Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Hóa thạch Hai mảnh vỏ Devon sớm vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La và ý nghĩa địa tầng của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.53 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

------------------

NGUYỄN BÁ HÙNG

HÓA THẠCH HAI MẢNH VỎ DEVON SỚM VÙNG TÔ MÚA,
HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA VÀ Ý NGHĨA
ĐỊA TẦNG CỦA CHÚNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

-----------------

NGUYỄN BÁ HÙNG

HÓA THẠCH HAI MẢNH VỎ DEVON SỚM VÙNG TÔ MÚA,
HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA VÀ Ý NGHĨA
ĐỊA TẦNG CỦA CHÚNG

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 8440201.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. TSKH. Tống Duy Thanh

TS. Nguyễn Thùy Dương

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này tác giả đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn,
chỉ bảo, giúp đỡ và động viên của giáo viên hướng dẫn, các chuyên gia trong ngành cổ
sinh và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- TS. Nguyễn Thùy Dương (khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội) người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn này.
- TS. Nguyễn Hữu Hùng (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) và TS. Đặng Trần
Huyên (Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam) đã hướng dẫn, truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu và chỉ bảo tác giả nghiên cứu hóa thạch Hai mảnh vỏ.
- ThS. Doãn Đinh Hùng chủ nhiệm Dự án thành phần “Xây dựng Bộ sưu tập
mẫu Cổ sinh Việt Nam” mã số BSTMV.28/15-18 (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) đã
tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học, cho tác giả tham gia khảo sát thực địa, thu
thập mẫu và cho phép tác giả sử dụng Bộ mẫu của Dự án cho luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết mình song chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý
thầy cô và các bạn.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU.......................................7
1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................7
1.2. Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu.........................................................8
1.2.1. Địa tầng.....................................................................................9
1.2.2. Magma....................................................................................19
1.3. Địa tầng chứa hóa thạch Hai mảnh vỏ ở đèo Bó Mồng..........................20
1.3.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất mặt cắt đèo Bó Mồng.................20
1.3.2. Địa tầng chứa hóa thạch Hai mảnh vỏ....................................20
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............22
2.1. Cơ sở tài liệu..........................................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu hóa thạch Hai mảnh vỏ..................................22
2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu ngoài thực địa..............................22
2.2.2. Phương pháp gia công mẫu và chụp ảnh.................................25
2.2.3. Phương pháp mô tả và định loại..............................................27
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu địa tầng...........................................28
2.2.5. Phương pháp cổ sinh thái........................................................28
2.3. Đặc điểm hình thái chung hóa thạch Hai mảnh vỏ.................................29
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM HÓA THẠCH HAI MẢNH VỎ DEVON SỚM
VÙNG TÔ MÚA VÀ Ý NGHĨA ĐỊA TẦNG CỦA CHÚNG..............................36
3.1. Mô tả cổ sinh.........................................................................................36
3.2. Ý nghĩa địa tầng của hóa thạch Hai mảnh vỏ Devon sớm vùng Tô Múa,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.............................................................................62
3.3. Sự phong phú và đa dạng của Hai mảnh vỏ Devon sớm vùng Tô Múa,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.............................................................................68
3.4. Điều kiện môi trường sống của Hai mảnh vỏ Devon sớm vùng Tô Múa,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.............................................................................70
3.4.1. Dạng sống ở đáy – chui rúc (infaunal bivalves)......................70
3.4.2. Dạng sống bán đáy – chui rúc, bò hoặc bám trên mặt đáy

(semi-infaunal)............................................................................................72
3.4.3. Dạng sống trên mặt đáy – dạng bò hoặc bám trên mặt
(epifaunal)...................................................................................................72
3.5. Mối quan hệ giữa Hai mảnh vỏ và môi trường trầm tích.......................73
KẾT LUẬN..................................................................................................75

1


2


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu; A, vị trí địa lý của vùng nghiên cứu
trong khu vực Tây Bắc Việt Nam; B, vị trí vùng nghiên cứu ở tỉnh Sơn La; C, các
điểm lộ (ngôi sao đen – CS800, CS801, CS802 và CS135) của hệ tầng Bản Nguồn
tại đèo Bó Mồng, vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La...................................7
Hình 1.2. Bản đồ địa chất vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La..........16
Hình 1.3. Mặt cắt địa chất đèo Bó Mồng, xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La..................................................................................................................... 21
Hình 2.1. A. Đá phiến sét đen lộ ra tại đèo Bó Mồng, xã Tô Múa, huyện Vân
Hồ, tỉnh Sơn La; B. Hóa thạch Pseudosanguinolites douvillei Patte trong đá phiến
sét............................................................................................................................ 22
Hình 2.2. Bộ búa (A), đục (B) mẫu cổ sinh ngoài thực địa mác Estwing,
USA......................................................................................................................... 23
Hình 2.3. A. Địa bàn địa chất; B. Máy định vị toàn cầu (GPS).....................23
Hình 2.4. A. Giấy mềm; B. Báo; C. Bút xóa; D. Bút viết mẫu; E, F. Mẫu hóa
thạch sau khi viết số hiệu mẫu Bút dạ mầu không xóa được...................................24
Hình 2.5. A, C. Hệ thống máy gia công bằng khí nén (Airscriber); B. Máy
thổi bột (Sandblater); D. Tool để gia công của máy Airscriber................................25

Hình 2.6. A. Máy ảnh Cannon 5Dmark III; B. Ống kính macro 100mm; C.
Dây magiê; D. Mẫu sau khi phủ magiê....................................................................26
Hình 2.7. Thước kẹp cơ hãng Mitutoyo, Nhật Bản dùng để đo mẫu.............27
Hình 2.8. Hình thái chung của Hai mảnh vỏ (Jain S., 2017).........................30
Hình 2.9. Một số hình dạng ở Hai mảnh vỏ (Jain S., 2017)..........................32
Hình 2.10. Các kiểu tô điểm mặt vỏ của Hai mảnh vỏ (Jain S., 2017)..........33
Hình 2.11. Các kiểu răng của Hai mảnh vỏ (Jain S., 2017)..........................34
Hình 3.1. Nuculoidea sp. (Mẫu CS135Bi77)................................................37
Hình 3.2. Nuculoidea cf. N. yongfuensis (mẫu CS135Bi72).........................39
Hình 3.3. Nuculites sp. (mẫu CS135Bi86)....................................................40
Hình 3.4. Schizodus aff. S. appressus (Conrad) (mẫu CS135Bi126)............42
Hình 3.5. Mặt ngoài mảnh phải Paracyclas rugosa (Goldfuss) (mẫu
CS135Bi54).............................................................................................................44
Hình 3.6. Mặt ngoài mảnh trái Paracyclas sp. (mẫu CS135Bi43)................45
Hình 3.7. Mảnh phải Pseudosanguinolites douvillei Patte (mẫu CS135Bi148)
................................................................................................................................. 47

