Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bài tập nhóm tâm lý học (10 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.11 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Một triết gia đã nói: “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”
quả không sai. Tâm lý loài người luôn là một phạm trù cực kỳ khó nắm bắt
bởi nó luôn phải chịu sự chi phối của xã hội xung quanh, bị tác động bởi cái
tốt và cái xấu, bởi cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực không ngừng nghỉ. Chính vì
vậy, từ xưa đến nay, các nhà khoa học luôn tìm cách lý giải các hiện tượng,
hiệu ứng tâm lý, cơ chế hành vi của con người bằng các thí nghiệm, trong đó
có có những thí nghiệm vô cùng thú vị, kỳ quặc thậm chí là phi nhân tính.
Chúng không chỉ giúp thu thập thông tin mới về não bộ, cung cấp những cái
nhìn sâu sắc, hiện tượng kỳ quặc, các xu hướng hỗn độn về tư tưởng và hành
1


vi của con người mà còn có thể khiến bạn sửng sốt khi nhận ra nhiều hiệu ứng
tâm lý mà chính mình cũng không hề ngờ tới! Để chứng tỏ điều này, nhóm
em xin chọn đề tài “Phương pháp thực nghiệm trong tâm lí học. Những thực
nghiệm nổi tiếng đã được thực hiện trên thế giới”

NỘI DUNG
I. Phương pháp thực nghiệm trong tâm lí học
1. Khái niệm phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm là phương pháp mà trong đó nhà nghiên cứu chủ
động tạo ra các hiện tượng mà mình cần nghiên cứu sau khi đã tạo ra điều
kiện cần thiết loại trừ yếu tố ngẫu nhiên 1. Hay nói đơn giản hơn, phương pháp
thực nghiệm là phương pháp mà các nhà nghiên cứu tự tạo ra những tình
huống trên thực tế, mô phỏng thí nghiệm theo lý thuyết nhằm mục đích kiểm
chứng lý thuyết, khảo nghiệm một giả thuyết. Các nhà nghiên cứu lặp đi lặp
lại nhiều lần các giả thuyết của mình cho đến khi đạt được mục đích cuối
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb. Công an nhân dân, Hà



Nội, tr 27-28.

2


cùng. Người ta sử dụng phương pháp thực nghiệm trên hầu hết mọi lĩnh vực
và điều quan trọng khi sử dụng phương pháp này là thay vì chỉ có cái nhìn tự
nhiên, phiến diện của con người, thêm vào đó là một sự nhìn nhận tổng thể,
khách quan và tri thức. Phương pháp này thường được dùng kèm với phương
pháp quan sát để hạn chế nhược điểm của phương pháp quan sát.
2. Các hình thức phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học
Phương pháp thực nghiệm thường có hai loại bao gồm thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên.
2.1. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là “thực nghiệm mà nhà nghiên cứu
chủ động tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một hiện
tượng tâm lý nào đó cần nghiên cứu” 2. Loại thực nghiệm này thường được sử
dụng nhiều để nghiên cứu các quá trình tâm lý, ít dùng nghiên cứu các thuộc
tính tâm lý người và đặc biệt mang tính chủ động cao hơn thực nghiệm tự
nhiên. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành trong phòng thí
nghiệm dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên
ngoài tác động đến hiện tượng tâm lý được nghiên cứu. Chủ yếu là dựa vào
các dụng cụ thí nghiệm và máy móc đặc biệt.
2.2. Thực nghiệm tự nhiên
Thực nghiệm tự nhiên là loại thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện
bình thường của cuộc sống và hoạt động, dựa vào điều kiện hoạt động bình
thường của đối tượng nghiên cứu, lợi dụng ngay hoàn cảnh học tập, sinh hoạt,
công tác để thực hiện chương trình đã xác định. Trong thực nghiệm tự nhiên
có bao hàm cả quan sát. Nếu trong quan sát nhà nghiên cứu chỉ thay đổi các

yếu tố riêng rẽ của hoàn cảnh thì trong thực nghiệm tự nhiên nhà nghiên cứu
có thể chủ động gây ra những hành vi, biểu hiện và diễn biến của hiện tượng
tâm lý cần nghiên cứu bằng cách khống chế các nhân tố không cần thiết cho
việc nghiên cứu; đồng thời làm nổi bật các yếu tố cần thiết trong hoàn cảnh,
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb. Công an nhân dân,

Hà Nội, tr. 28.

