Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TIỆC TẠI NHÀ HÀNG HOA SEN I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.21 KB, 53 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ TIỆC TẠI NHÀ
HÀNG HOA SEN I
2.1 Khái quát về công ty cổ phần Du lịch Kim Liên
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên.
Địa chỉ : số 7 Đào Duy Anh - Đống Đa –Hà Nội.
Điện thoại : (84-4) 8.522.522 -5.740.129 – 8.524.930
Fax : (84-4)5.770.346 -8.524.919
E-mail :
Website :
Tên giao dịch: Kim Liên tourism Hotel Jointstock company.
Vốn điều lệ : 44.000.000.000 vnđ.
Tổng giá trị : 81.000.000.000 vnđ.
ĐKKD : Số 0103022620 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp
ngày28/02/2008.
Công ty nằm ở số 7 Đào Duy Anh, quận Đống Đa,Hà Nội. Trước đây có
tên là làng Kim Liên,phường Phương Mai,quận Đống Đa, Hà Nội, mà tiền thân
của làng Kim Liên là làng Kim Hoa. Công ty được mệnh danh là chúa đất giữa
thủ đô với diện tích đất rộng lớn, lại nằm ở trung tâm thủ đô, nơi có nhiều
trường đại học và bệnh viện lớn như: trường đại học Bách Khoa, trường đại học
Kinh Tế Quốc Dân bệnh viện Bạch Mai, cùng nhiều thắng cảnh đẹp như: công
viên Thống Nhất, chùa Kim Liên, đình Kim Liên…
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
* Từ 1961-1992: Khách sạn là đơn vị phục vụ Chuyên gia trực thuộc Cục
chuyên gia, phủ Thủ tướng, nay là Văn phòng Chính phủ.Lúc đó khách sạn gồm
10 nhà 4 tầng với trên 600 phòng.
- Đến 12/5/1961: Hợp nhất khách sạn Bạch Mai và khách sạn Bạch
Đằng thành khách sạn Bạch Mai. Từ đó công ty đã quyết định lấy ngày 12/5 là
ngày truyền thống của công ty.
- Năm 1962-1963: Với những bước đi đầu tiên,mặc dù còn gặp nhiều khó
khăn cả về vốn, nguồn nhân lực lẫn kinh nghiệm, cộng với sự trì trệ của nền


kinh tế lúc bấy giờ. Tuy nhiên với sự nỗ lực hết mình, công ty đã xây dựng
được nhà số 1 với 24 căn hộ, 48 phòng và tiếp nhận nhà số 2,4,5 và 6.
- Năm 1965: Công việc xây dựng hoàn thành với 8 nhà 4 tầng và một nhà
ăn. Đồng thời tiếp nhận nốt nhà số 3,7.
- Năm 1971: Khách sạn đã đổi tên thành khách sạn Chuyên gia Kim Liên.
- Năm 1975-1985: Công ty đã xây dựng thêm nhà 9,10,11.
* Từ 1986-2000:
- Năm 1986: Khách sạn Chuyên gia Kim Liên chuyển từ một đơn vị sự
nghiệp bao cấp thành đơn vị hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Năm 1991:Trong năm nay khách sạn đã thực hiện việc giao nhận vốn với
Bộ Tài chính. Đồng thời thu hẹp chỉ còn 390 phòng, nhà nước chuyển một phần
nhà cửa, trang thiết bị ,công trình với diện tích mặt bằng 2.000m2 cho mục đích
khác. Bên cạnh đó, khách sạn cũng khai thác thêm về lĩnh vực dịch vụ và du
lịch.
- Năm 1992: Đổi tên thành khách sạn Chuyên gia Du lịch Kim liên,vừa
phục vụ chuyên gia, vừa kinh doanh du lịch nội địa và thâm nhập vào kinh
doanh dịch vụ du lịch quốc tế .Cũng trong thời gian này,khách sạn Chuyên gia
Kim Liên cùng các đơn vị khác thuộc Cục Chuyên gia dự kiến chuyển đổi thành
Tổng Công ty Dịch vụ Chuyên gia và Du lịch.
- Đến 3/1993: Khách sạn chuyên gia và Du lịch Kim Liên, trở thành đơn
vị trực thuộc Tổng Cục Du lịch.
- Năm 1994: Đổi tên thành công ty Khách sạn Bông Sen Vàng nhằm
thực hiện chức năng kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn.
- Năm 1995: Công ty kí hợp đồng liên doanh với một tập đoàn Philiphin
về việc xây dựng một khách sạn mới với cấp 4 sao, quy mô 15 tầng trên phần
đất của khách sạn Kim Liên, nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính nên dự án
không thành làm cho công ty bị bỏ lỡ nhiều cơ hội.
- Năm 1996: Ông Phan Đức Mấn lên làm giám đốc công ty và công ty
được đổi tên thành Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên.Cũng trong năm này
công ty đã huy động nhiều vốn từ ngân hàng và từ nội bộ công ty để nâng cấp

phòng ở, phòng họp, nhà hàng, bể bơi,trang thiết bị cho khách sạn Kim Liên 1
và đã được Tổng cục Du lịch công nhận là khách sạn 3 sao, còn khách sạn Kim
Liên 2 chủ yếu vẫn phục vụ khách nội địa.
- 12/2000: Khách sạn Kim Liên 1 đoạt giải nhất Hội thi Lễ tân ngành Du
lịch toàn quốc. Đồng thời được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động hạng
Nhất, giải Nhất Liên hoan Du lịch Hà Nội.
* Từ 2001-2005: Trong giai đoạn này công ty đã tích cực đổi mới cơ chế
quản lý,không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, luôn đảm bảo kỉ cương kỉ
luật, tích cực mở rộng thị trường,xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tổ chức các
hoạt động và phong trào thi đua, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh…Thực hiện theo khẩu hiệu “khách trước tiên, chất lượng trước tiên”.
+ Năm 2001: Kỉ niệm 40 năm truyền thống của khách sạn Kim Liên.
+ Năm 2002: Nhận thức được vai trò của Du lịch với doanh nghiệp,nó
không chỉ đem lại nguồn khách ổn định mà nó còn mở ra một thị trường mới.
Đồng thời nó cũng làm năng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì thế,
Đảng uỷ và lãnh đạo công ty đã thành lập Trung tâm Lữ hành quốc tế. Đây là
quyết định đúng đắn và có tính chiến lược đối với doanh nghiệp.
+ Năm 2003: Tuy chịu ảnh hưởng của dịch SARS nhưng công ty vẫn giữ
vững được truyền thống và đoạt Huân chương Lao động hạng Ba do Tổng
Liên đoàn Lao động tặng.
+ Năm 2004: Được nhà nước trao tặng huân chương Lao động hạng Ba.
+ Năm 2005: Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên đã thực sự trở thành
“điểm đến an toàn và thân thiện”.
+ 4/2005: Đồng chí Phan Đức Mấn đựoc nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng Lao động thời kì đổi mới.
- Đến 4/2006: Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên đã được nhà nước
trao tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động thời kì đổi mới”.
- Sau đó đến 29/02/2008: Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên chính
thức trở thành công ty cổ phần với số vốn điếu lệ là 44 tỉ đồng.
Công ty hiện đang trên con đường cổ phần hoá.Mặc dù còn gặp nhiều khó

