Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do tai biến thiên nhiên ở vùng ven biển thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam : Luận văn ThS. Kiểm soát và bảo vệ môi trường: 608501

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÍ

Lê Tố Uyên

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO
TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở VÙNG VEN BIỂN
THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Tố Uyên

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO
TAI BIẾN THIÊN NHIÊN Ở VÙNG VEN BIỂN
THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM
Ngành : Quản lí tài nguyên và môi trường
Mã số: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Hà Nội - 2018

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
KHOA HỌC


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lí tài nguyên và môi trường “Đánh giá
tính dễ bị tổn thương do tai biến thiên nhiên đến dải ven biển thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam" được hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, Học viên đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết Học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Ngô Văn
Liêm, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ Học viên trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm Khoa cùng các
thầy, cô trong Khoa Địa lý, phòng Sau Đại học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Học viên xin được cảm ơn đề tài “Luận cứ khoa học cho việc thiết lập và giải
pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ biển Việt Nam”; Mã số: KC.09.17/16-20, do
PGS.TS Đặng Văn Bào làm chủ nhiệm, đã hỗ trợ em trong quá trình khảo sát thực địa,
thu thập tài liệu, cơ sở dữ liệu và hoàn thiện luận văn.
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, Học viên còn nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cán bộ UBND xã Cẩm Thanh, Cục thống kê thành phố Hội An, chú
Huỳnh Ty trong quá trình khảo sát và thu thập tài liệu tại địa phương. Học viên xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến những sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã không ngừng động viên, chia sẻ và hỗ trợ rất nhiều trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Lê Tố Uyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu ................................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ ................................................................................................................. 2
4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn ............................................................................ 2
6. Cơ sở dữ liệu ............................................................................................................ 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................. 3
8. Cấu trúc luận án ....................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG DO TAI BIẾN THIÊN NHIÊN ....................................................... 4
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu........................................................................... 4
1.1.1. Những khái niệm về tai biến thiên nhiên....................................................... 4
1.1.2. Một số dạng tai biến thiên nhiên thường gặp ở Việt Nam ............................ 5
1.1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ............................................................... 6
1.2. Cơ sở lí luận nghiên cứu tính dễ bị tổn thương. .................................................. 13
1.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 17
1.3.1. Quan điểm tiếp cận ...................................................................................... 17
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20

CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 26
2.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 26
2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................................. 28
2.2.1. Đặc điểm địa hình – địa mạo ....................................................................... 28
2.2.2. Đặc điểm khí hậu ......................................................................................... 29
2.2.3. Đặc điểm thủy văn ....................................................................................... 30
2.2.4. Các nguồn tài nguyên tự nhiên .................................................................... 31
2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ................... 35
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................................................. 36


2.3.1. Dân cư – lao động........................................................................................ 36
2.3.2. Đặc điểm kinh tế .......................................................................................... 37
2.3.3. Đặc điểm xã hội ........................................................................................... 43
2.3.4. Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật. ................................................................... 45
2.3.5. Đặc điểm tài nguyên nhân văn .................................................................... 47
2.3.6. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường ...................... 50
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO TAI BIẾN THIÊN
NHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................................................... 53
3.1. Thực trạng tai biến thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu ...................................... 53
3.1.1. Xói lở bờ biển và xói lở bờ sông ................................................................. 53
3.1.2. Ngập lụt ....................................................................................................... 60
3.1.3. Bão ............................................................................................................... 62
3.1.4. Nước biển dâng............................................................................................ 64
3.1.5. Xâm nhập mặn ............................................................................................. 66
3.2. Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương ............................................................... 70
3.2.1. Thông tin chung về mẫu .............................................................................. 71
3.2.2. Đánh giá về chỉ số nhạy cảm ....................................................................... 72
3.2.3. Đánh giá về chỉ số phơi nhiễm .................................................................... 75

3.2.4. Đánh giá về sự thích ứng của người dân do tai biến thiên nhiên ............... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 85
1.

Kết luận ................................................................................................................. 85

2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 87
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 91
1. Bảng hỏi hộ gia đình .............................................................................................. 91
2. Ảnh khảo sát thực địa ............................................................................................ 97


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Số lượng phiếu điều tra chia theo khối/thôn tại hai Phường Cẩm An, Cửa
Đại và xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam ....................................... 21
Bảng 1.2. Bảng chỉ thị các thành phần theo tính dễ bị tổn thương ................................................23
Bảng 3.1: Xói lở, bồi tụ bờ biển tại khu vực Cửa Đại - Hội An (1965-2013) ............ 57
Bảng 3.2: Mức độ xảy ra xói lở bờ biển so với trước năm 2012 ................................. 59
Bảng 3.3: Mức độ tác động của xói lở bờ biển đến hộ gia đình .................................. 59
Bảng 3.4: Mức độ xảy ra ngập lụt so với trước năm 2012 .......................................... 61
Bảng 3.5: Mức độ tác động của ngập lụt đến hộ gia đình ........................................... 61
Bảng 3.6: Mức độ xảy ra bão so với trước năm 2012 .................................................. 63
Bảng 3.7: Mức độ tác động của bão đến hộ gia đình ................................................... 63
Bảng 3.8: Mức độ xảy ra nước biển dâng so với trước năm 2012 ............................... 65
Bảng 3.9: Mức độ tác động của nước biển dâng đến hộ gia đình ................................ 65

Bảng 3.10: Mức độ xảy ra xâm nhập mặn so với trước năm 2012 .............................. 68
Bảng 3.11: Mức độ tác động của xâm nhập mặn đến hộ gia đình ............................... 68
Bảng 3.12: Số lượng phiếu điều tra tại 2 phường Cẩm An, Cửa Đại và tại xã Cẩm
Thanh thành phố Hội An .............................................................................................. 71
Bảng 3.13: Số lượng phiếu điều tra cụ thể tại tường khối/ thôn .................................. 72
Bảng 3.14: Số lượng nam nữ đã phỏng vấn ................................................................. 72
Bảng 3.15: Mô tả các yếu tố của chỉ số nhạy cảm ....................................................... 73
Bảng 3.16: Chỉ số nhạy cảm quy đổi của các hiện tượng tai biến thiên nhiên ............ 74
Bảng 3.17: Số lượng và tỷ lệ hộ chia theo độ nhạy cảm............................................. 74
Bảng 3.18: Số lượng và tỷ lệ hộ chia theo khoảng cách từ nhà đến sông ................... 75
Bảng 3.19: Số lượng và tỷ lệ hộ chia theo khoảng cách từ nhà đến biển .................... 75
Bảng 3.20: Số lượng và tỷ lệ hộ chia theo khoảng cách từ nhà đến khu trung tâm..... 76
Bảng 3.21: Chỉ số nhạy cảm quy đổi của các hiện tượng tai biến thiên nhiên ............ 76
Bảng 3.22: Số lượng và tỷ lệ hộ chia theo chỉ số lộ diện............................................. 76