3


giúp cho việc khai thác, tìm hiểu hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu bằng thực
nghiệm.
VD: Đây là môt một căn phòng được bố trí trong đó có 10 người được
dặn trước là khi đặt 1 tấm bảng màu xanh hỏi màu gì thì cả 10 người đó sẽ trả
lời màu trắng. Sau đấy lần lượt từng đối tượng được thực nghiệm (người mà
ta cần xem xét tính tự chủ của họ) bước vào phòng, khi hỏi 10 người đã được
chuẩn bị đều trả lời tấm bảng có màu tím. Đến lượt đối tượng thực nghiệm thì
họ có thể trả lời nhiều cách:
- Nói là màu trắng chứng tỏ không có chính kiến, nghe theo số đông.
- Nói là màu xanh là người có tính tự chủ cao bảo vệ quan điểm của
mình
Ngoài ra tuỳ theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm tự nhiên
lại được phân thành hai loại là thực nghiệm nhận định và thực nghiệm hình
thành:
Thực nghiệm nhận định (thực nghiệm điều tra) là thực nghiệm nhằm xác
định thực trạng vấn đề nghiên cứu hay nói cách khác là hiện tượng tâm lí ở
một thời điểm cụ thể.
Ví dụ: kiểm tra xem với tư thế bị can đâm nạn nhân có phù hợp với vết
đâm trên cơ thể nạn nhân không; kiểm tra xem những hành vi của bị can đã

thực hiện khi giết người có phù hợp với hiện trường không…
Thực nghiệm hình thành còn gọi là thực nghiệm giáo dục, ở loại thực
nghiệm này người nghiên cứu tiến hành các tác động giáo dục, rèn luyện với
mục đích khẳng định ảnh hưởng của tác động giáo dục đến sự hình thành,
phát triển hiện tượng tâm lý ở con người nhằm hình thành một phẩm chất tâm
lý nào đó ở đối tượng thực nghiệm. Thực nghiệm hình thành thông thường
gồm ba giai đoạn: đo thực trạng hiện tượng tâm lý trước thực nghiệm rồi thiết
kế biện pháp tác động giáo dục mới và áp dụng vào trong thực tiễn. Sau một
thời gian tác động sẽ đo lại sự biến đổi của hiện tượng tâm lý. Cuối cùng là

4


khẳng định vai trò, sự ảnh hưởng, mối quan hệ của biện pháp tác động giáo
dục đó đến sự hình thành và phát triển hiện tượng tâm lý cần nghiên cứu.
Tuy vậy, thực nghiệm nghiên cứu tâm lý dù là loại hình thực nghiệm nào
cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của
đối tượng thực nghiệm, đặc biệt họ sẽ dễ bị căng thẳng tâm lý, thần kinh khi
làm thực nghiệm. Vì vậy khi sử dụng thực nghiệm nghiên cứu tâm lý cần chú
ý tạo ra trạng thái tự nhiên và có sự phối hợp giữa thực nghiệm với các
phương pháp nghiên cứu khác.
3. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
3.1. Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Nhà nghiên cứu không thụ động chờ đợi sự xuất hiện các hiện tượng mà
tự mình tạo ra các điều kiện, nên có khả năng tính đến một cách đầy đủ hơn
các điều kiện đó, cũng như những ảnh hưởng mà các điều kiện ấy gây ra cho
đối tượng. Có thể lặp đi lặp lại nhiều lần thực hiện với những kết quả giống
nhau, chứng tỏ một mối quan hệ có tính quy luật và đảm bảo được tính tin cậy
của đề tài. Thu thập nhanh chóng một số lớn các dữ liệu cần thiết, tiết kiệm
được thời gian. Hiện tượng nghiên cứu được đánh giá qua những chỉ số nên

xử lí đơn giản, kết quả có độ tin cậy cao mang tính thuyết phục hơn phương
pháp quan sát.
3.2. Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp này thực hiện không đơn giản, nó đòi hỏi sự chuẩn bị công
phu cả về lý luận và công cụ thực hiện, nhiều khi nó đòi hỏi những trang thiết
bị đặc biệt mà người sử dụng nó phải được đào tạo thực hiện. Khó khống chế
được tính chủ quan của người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.3
II. Một số thực nghiệm nổi tiếng trên thế giới
1. Thực nghiệm kẹo dẻo4

