Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

GA KHTN 8 KÌ II - Sinh Ngoan 2019 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.97 KB, 153 trang )

Ngày soạn: ....................
Ngày dạy: Tiết 1: 8A1:......................
Tiết 2: 8A1:......................
Tiết 3: 8A1:......................
Tiết 4: 8A1:......................
Tiết 5: 8A1:......................

8A2:....................
8A2:......................
8A2:......................
8A2:......................
8A2:......................

8A3:...................
8A3:...................
8A3:...................
8A3:...................
8A3:...................

CHỦ ĐỀ 9: NÂNG CAO SỨC KHỎE TRONG TRƯỜNG HỌC
Tiết 1 – 5: BÀI 24: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
(5 tiết)

I.

ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo
II.
PHƯƠNG TIỆN


1. Chuẩn bị:
a. Giáo viên
Tranh: Hình 24.1. Động tác co và duỗi tay của người.
Hình 24.2. Đường biểu diễn quá trình co cơ vân
b. Học sinh
- Nghiên cứu bài 24
2. Phương pháp
- Phương pháp trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp tìm tòi,
hoạt động nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ởn định tở chức:
2. Bài mới:
Dự kiến các tiết
Tiết 1: Thực hiện hoạt động A, 1B
Tiết 2: Thực hiện hoạt động 2B, 3B
Tiết 3: Thực hiện hoạt động 4B, C1(thể dục, chạy bộ)
1


Tiết 4: Thực hiện hoạt động C (Bơi, thể dục dụng cụ, bóng đá), D
Tiết 5: Thực hiện hoạt động 5B,C2,E

Các hoạt động
A) Hoạt động khởi động
GV yêu cầu HS
- HĐ Cá nhân quan sát hình 24.1→ ghi nhớ các chú thích trên
hình( chú ý các cơ)
- Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau :
? Khi co tay cơ nào ngắn lại,cơ nào duỗi ra? Khi duỗi tay cơ nào
ngắn lại, cơ nào dãn ra ?

? Các động tác co, duỗi tay đều có liên quan đến hoạt động của hệ
cơ quan nào và có liên quan gì đến hoạt động thể lực?
- HS thảo luận cặp đôi trả lời
- GV gọi 1 cặp báo cáo, các cặp khác khác nhận xét bổ sung
- HS : 1nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung
+ Khi co tay cơ nhị đầu cánh tay co, cơ tam đầu cánh tay dãn
+ Khi duỗi tay cơ nhị đầu cánh tay dãn, cơ tam đầu cánh tay co
+ Các động tác này đều có liên quan đến cơ (hệ cơ) và liên quan
nhiều đến hoạt động thể lực
- GV dẫn vào phần B: Vậy hoạt động thể lực là gì? Chức năng của
các cơ quan vận động, các kĩ năng hoạt động thể lực của cá nhân và
cộng đồng để tăng cường sức khỏe…
GV : Hoạt động thể lực là bất kể một hoạt động nào có sử dụng
hệ cơ trong đó có sự co cơ.
B). Hoạt đợng hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về sự co cơ:
GV yêu cầu HS
- Cá nhân đọc thơng tin sgk « các cơ...thần kinh » trả lời câu hỏi
? Cơ chế của sự co cơ?
HS cá nhân đọc thông tin trả lời câu hỏi
GV gọi HS báo cáo
HS báo cáo
2

Chuẩn bị
- Điều
chỉnh Bổ sung


+ Kích thích→các cơ→xung thần kinh→não hoặc tủy sống→ xung

thần kinh →các nơron vận động→ kích thích các sợi cơ tại điểm
tiếp xúc cơ-thần kinh→cơ co
GV yêu cầu HS quan sát H24.2 và giới thiệu
+ Mũi tên đen chỉ các kích thích
+ Đường màu xanh biểu diễn sự thay đổi quá trình co cơ
- HS Cá nhân quan sát hình ghi nhớ
GV yêu cầu HS quan sát H24.2 A. Co cơ bình thường thảo luận
nhóm 4 trả lời câu hỏi
? Co cơ bình thường gồm mấy giai đoạn
? Giải thích sự thay đổi của biên độ của đồ thị.
- HS trao đổi nhóm và báo cáo
Kích thích trực tiếp lên cơ hoặc lên dây thần kinh vận động của
cơ bằng một kích thích đơn lẻ với cường độ(lực) đủ mạnh sẽ gây ra
co cơ bình thường( đơn độc). Một lần co cơ đơn độc có 3 giai đoạn
hay còn gọi là 3 pha: giai đoạn tiềm tàng, giai đoạn cơ co và giai
đoạn cơ giãn
+ Giai đoạn tiềm tàng là khoảng thời gian ngắn kể từ lúc tác nhân
kích thích bắt đầu tác động lên cơ cho đến khi cơ bắt đầu co.
+ Giai đoạn cơ co diễn ra ngay sau giai đoạn tiềm tàng.
+ Giai đoạn cơ giãn xảy ra tiếp sau giai đoạn cơ co
Cơ co và giãn đều là quá trình tích cực vì có sự biến đổi lý hoá ở
cơ.
Nếu cơ mệt, thời gian giãn cơ kéo dài. Đó là trạng thái cơ co cứng
(chuột rút).
GV nhận xét bổ sung
GV yêu cầu HS quan sát H24.2 B. Co cơ cứng thảo luận nhóm 4
trả lời câu hỏi
? Giải thích sự thay đổi biên độ của đồ thị
-HS trao đổi nhóm và báo cáo
Ta kích thích liên tiếp lên cơ có cường độ như nhau

