Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp việt nam nghiên cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.7 KB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ MINH CẨM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



TP.HCM, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN THỊ MINH CẨM

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán


Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS HUỲNH ĐỨC LỘNG

TP.HCM, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và tìm hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về
sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng Kế toán
quản trị môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam - nghiên cứu các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn Tp. HCM” do PGS.TS Huỳnh Đức Lộng hướng dẫn, là công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan.
Tp. HCM, tháng 09 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Cẩm


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách bảng, biểu

Danh sách hình vẽ, biểu đồ thị
Danh mục viết tắt
Tóm tắt
PHẦN MỞ ĐẦU …………………..………………………………………………1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 4
5. Đóng góp của luận văn...................................................................................... 5
6. Bố cục đề bài..................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

……………………………………………………………………………………....7
1.1 Công trình nghiên cứu ngoài nước................................................................... 7
1.1.1

Các công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của

EMA................................................................................................................... 7
1.1.2

Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA

8
1.2 Công trình nghiên cứu trong nước................................................................. 10
1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu............................................................... 12
1.4 Khe hổng nghiên cứu..................................................................................... 13
1.5 Định hướng nghiên cứu.................................................................................. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 …………………………………………………………15


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ EMA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ÁP DỤNG EMA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ………………16


2.1 Tổng quan về EMA

16

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của EMA.............................................. 16
2.1.2 Khái niệm EMA....................................................................................... 18
2.1.3 Vai trò của EMA...................................................................................... 20
2.1.4 Nội dung của EMA.................................................................................. 21
2.1.5 Quản trị môi trường trong báo cáo trách nhiệm xã hội............................28
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA.................................................... 30
2.2.1 Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA................................................... 30
2.2.2 Thực trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty...........................31
2.2.3 Sự phức tạp khi thực hiện EMA.............................................................. 31
2.2.4 Những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường...32
2.2.5 Áp lực từ các bên liên quan..................................................................... 32
2.2.6 Áp lực mô phỏng..................................................................................... 33
2.3 Cơ sở lý thuyết nền........................................................................................ 34
2.3.1 Lý thuyết các thành phần có liên quan (Stakeholder theory)...................34
2.3.2 Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy theory).......................................... 35
2.3.3 Lý thuyết sự phụ thuộc nguồn lực (Resource dependence Theory).........36
2.3.4 Lý thuyết thể chế (Institutional theory).................................................... 36
2.3.5 Lý thuyết bất định (Contingency theory)................................................. 38
2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu.................................................................. 38
2.4.1 Mô hình nghiên cứu................................................................................. 38
2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 39
2.5 Những đặc điểm cơ bản DNXD trên địa bàn Tp. HCM và môi trường pháp lý

liên quan đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến EMA................................ 40
2.5.1 Tổng quan về DNXD trên địa bàn Tp. HCM........................................... 40
2.5.2 Các qui định pháp lý có liên quan đến EMA ở Việt Nam........................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………………49

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………. .……………….50
3.1 Quy trình nghiên cứu..................................................................................... 50


3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................. 51
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .................................................................... 51
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................... 52
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ ..................................................... 63
3.3.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .......................................................... 63
3.3.2 Đối tượng khảo sát, và thu thập dữ liệu .................................................... 63
3.3.3 Đánh giá chất lượng thang đo ................................................................... 63
3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức ............................................. 64
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .......................................................... 64
3.4.2 Đối tượng khảo sát, và thu thập dữ liệu .................................................... 64
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................ 65
3.5.1 Đánh giá chất lượng thang đo ................................................................... 65
3.5.2 Phân tích nhân tố khám phá ...................................................................... 65
3.5.3 Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 …………………………………………………………68
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LU...ẬN……………………69
4.1 Kết quả của nghiên cứu ................................................................................... 69
4.1.1 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu ............................................................. 69
4.1.2 Kết quả kiểm định giá trị thang đo ............................................................ 70
4.1.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ......................................................... 75
4.1.4 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................. 85

4.1.5 Kiểm định phương sai phần dư không đổi ................................................ 87
4.2 Bàn luận ........................................................................................................... 87
4.2.1 Bàn luận ..................................................................................................... 87
4.2.2 So sánh với các công trình nghiên cứu khác ............................................. 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

……………………………………………………….91

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……………………………….92

5.1 Kết luận ............................................................................................................ 92
5.2 Khuyến nghị ..................................................................................................... 93


5.2.1 Khuyến nghị đối với nhân tố sự nhận thức của nhà quản trị về EMA......93
5.2.2 Khuyến nghị đối với nhân tố các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp......94
5.3 Hạn chế của đề tài.......................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ số phát triển về ngành xây dựng giai đoạn 2011 – 2015 tại
Tp. HCM................................................................................................................................................ 40
Bảng 2.2: Hệ số phát thải khí thải xây dựng............................................................................ 42
Bảng 2.3: Lượng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng của thành phố trong
giai đoạn 2011 – 2015....................................................................................................................... 43
Bảng 2.4: Tình hình phát thải khí nhà kính ngành năng lượng TP.HCM giai
đoạn 2011 – 2015................................................................................................................................ 44
Bảng 3.1: Kết quả định tính của nhân tố “Sự nhận thức của nhà quản trị về EMA” ...