khăn nhưng công ty vẫn luôn cố gắng và giữ vững truyền thống là anh hùng lao
động,tiếp tục đưa công ty đi lên.
2.1.3 Loại hình công ty và đặc điểm
Trước đây công ty là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương
thuộc Tổng Cục Du lịch Việt Nam. Còn hiện nay công ty đang trên đường cổ
phần hoá.
Công ty cổ phần đó là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được
thành lập và tồn tại độc lập với chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia
nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động
vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công ty cổ phần là công ty có ít nhất là 3 thành viên, cao nhất thì không giới
hạn.Công ty có quyền phát hành cổ phiếu và lưu thông trên thị trường chứng khoán.
Nếu có từ 11 thành viên trở lên thì phải có Ban kiểm soát.
Các nhà đầu tư chính là các cổ đông chính thức của công ty khi mua cổ
phần do công ty phát hành. Các cổ đông có quyền tham gia quản lý, kiểm soát,
điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí trong Ban
kiểm soát, Ban Quản lý, Ban Điều hành. Đồng thời họ cũng là người được nhận
lợi nhuận và chịu rủi ro tương úng với cổ phần mà họ đóng góp.
* Ưu điểm của loại hình:
Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn, tương ứng với tỷ lệ vốn góp của
họ, các nhà đầu tư dễ dàng chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh
vực này sang lĩnh vực khác thông qua hình thức chuyển nhượng, quy mô hoạt
động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy đông vốn của
các nhà đầu tư.
* Nhược điểm:
Do phải công khai tình hình tài chính với các cổ đông nên khả năng bảo
mật kém,vốn thành lập công ty tương đối cao,các cổ đông phải chịu thuế thu
nhập từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần,công ty phải thực hiện các nghĩa vụ nộp
ngân sách với nhà nước theo quy định.
2.1.4 Sản phẩm chính của công ty

Được thành lập cách đây 48 năm công ty đã có những bước thăng trầm
nhất định, xong công ty luôn là tấm gương Anh hùng Lao động, đã đứng vững
trên thị trường du lịch Việt Nam, đã khẳng định được vị thế của mình.
Công ty luôn luôn đổi mới không ngừng, phát huy tinh thần sáng tạo. Đến
nay công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực:
*Kinh doanh nhà hàng:
Do có lợi thế về khuân viên, cùng với hệ thống nhà hàng đạt tiêu chuẩn
cao. Do đó, kinh doanh ăn uống chính là thế mạnh của công ty. Hàng năm công
ty đã phục vụ nhiều khách trong và ngoài nước, phục vụ nhiều tiệc cưới. Hàng
năm doanh thu từ lĩnh vực này chiếm khoảng trên 30% tổng doanh thu của
công ty.
* Kinh doanh dịch vụ khách sạn:
Ngoài kinh doanh nhà hàng là nguồn thu chính của công ty, thì kinh doanh
dịch vụ phòng ngủ cũng là lĩnh vực kinh doanh quan trọng và nó chiếm doanh
thu tương đương với lĩnh vực ăn uống .
* Dịch vụ bổ sung: Công ty có phòng tập thể dục với trang thiết bị hiện đại ,bể
bơi thông minh ,sân tennis rộng, phòng karaoke, phòng xông hơi…
*Dịch vụ khác:
- Bán đồ lưu niệm: Bán những món quà tuy giá trị không lớn nhưng nó mang
đậm bản sắc văn hoá,các món quà được các nghệ nhân làm một cách tinh xảo.
-Kinh doanh dịch vụ vẩn chuyển,hướng dẫn,phiên dịch,bảo vệ sức khoẻ,
thông tin;
-Cung ứng lao động cho các tổ chức nước ngoài;
-Kinh doanh lữ hành nội địa,quốc tế;
-Bán lẻ thuốc lá nội;
-Dịch vụ thương mại,chuyển giao công nghệ và các dịch vụ điện tử khác;
-Kinh doanh hàng nông,lâm ,thuỷ sản,các mặt hàng tiêu dùng, vật liệu xây
dựng, hàng điện tử, điện lạnh, các thiết bị điện tử.
2.1.5 Thị trường chính
2.1.5.1 Phân đoạn thị trường

Sau nhiều năm liên tục đạt danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động” cùng với
nhiều thành tựu đã đạt được, công ty cổ phần Du lịch Kim Liên đã đứng vững
trên thị trường và ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Công ty đã liên
tục mở rộng phạm vi hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đa dạng hoá nhiều sản
phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính vì thế mà hai chữ “
Kim Liên” đã đi vào lòng nhiều du khách, để lại nhiều ấn tượng không chỉ với
khách trong nước mà có cả khách nước ngoài. Để xác định được mình đang ở vị
trí nào,có thể đáp ứng được đến đâu, công ty đã phân ra những đoạn thị trường
mà ở đó công ty có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách, chứ không phải là
sự mở rộng tràn lan. Đối với khách trong nước công ty hướng tới các công
chức,viên chức của các tỉnh thành trong cả nước, khách tham quan, du lịch, lễ
hội, học sinh, sinh viên…
Còn đối với khách nước ngoài, ngoài các khách hàng quen thuộc như
Trung Quốc, Nga và các nước Đông Nam Á ra, công ty cũng đã chú trọng và
khai thác thị trường mới và một số thị trường khách khó tính hơn như: Nhật
,Pháp, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia….
2.1.5.2 Chính sách Marketing- Mix của công ty
Các doanh nghiệp để tồn tại trong thị trường cạnh tranh nhau phải có
những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những thị trường nhất định. Đây là điều kiện
duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp đó trong thị trường. Sự tồn tại của
doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây. Vì vậy, các doanh nghiệp phải
luôn vận động, biến đổi, phải có những chính sách marketing phù hợp nhất giúp
doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường.
Để đứng vững được trên thị trường như hiện nay công ty đã không ngừng
tìm hiểu để có những chính sách marketing tối ưu nhất.
- Chính sách sản phẩm: Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên đã tồn tại và phát
triển lâu năm trên thị trường. Hiện công ty đang ngày càng thành công trong
việc thu hút khách, đó là do công ty đã có chính sách về sản phẩm đúng đắn.
Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ, cở sở lưu trú,
phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách, hệ