Nếu khoảng cách giữa hai kích thích lớn hơn thời gian của cơ co
đơn giản, và ngay sau giai đoạn giãn cơ trước, thì ta có loạt cơ co
đơn giản nhưng biên độ cao dần
Nếu khoảng cách giữa hai kích thích nhỏ hơn thời gian của một cơ
3


co đơn giản thì cơ co cứng
Kích thích sau tác động vào giai đoạn giãn của chu kỳ trước ta có
đồ thị cơ co răng cưa . Đến một lúc cơ khơng thể co ngắn được nữa
thì đường biểu diễn đi ngang lượn sóng.
Kích thích sau tác động vào giai đọan co của chu kỳ trước thì đồ thị
là đường đi lên không gợn sóng ta gọi là cơ co cứng phẳng
GV nhận xét bổ sung, chốt
+ Kích thích→các cơ→xung thần kinh→não hoặc tủy
sống→ xung thần kinh →các nơron vận động→ kích thích các
sợi cơ tại điểm tiếp xúc cơ-thần kinh→cơ co
2. Vai trị của cơ vân trong hoạt đợng thể lực
GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi làm bài tập trong sgk
HS cá nhân hoàn thành bài tập sau đó trao đổi thống nhất đáp án
đúng và báo cáo
1. Cơ vân
2. Theo ý muốn
3. Cử động
- GV nhận xét, bổ sung
? Qua bài tập vừa hoàn thành cho biết cấu tạo và vai trò của cơ
vân
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận.
* Cấu tạo cơ vân

- Gồm nhiều sợi cơ dài
- Có cấu tạo thành các dải sáng tối xen kẽ(vân)
* Vai trò
- Hoạt động theo ý muốn của con người.
- Làm xương cử động tại các khớp
- Giúp bảo vệ xương
3. Sự vận động nhờ co cơ
GV yêu cầu HS cá nhân đọc thông tin sgk tr/201
Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
? Kể tên các hình thức vận động liên quan đến sự hoạt động của cơ
4


? Kiểu co rút của các tế bào cơ
? Đối với người thường xuyên luyện tập TDTT tỉ lệ các loại tế bào
và hình dạng cơ thay đổi như thế nào
HS báo cáo
GV nhận xét và chuẩn
- Tất cả các hoạt động thể lực đều liên quan đến sự co cơ.
- Có 3 kiểu co rút: Co rút chậm, co rút nhanh, và co rút trung
gian.
GV bổ sung thêm thông tin
Cơ co rút chậm:Các sợi cơ chậm có đường kính nhỏ, Các sợi cơ
co rút chậm có thể hoạt động trong thời gian dài. Tuy co rút chậm
hơn những sợi cơ bắp nhanh nhưng bù lại là sự bền bỉ. Các sợi co
rút chậm ở các vận động viên chạy bền thường có nhiều hơn.
Cơ co rút nhanh:Chúng là các sợi cơ có khả năng tạo năng lượng
tức thời và mạnh mẽ cho sự co dãn. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng
bị mệt mỏi và quá tải. Các vận động viên chạy nước rút hay đua xe
đạp tốc độ thường có nhiều sợi cơ nhanh hơn bình thường.

Sợi co rút nhanh trung gian:Chúng có đường kính trung bình.
Chúng có cả 2 đặc tính của sợi co rút chậm và co rút nhanh, nhưng
mỗi thứ chỉ ở mức trung bình.
4. Hoạt đợng thể thao với sự phát triển của cơ
GV yêu cầu HS cá nhân đọc thông tin sgk tr/151
Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi
? Nhận xét sự thay đổi kích thước các cơ khi :
+ Các cơ khơng được hoạt động hoặc ít hoạt động
+ Các cơ hoạt động mạnh mẽ trong một thời gian dài
HS báo cáo
GV: Chuẩn hóa KT
- Hoạt động TDTT ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ:
- cơ khơng được hoạt động hoặc ít hoạt động→kích thước cơ
giảm→teo cơ
- Các cơ hoạt động mạnh mẽ trong một thời gian dài →tăng kích
thước cơ(sự nở to), tăng lực co cơ.
5


1C. Tìm hiểu biện pháp tăng cường hoạt động thể lực
? Kể tên một số biện pháp tăng cường thể lực
GV yêu cầu HS cá nhân quan sát H24.3-24.7
Thảo luận nhóm nêu vai trò của các hoạt động
+ Tập thể dục
+ Chạy bộ
+ Bơi lội
+ Thể dục dụng cụ
+ Đá bóng
HS báo cáo
+ Tập thể dục : duy trì thể trạng và trọng lượng cơ thể, sức mạnh

các cơ, khớp
+ Chạy bộ : Khi chạy, toàn bộ cơ thể sẽ chuyển động theo từng
bước chạy. Vì thế khơng chỉ có bắp chân, đùi tham gia vào hoạt
động này, mà còn có cả cơ bụng, tay, cổ… Nhờ đó tuần hoàn máu
tốt hơn. Luyện tập thường xuyên kết hợp với chế độ ăn hợp lý là
một phương pháp giảm béo hiệu quả. Chạy bộ giúp giải tỏa căng
thẳng rất hữu hiệu.
+ Bơi lội : giúp phát triển cơ thể một cách toàn diện và cân đối
nhất. phát triển nhanh chóng về chiều cao (nhất là trong tuổi thanh,
thiếu niên) cũng như phòng chống cong vẹo cột sống (do thiếu vận
động hay ngồi một chỗ nhiều).Bơi lội giúp phòng trị viêm khớp
hiệu quả. giúp cho hệ thống tuần hoàn, hô hấp và thần kinh hoạt
động tốt hơn bình thường. tốt cho tuần hoàn máu. kích thích cho ta
ăn ngon, ngủ say, giúp cơ thể tăng trưởng nhanh chóng.
Học bơi giúp phòng chống tai nạn dưới nước
Ngoài ra, khi bơi lội bạn cần phải chú ý tới một số vấn đề sau:
- Bạn không nên bơi khi cơ thể đang đói và cũng không nên bơi
ngay sau khi ăn xong.
- Không bơi sau khi đã vận động quá sức với các hình thức vận
động khác.
- Không bơi sau khi uống rượu.
- Không hút thuốc trước khi bơi.
- Phải khởi động thật kỹ toàn bộ cơ thể trước khi bơi.
- Khi bơi bạn cần phải sử dụng các dụng cụ bơi như kính bơi, mũ
6


bơi hay bịt tai bơi để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người bơi.
+ Thể dục dụng cụ : Một cơ thể dẻo dai, Phát triển chiều cao, cân
nặng, . Cơ phát triển, Giúp xương chắc khỏe,