53
Bảng 3.2: Kết quả định tính của nhân tố “Thực trạng chất lượng quản lý môi trường
của công ty”.......................................................................................................................................... 55
Bảng 3.3: Kết quả định tính của nhân tố “Sự phức tạp khi thực hiện EMA”..............58
Bảng 3.4: Kết quả định tính của nhân tố “Những quy định của pháp luật về môi
trường và thông tin môi trường”................................................................................................... 59
Bảng 3.5: Kết quả định tính của nhân tố “Áp lực từ các bên liên quan”.......................60
Bảng 3.6: Kết quả định tính của nhân tố “Áp lực mô phỏng”........................................... 61
Bảng 3.7: Kết quả định tính của biến phụ thuộc “Áp dụng EMA”................................. 62
Bảng 4.1: Thông tin cá nhân được khảo sát............................................................................. 69
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố sự
nhận thức của nhà quản trị về EMA............................................................................................ 70
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố thực
trạng chất lượng quản lý môi trường của công ty.................................................................. 71
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố
những quy định của pháp luật về môi trường và thông tin môi trường.........................72
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố sự
phức tạp khi thực hiện EMA.......................................................................................................... 73


Bảng 4.6: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp
lực từ các bên liên quan.................................................................................................................... 73
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho nhân tố áp
lực mô phỏng........................................................................................................................................ 74
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho biến phụ
thuộc Áp dụng EMA......................................................................................................................... 74
Bảng 4.9: Kết quả KMO và kiểm định Bartlett sau khi chạy EFA cho biến độc lập
76
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tổng phương sai được giải thích sau khi chạy EFA cho


biến độc lập........................................................................................................................................... 77
Bảng 4.11: Ma trận nhân tố đã được xoay cho biến độc lập.............................................. 78
Bảng 4.12: Các biến quan sát đặc trưng cho những biến có chất lượng tốt.................80
Bảng 4.13: Kết quả KMO và kiểm định Bartlett sau khi chạy EFA cho biến phụ
thuộc........................................................................................................................................................ 82
Bảng 4.14: Kết quả phân tích tổng phương sai được giải thích sau khi chạy EFA cho

biến phụ thuộc...................................................................................................................................... 83
Bảng 4.15: Ma trận nhân tố đã được xoay cho biến phụ thuộc......................................... 84
Bảng 4.16: Kết quả Kiểm định hệ số hồi quy.......................................................................... 85
Bảng 4.17: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình........................................................ 86
Bảng 4.18: Kết quả phân tích phương sai (hồi quy).............................................................. 86
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định phương sai phần dư không đổi......................................... 87
Bảng 4.20: Tầm quan trọng của các biến độc lập theo %................................................... 88


DANH SÁCH HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Vai trò của EMA trong quá trình ra quyết định................................................... 20
Hình 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu
các DNXD trên địa bàn Tp. HCM................................................................................................ 39
Hình 2.3: Sự biến động mức độ tăng trưởng của ngành xây dựng cả nước trong thời
kỳ 1985 – 2015 và dự đoán đến năm 2018............................................................................... 42
Hình 2.4: Diễn biến thải lượng TSP, PM10 phát sinh từ hoạt động xây dựng
trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015........................................................................... 43
Hình 3.1: Quy trình thực hiên nghiên cứu................................................................................ 46
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh................................................................................ 84


DANH MỤC VIẾT TẮT


STT

Cụm từ
viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

BXD

Bộ xây dựng

3

CICA

4

CSM

5


DN

Doanh nghiệp

6

DNSX

Doanh nghiệp sản xuất

7

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

8

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

9

DNXD

Doanh nghiệp xây dựng

10


ECMA

11

EFA

12

EMA

13

EPA

14

GDP

Canada Institute of

Viện Kế toán viên công chứng

Certified Accountants

Canada

Centre for Sustainability
Management


Enviromental cost
management accounting
Exploratory FaCông tyor
Analysis
Enviromental
management accounting
Environmental
Protection Agency
Gross Domestic
ProduCông ty

