MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH
THỦY SẢN NGHỆ AN
I. Quan điểm, định hướng phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An
1. Quan điểm phát triển
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế – xã hội cả nước, của vùng
Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, xuất phát từ tình hình trong nước và
quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thực trạng phát triển kinh tế – xã
hội tỉnh trong những năm qua và dự báo bối cảnh phát triển của Nghệ An
đến năm 2020, các quan điểm cơ bản phát triển kinh tế – xã hội tỉnh đến
năm 2020 như sau:
Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở
phát huy nội lực gắn với tranh thủ tối đa ngoại lực trong thế chủ động hội nhập
và cạnh tranh quốc tế; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả
nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng Kinh tế
trọng điểm (KTTĐ) miền Trung.
Tập trung nguồn lực tạo ra các cực tăng trưởng, vùng, khu trọng điểm và
phát triển mạnh một số lĩnh vực, sản phẩm đột phá nhằm tạo đà cho tăng trưởng
nhanh nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện
đại.
Phát triển nhanh các dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn
thông, giáo dục, y tế, tài chính – ngân hàng; các ngành công nghiệp có lợi thế tại các
khu, cụm công nghiệp như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông -
lâm - thuỷ sản, thực phẩm, điện tử – tin học, cơ khí... Xây dựng một nền nông – lâm
nghiệp đa dạng gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái.
Đảm bảo đạt đồng thời ba mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong
phát triển. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh,
củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
Coi trọng phát triển kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn
lực của tỉnh và bên ngoài.
2. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển
vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; quyết tâm đưa
Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nước. Xây dựng Nghệ
An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại, giáo dục, y tế, văn
hoá của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa lành
mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh.
II. Quan điểm phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An
1. Quan điểm phát triển
Phát huy mọi nguồn lực để phát triển thủy sản, coi đó là cơ sở vững chắc
cho sự ổn định, phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hoắ nền kinh tế của tỉnh.
Phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng gắn với bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông
thôn.
Phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế
tự phát, tự cung tự cấp, nhỏ lẻ của ngành thủy sản
Phát triển kinh tế thủy sản đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội: phát
triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng cao đời sống
của nhân dân, xoá đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền
nông thôn
Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Kế thừa kinh nghiệm truyền thống
trong sản xuất với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phân công lại lao động trong nông thôn.
2. Phương hướng phát triển chung ngành thủy sản Nghệ An
Đưa ngành thủy sản Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao
đời sống của nông dân, góp phần giảm chênh lệch giữa thành thị và nông thôn,
giữa miền núi và đồng bằng.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành thủy sản trên cơ sở áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng
chuyên canh thủy sản tập trung với quy mô lớn gắn với chế biến và tiêu thụ
sản phẩm; đưa ngành thủy sản thành một ngành mạnh của tỉnh, đẩy mạnh
nuôi trồng thủy sản; đẩy mạnh phát triển các loại hangf hóa nhằm đáp ứng
nhu cầu tại chỗ cho người tiêu dùng; tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một
đơn vị diện tích canh tác. Khai thác, sử dụng có hiệu quả diện tích đất thủy
sản. Phát triển thuỷ sản một cách toàn diện, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng,
chú trọng mở rộng nuôi trồng trên biển; đưa nhanh diện tích mặt nước các hồ
đập lớn vào nuôi trồng thuỷ sản. Từng bước hình thành các vùng sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị
trường trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng nhanh hiệu quả sản xuất
ngành nông nghiệp
Mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khai thác,chế biến thủy sản
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu ngành thủy sản trong thời gian tới
Đẩy mạnh phát triển sản xuất để đạt mức tăng trưởng trưởng bình quân
5,3%/năm giai đoạn 2006-2010; 5,2%/năm giai đoạn 2011 - 2015
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích cực, tăng nhanh giá trị sản
xuất ngành thuỷ sản, để ngành thuỷ sản chiếm trên 15% sản xuất nông - lâm
ngư giai đoạn 2006 - 2010.