thống các chương trình du lịch đa dạng, sinh động, mới lạ, mang tính khám phá.
Du khách đến với công ty luôn luôn cảm thấy thoải mái, thư giãn và hài lòng
với thái độ phục vụ nhiệt tình cởi mở của đội ngũ nhân viên. Hiện nay, công ty
ngày càng mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, đẩy
mạnh công việc đầu tư cơ bản, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có, mở rộng quy mô
và năng lực hoạt động kinh doanh, thường xuyên bổ sung trang thiết bị cho
khách sạn, nhà hàng, trung tâm lữ hành quốc tế để sản phẩm ngày càng hoàn
hảo hơn.
- Chính sách giá: Cạnh tranh bằng giá cả là một trong những vũ khí đầy
mãnh lực trong thời đại kinh tế hiện nay. Do Kim Liên là khách sạn được xếp
hạng ba sao, chính vì thế đối tượng phục vụ chủ yếu cuả khách sạn là những
khách có khả năng thanh toán trung bình hoặc khá. Vì thế cạnh tranh về giá là
vũ khí hữu hiệu của công ty. Có thể nói, sự hấp dẫn và thu hút khách của công
ty chính là do khách sạn có chính sách giá khá thấp so với các khách sạn cùng
loại trên địa bàn Hà Nội.
Bên cạnh mức giá thấp, công ty còn áp dụng chính sách giá mềm dẻo linh
hoạt. Công ty có nhiều mức giá khác nhau, cho tường đối tượng khác nhau, tuỳ
thuộc vào thời vụ, lượng khách, chủng loại dịch vụ mà công ty có những mức
giá phù hợp. Ngoài ra, các công ty lữ hành đến công ty còn được hưởng tỷ lệ
chiết khấu cho khách và tỷ lệ hoa hồng nhất định.
Bảng 2.1: Giá phòng của Khách sạn Kim Liên 1 Năm 2008.
Đơn vị:1000đ.
Stt Phòng Single Tiwn Triple
1 KL Suite 365 365
2 Suite 892 892
3 Deluxe 946 103
4 Superior 630 788
5 Standard A 470 551 630
6 Standard B 425 504 583


(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
- Chính sách phân phối:
Do tính đặc thù của sản phẩm khách sạn là cố định, việc sản xuất và tiêu
dùng là tại chỗ. Chính vì vậy, để có chính sách phân phối càng trở nên quan
trọng. Tuy nhiên để có được những kênh phân phối hiệu quả, thông minh, thu
hút được lượng khách nhiều nhất không phải là chuyện đơn giản.
Công ty cổ phần Du Lịch Kim Liên khá nhanh nhạy và sáng tạo trong việc
xác lập các kênh phân phối nhằm nâng cao hiệu qủa thu hút khách. Công ty
không ngừng củng cố và duy trì thị trường khách hàng truyền thống và tìm kiếm
các nguồn khách mới. Công ty không ngừng thiết lập và mở rộng các mối quan
hệ hợp tác với các tổ chức trung gian như các hang hàng không, đại lý du lịch,
các công ty lữ hành, các tổ chính phủ. Các mối quan hệ này được cụ thể hoá
bằng lợi ích kinh tế dưới hình thức hoa hồng. Tỷ lệ hoa hồng tuỳ thuộc vào số
lượng khách, thời vụ và mối quan hệ hợp tác. Bên cạnh đó, công ty còn không
ngừng củng cố mối quan hệ khăng khít với các công ty và các hang lữ hành
khác để tạo cho mình một kênh phân phối có lợi nhất.
Hiện nay công ty sử dụng kênh phân phối khá đa dạng. Ngoài các kênh
phân phối trực tiếp trên mạng internet, báo chí, các phương tiện truyền thông,
qua truyền miệng của khách hàng quen. Công ty còn sử dụng các kênh phân
phối gián tiếp như: hợp tác với các công ty, các hang lữ hành.
Các bạn hàng truyền thống của công ty: Công ty Du lịch Hải Phòng, Hãng
lữ hành Hảo Mây, Công ty Du lịch Hoa Cẩm, Sài Gòn tourist, Công ty xe Bus
Hà Nội, Tổng cục Đường Sắt, Công ty xe Hoàng Long, Taxi Hoàn Kiếm.
Các công ty này đã cung cấp cho công ty một khối lựơng khách lớn, ổn
định hơn và không ngừng mở rộng phạm vi hoạt động.
- Chính sách xúc tiến bán:
Trong công tác quảng bá, xúc tiến công ty tích cực tham gia nhiều hội chợ
chuyên ngành trong nước và ngoài nước như các liên hoan du lịch quốc tế Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, hội chợ ITB tại CHLB Đức, CTM
tại Malaysia, Travex- ASEAN, các chương trình quảng bá của Tổng cục Du lịch

ở Pháp, Trung Quốc , Thái Lan…Năm 2004, công ty đã có bước đột phá trong
công tác quảng bá thương hiệu trên thị trường nước ngoài với việc khai trương
văn phòng công ty tại thủ đô Bắc Kinh, công ty đã tổ chức thành công chương
trình quảng bá thương hiệu, xúc tiến kinh doanh tại ba thành phố lớn của nước
bạn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu. Chương trình quảng bá của công ty
thu hút được nhiều hãng lữ hành quốc tế và sự quan tâm của lãnh đạo ngành du
lịch nước bạn và được đánh giá cao về tính hấp dẫn cũng như tính chuyên
nghiệp trong tổ chức. Với công tác quảng bá như vậy, lượng khách Trung Quốc
đến công ty ngày một gia tăng.
Với chính sách Marketing như vậy công ty công ty đã và đang xây dựng
một thương hiệu mạnh của ngành Du lịch, góp phần nâng cao vị thế của du lịch
Việt Nam trên thế giới và khu vực.
2.2 Các điều kiện kinh doanh
2.2.1 Nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu khi mới thành lập của một doanh
nghiệp, nó là điều kiện cần thiết cho sự phát triển các hoạt động của doanh
nghiệp đồng thời đem lại sự phồn thịnh cho doanh nghiệp. Nguồn vốn tạo cơ
hội cho doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, tăng thị phần trên thị trường. Sử
dụng nguồn vốn hiệu quả giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường,
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Du lịch Kim liên – Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên
tiền thân là Khách sạn Bông Sen Vàng Hà Nội thuộc Tổng Cục Du lịch Việt
Nam. Chính vì trước đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung Ương
thuộc Tổng Cục Du lịch Việt Nam, mãi cho đến 29/02/2008 mới chính thức cổ
phần hoá, cho nên nguồn vốn của công ty từ: Hoạt động kinh doanh của công
ty mang lại. Ngoài ra còn có cả nguồn vốn của Tổng Cục Du lịch Việt Nam
thông qua các dự án đầu tư. Bên cạnh đó công ty còn hợp tác kinh doanh với
các tổ chức và công ty khác.
Do công ty ngày càng mở rộng cả về quy mô lẫn lĩnh vực kinh doanh.
Chính vì thế tổng nguồn vốn của công ty liên tục tăng cao. Trong đó vốn chủ

