Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.92 KB, 23 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH
PHÚ THỌ
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ XUẤT
KHẨU CHÈ:
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển của
ngành chè về đất đai, khí hậu, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có; căn cứ
vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ngành chè đã đề ra những chủ
trương phát triển cho cây chè trong giai đoạn tới như sau:
Một là, xây dựng ngành chè thành một ngành kinh tế có tầm vóc trong sự
nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn, cũng như trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh đã đề ra. Do vậy ngành chè cần phải:
+ Là một ngành kinh tế mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở
Trung du và miền núi.
+ Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng chè trong tỉnh, xuất khẩu ngày càng nhiều
và có tích lũy để tái sản xuất mở rộng.
+ Góp phần vào việc phân bố lại lao động và dân cư, thu hút ngày càng
nhiều lao động, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc và sinh hoạt cho người
lao động, đặc biệt cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và bảo vệ môi sinh.
Hai là, chú trọng việc phát triển khoa học và công nghệ để khắc phục
những nhược điểm và yếu kém hiện nay. Cụ thể:
+ Đưa công nghệ mới vào kinh doanh và phát triển đồi chè (giống mới, kỹ
thuật dâm cành, phân bón hữu cơ,…)
+ Lựa chọn loại hình công nghệ chế biến thích hợp, đổi mới bao bì, mẫu
mã để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu
- Có những giải pháp thích hợp để thu hút mọi nguồn vốn ở trong và ngoài tỉnh
phục vụ cho mục tiêu phát triển cây chè.
Định hướng trong hoạt động xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ
Đến năm 2010 sản lượng chè tỉnh Phú Thọ đạt 100-110 nghìn tấn, tăng
10.680- 20.680 tấn so với hiện nay, trong đó 80% sản phẩm qua chế biến dành
cho xuất khẩu.


3.2. PHÂN TÍCH SWOT CỦA CHÈ PHÚ THỌ TRONG XUẤT
KHẨU
3.2.1. Điểm mạnh
(1) Sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ đã khá nổi tiếng, được người tiêu dùng
biết đến từ lâu, trong khi sản phẩm chè của các đối thủ cạnh tranh (Hà Tây, Hà
Nam, Sơn La…) chưa nổi tiếng và ít được biết đến;
(2) Sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ có một số các ưu điểm sau
- Giá cả tương đối hợp lý (8000-20000đ/kg tuỳ loại), nên hợp với túi tiền
của đa số người tiêu dùng ( có khả năng tăng số lượng khách hàng). Mặt khác,
do đời sống được cải thiện, nhu cầu sử dụng hoa quả tươi ngày một tăng.
- Về giống chè: Phú Thọ có bộ giống chè đa dạng, đã lựa chọn được những
cây đầu dòng, cây mẹ đầu dòng chất lượng cao hơn so với các đối thủ. Gần đây,
Phú Thọ phát triển một số giống chè chín sớm, giống chè chín muộn nên đã hạn
chế được tính mùa vụ; rải được vụ chè, cung cấp cho thị trường chè quả trong
thời gian dài hơn (khoảng 2 tháng).
- Về chất lượng sản phẩm: Với điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu, tập
quán canh tác và kinh nghiệm trong sản xuất của người trồng chè, chắc chắn chè
Phú Thọ sẽ cho sản phẩm có chất lượng cao hơn các đối thủ.
- Về xúc tiến thương mại và bình tuyển chè: Những người nông dân trồng
chè đã thay đổi nhiều về nhận thức, tư duy theo hướng thị trường so với trước
đây; đã thấy được và hưởng ứng việc xây dựng thương hiệu và quảng bá thương
hiệu.
Tỉnh đã chú ý đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu chè HY như: tổ chức
“Hội chợ chè HY 2005”, tham gia các hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức, các
hội chợ của Bộ NN-PTNT; thực hiện các quảng cáo trên thông tin đại chúng, tổ
chức các tuor du lịch sinh thái… ; tổ chức bình tuyển chè (năm 1999 và 2005).