+ Đá bóng : Cơ bắp khỏe mạnh, Giảm căng thẳng...
GV nhận xét, bổ sung
Tiết 5: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC
GV:Mời chủ tịch hội đồng tự quản lên điều khiển lớp.
? Bản thân em có những biện pháp nào để tăng cường thể lực.
GV: Chiếu video một số bất thường có thể xảy ra khi chơi thể thao.
HS: Quan sát.
? Qua đoạn video em vừa xem em thấy cầu thủ bóng đá gặp phải sự
cố gì khi đang chạy.
HS: Cầu thủ đó bị đau, bị chuột rút.
GV: Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng chuột rút hay căng cơ khi tập
luyện thể thao, nguyên nhân, cách phòng tránh các bất thường này.
Ta nghiên cứu bài 24 (tiếp)
5. Một số bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực
GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc thơng trong bảng 24.
Thảo luận nhóm bàn nối thông tin ở cột B với cột A sao cho phù
hợp với hình ảnh tương ứng trong cột A.
- GV: chiếu hình.
- HS: quan sát và nối
Cột A. Hiện tượng
1

2

Cột B.
Nguyên nhân
a. Nhược năng cơ do sự yếu
cơ đặc biệt ảnh hưởng tới cơ
mí mắt, mặt, cổ, đầu và mũi.
Sự co cơ bị kém do hệ miễn

dịch sản xuất nhầm các
kháng thể phá hủy các thụ
quan axêtincôlin.
b. Chuột rút xảy ra do cơ
hoạt động quá sức, quá căng
thẳng làm thay đổi, thiếu hụt
7


ATP trong tế bào, mất nước,
giảm nồng độ ion và tích lũy
nhiều axit lactic.

3

4

c. Dãn cơ, căng cơ xảy ra do
hoạt động thể lực quá mức
như luyện tập không dùng
phương pháp, cố xoạc chân
để chạm tới trái bóng trước
đối phương khi thi đấu,.. có
thể gây dãn cơ hay căng cơ,
có thể rách, dập, đứt mạch
máu ở một cơ nào đó gây
đau đớn.
d. Viêm gân do sức căng của
các hoạt động thể thao lặp đi
lặp lại. Các gân bị ảnh

hưởng nhiều nhất là các gân
liên quan tới vai, khuỷu tay,
hông và đầu gối.

HS báo cáo
1 - b, 2 - d, 3 – c, 4 - a
GV nhận xét
? Qua bài tập nhắc lại một số bất thường xảy ra với hệ cơ do hoạt
động thể lực và nguyên nhân
- Các bất thường về hệ cơ do hoạt động thể lực:
+ Nhược năng cơ.
+ Chuột rút.
+ Dãn cơ, căng cơ.
+ Viêm gân.
C. Hoạt đợng luyện tập
Bài 2/ 153. Phương pháp phịng chống một số chấn thương khi
8


hoạt động thể lực.
- GV yêu cầu học sinh hoạt động nhóm:
Quan sát Hình 24.8
? Bệnh nhân gặp phải trấn thương gì:
HS: Bị bong gân cổ chân.
? Nguyên nhân của bong gân do đâu.
Bong gân là một chấn thương dây chằng ở chân, thường gặp ở
những người hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao sai tư thế... Các
chấn thương làm khớp xê dịch đột ngột, trật khớp khỏi vị trí ban
đầu, vượt quá phạm vi chuyển động.
? Vậy để khắc phục bong gân chúng ta cần thực hiện các thao tác

nào.
- GV: chiếu video.
- HS: xem video
? Em hãy mô tả các thao tác quấn băng khi bị bong gân cổ chân.
- HS: Mơ tả các động tác :
+ Bó chân khi bị bong gân:
+ Bó chân khi bị bong gân : Băng ép khớp cổ chân: Dùng băng
thun băng ép khớp cổ chân trong 48 giờ. Chú ý chỉ nên căng nhẹ
băng thun không ép quá cũng không lỏng quá. Băng 2 vòng quanh
cổ chân, băng xuống bàn chân qua cổ chân lên tới cẳng chân, theo
kiểu lợp ngói lớp sau chồng 2/3 lớp trước. Tuyệt đối không dùng
mật gấu, dầu nóng hay bất cứ thuốc gì để xoa bóp khớp bong gân.
GV: giả sử các em tập thể dục nhảy xa có 1 bạn bị bong gân cổ
chân em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
- GV: Yêu cầu 1 nhóm HS lên thực hành quấn băng khi bị bong
gân.
GV: nhận xét và chỉnh các thao tác.
- HS: nêu cách xử lí.
- GV: Nhận xét, bổ sung liên hệ thực tế.
? Ở gia đình em, hay hàng xóm đã có ai bị bong gân chưa, nếu có
thì khắc phục tình trạng đó như thế nào?
- HS: quấn băng, dùng lá náng, lá bưởi hơ nóng để bóp, dùng đá
lạnh chườm, hoặc mua bình sịt thể thao.
- GV bổ sung thêm: đó là trường hợp nhẹ, còn nếu thấy vùng khớp
9


mà sung tấy, tím thì phải đưa nạn nhân vào viện để chụp chiếu xem
có bị mẻ xương hay gây xương không.
GV: Giới thiệu bài thuốc dân gian chữa bong gân bằng lá cây.

