Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Đánh giá tính khả thi các phương án sản xuất methanol từ nguồn khí thiên nhiên mỏ cá voi xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.85 MB, 223 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THANH HÓA

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI
CÁC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT METHANOL
TỪ NGUỒN KHÍ THIÊN NHIÊN MỎ CÁ VOI XANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HÓA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THANH HÓA

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI
CÁC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT METHANOL
TỪ NGUỒN KHÍ THIÊN NHIÊN MỎ CÁ VOI XANH

Chuyên ngành
Mã số

: Kỹ thuật Hóa học
: 8520301


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân

Đà Nẵng – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá tính khả thi các phương án sản xuất
methanol từ nguồn khí thiên nhiên mỏ Cá Voi Xanh” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác tại Việt Nam.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Hóa


TÓM TẮT
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CÁC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT
METHANOL TỪ NGUỒN KHÍ THIÊN NHIÊN MỎ CÁ VOI XANH
Học viên: Nguyễn Thanh Hóa Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học
Mã số: 8520301

Khóa: 35

Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

Tóm tắt: Methnanol là một trong những nguồn nguyên liệu chính yếu trong quá trình sản

xuất và tổng hợp rất nhiều chuỗi sản phẩm, có ứng dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp như giấy, gỗ, ô tô, xây dựng, thiết bị gia dụng v.v… Methanol đóng vai trò quan
trọng trong công nghiệp hóa chất và có tính tăng trưởng mạnh, phù hợp với chiến lược phát
triển của ngành công nghiệp hóa dầu Việt Nam định hướng đến năm 2025 và đến năm 2035.
Nắm bắt xu hướng thị trường tiêu thụ Methnanol thế giới, khu vực tiềm năng và nội địa
trong tương lai cùng với phân tích, đánh giá thành phần, trữ lượng và tính phù hợp sử dụng
nguồn khí Cá Voi Xanh – miền Trung Việt Nam để nghiên cứu các phương án khả thi đối
với Dự án sản xuất Methanol từ nguồn khí thiên nhiên Cá Voi Xanh. Đề tài nghiên cứu sơ
bộ tính khả thi về kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế của dự án xây dựng Nhà máy sản xuất
Methanol bao gồm đánh giá, đề xuất lựa chọn dây chuyền công nghệ phù hợp, tối ưu, địa
điểm xây dựng, vốn đầu tư (Capex), chỉ số hoàn lưu vốn (IRR), giá trị lợi nhuận ròng
(NPV), chi phí vận hành, bảo dưỡng (Opex) v.v… Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị tính
khả thi của đề án trước khi tiến hành trình cấp Bộ, Ban, Ngành xin phê duyệt Lập báo cáo
nghiên cứu khả thi dự án.
Từ khóa: Methanol, khí thiên nhiên, khí Cá Voi Xanh, GTM, steam reforming.

PRE-FEASIBILITY STUDY FOR METHANOL PRODUCTION UTILIZING
NATURAL GAS BLUE WHALE GAS
Abstract - Methanol is one of the key raw materials in fileds of production and synthesis
various products which are widely applied in industries such as paper, wood, automobile,
construction, home appliances etc. Methanol plays an important role in the chemical industry
and will have been significantly growing, in line with the development strategy of Vietnam's
petrochemical industry towards year 2025 and by year 2035. Understanding market trends
Methnanol consumption in the world, the potentially regional and domestic markets and along
with analysing, evaluating of the quality, quantity and the suitability of Blue Whale Gas, be
located in Central of Vietnam, to study feasible options for the methanol production.
Preliminary study thesis assesses either technical feasibility and economical efficiency of the
project to build a methanol production plant, including the evaluation, selection the suitable
process technology, construction site, investment cost (Capex), Interest Return Rate (IRR), Net
present value (NPV), Operation cost (Opex) etc., …. and so on submitting the proposal to

Government Authorities for approval of feasibility study report Methanol production.
Key words: Methanol, natural gas, Blue Whale Gas, GTM, steam reforming.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu đề tài ............................................... 2
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ................................................................... 4
7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 6
1.1. Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 6
1.1.1. Cơ sở nghiên cứu ........................................................................................... 6
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 9
1.1.3. Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam ............................................ 9
1.2. Cân bằng cung cầu Methanol và định hướng phát triển ........................................ 10
1.2.1. Ứng dụng Methanol và các dẫn suất ........................................................... 10
1.2.2. Cân bằng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ methanol ........................................ 14
1.2.3. Phân tích thị trường Methanol tiềm năng trong khu vực và nội địa ............ 19
1.3. Công nghệ sản xuất Methanol từ khí thiên nhiên (GTM) ..................................... 27
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT

METHANOL ............................................................................................................... 29
2.1. Phân tích, đánh giá các dây chuyền công nghệ sản xuất Methanol ....................... 29
2.1.1. Công nghệ sản xuất Methanol từ nguồn khí Cá Voi Xanh của Haldor
Topsoe ........................................................................................................................... 29
2.1.2. Công nghệ sản xuất Methanol từ nguồn khí thiên nhiên Cá Voi Xanh
của Lurgi ........................................................................................................................ 31
2.2. Đề xuất lựa chọn phương án công nghệ sản xuất Methanol .................................. 35
2.2.1. Điều kiện công nghệ .................................................................................... 35
2.2.2. Xây dựng mô phỏng quá trình công nghệ ................................................... 39