3


Hình 3.8. Mặt ngoài mảnh trái Beichuania guangcaoziensis (mẫu
CS135Bi89).............................................................................................................49
Hình 3.9. Mặt ngoài mảnh phải Beichuania bomongensis (mẫu CS135Bi90)
................................................................................................................................. 51
Hình 3.10. Mặt ngoài mảnh trái Beichuania sonlaensis (Mẫu CS135Bi99). 54
Hình 3.11. Mảnh trái Sphenotus vanlinhensis (Mẫu CS135Bi136)...............56
Hình 3.12. Mặt ngoài mảnh phải Sanguinolites nagaolingensis (Mẫu
CS135Bi140)...........................................................................................................57
Hình 3.13. Mytilarca cf. M. chemungensis (Conrad) (Mẫu CS135Bi142)....58
Hình 3.14. Mặt ngoài mảnh trái Myalina sp. (Mẫu CS135Bi124)................60

Hình 3.15. Mặt ngoài mảnh trái Limoptera? cf. macroptera (Conrad) (Mẫu
CS135Bi57).............................................................................................................62
Hình 3.16. A. Vết lộ CS135 của hệ tầng Bản Nguồn tại đèo Bó Mồng, xã Tô
Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; B. Hóa thạch Euryspirifer cf. tonkinensis
(Mansuy) trong đá phiến sét đen.............................................................................63
Hình 3.17. Sơ đồ phân bố địa tầng của một số loài Hai mảnh vỏ trong đá
phiến sét đen ở mặt cắt đèo Bó Mồng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La........................65
Hình 3.18. A. Vết lộ đá vôi hệ tầng Bản Páp; B. Hóa thạch Tay cuộn và Lỗ
tầng của hệ tầng Bản Páp lộ ra tại mỏ khai thác đá vôi ở Bản Khảm, xã Tô Múa,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.....................................................................................66
Hình 3.19. Cột địa tầng và các mức chứa hóa thạch trong các trầm tích ở đèo
Bó Mồng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La....................................................................66
Hình 3.20. Cột địa tầng của hệ tầng Bản Nguồn ở đèo Bó Mồng, xã Tô Múa,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.....................................................................................67
Hình 3.21. Biểu đồ so sánh thành phần giống loài của một số nghiên cứu hóa
thạch Hai mảnh vỏ Devon ở Việt Nam....................................................................68
Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện thành phần giống của hóa thạch Hai mảnh vỏ
vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La..............................................................69
Hình 3.23. Mô hình tái dựng lại điều kiện sống của Hai mảnh vỏ hệ tầng Bản
Nguồn vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: 1. Nuculoidea; 2. Nuculites; 3.
Schizodus; 4. Paracyclas; 5. Pseudosanguinolites; 6. Beichuania; 7. Sanguinolites;
8. Sphenotus; 9. Mytilarca; 10. Limoptera; 11. Myalina (Trên cơ sở của Johnston
(1985))..................................................................................................................... 71
Hình 3.24. A. Điểm lộ (CS135) đá phiến sét đen chứa hóa thạch Hai mảnh
vỏ; B. Tập hợp hóa thạch Hai mảnh vỏ gồm Mytilarca, Pseudosanguinolites,
Limoptera trong khối đá phiến sét đen....................................................................73

4



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần giống, loài của các mẫu hóa thạch Hai mảnh vỏ vùng
Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.......................................................................36
Bảng 3.1. Kích thước của Nuculoidea sp......................................................38
Bảng 3.1. Kích thước của Nuculoidea cf. N. yongfuensis Pojeta & Zhang,
1986......................................................................................................................... 39
Bảng 3.1. Kích thước của Nuculites sp.........................................................41
Bảng 3.1. Kích thước của Schizodus aff. S. appressus (Conrad), 1842.........42
Bảng 3.1. Kích thước của Paracyclas rugosa (Goldfuss).............................44
Bảng 3.1. Kích thước của Paracyclas sp......................................................45
Bảng 3.1. Kích thước của Pseudosanguinolites douvillei Patte, 1927..........47
Bảng 3.1. Kích thước của Beichuania guancaoziensis.................................50
Bảng 3.2. Kích thước của Beichuania bomongensis.....................................51
Bảng 3.1. Kích thước của Beichuania sonlaensis.........................................53
Bảng 3.1. Kích thước của Sphenotus vanlinhensis Mansuy, 1916................56
Bảng 3.1. Kích thước của Mytilarca cf. M. chemungensis (Conrad), 1842...59

5


MỞ ĐẦU
Hai mảnh vỏ (Bivalvia) là thuật ngữ được Linnaeus (1758) đề xuất cho
những động vật có hai mảnh sống trong môi trường thủy sinh. Trước đây, chúng còn
có tên gọi là Chân rìu (Pelecypoda) hay Lamellibranchia có ý nghĩa mang giống
như mang lá. Chúng thuộc một lớp của ngành Động vật thân mềm (Mollusca), xuất
hiện từ Cambri sớm và thành công trên con đường phát triển và duy trì nòi giống ở
hầu hết các kỷ địa chất từ sau Cambri đến ngày nay trong các môi trường biển, từ
gần bờ tới xa bờ, trong các vĩ độ khác nhau của Trái đất, từ xích đạo đến các vùng
cực bắc và nam bán cầu. Chúng cũng thành công và phát triển rực rỡ trong các hồ,
ao, sông, ngòi nước ngọt trên lục địa. Cho đến nay, đã ghi nhận có khoảng 9200 loài

thuộc 1260 giống và 106 họ xuất hiện trên Trái đất (Huber, 2010). Hóa thạch Động
vật Hai mảnh vỏ được tìm thấy trong hầu hết các khoảng địa tầng, phân bố cả trong
môi trường biển, nước lợ và nước ngọt. Hóa thạch Hai mảnh vỏ là bằng chứng quan
trọng cho công tác định tuổi địa chất, xác định cổ môi trường, cổ sinh thái và đa
dạng sinh học địa chất (geobiodiversity).
Trong kỷ Devon, động vật Hai mảnh vỏ phát triển rất mạnh mẽ và phân bố
rộng khắp trên thế giới; tuy nhiên các nghiên cứu về hóa thạch này trước thế kỷ 19
chủ yếu do các nhà địa chất – cổ sinh của Mỹ như Hall (1862, 1884, 1885), Harris
(1899), Henry (1889), Miller (1889) và Beushausen (1895) tiến hành. Sang thế kỷ
20 hóa thạch Hai mảnh vỏ kỷ Devon nhận được nhiều quan tâm nghiên cứu cả ở
Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á; có thể kể đến các công trình nghiên cứu của Clark
(1913), William và Breger (1916), Conrad (1941, 1942), Bailey (1978, 1983, 1986,
1986a, 2011), Pojeta & Zhang (1986), Barron (1981), Boyd & Newell (1968),
Newell & Boyd (1975), Bradshaw (1991), Cox (1951, 1961), Doumani (1965),
Moore (1969), Fang (1997) và McAlester (1962, 1963, 1968). Sang thế kỷ 21, các
nghiên cứu hóa thạch Hai mảnh vỏ kỷ Devon có các công trình nghiên cứu của Kriz
(2000, 2001, 2004, 2007, 2009), McRobert & Newell (2001, 2005), Farjat (2005),
Amler (2010) và Andera (2015). Cho đến nay, có khoảng 200 giống hóa thạch Hai
mảnh vỏ trong địa tầng Devon đã được phát hiện và mô tả.
Hóa thạch Hai mảnh vỏ trên lãnh thổ Việt Nam đã được phát hiện trong các
trầm tích từ kỷ Cambri đến kỷ Đệ tứ, chúng đặc biệt phong phú trong các kỷ Devon,
Trias, Jura, Paleogen và Neogen. Trước năm 1945, các nghiên cứu về địa chất và cổ
sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế, nghiên cứu về nhóm hóa thạch Hai mảnh vỏ kỷ