GV: Chiếu hình xoa bóp chống chuột rút.
? Để khắc phục tình trạng chuột rút ta làm thế nào?
- HS: nêu cách khắc phục.
- GV: chiếu 6 cách khắc phục chuột rút.
+ Kéo dãn.
+ Massage.
+ Chườm nóng, chườm lạnh.
+ Ngâm nước muối.
+ Bấm huyệt.
+ Uống nước giấm táo tàu.
? Để chống bị chuột rút ta làm như thế nào?
- HS: nêu các phòng chống.
- GV bổ sung (nếu HS chưa trả lời được): uống đủ nước, hạn chế
uống rượu bia, cà phê, tránh ngồi lâu, tư thế chân lúc nghỉ ngơi
phải thoải mái.
+ Xoa bóp khi bị chuột rút:
Đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào
tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống
chân. Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân
về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm
chứng chuột rút.
+ Vận động chống căng cơ:
1. Giãn cơ xô và cơ tay: Đan xen ngón tay vào nhau, đưa lên phía
trên đầu bạn, đẩy bàn tay hướng lên trên và giữa lại.
2. Giãn cơ tay + vai + ngực: Nắm chặt tay đằng sau lưng của bạn
và giữ lại, từ từ nâng tay hướng lên trên tới độ chặt cảm thấy dễ
chịu.
3. Giãn cơ xô - cơ liên sườn: Nắm chặt khuỷu tay với bàn tay đối
diện và nhẹ nhàng kéo nghiêng sang một bên.
4. Giãn cơ vai: Cánh tay dang rộng và hướng ra ngoài, kéo nhẹ

nhàng cánh tay ra sau cho tới khi bàn tay bạn cảm thấy thắt chặt ở
ngực vai và cánh tay.
10


5. Giãn cơ liên sườn: Ngồi xuống với một chân đằng trước, vắt
chân còn lại qua gối chân kia. Đặt khuỷu tay của bạn qua đầu gối
chân ở trên và nhẹ nhàng xoay người sao cho cơ liên sườn được
kéo căng.
6. Giãn cơ khớp trong: Trong tư thế ngồi, khi đó nắm lấy cổ chân
của bạn, ép lòng bàn chân lại với nhau. Để đùi của bạn thoải mái
hướng về sàn. Để tạo áp lực nhiều hơn, nhẹ nhàng đẩy chân vào
trong và đặt khủy tay lên phần bên trong đùi của bạn.
7. Giãn cơ đùi sau + bắp chân: Ngồi trên sàn nhà với hai chân duỗi
thẳng, thân người vuông góc với sàn nhà, chống hai tay sát hông, từ
từ gập thân trên sao cho đầu của bạn tiến sát tới đầu gối.
8. Giãn cơ mông + đùi trước: Bạn đứng yên với một chân. nắm
chặt bàn chân và nhẹ nhàng kéo lên trên và phần sau hướng vào
mông, giữ phần khung chậu thẳng và tư thế đứng thẳng
9. Giãn cơ mông + đùi sau: Đứng thẳng, từ từ cúi xuống sao hai tay
đặt xuống mũi bàn chân, nhẹ nhàng kéo sao cho trán của bạn tiến
sát tới 2 đầu gối.
10. Giãn cơ bắp sau: Bạn đứng thẳng người với bàn chân hướng về
phía trước, khuỷu gối vng góc và chân còn lại đưa ra sau. Giữ
gót chân và bàn chân trên sàn nhà trong suốt lúc căng cơ.
D. Hoạt động vận dụng
GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi mục D
- Vai trò của luyện tập thể lực
- Những tác hại của vận động sai tư thế
- Các biện pháp bảo vệ hệ vận động

- Những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể do hoạt động không đúng
cách
- Vai trò của các biện pháp tăng cường thể lực
- Viết bài tuyên truyền về hoạt động thể dục thể thao
E. Hoạt đợng tìm tịi mở rợng
- GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi mục E
Mỗi HS tự giải thích sự thay đổi của hoạt động thể lực khi nâng các
vật có trọng lượng khác nhau.
3. Kiểm tra đánh giá
11


Câu 1. Trong cơ thể người, năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ chủ yếu
đến từ đâu ?
A. Từ sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng
B. Từ quá trình khử các hợp chất hữu cơ
C. Từ sự tổng hợp vitamin và muối khoáng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 2. Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu
cơ nào ?
A. Axit axêtic
B. Axit malic
C. Axit acrylic
D. Axit lactic
Câu 3. Chúng ta thường bị mỏi cơ trong trường hợp nào sau đây ?
A. Giữ nguyên một tư thế trong nhiều giờ
B. Lao động nặng trong gian dài
C. Tập luyện thể thao quá sức
D. Tất cả các phương án trên
Câu 4. Hoạt động của cơ hầu như không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây

?
A. Trạng thái thần kinh
B. Màu sắc của vật cần di chuyển
C. Nhịp độ lao độn
D. Khối lượng của vật cần di chuyển
Câu 5. Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai,
chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Tắm nóng, tắm lạnh theo lộ trình phù hợp để tăng cường sức chịu đựng của

B. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
C. Lao động vừa sức
D. Tất cả các phương án trên
Câu 6. Khi bị mỏi cơ, chúng ta cần làm gì ?
A. Nghỉ ngơi hoặc thay đổi trạng thái cơ thể
B. Xoa bóp tại vùng cơ bị mỏi để tăng cường lưu thông máu
C. Cả A và B
D. Uống nhiều nước lọc
4. Hướng dẫn về nhà
- Ghi nhớ nội dung đã học.
- Nghiên cứu trước bài 25.
5. Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Ngày ..... tháng ..... năm 2020
Chuyên môn duyệt

12



Lò Thị Phương

13


Ngày soạn: ....................
Ngày dạy: Tiết 6: 8A1:......................
Tiết 7: 8A1:......................
Tiết 8: 8A1:......................
Tiết 9: 8A1:......................
Tiết 10: 8A1:......................

