Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Xác định mối liên quan giữa các đa hình đơn rs3738423 C>T và rs1201807 C>T của gen NPHS2 với một số chỉ tiêu sinh hóa ở bệnh nhân nhi mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng corticoid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.7 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------------

ĐỖ THẾ HOÀNH

XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐA HÌNH
ĐƠN NUCLEOTID RS3738423 (C>T) VÀ RS12401708
(C>T) CỦA GEN NPHS2 VỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH HÓA Ở BỆNH NHÂN NHI MẮC HỘI CHỨNG
THẬN HƯ TIÊN PHÁT KHÁNG CORTICOID

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------------

ĐỖ THẾ HOÀNH

XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC ĐA HÌNH
ĐƠN NUCLEOTID RS3738423 (C>T) VÀ RS12401708
(C>T) CỦA GEN NPHS2 VỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH HÓA Ở BỆNH NHÂN NHI MẮC HỘI CHỨNG
THẬN HƯ TIÊN PHÁT KHÁNG CORTICOID
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số:


60420114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Vũ Thị Thơm
TS. Nguyễn Văn Sáng

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành bằng sự nỗ lực của tôi cùng sự quan tâm giúp
đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Nhân dịp hoàn thành luận văn tơi xin được bày tỏ
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu; Phòng đào tạo sau đại học;
Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN; Bộ môn Y
Dược học cơ sở, Khoa Y Dược, ĐHQGHN; Phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Nhi
TW; Khoa Xét nghiệm tổng hợp, BV Mắt TW đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thơm - Chủ nhiệm Bộ môn
Y Dược học cơ sở, Khoa Y Dược, ĐHQGHN và TS. Nguyễn Văn Sáng - Bộ môn
Di truyền, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, hai người thầy đã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận
văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn đề tài Cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, mã số
QG.16.23 đã tài trợ cho tôi thực hiện đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng chấm luận văn đã có các ý
kiến đóng góp quý báu, sẽ là bài học cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. BS. Phạm Văn Đếm - Bộ môn Y Dược học
cơ sở, Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia HN; TS. BS. Hoàng Anh Tuấn - trưởng

Khoa Xét nghiệm tổng hợp, ThS.BS. Cao Vũ Thư, anh Bùi Quang Long, cô
Nguyễn Ngọc Diệp cùng các anh chị đồng nghiệp Khoa Xét nghiệm tổng hợp BV
Mắt TW đã thật sự động viên và giúp đỡ rất nhiều để tơi hồn thành luận văn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn tới bố mẹ, người thân, vợ và 2 con nhỏ của tôi cùng
các bạn bè đồng nghiệp đã ln động viên, khích lệ tinh thần và tạo điều kiện tốt
nhất cho tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới những bệnh nhi và gia đình của họ
đã tham gia vào nghiên cứu này. Sự đóng góp của họ đã giúp tơi hoàn thành luận
văn này.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Đỗ Thế Hoành


LỜI CAM ĐOAN
Tên tơi là Đỗ Thế Hồnh, cao học khóa 24, trường Đại học Khoa học tự nhiên
Hà Nội, chuyên ngành Sinh học thực nghiệm, xin cam đoan:
1. Đây là Luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ
Thị Thơm và TS. Nguyễn Văn Sáng.
2. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào đã được công bố
tại Việt Nam.
3. Các số liệu, thông tin và kết quả trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung
thực, đã được xác nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Hà nội, ngày


tháng

Học viên

Đỗ Thế Hoành

năm 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
1.1. HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM ............................................ 3
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 3
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.1.3. Sinh lý bệnh HCTHTPTE ............................................................................... 6
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HĨA TRONG HCTH ............................................. 10
1.2.1. Protein tồn phần trong máu và protein nước tiểu 24h................................. 10
1.2.2. Albumin máu và nước tiểu ........................................................................... 11
1.2.3. Ure máu và nước tiểu .................................................................................... 11
1.2.4. Creatinin máu và nước tiểu ........................................................................... 12
1.2.5. Một số nghiên cứu về các chỉ số sinh hóa trong bệnh HCTH ...................... 13
1.3. ĐA HÌNH DI TRUYỀN GEN NPHS2................................................................ 13
1.3.1. Khái niệm về đa hình đơn nucleotit .............................................................. 13
1.3.2. Protein podocin và gen mã hóa ..................................................................... 15
1.3.3. Đa hình đơn rs12401708 C>T và rs3738423 C>T của gen NPHS2 ............. 16
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTID .............. 18
GEN NPHS2 ............................................................................................................... 18
1.4.1. Phương pháp giải trình tự Maxam-Gilbert ................................................... 18