Trung tâm quản lý bền vững

Kế toán quản trị chi phí môi trường
Phân tích nhân tố khám phá
Kế toán quản trị môi trường
Cơ quan Bảo vệ Môi trường
Tổng sản phẩm quốc nội

The Institute of
15

ICAEW

Chartered Accountants
in England and Wales

Viện Kế toán công chứng Anh và
xứ Wales



The International
16 IFAC

Federation of

Liên đoàn Kế toán Quốc tế

Accountants
17 IMA

Institute of Management
Accountants

18 KCN
19 KMO

Khu công nghiệp
Kaiser - Meyer - Olkin

20 KTMT
21 MA
22 MEMA
23 PEMA

Hệ số kiểm định sự phù hợp của
mô hình
Kế toán môi trường

Management accounting

Monetary environmental
management accounting
Physical environmental
management accounting

24 PM10
25 Sig

Viện Kế toán Quản lý

Kế toán quản trị
Kế toán quản trị môi trường tiền tệ
Kế toán quản trị môi trường vật lý
Bụi có đường kính ≤ 10 μm

Significance of Testing
(p-value)

Mức ý nghĩa của phép kiểm định

26 Tp. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

27 TSP

Bụi có đường kính ≤ 100 μm

28 UBND


Ủy Ban nhân dân
United Nations Division

29 UNDSD

of Sustainable
Development

30 NVL
31 VIF

Ủy ban Phát triển bền vững Liên
hiệp quốc
Nguyên vật liệu

Variance inflation
faCông tyor

Hệ số phóng đại phương sai


TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng,
(2) xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố và (3) đề ra những khuyến nghị để
áp dụng Kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp Việt Nam - nghiên cứu
các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp. HCM.
Mô hình nghiên cứu đã được đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết nền: lý thuyết
các thành phần liên quan, lý thuyết thể chế, lý thuyết hợp pháp , lý thuyết phụ thuộc
nguồn lực và lý thuyết bất định. Nghiên cứu định tính thực hiện nhằm điều chỉnh,
bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Nghiên cứu định lượng sử dụng mẫu gồm

204 mẫu ở các công ty xây dựng tại Tp. HCM để đánh giá thang đo, kiểm định mô
hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu dựa trên mô hình phân tích nhân tố khám
phá.
Kết quả kiểm định cho thấy việc áp dụng EMA chịu sự tác động của 2 nhân
tố: (1) áp lực từ đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và (2) sự nhận thức của nhà quản
trị về EMA. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc áp dụng EMA là sự
nhận thức của nhà quản trị về EMA.
Nghiên cứu góp phần đóng góp những giá trị về mặt lý thuyết, giúp kiểm
định lại các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA đã được nghiên cứu từ các nước
phương Tây.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu góp phần giúp các nhà quản trị hiểu hơn về
EMA, các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA, chính điều này sẽ giúp các nhà
quản trị có những quyết định đúng đắn trong việc áp dụng EMA. Đồng thời đưa ra
những khuyến nghị đến doanh nghiệp, các đối tượng bên ngoài có những hành động
để tác động đến việc áp dụng EMA ngày càng phổ biến hơn.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, bảo vệ môi

trường là yếu tố thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bảo vệ môi trường
và thông tin về KTMT cần được thể hiện qua hệ thống thông tin kế toán doanh
nghiệp. Do vậy, kế toán quản trị hiện nay không chỉ thực hiện chức năng ghi chép
truyền thống và hoạt động kinh tế đơn thuần, mà còn thông qua vai trò của mình để
quản lý môi trường. Kế toán quản trị môi trường (EMA – Enviroment management

accounting) được xem là một phần mở rộng của kế toán quản trị thông thường, là
một công cụ quản trị chiến lược quan trọng, hỗ trợ việc cải thiện hiệu suất kinh
doanh của doanh nghiệp và môi trường thông qua việc nâng cao trách nhiệm với
môi trường (Gray et al., 1993; Schaltegger và Burritt, 2000).
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), EMA “là quá trình quản lý hiệu quả
kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế
toán phù hợp với các vấn đề môi trường…”. EMA là một bộ phận của kế toán quản
trị doanh nghiệp, nhằm thu thập, xử lý, phân tích và sử dụng các thông tin tiền tệ và
hiện vật liên quan tới các tác động của doanh nghiệp đến môi trường, từ đó cải thiện
hoạt động của doanh nghiệp ở cả khía cạnh tài chính và môi trường. Nội dung của
EMA bao gồm: hạch toán dòng vật liệu; phân tích chu kỳ sống sản phẩm; hạch toán
chi phí, thu nhập liên quan đến môi trường; đánh giá trách nhiệm, hiệu quả quản lý
và bảo vệ môi trường; và báo cáo môi trường nhằm cung cấp thông tin chủ yếu cho
các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp.
Theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, các quốc gia thành công trong
quá trình công nghiệp hóa tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á: Hoa Kỳ, Canada, Pháp,
Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc.. vai trò của việc áp dụng EMA: hỗ trợ các nhà
quản trị trong quá trình ra quyết định có thể là thông tin ngắn hạn hoặc dài hạn
thông qua các kỹ thuật phân bổ chi phí khác nhau: xác định chi phí bên trong và bên
ngoài, sử dụng để phân bổ các chi phí này trong khuôn khổ kế toán môi trường.
Việc sử dụng EMA như một tài sản vô hình đã mang lại lợi ích cho các công ty