Bảng 3.23: Phương thức ứng phó với tai biến thiên nhiên trong canh tác nông nghiệp ..... 81
Bảng 3.24: Phương thức ứng phó với tai biến thiên nhiên trong nuôi trồng thủy sản ......... 82
Bảng 3.25: Phương thức ứng phó với tai biến thiên nhiên trong đánh bắt thủy sản... 83
Bảng 3.26: Phương thức ứng phó với tai biến thiên nhiên trong hoạt động du lịch .... 83


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu ......................................................................... 21
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Hội An ........................................................ 29
Hình 2.2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thành phố Hội An năm 2016 ........................... 33
Hình 3.1: Các khu vực bị ảnh hưởng bởi xói mòn bờ biển và bờ sông ....................... 54
Hình 3.2: Sơ đồ biến động đường bờ biển khu vực Cửa Đại thời kỳ 1965 – 2013 ............... 55
Hình 3.3 : Sơ đồ xói lở, bồi tụ tại khu vực Cửa Đại (Hội An) thời kỳ 1965 – 2013 ... 56

Hình 3.4: Diện tích đất có khả năng bị ngập nước do mực nước biển dâng cao ........ 64
Hình 3.5: Các khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn vào năm 2020 .................... 67
Hình 3.6: Tổng hợp nhận thức của người dân về tần suất xuất hiện của các hiện tượng
tai biến thiên nhiên so với trước năm 2012 .................................................................. 69


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

IPCC

: Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO : Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc
TBTN

: Tai biến thiên nhiên

TDBTT

: Tính dễ bị tổn thương



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện
tượng khí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước
biển dâng cao. Trong bối cảnh BĐKH diễn ra bất thường như hiện nay, các vùng
duyên hải tạo thành những hệ sinh thái đa dạng nhất xong cũng là những nơi dễ bị tổn
thương nhất trên thế giới. Những dải ven biển thường là nơi chịu tác động nghiêm
trọng của lũ lụt, bão, sóng thần và tỷ lệ xói lở bờ biển tăng cao. Tác động của hiệu ứng
nhà kính (do khí nhà kính phát ra do ô nhiễm) dẫn tới hiện tượng Trái Đất nóng lên có
ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các khu vực ven biển. Theo ước tính gần đây được dự
báo, khí hậu toàn cầu sẽ ấm lên khoảng 0,2oC mỗi thập kỷ trong 20 năm tới (IPCC,
2007). Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển có thể tăng 1,5m (Strohecker, 2008) do
nước nóng và băng tan. Sự gia tăng mực nước biển dâng và có thể gia tăng cường độ
và tần suất lốc xoáy (Unnikrishnan và cộng sự, 2006) liên quan đến tăng nhiệt độ bề
mặt biển, sẽ gây ra những hiện tượng nghiêm trọng như xói mòn ven biển và rút lui bờ
biển (Pye và Blott, 2006). Ngoài các mối đe dọa do thiên tai, các giải ven biển còn
phải đối mặt với gia tăng dân số và áp lực phát triển ngày càng tăng. Sự phát triển kinh
tế của con người khu vực ven biển gây ảnh hưởng đến hoạt động ven biển tự nhiên,
đặc biệt là sự cân bằng giữa các môi trường bờ biển trên mặt đất – bãi biển và bờ biển.
Tỉnh Quảng Nam có diện tích 10.406km2, nằm ở ven biển Trung Trung Bộ Việt
Nam. Quảng Nam có 2 di sản văn hóa thế giới (khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An)
và khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm. Tuy nhiên, đây cũng là nơi hứng chịu nhiều
thiên tai liên quan đến dòng chảy như hạn hán, lũ lụt. Thành phố Hội An, cách Đà
Nẵng khoảng 25 km về phía nam của tỉnh Quảng Nam. Nằm trên vùng đồng bằng ven
biển, ở cửa sông của lưu vực sông Thu Bồn, nơi các sông Thu Bồn, Đèo Vò và Cổ Cò
hội tụ. Hội An còn nằm trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500 km vùng duyên hải
miền Trung, là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên kết kinh tế giữa các
địa phương trong vùng. Khu vực lân cận Hội An đã và đang hình thành các khu kinh
tế, khu cảng phi thuế quan, các khu đô thị mới với quy mô lớn. Tuy nhiên, vùng ven

biển và lưu vực sông có đặc điểm là độ cao thấp, với nền tảng địa hình không ổn định,
do đó chúng rất dễ bị xói mòn. Chế độ thuỷ văn của các sông Thu Bồn và sông Ðáy
Vũng có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan thuỷ văn của thành phố. Đặc biệt, từ năm 2014
hiện tượng xói lở bờ biển tại bờ biển Cửa Đại diễn ra ngày càng phức tạp mà nghiêm
trọng, gây ra những thiệt hai lớn cho du lịch tại Hội An.
Khu vực dải ven biển thành phố Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói
chung đã có một số công trình nghiên cứu về tai biến thiên nhiên vùng ven biển. Tuy
1


nhiên, các nghiên cứu thường chưa quan tâm nhiều đến việc đánh giá mức độ tổn
thương do tai biến thiên nhiên của khu vực.
Vì vậy việc nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do tai biến thiên nhiên sẽ góp
phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc ra quyết định phòng chống và giảm nhẹ thiệt
hại do tai biến thiên nhiên gây ra. Từ lí luận và thực tiễn đã nêu trên, Học viên đã chọn
đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình là “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do tai biến
thiên nhiên đến dải ven biển thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam".
2. Mục tiêu
Nghiên cứu làm rõ tính dễ bị tổn thương do tai biến thiên nhiên đến dải ven
biển thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam; từ đó đánh giá năng lực thích ứng của người
dân trước những tác động của các hiện tượng tai biến thiên nhiên.
3. Nhiệm vụ
- Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề và khu vực nghiên cứu.
- Tổng hợp các công trình nghiên cứu về tai biến thiên nhiên cũng như về đề tài
đánh giá tính dễ bị tổn thương để lựa chọn phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương
do tai biến thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu.
- Tổng hợp các điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội, và thực trạng tác động của tai
biến thiên nhiên tới khu vực nghiên cứu.
- Từ số liệu thực tế đã điều tra và phương pháp đã chọn tính các chỉ số thành
phần của tính dễ bị tổn thương tại khu vực nghiên cứu.

