Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA AGRIBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.73 KB, 22 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA
AGRIBANK
2.1. Giới thiệu về Agribank
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính
phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay
thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân
hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước pháp luật.
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành
phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại
Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao
dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh,
thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi
nhánh.
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó,Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp
tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ
máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.
Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân
hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ
Đỗ Thị Phượng 1 Ngân hàng 47A
cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc,bộ máy giúp việc bao gồm


bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ
thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức
năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân
hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo,
được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh. Ngày
31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân
hàng phục vụ người nghèo, sau này là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng
Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt
Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình
Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các
tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối
với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn.
Tháng 2 năm 1999 Chủ tịch Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08
về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tập trung thanh toán quốc tế
về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sở
giao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch là
đấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầu
mối thanh toán quốc tế. Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch. Tất cả các
chi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch. Các chi nhánh tỉnh thành
phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.

Đỗ Thị Phượng 2 Ngân hàng 47A
Năm 2000 cùng với việc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước,
NHNo tích cực mở rộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhân được sự tài
trợ của các tố chức tài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD, ngân hàng tái
thiết Đức… đổi mới công nghệ, đào tạo nhân viên., Tiếp nhân và triển khai có hiêu
quả có hiệu quả 50 Dự án nước ngoài với tổng số vốn trên 1300 triệu USD chủ yếu
đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài hệ thống thanh toán
quốc tế qua mang SWIFT, NHNo đã thiết lập được hệ thống thanh toán chuyển tiền
điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn hệ thống.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với
các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất
lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi
mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo
và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống
thông tin quản lý hiện đại.
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002, NHNo
tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 NHNo là thành
viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên
chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.
Năm 2003 NHNo và PTNTVN đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ
cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn chất
lượng hiệu quả cao. Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ
câu giai đoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng
vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động. Mô hình tổ chức từng bước được hoàn
thiện nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành. Bộ máy lãnh đạo từ trung ương
đến chi nhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở
rộng hơn.
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành
của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế

quốc tế theo chủ trương của Đảng, chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình,
Agribank sẽ trở thành một tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh
Đỗ Thị Phượng 3 Ngân hàng 47A
vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưu tiên, đó là: tiếp
tục giữ vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người
bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia định, xúc tiến cổ phần hóa các
công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa Agribank theo định hướng và lộ trình thích
hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an
toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng
hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng
cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và phát triển thương hiệu, văn hóa
Agribank.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được khẳng định là ngân
hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn, đồng thời là ngân hàng
thương mại đa năng, giữ vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở
Việt Nam.
NHNo&PTNT Việt Nam ngày càng được nâng cao trong nước và quốc tế.
Đỗ Thị Phượng 4 Ngân hàng 47A
2.1.2 Tình hình kinh doanh của Agribank thời gian qua
Bảng 2.1.2: Tình hình kết quả kinh doanh tại Agribank thời gian (2002 - 2008)
(Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank)
Doanh số thanh toán biên giới
Năm/
chỉ tiêu
Tổng
vốn
huy
động
Dư nợ
cho vay

Doanh
số
thanh
toán
quốc tế
Quan hệ
ngân
hàng đại

Doanh
số
mua bán
ngoại tệ
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
tỷ VNĐ % tăng tỷ VNĐ % tăng
triệu
USD % tăng cái % tăng
triệu
USD % tăng
triệu
USD % tăng
triệu
USD % tăng
2002 100078 0.315254 88,379 0.209541 2,026 0.445706 784 0.132653 5,645 0.434898 440 5.559091 1,763 0.483834
2003 131,628 0.20349 106,898 0.303869 2,929 0.655855 888 0.013514 8,100 -0.01469 2,886 1.071726 2,616 -0.03058
2004 158,413 0.203544 139,381 0.29169 4,850 0.207629 900 0.035556 7,981 0.340684 5,979 0.194347 2,536 0.190852
2005 190,657 0.215932 180,037 0.006749 5,857 0.046782 932 0.050429 10,700 0.009346 7,141 0.497269 3,020 -0.21788

2006 231,826 0.318536 181,252 0.358264 6,131 0.182189 979 -0.04903 10,800 0.163241 10,692 0.066218 2,362 0.23624
2007 305,671 0.349997 246,188 0.199998 7,248 0.149972 931 -0.01074 12,563 0.049988 11,400 0.013772 2,920 0.069178
2008 412,655 295,425 8,335 921 13,191 11,557 3,122