sở hữu chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 80% tổng nguồn vốn. Vốn vay của công ty
chỉ chiếm một lượng nhỏ vào khoảng trên dưới 1% tổng nguồn vốn. Nhìn
chung, nguồn vốn của các năm liên tục thay đổi và luôn có xu hướng tăng. Tuy
nhiên mức tăng của nguồn vốn chưa cao lắm, đôi khi tăng chậm tới mức gần
như chững lại. Chẳng hạn năm 2007 chỉ tăng 1.551.946.000đ so
với 2006, tức
là chỉ tăng 5%.( Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm.
Đơn vị tính:1000đ.
Stt Diễn giải Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008
1 Tổng nguồn vốn 27.441.831 31.036.173 32.588.119 35.132.839
2 Vốn vay 274.420 310.354 325.083 356.379
3 Nợ phải trả khác 6.311.621 7.130.567 7.488.367 7.477.674
4 Vốn chủ sở hữu 20.306.954 22.940.271 24.115.208 26.564.002
5 Nguồn kinh phí và quỹ khác 548.836 654.981 659.461 734.784

(Nguồn:Phòng hành chính nhân sự)
2.2.2 Cở sở vật chất của công ty
* Vị trí: Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên toạ lạc ở vị trí cực kì thuận
lợi, cách không xa trung tâm thành phố, năm trên một trong những con phố náo
nhiệt của Hà Nội, gần công viên Lê Nin, một công viên nổi tiếng với con hồ đẹp
và những lối đi dạo lãng mạn. Khách sạn cách sân ga khoảng 5-10 phút lái xe,
và khoảng 45 phút để tới sân bay.
* Không gian: Công ty được mệnh danh là chúa đất giữa lòng thủ đô với
khuân viên khá lý tưởng hơn 3ha. Đuờng đi vào cổng chính của công ty có
nhiều cây tạo cảm giác thoáng mát,chậu cảnh được xếp xen kẽ ở hai bên lối vào
các toà nhà ,tạo cảm rộng rãi và thoải mái ,thân thiện với thiên nhiên.Bên cạnh
đó là hệ thống chiếu sáng hợp lý ở hai bên đường làm tăng thêm tính thẩm mỹ
cho công ty.Các toà nhà của công ty được thiết kế một cách quy mô,kiốt được
bố trí hợp lý, lối vào rộng.

* Bộ phận lưu trú: Công ty có hệ thống khách sạn lớn, với 3 khách sạn:
Kim Liên 1; Kim Liên 2 và Kim Liên 3. Khách sạn hiện có 420 phòng, trong đó
có 327 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao.
Hệ thống khách sạn lớn với trang thiết bị, tiện nghi hiện đại, cách bái trí
thông minh có thể đáp ứng một khối lượng khách lớn.
- Kim Liên 1: Khách sạn bao gồm nhà 4,8,9 với 183 phòng đạt tiêu chuẩn
quốc tế 3 sao.Diện tích phòng 24m2-42m2 ,tiện nghi trong phòng hiện đại đựơc
bài trí ấn tượng tạo cho khách cảm giác ấm cúng.Tiện nghi trong phòng đầy đủ
với ti vi vệ tinh gồm các kênh trong và ngoài nước, điện thoại IDD, điều hoà
nhiệt độ,tủ lạnh –minibar, bồn tắm, bình nóng lạnh, một số phòng còn có cả
máy sấy tóc, cân sức khoẻ, két an toàn,máy tập thể dục, bếp gas, tủ tường, sa
lông bành, có phòng khách, điện thoại trong phòng tắm.
- Kim Liên 2: Khách sạn có 256 phòng,trong đó có 144 phòng được xếp
hạng tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, còn lại là 2 sao.Khác với Kim Liên 1,Kim Liên 2
không được như thế nhưng các phòng đều có trang thiết bị hiện đại, giá cả phải
chăng.Kim Liên 2 bao gồm nhà 1,2 5,6,10.
- Kim Liên 3: Khách sạn nằm cách biệt hẳn với 2 khách sạn trên, đó là
hai khu biệt thự riêng biệt được thiết kế theo phong cách của Pháp- nơi tập
trung cơ quan văn phòng chính phủ, đại sứ quán và các tổ chức nước ngoài tại
Hà Nội. Khách sạn có tổng diện tích là 700m2,thoáng đãng, có gara ôtô, an ninh
nơi đây được đảm bảo 24/24,hệ thống điện nước ổn định.
* Bộ phận nhà hàng:
Đây là bộ phận lớn và quan trọng của công ty. Hàng năm, doanh thu
trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của công ty.
Hệ thống nhà hàng được trang bị bằng những trang thiết bị hiện đại, sang
trọng, lịch sự. Toàn bộ nhà hàng gồm có 7 nhà hàng là:
-Nhà hàng Hoa Sen 1: Gồm có hai tầng chuyên để phục vụ tiệc cưới và
hội nghị với lượng khách lên tới 1000 người.
Hai tầng được thiết kế khá giống nhau, nhưng ở tầng 2 không có quầy
bar. Ở tầng, phía bên trái cửa ra vào có một quầy bar đựoc thiết kế hợp lý, thuận