4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu về cở sở lý luận, đánh giá tình hình và phương pháp nghiên cứu
tính dễ bị tổn thương do tai biến thiên nhiên.
- Nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực và mối liên quan của
nó với các tai biến thiên nhiên gặp phải.
- Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các loại tai biến diễn ra tại đây và tính dễ bị tổn
thương do tai biến thiên nhiên của người dân tại khu vực nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Phạm vi không gian: Là thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, trong đó đề tài tập
trung vào 02 phường Cẩm An, Cửa Đại và xã Cẩm Thanh. Đây là 3 xã/phường của
thành phố Hội An thường bị ảnh hưởng lớn nhất của các dạng tai biến thiên nhiên.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá được tiến hành trong khoảng thời gian
là 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2017.
- Phạm vi khoa học: Nghiên cứu tập trung vào đánh giá (i) tần suất của các loại
tai biến thiên nhiên so với khoảng thời gian 5 năm trước; (ii) mức độ ảnh hưởng của
tai biến thiên nhiên đối với khu vực nghiên cứu và (iii) đánh giá tính dễ bị tổn thương
2


do các loại tai biến thiên nhiên tới các hộ dân trong đó chỉ số nhạy cảm và chỉ số lộ
diện sử dụng phương pháp định lượng còn chỉ số thích ứng sử dụng phương pháp định
tính thông qua việc đánh giá các nguồn vốn sinh kế.
6. Cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
Các số liệu, dữ liệu được học viên trực tiếp thu thập trong quá trình tham gia đề
tài “Luận cứ khoa học cho việc thiết lập và giải pháp quản lý hành lang bảo vệ bờ
biển Việt Nam”; Mã số: KC.09.17/16-20, do PGS.TS Đặng Văn Bào làm chủ nhiệm.
Trong đó, Học viên được tham gia quá trình thực địa để thu thập các thông tin, dữ liệu
liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bảng hỏi điều tra hộ gia đình và các tư liệu thực tế
khác tại các điểm khảo sát.

Luận văn còn sử dụng các số liệu thống kê, kiểm kê qua các năm liên quan đến
khu vực nghiên cứu từ niên giám thống kê của thành phố Hội An.
Các tài liệu, các kết quả nghiên cứu của các đề tài, luân văn, luận án cũng như
các tạp chí, sách báo,… về các lĩnh vực liên quan của phố Hội An cũng được Học viên
tham khảo, kế thừa.
Ngoài ra, Học viên còn sử dụng các tài liệu bản đồ liên quan đã được xuất bản
về khu vực nghiên cứu như: bản đồ hành chính, địa hình, địa mạo, địa chất, xói lở bờ
sông, biển,…
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu làm phong phú thêm cơ sở lý luận của nghiên
cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do tai biến thiên nhiên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đánh giá về tính dễ tổn thương do tai biến thiên
nhiên sẽ góp phần đề xuất các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên
đối với người dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu, phục vụ
công tác quy hoạch và quản lý lãnh thổ.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do tai
biến thiên
Chương 2: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do tai biến thiên nhiên tại dải ven
biển thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ
TỔN THƢƠNG DO TAI BIẾN THIÊN NHIÊN
1.1.


Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Những khái niệm về tai biến thiên nhiên
a. Tai biến thiên nhiên
Vũ Văn Phái (2006) cho rằng tai biến thiên nhiên (TBTN) là một quá trình và
sự kiện tự nhiên có đe dọa tiềm ẩn đối với tính mạng và tài sản của con người. Chính
quá trình và các sự kiện không phải là tai biến, nhưng trở thành như vậy vì con người
sử dụng đất đai [15].
Tai biến thiên nhiên là các hiện tượng tự nhiên cực đoan hoặc hiếm hoi có
nguồn gốc khác nhau (khí tượng – thủy văn, địa chất – địa mạo, v.v.) xảy ra trên quy
mô cũng rất khác nhau từ toàn cầu, khu vực cho đến cục bộ địa phương, hoặc là khả
năng có thể xảy ra một sự kiện cực đoan nào đó (động đất, lũ lụt, hạn hán, trượt đất,
v.v.) có sức phá hoại tiềm ẩn trên một lãnh thổ nào đó. Khi một hiện tượng tự nhiên có
thể là mối đe dọa đối với đời sống hoặc tài sản của con người gọi là tai biến thiên
nhiên.
Tai biến thiên nhiên sẽ trở thành tai họa khi vượt qua giới hạn, tác động lên khu
vực nhạy cảm làm tổn thương tới con người, gây ra sự phá hoại đáng kể đối với sự
sống và tài sản của con người. Chẳng hạn, một trận lũ trung bình tràn lên bãi bồi sau
mỗi chu kỳ vài năm thường không gây ra nhiều thiệt hại. Nhưng khi có một trận lũ lớn
tấn công, thì nó có thể dẫn đến tai họa làm chết người, làm thiệt hại lớn cả về người và
của [15]. Tai họa là một sự kiện tai biến xảy ra qua thời gian hạn chế kéo dài trong một
vùng xác định.
Các tiêu chí cho tai họa tự nhiên gồm: (i) Hơn 10 người chết; (ii) Hơn 100
người bị ảnh hưởng; (iii) Tình trạng khẩn cấp được tuyên bố; (iv) Sự giúp đỡ quốc tế
được yêu cầu. Nếu bất kỳ một trong bốn tiêu chí này được áp dụng thì sự kiện được
xem là tai họa tự nhiên.
Tai họa diễn ra ở quy mô lớn và có sức tàn phá mạnh thì gọi là thảm họa
(Catastrophe). Thảm họa là một tai họa lớn đòi hỏi chi phí lớn và thời gian lâu dài có
thể là vài năm để khắc phục những thiệt hại đã xảy ra. Thảm họa (Catastrophe): Là
một tai biến thiên nhiên có sức phá hoại ghê gớm – làm chết nhiều người, phá hủy tài

sản trên diện rộng [15].v.v.
Tai biến thiên nhiên là các sự kiện xảy ra một cách tự nhiên có động tiêu cực
đến con người hoặc môi trường. Một số tai biến tự nhiên có quan hệ qua lại với nhau
4


