Hàng hoá xuất
khẩu sang thị trường Châu Âu tăng nhẹ, tỷ trọng tăng từ 18,2% năm 2006 lên
20%, đến năm 2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD với những mặt hàng nông thuỷ sản
chế biến, hàng công nghiệp nhẹ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào EU. Xuất
khẩu vào thị trường Châu Mỹ tăng dần từ 21,7% lên 24%, đến năm 2010 đạt
kim ngạch khoảng 16,7 tỷ USD với những mặt hàng xuất khẩu như dệt may,
giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, máy móc thiết bị, điện tử, hạt điều.... Thị trường Châu
Phi định hướng tỷ trọng tăng từ 2,2% lên 2,8%, kim ngạch đến năm 2010 đạt
2,8 tỷ USD với các mặt hàng thuỷ sản, đồ gỗ, hàng cơ khí, cà phê, hạt tiêu. Thị
trường Châu Đại Dương đến năm 2010 kim ngạch đạt khoảng 5,6 tỷ USD, tập
trung xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày dép.
Để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu trên, các quan điểm chủ đạo về phát
triển xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 cần được thực hiện:
+ Tiếp tục kiên trì chủ trương dành ưu tiên cao cho xuất khẩu để tăng
kim ngạch xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất.
+ Gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, vừa chú trọng
thị trường trong nước, vừa phải quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu.
+ Giữ vững các thị trường lớn, thị trường trọng điểm đồng thời đa dạng
hoá thị trường xuất khẩu để tránh lệ thuộc vào nền kinh tế hay ngoại tệ của một
nước.
.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của mọi thành phần
kinh tế trong hoạt động xuất – nhập khẩu nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.
Định hướng chiến lược xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn này là hoàn
toàn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, và đây cũng là định hướng phát
triển cho các doanh nghiệp thực hiên hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp có được nhiều thời cơ nhưng
cũng đứng trước rất nhiều thách thức. Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh trên
thị trường nước ngoài mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngay
trên thị trường nội địa. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài nỗ lực của bản thân
mỗi doanh nghiệp Chính phủ cũng cần có những chính sách tài trợ xuất khẩu
thích hợp.
3.2 Định hướng hoạt động tín dụng xuất khẩu của ngân hàng Phát triển
Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Việt Nam mà hoạt động chủ yếu của nó nhằm tài
trợ có hiệu quả cho các chương trình phát triển kinh tế do Chính phủ hoạch
định, là một kênh hỗ trợ của Nhà nước thông qua chính sách tài trợ ưu đãi. Do
vậy phát triển hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển vừa phải
thích nghi với các quy định của quốc tế về lĩnh vực tín dụng xuất khẩu đồng
thời phải bảo đảm được tính chất hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ
trong sự nghiệp phát triển kinh tế, cụ thể đó là:
+ Định hướng phát triển hoạt động tín dụng phải phù hợp với chủ trương,
chính sách, pháp luật và các cam kết quốc tế, trong đó có việc tuân thủ các quy
định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng khi Việt Nam chính thức gia nhập
WTO.
+ Đối tượng được hưởng tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại ngân hàng
Phát triển phải được rà soát chặt chẽ, tránh bao cấp tràn lan.
+ Đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu.
+ Lãi suất cho vay xuất khẩu phải hướng tới thị trường, tránh bao cấp về
vốn, chủ yếu là hỗ trợ về các điều kiện, thủ tục vay cho doanh nghiệp.
+ Cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ ngân hàng
hiện đại vào hoạt động tín dụng xuất khẩu, tăng cường kiểm soát tín dụng và rủi
ro tín dụng, nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng.
3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát
triển Việt Nam
3.3.1 Hoàn thiện và đa dạng các hình thức tín dụng xuất khẩu
3.3.1.1 Thực hiện nghiệp vụ cho nhà nhập khẩu vay
Các hình thức tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng Phát triển thời gian qua
chưa thực sự đa dạng. Hình thức cho nhà nhập khẩu vay vẫn chưa được triển khai
hoạt động. Vì vậy một trong các giải pháp để thúc đẩy hoạt động tín dụng xuất
khẩu là mở rộng các loại hình tài trợ xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu
Đây là nghiệp vụ hoàn toàn mới của ngân hàng Phát triển, thực hiện cho
khách hàng vay vốn là các nhà nhập khẩu ở các quốc gia khác nhau. Tại các
nước phát triển, nghiệp vụ này ngày càng chiếm vai trò quan trọng và thay thế dần
nghiệp vụ tín dụng dành cho bên bán.
Đặc điểm nghiệp vụ cho vay bên mua:
- Chủ yếu áp dụng trong trường hợp nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ
các dự án đầu tư với thời hạn vay tương đối dài (thường là trên 5 năm).
- Quá trình thẩm định khoản vay là một quá trình phức tạp diễn ra trong
một khoảng thời gian tương đối dài (thông thường từ 3 đến 6
tháng cho một dự
án có quy mô trung bình) với sự tham gia của rất nhiều bên như: Chính phủ các
nước, các ngân hàng thương mại của nước sở tại, các chuyên gia tư vấn tài
chính, kỹ thuật ....