- Về tiêu thụ: Chè nói riêng, cây chè Phú Thọ nói chung đã có chỗ đứng
vững chắc trong tiềm thức và nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế đã chứng
minh, những loại chè ngon (chè làm quà) hầu hết được tiêu thụ tại vườn, nhiều
khi không đủ để cung cấp. Ngoài ra, hệ thống tiêu thụ chè bao gồm những tác

nhân khá chuyên nghiệp (gồm người sản xuất, người thu gom, người bán lẻ,
người chế biến, người tiêu dùng,…), hoạt động của họ khá đa dạng và có thể
đáp ứng được những thay đổi trong sản xuất và thị trường.
- Về chế biến: chế biến long chè đã thành “nghề” của nhiều hộ gia đình, ở
một số xã đã hình thành các “làng nghề” chế biến chè. Đây là yếu tố rất quan
trọng, nhằm tiêu thụ chè cho người sản xuất; hạn chế thiệt hại cho người trồng
chè do việc mất giá khi được mùa (cung vượt cầu).
Sản phẩm long chè, chè đóng hộp được nhiều người biết đến và sử dụng
ngày càng nhiều giữa 2 mùa chè quả; nhất là long chè được xuất khẩu sang
Trung Quốc, Hồng Công…
(3) Về kinh nghiệm của người sản xuất: Do có “nghề” trồng chè từ lâu, nên
người trồng chè của Phú Thọ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và ứng dụng các
Tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của
cây chè, nhất là hiện tượng ra quả cách năm; hạn chế rủi ro mất mùa; chọn được
những cây chè rất ngon và “ngoan” để nhân giống.
(4) Đã thành lập được Hội chè Phú Thọ, thuận lợi cho việc đăng ký nhãn
hiệu hàng hoá tập thể và bảo vệ quyền lợi người trồng chè trong tranh chấp
thương mại. Thành lập HTX sản xuất chè Hồng Nam, Thị xã Phú Thọ có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; là đầu mối quy tụ người trồng
chè trong khu vực, sẽ giúp người trồng chè thực hiện việc trao đổi kinh nghiệm
thâm canh, chăm sóc đảm bảo chất lượng; là đầu mối thương thảo, ký hợp đồng
tiêu thụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người trồng chè trong các tranh chấp
thương mại nếu có.
3.2.2. Điểm yếu:
(1) Quy hoạch vùng nguyên liệu chè còn nhiều bất cập.
(2) Tỉnh Phú Thọ chưa có nhiều chính sách ưu đãi đối với người trồng chè.
(3) Về công nghệ: các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè chưa có công
nghệ bảo quản chè tươi lâu sau khi thu hoạch, phục vụ vận chuyển đi xa tiêu
thụ. Công nghệ chế biến long chè thủ công, năng suất thấp, không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm; chưa có công nghệ chế biến nước ép quả chè; công

nghệ chế biến nước quả chè hiện tại lạc hậu, công suất thấp, sức cạnh tranh
không cao.
(4) Ngành chè của tỉnh Phú Thọ chưa có chiến lược cụ thể về xây dựng và
quảng bá thương hiệu chè Phú Thọ.
(5) Hoạt động Marketing và xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.
3.2.3. Cơ hội:
(1) Kinh tế phát triển, thu nhập và đời sống của đa số người tiêu dùng tăng;
nhu cầu sử dụng hoa quả tươi hàng ngày tăng (nhu cầu tăng), nên có nhiều cơ
hội cho người sản xuất phát triển.
(2) Về tổng thể, chè vẫn là một trong số ít những loại hoa quả có cơ hội
cạnh tranh với hàng ngoại nhập;"là một trong trong 6 loại cây ăn quả của Việt
nam (gồm bưởi, thanh long, vú sữa, xoài, chè, vải thiều) có khả năng cạnh
tranh cao với hàng ngoại nhập và có nhiều ưu thế hơn hẳn". Chè vừa là món ăn
bổ dưỡng, vừa là vị thuốc có lợi cho sức khoẻ, nên người nội trợ lựa chọn mua
Chè cho gia đình.