như động đất có thể gây ra sóng thần và hạn hán có thể dẫn đến nạn đói một cách trực
tiếp. Một ví dụ cụ thể giữa tai biến tự nhiên và thảm họa tự nhiên là trận động đất San
Francisco 1960 là một thảm họa, mặc dù các trận động đất là dạng tai biến. Do nó ảnh
hưởng lớn tới con người với số lượng tử vong lớn hơn 10, bị thương trên 100 và gây
thiệt hại 100,000 USD [15].
Tai biến thiên nhiên là một dạng thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu
vực nhất định như: (sấm, sét,..), hay một quốc gia (hạn hán, ngập lụt…) hoặc có thể
cho toàn thế giới (Warming Global, En Nino, La Nina,…) sự đe dọa hoặc xác suất xảy
ra của một hiện tượng có khả năng gây thiệt hại trong một khoảng thời gian nhất định
và khu vực [15].
b. Phân loại tai biến thiên nhiên
Phân loại tai biến thiên nhiên theo nguồn gốc phát sinh ta được ba nhóm chính:
(i) Nhóm tai biến có nguồn gốc từ khí quyển bao gồm: tuyết, bão tuyết, bão, tố lốc, vòi
rồng, sương mù, sương giá,… (ii) Nhóm tai biến có nguồn gốc từ thủy quyển gồm có:
lũ lụt, hạn hán, mưa đá, lũ quét, mưa đá,…(iii) Nhóm thứ ba là tai biến có nguồn gốc
địa quyển: động đất, núi lửa, sóng thần, xói mòn, xói lở bờ biển sông, trượt lở ngầm,…
1.1.2. Một số dạng tai biến thiên nhiên thường gặp ở Việt Nam
Việt Nam được xem là nước thường xuyên xảy ra các thảm họa thiên nhiên và
là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực
đoan. Trong tình hình BĐKH diễn ra như hiện nay thì Việt Nam cũng là nước phải
chịu ảnh hưởng nặng nề. Các loại tai biến chính thường xuyên xảy ra tại Việt Nam:
ngập lụt, bão, lũ lụt, xói mòn, xâm nhập mặn, nước biển dâng. Ngoài ra còn có các tai
biến hạn hán, trượt đất, các tai biến động đất, sóng thần ít xảy ra. Trong khuôn khổ
luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các loại tai biến diễn ra tại vùng ven biển Hội An,

Quảng Nam (xói lở bờ biển, ngập lụt, bão, xâm nhập mặn, nước biển dâng) [16].
Xói lở bờ biển/ bờ sông: là kết quả của hoạt động địa động lực biển hoặc địa
động lực biển kết hợp địa động lực dòng sông, thường xuyên xảy ra ở các bờ biển trên
toàn thế giới với những mức độ, cường độ và phạm vi ảnh hưởng khác nhau [9].Trong
vài năm trở lại đây, quá trình xói lở ở bờ biển nước ta diễn ra ngày càng nghiêm trọng
và gây nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của nhân dân ven biển. Nhiều nhà
cửa, các công trình phúc lợi công cộng bị tàn phá và diện tích đất đai bị thu hẹp. Vùng
biển Cửa Đại (Hội An) là một trong những vùng bờ xói lở mạnh nhất cả nước.
Ngập lụt: là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng
có thể dùng để chỉ ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi
5


nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất
được đê bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo
mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng
nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định
cư khác (MSN Encarta Dictionary; Glossary of Meteorology 2009).
Bão: Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết
cực đoan [6].
Nước biển dâng: Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu,
trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão... Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt
độ của đại dương và các yếu tố khác (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Xâm nhập mặn: là sự tích tụ quá nhiều muối hòa tan trong đất. Xâm nhập mặn
bên cạnh sự axit hóa là một trong hai kết quả lâu dài của sự phát triển đất. Xâm nhập
mặn xảy ra khi sự bốc hơi trong sáu đến chín tháng trong một năm lớn hơn lượng mưa.
Thêm vào sự phát triển tự nhiên của đất, xâm nhập mặn được tăng tốc đáng kể thông
qua hành động của con người như quá trình thủy lợi.
1.1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

a. Trên Thế giới
Trên thế giới, TDBTT đã được nghiên cứu ở rất nhiều quy mô khác nhau như
đối với một vùng lãnh thổ/khu vực (đới ven biển, hệ thống đảo...), một hệ sinh thái,
một hệ thống tự nhiên hay một cộng đồng người vv... trên nhiều lĩnh vực như kinh tế xã hội, môi trường, tự nhiên, thiên tai và đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực BĐKH.Với
cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, các nghiên cứu TDBTT trên thế giới đã và đang
có những đóng góp đáng kể trong quy hoạch,ứng phó khẩn cấp đối với các tai biến,
thiếu hụt lương thực, nạn đói, phát triển kinh tế, làm cơ sở cho đánh giá môi trường
chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng, hình thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn
tài nguyên – môi trường biển, đô thị, hoạch định chính sách, định hướng quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội cũng như thiết lập khung cho quản lý tổng hợp đới bờ tiếp
cận gần với mục tiêu phát triển bền vững.
Tính dễ bị tổn thương trong các nghiên cứu cụ thể được xem xét trong những
hoàn cảnh và nguyên nhân rất đa dạng như sự BĐKH toàn cầu, sự biến động giá cả
hàng hóa trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế,
chiến tranh, khủng bố, những tai biến thiên nhiên, suy thoái môi trường vv.... Lịch sử
nghiên cứu TDBTT được ghi nhận từ hơn 20 năm qua và đặc biệt được quan tâm
6


nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX, thể hiện trong các công trình của Watts, M.J.
và Bohle, H.G. (1993); Blaikie và nkk (1994); Adams, R.H. (1995); Adger, W.N.
91996); Cục Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ – NOAA (1999); Sander
Evan der Leeuw và Chr. Aschan-Leygonie (2000); Adger, W.N. và Kelly, P.M.
(2001); Poul Mathieu (2001); Holger Hoff (2001). Vào cuối thế kỷ XX, một số mô
hình về tổn thương và phương pháp đánh giá TDBTT dựa trên các thông số được
lượng hóa có hệ thống đã được định hình trên thế giới như phương pháp của NOAA,
phương pháp của Cutter.
Trong các nghiên cứu TDBTT của NOAA (1999, 2001) và Cutter (1996, 2000,
2007, 2009, 2010), các bản đồ phân vùng mức độ tổn thương đã được xây dựng trên
cơ sở các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ các đối tượng dễ

bị tổn thương. Kết quả của các công trình này đã thể hiện được tính ưu việt trong việc
dự báo mức độ bị tổn thương do tai biến cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu
thiệt hại, là cơ sở quan trọng trong quy hoạch, hoạch định chính sách quản lý và phát
triển. Đặc biệt, các nghiên cứu của NOAA (1999) đã xây dựng quy trình đánh giá
TDBTT và những ứng dụng của việc đánh giá này (quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài
nguyên và tăng khả năng giảm thiểu, tái phát triển và xây dựng sơ sở hạ tầng, phục hồi
các công trình bị hư hỏng, đưa ra các chính sách đầu tư và phát triển cần được ưu
tiên…).
Trong nghiên cứu của Cutter (1996) đã đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên
- xã hội. Nguồn gốc của tổn thương xã hội có thể được bắt đầu từ các đánh giá về chất
lượng cuộc sống và các nghiên cứu về sự sống trong khoa học xã hội và khoa học hành
vi trong suốt những năm 50 và 60. Những nghiên cứu ban đầu của Cutter đi sâu vào
tìm hiểu các đặc điểm thuận lợi hay không thuận lợi của khu vực cho con người định
cư. Trong đó, nhận định TDBTT của hệ thống tự nhiên - xã hội có thể thay đổi theo
thời gian do sự biến động của các yếu tố gây tai biến, sự thay đổi năng lực của cộng
đồng đối phó với tai biến. Mức độ thiệt hại do tai biến không chỉ phụ thuộc vào bản
thân các tai biến (cường độ, quy mô, tần suất…) mà còn phụ thuộc vào đặc tính và khả
năng bị tổn thương của đối tượng chịu tác động của tai biến. Mô hình đánh giá này có
ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho việc phòng tránh tai biến và xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội theo cách tiếp cận “tiên đoán và ngăn chặn” những tác động tiêu
cực của tai biến.
Đến năm 2003, trong nghiên cứu TDBTT, Cutter đã xây dựng được bộ chỉ số
đánh giá TDBTT tổn thương xã hội (SoVI - Social Vulnerability Index) cho một vùng
cụ thể. Bộ chỉ số SoVI gồm 42 tham số kinh tế xã hội, nhân khẩu và môi trường để xác
7