3 , truy cập ngày 20/08/2019
4 Phụ lục 1

5


Một thí nghiệm về kẹo dẻo nổi tiếng được tiến hành với những đứa trẻ 4
tuổi vào những năm 1960 bởi Walter Mischel, giáo sư tâm lý học của Đại học
Stanford. Ông ấy đặt kẹo dẻo lên chiếc bàn trước mặt một đứa trẻ và nói rằng
ông ấy cần phải ra ngoài trong vài phút. Đứa bé được phép ăn viên kẹo dẻo đó
khi ông ấy đi khỏi, nhưng nếu nó có thể đợi đến khi ông ấy trở lại thì ông ấy
sẽ cho nó hai viên kẹo dẻo. Rồi ông ấy ra ngoài, một máy quay phim đã ghi
lại những sự việc xảy ra sau đó. Tiến sĩ Mischel hứng thú với tìm hiểu điều gì
đã khiến một vài đứa trẻ có thể trì hoãn thời điểm ăn kẹo trong khi những đứa
khác lại đầu hàng. Đa số bọn trẻ không chịu nổi trong vòng chưa đến 3 phút.
Tuy nhiên, vài đứa có thể chịu được trong suốt 20 phút cho đến khi giáo sư
quay lại. Và kết quả là chúng được thưởng không chỉ là thêm một viên kẹo
nữa. Như một nghiên cứu tiếp theo sau đó cho thấy, những đứa trẻ này có
những mối quan hệ tốt đẹp hơn, đáng tin cậy hơn, và thậm chí là ghi được
trung bình 210 điểm cao hơn trong kỳ thi SAT so với những đứa trẻ không thể

chống lại cám dỗ của viên kẹo dẻo.
Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu trên với một nhóm 60 nghiệm
thể, nay đã hơn 40 tuổi, mà khả năng tự kiểm soát của họ vẫn ổn định ở mức
thấp suốt từ thời thơ ấu cho đến tuổi trưởng thành (nghiên cứu không bao
gồm những người thiếu kiềm chế khi nhỏ nhưng khi lớn học được cách kiểm
soát

tốt

hơn.)

Vậy thì đâu là bí quyết của những đứa kiềm chế được? Chúng có ý chí hơn?
Có kỷ luật hơn? Hay có lẽ chúng không thích kẹo lắm? Có lẽ chúng sợ? Hóa
ra không có nguyên nhân nào đúng cả. Mà là phương pháp. Sự phân tâm.
Thay vì chú tâm vào việc không ăn kẹo dẻo, chúng đã bịt mắt lại, ngồi dưới
gầm bàn, hoặc hát một bài. Chúng không kháng cự lại mong muốn. Chúng
đơn giản chỉ tránh né nó.
Thực nghiệm trên cho thấy, thái độ kiên định, lòng kiên trì ở một đứa trẻ nếu
được phát huy sẽ giúp đứa trẻ ấy vững vàng hơn trong tương lai.5
5 g/thi-nghiem-keo-deo-hieu-ung-cua-su-cam-do/, truy cập ngày 20/08/2019.

6


2. Thí nghiệm “Con chó của Pavlov”6
Ivan Petrovich Pavlov (14/9/1849 – 27/2/1936) là một nhà sinh lý học,
tâm lý học và thầy thuốc người Nga, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học
Peterburg (1907). Ông là người đã giành giải Nobel sinh lý và y khoa năm
1904 cho công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Pavlov là
người đầu tiên mô tả hiện tượng "điều kiện hóa cổ điển".7