Đỗ Thị Phượng 5 Ngân hàng 47A
Kết luận:
Qua bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 2002 – 2008 nhìn chung Agribank có hoạt
động kinh doanh khả quan, các tiêu chí trong bảng phần lớn đều đạt mức tăng trưởng
dương và khá đều đặn. Cụ thể:
Về tổng huy động vốn: đã có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, tỷ lệ tăng
trưởng dao động từ 20-30%.
Về cho vay, Agribank tiếp tục khẳng định nông nghiệp, nông thôn là thị trường
truyền thống, đồng thời chú trọng mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân. Đến cuối
năm 2008, Agribank đã đầu tư cho hơn 9 triệu hộ với số vốn gần 213.000 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 55.5% tổng dư nợ.
Kết quả đến cuối năm 2008 tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 1.7%
Tổng doanh số thanh toán quốc tế đạt 8.335 triệu USD vào cuối năm 2008, tăng
hơn 1.000 triệu USD so với năm 2007, chất lượng thanh toán quốc tế toàn hệ thống
được nâng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng xuất,
nhập khẩu.
Agribank chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý nhằm đáp ứng yêu cầu
thanh toán xuất – nhập khẩu của khách hàng. Số lượng các ngân hàng đại lý tăng từ 784
ngân hàng năm 2002 lên 921 ngân hàng tại hơn 113 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Kinh doanh ngoại tệ phát triển mạnh, an toàn và vững chắc. Agribank không
những cân đối được nguồn ngoại tệ trong kinh doanh mà còn tăng cường xuất khẩu
ngoại tệ mặt và bán cho Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trên thị
trường liên ngân hàng.
Thanh toán biên giới: cũng đạt kết quả khả quan
2.1.3 Nguồn nhân lực của Agribank
Tại các chi nhánh loại I đều có phòng/ tổ Tiếp thị do vậy từ Trung Ương tới địa

phương đã hình thành được một hệ thống chuyên trách về mảng công tác, nghiệp vụ
này.
Tuy nhiên, phòng/tổ Tiếp thị tại các chi nhánh loại I hiện tại được lồng ghép và
đảm nhiệm nhiều mảng công việc khác nhau, cụ thể: tiếp thị, thẻ, quan hệ khách hàng,
có những chi nhánh ghép cả phần tiếp cận các dự án ngân hàng phục vụ,… Như vậy
mặc dù tên phòng là “Tiếp thị” song hầu như không phải là “Tiếp thị”.
Tại các chi nhánh loại I: thiếu cán bộ chuyên trách, không được đào tạo về tiếp
thị, cán bộ không được trang bị kiến thức về Quan hệ công chúng (PR) và cách tổng
Đỗ Thị Phượng 6 Ngân
hàng 47A
hợp, viết tin, đưa tin để tuyên truyền. Phần lớn cán bộ làm việc tại phòng/ tổ Tiếp thị là
kiêm nhiệm/ bán chuyên trách.
2.1.4. Nguồn lực công nghệ của Agribank
Các ngân hàng hiện đại đều hướng tới xây dựng một hệ thống thông tin tức thời
(online) giữa hội sở và các chi nhánh, đồng thời xây dựng hệ thống tài khoản khách
hàng tập trung, đây là điều kiện tiên quyết cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng
bán lẻ, ngân hàng điện tử, phát triển các dịch vụ gia tăng.
Năm 2007, Agriabank triển khai thành công giai đoạn I dự án: hệ thống thanh
toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPICAS – Intra Payment and Customer Accounting
System). Hiện nay Agribank đang hoàn tất triển khai giai đoạn II của dự án này, tới
tháng 6/2008 đã kết nối giao dịch tới tất cả các chi nhánh cấp I, các chi nhánh phục vụ
khu công nghiệp, trung tâm thương mại, du lịch… phấn đấu trong năm 2008 Agribank
sẽ hoàn thành kết nối tới hàng ngàn điểm giao dịch trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Đây là
hệ thống Core Banking (ngân hàng lõi) lớn nhất Việt Nam.
2.1.5 Sản phẩm dịch vụ của Agribank
Các sản phẩm dịch vụ của Agribank bao gồm các sản phẩm dịch vụ cho khách
hàng cá nhân (tài khoản cá nhân, cho vay cá nhân, tiết kiệm và đầu tư, chuyển và nhận
tiền, dịch vụ kiều hồi, dịch vụ thẻ, mua bán ngoại tệ), sản phẩm dịch vụ cho khách hàng
doanh nghiệp (thanh toán quốc tế, tài khoản, bảo lãnh, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ
séc, phát hành giấy tờ có giá, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán biên giới, dịch vụ tiền gửi,