6


Devon ở Việt Nam chỉ được đề cập đến trong một số công trình của các nhà địa chất
Pháp như Mansuy (1908, 1912, 1915, 1919) và Dussalt (1929). Sau năm 1945, công
tác đo vẽ Bản đồ địa chất và Khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 và 1: 50.000 các nghiên

cứu về địa chất được tiến hành, các công trình nghiên cứu về cổ sinh cũng nhiều
hơn. Trong đó, nhóm hóa thạch Hai mảnh vỏ kỷ Devon được nghiên cứu bởi
Kulikova (in Dương Xuân Hảo, 1968), Đặng Trần Huyên (in Dương Xuân Hảo,
1980), Đặng Trần Huyên (in Vũ Khúc, 1991), Đặng Trần Huyên (in Vũ Khúc,
2012). Khoảng 30 loài của 15 giống trong các địa tầng Devon ở Việt Nam đã được
mô tả.
Gần đây, một số lượng lớn mẫu hóa thạch Hai mảnh vỏ đã được Bảo tàng
Thiên nhiên Việt nam sưu tập và lưu giữ, tuy nhiên chúng chưa được định loại do
thiếu chuyên gia nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu “Hóa thạch Hai mảnh vỏ Devon
sớm vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn la và ý nghĩa địa tầng của chúng” được
lựa chọn là hết sức cần thiết để học viên bước đầu nắm được phương pháp nghiên
cứu hóa thạch Hai mảnh vỏ, làm cơ sở cho công tác nghiên cứu hóa thạch Hai mảnh
vỏ ở các địa tầng khác trên lãnh thổ Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo, đồng
thời đáp ứng nhiệm vụ trước mắt của dự án thành phần “Xây dựng Bộ sưu tập mẫu
Cổ sinh Việt Nam” mã số BSTMV.28/15-18 thuộc dự án “Xây dựng Bộ sưu tập
mẫu vật Quốc gia về Thiên nhiên Việt Nam” của Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam do Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đảm nhiệm.
Luận án được xây dựng trên cơ sở hóa thạch Hai mảnh vỏ được sưu tập tại
mặt cắt đèo Bó Mồng, xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Trong đó tác giả là
thành viên tham gia trong quá trình sưu tập mẫu và đo vẽ mặt cắt địa chất. Việc luận
tuổi cho phức hệ hóa thạch Hai mảnh vỏ tác giả so sánh với các phức hệ Hai mảnh
vỏ Devon sớm ở Tứ Xuyên và Quảng Tây, nam Trung Quốc. Tác giả cũng tham
khảo các kết quả nghiên cứu hóa thạch Tay cuộn, Bọ ba thùy, San hô vách đáy đi
cùng trong các lớp chứa hóa thạch Hai mảnh vỏ ở đèo Bó Mồng do TS. Nguyễn
Hữu Hùng (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) phân tích. Để nhìn nhận một cách tổng
thể cấu trúc địa chất cũng như trật tự địa tầng của vùng nghiên cứu, tác giả tham
khảo các tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản do Nguyễn
Xuân Bao (1978) chủ biên và được chỉnh lý năm 2005.

7



CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu thuộc xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, phía bắc
Việt Nam (Hình 1.1). Xã Tô Múa nằm ở phía bắc huyện Vân Hồ, phía đông giáp xã
Mường Tè, phía tây giáp xã Hua Păng (Mộc Châu), phía nam giáp xã Chiềng Khoa,
phía bắc giáp xã Suối Bàng, Song Khủa. Đây là vùng núi cao có độ cao trung bình
khoảng 800 m - 1000 m so với mặt nước biển, địa hình bị chia cắt mạnh và thay đổi
rõ rệt theo chiều từ tây nam lên đông bắc. Nằm ở bờ phải phía hạ lưu Sông Đà, các
dãy núi có độ cao trung bình từ 500-800m. Mạng sông suối khá dày đặc, sông lớn
nhất trong vùng là Sông Đà và các sông suối nhánh của nó như suối Bàng, suối Sơ
Vin, suối Nhúng, suối Ngùi, suối Khủa, suối Ngậm, suối Kế, suối Chum.

Hình .1.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu; A, vị trí địa lý của vùng nghiên cứu trong
khu vực Tây Bắc Việt Nam; B, vị trí vùng nghiên cứu ở tỉnh Sơn La; C, các điểm lộ
(ngôi sao đen – CS801, CS802, CS135, CS796 và CS736) của hệ tầng Bản Nguồn
tại đèo Bó Mồng, vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

8


Vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi của hai á miền khí hậu tây bắc và
đông bắc. Á miền khí hậu tây bắc thuộc phần cực tây nam của tờ bản đồ, ít chịu
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, nhưng chịu ảnh hưởng lớn của gió tây nam, ít
mưa. Á miền khí hậu đông bắc chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa đông bắc, giá lạnh,
mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam, mưa nhiều, thực vật phát triển
phong phú, có nhiều loại gỗ quý và tre nứa.
Giao thông đường thuỷ có Sông Đà. Đường bộ có đường ô tô 101 nối liền
các xã, thôn, bản là tuyến đường giao thông huyết mạch trong vùng. Ngoài ra, còn

