PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN TỪ NĂM 2010 2015
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 2010 -
2015
1. Phương hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2015
Căn cứ vào kết quả thực hiện phát triển ngành thuỷ sản những năm vừa
qua, ngành đã có những phương hướng cụ thể là:
- Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên các vùng nước, coi đây là hướng
phát triển quan trọng nhất trong kinh tế thuỷ sản. Mở rộng diện tích nuôi thâm
canh, cải tạo các vùng nuôi lớn bằng các giống giá trị cao, tạo ra nhiều hàng hoá
xuất khẩu.
- Tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch chi tiết, cải tạo, nâng cấp hệ
thống ao đầm nuôi theo hướng phát triển bền vững.
- Xác định hợp lý bộ giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
nuôi, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các hộ ngư dân nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ
tạo điều kiện để chuyển dần hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến
sang nuôi bán thâm canh, thâm canh có năng suất và giá trị sản lượng cao nhằm
nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho ngư dân.
- Phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến gắn với việc bảo vệ môi trường
sinh thái, nguồn lợi thuỷ sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo phát triển bền
vững. Gắn phát triển thuỷ sản kết hợp chặt chẽ với công tác phòng chống lụt
bão.
2. Mục tiêu cơ bản
Ngành nuôi trồng thuỷ sản đã đề ra một số mục tiêu đến năm 2015 cần
đạt được là:
- Diện tích nuôi trồng là 5023 ha, trong đó:
Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: 3723 ha
Nuôi ngao vùng triều: 1300 ha, có 350 ha ngao giống.
- Sản lượng nuôi 37190 tấn trong đó:
Tôm: 2940 tấn
Ngao: 29750 tấn
Thuỷ sản khác: 4500 tấn
- Giá trị sản lượng (giá cố định) 244669 triệu đồng.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản
Hiện nay, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh còn
chưa đạt yêu cầu. Vì thế làm cho năng suất, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản còn
thấp. Để có thể cải tthiện được tình hình này, các chủ nuôi tích cực hoàn thiện
cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ
đối với ngành kinh tế nói chung mà cả đối với ngành nuôi trồng thuỷ sản nói
riêng. Cơ sở hạ tầng trong môi trường thuỷ sản bao gồm: các hệ thống đê, kè,
các trạm bơm, hồ chứa và xử lý nước cấp, kênh dẫn và thoát nước…Hiện tại, ở
Thái Bình cơ sở hạ tầng còn rất thô sơ, các hồ chứa và xử lý nước cấp hoạt động
kém hiệu quả…Tất cả những vấn đề đó làm cho nghề nuôi trồng thuỷ sản phát
triển không ổn định, năng suất thấp hơn so với các vùng khác. Vì vậy, trong thời
gian tới Thái Bình cần đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng. Hướng chung để giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng là Nhà nước và nhân dân
cùng làm, cùng xây dựng cơ sở cho những vùng quy hoạch. Nhà nước phải đảm
nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng chung của cộng đồng đó là đê bao, kè, cống,
đường điện, đường giao thông, kênh cấp, kênh thoát,…. Những công trình đòi
hỏi vốn lớn, mang tính chất công cộng. Người dân phải tự bỏ vốn, bỏ công để
xây dựng nội đầm của mình: mương, cống, ao lắng, ao lọc, đầm, lán trại…
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng cần tránh dàn trải, đầu tư không tập trung dẫn tới
pháp huy kém hiệu quả. Do nguồn vốn có hạn nên sau khi đã lựa chọn địa điểm
đầu tư có lợi nhất thì cần tập trung dứt điểm.
2. Xác định đối tượng nuôi và hình thức nuôi
Xác định đối tượng nuôi và hình thức nuôi là việc rất quan trọng. Đối
tượng nuôi nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với vốn của mình.
Chọn hình thức nuôi sao cho tận dụng được hết thức ăn tự nhiên. Đối với những
vùng giàu thức ăn tự nhiên thì chọn hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh.