tiện cho khách, ở quầy được trang trí đơn giản nhưng đẹp mắt, trên tủ bày các
loại rượu vang, nước ngọt…Ngoài ra còn có 2 phòng Vip, có một phòng kho, 1
phòng rửa đồ, 1 phòng bếp được chia thành 2 khu: khu chế biến và khu chia
thức ăn rất sạch sẽ, toàn bộ việc nấu nướng và chia thức ăn của 2 tầng được thực
hiện ở đây.
Khu vực vệ sinh ở phía cầu thang lên tầng 2 .Nhà vệ sinh được cọ rửa
liên tục, sạch sẽ, hiện đại. Trang thiết bị của phòng ăn gồm có dàn loa với
nhưng bản nhạc du dương, sôi động…cùng với ti vi 42inch được lắp ở gần
khấu, điều hoà,tranh treo tường, hoa,chậu cảnh được đặt ở góc phòng một cách
hợp lý làm tăng oxi trong phòng mà không làm diện tích phòng bị hẹp, rèm cửa
được trang trí đẹp mắt. Hệ thống đèn chùm đẹp, sang trọng, đèn vàng xen kẽ
đèn trắng tạo cảm giác ấm cúng mà không bị thiếu ánh sáng, Bàn ghế lịch sự,
tông màu nhã nhặn, ghế được bọc bằng vải trắng kết hợp với lơ vàng, bàn trải
khăn vàng và điểm thêm khăn xanh ở giữa tạo điểm nhấn. Bên cạnh đó là dụng
cụ ăn uống sạch sẽ, lịch sự tạo cảm giác ngon miệng cho khách.
- Nhà hàng Hoa Sen 2: Nhà hàng cách nhà hàng Hoa Sen 1 khoảng 50m,
được thiết kế tương tự như nhà hàng Hoa Sen 1.Nhà hàng có đại sảnh
rộng,trang thiết bị hiện đại. Sức chứa của nhà hàng lên tới 400 khách.
-Nhà hàng Hoa Sen 3: Có 2 tầng, phòng ăn nhỏ, trang thiết bị không hiện
đại như ở hai nhà hàng trên. Nhà hàng chủ yếu phục vụ khách bình dân trong và
ngoài công ty. Nhà hàng có thể phục vụ được 240 khách một lúc.
- Nhà hàng Hoa Sen 5: Như nhà hàng Hoa Sen 3, thường để phục vụ
khách bình dân.
- Nhà hàng Hoa Sen 6: Được thiết kế tương tự như nhà hàng Hoa Sen 1,2.
Nhưng có một điểm khác là nhà hàng có 3 tầng, trong đó tầng 1,2 dùng để làm
phòng ăn ,còn tầng 3 là phòng hội trường. Sức chứa của tầng 1 là 22 mâm, tầng
2 là 35 mâm, tầng 3 là 26 mâm, mỗi mâm là 10 người. Riêng đối với hội nghị,
hội thảo, ở tầng 3 sức chứa lên tới 400 người.
- Nhà hàng Hoa Sen 7: Nhà hàng có hai tầng, có trang thiết bị hiện
đại,các gian phòng được bài trí hợp lý. Nơi đây thương xuyên có những cuộc

hội thảo,hội nghị lớn nhỏ, tiệc cưới, tiệc trà. Với trang thiế bị hiện đại, đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp. Do đó nhà hàng có thể phục vụ được700 khách cùng
một lúc.
- Nhà hàng Hoa Sen 9: Nhà hàng có trang thiết bị hiện đại, có bar uống
cocktail. Nhà hàng chuyên phục vụ tiệc cưới, hội nghị, hội thảo với lượng khách
lên tới gần 400 khách một lúc.
Như vậy, với hệ thống 7 nhà hàng, hiện đại, chuyên nghiệp, diện tích nhà
hàng rộng lớn. Bộ phận nhà hàng đã trở thành bộ phận quan trọng không thể
thiếu của công ty.
* Bộ phận lễ tân:
Là bộ mặt đại diện cho công ty. Chính vì thế, bộ phận Lễ tân được trang
trí rất đẹp và lịch sự tạo được sự chuyên nghiệp cho công ty. Bộ phận Lễ tân
bao gồm hai khu: Khu Lễ tân 1 và khu Lễ tân 2.
Khu vực Lễ tân ở Kim Liên 1:Ngay lối vào là các chậu cảnh được đặt xen
kẽ, tiền sảnh rộng 115m2, quầy lễ tân rộng13m2.
Trang thiết bị ở quầy lễ tân được trang bị hiện đại, được bố trí hợp lý,
trang thiết bị bao gồm: Một két giữ đồ cho khách; Điều hoà hai chiều; Hệ thống
đồng hồ gồm nhiều múi giờ; Điện thoại để thông tin nội bộ; Bốn máy tính nối
mạng; Một máy fax; Một máy in laser; Một bộ bàn ghế cho khách ngồi đợi; Một
tủ chìa khoá phòng; Một ti vi với 10 kênh quốc tế; Một phòng khách rộng
17m2 có điều hoà, bàn ghế cho khách ngồi chờ làm thủ tục; Két sắt; Máy soi
tiền giả.
Khu vực Lễ tân 2: Tiền sảnh của khu vực này rộng 105m2, quầy lễ tân
rộng 10m2. Trang thiết bị trong phong gồm có: Bốn máy tính nối mạng, điện
thoại, điều hoà, ti vi, đồng hồ, bàn ghế.
* Dịch vụ bổ sung:
Hệ thống máy tính cục bộ, hệ thống các kiôt, các cửa hàng lưu niệm, các
cửa hàng sách, phương tiện vận chuyển hiện đại, bể bơi thông minh, Phòng
massage kết hợp với phương pháp trị liệu hiện đại, Phòng Karaoke với hệ thống
âm thanh hoành tráng, hệ thống phòng cháy chữa cháy an toàn, xe ôtô 15, 25-

45chỗ cho thuê, dịch vụ điện thoại với tổng đài điện thoại trên 1000 số.
1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ
Những sức mạnh đơn lẻ của các thành viên được tập hợp lại và biến
thành sức mạnh thông qua tổ chức. Cũng thông qua tổ chức, tính trồi của tổ
chức được hình thành. Vì thế, tổ chức và hình thành một cơ cấu tổ chức hợp lý
là một vấn đề hết sức khó khăn đặt ra trước các nhà quản trị cao cấp. Để quản lý
và điều hành công ty có hiệu quả ,công ty cổ phần Du lịch Kim Liên không
ngừng hoàn thiện và nâng cao bộ máy tổ chức của mình sao cho gọn nhẹ và
hiệu quả. Hiện nay, công ty đang áp dụng cơ chế quản lý khoán, ban hành bổ
sung các định mức,quy chế quản lý tới từng dịch vụ kinh doanh.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty:
* Đại Hội đồng Cổ đông:
Là toàn bộ các cổ đông trong công ty, họ có quyền bầu ra Hội đồng quản trị
của công ty.
- Thảo luận báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm, báo cáo của Ban Kiểm
soát, báo cáo của Hội đồng Quản trị, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của công ty.
- Thảo luận và thông qua số lượng thành viên của Hội đồng Quản trị; lựa
chọn công ty kiểm toán; bàn về vấn đề giải thể, sáp nhập hoặc chuyển đổi công
ty…
* Hội đồng Quản trị:
Là cơ quan quền lực cao nhất của khách sạn. Đây là bộ phận quyết định
những vấn đề quan trọng nhất của doanh nghiệp như tôn chỉ, tầm nhìn, chiến
lược kinh doanh của công ty.
Hội đồng Quản trị có nhiệm vụ báo cáo với Đại Hội đồng cổ đông về tình
hình của công ty. Đồng thời, giám sát Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý
khác.
Quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh và ngân sách hàng năm, xác định
mục tiêu hoạt động của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HÀNH CHÍNHTỔ CHỨC NHÂN SỰTIỀN LƯƠNGY TẾ