Một trong những nghiên cứu thú vị và có ý nghĩa lịch sử của ông là về
vấn đề tiết dịch vị. Chúng ta đều biết, khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra một lượng lớn
dịch vị để giúp tiêu hóa thức ăn. Với quyết tâm muốn biết đại não truyền
mệnh lệnh cho dạ dày như thế nào, Pavlov tiến hành thí nghiệm đối với con
chó đã sống ở phòng thí nghiệm nhiều năm, đã quen với tất cả nhân viên ở
đây.
Một hôm Pavlov và trợ lý tiến hành thí nghiệm tiết dịch vị đối với chú chó
già đã được thuần dưỡng nhiều năm. Chó là loại vật rất hiểu tính người, người
nuôi chó hàng ngày đem thức ăn cho chúng nên chú chó ở đây có thể dễ dàng
nhận ra họ. Chú chó được đưa lên đứng trên bục thí nghiệm, từng giọt dịch vị
chảy ra và được đưa vào trong một cái khay thông qua một ống dẫn. Ông
nhận thấy dịch vị của chó tăng lên rất nhiều khi chúng nghe thấy tiếng bước
chân của nhân viên thường mang thức ăn đến. Ông nghĩ tiếng bước chân cho
chú chó biết thức ăn đang được mang tới, thông qua thần kinh đại não ra
mệnh lệnh làm cho dạ dày tiết ra dịch vị.
Từ phát hiện này, Pavlov nghĩ rằng, bất kỳ một tín hiệu nào như tiếng
chuông, tiếng huýt sáo... gắn liền với sự xuất hiện của thức ăn trong một thời
gian dài liên tục thì sẽ cho ra kết quả tương tự 8. Ông lặp lại thí nghiệm này
trong nhiều lần. Nhưng thí nghiệm này chỉ có tác dụng với những chú chó đã
ở lâu trong phòng thí nghiệm. Còn với những chú chó mới được nuôi thì
6 Phụ lục 2
7 Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
8 ngày truy cập 20/08//2019.

7


không được. Pavlov cho rằng đây là loại phản ứng đối với sự kích thích từ
bên ngoài. Ông gọi đó là “phản xạ có điều kiện”. Sau này Pavlov còn đi sâu

nghiên cứu về những vấn đề này đồng thời đã viết ra tác phẩm nổi tiếng của
mình. Vì những thành tựu này Pavlov nhận được giải thưởng Nobel.9
3. Thí nghiệm Milgram10 ( cái này m chọn phần phù hợp…?!)
Năm 1961, Giáo sư Milgram đang là một trong những nhà tâm lý học
hàng đầu của Mỹ làm việc tại Đại học Yale. Ông cùng các cộng sự đăng
quảng cáo tuyển người tham gia một cuộc thí nghiệm về “tác động của hình
phạt đối với việc học” với giá 4 USD/giờ. Tổng cộng 40 người tham gia mà
không hề biết rằng mình sắp bước vào một trải nghiệm kinh hoàng.
Theo mô tả trên chuyên san Journal of Abnormal and Social Psychology,
người tham gia đóng vai “giáo viên” sẽ đặt câu hỏi cho “học sinh”. Cả hai
ngồi ở 2 phòng khác nhau và chỉ liên lạc qua bộ đàm. “Giáo viên” lần lượt đặt
câu hỏi và mỗi lần “học sinh” trả lời sai, “giáo viên” sẽ được người giám sát
thí nghiệm yêu cầu nhấn nút gây giật điện để trừng phạt “học sinh” với cường
độ lớn dần, tối đa là 450 volt. Dĩ nhiên, “giáo viên” không hề biết rằng chẳng
có ai bị điện giật cả và “học sinh” là người trong nhóm của Milgram, giả vờ
kêu la đau đớn hoặc đập vào tường van xin dừng thí nghiệm.
Trong suốt thí nghiệm, các “giáo viên” tỏ ra không thoải mái và vô cùng
lo lắng. Có người liên tục quệt mồ hôi trán, người thì gắng cười to một cách
gượng gạo hoặc khóc lóc hỏi thăm tình trạng của “học viên”. Tuy nhiên,
không có ai tỏ ý muốn ngừng lại trước mức 135 volt. Khi đến gần mức 300
volt, một số người xin dừng thí nghiệm và trả lại tiền. Tuy nhiên khi được
người giám sát đốc thúc và trấn an rằng sẽ không phải chịu trách nhiệm gì nếu
có bất trắc thì họ lại tiếp tục nhấn nút bất chấp những tiếng gào thét từ phòng
bên kia.
9 ngày truy cập 20/08//2019.
10 Phụ lục 3