2.2.3. Sơ đồ khối công nghệ (Block Flow Diagram: BFD) ................................... 44
2.2.4. Sơ đồ dòng công nghệ (Process Flow Diagram: PFD) ................................ 44
2.2.5. Sơ đồ bố trí thiết bị (Plot plan) .................................................................... 44
2.2.6. Dữ liệu mô phỏng (Simulation) ................................................................... 44
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA DỰ ÁN ........................... 45
3.1. Cấu trúc của dự án .................................................................................................. 45
3.2. Đánh giá lựa chọn địa điểm xây dựng .................................................................... 45
3.2.1. Khảo sát hiện trường ................................................................................... 48
3.2.2. Đề xuất lựa chọn địa điểm xây dựng dự án. ................................................ 52
3.3. Khảo sát về điều kiện khí tượng ............................................................................. 52
3.3.1. Nhiệt độ ....................................................................................................... 52
3.3.2. Độ ẩm tương đối .......................................................................................... 53
3.3.3. Áp suất khí quyển ........................................................................................ 53
3.3.4. Lượng mưa .................................................................................................. 53
3.3.5. Bức xạ năng lượng mặt trời (Solar Heat Reflux) ........................................ 54
3.3.6. Gió ............................................................................................................... 54
3.3.7. Thông tin khác ............................................................................................. 54
3.4. Cơ sở thiết kế .......................................................................................................... 54
3.5. Thu xếp tài chính .................................................................................................... 55

3.5.1. Thu xếp vốn ................................................................................................. 55
3.5.2. Tài chính của Dự án..................................................................................... 57
3.5.3. Các yếu tố chính trong tài chính của Dự án ................................................ 57
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN ............................. 60
4.1. Dự toán giá gói thầu EPC ....................................................................................... 60
4.1.1. Cơ sở lập dự toán ......................................................................................... 60
4.1.2. Tiến độ EPC................................................................................................. 60
4.1.3. Dự toán ........................................................................................................ 60
4.2. Đánh giá tài chính ................................................................................................... 61
4.2.1. Lợi nhuận ..................................................................................................... 61
4.2.2. Giá và chi phí ............................................................................................... 62
4.2.3. Tình hình tài chính ....................................................................................... 64
4.2.4. Các giả định trong khái toán để đánh giá hiệu quả kinh tế.......................... 64
4.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................................ 65
4.3. Phân tích độ nhạy và rủi ro của dự án đầu tư ......................................................... 70
4.3.1. Phân tích độ nhạy ........................................................................................ 70
4.3.2. Phân tích rủi ro ............................................................................................ 72


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 79
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BTMU
CFR
CTO
CVX

DME
DWT
EPC
EVN
FOB
IHS
IMPCA
IRR
ITB
KTA
Licensor
MEG
MHBK
MMSA
MSL
MTA
MTBE
MTO
MTP
MTPA
NCMR
NG
NPV
OIL
PET
PTA
RON
SMBC
WTI


Tên đầy đủ
Bank of Tokyo – Mitsubishi UFJ
Cost and Freight
Coal To Olefin
Khí Cá Voi Xanh
Dimethyl Ether
Death Weight Tonnes
Engineering Procurement Construction
Tập đoàn điện lực Việt Nam
Free on board
Information Handling Service (Công ty thông tin Quốc tế)
International Methanol Producers & Consumers Association
Internal Rate of Return
Invitation To Bid
Nghìn tấn/năm
Nhà cung cấp bản quyền công nghệ
Monoethylene Glycol
Mizuho Bank
Methanol Market Services Asia
Mean Sea Level
Triệu tấn/năm
Methyl Tert-Butyl Ether
Methanol To Olefin
Methanol To Propylene
Metric tons per annium
Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất
Khí Natural Gas
Net Present Value
Overseas Investement Loan.
Polyethylene Terephthalate

Purified Terephthalic Acid
Trị số Octane theo phương pháp nghiên cứu
Sumitomo Mitsui Banking Corporation
Dầu thô Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
1.8.
1.9.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.

3.9.
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.
4.9.
410.
4.11.

Tên bảng

Trang

So sánh thành phần khí CVX với các nguồn khí miền Nam
Thành phần khí tại các giếng khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh
Thống kê thị trường Methanol trên thế giới
Tình trạng nhập khẩu Methanol giai đoạn 2008 - 2013
Tình trạng xuất khẩu Methanol từ các Nhà sản xuất chính giai
đoạn 2008 – 2013
Danh sách các nhà máy MTO/MTP tại Trung Quốc – năm
2015
Danh sách các tỉnh tại Trung Quốc sử dụng Methanol phối trộn
xăng
Các Nhà máy/ Sản phẩm của 4 khu phức hợp Lọc, Hóa dầu và
Khí.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu hóa dầu tại Việt Nam đến

năm 2035
Thành phần khí CVX sau khi xử lý tại Phân xưởng xử lý khí
(GTP)
Tiêu chuẩn hơi nước
Tiêu chuẩn nước lò
Tiêu chuẩn nước làm mát
Cường độ mưa trong mùa mưa bão
Thay đổi khí hậu sau 10 năm
Giá nhiên liệu, phụ trợ
Các dự án vay vốn từ các đối tác, ngân hàng Nhật
Các gói vay vốn ngân hàng
Thỏa thuận cung cấp khí nguyên liệu Cá Voi Xanh
Thỏa thuận bao tiêu sản phẩm Methanol
Tiêu chuẩn Methanol sản phẩm
Hợp đồng EPC
Thị trường xuất khẩu Methanol
Dự báo giá Methanol đến năm 2034
Bảng ước tính phân bổ nhân sự
Bảng phân bổ dòng tiền của dự án
Giá trị NPV và IRR của dự án
Độ nhạy IRR theo giá thành phẩm Methanol
Độ nhạy IRR theo giá nguyên liệu khí Cá Voi Xanh
Độ nhạy IRR theo chi phí EPC
Độ nhạy NPV theo giá thành phẩm Methanol
Độ nhạy NPV theo giá nguyên liệu khí Cá Voi Xanh
Độ nhạy NPV theo chi phí EPC

7
7
15

16
17
21
22
25
27
36
37
38
38
53
54
55
56
56
58
58
58
58
61
62
63
68
69
70
70
70
71
71
71



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1.

Các khu vực có khí CO2 miền Trung – Việt Nam

6

1.2.

Các khu vực phát triển và khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh

6

1.3.

Trữ lượng khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh

8

1.4.


Hàm lượng CO2 tại các giếng tại mỏ khí Cá Voi Xanh

8

1.5.

Định hướng chế biến sâu nguồn khí thiên nhiên

9

1.6.

Chuỗi ứng dụng của Methanol

11

1.7.