có hệ thống đường lâm nghiệp, đường dân sinh nối liền giữa các bản làng trong
vùng (Hình 1.1).
Dân cư phân bố không đều, có 4 dân tộc sinh sống gồm Thái, Kinh, Dao và
Mường. Tình hình kinh tế xã hội còn thấp. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.
1.2. Đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu nằm trong tờ Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ
1:200.000 tờ Vạn Yên. Địa chất tờ Vạn Yên đã được nghiên cứu từ lâu. Đầu tiên là
những công trình nghiên cứu địa chất của các nhà địa chất Pháp: Lantenois (1906-1907),
Deprat (1913, 1914, 1915), Dussault (1921), Jacop (1922, 1925) đến năm 1929 Dussault
thành lập tờ bản đồ địa chất Vạn Yên tỷ lệ 1:100.000.
Sau này Đovjikov (1965) thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ
1:500.000 là một công trình nghiên cứu địa chất đầu tiên của Việt Nam được tiến
hành có hệ thống và đồng bộ nhiều phương pháp. Nguyễn Xuân Bao và nnk.,
(1969) hoàn thành Bản đồ địa chất tờ Vạn Yên tỷ lệ 1:200.000. Từ năm 1979 trở lại
đây, trên diện tích tờ Vạn Yên đã có nhiều công trình đo vẽ lập bản đồ địa chất và
điều tra khoáng sản được hoàn thành như Bản đồ địa chất nhóm tờ Vạn Yên- Hoà
Bình-Suối Rút tỷ lệ 1:50.000 của Nguyễn Công Lượng và nnk., (1992, 1995), các
công trình nghiên cứu chuyên đề của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Nhìn chung, vùng nghiên cứu nằm trong một vùng tổng thể có đặc điểm địa
chất phức tạp xuất hiện của các đá từ Cambri đến Đệ tứ, chiếm khối lượng chủ yếu

9


là các đá tuổi Devon và ít hơn là các đá của địa tầng Cambri và Trias (.1.2.1.Hình .
1.1.).
.1.2.1. Địa tầng
GIỚI PALEOZOI
HỆ CAMBRI – HỆ ORDOVIC

 Hệ tầng Bến Khế (ε-O1 bk)
Mặt cắt chuẩn (Holostratotyp): mặt cắt Bản Chanh - Bản Khủa (dọc theo bờ
sông Đà, đông nam làng Bến Khế 1 km, Mộc Châu, Sơn La. Hệ tầng gọi theo tên
làng Bến Khế (ven hạ lưu sông Đà, Mộc Châu, Sơn La) nơi lộ tốt các thành tạo hệ
tầng (Dovjikov A.E. và nnk. 1965).
Hệ tầng Bến Khế gồm trầm tích lục nguyên xen kẹp trầm tích lục nguyên carbonat. Chúng khác biệt rõ với các đá hoa dolomit thuộc hệ tầng Đá Đinh (NP 3
dd) nằm không chỉnh hợp dưới và các đá vôi dolomit sáng màu dạng khối thuộc hệ
tầng Sinh Vinh (O3-S sv) nằm không chỉnh hợp trên nó.
Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng Bến Khế lộ trên một diện nhỏ, phân bố chủ
yếu ở phía đông bắc. Tại mặt cắt chuẩn Bản Chanh - Bản Khua, có trật tự địa tầng
từ dưới lên như sau:
1. Cuội, sạn kết thạch anh và cát kết hạt thô phân lớp dày. Dày 140 m.
2. Dá phiến sét chứa vôi, phân dải, kẹp bột kết. Dày 150 m.
3. Đá vôi chíra nhiều tạp chất, xám sáng. Dày 150 m.
4. Quarzit hạt nhỏ, bột kết,và trên cùng là đá phiến sét bột kết. Dày 700 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Hệ tầng nằm bất chỉnh hợp trên đá hoa dolomit
của hệ tầng Đá Đinh (NP3 dd) và không chỉnh hợp dưới hệ tầng Sinh Vinh (O-S sv).
Tuổi Ordovic của hệ tầng được Trần Hữu Dần (1997) xác định dựa trên các di tích
tảo Manchuriophycus sp. trong đá phiến thạch anh - sericit thuộc phần cao mặt
cắt Nậm Cáy - đèo Sin Hồ và tuổi Cambri đến Ordovic được Nguyễn Văn Hoành
(2001) xác định dựa trên tảo ẩn nguồn Orygmatosphaeridium sp., Tremato sp.,
Haeridium sp..
HỆ ORDOVIC, THỐNG THƯỢNG – HỆ SILUR

10


 Hệ tầng Sinh Vinh (O-S sv)
Mặt Cắt chuẩn (Holostratotyp): dọc bờ phải sông Đà, đoạn từ cửa suối
Sinh Vinh đến cửa suối Nậm Tơn. Tên hệ tầng đặt theo suối Sinh Vinh, nơi bắt đầu

lộ mặt cắt chuẩn của hệ tầng (Dovjikov A.E. và nnk. 1965).
Đặc trưng của hệ tầng Sinh Vinh là đá vôi chiếm vai trò chủ yếu, trong đó
phần ưu trội là đá vôi dolomit xám sáng phân lớp dày. Hệ tầng này dễ phân biệt với
trầm tích lục nguyên của hệ tầng Bến Khế ( ε-O bk) nằm dưới và đá phiến sét vôi
sẫm màu phân lớp mỏng của hệ tầng Bó Hiềng (S2 bh) nằm trên.
Hệ tầng lộ thành một dải hẹp theo hướng tây bắc – đông nam ở phía tây bắc
vùng nghiên cứu, dọc theo sông Đà. Ở mặt cắt chuẩn đoạn cửa suối Sinh Vinh, hệ
tầng gồm ba phần rõ nét với bề dày khoảng 800m.
1. Phần dưới: cuội kết cơ sở. Dày 40 m.
2. Phần giữa: cát kết vôi, bột kết vôi, đá vôi dolomit, đá vôi cát, đá vôi sét,
chứa san hô Reuschia sp., Plasmoporella kiaeri, Favositella alveolata. Dày khoảng
400m.
3. Phần trên: đá vôi dolomit, xám sáng, phân lớp dày, kẹp đá phiến sét vôi;
chứa san hô Favosites sp., F. aff. forsbesi, F. ex gr. gothlandica, F. cf. hisinger, F.
cf. coreaniformis. Mesofavosites sp., Squameofavosites sp. Parastriatopora sp.; dày
350 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Theo Nguyễn Xuân Bao và nnk. (1969) hệ tầng
Sinh Vinh nằm không chỉnh hợp trên các thành tạo đá hoa dolomit của hệ tầng Đá
Đinh (NP3 dd); trên đá phiến sét, bột kết của hệ tầng Bến Khế ( ε-O1 bk). Hệ tầng
nằm chỉnh hợp dưới hệ tầng Bó Hiềng (S 3-4 bh) (Tống Duy Thanh và nnk., 2005;
Nguyễn Đình Hợp và nnk., 1989).
Tuổi Ordovic - Silur của hệ tầng được xác định nhờ phát hiện hoá thạch san
hô tuổi Ordovic muộn trong những ổ vôi của phần thấp hệ tầng ở gần cửa suối Sinh
Vinh, và hoá thạch san hô Silur muộn thuộc phần cao của hệ tầng.
HỆ SILUR, THỐNG TRUNG
11


