Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Giáo án hóa 8 ngoan mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 153 trang )

vNgày soạn:25/8/2019
Ngày
Tiết 1: 8A1:27/8/2019
dạy:
Tiết 2: 8A1:2888/8/201
9
Tiết 3: 8A1:29/8/2019

8A2: 28/8/2019
8A2: 28/8/2019

8A3: 27/8/2019
8A3: 27/8/2019

8A2: 30/8/2019

8A3: 28/8/2019

CHỦ ĐỀ 1: MỞ ĐẦU MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
Tiết 1-3. Bài 2: LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ THỰC
HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 ( 3 tiết)
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành.
- Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng trong đời sống
II. PHƯƠNG TIỆN
1, Chuẩn bị:
a. Giáo viên.
-Giáo án, tài liệu tham khảo.
- Phần trình chiếu.
-Dụng cụ: Bình cầu, lọ thuỷ tinh, ống dẫn, thìa sắt, đèn cồn, kẹp, cân…..


b. Học sinh.
Nghiên cứu trước nội dung bài.
2. Phương pháp:
- Nêu vấn đề
- Đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Trực quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1, Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
8A3
Tiết
8A1
8A2
1
2
3
2, Bài mới:
1


Dự kiến các tiết:
Tiết 1: Mục A, B.I.
Tiết 2: Mục B.II
Tiết 3: Mục C. hoạt động luyện tập. Phần D, E có thể yêu cầu HS về làm ở nhà.
Các hoạt động
Chuẩn bị - Điều chỉnh – bổ
sung
Tiết 1:
A) Hoạt động khởi động
• Trị chơi: Nhóm nào nhanh nhất, kể được nhiều

nhất.
Chuẩn bị: 4 bảng 2.1 cho 4
GV: Nêu yêu cầu trị chơi.
nhóm
HS: tham gia chơi theo nhóm, nhóm nào xong trước
thì mang bảng nhóm lên dán trước lên bảng.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
HS đề xuất các dụng cụ, thiết bị, mẫu được sử dụng
trong môn KHTN 8.
GV: Định hướng giới thiệu nội dung bài học
B) Hoạt động hình thành kiến thức
I. LÀM QUEN VỚI BỘ DỤNG CỤ, THIẾT BỊ
THỰC HÀNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8
1. Kể tên một số dụng cụ, thiết bị thực hành môn
khoa học tự nhiên 8
Chuẩn bị: Một số thiết bị,
GV: u cầu HS thảo luận nhóm đơi hồn thành bảng dụng cụ và mẫu của mơn hóa
2.2
- sinh
HS thảo luận nhóm đơi hồn thành bảng 2.2
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ
sung.
GV yêu cầu một số học sinh lên trình bày cách sử
dụng trên mẫu GV đã chuẩn bị.
HS, GV nhận xét.
GV nêu cách sử dụng mọt số dụng cụ, thiết bị và mẫu
trước lớp.
HS quan sát, ghi nhớ.
2. Em hãy nêu một số dụng cụ dễ vỡ và những hóa
chất độc hại

Gọi một số học sinh nêu
+ Dụng cụ dễ vỡ : ống nghiệm, kính lúp, kính hiển
vi….
2


+ Những hóa chất độc hại : Axít, thủy ngân, lưu
huỳnh….
3. Nhắc lại một số quy tắc an toàn khi tiến hành
các thí nghiệm khoa học.
- Khơng tiến hành thí nghiệm khi khơng có giáo viên
- Khơng tùy tiện thực hành thí nghiệm
- Khơng cho mũi ngửi các loại hóa chất
- Khơng nơ đùa khi thực hành thí nghiệm
- Rửa tay trước và sau khi thực hành….
- Tuân thủ nguyên tắc an tồn trong phịng thí nghiệm.
Tiết 2:
* Khởi động:
? Nêu một số quy tắc an tồn trong phịng thí
nghiệm ?
HS : Trả lời :Một số quy tắc an toàn khi tiến hành các
thí nghiệm khoa học.
- Khơng tiến hành thí nghiệm khi khơng có giáo viên
- Khơng tùy tiện thực hành thí nghiệm
- Khơng cho mũi ngửi các loại hóa chất
- Khơng nơ đùa khi thực hành thí nghiệm
- Rửa tay trước và sau khi thực hành….
- Tuân thủ ngun tắc an tồn trong phịng thí nghiệm.
GV : Dẫn dăt chuyển mục II.
II. TẬP SỬ DỤNG CÁC DỤNG CỤ, THIẾT BỊ

VÀ MẪU TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
* Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt
GV : Yêu cầu HS nêu mẫu vật, dụng cụ, hóa chất làm
thí nghiệm.
HS : Xác định nêu mẫu vật, dụng cụ, hóa chất làm thí
nghiệm.
Các nhóm thảo luận đưa ra phương án thí nghiệm và
giải thích.
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, so sánh kết quả
với các nhóm khác.
Điền kết quả vào bảng 2.3, báo cáo
HS các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trang 16/SHD, yêu
cầu trả lời được :

Chuẩn bị: Cho 3 nhóm, mỗi
nhóm gồm:
- Mẫu: Nước bọt
- Dụng cụ: 12 ống nghiệm
nhỏ( 10 ml), 2 giá để ống
nghiệm, 2 đèn cồn và giá
đun, 2 ống đong chia độ ( 10
ml), 2 phễu nhỏ và bơng lọc,
1 bình thủy tinh, đũa thủy
tinh, nhiệt kế, cặp nhiệt độ.
- Hóa chất: Nước bọt hịa
lỗng ( 25%) lọc qua bông
lọc, dd HCl (2%), dd iot
(1%), thuốc thử strôme.


3


1) Enzim trong nước bọt là amilaza
2) Tác dụng biến đổi tinh bột thành đường…
3) pH =7,2 và t0= 370C
4) So sánh kết quả…
5) Đặc điểm hoạt động của enzim amilaza
HS các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
GV chốt kiến thức.
Tiết 3:
*Khởi động:
GV: Nêu vai trò của enzim amilaza trong nước bọt ?
Điều kiện hoạt động của enzim ?
HS: Tác dụng biến đổi tinh bột thành đường, điều kiện
hoạt động : pH =7,2 và t0= 370C
GV : Nhận xét, chuyển mục.
C) Hoạt động luyện tập.
GV : Yêu cầu HS phân tích kết quả mỗi thí nghiệm
1,2,3 SHD/12,13 và cho biết từng học sinh đó có thể
rút ra kết luận gì sau khi tiến hành thí nghiệm.
HS : Nghiên cứu thí nghiệm, thảo luận nhóm, trình
bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV : Nhận xét, chốt kiến thức.
* Thí nghiệm 1 : Ống A, tinh bột đã bị biến đổi và
không làm d d iốt đổi màu xanh. Enzim trong nước
bọt đã thực hiện phản ứng trong ống A( từ tinh bột
thành đường mantozơ)
Ống B dd iốt chuyển sang màu xanh xác nhận được
câu trả lời (9).

Thực hiện ống C nhằm mục đích: nước cất khơng làm
biến đổi hồ tinh bột.
* Thí nghiệm 2: Tất cả các ống nghiệm đều khơng
làm đổi màu thuốc thử: Iot chuyển màu xanh.
* Thí nghiệm 3: Ống A, C, E không xảy ra phản ứng
màu. Ống B, C xảy ra phản ứng màu.
D) Hoạt động vận dụng
GV hướng dẫn yêu cầu học sinh về nhà thực hiện
E) Hoạt động tìm tịi mở rộng
GV hướng dẫn yêu cầu học sinh về nhà thực hiện
4


3, Kiểm tra đánh giá
- Y/c học sinh nhắc lại tên gọi và cách sử dụng một số dụng cụ, thiết bị thực hành
môn KHTN 8.
- GV khái quát kiến thức trọng tâm.
4, Hướng dẫn về nhà
- Y/c học sinh về nhà học bài và thực hiện hoạt đông D, E của bài 2
IV. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ:
1.Giảng dạy:
- Những điểm thành công:……………………………………………..........................
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………...............
-Những điểm chưa thành công: ………………...…………………......................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2, Học tập:
- Đa số HS có đạt được mục tiêu học tập khơng: ………………………..
- Những HS có kết quả học tập:

HS tích cực

HS chưa tích cực
Lớp 8A1

Lớp 8A2

Lớp 8A3

3) Rút kinh nghiệm:
5


..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_________________________________________
Ngày……..tháng 8 năm 2019
Chun mơn duyệt

Lị Thị Phương

6


Ngày soạn:…………
Ngày day:
Tiết 4
8A1:…………

Tiết 5
8A1: …………
Tiết 6
8A1: …………
Tiết 7
8A1: …………
Tiết 8
8A1: …………
Tiết 9
8A1: …………
Tiết10 8A1: …………

8A2: …………
8A2: …………
8A2: …………
8A2: …………
8A2: …………
8A2:…………
8A2: …………

8A3: …………
8A3: …………
8A3: …………
8A3: …………
8A3:…………
8A3:…………
8A3: …………

CHỦ ĐỀ 2: KHÔNG KHÍ – NƯỚC
Tiết 4-10. Bài 3: OXI – KHƠNG KHÍ ( 7 tiết)

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành.
- Năng lực quan sát, thu thập thông tin.
- Năng lực tính tốn, giao tiếp, hợp tác.
- Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng trong đời sống
II. PHƯƠNG TIỆN
1,Chuẩn bị:
a, Giáo viên.
- Giáo án, tài liệu tham khảo.
- Phiếu học tập, bài giảng powerpoint.
- Dụng cụ: Bình cầu, lọ thuỷ tinh, ống dẫn, thìa sắt, đèn cồn, kẹp
- Hố chất: 3 lọ khí oxi đã thu sẵn từ trước.Thuốc tím, bột P đỏ, S , dây sắt.
b, Học sinh.
Nghiên cứu trước nội dung bài. Tìm hiểu tài liệu về tính chất , ứng dụng của oxi.
2, Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Trực quan, biểu diễn thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1, Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Tiết
4

8A1

8A2

8A3

7


5
6
7
8
9
10
2, Bài mới:
Dự kiến các tiết:
Tiết 4: Mục A, B.I.1
Tiết 5: Mục B.I.2. Làm bài C.3
Tiết 6: Mục B.II.
Tiết 7: Mục B.III. Làm bài C. 1,7.
Tiết 8: Mục B.IV. Làm bài C. 5
Tiết 9: Mục B.V.1.2
Tiết 10: Mục B.V.3. Làm bài C. 2,4,6.
Phần D, E hướng dẫn, yêu cầu HS về làm ở nhà.
Các hoạt động
Chuẩn bị - Điều chỉnh –
bổ sung
Tiết 4:
A, Hoạt động khởi động
GV: Y/C HS thảo luận và trả lời các câu hỏi:
- Tại sao các nhà leo núi hoặc những người thợ lặn
phải đeo các bình dưỡng khí hoặc các thiết bị đặc
biệt ?
- Tại sao các động vật dưới nước dễ gặp phài tình
trạng thiếu oxi hơn động vật trên cạn ?

HS: Thảo luận và trả lời các câu hỏi
GV: Định hướng giới thiệu nội dung bài học.
B, Hoạt động hình thành kiến thức
I. TÍNH CHẤT CỦA OXI
1. Tính chất vật lí của oxi
GV: Bằng kiến thức đã học, đọc thông tin SHD/15
em hãy:
- Viết kí hiệu hố học của ngun tố oxi ?
- Cơng thức hố học của phân tử khí oxi?
- Ngun tử khối, phân tử khối của oxi? - Theo em
thì oxi có ở những đâu ?
HS: KHHH: O
8


CTHH: O2
NTK: 16
PTK: 32
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí oxi. Yêu cầu HS
quan sát kết hợp với nội dung SHD T15 tiến hành
thảo luận cặp đôi và hồn thành bảng 3.1 SGK
T22( hồn thành phần tính chất vật lí).
HS : Khí oxi là chất khí: Khơng màu, khơng mùi, ít
tan trong nước, nặng hơn khơng khí.
- Oxi hố lỏng ở nhiệt độ -1830C, oxi lỏng có màu
xanh nhạt.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức.
Yêu cầu HS khái quát nội dung bài học (? Các em
đã đạt được mục tiêu nào qua tiết học này)

GV: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm. HS về học bài,
đọc trước phần 2. Tính chất hóa học của oxi.
Tiết 5:
* Khởi động:
GV: Em hãy nêu tính chất vật lí của oxi?
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chuyển ý.
2. Tính chất hóa học của oxi.
a) Oxi tác dụng với kim loại và phi kim.
GV: Giới thiệu dụng cụ và hóa chất và tiến hành
làm thí nghiệm đốt cháy S, P , Fe
GV: Nhắc HS cách sử dụng đèn cồn
Lưu ý: Khi có dấu hiệu của phản ứng phải đậy nút
nhanh vì khí SO2 rất độc.
- HS: Làm thí nghiệm đốt cháy S, P, Fe theo nhóm
lớn.
->Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng. Viết
PTHH của phản ứng?
HS: Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
- TN1: Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn
cháy trong khơng khí tạo ra khí sunfurơ (hay lưu

Chuẩn bị: 1 lọ khí oxi.

Chuẩn bị: 3 TN: cho 2
nhóm:
TN 1: Tác dụng với lưu
huỳnh: 1 đèn cồn, 1 mi

sắt, bật lửa. 1 bình đựng
khí oxi, lưu huỳnh bột.
TN 2: Tác dụng với phot
pho: 1 đèn cồn, 1 mi sắt,
bật lửa. 1 bình đựng khí
oxi, P đỏ.
TN 3: Tác dụng với sắt: 1
đèn cồn, bật lửa. 1 bình
9


huỳnh đioxit SO2).
đựng khí oxi, 1 dây sắt,
- PTHH:
mẩu than.
t
S + O2 → SO2
Lưu huỳnh đioxit(khí sunfurơ)
- TN 2: Phốtpho cháy mạnh trong khí oxi với ngọn
lửa màu sáng chói tạo điphotpho pentaoxit ( P2O5)
o

o

t
PTHH: 4P + 5O2 →
2P2O5
- TN3 : Sắt cháy mạnh, sáng chói, khơng có ngọn
lửa, khơng có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy
màu nâu là sắt (II, III) oxit Fe3O4 .

to
PTHH: 3Fe+ 2O2 →
Fe3O4
(oxit sắt từ)
b) Oxi có tác dụng với hợp chất khơng?
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong
SHD/16: ? Oxi có tác dụng với hợp chất khơng?
Viết PTHH minh họa?
HS: Nghiên cứu thông tin trả lời, viết PTHH.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức:
Oxi tác dụng với hợp chất khí metan tạo ra khí
cacbonic và nước, đồng thời sinh nhiệt.
to
PTHH: CH4 + 2O2 →
CO2 + 2H2O
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập điền từ, thảo
luận nhóm bàn hồn thành bài tập điền từ/16,17.
HS: Đọc nội dung, thảo luận hoàn thành bài tập:
(1) Phi kim rất hoạt động
(2) ở nhiệt độ cao
(3) lưu huỳnh, cacbon...
(3) đồng, sắt...
(3) metan, propan, butan..
(4) II
GV: Nhận xét, chốt kiến thức: Nội dung bài tập là
nội dung kết luận về tính chất hóa học của oxi.
• Bài C 3/24.
GV: Yêu cầu xác định nội dung, HS thảo luận nhóm
bàn hồn thành bài tập.
HS: Thảo luận làm bài, đại diện lên bảng trình bày,

nhóm khác nhận xét.

10


t
2Ca + O2 →
2CaO
o

t
4Al + 3O2 →
2Al2O3
o

t
2Cu + O2 →
2CuO
o

t
C + O2 →
CO2
o

t
S + O2 →
SO2
o


t
4P + 5O2 →
2P2O5
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
Yêu cầu HS khái quát nội dung bài học (?Qua tiết
học này các em đã đạt được mục tiêu)
GV: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm. HS về học bài,
đọc trước phần II. Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp.
Tiết 6:
* Khởi động:
GV: Trình bày tính chất hóa học của oxi?
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chuyển ý sang nội dung bài học mới.
II. SỰ OXI HÓA . PHẢN ỨNG HĨA HỢP.
1. Sự oxi hóa.
GV: giới thiệu về sự oxi hóa: Các q trình oxi tác
dụng với đơn chất hay hợp chất được gọi là sự oxi
hóa.
Yêu cầu HS lấy ví dụ.
- HS: Nêu ví dụ ( các tính chất hóa học của oxi)
- Nêu khái niệm sự oxi hóa 1 chất ? Hồn thành bài
tập điền từ/17.
Hs: Hồn thành bài tập điền từ:
Sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của oxi với một
chất. (chất đó có thể là đơn chất hoặc hợp chất )
GV: Nhận xét, chốt kiến thức. Chuyển ý.
2. Phản ứng hóa hợp.
Gv: Yêu cầu HS xác định số chất tham gia và số sản
phẩm tạo thành của các PƯ trong bảng SHD/17.
So sánh điểm giống nhau và khác nhau về số chất

tham gia phản ứng và số chất sản phẩm trong các
phản ứng hóa học trên?
HS: Xác định. Điểm giống nhau giữa các phản ứng
trên là số chất sản phẩm, khác nhau là số chất tham
o

11


gia phản ứng.
GV: Các phản ứng trên là phản ứng hóa hợp. Vậy
phản ứng hóa hợp là gì?
u cầu HS hoàn thành bài tập điền từ/18 để trả lời
câu hỏi trên.
HS: Thảo luận cặp đơi và hồn thành đoạn thơng
tin SGK T18.
Hs: Thảo luận và trình bày.
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó
chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay
nhiều chất ban đầu.
GV: Nhận xét, chốt kiến kiến thức.
Phản ứng hoá hợp là phản ứng hố học trong đó chỉ
có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai
hay nhiều chất ban đầu.
GV lưu ý:
- Ở nhiệt độ thường các phản ứng hố học đó hầu
như khơng xảy ra chỉ cần nâng nhiệt để khơi mào
phản ứng lúc đầu các chất sẽ cháy, đồng thời toả
nhiều nhiệt gọi là phản ứng toả nhiệt.
Áp dụng: Trong các phương trình hóa học sau

những phản ứng nào xảy ra sự oxi hóa, những phản
ứng nào là phản ứng hóa hợp?
t
1, CH4 + O2 →
CO2 + H2O
t
2, 4P+ 5O2 →
2P2O5
to
3, 2Fe + O2 → 2FeO
4, CaO+H2O → Ca(OH)2
5, 4Fe(OH)2 +2H2O +O2 → 4Fe(OH)3
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
Yêu cầu HS khái quát nội dung bài học (?Qua tiết
học này các em đã đạt được mục tiêu nào)
GV: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm. HS về học bài,
đọc trước phần III. Ứng dụng của oxi
o

o

Tiết 7:
* Khởi động:
GV: Trình bày tính chất hóa học của oxi?
12


HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chuyển ý sang nội dung bài học mới.

III. ỨNG DỤNG CỦA OXI.
GV: HS quan sát hình 3.1 kết hợp hiểu biết của bản
thân , thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ SGK T
27
Nhóm 1, 3 thực hiện nhiệm vụ 1.
Nhóm 2, 4 thực nhiệm vụ 2.
HS: Thảo luận và thống nhất ý kiến
GV: Nhận xét và chính xác hóa kiến thức.
Nhiệm vụ 1:
Câu 1: Khí oxi có nhiều ứng dụng trong cuộc sống:
Phá đá bằng hỗn hợp nổ chứa oxi lỏng; đèn xì oxi –
axetilen để cắt kim loại; là nguyên liệu chất đốt
trong lò luyện gang; oxi lỏng là nhiên liệu đốt của
tên lửa và tàu vũ trụ; oxi nén dùng để thở cho phi
cơng, cho bệnh nhân, thợ lặn...
Câu 2: Khí oxi có vai trị quan trọng trong q trình
hơ hấp. Khí oxi đi vào phổi nhờ q trình hơ hấp, đi
vào máu nhờ các tế bào hồng cầu vận chuyển đển
các tế bào của các cơ quan trong cơ thể. Nhờ đó các
tế bào thực hiện được q trình trao đổi khí.
Câu 3: Hơ hấp là q trình vơ cùng quan trọng đối
với cơ thể con người. Nếu hệ hô hấp bị tổn thương
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy
chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ hệ hơ hấp luôn khỏe
mạnh:
- Tập thở sâu
- Trồng nhiều cây xanh
- Đeo khẩu trang ở nơi có nhiều bụi hay khi làm vệ
sinh
- Không hút thuốc lá và vận dộng mọi người không

nên hút thuốc
- Hạn chế sử dụng những phuơng tiện, thiết bị thải
ra khí độc
- Thường xuyên dọn vệ sinh, khơng khạc nhổ bừa
bãi
-> tránh các tác nhân có hại cho hệ hô hấp,rèn luyện
13


hệ hơ hấp...
Nhiệm vụ 2:
Câu 1: Khí oxi là ngun liệu cung cấp cho sự cháy.
Câu 2: Ứng dụng sử dụng quá trình đốt cháy nhiên
liệu trong đời sống: đốt củi ( cây gỗ khô) để đun
nấu, đốt than đá, đốt khí metan( khí ga) để nấu
nướng...
Câu 3: Nhiên liệu để làm chất đốt trong sinh hoạt
như củi, than đá, khí metan... trong tự nhiên có hạn
nên cần phải sử dụng nhiên liệu hợp lí chống lãng
phí, tiết kiệm được tài chính. Bảo vệ các nguồn
nguyên liệu tránh khai thác quá mức.
GV: Khái quát kiến thức của 2 nhiệm vụ:
Khí oxi có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời
sống:
1 Sự hơ hấp
-Khí oxi rất cần thiết cho sự hơ hấp của con người
và động vật. Nếu thiếu oxi con người và động vật
không sống được
- Những phi công, thợ lặn , chiến sĩ chữa cháy cần
phải thở khí oxi trong bình thép đặc biệt.

2. Sự đốt nhiên liệu
- Nhiên liệu cháy trong khí oxi tạo ra nhiệt độ cao
hơn cháy trong khơng khí
- Trong cơng nghiệp sản xuất gang thép người ta
thổi khí oxi hoặc khơng khí có trộn lẫn khí oxi vào
lị gang thép để tạo nhiệt độ cao nhằm nâng cao
hiệu quả và năng suất.
Luyện tập:
Luyện tập C1: Người ta phải sử dụng bình oxi để
thở trong những trường hợp: bệnh nhân cấp cứu khó
thở, nghẹt thở; thợ lặn sâu trong nước, thợ leo núi
cao, phi công bay ở tầng cao, lính cứu hỏa khi cứu
hỏa...
Luyện tập C7: Quan sát biểu dồ/24 cho ta biết
thêm một số ứng dụng của oxi: dùng làm thuốc nổ,
hàn cắt nhiên liệu kim loại, dùng trong y khoa,
trong cơng nghiệp hóa chất, luyện thép( nhiều nhất
14


chiếm tới 55%).
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
Yêu cầu HS khái quát nội dung bài học (?Qua tiết
học này các em đã đạt được mục tiêu nào)
GV: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm. HS về học bài,
đọc trước phần IV. Điều chế oxi. Phản ứng phân
hủy
Tiết 8:
* Khởi động:
GV: Nêu một số ứng dụng quan trọng của khí oxi

trong cuộc sống?
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chuyển ý sang nội dung bài học mới
IV. ĐIỀU CHẾ OXI. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
1. Điều chế oxi trong phịng thí nghiệm.
GV: Kể tên 1 số hợp chất mà trong thành phần cấu
tạo có chứa nguyên tố oxi : SO 2 , P2O5 , Fe3O4, CaO
, KClO3 , KMnO4…
- Trong các hợp chất trên hợp chất nào giàu nguyên
tử oxi , kém bền và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao ?
HS: Trả lời.
GV: Những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt
độ cao như KClO3 và KMnO4 được chọn làm
nguyên liệu để điều chế oxi trong phịng thí nghiệm.
GV: u cầu HS quan sát hình 3.2.
GV: Giới thiệu dụng cụ , hóa chất và làm thí
nghiệm đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử
chất khí bay ra bằng que đóm có tàn than hồng.
GV: Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng xảy
ra ?
HS: -Thí nghiệm 1: Cho 2 thìa KMnO4 vào ống
nghiệm khơ, kẹp ống nghiệm và đun nóng trên ngọn
lửa đèn cồn.
+ Hiện tượng : Chất khí sinh ra trong ống nghiệm
làm que đóm bùng cháy thành ngọn lửa chính là khí
oxi.
+ PTHH:
15



t
2KMnO4 →
K2MnO4 + MnO2 + .O2 .
GV: Vì khí oxi duy trì sự sống và sự cháy nên làm
cho que đóm cịn tàn than hồng bùng cháy.
GV viết PTHH và yêu cầu HS cân bằng.
GV: Quan sát hình vẽ 3.3 cho biết có thể thu khí oxi
vào bình bằng những cách nào? Tại sao?
HS: Vì oxi là chất ít tan trong nước và nặng hơn
khơng khí.
- Cách thu khí oxi : 2 cách
+ Đẩy khơng khí: để ngửa bình
+ Đẩy nước : úp ống nghiệm.
GV: Tại sao khi đun KMnO4 ta phải đặt miếng
bông ở đầu ống nghiệm ?
HS: Để miếng bơng ở đầu ống nghiệm để tránh
thuốc tím theo ống dẫn khí thốt ra ngồi.
GV :u cầu HS làm thí nghiệm nhiệt phân hỗn
hợp KClO3 và MnO2 trong ống nghiệm . Nêu hiện
tượng xảy ra ?
HS: Hiện tượng : Tàn đóm bùng cháy sáng chứng tỏ
có khí oxi bay ra.
t
PTHH: 2KClO3 →
2KCl + 3O2
GV: Từ những thí nghiệm trên hãy cho biết trong
phịng thí nghiệm điều chế oxi như thế nào ?
- Điền từ và cụm từ thích hợp vào đoạn văn SGK
Tr20 → Kết luận cách điều chế oxi.
HS:

Kết luận
Trong phịng thí nghiệm, khí oxi được điều chế
bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi dễ bị
phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 , KClO3 ...
GV: Nhận xét và chính xác hóa kiến thức.
GV: Xét về nguyên liệu , giá thành, thiết bị theo em
trong công nghiệp có thể tiến hành điều chế oxi từ
KMnO4 và KClO3 được khơng ?
HS: Khơng vì ngun liệu tốn kém, giá thành cao.
GV: Khơng khí và nước là hai nguồn ngun liệu
vơ tận để sản xuất khí oxi trong cơng nghiệp
2. Phản ứng phân huỷ
o

o

16


GV: u cầu HS thảo luận cặp đơi và hồn thành
bảng SHD T20.
HS: Báo cáo kết quả - Nhận xét – Bổ sung
GV: Các phản ứng trên có điểm gì chung?
HS: Xét các phản ứng trên ta thấy:
Số chất phản ứng đều là 1
Số chất sản phẩm ở mỗi phản ứng có thể là 2 có thể
là 3
GV: Những phản ứng đó gọi chung là phản ứng
phân huỷ .
GV: Vậy thế nào là phản ứng phân huỷ? VD minh

họa ?
- Điền từ hoặc cụm từ thích hợp để hồn thành định
nghĩa SGK T29.
HS: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hố học trong
đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
GV: Hãy so sánh giữa phản ứng hóa hợp với phản
ứng phân hủy -> Tìm ra đặc điềm khác nhau cơ bản
giữa 2 loại phản ứng trên?
HS: Trả lời: Giống nhau: Đều là phản ứng hóa học.
Khác: Phản ứng phân huỷ: Từ một chất sinh ra hai
hay nhiều chất mới.
Phản ứng hóa hợp: Từ hai hay nhiều chất tạo ra
một chất mới.
Luyện tập C.5:
GV: Hướng dẫn HS làm bài, yêu cầu HS thảo luận
nhóm bàn làm bài.
HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày trên
bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung:
VO2 = 12 x 200 = 2400 (ml)= 2,4 (l)
( ở đk thường)
Biết: 1 mol khí chiếm thể tích 24 lít ở đk thường.
Nên số mol khí oxi là: (2,4 x 1) : 24 = 0,1 mol.
t
PTHH: 2KMnO4 →
K2MnO4 + MnO2 + .O2
Theo PT: 2 mol
1 mol
Theo đb: x mol
0,1mol
x = (0,1 x 2) : 1 = 0,2 mol = n KMnO4

Khối lượng KMnO4 tối thiểu cần dùng để thu được
o

17


lượng khí oxi trên: 0,2 x 168 = 33,6 (g).
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
Yêu cầu HS khái quát nội dung bài học (?Qua tiết
học này các em đã đạt được mục tiêu nào)
GV: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm. HS về học bài,
đọc trước phần V. Khơng khí. Sự cháy.
Tiết 9:
* Khởi động:
GV: Thế nào là phản ứng phân hủy? Lấy 2 ví dụ
minh họa?
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chuyển ý sang nội dung bài học mới
V. KHƠNG KHÍ – SỰ CHÁY.
1. Thành phần của khơng khí
GV: Theo em trong khơng khí có những chất khí
nào ? Chất khí nào chiếm nhiều nhất ?
HS: Trong khơng khí có N2, O2, …
a) Thí nghiệm xác định thành phần của khơng khí.
GV: Yêu cầu HS quan sát H3.4, xác định dụng cụ,
hóa chất làm thí nghiệm. Cách tiến hành thí Chuẩn bị: 1 chiếc đĩa, 1
ngọn nến, 1 cái bình rỗng,
nghiệm,
nước, bật lửa.
HS: tìm hiểu thơng tin.

GV: Làm thí nghiệm như hình 3.4 SGK T21. HS
quan sát và nêu hiện tượng ?
- Mực nước trong ô dâng lên chiếm bao nhiêu phần
V của ống hình trụ -> oxi chiếm bao nhiêu % thể
tích của khơng khí?
HS: Nước trong bình dâng lên và chiếm 1/5 V của
ống.
GV: Phần lớn khí cịn lại trong ống khơng duy trì sự
cháy, sự sống khơng làm đục nước vơi trong đó là
khí nitơ chiếm khoảng 78% thành phần của khơng
khí.
b) Ngồi khí oxi và khí nitơ khơng khí cịn chứa
chất gì khác?
HS: Hơi nước, CO2…
GV: Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong khơng khí có
chứa 1 ít hơi nước ?
18


HS: Hiện tượng có xuất hiện những giọt nước nhỏ
trên mặt ngồi thành cốc nước lạnh để trong khơng
khí, hiện tượng sương mù, khi phơi quần áo một
thời gian sẽ khơ, chứng tỏ khơng khí có hơi nước
GV: Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vơi tơi thấy
có màng trắng mỏng do khí cacbonic đã tác dụng
với nước vơi. Khí CO2 này ở đâu ra ?
HS: Khí cacbonic tạo thành màng trắng với nước
vôi ở hố vôi tôi chứng tỏ cacbonic có sẵn trong
khơng khí do con người, động vật và các khí thải từ
q trình đốt nhiên liệu.

GV: Kết luận chung về thành phần của khơng khí ?
HS : Kết luận
Khơng khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi
chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi
chiếm 21% thể tích khơng khí, phần cịn lại hầu hết
là khí nitơ và một số khí khác (Cacbonic, hơi nước,
khí hiếm như neon Ne, agon Ag, bụi khói ….) có
trong khơng khí với tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 1%..
GV: Chốt kiến thức.
c) Nguyên nhân gây ô nhiễm khơng khí và biện
pháp bảo vệ nguồn khơng khí trong lành, tránh ơ
nhiễm.
GV: u cầu HS quan sát hình 3.5 , thảo luận và trả
lời câu hỏi:
1. Khơng khí bị ô nhiễm do những nguyên nhân
nào?
2. Tác hại cuả ơ nhiễm khơng khí là gì?
3. Nêu các biện pháp để bảo vệ khơng khí trong
lành ?
HS:
1.- Do khí thải nhà máy, lò đốt.
- Đốt rừng, đốt nương bừa bãi
- Rác thải vứt bừa bãi.
- Khí thải phương tiện giao thơng.
- Núi lửa phun trào.
2. Khơng khí bị ơ nhiễm gây hại đến đến sức khoẻ
con người, động vật, thực vật, phá hoại dần những
19



cơng trình xây dựng
3. Để bảo vệ khơng khí trong lành chúng ta cần xử
lý khí thải , bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh.
-Luật pháp về môi trường.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
2. Sự cháy và sự oxi hoá chậm
a. Sự cháy
GV: Khi đốt cháy đơn chất P,S Fe trong oxi ( khơng
khí ) ta thấy có hiện tượng gì ?
HS: Hiện tượng : tỏa nhiệt và phát sáng
GV: Những hiện tượng các em thấy ở trên gọi là sự
cháy
S tác dụng với oxi
P tác dụng với oxi …
kèm theo toả nhiệt và phát sáng
GV: Theo em hiện tượng khi ga, củi … cháy gọi là
gì ?
HS: Khi ga, củi cháy gọi là sự cháy.
- Vậy bản chất của sự cháy là gì?
HS: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
GV: Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát
sáng.
Bài tập: Trong những trường hợp sau, trường hợp
nào diễn ra sự cháy?
a. Đốt dầu hoả
b. Tôi vôi
c. Đun nấu bằng ga
d. Đun nấu bằng gỗ, than
e. Bật cơng tắc bóng đèn
f. Đun nấu bằng bếp điện

g. Hoà tan muối vào nước
HS: Các hiện tượng (a), (c), (d) là có diễn ra sự
cháy
GV: Sự cháy của một chất trong khơng khí và trong
oxi có gì giống và khác nhau?Tại sao có sự khác
nhau đó?
HS: Giống nhau: Bản chất đều là sự oxi hoá
Khác nhau: Sự cháy của một chất trong khơng khí
20


xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy
trong oxi.
-Giải thích: Đó là vì trong khơng khí thể tích khí N
gấp 4 lần thể tích khí oxi, diện tích tiếp xúc chất
cháy với các phân tử oxi ít hơn nhiều lần nên sự
cháy diễn ra chậm hơn. Một phần nhiệt bị tiêu hao
để đốt nóng khí N nên nhiệt độ đạt được thấp hơn.
b. Sự oxi hoá chậm
GV: Các đồ vật bằng gang, thép dần dần bị rỉ do các
đồ vật này đã hóa hợp từ từ với oxi trong khơng khí
biến thành sắt oxit ->gọi lá sự oxi hóa chậm. Sự oxi
hóa chậm này khơng phát sang nhưng có tỏa nhiệt.
GV: So sánh sự giống và khác nhau giữa sự cháy và
sự oxi hoá chậm?
Giống nhau: Đều xảy ra sự oxi hố có toả nhiệt
Khác nhau:
+ Sự cháy có kèm theo toả nhiệt và phát sáng
+ Sự oxi hố chậm: Khơng phát sáng, xảy ra chậm.
GV: Định nghĩa sự oxi hố chậm?

HS: Đó là sự oxi hố có toả nhiệt nhưng khơng phát
sáng
GV: Theo em q trình hơ hấp của con người có gọi
là sự oxi hóa chậm khơng ? Vì sao ?
HS: Q trình hơ hấp của con người cũng gọi là sự
oxi hóa chậm vì oxi qua đường hơ hấp ->máu ->
chất dinh dưỡng cho cơ thể.
GV: Sự oxi hoá chậm thường xảy ra trong tự
nhiên.Trong điều kiện nhất định sự oxi hoá chậm có
thể chuyển thành sự cháy đó là sự tự bốc cháy. Vì
vậy trong nhà máy, người ta cấm khơng được chất
giẻ lau máy có dính dầu, mỡ thành đống để phòng
sự tự bốc cháy.
GV: Yêu cầu HS khái quát nội dung bài học (?Qua
tiết học này các em đã đạt được mục tiêu nào)
GV: Nhấn mạnh nội dung trọng tâm. HS về học bài,
đọc trước phần V. 3
Tiết 10:
* Khởi động:
21


GV: Phân biệt sự cháy và sự oxi hóa chậm? Lấy ví
dụ minh họa?
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét, chuyển ý sang nội dung bài học mới
c. Điều kiện phát sinh sự cháy và các biện pháp để
dập tắt sự cháy.
GV: S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện
nào ?

HS: Cần phải được đốt nóng và phải có đủ oxi.
GV: Từ nghiên cứu bản chất của sự cháy các em
cùng thảo luận nhóm những vấn đề sau:
a. Những điều kiện để phát sinh sự cháy
b. Muốn dập tắt sự cháy phải có những biện pháp
nào?
c. Đối với chất cháy là xăng dầu khi dập tắt ta
phải lưu ý vấn đề gì? Tại sao?
HS: Báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, chốt kiến thức:
a, Các điều kiện phát sinh sự cháy:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
b, Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay
đồng thời cả hai biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ
cháy.
- Cách li chất cháy với oxi.
c, Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người
ta thường trùm vài dày phủ cát lên ngọn lửa mà
khơng dùng nước vì xăng đầu nhẹ hơn nước nếu
dùng nước thì xăng dầu sẽ càng nổi lên trên, không
dập tắt được đám cháy mà phải dùng vải dày
ướthoặc cát phủ lên
C, Hoạt động luyện tập.
GV: Cho HS xác định nội dung, yêu cầu. Hướng
dẫn HS làm.
HS: Xác định nội dung, u cầu, thảo luận nhóm
hồn thành bài tập. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm
khác nhận xét, bổ sung.

GV: Nhận xét, chốt kiến thức.
22


2. Khi tiếp thêm củi vào bếp lửa cách 2, 3 sẽ cho lửa
mạnh hơn vì:
Cách 2 khi chẻ mỏng củi ra rồi cho vào bếp sẽ làm
tăng diện tích tiếp xúc giữa củi và khí oxi. Cách 3,
thổi hoặc quạt thêm khơng khí vào đồng nghĩa với
việc tăng thêm lượng khí oxi cho q trình cháy nên
lửa sẽ mạnh hơn
4.
t
PTHH: C3H8 + 5O2 →
3CO2 +4H2O (1)
x mol
3x mol
t
C4H10 + 13/2 O2 → 4CO2 +5H2O (2)
y mol
4y mol
m ga = 1 kg =1000g = m C3H8 + m C4H10
Biết khí ga có thành phần 26,4 % C3H8 và 69,6 %
C4H10 → m C3H8 = 264 g; m C4H10 = 696 g.
Gọi x, y là số mol của C3H8 và C4H10 (x,y>0)
Theo bài ra ta có: x.44 = 264 → x = 6
y. 58 = 696 → y = 12
Theo (1) ta có n CO2 (1) = 3.6 = 18 mol.
Theo (2) ta có n CO2 (2) = 4.12 = 48 mol.
Tổng số mol khí CO2 thốt ra là: 18 + 48 = 66 mol.

Vậy thể tích khí CO2 thốt ra là: 66 x 24
=1584(lít)
6, Nếu bản thân là nguyên tố oxi, giới thiệu về bản
thân: tên, KHHH, NTK, PTK, tính chất vật lí, tính
chất hóa học, ứng dụng.
D) Hoạt động vận dụng
GV: Hướng dẫn HS làm nội dung hoạt động.( Các
bài tập yêu cầu HS về nhà thực hiện đan xen cuối
mỗi tiết phù hợp với nội dung vừa học)
E) Hoạt động tìm tịi mở rộng
u cầu HS về tìm hiểu ở địa phương, trên mạng
internet về sự ô nhiễm khơng khí, xác định ngun
nhân và các biện pháp nhằm giảm sự ơ nhiễm
khơng khí.
-Tìm hiểu về khả năng kết hợp với chất hemoglobin
trong máu.
3,Kiểm tra đáng giá:
Bài 1.Viết phương trình hố học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất:
C, P, H2, Al
o

o

23


Bài 2: Em hãy lên bảng điền vào chỗ (…..) ở các sơ đồ để được phương trình
phản ứng hồn chỉnh? Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
a. ….
+ … ---> MgO

b. ….
+ … ---> P2O5
c. KClO3 --->….
+ …
d. H2O --->….
+ …
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học tính chất vật lí, hố học của oxi.
- Phân biệt được phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời những yêu cầu phần D, tìm hiểu thêm
nội dung phần E.
IV. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ:
1. Giảng dạy:
- Những điểm thành công:……………………………………………............................
…………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..................
- Những điểm chưa thành cơng: ………………...…………………..............................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2, Học tập:
-Đa số HS có đạt được mục tiêu học tập khơng:
………………………..................................................................................
-Những HS có kết quả học tập:
HS tích cực
HS chưa tích cực
Lớp 8A1

Lớp 8A2

Lớp 8A3


24


3) Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
_________________________________________
Ngày………tháng …… năm 2019
Chun mơn duyệt

Lị Thị phương

Ngày soạn:…………
Ngày day:
Tiết 11 8A1:…………
Tiết 12 8A1: …………
Tiết 13 8A1: …………
Tiết 14 8A1: …………
Tiết 15 8A1: …………
Tiết 16 8A1: …………
Tiết17 8A1: …………

8A2: …………
8A2: …………
8A2: …………
8A2: …………
8A2: …………

8A2:…………
8A2: …………

8A3: …………
8A3: …………
8A3: …………
8A3: …………
8A3: …………
8A3:…………
8A3: …………

Tiết 11 – 17. Bài 4: HIĐRO – NƯỚC( 7 tiết)
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×