Nhu cầu tiêu thụ Methanol trên Thế giới năm 2008-2018

14

1.8.

Tiêu thụ Methanol trên thế giới theo ngành tiêu thụ năm 2013

16

1.9.


Dịch chuyển thương mại Methanol năm 2013

16

1.10.

Công suất sản xuất Methanol trên thế giới (theo khu vực) năm
2012

18

1.11.

Lịch sử giá Methanol và giá dầu thô (WTI) giai đoạn 2000 –
2015.

19

1.12.

Nhu cầu tiêu thụ Methanol giai đoạn 2009 – 2019

20

1.13.

Cân bằng cung – cầu Methanol tại Trung Quốc giai đoạn 2009
– 2019

20


1.14.

Nhu cầu Methanol và các dẫn xuất tại Trung Quốc giai đoạn
2009 – 2019

21

1.15.

Nhu cầu DME tại Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2019

22

1.16.

Nhu cầu Methanol theo ứng dụng tại Việt Nam năm 2014

23

1.17.

Nhu cầu Methanol tại Việt Nam năm 2009-2014

24

1.18.

Nhu cầu Methanol tại Việt Nam năm 2015 – 2035


24

1.19.

Chuỗi ứng dụng của Methanol tại Việt Nam

26

2.1.

Sơ đồ công nghệ tổng hợp Methanol của Haldor Topsoe

30

2.2.

Sơ đồ khối công nghệ của Lurgi

32

2.3.

Sơ đồ công nghệ tổng hợp Methanol của Lurgi

33

2.4.

Sơ đồ công nghệ tổng hợp Methanol của Lurgi


34

2.5.

Sơ đồ công nghệ Haldor Topsoe

39

3.1.

Cấu trúc Dự án

45

3.2.

Kế hoạch đầu tư phát triển khí Cá Voi Xanh

46

3.3.

Kế hoạch đầu tư phát triển khí Cá Voi Xanh

47


Số hiệu

Tên hình


hình

Trang

3.4.

Các địa điểm khảo sát tại Núi Thành – Quảng Nam

49

3.5.

Diện tích an toàn bay của sân bay Chu Lai

49

3.6.

Các địa điểm khảo sát tại Bình Sơn – Quảng Ngãi

51

4.1.

Dự báo biến động giá của MMSA

61

4.2.


Biến thiến NPV theo tỷ suất chiết khấu

69

4.3.

Độ nhạy IRR

71

4.4.

Độ nhạy NPV

72


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
So với ngành công nghiệp Lọc dầu có lịch sử phát triển lâu đời từ những thập
niên đầu của thế kỷ 20, ngành công nghiệp Hóa dầu tuy có khởi đầu muộn hơn nhưng
có bước phát triển mạnh và đáng kể trong những năm gần đây, góp phần vào tăng
trưởng kinh tế của các nước. Nhu cầu các sản phẩm hóa dầu tại thị trường các nước
trong khu vực cũng như Châu Á tăng cao cùng với sự phát triển vượt bậc của các
ngành tiêu thụ như sản xuất ô tô, xây dựng, điện, dệt may, sản phẩm gia dụng, giấy,
mỹ phẩm, dược phẩm v.v…
Trong số những sản phẩm hóa dầu, Methanol có tính ứng dụng cao và mang lại

hiệu quả kinh tế. Ứng dụng chính của Methanol là làm sản phẩm trung gian để chế
biến các sản phẩm hóa dầu và sản xuất nhiên liệu. Với tính linh hoạt cao, methanol
được sử dụng để chế biến các sản phẩm như formaldehyde, axít acetic và olefin, trong
đó olefin tiếp tục làm nguyên liệu của các công nghệ chế biến sâu hàng trăm sản phẩm
hóa dầu. Song song đó, Methanol được ứng dụng làm nguyên liệu trong các công nghệ
chế biến các hợp chất dimethyl ether, MTBE, cấu tử phối trộn trong xăng và nguyên
liệu trong sản xuất Biodiesel. Tốc độ tăng trưởng trung bình 7,4%/ năm từ năm 2008
đến năm 2013 và tốc độ tăng trưởng tương tự đến năm 2018 đã được dự kiến [7].
Trên cơ sở nghiên cứu, nhận định xu hướng phát triển của thị trường trong nước
và thế giới và tính hiệu quả kinh tế đối với các sản phẩm trong nước tiềm năng như
chuỗi Ethylene (PE, nhóm SM/ PS, nhóm MMA), chuỗi Propylene (PP, nhóm hóa chất
Acrylic, nhóm Oxo Alcohol và các dẫn xuất). Theo các nghiên cứu sơ bộ trước đây,
nguồn nguyên liệu khí Cá Voi Xanh sẽ phù hợp để sản xuất các sản phẩm tiềm năng
này bằng quá trình chuyển hóa Methanol [8].
Ngày 26/3/2017, Thủ tướng Chính phủ cùng với Lãnh đạo cấp cao các Bộ/ Ban
ngành và Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ đã ký kết thỏa thuận hợp tác, đầu tư dự án mỏ
khí Cá Voi Xanh. Đây là mỏ khí thiên nhiên được định vị tại lô 118 thuộc bể Nam
Sông Hồng nằm trong “Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam giai
đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025” của Thử tướng Chính phủ theo Quyết
định số 459/QDSD-TTg ngày 30/3/2011 có vị trí tiếp bờ biển Đà Nẵng, Quảng Nam
khoảng 80 km. Mỏ khí Cá Voi Xanh được khoan thăm dò tại giếng 118-CVX-2X
thuộc lô 118 từ ngày 25/7/2011 đến ngày 18/9/2011 và giếng 118-CVX-3X thuộc lô
118 từ ngày 08/5/2012 đến ngày 11/7/2012. Giếng tiếp theo là 118-CVX-4X thuộc lô
118 được thăm dò từ ngày 28/01/2015 đến ngày 11/4/2015. Theo đánh giá ban đầu của
Tập đoàn ExxonMobil thì dự kiến mỏ khí này sẽ khai thác từ năm 2020 với sản lượng
có thể lên đến khoảng 6 nghìn tỷ feet khối (TCF), là mỏ khí có trữ lượng lớn nhất của