8A2:....................
8A2:....................
8A2:....................
8A2:....................
8A2:.....................

8A3:...................
8A3:...................
8A3:...................
8A3:...................
8A3:...................

TIẾT( 6 - 10) - BÀI 27:
PHỊNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH (5 tiết)
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Năng lực tự học (là năng lực quan trọng nhất)
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy, sáng tạo

- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN:
1. Chuẩn bị:
a. Giáo viên: Bảng phụ, máy chiếu, máy tính, bút dạ, que chỉ.
b. Học sinh: Nghiên cứu bài 27.
2. Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề,
phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp động não...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ởn định tở chức:
2. Bài mới:
Dự kiến các tiết:
Tiết 6: Từ hoạt động khởi động đến hết phần 1 của hoạt động hình thành kiến
thức.
Tiết 7, 8: Phần 2 của hoạt động hình thành kiến thức.
Tiết 9: Phần 3 của hoạt động hình thành kiến thức.
Tiết 10: Phần C. Hoạt động luyện tập.
Hoạt động vận dụng. Phần E yêu cầu HS về nhà làm.
Các hoạt động

Chuẩn bị - Điều chỉnh
- Bổ sung

*) Giới thiệu bài
- Gv: Yêu cầu CTHĐTQ báo cáo sĩ số
- GV: Yêu cầu ban đối ngoại lên làm việc
- HS: Đại diện ban đối ngoại lên làm việc
Giới thiệu về mình, giới thiệu giáo viên dạy, mời ban

14


học tập lên làm việc
- HS: Đại diện ban học tập lên làm việc
Giới thiệu về mình và tổ chức cho các bạn trong lớp chơi
trò chơi
“ Truyền bút” qua lời 1 bài hát. Khi kết thúc bài hát bạn
nào cấm chiếc bút sẽ được quyền trả lời câu hỏi của cô
giáo. Sau đó mời đại diện ban văn nghệ cho lớp hát một
bài hát để bắt đầu trò chơi. Kết thúc bài hát mời giáo
viên tiếp tục làm việc.
- GV: Trình chiếu video và đặt câu hỏi cho HS.
? Quan sát video sau và cho biết hành vi điều khiển
xe đạp sai quy định của các bạn học sinh có thể dẫn tới
hậu quả gì.
- HS quan sát video trả lời câu hỏi:
+ Việc làm đó dễ gây ra tai nạn giao thông.
- GV: Ngoài tai nạn giao thông trong cuộc sống còn rất
nhiều các tai nạn thương tích khác mà con người có thể
gặp phải vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn
thương tích có thể xảy ra cô và các em đi nghiên cứu bài
học ngày hôm này.
Tiết 6:
- GV: Giới thiệu thời lượng và mục tiêu của bài 27.
A. Hoạt động khởi động.
- GV: Giới thiệu trong đời sống ngoài hoạt động tắm
sông ra thì còn có rất nhiều các hoạt động khác gây ra
tai nại, thương tích.
- GV: Tổ chức trò chơi: Thi kể tai nạn, thương tích mà

chúng ta có thể gặp phải trong cuộc sống
- GV: Phổ biến luật chơi: Mỗi một bạn chuẩn bị 1 phiếu
học tập cho bản thân mình và trong vòng 2 phút bạn nào
ghi được nhiều tên của các tai nạn, thương tích có thể
gặp phải tronng cuộc sống nhất thì bạn đó sẽ chiến
thắng.
- HS: Chuẩn bị phiếu học tập hoạt động cá nhân kể tên
các tai nạn thương tích thường gặp trong 2 phút
- HS: Trình bày theo ý hiểu của bản thân: Đứt tay, Chảy
máu, ngã, gãy tay, gãy chân, bầm tím,….
- GV: Quan sát HS chơi
- GV: Hết 2 phút giáo viên yêu cầu HS dùng bút và trao
đổi chéo phiếu học tập của mình vời bạn bên cạnh. Yêu
cầu HS kiểm tra phiếu của bạn mình kể được bao nhiêu
tai nạn, thương tích và báo cáo.
- GV: Nhật xét HS chơi.
15


- GV: Vậy để biết được tai nạn, thương tích là gì, làm thế
nào để nhận biết các tai nạn thương tích có thể xảy ra
trong cuộc sống -> Phần B 1: Một số tai nạn, thương
tích.
B. Hoạt đợng hình thành kiến thức
1. Mợt số tai nạn thương tích
- GV: Các em hãy nghiên cứu thông tin bảng 27.1/ 169
liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi sau:
? Cho biết những địa điểm có thể xảy ra tai nạn thương
tích.
- HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

+ Địa điểm có thể xảy ra tai nạn, thương tích: Ở nhà, Ở
trường, sông suối ao hồ, trên đường, ở nơi lao động…..
- GV: Để biết những địa điểm trên có thể xảy ra những
tai nạn, thương tích gì cơ yêu cầu các em tìm hiểu nội
dung phiếu học tập sau:
- HS nghiên cứu nội dung phiếu học tập trên màn chiếu.
- GV: Để hoàn thành nội dung phiếu học tập cô yêu cầu
các em vận dụng kết quả ở phiếu học tập của cá nhân
mình trong trò chơi trước thảo luận kể tên tối thiếu 3 tai
nạn, thương tích có thể xảy ra trong từng địa điểm trong
bảng 27.1.
- GV: Yêu cầu HS hình thành và ổn định nhóm, nhóm
trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong
nhóm để hoàn thành bảng 27.1
- HS: Hoạt động nhóm, phân công nhiệm vụ hoàn thành
phiếu học tập
- GV: Quan sát và trợ giúp nhóm yếu
- GV: Yêu cầu đại diện 1 nhóm chia sẻ kết quả và các
nhóm khác nhận xét bổ xung
- HS: Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả của nhóm mình,
đại diện các nhóm khác nhận xét bố xung
- GV: Chữa bài
Stt Địa điểm
Tai nạn thương tích có thể xảy ra
1 Ở nhà
Ngã, bỏng, bầm tím, gãy tay, ngộ
độc thực phẩm….
2 Ở trường
Đánh nhau, Ngã, bầm tím,….
3 Hồ