(3) Nhu cầu tiêu dùng trong nước ngành càng tăng.
Dân số khu vực đồng bằng Bắc Bộ khá cao (khoảng 15 triệu người), thị
trường rộng và có sức mua lớn; nhất là Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố
lớn khác. Đó là chưa kể một lượng chè được chuyển bằng đường hàng không
vào thành phố Hồ Chí Minh do Phú Thọ gần sân bay Nội Bài, giao thông thuận
lợi, khai thác yếu tố “ lệch pha” của mùa thu hoạch chè Phú Thọ với mùa thu
hoạch chè miền Nam.
Gần đây, một số công ty bán lẻ lớn như metro Hà Nội, công ty Phú Thái
(Hà Nội), công ty Hoà An (Hải Dương)…đã nghiên cứu và đặt vấn đề với Phú
Thọ cung cấp chè quả để tiêu thụ. Đặc biệt, một số quan chức Hoa Kỳ cũng đã
tới Phú Thọ nghiên cứu các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể cấp phép
cho Chè Phú Thọ được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đó là những tín hiệu
tốt và là cơ hội đối với người trồng chè Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ ngày càng có
nhiều chính sách khuyến khích, đầu tư phát triển chè Phú Thọ rõ nét hơn.
(5) Hội nhập kinh tế quốc tế với việc Việt Nam gia nhập WTO

Các nước thành viên sẽ được giảm thuế nhập khẩu chè, chè Phú Thọ sẽ có
được những thuận lợi trong việc bán hàng, tiến hành các dịch vụ bán buôn, bán
lẻ ở nước ngoài mà chè của Phú Thọ chủ yếu để xuất khẩu nên đây được coi là
một lợi thế rất lớn cho chè Phú Thọ.
Các doanh nghiệp có cơ hội tự do hơn trong việc mở rộng thị trường trong
và ngoài nước bởi những ưu đãi về thuế suất cùng các luật lệ mà chính phủ các
nước nhập khẩu chè buộc phải cắt giảm theo quy định chung, đặc biệt là mức
thuế về chè là sản phẩm cuối cùng, tạo cơ hội cho chúng ta xuất khẩu chè thành
phẩm đóng gói dưới 3 kg.
3.2.4. Thách thức:
(1) Sản phẩm chè gặp khó khăn khi chịu sức ép cạnh tranh do mở cửa thị
trường đối với nưới ngoài.
(2) Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú.
(3) Một số tỉnh như Sơn La, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình…phát triển mạnh
việc trồng và tiêu thụ chè, trở thành các đối thủ trực tiếp, chia sẻ thị trường và
cạnh tranh với chè Phú Thọ.
(4) Việt nam gia nhập WTO, khi thực hiện lộ trình bỏ thuế quan, sản phẩm
nông sản của Trung Quốc, Thái Lan …có chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ cạnh
tranh gay gắt ngay trên “sân nhà” Việt Nam.
Các ưu đãi của Chính phủ cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp
Nhà nước sẽ không còn hoặc ngày càng giảm theo Luật doanh nghiệp và lộ
trình mà các Chính phủ các nước thành viên WTO đã cam kết với nhau, trước
hết là các ưu đãi trực tiếp cho xuất khẩu chè như: vay vốn, thưởng xuất khẩu…
các hỗ trợ đầu vào như: thuế sử dụng đất, vật tư, nhiên liệu, năng lượng, thu
thập tối thiểu và bảo hiểm của người lao động… Mức thuế nhập khẩu chè của
Việt Nam cũng giảm dần. Như vậy các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có nhiều cơ
hội vào chiếm lĩnh thị trường về đất đai, vùng nguyên liệu, thiết bị, công nghệ,
lao động, nguồn nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ, bán buôn, bán lẻ… của chúng
ta có nghĩa là mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành chè sẽ ngày càng gia tăng,
không tránh khỏi sẽ có những doanh nghiệp bị phá sản.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ
3.3.1. Nhóm giải pháp cơ chế chính sách
- Cần có cơ chế quản lý chất lượng các khâu từ trồng, chăm bón, thu hái
đến chế biến tại các hộ gia đình để đảm bảo nguyên liệu chè không có tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật (trong đó đặc biệt là thuốc trừ sâu); tăng cường công tác
khuyến nông, khuyến cáo các doanh nghiệp và nông dân bảo vệ vườn chè bằng
các biện pháp sinh học; thành lập cơ quan kiểm tra chất lượng của ngành chè...
- Xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ sản xuất, chế biến chè an
toàn. Tập huấn, phổ biến quy trình kỹ thuật cho nông dân về sản xuất chè an
toàn. Tổ chức xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè an toàn tại các vùng chè
sản xuất tập trung, tuyên truyền và khuyến cáo mở rộng mô hình sản xuất chè
an toàn. Đào tạo, tập huấn về sản xuất chè an toàn và chứng nhận sản phẩm chè
an toàn trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quản lý nhà
nước về sản xuất chè an toàn, chỉ đạo thực hiện kiểm tra giám sát và chứng
nhận điều kiện sản xuất chè an toàn cho các cơ sở sản xuất chè. Quản lý, chỉ
đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra về sản xuất chè an toàn, chứng nhận sản phẩm
chè an toàn và công nhận các tổ chức chứng nhận sản phẩm chè an toàn.
- Để khắc phục việc tranh mua, tranh bán và không quan tâm đến chất
lượng chè nguyên liệu như hiện nay, cần có cơ chế chính sách hợp lý quy định
cụ thể doanh nghiệp nào đầu tư phát triển trồng chè thì được độc quyền thu mua
nguyên liệu và cần có cơ chế thông thoáng gắn quyền lợi của doanh nghiệp với
quyền lợi của người dân làm chè. Cần sớm quy hoạch lại hoạt động sản xuất
kinh doanh ngành chè và khẩn trương thành lập sàn giao dịch, trung tâm đấu giá
sản phẩm chè.
- Tập trung điều tra, nghiên cứu, phân tích và đánh giá các yếu tố liên quan
đến chất lượng sản phẩm tại những nơi trồng nhiều giống chè ngon, người dân
có kinh nghiệm, hiểu biết khá về kỹ thuật trồng, thâm canh chè như huyện Phù
Ninh, Hạ Hoà, Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào những vùng chè

chủ lực, chuyển giao công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn của những thị trường
khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...
- Nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chè (bao gồm
các quy định về hàm lượng các hoá chất được sử dụng và các hoá chất cấm sử
dụng trong sản xuất, chế biến và bảo quản chè) được phép xuất khẩu ra thị
trường ngoài nước và tiêu thụ nội địa nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu
dùng. Đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm
những quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chè.
3.3.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch
- Quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp với kết quả khảo sát về thổ nhưỡng, nông học,
quy hoạch số lượng và công suất các cơ sở chế biến chè phù hợp với vùng nguyên liệu theo
hướng tránh lãng phí nguồn lực và thiếu hụt nguyên liệu do dư thừa công suất. Ngoài ra, tuyệt
đối hạn chế việc mở rộng diện tích trồng chè để tập trung đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng
suất và chất lượng cho sản phẩm chè Phú Thọ. Từ nay đến năm 2015 tiếp tục đầu tư tập trung
pháp triển sản xuất chè tại các huyện Hạ Hoà, Thanh Ba,Yên Lập, Phù Ninh, Tân Sơn, Thanh
Sơn …
- Quy hoạch các cơ sở chế biến công nghiệp gắn chặt với vùng chè, khắc
phục tình trạng thừa nhà máy, thiếu nguyên liệu.