1.4.2. Phương pháp xác định trình tự Sanger-Coulson ........................................... 19
1.4.3. Giải trình tự bằng máy tự động ..................................................................... 19
1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH DI TRUYỂN
GEN NPHS2 VỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA ................................................. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............................ 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 21
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................ 22


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 22
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 22
2.2.2. Các chỉ số nghiên cứu ................................................................................... 22
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ................................................................................ 22
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu .................................................................... 25
2.2.5. Xử lý số liệu .................................................................................................. 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................................ 30
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 30
3.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ SINH HÓA MÁU VÀ NƯỚC TIỂU ............................... 33
3.3. KẾT QUẢ TÁCH CHIẾT DNA ......................................................................... 36
3.3.1. Kết quả đo độ hấp thụ quang (OD) ............................................................... 37
3.3.2. Kết quả điện di kiểm tra DNA tổng số ......................................................... 38
3.4. KẾT QUẢ KHUẾCH ĐẠI EXON 2 VÀ EXON 4 CỦA GEN NPHS2 ............. 38
3.4.1. Kết quả khuếch đại exon 2 ............................................................................ 38
3.4.2. Kết quả khuếch đại exon 4 ............................................................................ 39
3.5. KẾT QUẢ GIẢI TRÌNH TỰ GEN ..................................................................... 40
3.5.1. Tỷ lệ kiểu gen, tần số alen hai đa hình đơn rs3738423 ................................ 40
3.5.2. Tỷ lệ kiểu gen, tần số alen đa hình rs12401708 ........................................... 42
3.6. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐA HÌNH ĐƠN RS3738423 VÀ RS12401708
VỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA Ở BỆNH NHÂN NHI MẮC HCTHTP

KHÁNG CORTICOSTEROID .................................................................................. 43
3.6.1. Mối tương quan giữa đa hình đơn RS3738423 và một số chỉ tiêu sinh hóa 44
3.6.2. Mối tương quan giữa đa hình đơn RS12401708 và một số chỉ tiêu sinh
hóa ........................................................................................................................... 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 54
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATP

Adenosine triphotphat

ADH

Antidiuretic hormone

bp

base pair

DBSNP

Database single nucleotide polymorphism

ddNTP

Dideoxynucleotide triphosphat


dNTP

Deoxynucleotide triphosphat

DNA

Deoxyribonucleotide acid

DDW

Deionized Distilled Water

EDTA

Ethylene diamin tetraacetic acid

HCTH

Hội chứng thận hư

HCTHTP

Hội chứng thận hư tiên phát

HCTHTPTE

Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em

NCC


Nhóm nhạy cảm với corticosteroid

NKC

Nhóm kháng corticosteroid

nt

nucleotide position

Kb

Kilo base pair

kDa

kilo Dalton

OD

Optical density

PCR

Polymerase chain reaction

RNA

Acid ribonucleic


rs

Reference single nucleotide polymorphism

SNP

Single nucleotide polymorphism

SE

Standard error of mean

TAE

Tris acetate ethylene diamin tetraacetic acid


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Mồi exon 2 và exon 4 của gen NPHS2 .....................................................28
Bảng 2.2. Nồng độ các thành phần phản ứng PCR ...................................................28
Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới tính của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu....................31
Bảng 3.2. Tuổi khởi phát và số lần tái phát trong 6 tháng của bệnh .........................31
Bảng 3.3. Mức độ tái phát của bệnh..........................................................................32
Bảng 3.4. Kết quả phân tích protein, albumin, creatinin và ure máu, protein niệu và
tỷ lệ protein/creatinin niệu ........................................................................................34
Bảng 3.5. Một số kết quả đo nồng độ và độ tinh sạch sản phẩm tách DNA.............37
Bảng 3.6. Tỷ lệ kiểu gen, tần số alen của rs3738423 ................................................41
Bảng 3.7. Tỷ lệ kiểu gen, tần số alen của rs12401708 ..............................................42
Bảng 3.8. Nồng độ protein, albumin, creatinin và ure máu ở các kiểu gen của