Đuối nước, chết đuối, tổn thương
bơi( Sơng,
hệ thần kinh….
suối, ao,
hồ…)
4 Trên đường
Ngã xe, Bị xe đâm, gãy xương….
- GV: Để tìm hiểu tai nạn là gì cơ u cầu các em quan
sát video sau và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
? Tai nạn là gì.
16

Chuẩn bị: Máy tính,
máy chiếu, hình ảnh,
bảng phụ, phiếu học tập,
bút chỉ, bút dạ.


- HS: Hoạt động cá nhân quan sát video trả lời câu hỏi.
+ Tai nạn là 1 sự kiện xảy ra bất ngờ khơng định trước
gây ra thương tích có thể nhận thấy được về thể chất,
tâm lý….
- GV: Dự kiến câu hỏi bổ xung khi HS không trả lời đầy
đủ
? Khi tai nạn xảy ra thường dẫn tới hậu quả gì
- HS: Trả lời
Khi tai nạn xảy ra có thể dẫn tới những tổn thương cho
cơ thể…
- GV: Trình chiếu hình ảnh về những tổn thương của cơ
thể như rách da, gãy xương và phân tích: Những tổn

thương của cơ thể trong tai nạn như rách da, gãy xương
người ta gọi chúng là thương tích
? Vậy em hãy cho biết thương tích là gì
- HS: Quan sát hình ảnh và nêu được:
+ Thương tích là tổn thương của cơ thể do có sự va đập
mạnh hoặc bị các vật sắc nhọn đâm…gây hậu quả.
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét bổ xung
- GV: Dự kiến câu hỏi bổ xung khi HS khơng trả lời đầy
đủ:Chiếu hình ảnh và yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi
? Tác nhân nào dẫn tới những tổn thương của cơ thể
như rách da, chảy máu, bỏng
- HS: Quan sát tranh trả lời câu hỏi
+ Do bị vật sắc nhọn đâm, tiếp xúc đột ngột với vật
nóng
- GV: Trình chiếu hình ảnh và phân tích: Sự tổn thương
của cơ thể gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn
năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa
chất, chất phóng xạ...) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể
hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như
thiếu ôxy, mất nhiệt.
- GV: Đặt câu hỏi
? Qua nội dung vừa tìm hiểu em hãy cho biết tai nạn và
thương tích khác nhau ở điểm nào.
- HS: Trả lời câu hỏi
+ Tai nạn là 1 sự kiện xảy ra gây thương tích cịn
thương tích là những tổn thương cụ thể về thể chât, tâm
lý của con người.
- GV: Yêu cầu HS vận dụng để phân loại tai nạn và
thương tích trong bảng 27.1
- GV: Chốt kiến thức

+ Tai nạn là 1 sự kiện xảy ra bất ngờ không định trước
gây ra thương tích có thể nhận thấy được về thể chất,
tâm lý….
17


VD: Ngã xe, Tai nạn giao thông, Đánh nhau…
+ Thương tích là tổn thương của cơ thể do có sự va đập
mạnh hoặc bị các vật sắc nhọn đâm…gây hậu quả.
VD: Bầm tím, gãy tay, gãy chân….
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi.
? Mặc dù có sự khác biệt nhưng giữa tai nạn vào thương
tích có mối quan hệ với nhau như thế nào.
- HS: Tai nạn gây ra thương tích.
- GV: Bổ xung và chốt kiến thức.
+ Tai nạn gây ra thương tích ở các mức độ khác nhau.
- GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Ai nhanh hơn” để
phân loại các bức ảnh cho sẵn, bức ảnh nào nói về tai
nạn, bức ảnh nào nói về thương tích. Để chơi trò chơi
này cô chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử 5 thành viên
tham gia chơi.
+ Gv phổ biến luật chơi: Các thành viên của mỗi đội xếp
thành 1 hành dọc. Sau đó mỗi thành viên chạy tới khu
vực để tranh của tổ mình lấy 1 bức tranh dán chúng vào
ơ thích hợp trong bảng phân loại tai nạn, thương tích và
quay nhanh về hàng chạm vào bạn kế tiếp để bạn tiếp tục
tham gia chơi, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Các bạn
còn lại cùng với cô vừa là trọng tài vừ là cổ động viên,
đội nào hoàn thành đúng và xong trước sẽ là đội chiến
thắng.

- HS: Thành lập đội cử thành viên tham gia chơi và cổ
vũ, đánh giá
- GV: Đánh giá nhận xét kết quả của trò chơi
- GV: Đặt vấn đề: Trong thực tế chúng ta có thể đã gặp
hoặc được quan sát những tình huống gây ra tai nạn,
thương tích
- GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân ghi lại tình
huống mà em đã gặp hoặc quan sát được về tai nạn,
thương tích để chia sẻ cho cơ và các bạn cùng biết.
- HS: Hoạt động cá nhân chia sẻ về tình huống của mình
+ Gặp bạn HS đi xe đạp về nhà bị ngã làm rách da, chảy
máu, bầm tím.
+ Thấy người ta đánh nhau gây chẩy máu, bầm tím, gãy
xương….
- GV: Quan sát và trợ giúp HS nếu cần thiết
- GV: Đặt câu hỏi
? Em hãy xác định trong sự kiện bạn vừa chia sẻ đâu là
tai nạn, đâu là thương tích
- HS: Trả lời dựa trên tình huống của bạn đã chia sẻ.
- GV: Trình chiếu hình ảnh và đưa bài tập tình huống
BÀI TẬP 1: Vào chiều thứ 3 tuần học vừa qua các bạn
18


học sinh ở nội trú được nhà trường giao nhiệm vụ tổ
chức một buổi lao động lấy củi để phục vụ cho các bác
nhà bếp nấu cơm. Em hãy dự đoán các tai nạn, thương
tích có thể xảy ra khi các bạn học sinh đi lên rừng lấy
củi?
- HS: Làm bài tập