- Quy hoạch các vùng sản xuất chè an toàn tập trung trong phạm vi toàn tỉnh, chỉ đạo các
huyện xây dựng quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn tại các địa phương. Phát triển vùng chè
an toàn, chất lượng cao.Trên cơ sở quy hoạch vùng trồng chè được duyệt, xây dựng mô hình
thâm canh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, thu hoạch, bảo quản với qui mô 600
ha/năm. Các huyện, thành, thị tổ chức chỉ đạo triển khai quy hoạch chi tiết và kế hoạch cụ thể
xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, đảm bảo các nội dung, tiêu chuẩn quy định, đến năm 2015
vùng chè chất lượng cao có qui mô tập trung khoảng 18.000-20.000 ha.
- Triển khai kế hoạch trồng mới trên diện tích chuyển đổi từ vườn tạp, cải
tạo vùng đồi hoang, đất sấu chưa canh tác sang trồng chè theo từng giai đoạn cụ
thể; bố trí theo giống trồng, theo vùng, đồi.
- Đối với các vườn chè tập trung hiện có tại các huyện Thanh Sơn, Tân
Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà, Thanh Ba, Phù Ninh tập trung thâm canh cao, đảm bảo

mật độ trồng dặm và mở rộng diện tích bằng các giống chè mới.
3.3.3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ,
tiến bộ kỹ thuật:
- Về giống chè
• Cần có cơ chế để chủ động cơ cấu giống, cải tạo giống để sản xuất đa dạng sản
phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng nhanh với biến động nhu cầu
của thị trường cạnh tranh hội nhập.
• Chuyển đổi cơ cấu giống chè: Mở rộng diện tích các giống chè mới có năng
suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, kể cả
trồng mới và trồng thay thế giống cũ, theo phương thức cuốn chiếu. Để xây
dựng vùng chè chất lượng cao và an toàn cần phát triển các giống chè mới
LDP1, LDP2.
• Lấy Viện nghiên cứu chè làm nòng cốt - xúc tiên việc khu vực hóa, nhân và đưa
nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè. Tại các đơn
vị sản xuất chè, khôi phục các vườn giống chè, sử dụng các giống mới có chất
lượng cao nhằm cung cấp giống cho trồng dặm, trồng mới của dân, mục tiêu
đến năm 2015 phải có được 90% diện tích chè bằng giống có chất lượng cao.
Xem xét lại hệ thống tổ chức của ngành chè từ khâu ươm giống - trồng trọt
- chế biến đến khâu tiêu thụ trong nước, ngoài nước nhằm giảm chi phí, điều
hòa lợi ích giữa các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh chè. Ngoài ra, trên
cơ sở đó để củng cố lại hệ thống kênh phân phối trong nước và ngoài nước theo
hướng coi thị trường ngoài nước là chủ đạo trong khi vẫn hết sức khai thác tiềm
năng to lớn của thị trường trong nước.
- Áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ
• Trong trồng chè nên trồng đúng mật độ đối với từng giống chè, trồng theo
đường đồng mức, có cây che bóng lá nhỏ, họ đậu, tăng độ mùn của đất, chống
nóng, giữ ẩm, chống xói mòn đất.
Đối với chè trồng mới và trồng thay thế: triệt để thực hiện quy trình thiết
kế nương đồi, làm đất bằng cơ giới, trồng cây cải tạo đất, bón đủ phân hữu cơ,
trước khi trồng chè phải trồng cây che bóng... Những nơi có độ dốc trên 25%

phải thực hiện các biện pháp che ủ đất, chống xói mòn và thực hiện canh tác
nông lâm kết hợp. Áp dụng quy trình trồng chè cành bằng bầu kích thước lớn,
trồng tăng mật độ hợp lý.
Đối với chè kinh doanh: Áp dụng quy trình hái dãn lứa, sửa tán và bón
thúc đủ, cân đối các loại phân sau mỗi lứa hái, kết hợp tưới giữ ẩm để tăng hiệu
quả của phân bón. Những nương chè cằn cỗi phải tăng cường bón bổ sung phân
hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân bón lá để chè nhanh phục hồi và sinh trưởng
tốt. Những nơi sản xuất chè xanh chất lượng cao và có điều kiện tưới cần thực
hiện phương thức đốn trái vụ (đốn vào cuối vụ chè xuân) để rải vụ và tăng hiệu
quả kinh tế.

×