- Đối với nuôi tôm sú: hướng dẫn ngư dân cải tạo ao đầm, đảm bảo các
điều kiện thuận lợi cho việc thả tôm vụ xuân – hè. Khuyến cáo ngư dân thả với
mật độ thích hợp, phù hợp với cơ sở hạ tầng của vùng nuôi, trình độ kỹ thuật và
khả năng đầu tư của người dân. Sớm ban hành lịch thời vụ, phối hợp với 2
huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải và các xã ven biển để chỉ đạo việc thả giống theo chỉ
đạo. Tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch bệnh trên diện rộng.
- Nuôi ngao: phối hợp với huyện Thái Thuỵ tiếp tục mở rộng diện tích
nuôi ngao ở xã Thái Đô. Nuôi theo hình thức quảng canh là chủ yếu.
- Nuôi nước ngọt: ở những vùng chuyển đổi tập trung tùy theo điều kiện
kinh tế, trình độ kỹ thuật của người dân để lựa chọn hình thức sản xuất cho phù
hợp: cá – lúa, tôm – lúa, chuyên cá, VAC. Chỉ những chủ đầm, chủ hộ nuôi thủy
sản có đủ trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư mới tổ nuôi theo hướng bán thâm
canh và tiến tới thâm canh.
Con ngao, tôm sú trong thời gian trước mắt vẫn được ngành thủy sản cả
nước nói chung và Thái Bình nói riêng xác định là đối tượng nuôi chủ yếu của
các vùng nuôi thủy sản nước lợ trong và ngoài đê quốc gia, tôm sú do có lợi thế
lớn nhanh, mùa vụ nuôi ngắn (100 – 120 ngày), giá cả sản phẩm tương đối cao,
thị trường tiêu thụ rộng và tương đối ổn định. Ngoài đối tượng nuôi tôm sú,
ngao vùng bãi triều, bổ sung tôm thẻ chân trắng nuôi ở những vùng có đủ các
điều kiện và các đối tượng nuôi khác nhau phù hợp với đặc điểm từng vùng sinh
thái như: cua xanh, cá vược, cá bớp, cá song, rô phi đơn tính… Cụ thể: vùng
ngoài đê quốc gia nuôi rô phi lai xa, cua xanh, cá vược..; vùng chuyển đổi cần
bổ sung nuôi 2 vụ cua xanh, cá vược, cá song, cá bớp, rô phi lai xa…
Hình thức nuôi: trước mắt vẫn lấy hình thức nuôi quảng canh cải tiến ít
thay nước là chính, phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở các vùng
nuôi và trình độ quản lý sản xuất của ngư dân, tuy nhiên cần lưu ý mật độ thả
giống tôm sú với khu vực ngoài đê chỉ nên 2 – 5 con/m
2
, khu vực chuyển đổi 5
– 7con/m
2
. Đồng thời cần áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh tôm sú một số
vùng chuyển đổi và tiến hành quy hoạch ở một số vùng nuôi có điều kiện như:
chất đất, độ mặn của nước sao cho phù hợp để nuôi thâm canh tôm thẻ chân
trắng đạt hiệu quả kinh tế cao.
3. Phát triển khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố trực tiếp thúc đẩy
sản xuất phát triển. Trong ngành thủy sản, tiến bộ khoa học – công nghệ là một
nhân tố quyết định sự phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá nghề cá. Tiến
bộ khoa học công nghệ với tư cách là một yếu tố sản xuất trực tiếp đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh thuỷ sản về cả chiều rộng và chiều sâu, mở rộng quy mô về
không gian và cường độ hoạt động. Vì vậy, hoạt động khuyến ngư đặc biệt quan
trọng nhằm tăng hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp tiến bộ khoa học công
nghệ vào sản xuất thuỷ sản. Khoa học công nghệ là yếu tố hang đầu cho năng
suất và sản lượng cao. Nếu nắm bắt được khoa học công nghệ, kỹ thuật nuôi thì
sẽ nâng cao sản lượng, năng suất nuôi trồng. Mục tiêu của giải pháp là đưa khoa
học, kỹ thuật nuôi trồng đến với những người dân.