2

bằng cách cung cấp thông tin về hoạt động của họ, đặc biệt là liên quan đến môi
trường và kết quả hoạt động môi trường một cách tốt nhất nhằm đánh giá hiệu quả
hoạt động quản lý môi trường chính xác hơn (Gale, 2006b; Schaltegger and Burritt,
2000). EMA ngoài vai trò hỗ trợ ra quyết định, đánh giá hiệu quả môi trường, còn
có vai trò giúp doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm với môi trường. Thực chất, môi

trường là một vấn đề đáng lo ngại xung quanh chúng ta, một trong những tác động
lớn nhất đến môi trường là hoạt động của doanh nghiệp, việc áp dụng EMA vào
trong doanh nghiệp giúp đánh giá tác động và mức độ ảnh hưởng của tình hình hoạt
động kinh doanh đến mọi trường, từ đó, nhà quản trị sẽ có cái nhìn đúng đắn về
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường. Thông tin từ EMA mang lại lợi
ích cho xã hội (Gibson và Martin, 2004).
Xuất phát từ vai trò của ngành xây dựng trong thực tiễn, hoạt động xây dựng
đang trên đà duy trì tăng trưởng khá cao, với tốc độ 8,7% so với năm 2016, đóng góp
0,54 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP, đứng thứ ba trong số các ngành đóng
góp điểm phần trăm vào mức tăng GDP cả nước. Ngành xây dựng là một trong những
ngành chủ chốt, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động, giải quyết các
vấn đề xã hội và cần được đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, áp lực lên môi trường do lượng bụi
phát sinh trong quá trình thi công, tháo dỡ các công trình ngày càng tăng. Hoạt động
xây dựng cũng tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, gây nên hiện tượng phát thải nhà
kính năng lượng ngày càng tăng, Theo thống kê số liệu mới nhất (5 năm thống kê 1 lần)
từ trung tâm Công nghệ môi trường tính toán và tổng hợp, tải lượng phát thải khí nhà
kính năm 2015 tại Tp. HCM là 11.416.856 tấn CO2 tương đương/năm, luôn tăng hàng
năm từ 2012 – 2015. Quá trình phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư và tập trung
nhiều thiết bị thi công có sử dụng động cơ diezen công suất cao đã phát thải khí độc hại
như SO2, NOx, CO… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện rộng
quanh khu vực thi công. Theo kết quả thống kê gần nhất diễn biến tính hình thải lượng
TSP, PM10 phát sinh từ hoạt động xây dựng trên địa bàn Tp. HCM giai đoạn 2011-2015
(5 năm thống kê 1


3

lần). Tương ứng với sự phát triển ngành xây dựng, thải lượng TSP và PM10 vào
môi trường cũng tăng tương ứng. So với năm 2011, thải lượng TSP năm 2015 tăng