2
Việt Nam với trữ lượng khoảng 19 TCF.

Nguồn khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh chứa chủ yếu là hợp chất hydrocarbon
Methane (chiếm khoảng 57% mol) và phần lớn khí CO2 (khoảng 30% mol) phù hợp
với công nghệ sản xuất methanol nhằm tận dụng nguồn CO2 trong quá trình phản ứng
tạo Methanol. Bên cạnh đó, do giá khí thiên nhiên được tính theo nhiệt trị (MMBtu) do
đó thành phần CO2 (vốn có nhiệt trị bằng 0) mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà sản
xuất. Các nhà bản quyền công nghệ sản xuất Methanol uy tín trên thế giới đánh giá
rằng với tỷ lệ CO2 lý tưởng trong khí nguyên liệu sản xuất Methanol là khoảng 25%.
Đánh giá mức độ tăng trưởng tiêu thụ Methanol trong khu vực Châu Á trong
những năm qua đạt 9,9%/ năm và có cùng xu hướng tăng trưởng trên thị trường thế
giới. Khảo sát thị trường Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ Methanol trong các năm qua tăng
bình quân khoảng 30%/ năm. Với cân bằng cung và cầu đối với sản phẩm Methanol,
nhu cầu tiêu thụ Methanol trong nước dự báo tăng trưởng với tốc độ bình quân 6,6%/
năm cho các giai đoạn 2015 – 2035, đạt 170 nghìn tấn năm 2015, sau đó tăng lên 322
nghìn tấn năm 2025 và 376 nghìn tấn năm 2035 [8].
Với những phân tích nêu trên, luận văn xin được lựa chọn trình bày đề tài:
“Đánh giá tính khả thi các phương án sản xuất Methanol từ nguồn khí thiên nhiên
mỏ Cá Voi Xanh”.
2. Tổng quan tài liệu và tình hình nghiên cứu đề tài
Công nghệ sản xuất methanol từ các nguồn khí thiên nhiên, than đá và sinh khối
đã được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ rất lâu
và được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Trong đó có các nghiên cứu
nước ngoài như nghiên cứu nhiệt động học quả trình tổng hợp methanol từ nguồn khí
giàu CO2 của tác giả Damien Treacy, Julian R.H. Ross thuộc Đại học Limerick,
Ireland phát hành năm 2014 [12]; nghiên cứu sản xuất methanol từ khí tổng hợp của
tác giả Leonie E. Lucking thuộc Đại học Delft phát hành năm 2017 [14]; Nghiên cứu
mô phỏng quá trình tổng hợp methanol từ nguồn khí tổng hợp của quá trình sinh khối
của tác giả Domenico Leo Matr. thuộc viện nghiên cứu Politecnico của Milano, phát
hành năm 2017 [16] …
Tiếp cận với chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa dầu, Viện dầu khí Việt
Nam đã có Nghiên cứu khả năng sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ nguồn nguyên liệu

khí thiên nhiên mỏ Cá Voi Xanh phát hành năm 2015, Hội thỏa nghiên cứu các giải
pháp chế biến khí thiên nhiên giàu CO2 do Honeywell UOP tổ chức vào hồi tháng 5
năm 2019 tại Đà Nẵng - Việt Nam, trong đó có đề xuất phương án sản xuấ methanol
hoặc đến ethylene, propylene bằng công nghệ MTO.


3
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, nhận định xu hướng phát triển của thị trường trong nước
và thế giới và tính hiệu quả kinh tế và tính khoa học ứng dụng, Đề tài xác định mục
tiêu nghiên cứu Đánh giá tính khả thi các phương án sản xuất methanol từ nguồn
khí thiên nhiên mỏ Cá Voi Xanh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
– Nghiên cứu tính tiềm năng thị trường sản phẩm methanol cũng như các dẫn suất
được sản xuất từ methanol.
– Nghiên cứu tính phù hợp sử dụng nguồn khí thiên nhiên từ mỏ Cá Voi Xanh
(Việt Nam) để sản xuất methanol.
– Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật trên cơ sở đề xuất của Licensor và dữ liệu mô
phỏng.
– Đánh giá tính hiệu quả kinh tế của Dự án.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng sản xuất methanol từ nguồn khí thiên nhiên
mỏ Cá Voi Xanh, theo đó lựa chọn dây chuyền công nghệ từ các Licensor phù hợp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ qui định của Luật xây dựng về Nghiên cứu tiền khả thi của dự án, Đề tài
sẽ thực hiện nghiên cứu các nội dung chính sau:
i). Lựa chọn phương án thiết kế kỹ thuật:
– Đánh giá lựa chọn Licensor để sản xuất methanol thương mại, đáp ứng

tiêu chuẩn IMPCA;
– Xây dựng mô phỏng để đánh giá tính phù hợp của nguyên liệu, khả năng
đáp ứng điều kiện vận hành theo yêu cầu Licensor và sản phẩm đạt tiêu
chuẩn thương mại.
ii). Quy mô và hình thức xây dựng Dự án:
– Xác định quy mô công suất của dự án;
– Lựa chọn địa điểm xây dựng;
– Xác lập cơ sở thiết kế;
– Dự kiến thời gian thực hiện Dự án.
iii). Đánh giá tính khả thi tài chính:
– Xác lập khái toán dựa trên dây chuyền công nghệ theo đề xuất của
Licensor;
– Phương án huy động vốn;


4
– Các yếu tố chính liên quan tài chính;
– Đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Tổng quan các thông tin, dữ liệu phân tích về định hướng phát triển sản phẩm
methanol.
– Tổng quan lý thuyết phương pháp sản xuất methanol từ khí tổng hợp bằng quá
trình steam reforming và/hoặc dry reforming.
– Đánh giá, lựa chọn Licensor phù hợp trên cơ sở kinh nghiệm thiết kế, dây
chuyền công nghệ đã có vận hành thương mại thực tiễn, công nghệ được cập nhật.
– Xây dựng và đánh giá mô phỏng để kiểm nghiệm, xác nhận tính khả thi về kỹ
thuật theo các yêu cầu của Licensor đã lựa chọn.
– Đánh giá hiệu quả kinh tế để có kết luận tính khả thi về kỹ thuật cũng như tài
chính của Dự án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