 Hệ tầng Bó Hiềng (S3-4 bh)
Hệ tầng do Nguyễn Vĩnh (1978) xác lập theo mặt cắt Bo Tao - Bó Hiềng Tiên Ban (bờ Sông Đà) vùng Bó Hiềng, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Hệ tầng phân bố rộng rãi ở phía đông bắc vùng nghiên cứu, dọc theo bờ phải
sông Đà. Nguyễn Vĩnh (1978) mô tả mặt cắt chuẩn chiếm phần thấp của mặt cắt Bo
Tao - Phu Chuột, đoạn từ Bo Tao đến Tiên Ban gồm:
1. Đá phiến vôi màu xanh sẫm, vàng lục xen đá vôi xám đen, có ít sét dạng
dải, chứa Retziella weberi. Dày khoảng 100 m.
2. Đá vôi đen, đá vôi kết tinh, đá vôi cát màu xám, phân lớp mỏng và trung
bình, có xen những dải mỏng và rất mỏng sét vôi màu đỏ nâu, vàng và bột kết màu
xám lục, chứa Retziella weberi, Tadschikia xuanbaoi, Howellella sp., Scoliopora
sp., Favosites kunjakemis. Dày 300 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Hệ tầng Bó Hiềng nằm chỉnh hợp trên hệ tầng
Sinh Vinh (O-S sv) và chỉnh hợp dưới hệ tầng Sông Mua (D1 sm). Tống Duy Thanh
và nnk. (2001) xếp hệ tầng Bó Hiềng vào Silur thượng trên cơ sở phức hệ hóa thạch
Retziella weberi.
HỆ DEVON, THỐNG HẠ
 Hệ tầng Sông Mua (D1 sm)
Hệ tầng Sông Mua do Dovjikov xác lập ở Tây Bắc Bộ (Dovjikov và nnk.
1965). Mặt cắt chuẩn của hệ tầng ở thượng nguồn Sông Mua phía dưới làng Ngã
Hai, huyện Phù Yên, Sơn La. Đặc trưng cua hệ tầng là có bề dày lớn (1500 m ờ mặt
cắt Hoà Bình - Tu Lý và 2300 m ở mặt cắt thượng nguồn Sông Mua), thành phần
chủ yếu gồm đá phiến sét đen, phân biệt rõ nét với đá của các hệ tầng khác của
Devon ở Bắc Bộ.
Trong vùng nghiên cứu, hệ tầng lộ trên các khối nhỏ tạo thành một dải không
liên tục kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam. Tại mặt cắt chuẩn, theo Dovjikov
và nnk. (1965) hệ tầng gồm hai phần:
Phần dưới. Đá phiến sét đơn dạng, chủ yếu màu đen, đôi khi màu lục, xen ít
lớp kẹp cát kết màu xám lục và quarzit, dày 300 m.

12



Phần trên. Cũng gồm các loại đá tương tự, nhưng số lượng các lớp kẹp cát
kết và quarzit giảm đáng kể, dày gần 500 m.
Nguyễn Vĩnh (1977) đã mô tả chi tiết lại mặt cắt thượng nguồn Sông Mua và
phân thành 5 tập:
1. Đá phiến có vôi màu đen, xám đen, phần dưới có chỗ dạng sọc, xen ít lớp
cát kết mỏng, phần trên xen vài lớp đá phiến sét than; dày gần 900 m.
2. Đá phiến có vôi màu đen, xám đen; dày 700 m.
3. Đá phiến có vôi màu đen và xám chiếm ưu thế, phần dưới xen những lớp
cát kết, phần trên cùng có một số thấu kính đá vôi mỏng; dày 400 m. Hoá thạch đã
được thu thập gồm Howittia wangi (= Hysterolites wangi), Chonetes sp., ?
Pugnacina sp., Athyris sp., Lingula sp., Rhynchonellida, Spiriferida, Pteria
(Actinopteria) sp., di tích Bọ ba thuỳ và cá bảo tồn kém.
4. Đá phiến sét màu đen và xám đen, cát kết dạng quarzit; dày 400 m. Tập
hợp hoá thạch phong phú gồm: Howitlia cf. wangi, ?Pugnacina sp., Lingula sp.,
Sphenotus cf. spatulata, Mytilarca? sp., Pteria (Actinopteria) sp.
5. Đá phiến vôi và đá vôi có cát, sét màu xám, xám đen, phân lóp dày và
dạng khối; dày 170 m. Hoá thạch San hô bốn tia bảo tồn xấu.
Bề dày chung của mặt cắt này khoảng 2300 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Hệ tầng nằm chỉnh hợp trên đá vôi, vôi sét của hệ
tầng Bó Hiềng và nằm chỉnh hợp dưới trầm tích chứa phức hệ hoá thạch
Euryspirifer tonkinensis của hệ tầng Bản Nguồn.
Tuổi của hệ tầng được xác định dựa trên hai mức chứa hóa thạch trong đó
mức thứ nhất chủ yếu là Tay cuộn Mesodonvillina aff. subinterstrialis, Iridistrophia
aff. praeumbracula, Howellella sp., Schellwienella sp., Camarotoechia sp.,
Platyorthis sp., và một số ít Chân rìu Pteria sp., Sphenotus sp., Posidonia sp; mức
thứ hai là những dạng ứng với mức địa tầng tướng biển thấp nhất ờ Bắc Bộ chủ yếu
gồm Tay cuộn Howittia wangi, Howellella sp., Howellella sp., Pugnacina sp.,
Strophochonetes sp., Pugnacina aff. baoi, Tulynets hoabinhensis và Chân rìu. Dựa