thêm 0,26 tấn đạt tỉ lệ 20%, trung bình toàn giai đoạn thải lượng TSP từng năm là
1,25 tấn/năm. Trong khi đó, thải lượng PM10 đều chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50% so với thải
lượng TSP. Hiện tại, ngành xây dựng đang hồi phục và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ
trong những năm tới. Do đó, thải lượng TSP và PM 10 sẽ không ngừng tăng (Trung
Tâm Công Nghệ Môi trường, 2016).
Các nhà quản lý luôn mong muốn được cung cấp đầy đủ thông tin chính xác,
đầy đủ để ra những quyết định đúng đắn, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. EMA là
một trong những nhân tố quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp trong điều
kiện áp lực về bảo vệ môi trường ngày càng tăng của cơ quan quản lý và cộng đồng
xã hội. Kết quả của việc thực hiện EMA là công bố thông tin môi tgrường. Tuy
nhiên theo nghiên cứu của La Soa Nguyen và cộng sự (2017), nghiên cứu này được
tiến hành để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiết lộ thông tin kế toán môi
trường của các công ty xây dựng ở Việt Nam. Theo kết quả thống kê của tác giả từ
2013-2016, với số điểm trung bình cho chỉ số tiết lộ thông tin kế toán môi trường là
4, thì con số tác giả thu được ở chỉ số tiết lộ thông tin dao động từ 1,364 đến cao
nhất 2,947. Tình hình cho thấy công việc kế toán và công bố thông tin liên quan đến
môi trường chưa được các công ty xây dựng niêm yết tại Việt Nam chú ý đúng mức.
Điều đó chứng tỏ, việc áp dụng EMA tại các DNXD chưa được thực hiện phổ biến.
Thông tư số 155/2015 / TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực kể từ
ngày 01/01/2016, yêu cầu các công ty đại chúng công bố một số thông tin môi
trường cho mục tiêu phát triển bền vững. Ngày nay, ở Việt Nam, nhiều doanh
nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết lộ và minh bạch thông tin kế
toán môi trường. Tuy nhiên, mức độ tiết lộ thông tin của các công ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam vẫn còn tương đối khác nhau. Do vậy, việc cập
nhật và áp dụng EMA trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNXD tại Việt Nam
là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì thế, tác giả đã cho rằng, nghiên cứu theo


4


hướng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA và một vấn đề cấp thiết và có
ý nghĩa thực tiễn cao, cuối cùng tác giả đã nghiên cứu lấy thí điểm tại Tp. HCM, nơi có
ngành xây dựng đang trong giai đoạn phát triển mạnh nhất ở nước ta. Đề tài của tác giả:
“Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các doanh nghiệp Việt Nam – nghiên
cứu các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn Tp. HCM”.

2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại

các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên
cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA
tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
Đề ra những khuyến nghị để áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các
DNXD trên địa bàn Tp. HCM
Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các
DNXD trên địa bàn Tp. HCM?
Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến việc áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên
cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM như thế nào?
3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: EMA và các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại


các DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Trong các DNXD và trên địa bàn TP. HCM.
Thời gian: Tháng 04/2018 - 09/2018
4.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính


5

Dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu từ những nghiên cứu trước đây, trên
cơ sở nghiên cứu lý thuyết nền. Đề xuất mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo các
nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA dự kiến. Từ mô hình và thang đo dự kiến, tác
giả sẽ đi khảo sát chuyên gia để khẳng định lại và điều chỉnh thang đo cho phù hợp
vời điều kiện ở Việt Nam.
Phương pháp định lượng
Tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá, trên cơ sở sử dụng công
cụ SPSS 20 để kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy
nhằm xác định các nhân tố, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng
EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
5.

Đóng góp của luận văn
Về mặt học thuật

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN - nghiên cứu các
DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên cứu các

DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
Về mặt thực tiễn
Xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng
EMA tại các DNVN - nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
Đưa ra những khuyến nghị
+ Đưa ra những chính sách tổ chức thực hiện nhằm áp dụng EMA tại các
DNVN – nghiên cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
+ Đưa ra giải pháp để doanh nghiệp áp dụng EMA tại các DNVN – nghiên
cứu các DNXD trên địa bàn Tp. HCM.
6.

Bố cục đề bài

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về EMA và các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại
các doanh nghiệp.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.


6

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.1 Công trình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của
EMA
Bartolomeo, M. và cộng sự (2000), tác giả nghiên cứu đề tài về thực trạng
và tiềm năng tương lai của EMA ở Châu Âu. Nghiên cứu tiến hành cuộc khảo sát
với kế toán và nhà quản lý tại 84 doanh nghiệp tại Đức, Ý, Hà Lan và Vương Quốc
Anh và đặc biệt tiến hành nghiên cứu chi tiết 15 doanh nghiệp tại 4 quốc gia trên.
Kết quả tác giả đạt được là: nêu cách tiếp cận KTMT: kế toán năng lượng và vật
liệu, kế toán quản lý môi trường; báo cáo trách nhiệm xã hội và báo cáo tài chính
bên ngoài; sử dụng thông tin phi tài chính và tài chính để hỗ trợ quản lý trong một
doanh nghiệp, hoạch định các chính sách kinh tế để xây dựng doanh nghiệp bền
vững.
Jalaludin et al (2001) đã nghiên cứu mức độ áp dụng kế toán quản trị môi
trường tại các doanh nghiệp sản xuất của Malaysia dựa trên lý thuyết thể chế. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng kế toán quản trị môi trường hiện đang được thực hành ở
mức độ thấp tại các doanh nghiệp này. Kết quả từ phân tích hồi qui đa biến của
nghiên cứu chỉ ra rằng rằng áp lực tiêu chuẩn từ các tổ chức nghề nghiệp và đào tạo
kế toán là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc thực hành kế toán quản trị môi trường
tại các doanh nghiệp sản xuất của Malaysia.
Chang, H.C. (2007), tác giả nghiên cứu đề tài về thực trạng và tiềm năng
tương lai của EMA ở các trường Đại Học. Tác giả đã sử dụng phương pháp định
tính để khám phá các yếu tố tiềm năng ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận, hoặc
không chấp nhận bằng cách phỏng vấn kinh nghiệm của các nhà quản lý chính từ
năm trường đại học. Kết quả có 5 rào cản chính: rào cản về mặt tài chính, tài chính,
thông tin, thể chế và quản lý, là những rào cản ảnh hưởng đến áp dụng EMA. Lý