RS3738423 ................................................................................................................44
Bảng 3.9. Nồng độ protein niệu và tỷ lệ protein/creatinin niệu ở các kiểu gen của
RS3738423 ................................................................................................................46
Bảng 3.10. Nồng độ protein, albumin, creatinin và ure máu ở các kiểu gen của
rs12401708 ................................................................................................................48
Bảng 3.11. Nồng độ protein và tỷ lệ protein/creatinin niệu ở các kiểu gen của
rs12401708 ................................................................................................................50
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố số lượng bệnh nhân HCTHTPTE ...........................................30
Biểu đồ 3.2. So sánh nồng đồng protein máu, albumin máu, creatinin máu, ure máu,
protein niệu và tỷ lệ protein/creatinin niệu của nhóm NCC và NKC .......................35
Biểu đồ 3.3. So sánh nồng độ protein niệu, tỷ lệ protein/creatinin niệu của 3 kiểu
gen rs3738423 trong nhóm NCC ..............................................................................47
Biểu đồ 3.4. So sánh nồng độ protein niệu, tỷ lệ protein/creatinin niệu của 3 kiểu
gen rs3738423 trong nhóm NKC ..............................................................................47
Biểu đồ 3.5. So sánh nồng độ protein niệu, tỷ lệ protein/creatinin niệu của 2 kiểu
gen rs12401708 trong nhóm NCC ............................................................................51


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mơ tả đa hình đơn nuclotide (SNP) ............................................................................ 14
Hình 1.2. Cấu tạo màng cầu thận ................................................................................................. 15
Hình 1.3. Vị trí của gen NPHS2 trên NST số 1 ở người............................................................ 16
Hình 1.4. Cấu trúc các đoạn exon và intron của gen NPHS2.................................................... 16
Hình 3.1. Hình ảnh điện di trên gel agarose 0,7% sản phẩm tách DNA tổng số từ mẫu máu
tồn phần......................................................................................................................................... 38
Hình 3.2. Hình ảnh điện di sản phầm PCR của exon 2 ............................................................ 38
Hình 3.3. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR của exon 4 ............................................................ 39
Hình 3.4. Kết quả giải trình tự cho rs3738423............................................................................ 40
Hình 3.5. Kết quả giải trình tự cho rs12401708.......................................................................... 42


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1. Sinh lý bệnh HCTH ......................................................................................7
Sơ đồ 2. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................25


MỞ ĐẦU
Hội chứng thận hư tiên phát trẻ em (HCTHTPTE) là một hội chứng lâm sàng
và sinh hóa xuất hiện khi có tồn thương cầu thận do nhiều nguyên nhân khác nhau,
thường không rõ ràng được đặc trưng bởi: protein niệu tăng cao, protein máu giảm,
albumin máu giảm, lipit và cholesterol máu tăng. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em,
90% trường hợp xảy ra ở độ tuổi dưới 16 với tỷ lệ trẻ nam mắc nhiều hơn trẻ nữ. Tỷ
lệ mắc bệnh thay đổi theo địa dư, tuổi, giới tính và chủng tộc. Khoảng 20% bệnh
nhân không đáp ứng sau điều trị với corticoid (HCTH kháng steroid) và các thuốc
ức chế miễn dịch khác, trong đó 50% bệnh nhân sẽ tiến triển thành suy thận hoặc
các bệnh thận giai đoạn cuối có thể gây tử vong và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe,
cuộc sống của trẻ.
Ngoài các dấu hiệu lâm sàng và dịch tễ học như: phù nhanh toàn thân, mềm,
ấn lõm và khơng đau, tiểu ra máu…thì một số chỉ tiêu sinh hóa cận lâm sàng dựa
theo đặc điểm sinh lý bệnh có nghĩa rất quan trọng trong cơng tác chẩn đốn, theo
dõi và điều trị cho bệnh nhân HCTH. Thận hư là một bệnh mạn tính, diễn biến với
các đợt bộc phát nên bệnh nhân cần phải theo dõi và điều trị lâu dài (ít nhất 5 năm
sau khi bệnh thuyên giảm).
Nhờ tiến bộ của ngành sinh học phân tử người ta có thể nghiên cứu sâu hơn
về cơ chế bệnh học của HCTHTPTE để từ đó đề ra các biện pháp điều trị hiệu quả
hơn đối với từng bệnh nhân. Hiện nay, đã xác định được gen mã hóa cho các protein
có vai trị chính đảm bảo chức năng lọc của cầu thận, trong đó có protein podocin
được mã hóa bởi gen NPHS2. Gen NPHS2 gồm 8 exon, nằm trên vai dài của nhiễm
sắc thể số 1 ở người (1q25-q31). Bằng những bằng chứng thực nghiệm các nhà
khoa học đã chứng minh được đột biến gen NPHS2 có liên quan chặt chẽ đến