Tiếp tục phát triển khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản
trên các diện tích mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, đặc
biệt chú trọng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nuôi biển với các đối tượng có
giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường để
tránh bị ô nhiễm, phát triển các hình thức nuôi sạch, nuôi sinh thái, luân canh,
xen canh, phục hồi các loài bản địa có giá trị. Xây dựng kế hoạch khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản trên biển và nội địa (sông Lam, sông Hiếu... và
các hồ chứa). Cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một cách hợp lý để chuyển
dần một bộ phận ngư dân đánh cá gần bờ sang nuôi hải sản vùng ven bờ. Phấn
đấu ổn định sản lượng khai thác ở mức 50-55 ngàn tấn/năm (trong đó khai thác
biển đạt 45 ngàn tấn/năm, bao gồm đánh bắt ở vùng biển Nghệ An và các vùng
biển khác), tăng nhanh sản lượng nuôi trồng lên 38 ngàn tấn năm 2010 và 51
ngàn tấn năm 2020 để đạt tổng sản lượng thuỷ hải sản 106 ngàn tấn vào năm
2020.
Về khai thác:
Đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu đội tàu và cơ cấu nghề nghiệp
khai thác. Tăng nhanh số lượng tàu thuyền có công suất lớn (>50 CV) và đặc
biệt là tàu có công suất > 90CV để tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung -
Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định đã ký với Trung Quốc; phấn đấu đến năm 2010 có
300 tàu và năm 2020 có 800 tàu có công suất >90 CV; củng cố, bố trí tàu
thuyền khai thác theo tuyến, theo vùng, sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác; du
nhập nghề mới và đổi mới công nghệ, dự báo ngư trường nhằm khai thác bền
vững, đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Tăng cường cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá để tăng số ngày bám
biển của tàu thuyền khai thác, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đánh bắt trên
biển và bảo vệ an ninh vùng biển; làm tốt công tác bảo quản sau khai thác, chế
biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả khai thác. Kêu gọi
đầu tư xây dựng cơ sở đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền công suất lớn để có thể
phục vụ đánh bắt xa bờ.
Về nuôi trồng:
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển một cách bền vững. Đẩy mạnh
chương trình nuôi cá lồng trên biển với quy mô lớn, tập trung các vùng quanh đảo
ngư (Cửa Lò), Quỳnh Lưu... mỗi năm tăng thêm trên 50 lồng với các loại cá đặc
sản (cá song, cá giò, cá mú..) để tăng sản phẩm xuất khẩu.
Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, tập trung nuôi thâm canh
các đối tượng nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như cá rô phi, cá ruộng
lúa, cá lồng trên sông, hồ đập lớn và phát triển mới các con nuôi như: tôm càng
xanh, cá hồng mỹ,... để đến năm 2020 diện tích nuôi nước ngọt đạt 22.000 ha,
trong đó diện tích nuôi rô phi khoảng 2.700 ha. Ổn định nuôi trồng thuỷ sản
mặn lợ trên cơ sở tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa
các giống mới vào sản xuất; đưa vào nuôi vụ 2 trên ao tôm các đối tượng nuôi
phù hợp như cua, cá rô phi, các vược,... Phấn đấu đến năm 2020, ổn định diện
tích nuôi mặn lợ ở mức: 3.500-3.700 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh và bán
thâm canh 1.800 đến 2.000 ha.
III. Định hướng huy động vốn đầu tư.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước đã nêu rõ định
hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm mục tiêu đến 2020 nước ta sớm cơ
bản trở thành một nước công nghiệp, muốn đi đến thành công chúng ta phải tự ý
thức được rằng quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Đảng mà Văn kiện đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX đã nêu : Muốn phát triển được nông nghiệp và kinh tế
nông thôn thì trước hết phải có cơ sở hạ tầng trong nông thôn tất yếu phải cơ
bản đi một nước. Ngành đã có những quan điểm rõ trong công tác tăng cường
huy động vốn như sau:
Thứ nhất: Đầu tư trực tiếp của ngân sách nhà nước chỉ nên tập trung vào cơ
sở hạ tầng như điện lưới, thuỷ lợi, đường giao thông, trạm nghiên cứu .
Thứ hai: Nguồn vốn đầu tư trong nước là chủ yếu trong đó là nguồn ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương như bên cạnh đó phải coi trọng nguồn
vốn đóng góp bằng sức người, sức của của nông dân.
Thứ ba: Phát huy nội lực đồng thời tranh thủ tận dụng vốn nước ngoài (đặc
biệt là nguồn vốn ODA)
Thứ tư: Cơ sở hạ tầng nông thôn vừa mang tính lâu dài. Do đó phải tích
cực tăng cường mang tính đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông thôn,
cần phải đầu tư vào những đơn vị làm ăn có lãi, những doanh nghiệp phát triển
ổn định lâu dài.