8

thuyết được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này: Lý thuyết bất định, thể chế, lý

thuyết các bên liên quan và lý thuyết hợp pháp.
Ferreira, A. và cộng sự (2010), tác giả nghiên cứu đề tài về kế toán và đổi
mới quản lý môi trường. Tác giả sử dụng một cuộc khảo sát các kế toán, nhà quản lý
và bộ kiểm soát tài chính tại các doanh nghiệp lớn ở Úc. Kết quả tác giả đã đạt được
qua phân tích cho thấy việc sử dụng EMA có mối liên hệ tích cực với sự đổi mới
quy trình, nhưng không có sự đổi mới sản phẩm giúp các tổ chức có thêm thông tin
mới, từ đó khuyến khích các tổ chức phát triển sản phẩm mới, thay đổi quy trình
công nghệ tiên tiến, và cải thiện cơ cấu chi phí. Đối tượng chính của việc sử dụng
EMA là ngành công nghiệp.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA
Setthasakko, W. (2010), tác giả nghiên cứu đề tài về những rào cản đối với
sự phát triển của EMA tại các công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan. Nghiên cứu sử
dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với những người cung cấp thông tin quan
trọng kèm theo. Các thông tin chính bao gồm giám đốc điều hành, quản lý môi
trường và giám đốc kế toán của ba công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan. Kết quả:
Nghiên cứu xác định nguyên nhân cụ thể của các rào cản: Hạn chế về kiến thức, kỹ
năng liên quan đến EMA và không có hướng dẫn về kế toán quản lý môi trường.
Setthasakko, W. (2010), tác giả nghiên cứu đề tài về những rào cản đối với
sự phát triển của EMA tại các công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan. Nghiên cứu sử
dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với những người cung cấp thông tin quan
trọng kèm theo. Các thông tin chính bao gồm giám đốc điều hành, quản lý môi
trường và giám đốc kế toán của ba công ty giấy và bột giấy ở Thái Lan. Kết quả:
Nghiên cứu xác định nguyên nhân cụ thể của các rào cản: Hạn chế về kiến thức, kỹ
năng liên quan đến EMA và không có hướng dẫn về kế toán quản lý môi trường.
Jalaludin, D. và cộng sự (2011), tác giả nghiên cứu đề tài về việc áp dụng
EMA theo quan điểm thể chế. Tác giả đã dựa trên lý thuyết thể chế, xác định mức
độ ảnh hưởng từ áp lực thể chế đến việc vận dụng EMA. Tác giả đã tiến hành khảo
sát 74 kế toán viên từ các doanh nghiệp sản xuất ở Malaysia và sử dụng số liệu khảo