HCTH.
Nhiều nghiên cứu về đa hình đơn nucleotid rs3738423 C>T cho thấy SNP
này xuất hiện ở cả ở cộng đồng người Châu Âu, Châu Á và có thể có tác dụng bảo
vệ; rs12401708 C>T là SNP mới được báo cáo lên ngân hàng dữ liệu database năm

1


2016. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào xác định mối tương quan giữa hai
đa hình trên với một số chỉ tiêu sinh hóa trong HCTHTP. Vì vậy, để bước đầu có
thể giúp cho lâm sàng trong khám bệnh, theo dõi và điều trị bệnh nhân hiệu quả
hơn, đặc biệt là những bệnh nhân kháng thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
"Xác định mối liên quan giữa các đa hình đơn nucleotid rs3738423 C>T và
rs12401708 C>T của gen NPHS2 với một số chỉ tiêu sinh hóa ở bệnh nhân nhi
mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng corticoid" với hai mục tiêu sau:
1. Xác định tần số alen và tỷ lệ đa hình đơn rs3738423 C>T và
rs12401708 C>T ở bệnh nhân nhi mắc HCTHTP
2. Đánh giá mối tương quan giữa hai đa hình trên với một số chỉ tiêu
sinh

hóa



bệnh

nhân

nhi


2

mắc

HCTHTP

kháng

corticoid


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM
1.1.1. Khái niệm
Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là bệnh cầu thận phổ biến nhất trong
các bệnh về thận ở trẻ em. Là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa, xuất hiện khi có
tổn thương cầu thận do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, các triệu chứng chính là:
phù, protein niệu tăng cao, protein máu giảm, albumin máu giảm, lipid và
cholesterol máu tăng. Thuật ngữ "thận hư" được dùng lần đầu vào năm 1905 bởi
Friedrich Von Muller để chỉ những bệnh thận mà các tổn thương giải phẫu bệnh chỉ
có tính chất thối hóa, khơng có đặc tính viêm [25]. Theo nghiên cứu của P.Niaudet,
khoảng 20% bệnh nhân HCTHTP bị kháng với thuốc steroid và các thuốc ức chế
miễn dịch khác, trong đó 50% bệnh nhân sẽ tiến triển thành suy thận hoặc các bệnh
thận giai đoạn cuối gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ cũng
như gia đình bệnh nhi [41].
Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo tuổi, giới tính, chủng tộc, địa dư và cơ địa.
Khoảng 90% trường hợp xảy ra ở tuổi dưới 16, tần suất gặp 2/30.000. HCTHTP xảy
ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (tỷ lệ nam/nữ là 2/1). Ở Mỹ, Châu Âu, Châu Úc tỷ lệ
mắc mới hàng năm là 1-3/100.000 trẻ dưới 16 tuổi. Ở Anh tỷ lệ mắc mới ở trẻ em
gốc Châu Á cao gấp 6 lần trẻ em Châu Âu [16]. Tại Nhật Bản, khoảng 5/100.000 trẻ

mỗi năm [51]. Ở Việt Nam hiện chưa có thống kê tỷ lệ mắc mới hàng năm. Tại một
số khoa Nhi hoặc bệnh viện Nhi số trẻ em bị HCTH chiếm khoảng 0,5-1% tổng số
bệnh nhân nhi nội trú và chiếm khoảng 10-30% tổng số trẻ bị bệnh thận [17].
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 1827, Bright là người đầu tiên mô tả về lâm sàng và giải phẫu của bệnh
nhân thận, đến đầu thế kỷ XX những bệnh nhân có phù và protein niệu vẫn được
gọi chung là bệnh Bright. Cùng thời điểm đó John Bostock, Robert Christion và
một số nhà khoa học khác đã chứng minh được có nhiều trường hợp có biểu hiện