định mức khả năng phục hồi sau tai biến của các khu vực ở Hoa Kỳ. Chất lượng cuộc
sống của con người (loại và kiến trúc nhà ở, cơ sở hạ tầng,…); môi trường tác động
cũng rất quan trọng để hiểu rõ tổn thương xã hội, đặc biệt là những đặc điểm ảnh

hưởng đến khả năng thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về người do tai biến thiên nhiên.
Chính vì vậy, bộ chỉ tiêu được xây dựng có vai trò quan trọng trong kiểm soát những
biến đổi trong tổn thương xã hội về cả khía cạnh không gian và thời gian.
Các mô hình nghiên cứu của NOAA và Cutter chủ yếu tập trung vào nghiên
cứu xây dựng các bản đồ về phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ phân
bố các đối tượng dễ bị tổn thương, từ đó thành lập bản đồ đánh giá TDBTT. Để làm
được điều đó phải có một cơ sở dữ liệu tin cậy, chi tiết, và được thu thập một cách có
hệ thống nhờ sự phối hợp của rất nhiều cơ quan khác nhau (khoa học tự nhiên, khoa
học kỹ thuật và khoa học xã hội). Các phương pháp này đã chứng tỏ được tính ưu việt
của chúng trong việc dự báo TDBTT do những tai biến tiềm tàng, trên cơ sở đó đề
xuất các biện pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại và là cơ sở quan trọng trong
nghiên cứu TDBTT.
Ngoài bộ chỉ số mà Cutter đã xây dựng, đến năm 2004 trong các nghiên cứu
của mình, SOPAC đã đưa ra bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thương môi trường (EVI
– Environmental Vulnerability Index). Đối với từng yếu tố gây tổn thương cho môi
trường đều được định lượng và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thương. Chỉ số tổn
thương môi trường là cơ sở để đánh giá phúc lợi xã hội và được thiết kế để đánh giá cả
TDBTT kinh tế và xã hội, cung cấp cái nhìn sâu rộng vào các quá trình tiêu cực có thể
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu có ý
nghĩa lớn cho các nước đang phát triển thuộc nam Thái Bình Dương, đồng thời là dữ
liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế bền vững tại khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trong bối cảnh Biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn ra phức tạp như hiện nay, các
công trình nghiên cứu TDBTT do BĐKH gây ra cũng ngày càng được chú trọng, trong
đó tiêu biểu có các nghiên cứu của IPCC (2007). Nghiên cứu của IPCC đã chỉ ra 7 yếu
tố quan trọng khi đánh giá TDBTT, đó là: 1) Cường độ tác động; 2) Thời gian tác
động; 3) Mức độ dai dẳng và tính thuận nghịch của tác động; 4) Mức độ tin cậy trong
đánh giá tác động và TDBTT; 5) Năng lực thích ứng; 6) Sự phân bố các khía cạnh của
tác động và TDBTT; và 7) Tầm quan trọng của hệ thống khi gặp nguy hiểm. Các yếu
tố này có thể được sử dụng kết hợp với việc đánh giá những hệ thống có mức độ nhạy
cảm cao với các điều kiện về khí hậu như đới ven biển, hệ sinh thái, các chuỗi thức

ăn... Kết quả của nghiên cứu này có giá trị rất cao trong điều kiện hiện nay do phù hợp
8


với xu thế của BĐKH đang diễn ra trên toàn cầu và có thể áp dụng được tại nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.
Trong các công trình nghiên cứu TDBTT liên quan đến BĐKH còn có thể kể
đến các công trình nghiên cứu TDBTT cả đới ven bờ do dâng cao mực nước biển
(Thieler, E. Robert và cộng sự, 2001). Trong đó đã xây dựng được chỉ số tổn thương
của đới bờ (CVI – Coastal Vulnerability Index) gồm 6 chỉ số: địa mạo, tỉ lệ thay đổi
đường bờ lịch sử, độ dốc đường bờ, thay đổi mực nước biển, chiều cao sóng trung
bình, mức độ triều trung bình. Cụ thể hơn về TDBTT do mực nước biển dâng tác động
đến đời sống người dân được thể hiện trong các nghiên cứu của IPCC – CZMS. Các
nghiên cứu đã đề xuất phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương đơn giản nhằm xác
định và đánh giá các tác động của mực nước biển dâng đến đời sống người dân trên bề
mặt hành tinh và được ứng dụng tại nhiều nơi. Phương pháp này kết hợp các nhận định
của chuyên gia với dữ liệu về các đặc tính vật lý và kinh tế - xã hội, từ đó phân tích,
ước tính phổ các tác động của mực nước biển dâng bao gồm cả phần giá trị mất đi của
các vùng đất và đất ngập nước. Các thông tin thu được từ cách đánh giá này được sử
dụng như là cơ sở cho các bước mô hình hóa tiếp theo. Phương pháp bao gồm 7 bước:
(1) xác định khu vực nghiên cứu; (2) thu thập và phân tích các đặc trưng khu vực
nghiên cứu; (3) xác định các yếu tố phát triển kinh tế xã hội tương ứng; (4) đánh giá
các biến động về mặt vật lý; (5) xây dựng chiến lược ứng phó; (6) đánh giá hồ sơ dễ bị
tổn thương; (7) xác định các nhu cầu trong tương lai. Tuy nhiên, đến 1999 Klein và
Nicholls đã chỉ ra 5 hạn chế cơ bản của phương pháp này liên quan đến các ràng buộc
về kỹ thuật và khả năng cung cấp số liệu trong việc mô hình hóa hệ thống và đánh giá
định lượng. Conner (2007) đã đưa các biện pháp công trình và phi công trình vào tính
toán chỉ số tổn thương lũ, nó thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng dân cư mà
không xét đến sự phơi nhiễm của cộng đồng đó trước nguy cơ lũ. Hay Sebastian
(2010) đã xác định tính tổn thương lũ là sự kết hợp giữa xác suất, tác động (thiệt hại)

và khả năng chống chịu. Theo như nghiên cứu này chưa xét đến phơi nhiễm, khả năng
phục hồi của hệ thống, chưa xét đề cập ảnh hưởng của vùng miền (các yếu tố tự nhiên)
nên chưa hoàn chỉnh hay nói cách khác chưa biểu diễn được mối tương tác tự nhiên –
kinh tế xã hội khi xem xét bài toán tổng hợp đánh giá tính dễ bị tổn thương.
b. Tại Việt Nam
Khái niệm và những nghiên cứu về TDBTT mới được thực hiện ở Việt Nam
trong thời gian gần đây, bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX.
Theo luận văn của Lê Hà Phương đã viết thì lần đầu tiên TDBTT được nghiên
cứu tại Việt Nam là vào các năm 1994 – 1996, do Tom.G và cộng sự đã nghiên cứu về
9