9

sát được tiến hành phân tích hồi quy. Ngoài ra tác giả có thực hiện các cuộc phỏng
vấn bán cấu trúc với 4 người tham gia khảo sát để có thêm thông tin chi tiết về kết
quả khảo sát. Kết quả đạt được của nhà nghiên cứu là xác định được mức độ ảnh
hưởng của áp lực thể chế đối với việc áp dụng EMA, trong đó áp lực tiêu chuẩn
( đào tạo và nhân viên kế toán) tác động mạnh nhất.
Christ, K., L. and Burritt, R., L. (2013), tác giả nghiên cứu đề tài về các
nhân tố tác động đến việc áp dụng EMA. Lý thuyết bất định được sử dụng trong bài
nghiên cứu của các tác giả. Chiến lược môi trường, ngành công nghiệp và quy mô tổ
chức là 3 nhân tố tác động đến áp dụng EMA mà các tác giả đã nghiên cứu trong bài
nghiên cứu này.
Alkisher, A. (2013), tác giả nghiên cứu đề tài về các nhân tố ảnh hưởng đến
áp dụng EMA trong công ty dầu và sản xuất ở Libya. Dựa trên các lý thuyết được sử
dụng: thể chế, hợp pháp, bất định, đổi mới, các bên liên quan. Tác giả tiến hành thu
thập được 202 mẫu, dữ liệu được phân tích và kiểm tra các phương sai, phân tích
nhân tố, tương quan và hồi quy nhiều lần. Kết quả cho thấy rằng, chiến lược môi
trường và tổ chức, nhóm tuổi và trình độ là nhân tố ảnh hưởng; chiến lược phòng
thủ và văn hóa thứ bậc là những nhân tố cản trở việc áp dụng EMA.
Pondeville, S. và cộng sự (2013), tác giả nghiên cứu đề tài về các nhân tố
tác động đến hệ thống kiểm soát quản lý môi trường. Nghiên cứu được khảo sát tại
256 doanh nghiệp sản xuất và kết quả đạt được: nhân tố sự không chắc chắn về môi
trường tác động làm giảm sự nhận thức về phát triển hệ thống kiểm soát quản lý môi
trường.
Wachira, M. M. (2014), tác giả nghiên cứu đề tài về các yếu tố ảnh hưởng
đến áp dụng EMA tại các công ty ở Nairobi, Kenya. Tác giả đã sử dụng các cuộc
điều tra để thiết lập mức độ chấp nhận thực hành EMA, do đó đã được thử nghiệm
dựa trên các yếu tố được xác định trong nghiên cứu sử dụng cả phân tích hồi quy đa
biến. Sau đó, các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện để bổ sung cho các
phát hiện từ các bảng câu hỏi. Kết quả cho thấy rằng: chi phí tuân thủ, chiến lược

môi trường và hiệu quả tài chính là yếu tố ảnh hưởng quan trọng; quy mô công ty


10

và số năm hoạt động không ảnh hưởng; và chiến lược phòng thủ và sự phân cấp văn
hóa là những yếu tố cản trở việc áp dụng EMA. Lý thuyết tác giả đã sử dụng trong
bải nghiên cứu của mình: lý thuyết hợp pháp, lý thuyết thể chế.
Jamil, C.Z. và cộng sự (2015), đã tiến hành một cuộc khảo sát về các yếu tố
ảnh hưởng đến áp dụng EMA ở các DNVVN ở Malaysia. Kết quả cho thấy, về ứng
dụng: các công ty chủ yếu ứng dụng KTMT trong các khía cạnh phi tiền tệ. Về nhân
tố ảnh hưởng: cưỡng chế, hạn chế tài chính, thiếu sự hướng dẫn, chính phủ và chính
quyền là những nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng EMA tại các DNVVN Malaysia.
1.2 Công trình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Chí Quang (2003), tác giả đã nghiên cứu về cơ sở hạch toán môi trường
doanh nghiệp, tức là nghiên cứu về mặt lý thuyết kỹ thuật phân tích, xác định và hạch
toán chi phí môi trường bằng phương pháp chi phí toàn bộ. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa
đưa vào thực tiễn áp dụng cung cấp thông tin cho nhà quản trị.

Trọng Dương (2008), tác giả căn cứ vào khung lý thuyết của UNDSD và IFAC
về chi phí môi trường để đề xuất phân loại chi phí môi trường. Bài nghiên cứu này
cũng chỉ dừng lại ở khung lý thuyết thực nghiệm của tác giả, vẫn chưa đi sâu vào
thực tiễn áp dụng để cung cấp thông tin cho nhà quản trị.
Trần Thị Hồng Mai (2009), nội dung mà tác giả đã đạt được là: từ những lợi
ích của vận dụng ECMA, đưa ra cách nhận diện và tính toán chi phí môi trường, đề
xuất cách hạch toán chi phí môi trường và các phương pháp xác định chi phí theo
chu kỳ sống và trên cơ sở hoạt động.
Trọng Dương (2009), tác giả lại căn cứ vào cuốn sách “Các nguyên tắc và trình tự
kế toán quản lý môi trường” của UNSND để đưa ra đề xuất áp dụng tại Việt Nam. Bài
báo đưa ra có bốn loại chi phí liên quan đến môi trường: Chi phí xử lý chất thải, chi phí

phòng ngừa và chi phí quản lý môi trường, giá trị thu mua các phế thải (giá trị phế thải
được xác định theo giá trị thu mua) và chi phí xử lý phế thải. Bên cạnh việc nhận diện
các loại chi phí môi trường phát sinh, bài báo cũng chỉ ra