Ở Thái Bình việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy
sản là một việc làm rất cần thiết, là điều kiện để nâng cao năng xuất và sản
lượng. Trong thời gian tới Thái Bình cần tập trung vào các giải pháp về khoa
học công nghệ như sau:
- Áp dụng những phương pháp nuôi tiên tiến nhất, hiện đại nhất, khoa học
nhất mang lại hiệu quả cao nhất và bền vững nhất. Xác định thời vụ và khuyến
cáo người dân chấp hành. Chỉ đạo dân nuôi thả mật độ hợp lý, từ thấp lên cao
và không nên vượt quá 30 con/m
2
, công nghệ phù hợp là công nghệ nuôi ít thay
nước, kết hợp với gây tảo sục khí…
- Tổ chức đào tạo truyền đạt kỹ thuật cho người dân nuôi trồng thuỷ sản
thông qua các lớp dài hạn, ngắn hạn, tập huấn, tham quan đầu bờ. Tuỳ theo mức
độ mỗi hộ gia đình (nhất là hộ nuôi tôm) phải có chứng chỉ đã được đào tạo về
kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản thì mới vay vốn đầu tư.
- Xây dựng các mô hình, tổng kết các mô hình, nhân rộng các mô hình,
điển hình tốt trong nuôi trồng thuỷ sản tại địa bàn trong tỉnh, trong từng huyện,
từng vùng và từng xã. Đã có điển hình, mô hình thì phải rút được những vấn đề
về khoa học kỹ thuật cũng như vấn đề về tổ chức hoặc các vấn đề khác để có thể
nhân rộng.
- Tiếp tục triển khai các đề tài khoa học kỹ thuật phục vụ cho chương
trình nuôi như: sinh sản tôn giống, bệnh tôm, cá rô phi đơn tính,…
4. Tăng cường công tác khuyến ngư
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, khuyến ngư là cầu nối giữa khoa học
và thực tiễn của sản xuất. Khuyến ngư giúp ngư dân phát triển nuôi trồng thủy
sản. Công tác khuyến ngư có phát triển thì mới có điều kiện thúc đẩy ngành
nuôi trồng thuỷ sản phát triển. Những năm vừa qua công tác này được tỉnh đặc
biệt quan tâm nên kết quả của các lớp tập huấn và số lượng người tham gia tập
huấn kỹ thuật cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, mạng lưới khuyến ngư của xã chưa
có, vì vậy nhiều hộ nuôi còn lung túng khi có bất thường xảy ra ảnh hưởng
không tốt đến kết quả sản xuất. Trong những năm tới, để đưa ngành nuôi trồng
thuỷ sản của tỉnh phát triển thì yêu cầu đặt ra cho công tác khuyến ngư là:
- Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi thuỷ sản mặn, lợ phù hợp
với tình hình thực tế sản xuất cho nông ngư dân. Cán bộ kỹ thuật chuyên ngành
tỉnh, huyện xã, phối hợp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn ngư dân về cải tạo ao
đầm, quản lý môi trường ao nuôi, thức ăn, thuốc phòng, trị bệnh tôm cá và chế
phẩm sinh học phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.
- Khuyến ngư phải tổng kết được mô hình, điển hình từ đó nhân ra diện
rộng. Khuyến ngư vừa nắm bắt được khoa học cơ bản chung, vừa nắm được mô
hình, điển hình chung nuôi trồng thuỷ sản thế giới, trong nước, trong tỉnh đồng
thời phải nắm được tình hình nuôi trồng thuỷ sản của từng huyện, từng vùng và