TDBTT của đới bờ Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển và BĐKH [16]. Nghiên cứu
này đã chỉ ra được khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu người dân ở các đồng bằng
ven biển. Cho đến năm 1999, TDBT đã được mở rộng nghiên cứu không chỉ ở khía
cạnh tự nhiên mà còn ở khía cạnh xã hội và khả năm phụ hồi ở Việt Nam khi môi
trường thay đổi. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định bởi
Adger và cộng sự. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sự bất công bằng trong thu nhập và
phúc lợi địa phương do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 gây ảnh
hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải đối mặt với cả sự
thay đổi về thể chế tổ chức và những ảnh hưởng của sự BĐKH.
Trong giai đoạn 2001 – 2002, Mai Trọng Nhuận và nhóm nghiên cứu đã thực
hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương của đới duyên hải Nam Trung
Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững”. Trong
công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng được phương pháp luận và quy
trình đánh giá TDBTT cho đới duyên hải. Qua đó, bước đầu thiết lập được quy trình
công nghệ thành lập bản đồ TDBTT của tài nguyên và môi trường đới duyên hải Nam
Trung Bộ[16]. Kết quả nghiên cứu đã mang lại những thành tựu to lớn, đóng góp phần
quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ nguồn tài
nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền

Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh
BĐKH đang diễn ra hết sức phức tạp và đang đặt ra thách thức rất lớn cho toàn nhân
loại, Mai Trọng Nhuận cùng các cộng sự đã có thêm những nghiên cứu về tổn thương
do BĐKH gây ra (áp dụng cho thành phố Hạ Long, cửa sông Hồng, Chân Mây - Lăng
Cô,…). Trên cơ sở những nghiên cứu đó, nhóm tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp
nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với
BĐKH.
Năm 2005, bản đồ TDBTT đã được thành lập bởi Lê Thu Hiền trong nghiên
cứu về TDBTT tại đới ven biển Hải Phòng. Bản đồ TDBTT chỉ ra rõ các khu nội thành
cũ, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô
vực là những khu vực có TDBTT cao. Kết quả của nghiên cứu này đã góp phần vào
việc quản lý tổng hợp và phát triển bền vững đới ven biển Hải Phòng.
Năm 2008, tại hội thảo ở Quảng Ninh về “Địa chất biển Việt Nam và phát triển
bền vững” nhóm công tác của Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguyễn Thị Minh Ngọc và
cộng sự đã trình bày báo cáo “Đánh giá mức độ tổn thương của vịnh Tiên Yên – Hà
Cối (tỉnh Quảng Ninh), phục vụ quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi
trường”.
10


Năm 2009, Tổng cục Môi trường, Bộ TN &MT đã triển khai dự án “Điều tra,
đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt
Nam; Dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển” gồm nhiều hợp phần,
trong đó có “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường
vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền
vững”. Ngoài ra còn có các dự án nghiên cứu được tài trợ từ nước ngoài như: nghiên
cứu “Đánh giá tính dễ bị tổn thương và các tác động của BĐKH tại Cần Thơ” do quỹ
Rokefeller tài trợ năm 2009. “Giảm thiểu TDBTT do lũ lụt và bão ở tỉnh Quảng Ngãi;
và khả năng phục hồi của cộng đồng dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long do tai biến
thiên nhiên” do Chính phủ Úc hỗ trợ thực hiện năm 2004 – 2009.

Năm 2010, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã thực hiện và
xuất bản “Các kịch bản nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai tại
Việt Nam”. Cũng trong năm này, khái niệm TDBTT đã được mở rộng bao gồm các
vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Tác giả Mai Đăng đã đánh giá trọng số ảnh
hưởng của các yếu tố đến tính dễ tổn thương lũ như: mật độ dân số, nhận thức của
cộng đồng, các công trình phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác
trong nghiên cứu “Đánh giá các thông số rủi ro lũ ở vùng ngập lụt sông Đáy, đồng
bằng sông Hồng, Việt Nam” của mình.
Với đề tài “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị”,
Việt Trinh đã có cách tiếp cận rất mới đối với TDBTT. Với cách tiếp cận này, tác giả
đã dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn thương của cộng đồng với cùng các điều kiện kinh
tế - xã hội là giống nhau và chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong
khu vực nghiên cứu để đánh giá rủi ro do lũ dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ
tính dễ bị tổn thương, coi tính dễ tổn thương do lũ là một hàm của bản đồ sử dụng đất
và mật độ dân số chưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng.
Năm 2011, có rất nhiều dự án đánh giá tác động TDBTT do BĐKH tại vùng
Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long được thực hiện như: dự án “Tăng cường
năng lực quốc gia ứng phó với BĐKH ở Việt Nam nhằm giảm nhẹ tác động và kiểm
soát phát thải khí nhà kính”đã được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường triển khai với sự tài trợ của Tổ chức quốc tế UNDP, dự án được thực hiện trên
địa bàn các tỉnh Bình Định, Bình Thuận và Cần Thơ. Trong dự án có nhiệm vụ đánh
giá tác động, TDBTT do BĐKH ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất biện
pháp thích ứng.
Dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực nước và vệ sinh môi
trường tại tỉnh Bến Tre” thực hiện bởi AECOM Asia và kết thúc năm 2011. Nghiên
11


cứu này nêu tổng quan về TDBTT do BĐKH tại tỉnh Bến Tre và xác định những
huyện dễ bị tổn thương nhất đối với các lĩnh vực như tài nguyên nước, nghèo đói, các