11

các khoản thu nhập liên quan đến môi trường bao gồm tiền trợ cấp và tiền thưởng,
các khoản thu nhập khác từ việc bán phế liệu,...
Phạm Đức Hiếu (2010), tác giả đã chỉ ra nhân tố quản lý: không sẵn sàng áp
dụng KTMT, phản ứng lại sự thay đổi tập quán trong các rào cản, thiếu trách nhiệm
với môi trường, các kế hoạch chiến lược không lồng ghép yếu tố môi trường, thiếu
sự ủng hộ từ nhà lãnh đạo..; nhân tố truyền thông nội bộ; nhân tố áp lực từ bên
ngoài: pháp luật, người sử dụng thông tin là những nhân tố căn bản cản trở việc áp
dụng EMA.
Lê Kim Ngọc (2013), tác giả đã nghiên cứu đề tài về hướng dẫn KTMT của
Nhật Bản và đưa ra những giải pháp để vận dụng vào Việt Nam. Theo đó, chi phí
môi trường được nhận diện thành bốn loại: chi phí môi trường trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, chi phí môi trường trước và sau quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh, chi phí quản lý môi trường, chi phí cho các hoạt động xã hội về
môi trường. Từ đó, tác giả cũng đề xuất hai mẫu báo cáo KTMT trong các doanh
nghiệp Việt Nam là báo cáo về chi phí môi trường của doanh nghiệp và báo cáo lợi
ích môi trường.
Huỳnh Đức Lộng (2015), tác giả nghiên cứu đề tài về KTMT của các quốc gia
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trong bài nghiên cứu của mình,
tác giả đã đưa ra nhận xét về các yếu tố thúc đẩy đến vận dụng KTMT: tư liệu,
chính sách, các bên liên quan: pháp luật, cơ quan chức năng, tổ chức môi trường..),
hiệp hội nghề nghiệp và nguồn hỗ trợ tài chính; và phân tích những lợi ích mà
KTMT mang lại khi nghiên cứu học tập các nước nhằm vận dụng và phát triển
KTMT, tạo lập bước đi vững chắc cho các DN Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Phạm Thị Bích Chi và Lê Thị Tâm (2016), nghiên cứu đề tài về ECMA trong
DNSX gạch ở Việt Nam. Các tác giả sử dụng phương pháp phân tích định lượng để
thu thập, xử lý thông tin về mức độ ứng dụng ECMA tại các doanh nghiệp sản xuất
gạch ở Việt Nam. Bài nghiên cứu đạt được kết quả: Mức độ vận dụng là không cao
nhưng mức độ thực hiện ECMA với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ đó, các tác giả đã đưa ra một số đề


12

xuất để thúc đẩy việc thực hiện ECMA tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, nghiên
cứu được giới hạn trong các kết quả đánh giá mức độ ứng dụng nhưng không phân
tích các yếu tố nhân quả.
Hoàng Thị Bích Ngọc (2017) đã khảo sát và đánh giá về thực trạng và hệ
thống ECMA tại các doanh nghiệp chế biến dầu khí thuộc tập đoàn PVN. Tác giả đã
làm rõ những lý luận cơ bản, những nhận thức mới về ECMA để hình thành khung
lý thuyết về ECMA trong doanh nghiệp sản xuất. Sử dụng các lý thuyết kế toán có
liên quan để giải thích cơ sở vận dụng ECMA tại các doanh nghiệp sản xuất đồng
thời đề xuất mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng ECMA
trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Từ khảo sát phân tích và đánh giá
một cách doàn diện về thực ECMA trong DN chế biến dầu khí, tác giả khám phá và
đo lường cá nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng ECMA tại DN chế biến dầu khí thuộc
Tập đoàn PVN.
Nguyễn Thị Nga (2018), tác giả nghiên cứu đề tài về các nhân tố ảnh hưởng
đến áp dụng ECMA, tác giả sử dụng phương pháp định tính bằng cách phỏng vấn
bán cấu trúc, nghiên cứu tài liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng ECMA trong các
doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam; phương pháp định lượng thông qua phân
tích nhân tố khám phá để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng ECMA
trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.
1.3 Nhận xét các công trình nghiên cứu

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng
EMA, và được thực nghiệm tại nhiều ngành nghề tại nhiều quốc gia khác nhau:
Châu Âu, Châu Mỹ, Úc, Nhật Bản…. Tổng quan về các công trình nghiên cứu cho
thấy các nghiên cứu về EMA chủ yếu được thực hiện trong các doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp nhạy cảm với môi trường như sản xuất... Ở Việt Nam, nghiên cứu
về EMA còn khá mới mẻ và được một số nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Quang, Trọng
Dương, Trần Thị Hồng Mai, Phạm Đức Hiếu, Lê Kim Ngọc, Huỳnh Đức Lộng,
Phạm Thị Bích Chi, Lê Thị Tâm, Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Nga và một số
nhà nghiên cứu nữa, các nhà nghiên cứu chứ yếu xét về khía cạnh lý thuyết


×