Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP thúc ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.27 KB, 28 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH CỦA
TỈNH PHÚ THỌ
I. QUAN ĐIỂM. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH PHÚ THỌ
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
đến năm 2020.
1.1. Quan điểm phát triển
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đảm bảo
nguyên tắc phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả
nước, của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phù hợp với bối cảnh hội nhập và cạnh tranh
quốc tế. Đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, kết hợp giữa phát triển kinh tế
với đảm bảo an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững
mạnh.
Tăng tốc, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trên cơ sở phát huy các lợi thế của tỉnh và phát triển
thị trường. Huy động tối đa nội lực, gắn với thu hút mạnh nguồn lực bên ngoài nhất là vốn
đầu tư và khoa học công nghệ; khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ Hùng Vương,
bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, không làm suy thoái cảnh quan thiên
nhiên và di sản văn hoá.
Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, đi đôi với kiến thiết đô thị hiện đại, nâng cao chất
lượng cuộc sống đô thị. Kết hợp giữa phát triển đô thị như một trung tâm phát triển với
phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng
trong tỉnh.
Coi trọng chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn
nhân lực, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân nhất là đồng bào vùng núi
và các đối tượng chính sách.
1.2. Mục tiêu phát triển
1.2.1. Mục tiêu tổng quát


Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung
tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế văn hóa, thể thao, du lịch của
vùng Trung du miền núi phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là
thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời là địa bàn trọng điểm
chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.
Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo và năm 2020 đạt được các
tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng
đầu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
1.2.2. Một số mục tiêu kinh tế chủ yếu
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 12,1% - 12,4%/năm thời kỳ
2006-2010; 11,7% /năm thời kỳ 2011-2015 và 11,5%/năm thời kỳ 2016-2020; GDP
bình quân đầu người đạt 840-850 USD vào năm 2010; 1.600-1650 USD vào năm
2015 và đạt 3.000-3050 USD vào năm 2020 (tính theo giá thực tế).
- Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Giai đoạn 2006-2010, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp xây dựng là 45-46%, dịch vụ
35-36%, nông lâm nghiệp 19-20%; giai đoạn 2011-2020 cơ cấu kinh tế ngành công
nghiệp xây dựng là 50-51%, dịch vụ 40-41%, nông lâm nghiệp 9-10%.
- Thu ngân sách đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 11,5-12% GDP và đạt 17-18%
GDP vào năm 2020; kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 300-320 triệu USD và đạt
500-520 triệu USD vào năm 2020.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ 2006-2020 đạt 124-125 nghìn tỷ
đồng, trong đó giai đoạn 2006-2010 đạt 28-29 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015
đạt 35-36 nghìn tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 đạt 60-61 nghìn tỷ đồng.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Phú Thọ
giai đoạn 2008-2020
Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính 2008 2010 2020
Tốc độ tăng GDP % 10,7 11,5 11,0
Tổng GDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 9.190 10.781 30.836
Giá trị xuất khẩu Triệu USD 267,1 300 500
GDP bình quân đầu người Triệu đồng 6,807 7,784 20,849

Tỷ lệ huy động ngân sách/GDP % 9,3 11 15
Tỷ lệ tích luỹ đầu tư/GDP % 28,0 30.0 40,0
(Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020)
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008-2020
Cơ cấu GDP Đơn vị tính 2008 2010 2020
Tổng GDP % 100,00 100,00 100,00
Theo ngành kinh tế
Công nghiệp % 38,70 46,00 50,00
Nông nghiệp % 26,00 18,91 10,00
Dịch vụ % 35,30 35,09 40,00
Theo thành phần kinh tế
Kinh tế quốc doanh % 34,60 30,90 20,00
Kinh tế ngoài quốc doanh % 54,30 54,90 60,00
Kinh tế có VĐTNN % 11,00 14,20 20,20
(Nguồn: Quy hoạch KT-XH Phú Thọ 2007-2020)
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ
2.1. Quan điểm phát triển
Quán triệt tinh thần của Nghị quyết 01-NQ/TU của ban thường vụ Tỉnh ủy và
Chương trình 987/Ctr-UBND tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; căn cứ vào phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh, chiến lược phát triển du lịch của cả nước; để phù hợp với đặc
điểm, tình hình trong giai đoạn mới, các quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú
Thọ là:
- Đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch sẵn có; phát triển du lịch
làm động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch nhanh cơ
cấu kinh tế của tỉnh.
- Đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch, huy động các cấp, các ngành, các tổ chức
chính trị và toàn thể cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch. Khuyến khích các

thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch dưới sự quản lý thống nhất của Nhà
nước.
- Phát triển du lịch bền vững đặt trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng trong
khu vực và cả nước; phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, bảo vệ giá trị tài nguyên du lịch và xóa đói giảm nghèo; có cơ chế
phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong tỉnh nhằm hỗ trợ, tác động lẫn nhau
phát triển.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an ninh
xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là
văn hóa vùng Đất Tổ Hùng Vương.
2.2. Mục tiêu phát triển
Trên cơ sở quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ, dựa trên Quy hoạch
phát triển du lịch các tỉnh phía Bắc, quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh vùng Trung
du miền núi Bắc Bộ, dựa trên các điều kiện kinh tế, xã hội thực tế của tỉnh Phú Thọ
và dự báo tình hình trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ đã đưa ra các mục tiêu cụ thể
phát triển ngành du lịch của tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2008-2020
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2020
Tổng lượt khách đến Ngàn người 4.551 7.615
Tổng số khách lưu trú, trong đó :
- Khách quốc tế
- Khách nội địa
Ngàn người
451
5,3
445,7
1.215
15
1.200
Tổng thu nhập từ du lịch

- Thu từ khách tham quan
- Thu từ khách lưu trú
Ngàn USD
47.571,2
32.800
14.771,2
195.200
108.800
86.400
Tổng GDP ngành du lịch Ngàn USD 33.300 140.544
Tỷ lệ GDP du lịch so với ngành dịch vụ % 13,3 17,3
Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch %/năm 26,7 14,5
Cơ sở lưu trú Phòng 1.845 5.690
Nhu cầu lao động Người 10.625 36.416
(Nguồn : Dự án Quy hoạch Điều chỉnh phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-
2010 và định hướng đến năm 2020)
3.Những định hướng chính trong đầu tư phát triển du lịch của tỉnh
Phú Thọ
Trên cơ sở chiến lược đầu tư phát triển của ngành du lịch Việt Nam, căn cứ
vào tình hình thực tế, và định hướng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ, những định
hướng đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ bao gồm:
3.1. Đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ
Hệ thống các cơ sở lưu trú và dịch vụ là một phần quan trọng của hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. Một loại hình cơ sở lưu trú mới được đưa vào
khai thác tương đối thành công và được khách du lịch ưa thích đó là nhà dân có
phòng cho thuê. Loại hình này vừa tiết kiệm cho ngành do không phải đầu tư cơ sở
vật chất, vừa phù hợp với thị hiếu của khách hàng nên cần được nghiên cứu triển
khai, tuy nhiên ngành du lịch cần hướng dẫn và hỗ trợ người dân những kiến thức về
du lịch (giao tiếp, ứng xử, cách thức phục vụ), đồng thời phải tăng cường công tác
quản lý để đảm bảo chất lượng phục vụ và an ninh an toàn cho khách du lịch.

Bên cạnh việc đầu tư vào các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ kể trên, để
hấp dẫn giữ được khách du lịch lưu trú dài ngày cần phải triển khai các khu vui chơi
giải trí. Khi đời sống của người lao động được cải thiện, quỹ thời gian nhàn rỗi cũng
như thu nhập ngày càng tăng, điều kiện đi lại dễ dang thì nhu cầu về vui chơi giải trí
ngày càng tăng mạnh. Thực tế hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh tế trong lĩnh
vực vui chơi giải trí tại nhiều địa phương như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã
khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh hướng phát triển này.
3.2. Đầu tư tôn tạo tài nguyên du lịch, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du
lịch đặc thù
Du lịch là ngành kinh tế mang tính định hướng tài nguyên. Phát triển du lịch
cần dựa vào đặc điểm nguồn tài nguyên du lịch để xác định sản phẩm đặc trưng. Vì
vậy, để khai thác lâu dài cần có chính sách phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch,
đầu tư tôn tạo các danh lam thắng cản, di tích văn hóa lịch sử, bảo vệ tài nguyên và
môi trường.
Bên cạnh đó, Phú Thọ cần phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn
của riêng mình, vì nếu phát triển những sản phẩm tương tự như các tỉnh khác trong
khu vực thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong thu hút khách du lịch đến tỉnh.
Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện liên quan có thể xác
định sản phẩm du lịch đặc trưng của Phú Thọ là du lịch văn hóa; du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu,…Những
sản phẩm du lịch cụ thể bao gồm:
* Tham quan các giá trị văn hóa Việt Nam, tham gia lễ hội hành hương,
hướng về cội nguồn
+ Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là
di tích lịch sử Đền Hùng.
+ Các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng người Việt
và nhiều dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.
+ Tham quan các di tích lịch sử cách mạng.
+ Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa các dân
tộc thiểu số.