hệ thống sinh kế và cơ sở hạ tầng và dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
Dự án “Nghiên cứu tác động của BĐKH đến Đồng bằng sông Cửu Long và đề
xuất các giải pháp thích ứng”, dự án do Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB tài trợ với
2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tập trung vào việc đánh giá các tác động và TDBTT do BĐKH đối
với 3 lĩnh vực chính tại 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, đó là: Năng lượng và Công
nghiệp, Giao thông vận thải và Quy hoạch đô thị, và Nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy
sản. Giai đoạn 1 kết thúc năm 2011.
- Giai đoạn 2: tập trung vào việc xác định các biện pháp thích ứng nhằm giảm
thiểu các tác động của BĐKH và lựa chọn ra những dự án ưu tiên để thu hút vốn đầu
tư. Giai đoạn 2 kết thúc năm 2013.
Ngoài ra còn có các dự án: Nghiên cứu Đánh giá TDBTT đối với BĐKH của
thành phố Cần Thơ” thuộc gói thầu Tư vấn xác định các phương án thích ứng và
phòng ngừa tác động của Biến đổi khí hậu cho Thành phố Cần Thơ, dự án “Nghiên
cứu thủy tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia
nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS)” do
DANIDA, Bộ Ngoại Giao Đan Mạch tài trợ với thời gian thực hiện 36 tháng từ 2012
đến 2015. Một trong những vấn đề đặt ra của dự án là Nghiên cứu đánh giá TDBTT
nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng cư dân vùng đồng bằng và ven
biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Năm 2012, nhóm tác giả Lê Anh Tuấn, Lê Văn Dũ và Tristan Skinner đã thực
hiện báo cáo “Đánh giá nhanh, tổng hợp tính tổn thương và khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu - Bến Tre, Việt Nam”. Bài nghiên cứu được hoàn thành trong khuôn
khổ dự án “Hợp tác Toàn cầu về Quản lý Nguồn nước” (WWF và Coca – Cola) và dự
án “Xây dựng Năng lực và Sản xuất bền vững” (WWF – DANIDA) bởi WWF. Kết
quả nghiên cứu đã đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái và cộng đồng địa
phương thuộc vùng dự án trước các mối hiểm họa biến đổi khí hậu và hoạt động nhân
sinh, xây dựng được các chiến lược thích ứng ưu tiên trong mối liên hệ giữa các hệ
sinh thái với sinh kế, xã hội và thể chế và xác định được các khả năng lồng ghép các
giải pháp EBA vào Kế hoạch Hành động Ứng phó với BĐKH và Kế hoạch Phát triển

Kinh tế - Xã hội tỉnh Bến Tre.
Năm 2014, Lê Hà Phương đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động và tính dễ
bị tổn thương do Biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
12


tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Trong bài nghiên cứu có sử khái niệm mới
nhất về tính dễ bị tổn thương của IPCC và khung khái niệm về sinh kế bền vững cùng
với phương pháp điều tra bằng phiểu câu hỏi để đánh giá mức độ tác động của các
hiện tượng thủy tai theo quan điểm của người dân địa phương. Kết quả luận văn đã mô
tả được những tác động của các hiện tượng thủy tai đến sự thay đổi các hoạt động sản
xuất và cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập của người dân tại khu vực nghiên cứu và nhận
biết được những kinh nghiệm và kiến thức bản địa mà người dân tại khu vực nghiên
cứu đã áp dụng trong việc ứng phó trước những tác động đó.
Hiện nay, Việt Nam đã có khá nhiều những nghiên cứu về TDBTT, đặc biệt là
đánh giá TDBTT do BĐKH. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đánh giá TDBTT
của một hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường do BĐKH và khả năng chống chịu đã
được áp dụng. Dù với những cách tiếp cận khác nhau nhưng cũng đều xem xét tới cả
những yếu tố bên trong và bên ngoài hệ thống trong việc đánh giá TDBTT do BĐKH.
Tuy nhiên, các hiện tương tai biến thiên nhiên hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp
do tác động của BĐKH cũng có những tác động rất lớn lên các hoạt động kinh tế - xã
hội và môi trường. Chúng ta cần thêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn về TDBTT,
cần có những đánh giá toàn diện hơn về các yếu tố gây ra TDBTT đến tất cả các lĩnh
vực tự nhiên và kinh tế-xã hội cho từng khu vực, địa phương cụ thể của Việt Nam. Vì
vậy, hướng nghiên cứu đánh giá TDBTT do tai biến thiên nhiên trong thời gian tới cần
phải được tiếp tục triển khai.
1.2.

Cơ sở lí luận nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng.


Tính dễ bị tổn thương (TDBTT) là một khái niệm khá trừu tượng, đươ ̣c đề cập
trong rất nhiều tài liệu và chưa được thống nhất. Trong 20 năm qua, đã có rất nhiều
khái niệm về tính dễ bị tổn thương (TDBTT) và việc sử dụng thuật ngữ liên quan đến
tính dễ bị tổn thương. Khái niệm về TDBTT đã có nhiều thay đổi và cũng có rất nhiều
hướng nghiên cứu khác nhau về TDBTT. TDBTT thường đi kèm với các nguy cơ tự
nhiên như lũ lụt, hạn hán và nguy cơ xã hội như nghèo đói, vv… Khái niệm TDBTT
do TBTN được sử dụng để biểu thị mức độ thiệt hại mà một khu vực dự kiến sẽ bị ảnh
hưởng do các tác động khác nhau của TBTN. Có nhiều nghiên cứu về TDBTT trên thế
giới và khái niệm về TDBTT cũng khác nhau tùy theo quan điểm của những nhà
nghiên cứu.
Tính dễ bị tổn thương bao hàm rất nhiều vấn đề, từ các biểu hiện vật lý
(Mitchell, 1989; Schneider và Chen, 1980; Barth và Titus, 1984), kinh tế, xã hội và tài
nguyên (Susman, O’Keefe, và Wisner 1983; Timmerman, 1981; Cannon, 1994) cho
đến các mối quan hệ của nơi xảy ra tai biến với hệ thống xã hội (Dow 1992; Cutter
13


1996, 2003)…Có rất nhiều những khái niệm dễ bị tổn thương được sử dụng, có thể chỉ
ra 3 trường phái về tính dễ bị tổn thương:
Quan điểm thứ (1): Chú trọng đến sự tiếp xúc với các hiểm họa sinh lý bao gồm
phân tích điều kiện phân bố các hiểm họa, khu vực diễn ra hiểm họa mà con người
đang sống, mức độ thiệt hại và phân tích các đặc trưng tác động (e.g., Heyman và cộng
sự. 1991, Alexander 1993).
"Tổn thương" có nguồn gốc từ chữ Latin có nghĩa là sự tổn hại. Ở một mức độ
rất cơ bản, dễ bị tổn thương có thể được định nghĩa là "khả năng bị thương" (Kates
1985, Dow 1992) hoặc "thiệt hại tiềm năng" (Cutter 1996). Tuy nhiên, định nghĩa
chung dễ bị tổn thương không chỉ định loại của sự thiệt hại hoặc các cá nhân, nhóm,
hoặc tổn thất xã hội (Cutter 1996, Dow 1992).
Quan điểm thứ (2): Chú trọng đến các khía cạnh xã hội và các tổn thương liên
quan đến xã hội nhằm đối phó với các tác động xấu trong cộng đồng dân cư bao gồm