8



Kết quả cuối cùng là chỉ có 14 trong số 40 “giáo viên” kiên quyết dừng thí
nghiệm trước mức tối đa 450 volt, tức có đến 65% số người tham gia đi đến
tận cùng. Trong khi đó, theo Journal of Abnormal and Social Psychology,
trước khi thực hiên thí nghiệm, Giáo sư Milgram đã thăm dò thử ý kiến của
nhiều sinh viên năm cuối khoa tâm lý cũng như các đồng nghiệp và ai cũng
cho rằng sẽ có rất ít người chịu nhấn nút từ sau mức 300 volt. Trong nhiều
năm sau, Milgram cũng như một số chuyên gia khác tiến hành hàng trăm thí
nghiệm tương tự và kết quả là chưa đến phân nửa số người tham gia quyết
định bỏ cuộc. Từ đó, ông đưa đến kết luận dưới sức ép của mệnh lệnh của
những người có quyền, khi tự cho rằng bản thân không phải chịu trách nhiệm
thì con người có thể gây ra những hành động độc ác, gây tổn thương đến
người khác dù biết rằng chúng trái với niềm tin và đạo đức.
Suốt mấy chục năm qua, Thí nghiệm Milgram hứng chịu vô số chỉ trích là
“phi đạo đức, vô nhân tính” khi lừa người tham gia trải qua những chấn động
tâm lý nặng nề. Nhiều tổ chức người Do Thái thì lên án dữ dội việc Giáo sư
Milgram cho rằng thí nghiệm của ông có thể giải thích cho hành động của đại
đa số binh lính và quan chức Đức quốc xã trong Thế chiến 2. Đáp lại, những
người ủng hộ chỉ ra rằng không ai trong số những người tham gia thí nghiệm
gặp phải hậu quả lâu dài nào về tâm lý và rằng dư luận không chịu chấp nhận
sự thật về “mảng tối trong mỗi con người”. 11
Phương pháp thực nghiệm trong tâm lí học đã để lại cho nhân loại rất nhiều
học thuyết và quy luật vô cùng quí giá. Những kiến thức tâm lý ấy thường
được ứng dụng trong việc đánh giá tâm lý và trị liệu cho các vấn đề về sức
khỏe tâm thần, ứng dụng trong điều trị lâm sàng, hay trong công tác giáo dục.
KẾT LUẬN

11 />22/08/2019

truy


cập

ngày

9


Phương pháp thực nghiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các ngành
khoa học nói chung và ngành tâm lý học nói riêng. Việc theo dõi diễn biến
tâm lý, hành vi thực tế của con người đã giúp các nhà nghiên cứu làm rõ các
yếu tố khách quan, chủ quan hình thành ra các hiện tượng tâm lý, phát hiện ra
những quy luật hình thành, vận hành và phát triển tâm lý, nhận diện các hiện
tượng tâm lý và tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng tâm lý khác nhau trong
đời sống con người. Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ trực tiếp cho việc nắm bắt
và xử lý những vấn đề thuộc về hành vi, hoạt động của con người, đóng góp
một phần quan trọng vào các hoạt động của ngành Luật.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách, Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Tâm lý học đại cương,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội,
Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
II. Website
3.
4.
5.

6.
7.
8.



g




PHỤ LỤC


1. Harry (2016), Thí nghiệm kẹo dẻo – Hiệu ứng của sự cám dỗ
Và Walter Mischel- giáo sư tâm lý học

2. Nhà sinh lý học Ivan Pavlo và Thí nghiệm “Con chó của Pavlov”


3.Thí nghiệm về “Tác động của hình phạt đối với việc học”
của nhà tâm lí học Stanley Milgram
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TÂM LÝ NỔI TIẾNG KHÁC
1. Nghệ sĩ violon tại ga tàu điện ngầm

Bạn có nghĩ mình luôn dành thời gian để dừng lại và tưởng thưởng những vẻ
đẹp xung quanh? Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2007 đã chứng
minh rất có thể chúng ta hoàn toàn thờ ơ với những điều tuyệt vời hiếm gặp
trong cuộc sống.
Trong thí nghiệm này, nghệ sĩ violon nổi tiếng thế giới Josh Bell đã được mời