Với mục đích đánh giá các phương án sản xuất methanol từ nguồn khí thiên
nhiên mỏ Cá Voi Xanh, Đề tài đánh giá nội dung tương đồng với Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi (Prefeasility study) của một dự án độc lập. Trên cơ sở đó có thể được xem
xét khi tiến hành thực hiện, triển khai các bước tiếp theo của dự án trong thực tiễn như
Nghiên cứu khả thi (DFS), thiết kế tổng thể FEED và thiết kế chi tiết (EPC).
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm phần Mở đầu, 4 Chương và phần Kết luận và kiến nghị. Các
Chương có các nội dung chính như sau:
– Chương 1 - Tổng quan. Chương này gồm 23 trang, nội dung chính là xác định cơ
sở nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phân tích ứng dụng của Methanol và các
dẫn suất, đánh giá cân bằng cung cầu từ đó nhận định khuynh hướng phát triển
Methanol.
– Chương 2 – Đánh giá lựa chọn các phương án sản xuất Methanol. Chương này
gồm 16 trang. Nội dung chính là phân tích, đánh giá và lựa chọn dây chuyền
công nghệ sản xuất Methanol từ nguồn khí thiên nhiên mỏ Cá Voi Xanh, theo đó
xây dựng mô phỏng để kiểm tra tính phù hợp của nguyên liệu, các thông số vận
hành theo các yêu cầu của Licensor và khẳng định sản phẩm Methanol đạt tiêu
chuẩn thương mại để xuất ra thị trường.
– Chương 3 – Đánh giá các yếu tố của dự án. Chương này gồm 14 trang. Nội dung
chính là xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến dự án như địa điểm xây dựng,
cơ sở thiết kế, các yếu tố chính về tài chính.
– Chương 4 – Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Chương này gồm 13 trang. Nội


5
dung chính là xác định khái toán và từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
thông qua chỉ số NPV và IRR. Đánh giá độ nhạy và rủi ro của dự án.


6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở và mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở nghiên cứu

Hình 1.1. Các khu vực có khí CO2 miền Trung – Việt Nam
Năm 2011, Tập đoàn Exon Mobil (EM) – Mỹ đã thăm dò và phát hiện mỏ khí
thiên nhiên lấy tên là mỏ khí Cá Voi Xanh (CVX) tại lô 118, thuộc địa phận tỉnh
Quảng Nam, cách bờ 80 km, trong đó đã khoan thăm dò ba giếng gồm giếng 118CVX-2X được thăm dò từ 25/7/2011 đến 18/9/2011 và phát hiện khí, giếng 118-CVX3X được thăm dò từ 08/5/2012 đến 11/7/2012 và phát hiện khí, giếng 118-CVX-4X
được thăm dò từ 28/01/2015 – 11/4/2015 và phát hiện khí. Mỏ khí Cá Voi Xanh được
xác lập khu vực khai thác vào ngày 19/8/2016 như thể hiện trong Hình 1.2 dưới đây.

Hình 1.2. Các khu vực phát triển và khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh
Tập đoàn ExxonMobil đã có thông báo ban đầu đến PVN về tình trạng thăm dò
và phát hiện khí thiên nhiên tại mỏ khí Cá Voi Xanh vào ngày 01/12/2011. Ngày
22/9/2014, Báo cáo nghiên cứu thăm dò mỏ khí Cá Voi Xanh đã được báo cáo đến
PVN và báo cáo đến Bộ Công thương vào ngày 17/12/2014. Theo đó, ngày
30/01/2015, mỏ khí Cá Voi Xanh được xem xét có tiềm năng khai thác và được công
bố chính thức vào ngày 12/8/2015. Đây là điểm nhấn quan trọng của ngành Dầu khí


7
Việt Nam, mở ra triển vọng mới cho các ngành công nghiệp chế biến khí và hóa dầu.
Theo đánh giá sơ bộ, ExxonMobil đã thông báo đến PVN vào ngày 15/01/2013, mỏ
khí CVX có trữ lượng thu hồi khoảng 15,7 TCF (445 tỷ m3) tương đương với lượng
hydrocacbon tại chỗ là 9,1 TCF (258 tỷ m3), dự kiến bắt đầu khai thác từ năm 2023 với
sản lượng trung bình giai đoạn đầu khoảng 737 MMSCFD (tương đương 21 MSCMD,
xấp xỉ 7,2 tỷ m3/ năm) [8].
Nguồn khí CVX là nguồn khí chua và khô, chứa khoảng 60% thể tích (vol) HC,

30% vol CO2, 10% vol N2, 1.400 ÷ 2.800 phần triệu thể tích (ppm vol) H2S và rất ít
C2+ (< 2% vol).
Bảng 1.1. So sánh thành phần khí CVX với các nguồn khí miền Nam [8]
Thành
phần
(% vol)
N2
CO2
H2S
C1
C2
C3
C4
C5 +

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ

Miền Trung

Cửu Long

Nam Côn Sơn
1

PM3 – Cà
Mau

Lô B – Ô Môn


CVX
(mẫu đại diện)

0,39
0,09
73,91
12,70
7,93
3,51
1,45

0,78
11,90
52,01
10,01
11,23
8,60
5,46

1,54
7,99
81,04
5,62
2,47
0,94
0,49

2,73
18,41

73,13
2,91
1,52
0,79
0,51

8,95
30,70
0,25
57,87
1,10
0,42
0,28
0,68

Bảng 1.2. Thành phần khí tại các giếng khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh
Thành
phần
(% mol)
N2
CO2
H2S(*)
C1
C2 +

Giếng 118-CVX-2X

Giếng 118-CVX-3X

Giếng 118-CVX-4X


Min

Average

Max

Min

Average

Max

Min

Average

Max

9,9
27,9
2.085
57,5
2,0

10,1
29,4
2.305
58,4
2,0


10,3
30,5
2.434
59,7
2,1

9,8
30,9
1.400
57,0
1,8

9,9
30,3
2.193
57,4
1,9

9,9
31,0
2.759
57,8
2,1

8,7
36,3
1.400
48,0
1,5


8,8
36,9
1.556
52,5
1,7

12,0
38,7
1.662
52,9
2,0

Nguồn: ExxonMobil – 02/2019
Ghi chú:
- *: ppm vol;
- C2+: hỗn hợp khí từ Ethane (C2) đến n-Octadecanes (n-C18).