cả khả năng chống chịu và khả năng tự phục hồi đối với hiểm họa (e.g., Blaikie và
cộng sự 1994, Watts and Bohle 1993).
Blaikie (1994) cho rằng: Dễ bị tổn thương có nghĩa là các đặc tính của một
người hoặc một nhóm về năng lực của họ có thể dự đoán, đối phó, chống lại, và phục
hồi từ tác động của thiên tai. Nó là sự kết hợp của các yếu tố xác định mức độ mà cuộc
sống và sinh kế của người khác được đặt tại rủi ro bằng một sự kiện rời rạc và nhận
dạng trong tự nhiên hoặc trong xã hội.
Theo Christian Kuhlicke quan niệm TDBTT xuất phát từ một khái niệm về sự
không hiểu biết có nghĩa là con người đối phó như thế nào với kiến thức hạn chế của
mình. Khái niệm dễ bị tổn thương áp dụng cho một hệ thống xã hội do đó có thể được
hiểu là "một tập hợp các điều kiện và quy trình kết quả từ vật lý, các yếu tố xã hội,
kinh tế và môi trường, làm tăng tính nhạy cảm của một cộng đồng có các mối nguy
hiểm tác động " (ISDR 2002).
Quan điểm thứ (3): Kết hợp cả hai phương pháp và xác định tính dễ bị tổn
thương như là hiểm họa nơi mà chứa đựng những rủi ro sinh lý cũng như những tác
động thích ứng của xã hội (Cutter 1996, Weichselgartner 2001: 169 ff).
Joanne Linnerooth – Bayer định nghĩa “Tổn thương là một thuật ngữ phân tích,
Tính dễ bị tổn thương là khái niệm được hiểu trong một phạm vi rộng và có quy tắc,
bao gồm cả địa lý, rủi ro, hiểm họa, kỹ thuật, nhân chủng học và sinh thái”.

14


Trong điều kiện tiếp xúc với một số căng thẳng hoặc khủng hoảng, TDBTT
không chỉ bởi tiếp xúc với sự nguy hiểm mà còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của
những người bị ảnh hưởng (Anderson và Woodrow 1991; Dow 1992; Watts và Bohle
1993; Cutter 1996, Clark và cộng sự 1998; Wu và cộng sự 2002 ). Khả năng đối phó
đã được xác định như là một sự kết hợp giữa sức kháng cự (khả năng đối phó các tác
động gây hại của mối nguy hiểm và tiếp tục tác động) cũng như khả năng phục hồi tổn
thương một cách nhanh chóng. (Dow (1992), Cutter (1996), Clark và cộng sự. (1998),

và Wu và cộng sự. (2002).
Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển về quan điểm các nghiên cứu về
trường phái thứ 3 ngày càng nhiều. Trong đó họ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các hoạt động con người và tác động của thiên tai theo chiều hướng tổn thương kinh tế
xã hội đã tăng lên. Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đã dần được cải thiện thể
hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực tự nhiên và kinh tế xã
hội của hệ thống.
Cụ thể, còn có một số định nghĩa về TDBTT điển hình như sau:
TDBTT là một đe dọa đến cộng đồng, bao gồm không chỉ cơ sở vật chất của
cộng đồng đó mà còn cả đặc tính sinh thái, khả năng ứng phó với các tác động của
cộng đồng vào mọi thời điểm (Gabor, 1979).
TDBTT là mức độ ứng phó với tai biến của một hệ thống (tự nhiên - xã hội,
môi trường...). Mức độ ứng phó của hệ thống đối với tai biến được coi là khả năng
phục hồi (Resilience) của hệ thống (Timmerman, 1981).
TDBTT là khả năng nguy hiểm hay hứng chịu những bất lợi của cá nhân hay
một nhóm người do tác động của tai biến. Tính tổn thương phụ thuộc vào độ rủi ro và
khả năng giảm thiểu tai biến của cộng đồng (Cutter, 1993 – Trích theo Phan Văn Tân,
2012).
TDBTT là sự mất an toàn của cá nhân hay cộng đồng khi phải đối mặt với sự
thay đổi của môi trường (Moser, 1996 – Trích theo Phan Văn Tân, 2012).
TDBTT là một hàm của 2 biến của mức độ tổn thất (do tai biến) và khả năng
chống chịu (Coping ability) và phục hồi (Clark, 1998 – Trích theo Phan Văn Tân,
2012).

15


TDBTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã
hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999 – Trích theo Phan Văn
Tân, 2012).

TDBTT là khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội, là những đặc
tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ những
thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001 – Trích theo Phan Văn
Tân, 2012).
Theo quan niê ̣m thông thư ờng mà các nhà khoa học đã đưa ra, TDBTT thường
được biểu thị thông qua cấu trúc của một hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội hay môi
trường và được tạo ra bởi 2 nhóm yếu tố là mức độ tổn thất và khả năng chống chịu.
Tuy nhiên, đối với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh
vực liên quan đến tài nguyên - môi trường thì tùy thuộc vào từn mục đích nghiên cứu
và hoạt động riêng mà sẽ có những định nghĩa riêng về tính tổn thương.
Chương trình lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lương Thế giới
(FAO) đã định nghĩa TDBTT là toàn bộ những yếu tố tác động đến con người làm cho
họ mất lương thực hoặc mất an toàn thực phẩm vì các chương trình của họ quan tâm
đến tính tổn thương ở khía cạnh khủng hoảng lương thực.
Cũng tương tự như thế, Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID, 1999)
lại cho rằng mọi người đều bị tổn thương nhưng ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào
nguyên nhân, diễn thế và điều kiện. Họ coi tính tổn thương như là một công cụ đánh
giá trong Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói nghèo (Famine Early Warning System FEWS).
Liên hợp quốc (UN, 1982) lại phân biệt định nghĩa TDBTT theo hai khái niệm
khác nhau. Trước tiên, phân biệt TDBTT kinh tế và tính nhạy cảm (Sensitivity) sinh
thái và cho rằng tổn thương kinh tế bao gồm cả các yếu tố sinh thái. Do vậy, TDBTT
phản ánh tính nhạy cảm kinh tế và sinh thái đối với những sự cố hay biến động từ bên
ngoài. Tiếp theo là phân biệt giữa TDBTT cấu trúc bắt nguồn từ tình hình chính trị và
TBDTT bắt nguồn từ các chính sách kinh tế. Theo đó, TDBTT được coi là sự mất
mát/tổn thất do các hiện tượng tự nhiên có cường độ khác nhau.
Trong chương trình đánh giá TDBTT vùng (Regional Vulnerability Assessment
Programme), Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA, 2006) quan niệm TDBTT của
một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ thống đó dưới tác động của một áp lực nào đó
từ bên ngoài hay bên trong hệ thống.


16


×