+ Bị ngã, bị động vật cắn, rách da, chảy máu, bầm tím,
….
- GV: Trong bảng 27.1 cũng như qua bài tập tình huống
chúng ta đã nêu được 1 số tai nạn thương tích có thể gặp
trong cuộc sống
? Vậy em hãy cho biết có những nguyên nhân nào dẫn
tới các tai nạn thương tích trên.
? Từ đó em hãy đề ra 1 số biện pháp phòng chống tai
nạn thương tích thường gặp.
- HS trả lời dựa trên ý hiểu của mình
- GV: Vậy những nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
tai nạn, thương tích mà các em vừa dự đoán đã đầy đủ và
chính xác chưa thì tiết học sau chúng ta sẽ tìm hiểu.
- GV: Đặt câu hỏi
? Qua tiết học ngày hôm nay chúng ta đã đạt được mục
tiêu gì trong các mục tiêu đã đặt ra ở bài 25.
- HS: Kể tên được 1 số tai nạn thương tích có thể xảy ra
trong cuộc sống.
- GV: Dặn dò: Về nhà các em hãy kể 1 và sự kiện gây ra
tai nạn, thương tích mà em đã thấy trong cuộc sống.
Nghiên cứu trước nội dụng mục 2 nguyên tắc phòng
ngừa tai nạn, thương tích để tiết học sau chúng ta sẽ
hoàn thành tốt hơn nữa.
* Kết luận
- Tai nạn là 1 sự kiện xảy ra bất ngờ khơng định trước
gây ra thương tích có thể nhận thấy được về thể chất,
tâm lý….
VD: Ngã xe, Đánh nhau…
- Thương tích là tổn thương của cơ thể do có sự va đập
mạnh hoặc bị các vật sắc nhọn đâm…gây hậu quả.

VD: Bầm tím, gãy tay, gãy chân….
-> Mối quan hệ giữa tai nạn và thương tích: Tai nạn gây
ra thương tích ở các mức độ khác nhau
Tiết 7:
*) Giới thiệu bài
- GV: Chiếu hình ảnh về bơi lội và leo trèo, yêu cầu HS
quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
19


? Em hãy giải thích nghĩa của câu: “ Nhà có phúc
có con biết lợi, nhà có tợi sinh con hay trèo”
- HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
+ Nếu biết bơi lội thì khi có ngã xuống nước khơng lo bị
chết đuối
+ Khi hay leo trèo thì có thể bị ngã gây tai nạn thương
tích cho bản thân.
- GV: Yêu cầu HS khác nhận xét bổ xung
- GV: Đặt vấn đề vào phần 2
2. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn thương tích.
GV đặt vấn đề
MB: trong cuộc sống hàng ngày các tai nạn dẫn
đến các thương tích cho cơ thể có thể xảy ra ở bất cứ địa
điểm nào. Để có các biện pháp phòng ngừa các tai nạn
thương tích đó chúng ta cần phải dựa trên những nguyên
tắc nào.
- GV chiếu video, hình ảnh về những nguy cơ có
thể dẫn đến tai nạn thương tích.
- HS bình luận
- Chúng ta cần là gì để phòng chống tai nạn thương

tích?
? để tránh được những tai nạn thương tích có thể xảy
ra chúng ta cần phải làm gì.
- HS nêu một số biện pháp phòng tránh.
B) Hoạt động hình thành kiến thức
2. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn, thương tích.
- u cầu HS đọc và nghiên cứu thơng tin bảng 27.2/
SHD/226.
? Hãy nêu ra một số trường hợp có thể gây ra cho con
người những tai nạn, thương tích.
- HS hoạt động cá nhân trả lời theo một số trường
hợp bảng 27.2/169 SHD hoặc nêu thêm.
+ Ngã
+ Bỏng/ cháy
+ Tham gia giao thông (đi bộ, đi xe đạp, đi ơ tơ, xe bt,
20

Chuẩn bị: Máy tính,
máy chiếu, hình ảnh,
bảng phụ, phiếu học tập,
bút chỉ, bút dạ.


…)
+ Ngộ độc
+ Bị vật sắc nhọn đâm
+ Ngạt thở, hóc nghẹn
+ Động vật cắn
+ Đuối nước
+ Điện giật/ sét đánh

- Tiết học này nguyên cứu 4 mục.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn
thành phiếu học tâp 1
STT
1
2

Tình huống

Tai nạn,
thương tích có
thể gặp phải

Ngun
nhân

Ngã
Bỏng/ cháy
Đi bộ
Tham Đi xe
đạp
gia
Đi ô tô,
giao
xe buýt
thông
Ngộ độc

3


4

- Nhóm HS báo cáo kết quả
STT

Tình huống

1
Ngã

Tai nạn,
thương tích có
thể gặp phải
Trầy xước da,
chảy máu, bầm
tím, rách da,
chẹo khớp,
bong gân, gãy
xương, tử vong,
….