13



trên hai phức hệ hóa thạch này có thể coi chúng gần tương đồng với hệ tầng Bắc
Bun và hệ tầng Si Ka ở đông Bắc Bộ.
 Hệ tầng Bản nguồn (D1 bn)
Hệ tầng do Nguyễn Xuân Bao và nnk. (1969) xác lập trong quá trình lập bản
đồ địa chất tờ Vạn Yên (tỳ lệ 1: 200.000). Hệ tầng phân bố ở thượng nguồn Sông
Mua, hạ lưu sông Đà, trong các vùng Ngã Hai, Bản Nguồn, Bản Thọc, Hoà Bình Tu Lý và một dải hẹp từ Mó Tôm qua Bản Ngùi ở bờ phải sông Đà.
Hệ tầng phân bố rộng rãi ở trung tâm vùng nghiên cứu. Mặt cắt chuẩn của hệ
tầng theo thượng nguồn sông Mua được Nguyễn Vĩnh (1977) mô tả chi tiết với trật
tự địa tầng từ dưới lên như sau:
1. Cát kết thạch anh dạng quarzit phân lớp vừa và dày, màu xám, xen kẽ cát kết lẫn
sét màu xám đen và những lớp đá phiến đen với những vi dải cát. Dày 120 m.
2. Đá phiến, bột kết, màu đen xen những lớp cát kết lẫn sét và cát kết dạng quarzit.
Có chỗ các lớp cát kết tập trung dày tới 25 m. Trong đá của tập chứa
Dicoelostrophia annamitica, Euryspirifer tonkinensis, Stropheodonta aff. pattei,
Nervostrophia rzonsnickajae, Chonetes magnini, Parastrophonella aff. dora,
Undispirifer sp., Schellwienella sp., (?) Howellella sp., Gipydulidae, (?) Posidonia
sp., Proetus sp., Calceola sp. Dày 160 m.
3. Cát kết dạng quarzit và cát kết chứa sét xen kẽ những lớp đá phiến đen. Trong đá
phiến có chứa ít di tích hoá thạch Euryspirifer tonkinensis, Posidonia sp. Dày 50 m.
4. Đá phiến, bột kết vôi có lớp lẫn cát chứa phong phú hoá thạch Calceola sp.,
Euryspirifer tonkinensis, Stropheodonta aff. pattei, Undispirifer sp., Strophomenida,
Bọ ba thuỳ, Rêu động vật. Dày 50 m.
Tổng bề dày của mặt cắt này khoảng 380 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Hệ tầng Bản Nguồn nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Sông Mua
(D1 sm) và dưới hệ tầng Bản Páp (D1-2 bp). Thành phần hoá thạch thể hiện rõ tính chất
của phức hệ Euryspirifer tonkinensis phân bố rộng rãi trong trầm tích Devon hạ ở Bắc
Bộ. Tuổi Devon sớm, Praga (D1 pg) của phức hệ hoá thạch này đã được Tống Duy
Thanh (1979, 1980, 1982), Tống Duy Thanh và nnk. (1986, 1988) xác định.


14


HỆ DEVON, THỐNG HẠ-TRUNG
 Hệ tầng Bản Páp (D1-2 bp)
Mặt Cắt chuẩn (Holostratotyp): dọc theo thượng nguồn sông Mua, phía
trên Bản Nguồn khoảng 3 km, huyện Phù Yên, Sơn La. Hệ tầng Bản Páp mang tên
một bản cùng tên ở vùng Vạn Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, do Nguyễn Xuân
Bao và nnk. (1969) xác lập trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất tờ Vạn Yên (tỷ lệ
1: 200 000), với tên gọi “Điệp” Bản Páp.
Hệ tầng gồm trầm tích carbonat, chủ yếu là đá vôi xám đen, phân lớp mỏng
và trung bình, phân bố rộng rãi ở Bắc Bộ. Các đá cacbonat của hệ tầng tạo thành dải
kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam phân bố ở trung tâm khu vực nghiên cứu.
Nguyễn Vĩnh (1977) đã mô tà chi tiết mặt cắt thượng nguồn Sông Mua với trật tự
địa tầng như sau:
1. Chỉnh hợp trên trầm tích lục nguyên của hệ tầng Bản Nguồn là đá phiến sét vôi
xám đen, phân lớp mỏng, xen đá vôi và đá vôi sét, chứa Favosites karpinskyi, F.
goldfussi, F. cf. kolimaemis, Emmonsia sp., Squameofavosites alveosquamatus,
Pachyfavosites aff. cronigerus, Yacutipora sp., Caliapora sp. Dày 190 m.
2. Đá vôi xám đen xen đá vôi xám sáng, xám sẫm, hạt nhỏ, phân lớp dày chứa
Amphipora sp. Dày 370 m.
3. Đá vôi hạt nhỏ màu xám, phân lớp mỏng xen những lớp đá vôi kết tinh hạt vừa,
phân lớp dày, chứa Amphipora sp. Dày 150 m.
4. Đá vôi hạt nhỏ màu xám sẫm xen đá vôi màu xám sáng, có chỗ bị tái kết tinh,
phân lớp trung bình chứa Amphipora sp. Dày 80 m.
5. Đá vôi hạt nhỏ màu xám, xám sẫm phân lóp dày, đôi nơi phân lớp trung bình;
những lớp tái kết tinh hạt thô màu xám sáng; chứa hoá thạch Amphipora ramosa,
Stachyoides sp. Dày 210 m.
6. Đá vôi xám sẫm, hạt vừa, phân lớp trung bình và dạng khối, chứa Caliapora sp.,

Scoliopora sp., Cyclochaetetes sp., Amphipora ramosa, Parallelopora sp. Dày 100m.
7. Đá vôi xám sẫm, hạt mịn, phân lớp mỏng và vừa, xen đá vôi sét hạt mịn màu xám
đen, phân lớp mỏng, chứa Atrypa (Desquamatia) sp., Grypophyllum sp. Dày 100m.

15


Tổng bề dày của hệ tầng Bản Páp trong mặt cắt chuẩn đạt 1200 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Hệ tầng Bản Páp nằm chinh hợp trên trầm tích
lục nguyên của hệ tầng Bản Nguồn (D 1 bn) và dưới đá phiến vôi silic của hệ tầng
Tốc Tát (D3-C1 tt) (tại mặt cắt thượng nguồn Sông Mua và mặt cắt Bản Cải – Đa
Niêng). Tuổi của hệ tầng được xác định dựa trên các hóa thạch ở mặt cắt nêu trên và
các mặt cắt Nà Quản – Bằng Ca (vùng Hạ Lang), mặt cắt Đồng Văn (Hà Giang).
Trong đó, có ý nghĩa hơn cả là các hóa thạch Vỏ nón N. zlichovensis, N. barrandei
N. praecursor và Răng nón thuộc đới Pol. excavatas như P andorinellina
steinhornensis, Pol. excavatus, Pol. Nothoperbonus ứng với tuổi Emxi và hóa thạch
Răng nón thuộc đới Pa. transitans ứng với phần thấp nhất của bậc Frasni (D 3 fr) ở
mặt cắt Đồng Văn.
HỆ CARBON – HỆ PERMI
 Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)
Tên của phân vị được Nguyễn Văn Liêm (1974) đặt theo tên khối đá vôi Bắc
Sơn ở Đông Bắc Bộ.
Các đá vôi của hệ tầng tạo thành các khối nhỏ phân bố ở phía đông bắc và
phía tây vùng nghiên cứu. Thành phần thạch học của hệ tầng gồm đá vôi, đá vôi
dolomit hóa, đá vôi sét, đá vôi hữu cơ. Ở phần dưới của hệ tầng thường là đá vôi
sét, đá vôi silic phân lớp trung bình, màu xám hoặc xám tối. Phần giữa và phần trên
chủ yếu là đá vôi sinh vật, đá vôi trứng cá, phân lớp dày hoặc dạng khối, có màu
xám hoặc xám sáng.