8
Trữ lượng khai thác của các giếng trong vòng đời mỏ khí Cá Voi Xanh được
ExxonMobil đánh giá như thể hiện trong Hình 1.3 dưới đây:

Nguồn: ExxonMobil – 02/2019
Hình 1.3. Trữ lượng khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh
Hàm lượng khí CO2 trong các giếng thay đổi theo vòng đời mỏ từ các giếng khai
thác như thể hiện tại Hình 1.4 dưới đây:

Nguồn: ExxonMobil – 02/2019
Hình 1.4. Hàm lượng CO2 tại các giếng tại mỏ khí Cá Voi Xanh

Thông thường, khí CO2 cần được tách loại trong dòng khí trước khi chế biến với
chi phí cao gây khó khăn về mặt kỹ thuật và kinh tế. Các phương án chế biến khí với
hàm lượng CO2 chiếm khoảng 30% không yêu cầu tách loại trước khi chế biến bao
gồm sản xuất điện và công nghệ chế biến Methanol.


9
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Các hướng chế biến sâu từ nguồn khí thiên nhiên như sau:
Ammonia
Methanol
Nhiên liệu

Steam reforming

Khí tổng hợp
Khí thiên nhiên
MTP, MTO

Steam cracking

Các Olefin

PE, PP, Hóa
chất …

Hình 1.5. Định hướng chế biến sâu nguồn khí thiên nhiên
Trên cơ sở nghiên cứu, nhận định xu hướng phát triển của thị trường trong nước
và thế giới và tính hiệu quả kinh tế và tính khoa học ứng dụng, Đề tài xác định mục
tiêu nghiên cứu là Đánh giá tính khả thi các phương án sản xuất methanol từ

nguồn khí thiên nhiên mỏ Cá Voi Xanh. Căn cứ qui định của Luật xây dựng về
Nghiên cứu tiền khả thi của dự án, Đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu các nội dung chính
sau:
 Lựa chọn phương án thiết kế kỹ thuật
– Đánh giá lựa chọn Licensor để sản xuất methanol thương mại, đáp ứng tiêu
chuẩn IMPCA;
– Xây dựng mô phỏng để đánh giá tính phù hợp của nguyên liệu, khả năng đáp
ứng điều kiện vận hành theo yêu cầu Licensor và sản phẩm đạt tiêu chuẩn
thương mại.
 Quy mô và hình thức xây dựng Dự án:
– Xác định quy mô công suất của dự án;
– Lựa chọn địa điểm xây dựng;
– Xác lập cơ sở thiết kế;
– Dự kiến thời gian thực hiện Dự án.
 Đánh giá tính khả thi tài chính:
– Xác lập khái toán dựa trên dây chuyền công nghệ theo đề xuất của Licensor;
– Phương án huy động vốn;
– Các yếu tố chính liên quan tài chính;
– Đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án.
1.1.3. Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam
Đánh giá mức độ tăng trưởng tiêu thụ Methanol trong khu vực Châu Á trong


10
những năm qua đạt 9,9%/ năm và có cùng xu hướng tăng trưởng trên thị trường thế
giới. Khảo sát thị trường Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ Methanol trong các năm qua tăng
bình quân khoảng 30%/ năm. Với cân bằng cung và cầu đối với sản phẩm Methanol,
nhu cầu tiêu thụ Methanol trong nước dự báo tăng trưởng với tốc độ bình quân 7,4 %/
năm trong các giai đoạn năm 2015 ÷ 2035, đạt 170 nghìn tấn vào năm 2015, sau đó
tăng lên 322 nghìn tấn vào năm 2025 và 376 nghìn tấn trong năm 2035 [8].

Thực hiện nội dung Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 23/07/2015 của Bộ Chính trị
và Quyết định số 1748, 1749/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược
phát triển ngành Dầu khí Việt Nam và Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 như sau [8]:
a. Giảm dần tỷ trọng sử dụng khí cho điện và chất đốt, tăng cường cho chế biến
sâu;
b. Tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu (bao gồm cả hóa dầu từ khí), hóa chất để
nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dầu khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu
phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm
tỷ trọng nhập siêu;
c. Đẩy mạnh việc tích hợp, tổ hợp lọc-hóa dầu với các nguồn khí tự nhiên khai
thác nhằm nâng cao hiệu quả công trình, dự án đã đầu tư và phát triển các dự án
mới cả về quy mô, mức độ chế biến sâu có sức cạnh tranh trong khu vực và
quốc tế.
1.2. Cân bằng cung cầu Methanol và định hướng phát triển
1.2.1. Ứng dụng Methanol và các dẫn suất
Tổng quan: Methanol là gì?
Methanol là một hợp chất hóa học dạng lỏng nhẹ, không màu và dễ bắt cháy,
bao gồm 4 nguyên tử hydro, 1 nguyên tử carbon và 1 nguyên tử oxy. Methanol được
sản xuất rộng rãi từ nguồn khí thiên nhiên, đặc biệt là từ nguồn khí chiết tách từ các
mỏ than đá.
Methanol là một cấu tử linh động trong việc chế biến tạo ra hàng trăm chuỗi sản
phẩm có giá trị trong cuộc sống hiện nay như các hóa chất công nghiệp dung môi,
nhựa và các ứng dụng trong chế biến nhiên liệu như phối trộn xăng, nguyên liệu sản
xuất biodiesel, demethyl ether (DME) và các olefins. Tính linh hoạt của Methanol đã
trở nên quan trọng, mang tính chiến lược trong công nghiệp chế biến các sản phẩm hóa
dầu và nhiên liệu.
1.2.1.1. Các ứng dụng của Methanol
Methanol có hai ứng dụng chính bao gồm sản phẩm hóa dầu và ứng dụng nhiên
liệu. Theo thị trường Methanol tại Châu Á, tại Singarore 30% lượng Methanol được