21

Nguyên
nhân
Đường trơn
trượt, chạy,
nhảy, nô
đùa, leo
chèo, chơi

thể thao
nguy hiểm,
mang đồ
đạc cồng
kềnh,…


2
Bỏng/ cháy

Đi bộ
3

Tham
gia
giao
thông
Đi xe
đạp

Đi ô
tô, xe
buýt

Da bị sưng
phồng, đỏ lên,
đau, rát, phổi bị
tổn thương do
khói, tử vong,



Chơi gần
khu vực
chế biến
thức ăn như
bỏng nồi
canh, nồi
áp suất,
bỏng phích
nước. Để
các dụng
cụ, các chất
dễ cháy
nổ….không
an toàn,
bỏng ống
xả xe máy,
bỏng bàn
là, ….
Ngã, vấp, xe
không quan
đâm, gây tai nạn sát kĩ, vi
cho người khác, phạm luật
….
giao thông,

Ngã, xe khác
Nô đùa,
đâm, đâm vào
không tập

xe khác, tử
trung, vi
vong,…
phạm luật
giao thông,

Đâm xe, lật xe, Uống rượu,
bong gân, trầy
bia, phóng
xước, gãy
nhanh, lạng
xương, trấn
lách, thời
thương sọ não, tiết, vi
tử vong,…
phạm luật
22


giao thông,

4
Đau bụng,
thực phẩm
Ngộ độc
chóng mặt, nôn không an
mửa, tiêu chảy, toàn, vệ
sốt, cúm, ngất,
sinh không
tử vong, …..

sạch sẽ, ở
gần khu
vực có hóa
chất, sử
dụng nhầm
thuốc,…
- GV cho nhóm khác nhận xét bổ xung và chốt lại
kiến thức.
- GV đưa một số thơng tin tai nạn, thương tích:
+ Trong năm 2017 toàn quốc xảy ra hơn 20.000 vụ tai
nạn giao thông cướp đi sinh mạng của trên 8.200 người
và hơn 17.000 người khác bị thương.(bình quân 23
người/ ngày)
+ Năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực
phẩm với 3.869 người mắc giảm 27 vụ và 438 người
mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực
phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016, trong
đó có 11 người ngộ độc methanol trong rượu, 10 người
do độc tố tự nhiên (cá nóc, cóc…), 3 trường hợp chưa
xác định nguyên nhân.
? Em có nhận xét gì về thông tin trên
- HS: số người bị tai nạn, thương tích lớn
? chúng ta phải làm gì để giảm thiểu tai nạn, thương tích
- HS: có các biện pháp để phòng, tránh.
- HS hoạt động theo nhóm thảo luận các biện pháp
phòng tránh tai nạn thương tích cho một số trường
hợp nêu trên.
- Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ xung
cho nhau.
23



- GV chốt lại kiến thức như bảng.
Tiết 8:
*) Giới thiệu bài
- GV: GV yêu cầu HS quan sát hình
+ Các hình ảnh này cho chúng ta biết điều gì ?
- GV nhận xét, Đây là một số tai nạn, thương tích thường
gặp phải trong cuộc sống hàng ngày như người bị vật sắc
nhọn đâm, chó cắn, đuối nước, điện giật dẫn đến bị chảy
máu, hơn mê, thậm chí là tử vong. vậy làm thế nào có
thể ngăn ngừa được các tai nạn thương tích kể trên ? tiết
học hơm nay cơ và các em cùng tìm hiểu tiếp bài 27
Phòng chống tai nạn, thương tích.
2. Ngun tắc phịng ngừa tai nạn, thương tích.
- GV yêu cầu HS chú ý lên bảng.
- HS đọc yêu cầu phiếu học tập.
Hoạt động( thảo luận nhóm):
+ Nêu một số tai nạn, thương tích thường gặp phải điền
vào bảng trong các tình huống sau :
+ Nhóm 1,2,3 : Tình huống : Bị vật sắc nhọn đâm, ngạt
thở, hóc nghẹn.
+ Nhóm 4,5,6,7 : Tình huống: Động vật cắn, đuối nước,
điện giật/ sét đánh.
STT

Tình huống

Một số tai nạn, thương
tích thường gặp phải


5 Bị vật sắc nhọn đâm
6 Ngạt thở, hóc nghẹn
7 Đợng vật cắn
8 Đuối nước
9 Điện giật/ Sét đánh
- GV phát phiếu học tập, tổ chức, hướng dẫn HS
- HS hoàn thiện bảng.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
24

Chuẩn bị: Máy tính,
máy chiếu, hình ảnh,
bảng phụ, phiếu học tập,
bút chỉ, bút dạ.


- GV nhận xét, tuyên dương đưa ra một số tai nạn,
thương tích thường gặp.
+ Nguyên nhân chính nào dẫn đến tai nạn thương tích ở
các tình huống trên ?
- HS trao đổi bàn trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét bổ sung.
* Nguyên nhân:
- Do nhận thức chưa đầy đủ hoặc thiếu hiểu biết về nguy
cơ và tác hại của các tai nạn, thương tích kể trên.
- Do sự tò mò, nghịch ngợm, thích thể hiện...
- Do chủ quan , bất cẩn.
- Do chấp hành chưa nghiêm túc các quy định của pháp
luật về phòng tránh tai nạn, thương tích.

- Do đồ dùng, vật dụng kém chất lượng, hỏng hóc thiếu
an toàn.
- Do hành vi cố ý gây tai nạn, thương tích
-................
Tai nạn, thương tích trên đã để lại hậu quả như thế
nào.Cô mời các em cùng quan sát một số hình ảnh sau.
- HS quan sát tranh.
HS hoạt động cá nhân:
+ Các tai nạn, thương tích trên để lại hậu quả gì? đối với
nạn nhân, gia đình và xã hội ?
HS trả lời. HS khác nhận xét bổ sung.
* Hậu quả:
Các tai nạn trên làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh
thần của nạn nhân để lại các di chứng như : tàn tật, què,
cụt chân tay, liệt...
- Gây tổn thất to lớn cả về người , tài sản và là gánh
nặng cho gia đình và xã hội.
-.............
- Bất cứ ai trong chúng ta ngồi đây đều khơng muốn các
tai nạn, thương tích trên xảy ra với bản thân và gia đình
mình.
Vậy muốn hạn chế tối đa các tai nạn, thương tích nêu
25


×