KẾ HOẠCH, TỔNG HỢP THỐNG KÊ
QUẢN LÝ TÀI SẢN
THỰC PHẨM
NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ TÀI SẢN
BẢO VỆSỬA CHỮACÂY CẢNH VỆ SINH NGOẠI CẢNHAIT
HÀNH CHÍNH NHÂN SỰKẾ HOẠCHMUA HÀNG KHOKĨ THUẬTGIẶT LÀ NỘI BỘ AN NINH
KIỐTG/LÀ(K/DOANH)
PHÓ TỔNG GIÁM ĐÓC
TỔNG GIÁM ĐỐCHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN THƯ KÝ
DỊCH VỤ KHÁC
KẾTOÁN
KIỂM TRA NỘI BỘ
BAN KIỂM SOÁT
BANĐẦU TƯ
NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
THU NGÂN
KẾ TOÁN
VĂN PHÒNGCÁC HOA SEN
Trang trí, âm thanh
THỊ TRƯỜNGTHỊ TRƯỜNGLẾ TÂNLƯU TRÚBÃI XE Ô TÔSÂN TENNISBỂ BƠI
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
* Ban Kiểm soát: Kiểm tra toàn bộ hệ thống tài chính và thực hiện các quy
chế của công ty, kiểm tra các vấn đề trong công ty.
* Tổng Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước Hội đồng thành
viên và pháp luật hiện hành.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của
công ty, đề xuất các chiến lược kinh doanh cũng như đầu tư với hội đồng thành

viên.
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và các phòng ban trong
công ty theo kế hoạch phát triển do hội đồng thành viên phê duyệt.
- Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động trong công ty.
* Phó Tổng Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh của
công ty, thay mặt tổng giám đốc quyết định một số công việc của công ty.
- Xây dựng mục tiêu kế hoạch kinh doanh theo quý, năm và đảm bảo lợi
nhuận và vốn công ty đầu tư.
- Thực hiện các kế hoạch của công ty, báo cáo kết quả tình hình hoạt động
của công ty cho Tổng Giám đốc.
*Bộ phận Hành chính Nhân sự:
- Chịu sự lãnh đạo của Giám đốc.
- Thực hiện các công tác hành chính, văn thư, đánh máy của doanh nghiệp.
- Thực hiện các công tác về nhân sự, tiền lương, lao động, chế độ chính sách
với người lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho công ty cả về số lượng và chất
lượng, đánh giá việc thực hiện công việc của nhân viên, xây dựng chính sách
tạo động lực cho nhân viên.
* Bộ phận Kế hoạch:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, xây
dựng cơ bản.
- Xây dựng mục tiêu cho công ty.
- Xây dựng theo dõi thanh lý hợp đồng.
- Quản lý kho hàng,theo dõi tài sản các loại, quản lý sổ sách, mua sắm trang
thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu của công ty.
* Bộ phận mua hàng: Bộ phận này chịu trách nhiệm mua hàng hoá ,quản lý
kho hàng đảm bảo kho hàng luôn đủ lương thực, thực phẩm, dụng cụ, công cụ,
quản lý nguyên vật liệu cho toàn công ty.
* Bộ phận an ninh: Bảo vệ an toàn cho toàn công ty cả về người và tài sản.
* Bộ phận kĩ thuật: Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị của công ty. Chăm sóc

cây cảnh.
* Bộ phận Kế toán:
- Theo dõi,cập nhật hàng hoá xuất nhập của công ty.
- Thực hiện thu chi, vào sổ các hoá đơn chi tiêu của công ty.
- Lập chứng từ, báo cáo định kì tình hình kinh doanh cho Ban Giám đốc.
Đồng thời, tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tài chính của công ty
- Cung cấp số liệu cho việc phân tích tình hình kinh doanh của công ty, đề
ra phương án kinh doanh tối ưu cho công ty.
* Bộ phận thu ngân:
- Thu tiền của khách, kiểm tra tiền.
- Bàn giao tiền vào cuối ca.
- Phối hợp với kế toán.
* Bộ phận Lễ tân.
- Là bộ mặt của công ty, đại diện cho công ty tiếp xúc với khách hàng, là
cầu nối giữa khách với các bộ phận khác của công ty.
- Định hướng tiêu dùng cho khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm
dịch vụ của công ty.
- Trung tâm điều phối mọi hoạt động của các bộ phận.
- Tham mưu, cung cấp thông tin cho Giám đốc để điều chỉnh kế hoạch,
chiến lược kinh doanh của công ty.
* Bộ Phận Thị trường:
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nguồn khách.
- Kí hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hang, các công ty du lịch để khai
thác nguồn khách, thu hút khách
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về thị trường khách du lịch.
- Thực hiện chính sách khuyến khích kinh doanh.
- Nghiên cứu các chính sách marketing.
* Bộ phận Lưu trú:
- Chăm lo sự nghỉ ngơi của khách, đảm bảo an toàn cho khách trong thời
gian lưu trú tại khách sạn.

- Tham mưu cho Ban Giám đốc về nhu cầu tiêu dùng của khách, phản ánh ý
kiến của khách về chất lượng dịch vụ.
- Cung cấp thông tin cho bộ phận lễ tân về tình trạng buồng phòng của
khách sạn, Phối hợp với bộ phận lễ tân quản lý khách.
- Vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị.
- Đáp ứng các nhu cầu khác của khách.
- Thông báo cho bộ phận thu ngân về việc tiêu dùng của khách.
- Tiếp nhận và bảo quản hàng hoá vật tư của khách.
* Bộ phận Nhà hàng: Nhà hàng là nơi chuyên phục vụ nhu cầu ăn uống của
khách. Đây là bộ phận quan trọng trong khách sạn. Nhà hàng có chức năng
nhiệm vụ sau:
- Đảm bảo chỉ tiêu doanh thu nhà hàng đối với công ty.
- Nhà hàng Hoa Sen I chuyên về mảng phục vụ tiệc cưới, hội nghị, hội thảo.
- Nghiên cứu nhu cầu ăn uống của khách, giúp bộ phận bếp lên thực đơn.
- Xây dựng giá cũng như các dịch vụ cung cấp cho khách.
- Tổ chức chế biến thức ăn và phục vụ khách.
- Quảng cáo giới thiệu về sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Đảm bảo nhu cầu ăn uống cho khách.
- Tư vấn cho khách, tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
- Phản ánh tình hình kinh doanh ăn uống với công ty.
- Thực hiện các kế hoạch, mục tiêu mà công ty đề ra.
2.2.4 Nguồn nhân lực của công ty
Lao động là yếu tố quan trọng nhất trong mọi doanh nghiệp, nếu không
có con người thì dù trang thiểt bị hiện đại đến bao nhiêu thì cũng không làm gì
được. Bởi tất cả những trang thiết bị hiện đại đó đều do con người tạo ra, vì thế
chỉ có con người mới có thể điều khiển được nó. Đặc biệt là trong lĩnh vực dịch
vụ, lao động có những nét đặc trưng riêng của nó. Do đó việc bố trí nguồn nhân
lực phù hợp với yêu cầu của công ty không phải là đơn giản. Nó đòi hỏi có sự
nghiên cứu kĩ lưỡng, chỉ có như thế mới phát huy hết thế mạnh của công ty để
đưa công ty ngày càng đi lên.