16



Hình .1.1. Bản đồ địa chất vùng Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
(Trích lược từ Bản đồ địa chất và Khoáng sản tờ Vạn Yên tỷ lệ 1/200.000, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản năm 2005).

17


GIỚI MESOZOI
HỆ TRIAS, THỐNG THƯỢNG
 Hệ tầng Suối Bàng (T3n-r sb)
Mặt cắt chuẩn (Lectostratotyp): suối Láo, một nhánh trái của suối Bàng,
nằm ở vùng chứa than Suối Bàng bên bờ phải sông Đà, đông nam thị trấn Vạn Yên
(huyện Phù Yên, Sơn La) khoảng 10 km Vũ Khúc, Nguyễn Vĩnh (1967).
Trầm tích chứa than Trias thượng gồm hai phần rõ rệt - phần dưới là trầm
tích lục nguyên chứa ít lớp kẹp đá carbonat và hóa thạch động vật biển tuổi Nori,
chuyển lên phần trên là trầm tích á lục địa chứa than và hóa thạch thực vật trên cạn
tuổi Ret phân bố ở Tây Bắc Bộ.
Các đá của hệ tầng tạo thành dải kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam
phân bố ở trung tâm vùng nghiên cứu. Vũ Khúc và Nguyễn Vĩnh (1967) đã mô tả
mặt cắt theo suối Láo nằm trong vùng chuẩn trên bờ phải sông Đà. Mặt cắt này
được chia làm 3 phần, trong đó hai phần dưới gồm trầm tích biển, phần trên là trầm
tích lục địa xen những lớp trầm tích chứa hóa thạch biển.
• Phần dưới: bột kết và đá phiến sét màu xám sẫm, phân lóp mỏng, đôi khi
chứa vôi, xen các lớp kẹp đá vôi sét xám, đá vôi, cát két vôi chứa Hai mảnh vỏ loại
vỏ dày thuộc tướng biển ven bờ, các lớp kẹp cát kết hạt nhỏ, sáng màu hơn, ít nhiều
chứa vôi, dày 212 m. Trong phần này có rất nhiều lớp chứa hóa thạch động vật biển,
như Hai mảnh vỏ Halobia distincta, Zittelihalobia sublaevis, Gervillia shaniorum,
Anomia napengensis, Palaeocardita singularis, Mesoneilo fromageti, v.v... và Cúc
đá Discotropites noricus.

• Phần giữa: cát kết xám nhạt, phần dưới là cát kết thạch anh hạt vừa đến hạt
thô, phân lớp trung bình chứa các vảy mica xen vài lớp kẹp bột kết xám sẫm, trên
đó là cát kết đa khoáng xám sáng, hạt vừa xen ít lớp cát kết chứa vụn thực vật và
những vảy mica lớn nằm trên mặt lớp, rồi đến cát kết thạch anh hạt thô xen cát kết
chứa cuội, cuội kết, sỏi kết. Đặc biệt ở đây còn gặp những lớp kẹp dăm kết trầm tích
mà dăm là bột kết xám sẫm rất sắc cạnh nằm trong nền xi măng cát kết hạt vừa sáng
màu; bề dày chung là 425 m. Các lớp kẹp bột kết ở phần này vẫn chứa hóa thạch

18


thuộc cùng phức hệ với hóa thạch của phần 1, gồm Zitlelihalobia tenuicostata,
Burmesia lirata, Costatoria (Napengocosta) napengensis, Palaeocardita singularis,
Prolaria sollasi, Dentilucina mona, Triaphorus angulatus, Langvophorus garandi.
• Phần trên: bột kết xám đến xám sẫm, phân lớp mỏng đến trung bình,
thường chứa vụn thực vật xen cát kết xám, hạt nhỏ đến vừa, phân lớp trung bình, ít
lớp kẹp sét kết, sét than xám đen và vài vỉa than gày, chuyển lên trên cát kết giữ vai
trò chủ yếu, dày 270 m. Hóa thạch động vật trong tập này gồm những dạng biển và
nước lợ, như Gervillia cf. inflata, Isocyprina ewaldi, Vietnamicardium nequam,
ưnionites damdunensis v.v... đi cùng với thực vật trên cạn Clathopteris
meniscioides,

Diclyophyllum

nalhorstii,

“Glossopteris”

indica,


Yuccites

vietnamemis, Neocalamiles hoerensis, Goeppertella microloba, v.v...
Bề dày chung của hệ tầng tại mặt cắt này khoảng 937 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Hệ tầng Suối Bàng phủ không chỉnh hợp trên
nhiều hệ tầng cồ hơn, từ Proterozoi đến Mesozoi. Tuổi của hệ tầng được xác định là
Nori - Reti trên cơ sở hóa thạch Cúc đá Nori tìm thấy ở vùng Đầm Đùn như
Paratibedtes sp., Analibetites sp. và các loài khác nhau cùa giống Halobia, một
giống coi như đã tuyệt chủng vào cuối Nori; và hóa thạch thuộc “hệ thực vật Hòn
Gai” phân bố chủ yếu trong phần trên của hệ tầng.
GỚI KAINOZOI
HỆ PALEOGEN – THỐNG THƯỢNG
 Hệ tầng Nậm Ún (E3 nn)
Mặt cắt chuẩn (Holostratotyp): vùng đá dầu Nậm Ún, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La. Hệ tầng do Đỗ Văn Hãn và nnk., 1981 xác lập cho các thành tạo đá phiến
chứa dầu này đã được phát hiện ờ cạnh bản Sài Lương trong quá trình đo vẽ bản đồ
địa chất tỷ lệ 1:500.000 miền Bắc Việt Nam (1965), nhưng vì diện phân bố quá nhỏ
nên đã không được vẽ lên bản đồ và mô tả trong thuyết minh.
Trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Yên Châu tỷ lệ
1:50.000 do Lê Thanh Hựu chủ biên, Vũ Khúc, Phạm Đình Trưởng, Lê Thanh Hựu
(2002) đã quan sát được một mặt cắt khá đầy đủ của hệ tầng đá phiến chứa dầu ở

19


vùng Sài Lương trên con đường ô tô mới mở từ xã Chiềng Chăn đi dọc theo suối
Phát ra sông Đà ở khoảng bản Ta Chan. Theo các tác giả trên, mặt cắt này gồm 4 tập
như sau:
1. Sạn kết màu xám vàng chứa cuội và sỏi xen ít lớp kẹp cát kết hạt thô, dày
4-5 m.