cho thuê tài chính, dịch vụ thanh toán, bao thanh toán), sản phẩm dịch vụ cho khách
hàng định chế tài chính (ngân hàng đại lý, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vốn, tài trợ
thương mại, dịch vụ cho vay ủy thác), sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử
(VNTOPUP, SMS Banking, ATRANSFER), kinh doanh chứng khoán, cho thuê tài
chính, kinh doanh mỹ nghệ - vàng bạc đá quý, dịch vụ in ấn cao cấp, dịch vụ du lịch.
Năm 2008 là năm toàn hệ thống Agribank có nhiều nỗ lực nhất trong việc triển
khai việc phát triển các sản phẩm mới, dịch vụ giá trị gia tăng như: gửi và rút tiền nhiều
nơi, huy động tiết kiệm bảo đảm giá trị theo vàng; xây dựng thành công chương trình
kết nối Agribank với các Công ty chứng khoán. Đặc biệt, Agribank trở thành ngân hàng
hàng đầu trong việc phát triển các sản phẩm Mobile Banking: SMS banking, Vntopup,
chuyển tiền qua SMS (dịch vụ A Transfer).
Đỗ Thị Phượng 7 Ngân
hàng 47A
Trên cơ sở hệ thống công nghệ hiện đại, đến nay Agribank đã thực hiện kết nối
với hệ thống thẻ quốc tế Visa, Master Card và các hệ thống thẻ nội địa lớn nhất Việt
Nam là Banknet VN, Samrtlink… với 1.200 ATM và chuẩn bị trang bị thêm 600 ATM
vào năm 2009 trải khắp 64 tỉnh thành. Mục tiêu của Agribank là đưa hệ thống thẻ
Agribank trở thành hệ thống lớn nhất Việt Nam về ATM, chiếm gần 20% thị phần thẻ
phát hành ở Việt Nam. Agribank phát hành thẻ Visa, và Master card ngay trong quý
III/2008.
Định hướng các dịch vụ, sản phẩm của Agribank trong thời gian tới là: Theo
hướng trở thành tập đoàn tài chính – ngân hàng trước năm 2010, Agribank sẽ tiếp tục
đa dạng các sản phẩm dịch vụ truyền thống: cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, huy
động vốn, thanh toán quốc tế…Đồng thời phát triển các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng
bán lẻ, trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam.
Tiếp tục triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng qua điện thoại di động, qua
INTERNET: như chuyển khoản, thanh toán hoá đơn và các thanh toán mua bán hàng
hoá khác. Xây dựng và hình thành hệ thống CALL CENTER. Triển khai các sản phẩm
dịch vụ liên kết ngân hàng - bảo hiểm “Bancassurance”. Phát triển các sản phẩm phái
sinh; phát triển các sản phẩm phù hợp với vùng, miền. Nghiên cứu triển khai các sản

phẩm liên kết thanh toán với các ngân hàng thương mại khác.
Agribank cũng đang nghiên cứu phát triển các lĩnh vực mới như tài chính, bảo
hiểm: trong năm 2007 Agribank là cổ đông sáng lập Công ty cổ phần bảo hiểm ABIC,
hiện nay chúng tôi cũng đang tìm kiếm các đối tác mạnh kinh doanh trong lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ để thành lập công ty liên doanh trong lĩnh vực này.
2.1.6. Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của
Agribank:
Về hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền của
Agribank trước năm 2008: Tình trạng chồng chéo, chậm trễ trong triển khai các hoạt
động tiếp thị, thông tin tuyên truyền do không rõ và lúng túng trong quy trình, thủ tục
trong năm.
Kết quả là năm 2008 , trụ sở chính đã rà soát đánh giá lại các văn bản hiện hành
có liên quan trên cơ sở đó tiến hành bổ sung, chỉnh sửa và ban hành mới một số văn bản
Đỗ Thị Phượng 8 Ngân
hàng 47A

×