* Phân theo trình độ:
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2008.
Stt Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ
1 Tiến sĩ, Thạc sĩ 7 0,60%
2 Đại học 135 18,6%
3 Trung cấp 257 35,70%
4 Sơ cấp 258 36,50%
5 Trung học phổ thông 63 8,6%


( Nguồn: Phòng Hành chính Nhân Sự)
Do yêu cầu về trình độ ở các bộ phận không giống nhau.Có những bộ
phận đòi hỏi có trình độ học vấn cao nhưng có những bộ phận chỉ đòi hỏi sơ cấp
về trình độ. Nhìn chung, trình độ học vấn của lao động trong công ty không cao.
Trong đó trung cấp chiếm 35,7%, tương ứng với 257 nhân viên, trình độ sơ cấp
chiếm 36,5%. Hầu hết lao động này là lao động trực tiếp như nhân viên phục vụ
tiệc cưới, nhân viên buồng phòng. Trình độ trung học phổ thông chiếm 8,6%
tương ứng với 63 nhân viên, lao động này thường tập trung vào các bộ phận lao
động chân tay, có sức khỏe như coi xe, giặt là, cây cảnh, vệ sinh ngoại cảnh,
bảo vệ. Đối với lao động có trình độ đại học, mặc dù lao động này đã tăng nhiều
nhưng đến nay cũng chỉ chiếm 18,6% tương ứng là 135 người, lao động này
thường tập trung vào quản lý, điều hành các bộ phận. Chiếm tỷ lệ ít nhất là lao
động có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, lao động này thường tập trung vào vị trí quản lý
cấp cao, như thành viên trong Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Giám
đốc.
Cơ cấu lao động liên tục thay đổi, nhất là khi xã hôị ngày càng phát triển
thì nó càng đòi hỏi cao về chất lượng, do đó trình độ lao động sẽ ngày càng đòi
hỏi cao hơn.
* Phân theo giới tính:
Tình hình lao động theo giới tính luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên sự thay

đổi này không quá lớn. Đối với lao động nam thường dao động trong khoảng
40%, còn lao động là nữ giới thường dao động trong khoảng 60%. Tỷ lệ này
cho thấy, ngành dịch vụ thường yêu cầu nhiều nữ giới hơn, và lao động nữ
thường được bố trí ở những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, và ở ưu
tiên ở những công việc đòi hỏi sự khéo léo, nhẹ nhàng.
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo giới tính
Stt Giới tính Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008
1 Nam(Người)
Tỷ lệ(%)
257
40,4%
264
40,06%
275
39,3%
270
37,5%
2 Nữ(Người)
Tỷlệ (%)
378
59,6%
395
59,94%
425
60,7%
450
62,5%

( Nguồn: Phòng Hành chính Nhân Sự)
* Phân theo độ tuổi:

Bảng 2.5: Tình hình lao động theo độ tuổi của công ty năm 2008
Stt Chỉ tiêu Số lượng(người) Tỷ lệ(%)
1 Tuổi từ 18-30 410 56,9
2 Tuổi từ 30-45 283 39,3
3 Tuổi từ 45-60 27 3,8

( Nguồn: Phòng Hành chính Nhân Sự)
Do đặc điểm của lao của ngành dịch vụ là cường độ làm việc cao, chịu áp
lực công việc lớn mà lao động trong ngành nói chung và trong công ty cổ phần
Du lịch Kim Liên nói riêng có lao động trẻ khá cao. Một số bộ phận tiếp xúc
trực tiếp với khách thường yêu cầu nhân viên là những người có độ tuổi không
quá 30, đó phải là những người trẻ khoẻ, đầy nhiệt huyết… Chính vì thế những
bộ phận này thường dành cho những sinh viên mới ra trường. Lao động này
chiếm tỷ lệ cao nhất trong công ty, số lượng lao động ở độ tuổi từ 18-30 lên tới
410 người, chiếm 56,9% trong tổng số lao động. Chiếm tỷ lệ ít hơn là lao động
ở độ tuổi từ 30-45, những người này thường là những người đã có kinh nghiệm
và thường tập trung ở các các quản lý của công ty, lao động này chiếm 39,3%,
tương ứng với 283 lao động trong tổng số 720 lao động của công ty. Chiếm tỷ lệ
thấp nhất là độ tuổi từ 45 trở lên, đây hầu hết là các lãnh đạo cấp cao.
Có thể nói, lao động của công ty rất đa dạng, số lượng lao động tương đối
nhiều. Tuy nhiên, lao động ở công ty vẫn chưa thực sự hợp lý, gây ra tình trạng
sắp xếp người vào các bộ phận chưa chính xác từ đó tạo ra tình trạng nhàm chán
cho nhân viên, không kích thích được nhân viên làm việc hết mình.
2.3 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Bảng 2.6: Bảng tổng kết kết qủa kinh doanh của công ty qua các năm.
Đơn vị: 1000Đ.
Stt Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 Năm2008
1 Tổng DT
Tốcđộtăngliên hoàn(%)
118.235.642 117.163.774

99,09
127.227.740
108,59
122.156.166
96
2 DTDV Buồng
Tốcđộtăngliên hoàn(%)
33.256.842 38.460.003
115,64
42.493.312
110,48
36.124.381
85
3 DTDV Ăn uống
Tốcđộtăngliên hoàn(%)
37.362.463 39.136.489
104,75
42.217.577
107,87
42.801.720
101,38
4 DTDV khác
Tốcđộtăngliên hoàn(%)
47.616.336 39.567.282
83,09
42.516.851
107,45
43.230.065
101,68
5 Chi phí 102.029.480 97.474.413 113.090.974 103.692.597

6 Nộp Ngân sách 7.526.162 9.757.811 8.136.766 10.463.569
7 Lợi nhuận 8.680.000 9.931.550
114
11.362.694
114,07
13.189.723
116,08
8 Thunhập BQ/Người LĐ 2.250 2.300 2.350 2.400