11
tiêu thụ để chế biến formadehyde, sản phẩm hóa dầu trung gian và các sản phẩm về
gỗ. Nguồn tiêu thụ Methanol lớn nhất thứ hai là nhiên liệu, chiếm 23%. Tiếp đến là sử
dụng Methanol sản xuất methyl tert-butyl ether (MTBE), sử dụng như cấu tử có trị số
octane cao để phối trộn xăng. Ứng dụng tiếp theo là sản xuất axit acetic, một dung môi
phản ứng để sản xuất sợi polyester, polyvinyl alcohol. Những năm gần đây, Methanol
sử dụng để sản xuất các olefin (bằng công nghệ Methanol To Olefin - MTO) làm
nguyên liệu sản xuất hóa dầu được phát triển mạnh mẽ.

Hình 1.6. Chuỗi ứng dụng của Methanol [17]
1.2.1.2. Các sản phẩm trung gian
Methanol có tính linh hoạt cao nên được ứng dụng làm nguyên liệu để sản xuất
các hợp chất formaldehyde, axit acetic và các olefin.
i). Formaldehyde
Formaldehyde là hợp chất có tính độc, thường được vận chuyển theo dưới dạng
dung dịch có nồng độ 35% - 38%. Ứng dụng Formaldehyde để sản xuất nhựa urea
formaldehyde (UF), nhựa melamine formaldehyde (MF), nhựa phenolic formaldehyde
(PF), phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp sản xuất nhựa và gỗ.
ii). Axit Acetic
Axit acetic có ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ trong các ngành công
nghệ sản xuất vải, dung môi, phụ gia bám dính trong sản xuất sơn, giấy, sợi cellulose
acetate và các hợp chất nhựa (plastic). Axit acetic có tính ăn mòn, phát tán mùi khi đốt
cháy v.v…
1.2.1.3. Ứng dụng sản xuất, phối trộn nhiên liệu
Methanol được sử dụng để sản xuất các cấu tử phối trộn nhiên liệu, đáng kể nhất


12

là DME và MTBE.
i). Dimethyl Ether (DME)
Dimethyl Ether có công thức hóa học là CH3-O-CH3, là hợp chất hữu cơ không
màu, tồn tại ở thể khí dưới áp suất và nhiệt độ môi trường. DME là loại nhiên liệu
sạch, dể hóa lỏng, có chỉ số cetane cao và có nhiều đặc điểm phù hợp để sử dụng trong
các động cơ diesel. So với Methanol, DME có nhiệt trị caohơn (28,9x106 J/Kg so với
21,1x106 J/Kg) nên sử dụng DME không làm giảm công suất độngcơ. Thêm nữa,
DME cháy sạch, không tạo các khí thải độc hại nên có triển vọng phát triển như một
phụ gia tốt [3].
Ngoài ra, DME còn được ứng dụng làm cấu tử phối trộn trong sản xuất các nhiên
liệu như khí hóa lỏng LPG, kerosene đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. DME được
sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như sinh khối, than đá, khí thiên nhiên.
Bên cạnh đó hàm lượng phát thải khi sử dụng DME giảm đáng kể, đặc biệt là giảm
phát thải muội than, khí CO …So với nhiên liệu diesel truyền thống, nhiên liệu DME
sử dụng cho động cơ có những ưu điểm sau: Tỷ lệ hàm lượng hydro/carbon cao nên
phát thải CO2 thấp, nhiệt độ sôi thấp nên DME dể bay hơi khi phun vào trong xylanh
của động cơ; hàm lượng oxy cao và không có liên kết C-C trong phân tử nên quá trình
cháy không tạo mụi than; không chứa lưu huỳnh và các thành phần hạt sulfate trong
khí thải, phù hợp với các qui định nghiêm ngặt về môi trường v.v… Tuy nhiên, DME
có chứa phân tử oxy nên có nhiệt trị thấp hơn diesel. Ngoài ra DME có độ nhớt thấp và
tính bôi trơn kém nên tăng khả năng rò rỉ nhiên liệu, gây mòn bề mặt của các chi tiết
chuyển động trong hệ thống nhiên liệu của động cơ [2].
ii). Phối trộn xăng
Methanol được sử dụng như 1 cấu tử phối trộn xăng sinh học. Đến nay, nhiên
liệu sinh học được sử dụng phổ biến ở hơn 50 quốc gia trên thế giới. Các quốc gia như
Mỹ, Canada, các nước Tây Âu … đều có kế hoạch sản xuất nhiên liệu thay thế với quy
mô lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiên liệu sinh học ngày càng tăng một cách ổn
định tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây được xem là giải pháp bảo vệ môi trường,
giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Methanol có trị số octane khoảng 129-134
đơn vị nên thường được sử dụng với tỷ lệ phối trộn trong xăng từ 5-15% [17]. Theo

tiêu chuẩn Châu Âu EN 228:2012 thì lượng Methanol cho phép phối trộn trong xăng
không chì không vượt qua 3% thể tích [11]. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do Methanol là
một chất cực độc cho con người nếu hít phải hoặc tiếp xúc với da. Đặc biệt, do tính ăn
mòn kim loại cao và gây biến đổi vật liệu ống dẫn xăng, gioăng cao su trong hệ thống
phun xăng chính là nguyên nhân dẫn đến các nhà sản xuất ô tô không chấp việc sử
dụng Methanol trong xăng ở bất kỳ tỷ lệ nào. Theo thông tư số 14/2012/TT-BKHCN