- Để hạn chế rủi ro các ngân hàng thực hiện cho nhà nhập khẩu vay
thường yêu cầu Chính phủ nước nhập khẩu hoặc các ngân hàng lớn có uy tín
bảo lãnh cho khoản vay này, thực hiện cơ chế kiểm soát đặc biệt luồng tiền thu
về của dự án của nhà nhập khẩu để đảm bảo khả năng trả nợ tín dụng.
Hình thức cho nhà nhập khẩu vay có thể được thực hiện thông qua hai
kênh:
+ Cho nhà nhập khẩu vay trực tiếp: nghiệp vụ này đòi hỏi cán bộ tín dụng
cần thu thập nhiều thông tin khách hàng của mình như: khả năng tài chính, khả
năng thanh toán, uy tín và mức độ tín dụng của nhà nhập khẩu, thị trường tại
nước nhà nhập khẩu...
+ Cho vay gián tiếp (hay là cho vay lại) đến nhà nhập khẩu: tức là thông
qua Chính phủ của nước nhập khẩu hoặc thông qua một ngân hàng, tổ chức tài
chính tại nước nhà nhập khẩu có quan hệ với ngân hàng Phát triển để cấp tín
dụng cho nhà nhập khẩu.
Việc giải ngân của hình thức này thông thường được trả trực tiếp cho nhà
xuất khẩu tại Việt Nam. Việc giải ngân này có thể thực hiện ngay trong giai
đoạn sản xuất chế biến hàng hoá hoặc khi hàng hoá đã được chuyển giao cho
nhà nhập khẩu nếu có yêu cầu.
Để thực hiện hình thức cho nhà nhập khẩu vay có hiệu quả thì trong quá
trình thực hiện ngân hàng Phát triển cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro
tỷ giá (vì có thể đồng tiền cho vay và đồng tiền khi thu nợ khac nhau, tỷ giá
giữa các đồng tiền ở hai thời điểm chênh lệch nhau) như: ký các hợp đồng giao
dịch ngoại tệ tương lai, ký các hợp đồng bảo hiểm tỷ giá …
Trong tương lai xa hơn, để giảm bớt sự phụ thuộc vào bảo lãnh của Chính
phủ hoặc Ngân hàng trung ương nước nhập khẩu, ngân hàng Phát triển có thể
mở rông mạng lưới văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của mình tại các quốc
gia, thiết lập hệ thống quan hệ đại lý với các ngân hàng quốc tế để thẩm định
khoản vay tín dụng của nhà nhập khẩu.
3.3.1.2 Nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng
Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu là cam kết giữa một bên là ngân hàng Phát
triển (bên bảo lãnh) với một bên là các tổ chức cho vay vốn thực hiện hợp đồng
xuất khẩu (bên nhận bảo lãnh) về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng (bên được
bảo lãnh) nếu khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ cho bên ngân
hàng Phát triểnận bảo lãnh. Thời hạn bảo lãnh tín dụng xuất khẩu chỉ giới hạn
trong thời gian tối đa 2 năm. Hạn chế này làm cho nó kém hấp dẫn hơn so với
bảo lãnh tín dụng đầu tư vốn đã không được các chủ doanh nghiệp quan tâm
nhiều trong thời gian vừa qua. Nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực
hiện hợp đồng không được nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm.
Nguyên nhân là do đặc trưng xuất khẩu các loại hàng hoá nông sản đó là thời
gian sản xuất và chế biến ngắn, công nghệ chế biến còn lạc hậu nên các nhà
nhập khẩu thường không yêu cầu cung cấp các loại bảo lãnh dự thầu và bảo
lãnh thực hiện hợp đồng. Cái thứ hai là do nếu các doanh nghiệp sử dụng nghiệp
5. Trả nợ
Ngân hàng Phát triển Việt
Nhà nhập khẩu
Ngân hàngThương mại
1. Xuất khẩu
2. Bảo lãnh 4. Thanh toán
3. Vay vốn
Nhà xuất khẩu
vụ này lại phải bỏ ra một mức phí , điều này sẽ làm cho lợi nhuận của phương
án kinh doanh giảm đi. Do vậy mức phí bảo lãnh có thể coi là rào cản để nhà
xuất nhập khẩu thực hiện hình thức này.
Từ những phân tích trên cho thấy nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu
Việt Nam đối với các loại hình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo
lãnh thực hiện hợp đồng sẽ không nhiều. Để đẩy mạnh các hoạt động này ngân hàng
Phát triển cần tập trung vào một số điểm như:
+ Đề ra quy trình thẩm định, ra quyết định bảo lãnh tín dụng xuất khẩu
cần đảm bảo ở mức đơn giản nhất cho đơn vị vay vốn, hạn chế những quá trình
trùng lắp với thẩm định khoản vay của ngân hàng thương mại khác.
+ Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh
thực hiện tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng Phát triển sẽ thực hiện bảo lãnh
đối ứng cho các ngân hàng thương mại. Đơn vị vay vốn chỉ phải trả mức phí bảo lãnh
theo đúng quy định của Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển và
tín dụng xuất khẩu.
+Đối với nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng xuất khẩu có thể cung cấp cho các
ngân hàng thương mại khi cho vay nhà nhập khẩu hoặc cho vay nhà xuất khẩu.
Mô hình:
3.3.1.3 Triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đa dạng hóa cho vay nhà
xuất khẩu
Triển khai hoạt động thanh toán quốc tế: