Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Chính sách giao đất giao rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế : Luận án TS. Môi trường trong Phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.11 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

------

NGUYỄN THỊ MỸ VÂN

CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG
VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG NÚI
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

------

NGUYỄN THỊ MỸ VÂN

CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG
VÀ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG NÚI
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ
Chuyên ngành: Môi trƣờng trong Phát triển bền vững
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Vũ Hào Quang
2. TS. Võ Thanh Sơn

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình hay luận án nào khác. Tất cả dữ liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, chính xác. Các tài liệu tham khảo trong luận án đều có nguồn gốc rõ
ràng và được trích dẫn theo đúng nguyên tắc.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực của luận án trước Hội
đồng khoa học và trước pháp luật.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Mỹ Vân

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn của tôi: PGS.TS. Vũ Hào Quang và TS. Võ
Thanh Sơn, những người đã tận tình hướng dẫn tôi về chuyên môn và động

viên tôi về tinh thần trong suốt những năm tháng học tập và thực hiện luận án.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến GS. Lê Trọng
Cúc, TS. Hoàng Văn Thắng, cùng tất cả Quý thầy cô, anh chị em thuộc Trung
tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều
kiện để cho tôi có được những thành quả của ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học Huế cùng tất cả
Quý thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học
Huế, đã động viên, hỗ trợ cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và người dân các xã Hồng Hạ, Hương
Nguyên, Hồng Vân, Hồng Trung, A Ngo, Phú Vinh, cùng các ban ngành huyện A
Lưới đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa.
Cuối cùng và trên hết, tôi luôn ghi nhận sự thông cảm, sẻ chia và hỗ trợ của
người thân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Mỹ Vân

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ......................................................3
4. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4
5. Giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................6
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về quản lý rừng .................................6
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về quản lý rừng và GĐGR ................14
1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý rừng và GĐGR ở Việt Nam nói chung.........14
1.2.2. Các nghiên cứu về quản lý rừng và GĐGR ở Thừa Thiên - Huế ............24
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................28
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................28
2.1.1. Các khái niệm công cụ .............................................................................28
2.1.2. Một số lý thuyết chính..............................................................................35
2.1.3. Cách tiếp cận ............................................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................41
2.2.1. Phân tích tài liệu .......................................................................................41
2.2.2. Phỏng vấn cấu trúc ...................................................................................41
2.2.3. Phỏng vấn bán cấu trúc ............................................................................45
iii


2.2.4. Thảo luận nhóm tập trung ........................................................................46
2.2.5. Quan sát thực địa ......................................................................................47
2.2.6. Phân tích chính sách .................................................................................47
2.3. Khung lý thuyết ..............................................................................................48
2.4. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................49
2.4.1. Điều kiện tự nhiên của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế ................49
2.4.2. Các đặc điểm kinh tế, xã hội của người dân huyện A Lưới .....................50
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH GIAO

ĐẤT GIAO RỪNG Ở HUYỆN A LƢỚI, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ ...........62
3.1. Thực trạng việc giao rừng tự nhiên cho dân quản lý ......................................62
3.1.1. Hình thức giao ..........................................................................................62
3.1.2. Thời gian triển khai ..................................................................................63
3.1.3. Sự tham gia của người dân .......................................................................65
3.1.4. Sự hiểu biết của người dân về chính sách GĐGR ...................................67
3.1.5. Sự hưởng lợi của người dân khi tham gia quản lý bảo vệ rừng ...............69
3.2. Thực trạng việc giao đất lâm nghiệp để trồng rừng .......................................73
3.2.1. Sự tham gia của người dân trong hoạt động trồng rừng ..........................74
3.2.2. Lựa chọn cây trồng ...................................................................................75
3.2.3. Lý do trồng rừng ......................................................................................79
CHƢƠNG 4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH GIAO
ĐẤT GIAO RỪNG ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN A LƢỚI,
TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ ..................................................................................83
4.1. Hiệu quả kinh tế của GĐGR đối với sinh kế của hộ gia đình ở A Lưới ........83
4.1.1. Trồng rừng và phát triển kinh tế nông hộ ................................................83
4.1.2. Cải thiện cơ sở vật chất của các hộ gia đình ............................................87
4.1.3. GĐGR và vấn đề an ninh lương thực của địa phương .............................90
4.2. Hiệu quả xã hội của việc thực chi chính sách GĐGR tại huyện A Lưới ........94
4.2.1. GĐGR và phát triển nguồn nhân lực của địa phương ..............................94
4.2.2. GĐGR và khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế.................................96
iv


4.3. Hiệu quả về mặt môi trường của việc thực thi GĐGR tại A Lưới ...............103
4.3.1. GĐGR và những thay đổi về sử dụng các nguồn tài nguyên .................103
4.3.2. GĐGR và sự biến đổi về môi trường .....................................................107
4.4. Hiệu quả của thực thi GĐGR đối với vấn đề quản lý đất rừng tại A Lưới ..110
4.4.1.GĐGR và những thay đổi về quyền hưởng dụng đất ..............................110
4.4.1.GĐGR và những xung đột nảy sinh trong quản lý đất rừng ...................112

CHƢƠNG 5. BÀN LUẬN CHUNG .....................................................................118
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................141
Kết luận ................................................................................................................141
Khuyến nghị.........................................................................................................144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................147
Tài liệu tiếng Việt ................................................................................................147
Báo cáo, văn bản pháp luật của Nhà nước và địa phương...................................153
Tài liệu tiếng Anh ................................................................................................155
PHỤ LỤC ...............................................................................................................160
Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...................160
Phụ lục 2. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC ................164
Phụ lục 3. BẢNG HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG ..........165
Phụ lục 4. BẢNG HỎI VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG ......................................168
Phụ lục 5. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH χ2 – XÊRI 1 ................................................176
Phụ lục 6. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH χ2 – XÊRI 2 ................................................183
Phụ lục 7. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH χ2 – XÊRI 3 ................................................186
Phụ lục 8. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ .................................................195
Phụ lục 9. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGIT......................................204

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

Bộ NN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CBNRM

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng

CIFOR

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế

CRD

Trung tâm Phát triển Nông thôn Miền Trung

CRES

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

DFID

Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh

DTTS

Dân tộc thiểu số

FAO

Tổ chức Lương Nông của Liên Hợp Quốc


GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GĐGR

Giao đất giao rừng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

PRA

Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia

PTBV

Phát triển bền vững

PVBCT

Phỏng vấn bán cấu trúc

TLN


Thảo luận nhóm

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCAP

Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của Liên
Hợp Quốc

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

WB

Ngân hàng Thế giới

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số thông tin cơ bản về các xã khảo sát ..............................................43
Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu khảo sát .................................................................................44
Bảng 2.3. Quy mô hộ gia đình của các tộc người trên địa bàn A Lưới ....................54
Bảng 2.4. Đánh giá về những khó khăn trong cuộc sống, theo giới .........................59
Bảng 2.5. Kết quả kiểm định χ2 – Xêri 1 ...................................................................60
Bảng 3.1. Tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên theo tộc người ............................66

Bảng 3.2. Tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên theo nhóm hộ .............................66
Bảng 3.3. Sự hiểu biết của người dân về chính sách GĐGR (tỷ lệ %) .....................67
Bảng 3.4. Tham gia trồng rừng theo tộc người .........................................................74
Bảng 3.5. Lý do tham gia trồng rừng phân theo tộc người và nhóm hộ ...................79
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định χ2 – Xêri 2 ...................................................................81
Bảng 4.1. Số tháng thiếu ăn – theo tộc người và nhóm hộ .......................................91
Bảng 4.2. Đánh giá về khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay chính thống...............97
Bảng 4.3. Phân tích nhân tố về tầm quan trọng của các nguồn tạo thu nhập..........100
Bảng 4.4. Diễn biến về số lượng đàn bò của các xã khảo sát .................................106
Bảng 4.5. Diễn biến diện tích đất lâm nghiệp của các xã khảo sát (ĐVT: ha) .......107
Bảng 5.1. Kết quả Kiểm định χ2 – Xêri 3 ...............................................................131

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các chủ thể quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam ........................................24
Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế của DFID ...........................................................40
Hình 2.2. Sơ đồ địa bàn nghiên cứu ..........................................................................42
Hình 2.3. Khung lý thuyết của luận án .....................................................................48
Hình 2.4. Tỷ trọng đất lâm nghiệp của huyện A Lưới năm 2012 .............................49
Hình 2.5. Cơ cấu chủ thể quản lý rừng tự nhiên ở huyện A Lưới ............................50
Hình 2.6. Tình trạng kinh tế hộ gia đình ở các xã được khảo sát .............................52
Hình 2.7. Tình trạng kinh tế hộ gia đình, theo tộc người ..........................................52
Hình 2.8. Tình trạng kinh tế hộ gia đình, theo địa bàn .............................................53
Hình 2.9. Trình độ học vấn của người dân................................................................55
Hình 2.10. Trình độ học vấn của người dân, theo nhóm hộ .....................................56
Hình 2.11. Trình độ học vấn của người dân, theo tộc người ....................................56
Hình 3.1. Các hình thức giao rừng tự nhiên, phân theo địa bàn các xã ....................64
Hình 3.2. Sự hưởng lợi của người nhận rừng ...........................................................69

Hình 3.3. Sự hưởng lợi theo các loại hình giao rừng ................................................70
Hình 3.4. Cây trồng chính và lý do lựa chọn cây trồng ............................................76
Hình 4.1. Lý do trồng rừng của người dân (tỷ lệ %).................................................84
Hình 4.2. Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay ..........................................88
Hình 4.3. Tình hình an ninh lương thực của hộ gia đình được khảo sát ...................90
Hình 4.4. Mức độ khai thác lâm sản ngoài gỗ của người dân hiện nay ....................99
Hình 4.5. Những khó khăn hiện nay trong khai thác lâm sản .................................101
Hình 4.6. Diễn biến về diện tích cây cao su trên địa bàn huyện A Lưới ................104
Hình 4.7. Đánh giá của người dân về vấn đề môi trường tại địa phương ...............108
Hình 5.1. Tình trạng nghèo của A Lưới theo báo cáo của UBND huyện ...............118
Hình 5.2. Tỷ lệ % hộ gia đình không có đất canh tác, theo tộc người ....................127

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với môi trường cũng
như sự sống của con người. Rừng không chỉ đơn thuần có ý nghĩa về chức năng
sinh thái, mà còn là không gian sinh tồn, là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa tộc người
và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội, sự ổn định chính trị của
quốc gia.
Tuy nhiên, với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, sự gia tăng dân số nhanh cùng
với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa của Việt Nam trong những thập niên vừa
qua đã gây sức ép lên môi trường, khiến cho tài nguyên rừng của Việt Nam ngày
càng cạn kiệt. Số liệu thống kê cho thấy, trong vòng 15 năm, từ 1976 đến 1990, Việt
Nam đã mất hơn 2,6 triệu ha rừng, chiếm khoảng 24% tổng diện tích rừng tự nhiên
của cả nước [Nguyễn Quang Tân và Sikor, 2012]. Diện tích rừng tự nhiên bị thu
hẹp đã kéo theo nhiều hệ lụy không chỉ về vấn đề môi trường, mà còn ảnh hưởng
đến sự sinh tồn của hơn 25 triệu người dân Việt Nam, trong đó phần lớn là đồng

bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Trước thực trạng đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm
hạn chế sự suy thoái rừng và quản lý bền vững hơn nguồn tài nguyên quý giá này,
trong đó, giao đất giao rừng (GĐGR) là một chính sách lớn, được thế giới đánh giá
là một kỳ tích của Chính phủ Việt Nam trong quản lý rừng, và có tác động nhiều
nhất đến sinh kế của người dân. Sau gần 20 năm triển khai, chính sách đã có những
tác động tích cực đến ngành lâm nghiệp, góp phần làm gia tăng độ che phủ rừng của
Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh sách một trong những quốc gia có độ che phủ
rừng tăng nhanh trong khu vực. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách
GĐGR, cũng đã bộc lộ những bất cập, tồn tại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.

1


Kết quả khảo sát tại các xã trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế
cho thấy, kể từ khi triển khai chính sách GĐGR (từ năm 2003) đến nay, cuộc sống
của người dân đã có nhiều thay đổi. Việc thực thi chính sách đã góp phần đem lại sự
thành công về tỷ lệ tăng trưởng rừng, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội được
tiếp cận với nhiều nguồn sinh kế mới, các dịch vụ xã hội cơ bản… Tuy nhiên, bên
cạnh đó, người dân cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới như: diện tích
và chất lượng đất canh tác ngày càng suy giảm; tình trạng bất bình đẳng trong tiếp
cận đất ngày càng gia tăng... Việc thiếu đất canh tác, thiếu việc làm và bất bình
đẳng trong tiếp cận đất dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, gia
tăng đói nghèo và bất ổn xã hội ở các cộng đồng DTTS huyện A Lưới, các giá trị
văn hóa truyền thống của cộng đồng đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội nảy sinh, gây
ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và sự phát triển kinh tế, xã hội của
địa phương.
Thực trạng nêu trên cho thấy, nhu cầu cấp thiết phải có một nghiên cứu sâu về
hiệu quả của việc thực thi chính sách GĐGR liên quan đến sinh kế của người dân

trên địa bàn huyện A Lưới, bởi mục tiêu mà Chính phủ đặt ra đối với chính sách
GĐGR là góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, và đây cũng là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Việc
nghiên cứu, đánh giá để chỉ ra những ưu điểm và những khiếm khuyết trong quá
trình thực thi chính sách là điều hết sức quan trọng, để từ đó đề xuất các khuyến
nghị phù hợp, góp phần hoàn thiện quá trình thực thi GĐGR và nâng cao đời sống
cho người dân vùng núi huyện A Lưới nói riêng và các vùng đồng bào DTTS ở Việt
Nam nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là tập trung phân tích hiệu quả của việc thực thi
chính sách GĐGR đối với sinh kế bền vững của cộng đồng các DTTS ở vùng núi
tỉnh Thừa Thiên - Huế.

2


Mục tiêu cụ thể của luận án là:
(i) Tìm hiểu thực trạng của việc thực thi chính sách GĐGR trên địa bàn huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
(ii) Phân tích hiệu quả của việc triển khai chính sách GĐGR đối với sinh kế
bền vững của cộng đồng các tộc người ở huyện A Lưới.
(iii) Đề xuất các khuyến nghị, nhằm khắc phục những hạn chế/tồn tại của việc
thực thi chính sách GĐGR trên địa bàn, góp phần đem lại sinh kế bền vững cho
người dân huyện A Lưới.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách GĐGR và sinh kế bền vững
cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là cộng đồng người dân và lãnh đạo các cấp

chính quyền địa phương ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án chọn A Lưới làm điểm khảo sát vì A Lưới là địa bàn
miền núi đặc trưng của Thừa Thiên - Huế về thành phần tộc người và hệ sinh thái.
Hiện có nhiều tộc người sinh sống ở A Lưới, tuy nhiên, trong các tộc người này, số
lượng hộ gia đình của tộc người Bru-Vân Kiều, Pahy, Tày, Nùng… ở A Lưới không
nhiều, do vậy luận án chỉ tập trung khảo sát 4 tộc người có dân số đông ở địa
phương là Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu và Kinh.
Về thời gian: Trong luận án, sinh kế của các hộ gia đình chủ yếu được phân
tích trong quãng thời gian 10 năm (từ 2003 đến nay), vì đây là thời điểm huyện A
Lưới thực hiện chính sách GĐGR cho dân quản lý.

3


Về học thuật: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tính hiệu quả của việc thực thi
chính sách GĐGR trong khuôn khổ sinh kế của 4 tộc người ở huyện A Lưới.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Chính sách GĐGR được triển khai ở huyện A Lưới như thế nào?
- Việc thực thi chính sách GĐGR có thực sự đem lại hiệu quả cho sinh kế bền
vững của người dân huyện A Lưới hay không?
- Trong quá trình thực thi chính sách, những nhóm người nào được hưởng lợi,
những nhóm nào bị thiệt thòi? Tại sao?
- Đối với địa bàn huyện A Lưới, những giải pháp nào là thiết thực để đem lại
sinh kế bền vững cho người dân địa phương?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu mà luận án đặt ra ban đầu bao gồm:
- Việc thực thi chính sách GĐGR đã làm thay đổi các nguồn vốn sinh kế của
hộ gia đình các tộc người ở huyện A Lưới.

- Quá trình thực thi chính sách GĐGR đã gây nên hiện tượng bất bình đẳng về
cơ hội giữa các nhóm hộ trong cộng đồng.
- Việc triển khai chính sách GĐGR đã làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh
lương thực của địa phương.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Ngày nay, vấn đề môi trường không còn là lĩnh vực riêng của ngành khoa học
tự nhiên, mà đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các ngành khoa học xã hội,
trong đó có xã hội học. Xã hội học môi trường là một trong những chuyên ngành
quan trọng của xã hội học. Tuy nhiên Xã hội học môi trường vẫn còn là một bộ môn

4


khá mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Các tài liệu phục vụ cho
môn học này còn khá khiêm tốn, chưa có nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm
để khảo cứu. Do vậy, hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo hữu ích cho bộ môn Xã hội học môi trường, đồng thời góp phần làm
phong phú thêm về nội dung cho chuyên ngành khoa học môi trường và phát triển.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc vận dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng
để phân tích, so sánh sinh kế của nhiều tộc người cùng sinh sống trên địa bàn huyện
A Lưới hầu như chưa được triển khai. Hy vọng các phát hiện trong luận án sẽ góp
phần hoàn thiện về mặt thực thi các chính sách xóa đói giảm nghèo và quản lý rừng,
những lĩnh vực rất quan trọng mà Việt Nam hướng tới, nhằm đạt được các mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và định hướng phát triển bền vững của
quốc gia.

5



CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chủ đề về sử dụng và quản lý rừng không phải đến thời đại chúng ta mới được
đặt ra, mà đã có từ thời xa xưa và đã trải qua cả lịch sử lâu đời cùng với sự phát
triển của con người. Phần Tổng quan dưới đây của luận án sẽ điểm lại các nghiên
cứu trên thế giới với những giai đoạn chính trong diễn tiến lịch sử về quản lý rừng,
tìm hiểu những bài học rút ra từ kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các quốc gia
khác nhau trên khắp các lục địa Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ; sau đó
rà soát lại nghiên cứu trong nước về các chính sách quản lý rừng nói chung và về
GĐGR nói riêng ở Việt Nam, để qua đó thấy được những thành công và những hạn
chế trong quá trình thực thi chính sách này qua các thời kỳ.
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về quản lý rừng
Ở bất cứ nơi đâu trên Trái đất, bất kể nước giàu hay nước nghèo, nước phát
triển hay đang phát triển, rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con
người và hệ sinh thái. Từ bao đời nay, con người đã biết sử dụng rừng cho nhiều
mục đích: kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và tín ngưỡng. Tuy nhiên, ở mỗi thời
kỳ khác nhau, nhu cầu sử dụng rừng của con người và các quy định liên quan đến
quản lý, bảo vệ rừng cũng hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu của FAO [2012] cho
thấy, trên thế giới các chính sách về quản lý rừng đã xuất hiện từ rất sớm: cách đây
2.000 năm trong các bộ luật của triều đại nhà Hán, Trung Quốc đã ban hành quy
định về khai thác và phân phối cây gỗ. Ở Ấn Độ, các quy định về bảo tồn rừng đã
xuất hiện từ những năm 300 trước Công nguyên. Ở châu Âu vào thời kỳ Trung Cổ,
nhiều vương quốc đã ban hành các bộ luật để quản lý, sử dụng cây gỗ, bảo vệ rừng
và xem rừng như một nguồn tài nguyên vô giá. Đức và Nhật Bản cũng đã ban hành
nhiều quy định về quản lý cây gỗ bền vững từ thế kỷ XVI [FAO, 2012].
Đến thế kỷ XVII, khi rừng bắt đầu trở nên khan hiếm ở một số khu vực đông
dân cư như Pháp và Đức, con người bắt đầu nhận thấy không phải chỉ bảo tồn rừng,
mà cần phải có các chiến lược để phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Vì vậy,
6



khoa học lâm nghiệp và khoa học quản lý rừng được ra đời [Nguyễn Ngọc Lung và
Ngô Đình Thọ, 2011; FAO, 2012].
Chính sự hình thành, phát triển của các ngành khoa học lâm nghiệp và quản lý
rừng đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các chính sách, luật pháp, thiết chế và các
kỹ thuật hiện đại trong khai thác và quản lý rừng. Bên cạnh đó, các cơ quan lâm
nghiệp cũng được thiết lập để gia tăng quyền kiểm soát của nhà nước đối với rừng.
Đặc biệt vào những năm sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, các nước thuộc địa mới
giành được độc lập đã quá chú trọng đến phát triển kinh tế-xã hội, và rừng được
xem như là một nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho sự phát triển của các quốc
gia. Vì vậy, việc quốc hữu hóa tài nguyên rừng được phần lớn các nước trên trên thế
giới quan tâm và ban hành nhiều chính sách để kiểm soát rừng [FAO, 2012].
Tuy nhiên, sau gần một thế kỷ rừng được nhà nước quản lý theo phương thức
tập trung, đến những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sự thất bại của
nhà nước trong quản lý rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của hàng
triệu người dân sống dựa vào rừng. Sự thất bại của các nhà nước trong quản lý rừng
đã được James C. Scott phản ánh trong tác phẩm nổi tiếng “Seeing Like a State”
xuất bản năm 1998. Thông qua phân tích các trường hợp về chủ nghĩa xã hội nông
thôn ở Tanzania, quá trình tập thể hóa ở Liên bang Nga, quy hoạch đô thị ở Brazil,
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Quốc và quá trình hiện đại hóa nông
nghiệp ở các nước vùng nhiệt đới…, tác giả đã khẳng định rằng, mặc dù có sự khác
biệt giữa các quốc gia, nhưng tất cả đều đi đến một kết cục như nhau – đó là sự thất
bại nặng nề của nhà nước hiện đại trong việc duy trì trật tự, kiểm soát và quản lý tài
nguyên để rồi sau đó tạo ra hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng cho người dân.
Đó là hệ quả của quá trình hiện đại hóa, là kết quả của sự quá đề cao vai trò của tri
thức khoa học và công nghệ, trong khi đó bỏ qua khía cạnh quan trọng nhất là cộng
đồng người dân bản địa [Scott, 1998].
Trước thực trạng đó, người ta đã hoài nghi và đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò
của nhà nước trong quản lý rừng. Nhân loại đã nhận thức được rằng, các giải pháp


7


“từ trên xuống” (top-down) trong quản lý rừng của nhà nước đã không phát huy
hiệu quả. Vì vậy, tại Đại hội về Lâm nghiệp Thế giới được tổ chức ở Inđônêxia năm
1978, các đại biểu đã thống nhất và đưa ra tuyên bố về “quản lý rừng vì sự phát
triển của cộng đồng”, “rừng vì con người”. Tuyên bố này đã làm thay đổi cách nhìn
nhận về vai trò của rừng đối với người dân. Và cũng từ đó, dấy lên các phong trào
“lâm nghiệp cộng đồng”, “lâm nghiệp xã hội” và “quản lý rừng có sự tham gia”.
Với những quan điểm này, chính sách lâm nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế
giới đã có những thay đổi đáng kể: từ chương trình “rừng vì nhà nước” sang
chương trình “rừng vì người dân” [Hobley, 2007].
Song song cùng với đó, vào giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, nhiều nước ở
khu vực châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh cũng đã có những thay đổi trong cấu
trúc quản lý rừng. Phi tập trung hóa đã trở thành một định hướng quan trọng trong
quản lý rừng trên thế giới. Mặc dù vậy, sở hữu nhà nước về rừng vẫn chiếm ưu thế.
Hiện vẫn còn 86% diện tích rừng trên thế giới thuộc sở hữu công. Châu Á, châu
Phi, châu Âu là những khu vực có tỷ lệ rừng thuộc sở hữu công lớn nhất thế giới,
với tỷ lệ tương ứng là 98%, 95% và 90% [Helvetas, 2011]. Mặc dù sở hữu công
đang chiếm ưu thế, nhưng cấu trúc quản lý rừng ở mỗi khu vực là hoàn toàn khác
nhau.
Ở châu Âu, đất rừng chủ yếu thuộc 2 dạng sở hữu chính là sở hữu công và sở
hữu tư. Rừng thuộc sở hữu tư là những khu rừng do các cá nhân, hộ gia đình và tập
thể quản lý. Trong khi đó, đất rừng được xác định thuộc sở hữu công là những vùng
thuộc nhà nước quản lý, hoặc thuộc các cấp trung ương, tỉnh, huyện và xã quản lý.
Ở một số nước, có những khu vực không thuộc quyền sở hữu công cũng không
thuộc sở hữu tư, hay nói cách khác là chưa xác định được chủ sở hữu. Chẳng hạn
như ở Đức, hiện có khoảng 383.500 ha chưa xác định được chủ sở hữu, tạm thời
những khu vực này được gọi dưới các tên “Treuhand Wald”. Một số nước khác gọi

những vùng đất này là “sở hữu khác” như trường hợp của Hungary (với 2.240 ha)
và Slovakia (113.000 ha). Hiện vẫn còn một số nước như Liên bang Nga, Ucraina
và Belarus với 100% đất rừng thuộc sở hữu công [Schmithüsen and Hirsch, 2010].
8


Ở châu Phi, rừng thuộc sở hữu công chiếm đến 95% (với 330 triệu ha), phần
lớn là do chính quyền trung ương quản lý. Ở châu lục này, hình thức sở hữu tư nhân
rất hạn chế, ngoại trừ một số nơi sở hữu rừng tư nhân còn cao như Nam Phi (30%),
Zimbabwe (37%), nhưng ở hai quốc gia này cấu trúc quản lý rừng cũng đang có xu
hướng thay đổi. Ở châu Phi, diện tích rừng có sự tham gia của cộng đồng địa
phương chỉ chiếm 3% và hiện chỉ có 2% diện tích rừng là thuộc quyền quản lý của
cộng đồng - những diện tích này tập trung chủ yếu ở Ghana, Nam Phi, Zimbabwe
và Môzămbic [Romano and Reeb, 2006a].
Ở châu Á, hình thức sở hữu rừng lớn nhất là sở hữu nhà nước, đặc biệt là ở
Nam Á và Đông Nam Á, nơi có đến 67% rừng thuộc sở hữu nhà nước. Chính quyền
địa phương cũng đang sở hữu khoảng 12% diện tích rừng. Trong tổng số 365 triệu
ha rừng ở hai khu vực này, có đến 92% diện tích rừng thuộc sở hữu công, trong khi
chỉ có 1% rừng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng địa phương và người dân bản địa
[FAO, 2008].
Xu hướng phân quyền trong quản lý rừng đã được các nước trên thế giới quan
tâm và được định hướng trong các chính sách lâm nghiệp quốc gia. Mỗi nước tùy
theo đặc thù về điều kiện của mình để tiến hành xây dựng các chương trình lâm
nghiệp quốc gia phù hợp. Một số nước chú trọng đến sự tham gia của cộng đồng
vào trong quản lý rừng và có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho người nghèo như
trường hợp Việt Nam, Lào và Bangladesh [Alam, 2009]. Các chính sách lâm nghiệp
cũng đã thực hiện trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ
chức như trường hợp Việt Nam, Trung Quốc và Philippin [Yasmi et al., 2010]. Ấn
Độ hiện đang tích cực công nhận các cộng đồng thôn bản nhỏ như một đối tác trong
quản lý rừng ở các khu rừng đang bị suy thoái. Nhờ sự chuyển đổi này mà trong

khoảng thời gian từ 2000 đến 2010, diện tích rừng ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương đã tăng 14 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ,
Philippin và Việt Nam [Yasmi et al., 2010]. Các nước châu Phi cũng đang tìm cách
huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý các khu rừng phòng hộ hoặc
các khu vực bảo vệ động vật hoang dã [Poffenberger, 1999].
9


Bên cạnh đó, việc phân quyền trong quản lý rừng cũng được đánh giá là một
trong những giải pháp quan trọng nhằm hướng đến xóa đói giảm nghèo. Nhờ đó mà
một số nước đạt được những thành quả đáng kể không chỉ về tiêu chí môi trường
mà cả về các tiêu chí xã hội, điển hình như trường hợp của Bangladesh, Trung Quốc
và Việt Nam [Alam, 2009; Démurger et al., 2012].
Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong cấu trúc quản lý rừng trên phạm vi toàn
cầu, nhưng trong những thập niên vừa qua, thế giới vẫn chứng kiến sự xuống cấp
nghiêm trọng của tài nguyên rừng. Nghiên cứu của Helvetas [2011] cho thấy, trong
vòng 10 năm từ năm 2000-2010, mỗi năm có 13 triê ̣u ha rừng của thế giới biế n mấ t
do các hoạt động của con người và thiên nhiên . Thế giới hiện chỉ còn 4 tỷ ha rừng ,
chiế m khoảng 31% tổ ng diê ̣n tić h đấ t đai toàn cầ u , với diện tích rừng bình quân đầu
người trên thế giới đạt 0,6 ha [Helvetas, 2011].
Bên cạnh sự xuống cấp về tài nguyên rừng, các cuộc xung đột về kiểm soát tài
nguyên rừng cũng đang ngày càng gia tăng ở hầu hết các quốc gia, bất kể là nước
phát triển hay đang phát triển [Yasmi et al., 2010]. Một trong những vấn đề quan
trọng, gây tranh cãi nhiều nhất liên quan đến vấn đề xung đột trong quản lý rừng là
quyền hưởng dụng đất rừng. Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng, đảm bảo các
quyền hưởng dụng đất rừng là một trong những điều kiện then chốt để hướng tới
quản lý rừng bền vững và là cơ chế quan trọng nhất để kiểm soát và quản lý rừng ở
cấp địa phương [FAO, 2010]. Ngoài ra, đảm bảo các quyền hưởng dụng còn được
xem là nền tảng để đạt được sự công bằng xã hội, quyền con người và duy trì bản
sắc văn hóa cho người bản địa. Bên cạnh đó, đảm bảo các quyền hưởng dụng cũng

rất quan trọng để đạt được tăng trưởng kinh tế, bởi các quyền hưởng dụng sẽ đóng
vai trò quyết định ai được, ai mất trong sự cạnh tranh các hàng hóa kinh tế, các dịch
vụ môi trường do hệ sinh thái rừng cung cấp.
Pêru là một ví dụ điển hình cho thấy quyền hưởng dụng đất rừng không được
đảm bảo đã có tác động tiêu cực đến sinh kế của người nghèo. Pêru là nước lớn thứ tư
ở châu Mỹ Latinh và Caribê, là nước đứng vị trí thứ chín trên thế giới về diện tích đất

10


lâm nghiệp. Chính phủ Pêru cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của quyền
hưởng dụng rừng đối với vấn đề giảm nghèo. Tuy nhiên, việc lồng ghép các chính
sách của nhà nước về lâm nghiệp và giảm nghèo ở quốc gia này vẫn còn nhiều hạn
chế, vì vậy, quyền lợi và sinh kế của người nghèo luôn bấp bênh [Taylor, 2006b].
Tương tự, Vênêzuêla cũng là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, một trong
những nước đứng hàng đầu ở khu vực châu Mỹ Latinh về dầu lửa và khoáng sản.
Đa dạng sinh học của Vênêzuêla cũng được xếp vào một trong 20 nước hàng đầu
của thế giới. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng về tiếp cận đất đai ở Vênêzuêla
tương đối lớn, đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, gây
ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân [Taylor, 2006a].
Ở Trung Quốc, các nghiên cứu về hưởng dụng đất rừng cũng cho thấy các
quyền hưởng dụng đất không rõ ràng và không ổn định trong thập niên 80 đã dẫn
đến tình trạng rừng không được quản lý bền vững. Luật pháp Trung Quốc ở giai
đoạn này không phân biệt rõ khái niệm rừng và đất rừng, các quy định cũng không
xác định rõ ràng, dẫn đến xung đột về sự hưởng lợi, đặc biệt là rừng do hộ gia đình
quản lý. Bên cạnh đó, trách nhiệm của hình thức sở hữu tập thể cũng mập mờ, bởi
định nghĩa thế nào là tập thể cũng khác nhau ở các thời kỳ và ở các địa phương
[Romano and Reeb, 2006b].
Vấn đề hưởng dụng đất ở Nêpal cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm, do
các hình thức hưởng dụng rừng truyền thống của người dân Nêpal đang dần dần bị

biến mất và xuất hiện nhiều hình thức hưởng dụng rừng mới. Nêpal được đánh giá
là một quốc gia thành công trong xây dựng các thiết chế quản lý rừng dựa vào cộng
đồng. Tuy nhiên, các thiết chế quản lý rừng dựa vào cộng đồng hiện nay chưa đưa
ra một sự đóng góp cụ thể cho sinh kế của người nghèo, bởi những hạn chế trong
việc xác định các vấn đề liên quan đến khía cạnh kinh tế-xã hội và phân bổ tài
nguyên, chính vì vậy sinh kế của người nghèo hầu như không được cải thiện
[Bhattarai et al., 2009].

11


Trước đây, một số quan niệm cực đoan cho rằng người dân miền núi là những
người nghèo nàn lạc hậu, mê tín dị đoan, là những người chỉ biết phá rừng; họ còn
được gọi với cái tên là “những người ăn rừng” [Michon et al., 2000]. Điển hình như
các cộng đồng DTTS sống ở các vùng đồi núi của Inđônêxia, Thái Lan, Việt
Nam…, họ luôn bị chỉ trích là những người dốt nát, với phương thức canh tác lạc
hậu; cuộc sống của họ gắn liền với phá rừng làm nương rẫy; họ là tác nhân chính
gây nên tình trạng suy giảm rừng, dẫn đến suy thoái môi trường. Các quan điểm này
đã bị một số tác giả như Rambo [1995]; Li [1999] và Yos [2003] phê phán mạnh mẽ
trong các nghiên cứu của mình.
Bên cạnh đó, cuốn sách “Rừng và lũ: Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng
tỏ bằng thực tế” được CIFOR xuất bản năm 2005 cũng đã cung cấp những thông tin
rất lý thú về mối quan hệ giữa rừng và nước, đưa ra một cách nhìn mới, đúng đắn
hơn về vai trò của rừng và qua đó, đánh giá lại những tri thức hiện có về mối quan
hệ giữa hai nhân tố này. Những thông tin trong cuốn sách cũng đồng thời góp phần
xóa bỏ một số nhận thức sai lầm khá phổ biến hiện nay về vai trò của rừng trong
việc giảm thiểu lũ lụt. Từ việc nhìn nhận thực tế các trận lũ lịch sử ở châu Á trong
thời gian qua, nghiên cứu đã chỉ ra những thói quen thường mắc phải là đổ lỗi cho
người dân sống ở vùng cao đối với những trận lũ thảm khốc trên toàn bộ các lưu
vực sông, hoặc thổi phồng các tác động tiêu cực mà người dân miền núi gây ra đối

với môi trường. Những nhận thức sai lầm này đã đẩy cuộc sống của người dân miền
núi, vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, càng phải lún sâu hơn vào cảnh nghèo đói [FAO
và CIFOR, 2005].
Tương tự, một nhóm tác giả khác đã chỉ ra mối quan hệ đặc biệt giữa rừng và
người nghèo với câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu: “Tại sao rừng lại quan trọng
đối với hoạt động xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu?”. Thông qua phân
tích 7 trường hợp gồm Brazil, Honđuras, Malauy, Môzămbic, Uganđa, Inđônêxia và
Việt Nam, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng những khu vực có độ che phủ rừng cao cũng
là những nơi có tỷ lệ nghèo đói cao, nhưng lại có mật độ nghèo đói thấp. Những
phát hiện trên cho thấy, các chiến lược giảm nghèo của quốc gia hướng trọng tâm
12


vào đối tượng nào là điều cần phải cân nhắc, bởi bảo tồn rừng và xóa đói giảm
nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện song hành. Kết quả của nhóm
nghiên cứu đã gợi ra những hướng đi mới cho các nhà hoạch định chính sách trong
việc lựa chọn các chiến lược giảm nghèo và bảo vệ môi trường phù hợp [Sunderlin
et al., 2008].
Hiện nay, mối quan hệ giữa sinh kế bền vững cho người dân và sự suy thoái
tài nguyên rừng cũng là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học. Các tài liệu cho thấy, mối quan hệ giữa 2 vấn đề này đang trong vòng
xoắn ốc đi xuống (downward spiral): sinh kế không bền vững là nguyên nhân của
mất rừng, và mất rừng làm gia tăng tình trạng đói nghèo, đe dọa đến sinh kế của
người dân. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề đói nghèo, đem lại sinh kế bền vững
cho người dân vùng núi, thì đảm bảo các quyền hưởng dụng đất rừng là một trong
những vấn đề then chốt nhất.
Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, ở bất cứ nơi đâu, ở
bất kỳ thời đại nào, rừng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của nhân
loại. Tuy nhiên, cách nhìn nhận của con người đối với rừng không phải là bất di bất
dịch, mà nó thay đổi qua mỗi thời kỳ cùng với những cách thức quản lý khác nhau.

Trước đây, người ta thường nhìn rừng dưới lăng kính kinh tế, vì vậy các chính sách
đưa ra chủ yếu với mục tiêu khai thác các lợi ích từ rừng mang lại mà không tính
đến các tác động của nó đối với các khía cạnh khác. Trong những thập niên vừa
qua, khi loài người đã chứng kiến sự suy thoái nghiêm trọng của tài nguyên rừng
trên phạm vi toàn cầu, cùng với những tác động của nó mang lại cho sự sống của
nhân loại, phương cách quản lý rừng của hầu hết các nước trên thế giới đã có nhiều
thay đổi theo hướng bền vững hơn, quan tâm đến quyền lợi của người dân sống gần
rừng hơn. Tuy nhiên, sự hưởng lợi của người nghèo vẫn luôn bị hạn chế. Mối quan
hệ giữa rừng và sinh kế của người nghèo vẫn còn nhiều vấn đề cần tranh luận.
Tiếp theo sẽ là phần tổng quan nghiên cứu về chính sách quản lý rừng nói chung
và GĐGR nói riêng ở Việt Nam qua các thời kỳ, đồng thời rút ra những mặt được và
những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện chính sách này ở Việt Nam.
13


1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc về quản lý rừng và GĐGR
1.2.1. Các nghiên cứu về quản lý rừng và GĐGR ở Việt Nam nói chung
Rừng phát triển hay suy thoái đều liên quan chặt chẽ với các thiết chế xã hội
và phương thức quản lý rừng. Vấn đề quản lý đất, rừng luôn là đề tài nóng bỏng,
gắn liền với thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, việc quản lý rừng và
các chính sách quản lý rừng có những nét đặc thù riêng do liên quan đến quyền sở
hữu. Khái niệm sở hữu đất và rừng ở Việt Nam khác so với nhiều nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, điều này được quy định rõ trong
Hiến pháp Việt Nam và Luật Đất đai (các năm 1993, 2003, 2013). Luật Đất đai Việt
Nam khẳng định “toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả đất lâm nghiệp, đều
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý” [Quốc hội, 1993, 2003,
2013].
Về sở hữu rừng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng (năm 2004), Luật Dân sự (năm
2005) của Việt Nam đều khẳng định, “rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn của Nhà
nước là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước” [Quốc hội, 2004, 2005]. Với tư cách chủ sở

hữu rừng, Nhà nước quyết định mục đích sử dụng rừng và trao quyền sử dụng rừng
cho các đối tượng, thông qua hình thức giao rừng cho người sử dụng rừng. Mặc dù
vậy, các hình thức quản lý rừng khác nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau:
Trước năm 1954: Ở Việt Nam, rừng và đất rừng thuộc sở hữu tư nhân và cộng
đồng thôn bản. Quản lý rừng chủ yếu dựa trên các hương ước và luật tục truyền
thống của cộng đồng. Ở các khu vực miền núi, rừng do cộng đồng quản lý là hình
thức quản lý cơ bản và phổ biến [CRD, 2005].
Từ 1954-1975: Sau khi giành được độc lập vào năm 1954, ở miền Bắc, Nhà
nước khẳng định quyền sở hữu về rừng. Nhà nước quy định đất đai và tài nguyên
nằm trong lãnh thổ của Việt Nam là tài sản của Nhà nước thuộc quyền sở hữu của
toàn dân. Điều này được quy định trong Hiến pháp 1959: “Các hầm mỏ, sông ngòi
và những rừng cây, đất hoang, tài nguyên khác mà pháp luật quy định là của Nhà
nước, đều thuộc quyền sở hữu của toàn dân”. Tất cả các phần đất được xác định là
14


đất lâm nghiệp được Nhà nước quốc hữu hóa. Bộ Lâm nghiệp được thành lập để
quản lý và khai thác toàn bộ rừng và đất rừng nằm trong biên giới quốc gia. Rừng
và đất rừng được Nhà nước khảo sát, lập bản đồ và sau đó phân thành nhiều loại
khác nhau để phục vụ cho mục đích “sử dụng và khai thác khoa học”. Bên cạnh đó,
các loại cây gỗ cũng được nghiên cứu, khảo sát và phân loại theo “phạm trù khoa
học” tùy theo giá trị tự nhiên và sử dụng của chúng, để phục vụ cho mục đích quản
lý, bảo vệ và khai thác của Nhà nước [Hoàng Cầm, 2008]. Lúc này, rừng được Nhà
nước giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương quản lý thông
qua các hợp tác xã. Ở miền Bắc, Nhà nước thực hiện chính sách cải cách ruộng đất
và phát triển lâm nghiệp quốc doanh, hợp tác xã nông - lâm nghiệp. Tuy nhiên, vào
thời kỳ này, Nhà nước vẫn tôn trọng cộng đồng vùng miền núi quản lý rừng theo
phong tục truyền thống. Ở miền Nam, rừng chủ yếu vẫn do cộng đồng quản lý
[Hoàng Cầm, 2008; Phan Đình Nhã, 2012b].
Từ 1976-1985: Sau khi đất nước thống nhất, tại kỳ họp Quốc hội khóa VI, đã

thông qua nghị quyết về tổ chức bộ máy của Hội đồng Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam, trong đó có Bộ Lâm nghiệp, được nâng cấp từ Tổng cục Lâm nghiệp.
Thời kỳ này, Nhà nước thực thi chính sách quản lý kinh tế tập trung và kế hoạch
hóa cao độ lâm nghiệp quốc doanh và tập thể. Tuy nhiên, một số nơi ở vùng miền
núi, vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự công nhận, nhưng mức độ tự quản
dần bị mai một và lỏng lẻo [Phan Đình Nhã, 2012b]. Vào thời kỳ này, dân số bắt
đầu tăng nhanh, mặt khác quản lý Nhà nước trong thời kỳ bao cấp đã dần bộc lộ
những nhược điểm trong quản lý tài nguyên, nhất là tài nguyên rừng, dẫn đến sự
xung đột về quyền sử dụng rừng giữa lâm trường, hợp tác xã với nông dân. Do đời
sống ngày càng khó khăn, cộng với sự sa sút của nền kinh tế trong thời kỳ bao cấp,
người dân phá rừng cho mục tiêu sinh tồn, dẫn đến tài nguyên rừng bị suy giảm
nghiêm trọng, độ che phủ rừng giảm nhiều so với thời kỳ trước 1954 [CRD, 2005].
Từ 1986-1992: Đây là thời kỳ đen tối nhất của lâm nghiệp Việt Nam, độ che
phủ rừng chỉ còn 27,8%, vì vậy, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên
quan đến ngành lâm nghiệp nhằm hạn chế sự suy thoái rừng, điển hình là Luật Đất
15


×