để xuất hiện như một nghệ sĩ đường phố và biểu diễn ở một ga tàu điện ngầm
tại bang Washington D.C, nước Mỹ để xem có bao nhiêu người sẽ dừng lại và
lắng nghe anh đàn. Và kết quả hết sức bất ngờ. Mặc dù trên thực tế là anh đã
chơi những khúc nhạc tuyệt vời trên cây đàn vĩ cầm được làm hoàn toàn thủ
công trị giá đến 3,5 triệu USD (gần 80 tỉ VNĐ) và anh cũng vừa bán hết vé
cho một buổi hòa nhạc tại Boston với giá vé trung bình là 100 USD/người
(khoảng 2,3 triệu VNĐ/người), nhưng trớ trêu là khi đó có rất ít người dừng


lại để thưởng thức buổi biểu diễn “hiếm có khó tìm” của anh. Josh Bell đã
kiếm được một một món tiền “còm cõi” chỉ 32 USD (khoảng 726.000 VNĐ)
trong ngày hôm đó. Thế mới biết, khi một thứ dù giá trị đến thế nào được
“cho không biếu không”, chúng ta thường hay xao nhãng và đánh giá thấp
thậm chí không quan tâm đến thứ đó.
2. Thí nghiệm Cầu thang piano

Một sáng kiến của hãng xe hơi nổi tiếng của Đức Volkswagen với tên gọi là
Học thuyết Vui (The Fun Theory) đã được tiến hành để chứng minh rằng hành
vi của người khác có thể được thay đổi cho tốt hơn bằng cách tham gia các
hoạt động đời thường vui vẻ.
Thí nghiệm này được tiến hành vào năm 2009. Những người thực hiện đã lắp
đặt các bậc thang có khả năng phát ra tiếng nhạc như cây đàn piano trên cầu
thang của một ga tàu điện ngầm có tên là Odenplan ở thủ đô Stockholm của
Thụy Điển để xem liệu có nhiều người sẽ sẵn sàng lựa chọn thói quen đi bộ
lành mạnh bằng cầu thang bộ này thay vì cầu thang cuốn hay không.
Kết quả thật bất ngờ, sau ngày hôm đó, có đến 66% người bước đi bằng
chiếc cầu thang phát nhạc này nhiều hơn bình thường. Điều này chứng tỏ rằng
các hoạt động dễ dàng và vui vẻ là cách tốt nhất để mọi người thay đổi hành
vi tích cực hơn trong cuộc sống.
3. Thực nghiệm đồng thuận giả vờ

Cuối thập kỷ 70, nhà nghiên cứu Lee Ross cùng các đồng sự thực nghiệm
các thực ngiệm khởi đầu. Trong một thực nghiệm, các nhà nghiên cứu mời
những người tham gia chọn một cách thức để đối phó với một cuộc xung đột
tưởng tượng và sau đó sẽ ước lượng xem có bao nhiêu người có cùng đáp án
tương tự. Họ phát hiện ra rằng bất chấp chọn lựa là gì thì những người tham


gia đều có xu hướng cho rằng đại đa số mọi người đều đồng tình với các lựa
chọn đó.
Trong nghiên cứu khác, các nhà thực nghiệm yêu cầu các sinh viên trong
khuôn viên trường đi bộ và mang một tấm quảng cáo lớn có dòng chữ “Ăn tại
Joe’s”. Các nhà nghiên cứu sau đó yêu cầu các sinh viên ước lượng xem có
bao nhiêu người đồng ý việc thực hiện mang tấm quảng cáo. Họ thấy những
người đồng ý mang tấm quảng cáo cho rằng phần lớn người khác cũng đồng ý
thực việc việc mang tấm quảng cáo. Những ai từ chối cầm tấm đó thì cũng
cho là mọi người sẽ không đồng ý.
Kết quả của những thực nghiệm minh chứng cho những gì được biết đến
trong tâm lý học gọi là hiệu ứng đồng thuận giả vờ (false consensus effect).
Không quan trọng niềm tin, chọn lựa hay hành vì của chúng ta là gì, chúng ta
có xu hướng tin rằng đa số người khác cũng đồng ý và có hành động giống
cách chúng ta đã làm.



×