(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân Sự)
Nhận Xét:
Qua bảng tổng kết trên ta thấy, tình hình kinh doanh của các năm tương
đối tốt. Mặc dù tổng doanh thu của các năm tăng giảm không điều , nhưng lợi
nhuận giữa các năm đều tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn
và nguồn lao động rất hiệu quả.
Doanh thu năm 2006 giảm gần 10%, nhưng trên thực tế lợi nhuận của
năm 2006 tăng 14%, tức là tăng 1.251.550.000 đồng so với năm 2005. Doanh
thu giảm là do doanh thu từ các dịch vụ khác giảm tương đối mạnh, giảm
16,91%, tương ứng nó đã làm giảm 8.049.054.000 đồng so với năm 2005, còn
doanh thu từ dịch vụ buồng và dịch vụ ăn uống vẫn tăng.Trong đó, doanh thu từ
dịch vụ buồng tăng15,64% tương ứng vói tăng 5.203.161.000đồng. Công suất
sử dụng buồng bình quân đạt 84,52% ,trong đó khách sạn Kim Liên 1đạt
79,11%, Khách sạn Kim Liên 2 đạt 88,38% (Bảng 2.7). Công suất sử dụng
buồng bình quân của năm 2006 tuy có giảm nhưng doanh thu từ dịch vụ buồng
vẫn tăng là tổng ngày khách tăng . Đặc biệt là ngày khách quốc tế tăng, ngày
khách quốc tế tăng từ 32.435 ngày khách năm 2005 lên đến 33.333 ngày khách
năm 2006, tức là tăng 2,77% . Đối với ngày khách nội địa thì tốc độ tăng chậm
hơn, chỉ tăng lên 0,38% so với năm 2005, tương ứng với 929 ngày. ( Bảng2.8)
Bên cạnh đó, doanh thu từ dịch vụ ăn uống tăng 4,75% , tương ứng với

1.774.026.000đồng. Điều này chứng tỏ công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả trên
những lĩnh vực chính. Lợi nhuận của công ty vẫn tăng 14%, tương ứng với
1.251.550.000đồng. Lợi nhuận của công ty tăng làm cho thu nhập bình quân
trên đầu người tăng, từ 2.250.000đồng lên đến 2.300.000 đồng/1 tháng.
Sang đến năm 2007, tình hình kinh doanh của công ty càng khả quan hơn,
cả doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động bình quân
đều tăng cao. Tổng doanh thu của năm này tăng lên hơn 10 tỷ đồng so với năm
2006, tốc độ tăng liên hoàn lên tới 108,59%, năm này doanh thu của các dịch vụ
tương đối đều nhau. Trong đó, doanh thu của dịch vụ buồng chiếm 33.4%,
tương ứng với 42.493.312.000 trong tổng doanh thu của công ty. Công suất sử
dụng buồng bình quân của năm đạt 87,29%, trong đó, Khách sạn Kim Liên 1
đạt 82,50%, Khách sạn Kim Liên 2 đạt 90,62% . ( Bảng2.7). Tổng số ngày
khách tăng so với năm 2006 là 886 ngày , tức là tăng lên 0,32%, ngày khách
quốc tế và ngày khách nội địa tăng tương ứng là 0,1% và 0,23%. (Bảng2.8)
Doanh thu của dịch vụ ăn uống tuy vẫn tăng, song tốc độ tăng không
bằng dịch vụ buồng, doanh thu dịch vụ ăn uống đóng góp vào tổng doanh thu
của công ty chiếm 33,18%, tương ứng là 42.217.557.000đồng. So với năm 2006
doanh thu từ dịch vụ ăn uống tăng 3.081.088.000đồng, tức là tăng 7.87%.
Doanh thu từ dịch vụ khác tăng mạnh, đóng góp vào tổng doanh thu của công ty
lên tới 42.516.851.000 đồng, tốc độ tăng liên hoàn 7.45%. Doanh thu của công
ty tăng, làm lợi nhuận của công ty tăng lên. Lợi nhuận của công ty không cao
bằng năm 2006 là do chi phí của công ty bỏ ra lớn, chính sách tiết kiệm chưa
được triệt để, nguồn vốn của năm này sử dụng chưa được hiệu quả lắm. Doanh
thu của công ty tăng làm cho thu nhập bình quân của người lao động tăng. Tuy
nhiên mức tăng này không cao lắm, so với năm 2006, tăng thêm
50.000đồng/1người/ 1tháng.
Đến năm 2008 cuộc khủng hoảng nền kinh tế của đất nước đã làm doanh
thu của công ty giảm mạnh, giảm 5.071.574.000 đồng, tức là làm tổng doanh
thu của công ty giảm 4% so với năm 2007. Sự tác động mạnh nhất đến doanh
thu của toàn công ty là dịch vụ buồng ngủ, công suất sử dụng buồng giảm

mạnh. Nếu như công suất sử dụng buồng của năm 2007 là 87,29%,.Trong đó,
khách sạn Kim Liên 1 công suất sử dụng buồng đạt 82,50%, khách sạn Kim
Liên 2 đạt 90,62%, thì sang đến năm 2008 công suất sử dụng phòng chỉ đạt
73,12%, khách sạn Kim Liên 1 chỉ đạt 65,42%, còn khách sạn Kim Liên 2 đạt
74% ( Bảng2.7). Vào một số thời điểm dịch vụ buồng phòng của khách sạn Kim
Liên 1 gần như đóng cửa. Tổng số ngày khách giảm mạnh chỉ còn 276.047
ngày, tương ứng với 0,85%. Ngày khách quốc tế giảm 2,3% ( giảm 774 ngày ),
ngày khách nội địa giảm 0,65% làm cho số ngày giảm 1583 ngày trong tổng số
ngày khách. (Bảng2. 8).
Doanh thu trong dịch vụ ăn uống vẫn tăng, so với năm 2007, năm 2008
dịch vụ ăn uống tăng 1,38% , đóng góp vào tổng doanh thu của công ty
42.801.720.000đồng, doanh thu của dịch vụ ăn uống không chịu tác động lớn
bởi khủng hoảng kinh tế. Mặc dù doanh thu của dịch vụ ăn uống không tăng
nhiều nhưng trong nền kinh tế hiện nay thì nó đã có đóng góp lớn để giữ công ty
được ổn định.
Bên cạnh sự đóng góp của dịch vụ ăn uống là sự đóng góp của các dịch
vụ khác. Trong những năm gần đây doanh thu của các dịch vụ khác không
ngừng tăng lên. So với năm 2007, doanh thu của nó tăng lên 1,68%, tức là nó đã
đóng góp 43.230.065.000đồng,chiếm 35,39% vào tổng doanh thu của công
ty.Doanh thu của công ty tuy giảm nhưng thu nhập bình quân của người lao

×