2. Bột kết, đá phiến sét cùng màu xám đen chứa nhiều mùn thực vật, xen
những lớp kẹp sạn kết và cát kết xám vàng, dày 4 m.
3. Bột kết và sét kết màu xám, phong hóa xám vàng, phân lớp mỏng đến
trung bình, xen ít lớp kẹp cát kết hạt nhỏ, dày 60 m.
4. Cát kết hạt vừa, hạt nhỏ màu xám vàng, phân lớp trung bình xen ít lớp kẹp
bột kết xám sẫm, dày 30 m.
Bề dày chung của hệ tầng ở mặt cắt này là 98 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi. Hệ tầng Nậm Ún phủ bất chỉnh hợp trên móng
Paleo-Mesozoi. Tuổi Oligocen của hệ tầng được xác định trên cơ sở bào tử phấn
hoa

Verrucatosporites

sp.,

Mothofagidites

sp.,

Polypodiaceisporites

sp.,

Piceapollenites sp., Quercidites sp., tuổi Oligocen và thực vật gồm Laurus cf. sim
ilis, Arundo spp., Graminiphylliim sp., Phragm ites sp., Ficus sp.
 Đệ tứ không phân chia (Q)
Thường tập trung ở những thung lũng, dọc theo các sông, suối trong vùng
như Sông Đà, suối Bàng, suối Sơ Vin, suối Nhúng, suối Ngùi, suối Khủa, suối
Ngậm, suối Kế, suối Chum… trên các độ cao khác nhau; thành phần gồm: cuội, sỏi,
cát, sét. Nguồn gốc thành tạo thường là hỗn hợp: bồi tích, bồi tích - lũ tích và sườn

tích - lũ tích. Dày 0,5 - 2m.
.1.2.2. Magma
Trong vùng nghiên cứu chỉ lộ một khối nhỏ các đá kiềm của phức hệ Phu Sa
Phìn trên một diện nhỏ ở phía nam vùng nghiên cứu.
 Phức hệ Phu Sa Phìn
Phức hệ Phu Sa Phìn gồm các thể á núi lửa granit kiềm, granosyenit và syenit
phân bố ở phía nam vùng nghiên cứu, xuyên cắt đá vôi tuổi Carbon-Permi hệ tầng
20


Bắc Sơn liên quan chặt chẽ về nguồn gốc, không gian và thời gian với các thành tạo
ryolit-comendit tuổi Jura – Creta ở võng chồng Tú Lệ.
1.3. Địa tầng chứa hóa thạch Hai mảnh vỏ ở đèo Bó Mồng
.1.3.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất mặt cắt đèo Bó Mồng
Mặt cắt đèo Bó Mồng nằm ở ranh giới giữa hai xã Tô Múa và xã Mường Tè
(.1.1.1.Hình .1.1.C). Trong đoạn mặt cắt này chủ yếu lộ các đá trầm tích cát kết, đá
phiến sét đen và đá vôi chứa hóa thạch Devon sớm. Các trầm tích này đã được các
nhà địa chất Pháp, Nga và Việt Nam nghiên cứu. Deprat J. (1914b) đã ghi nhận các
đá vôi, cát kết và đá phiến sét xen kẽ nhau, dày 300m. Trong đá vôi có chứa san hô
và Tay cuộn Rhynchonella aff. Procta, trong đá phiến có Tay cuộn Spirifer
cabedans, S. bijugosus, Hai mảnh vỏ Modiomorpha brevis; gọi là loạt Mường Tè
(=Mường Thế) được xếp vào Gotland (Silur). Jacob C. (1921) phát hiện ra Tay cuộn
“Spirifer ziczac” và xếp loạt Mường Tè vào Devon trung – Devon thượng. Dussault
L. (1929) gắn loạt Mường Tè với các loạt trầm tích khác lộ ra ở vùng phía nam
thung lũng suối Sinh Vinh và thung lũng Sông Đà ở cửa Suối Rút. Những trầm tích
này chứa rất phong phú hóa thạch, trong đó có san hô bốn tia Calceola sandalina,
Tay cuộn Spirifer specioceus (=Euryspirifer tonkinensis), Bọ ba thùy Proetus
blondeli, Calymene maloungkaensis cho tuổi Eifel; các hóa thạch Tay cuộn khác
Spirifer ziczac, Rhynchonella triangualis, Lingullela dussaulti và Orbiculoidea sp.
cho tuổi Frasni. Saurin E. (1956) xếp loạt Mường Tè vào Eifel – Frasni. Nguyễn

Xuân Bao (1969, 2005) vẽ các trầm tích Devon hạ ở đèo Bó Mồng vào hệ tầng
Sông Mua. Mặc dù đã có một số nghiên cứu tuy nhiên tuổi và vị trí địa tầng của các
trầm tích Devon ở đèo Bó Mồng còn chưa rõ ràng.
.1.3.2. Địa tầng chứa hóa thạch Hai mảnh vỏ
Các trầm tích chứa hóa thạch Hai mảnh vỏ ở đèo Bó Mồng, xã Tô Múa,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La lộ ra dọc theo đường ô tô hướng ra sông Đà. Trong
đoạn mặt cắt này, chúng tôi đã khảo sát 05 điểm lộ, thu được nhiều hóa thạch Hai
mảnh vỏ, Tay cuộn, Bọ ba thùy, Chân bụng, Chân đầu, san hô và Lỗ tầng bảo tồn

21


tốt. Theo quan sát và nghiên cứu ngoài thực địa cho thấy các trầm tích này lộ ra
gồm 3 phần.
 Phần dưới. Đá vôi, vôi sét màu xám đen phân lớp trung bình đến dày chứa
phong phú hóa thạch Tay cuộn bảo tồn tốt tạo thành vỉa xác dày, dày trên 40m.
Đá có thế nằm đơn nghiêng 140/14o (Điểm khảo sát CS801 và CS802).
 Phần giữa. Đá phiến sét chứa vôi màu xám đen xen thấu kính đá vôi màu đen
và cát kết màu xám đen chứa phong phú hóa thạch Hai mảnh vỏ, Tay cuộn, san
hô, Bọ ba thùy, Chân đầu, Chân bụng và Động vật dạng rêu, dày 50m. Đá có thế
nằm 208/20o (Điểm khảo sát CS135).

Hình .1.1. Mặt cắt địa chất đèo Bó Mồng, xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
 Phần trên. Đá vôi màu xám đen chứa phong phú hóa thạch san hô vách đáy,
dày trên 20m. Thế nằm của đá 186/22o (Điểm khảo sát CS796).
Tổng chiều dày của các trầm tích này khoảng 110m.
Nằm chỉnh hợp trên các trầm tích trên là đá vôi màu xám đen phân lớp trung
bình đến dày chứa phong phú hóa thạch Tay cuộn và Lỗ tầng (Điểm lộ CS736 Hình
1.3) của hệ tầng Bản Páp (D 1-2 bp). Quan hệ với hệ tầng cổ hơn chưa quan sát được
do xuất hiện nhiều đứt gãy.


22


×