13
ngày 12/7/2012 quy định cấm hoàn toàn sự có mặt của Methanol trong xăng [2] và áp
dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 6776:2013 với hàm lượng Methanol trong
xăng ở ngưỡng “không phát hiện” theo phương pháp phân tích ASTM D4815 [6].
iii). Methyl tert-Butyl Ether (MTBE)
Methyl tert-Butyl Ether (MTBE) có công thức hóa học (CH3)3COCH3, được sản
xuất bởi phản ứng giữa methanol và isobutylene. MTBE có trị số octane khoảng 115 ÷
123 đơn vị, bắt đầu được sử dụng tại nước Mỹ từ năm 1979 để thay thế cho chì
tetraethyl nhằm gia tăng trị số chống kích nổ của động cơ. MTBE là một trong nhóm
các hợp chất chứa oxy có tên gọi là oxygenate, chúng làm tăng hàm lượng oxy trong
xăng. Oxygenate giúp xăng cháy hoàn toàn hơn, giảm khí thải, pha loãng hoặc thay thế
aromatic, lưu huỳnh và tối ưu sự oxi hóa trong quá trình cháy. Hầu hết các Nhà lọc
dầu chọn MTBE để làm phụ gia pha xăng. Việc tăng hàm lượng MTBE trong xăng sẽ
dẫn đến làm thay đổi áp suất hơi bão hoà, thành phần cất các phân đoạn của nhiên liệu,
do đó không nên sử dụng lớn hơn lượng 15%. Đối với hỗn hợp 15% MTBE trong
xăng có trị số octan gốc là 87 sẽ tạo ra hỗn hợp có trị số RON khoảng 91 ÷ 92, làm
tăng từ 4 đến 5 đơn vị octan, tương đương với hàm lượng chì từ 0,1 ÷ 0,15 g/l. Trên
thế giới có rất nhiều nhà máy sản xuất MTBE, điển hình là ở Mỹ và Nhật Bản. Mặc dù
vậy, giá thành MTBE còn cao nên ảnh hưởng giá thành xăng. Tuy nhiên, đến cuối thập
kỷ những năm 1990, MTBE đã bị báo động là hợp chất có khả năng gây bệnh cho
người, đặc biệt là ung thư. Mặc dù chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tác
động của MTBE lên sức khoẻ con người, nhưng kết quả nghiên cứu trên chuột cho

thấy, nếu hít thở thường xuyên sẽ dẫn đến ung thư thận, tinh hoàn và bệnh bạch cầu.
Ngoài khả năng lan toả trong môi trường, MTBE còn thấm vào đất đi vào mạch nước
ngầm... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Bên cạnh đó, MTBE là
một chất không phân hủy sinh học và có khả năng lắng đọng cao. Theo cơ quan
Nghiên cứu cứu ung thư Quốc tế (IARC), MTBE được xếp vào nhóm có khả năng gây
ung thư cho người ở mức cao. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã ban hành
quyết định cấm sử dụng MTBE trên toàn nước Mỹ kể từ ngày 31/12/2014 [17]. Một số
nước như Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, các nước Châu Âu và Châu Úc đang giảm
dần sử dụng MTBE. Tuy nhiên tại một số nước thuộc khu vực Trung Đông và Trung
Quốc vẫn còn đang sử dụng MTBE ở mức cao.
iv). Fatty Acid Methyl Ether (FAME)
Fatty Acid Methyl Ether (FAME) được tạo thành từ phản ứng hóa học giữa
Methanol và axit béo được chiết tách từ dầu thực vật như dầu cọ, dầu nành, hạt cô tông
hoặc hạt canola (Canada). FAME có tính chất tương đồng với dầu diesel truyền thống
nên được sử dụng như một cấu tử phối trộn dầu biodiesel. Dầu thực vật hoặc động vật


14
có độ nhớt cao là nguyên nhân gây tắt nghẽn trong động cơ, tạo vòng bám dính, tạo
dung dịch gel và các vấn đề khác về bảo dưỡng, gây giảm tuổi thọ của động cơ. Việc
chuyển dầu thực vật và động vật sang dạng kết hợp với Methanol nhằm giảm độ nhớt
đáp ứng yêu cầu phối trộn biodiesel.
1.2.1.4. Công nghệ Methanol To Olefins (MTO)
Những ứng dụng các sản phẩm từ quá trình MTO là một trong các nhân tố quan
trọng làm thúc đẩy nhu cầu sử dụng Methanol. Bằng công nghệ MTO, Methanol được
chuyển hóa thành các olefin như ethylene và propylene, là những nguyên liệu thô để
sản xuất các chuỗi sản phẩm nhựa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ và có giá trị lớn
trên thị trường.
1.2.2. Cân bằng sản xuất và nhu cầu tiêu thụ methanol
Trong số những sản phẩm hóa dầu, Methanol có tính ứng dụng cao và mang lại

hiệu quả kinh tế. Ứng dụng chính của Methanol là làm sản phẩm trung gian để chế
biến các sản phẩm hóa dầu và sản xuất nhiên liệu. Theo đó, Methanol được sử dụng để
chế biến các sản phẩm như formaldehyde, axít acetic và olefin, trong đó olefin tiếp tục
làm nguyên liệu của các công nghệ chế biến sâu hàng trăm sản phẩm hóa dầu. Song
song đó, Methanol được ứng dụng làm nguyên liệu trong các công nghệ chế biến các
hợp chất dimethyl ether, MTBE, cấu tử phối trộn trong xăng và nguyên liệu trong sản
xuất Biodiesel. Tốc độ tăng trưởng trung bình 7,4%/ năm từ năm 2008 đến năm 2013
và tốc độ tăng trưởng tương tự đến năm 2018 như đã dự kiến [17].

Nguồn: MMSA, 2013
Hình 1.7. Nhu cầu tiêu thụ Methanol trên Thế giới năm 2008-2018
1.2.2.1. Tổng quan về thị trường thương mại Methanol
Đánh giá nguồn xuất Methanol trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu tại các
nước Trung Đông và Nam Mỹ (đặc biệt là Trinidad), những nơi có trữ lượng khai thác
khí thiên nhiên lớn. Trong khi đó, lượng Methanol được nhập khẩu lớn nhất vào các
nước Đông Á, chủ yếu là Trung Quốc.


×