+ Các làng nghề truyền thống.
* Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa dạng sinh học.
+ Vườn quốc gia Xuân Sơn
+ Đầm Ao Châu
+ Ao Giời – Suối Tiên
3.3. Đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông)
đến và trong các khu, điểm du lịch
Để thưởng thức các sản phẩm du lịch, khách du lịch cần phải tới những nơi có
tài nguyên du lịch, tuy nhiên các điểm này lại thường nằm cách xa trung tâm đô thị
và hạ tầng còn yếu kém. Để có thể khai thác các giá trị tài nguyên ở các khu du lịch
thì một trong những vấn đề hàng đầu là nhanh chóng cải thiện hệ thống giao thông,
tạo nên sự lưu thông thuận tiện đến các khu du lịch đó, bước tiếp theo đầu tư tiếp vào
các lĩnh vực của kết cấu hạ tầng như cấp điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường.
Tổng kết công tác thực hiện đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2001-2005 trên
phạm vi toàn quốc của Tổng cục du lịch cho thấy đầu tư hạ tầng du lịch đã góp phần
quan trọng làm thay đổi diện mạo của ngành du lịch, tác động tích cực tới đầu tư du
lịch, góp phần tăng khả năng đón khách du lịch. Nhà nước đã có kế hoạch đầu tư cho
hạ tầng du lịch tỉnh Phú Thọ thông qua Tổng cụ du lịch trong giai đoạn 2006-2010
với tổng nguồn vốn Ngân sách là 205 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn vốn này còn quá nhỏ
bé, chưa đủ cho nhu cầu thực thế và cần huy động thêm từ nhiều nguồn khác.
3.4. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch
Do đặc thù của ngành du lịch là sử dụng một lượng lớn lao động, kể cả lao
động ngoài xã hội cho các hoạt động dịch vụ. Chất lượng dịch vụ du lịch, ngoài sự
hấp dẫn của tài nguyên du lịch, sự tiện lợi của kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
ngành và các tiện nghi khác còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng nghề nghiệp, khả
năng giao tiếp, thái độ phục vụ của độ ngũ lao động. Vì vậy nếu không có sự đầu tư
phát triển nhân lực sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch.
Để có chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp cần tiến hành rà soát đánh
giá trình độ, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện có, kể cả cán bộ quản lý lẫn lao
động trực tiếp và gián tiếp của ngành; xác định lượng lao động, trình độ chuyên môn

phù hợp cần có trong các giai đoạn phát triển tiếp theo để có kế hoạch ngắn hạn và
dài hạn, bồi dưỡng bổ sung kiến thức, đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động
của ngành. Tăng cường phố hợp với các viện nghiên cứu, các trường Đai học, trường
nghiệp vụ và các chuyên gia đầu ngành, với các tỉnh bạn trong bồi dưỡng, đào tạo
nhân lực.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CSHT NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH
CỦA TỈNH PHÚ THỌ
1. Nhóm giải pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn
quy hoạch với kế hoạch; xây dựng các chương trình, dự án đầu tư
phát triển du lịch đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Sự yếu kém trong công tác xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch là một
trong những nguyên nhân cản trở quá trình thu hút vốn đầu tư cho phát triển ngành du
lịch tỉnh Phú Thọ. Việc xây dựng bản quy hoạch chi tiết phát triển du lịch của tỉnh
đến năm 2020 là việc cần thực hiện ngay lúc này. Để thực hiện tốt vấn đề này cần
tiến hành những giải pháp cụ thể sau:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các dự án trọng điểm về kết cấu hạ tầng kinh tế-
xã hội giai đoạn từ nay đến 2020, đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển của các
ngành và chính sách của Nhà nước đối với vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đảm bảo
đầu tư có trọng điểm, cân đối giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng của các nguồn vốn.
Tập trung đầu tư các dự án trọng điểm về giao thông, đô thị, hạ tầng du lịch, giáo
dục, y tế, môi trường...
- Điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch vùng,
quy hoạch của các Bộ, ngành trên địa bàn; chú trọng quy hoạch đất đai, quy hoạch
phát triển đô thị. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch quỹ đất sạch, quy hoạch quỹ đất
tổ chức đấu giá tạo vốn để đầu tư hạ tầng dịch vụ (giao thông, điện, nước, thông tin
liên lạc...) nhằm thu hút đầu tư phát triển sản xuất.
- Công khai quy hoạch các ngành và lĩnh vực, quy hoạch các cụm, khu, điểm
du lịch ; quy hoạch các làng nghề; danh mục các chương trình, dự án đầu tư du lịch
thuộc các nguồn vốn, định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn,

làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đầu tư. Cụ thể :
+ Xây dựng danh mục các chương trình, dự án phù hợp với định hướng phát
triển của các ngành và chính sách của Nhà nước đối với định hướng phát triển du lịch
vùng trung du miền núi Bắc Bộ, đảm bảo đầu tư có trọng điểm, cân đối giữa nhu cầu
và khả năng đáp ứng của các nguồn vốn đầu tư.
+ Tổ chức lại, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư vấn có chất
lượng, trang bị thêm phương tiện làm việc phù hợp để nâng cao chất lượng công tác
xây dựng quy hoạch phát triển; đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện theo
đúng quy hoạch, bảo đảm kỷ cương trong công tác quy hoạch.
2. Nhóm giải pháp 2: Huy động các nguồn lực cho phát triển du
lịch
Việc huy động vốn, tạo ra nguồn lực vốn là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện
mục tiêu phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Phú
Thọ. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung cho cơ sở hạ tầng, cho
việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, cho công tác tuyên truyền, quảng
bá du lịch của tỉnh, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch,..Còn nguồn vốn đầu tư
cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu
vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ khác,..thì phải huy động từ các doanh nghiệp, vốn
trong dân cư,..Để thực hiện được tốt nhiệm vụ huy động nguồn lực cho phát triển du
lịch, cần phải thực hiện tốt các bước từ việc xác định nhu cầu vốn đầu tư, xác định
khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, sau đó để đạt hiệu quả đầu tư phải tiến hành
lựa chọn các trọng điểm đầu tư và phân kỳ đầu tư.
2.1. Xác định nhu cầu vốn đầu tư
Đây là vấn đề mấu chốt để thực hiện các mục tiêu của Định hướng phát triển
du lịch tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Chỉ xét nhu cầu đầu tư cho trực tiếp ngành du
lịch (chưa tính đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội khác) thì theo ước tính, tổng
nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn trước 2010 là 109 triệu USD, giai đoạn sau 2010 là 375
triệu USD. Dự báo nguồn tích lũy từ GDP du lịch chỉ đáp ứng được một phần nhỏ,
phần còn lại phải dựa vào các nguồn vốn khác. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã xác
định nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch Phú Thọ chiếm

khoảng 40-45% tổng nguồn vốn (đầu tư cho các lĩnh vực đầu tư hạ tầng du lịch, công
tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch), nguồn vốn này giữ
một vai trò như nguồn vốn mồi, tạo đòn bẩy hút các nguồn vốn đầu tư của các tổ
chức, cá nhân từ các thành phần kinh tế. Thành công của chương trình đầu tư hỗ trợ
hạ tầng du lịch từ ngân sách Nhà nước trên phạm vi toàn quốc còn cho thấy vai trò
quan trọng của nguồn vốn ngân sách. Do đó, tỉnh Phú Thọ cần phải cân đối để bố trí
đủ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho du lịch Phú Thọ phát
triển.
2.2. Xác định khả năng đáp ứng vốn đầu tư
2.2.1. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư đã xác định nguồn từ ngân sách Nhà nước cho
phát triển du lịch Phú Thọ chiếm khoảng 45% tổng nguồn vốn cho giai đoạn sau năm
2010 (đầu tư cho các lĩnh vực đầu tư hạ tầng du lịch, công tác quảng bá, xúc tiến du
lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch). Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách
Nhà nước cần :
- Tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của tỉnh.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm
chi ngân sách để dành ưu tiên cho đầu tư phát triển du lịch. Trong nhiều năm qua, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao, do đó có thể duy trì được trong
tương lai. Tuy nhiên do điều kiện sống trung bình của tỉnh còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo
cao, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn rất cần sự đầu tư của tỉnh nên
việc thực hiện tiết kiệm chi ngân sách cho đầu tư phát triển du lịch là khó thực hiện
được giai đoạn trước năm 2010.
- Kêu gọi trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, công trình
du lịch trọng điểm quốc gia như cụm khu du lịch Đền Hùng, Bến Gót, rừng quốc gia
Xuân Sơn,…

×