3


lâm sàng giống bệnh Bright (phù, protein niệu) nhưng khi mổ tử thi lại khơng thấy
hình ảnh của thận viêm [28, 43]. Vì vậy, đến năm 1905, Friedrich Von Miiller đã
đưa ra thuật ngữ “thận hư” để chỉ các triệu chứng bệnh lý ở thận có tính chất thối
hóa mà không phải do viêm [25].
Năm 1913, Munk dùng thuật ngữ "thận hư nhiễm mỡ" để chỉ một loại bệnh
thận mà về lâm sàng có phù, protein niệu, giảm protein máu và tăng lipid máu, đồng
thời giải phẫu bệnh có hiện tượng nhiễm mỡ trong các tế bào ống thận trong khi cầu
thận gần như bình thường [25]. Cùng thời điểm đó, Volhard F. và Fahr T. (năm
1914) cho rằng "thận hư" chỉ là một bệnh thối hóa của ống thận, từ đó thuật ngữ
"thận hư nhiễm mỡ" được dùng để chỉ bệnh thận do nhiễm mỡ ở ống thận [50].
Govaerts (năm 1928) và Bell (năm 1929) cho rằng tổn thương chủ yếu của
bệnh thận hư là ở cầu thận [5, 20]. Năm 1937, Epstein đề xướng giả thuyết "thận hư
nhiễm mỡ" khơng phải là bệnh ở thận mà là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid.
Quan điểm này được ủng hộ rộng rãi trong một thời gian dài và còn được gọi là
bệnh "Epstein" [18]. Cho đến năm 1950, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật như sinh
thiết thận, kính hiển vi điện tử, miễn dịch huỳnh quang người ta thấy rằng những
tổn thương trong bệnh "thận hư nhiễm mỡ" và bệnh "Epstein" không phải do nhiễm

mỡ ở ống thận gây nên mà tổn thương mô bệnh học chủ yếu ở cầu thận.
Ngày nay, các nghiên cứu cho thấy các triệu chứng của thận hư có thể gặp
trong nhiều bệnh cầu thận tiên phát và thứ phát, các tổn thương thận cũng đa dạng.
Vì vậy thận hư khơng phải là một bệnh đơn thuần như những quan niệm trước kia
nữa. Do đó các nhà nghiên cứu đều thống nhất sử dụng thuật ngữ "hội chứng thận
hư" [22, 53].
1.1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Từ năm 1974 đến năm 1978 tại Viện Nhi, số trẻ bị HCTH chiếm 2,48% tổng
số bệnh nhân nội trú và gần 50% bệnh nhân khoa thận [9, 16]. Năm 1981, theo
nghiên cứu trên 59 bệnh nhân HCTHTP của tác giả Tạ Thị Hòa cho thấy tỷ lệ khỏi

4


bệnh hoàn toàn sau 7 năm là 61,2%, thuyên giảm một phần là 10,2%, tái phát là
26,5% và tử vong là 2% [5]. Năm 1996, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Diệu
Thúy về "Đặc điểm lâm sàng và biến đổi sinh học của suy thận cấp trong HCTHTP
ở trẻ em" cho thấy tần suất suy thận cấp là 84,6%, tỷ lệ mạn tính và tử vong là
15,4% [13]. Năm 2012, theo nghiên cứu của Đoàn Thị Thắm về "Nhận xét kết quả
điều trị hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em" tại khoa Thận-Tiết niệu bệnh viện Nhi
TW trong 3 năm từ 2008-2011 đã gặp chủ yếu là bệnh nhân HCTH đơn thuần
83,04% và HCTH kết hợp có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng nặng hơn bị
HCTH đơn thuần [14].
1.1.2.3. Hội chứng thận hư kháng corticoid
HCTHTP kháng corticoid đã được chú ý từ những năm 1950 với biểu hiện lâm
sàng sau khi điều trị liều tấn cơng 4-8 tuần bằng corticoid, thậm chí dùng cả liều rất cao
(1000 mg/1,73 m2 cơ thể/ngày) mà bệnh không thuyên giảm [16]. Cho đến nay đã có
nhiều khái niệm về HCTPTP kháng corticoid, song gần đây đều thống nhất với định
nghĩa "HCTHTP kháng corticoid là HCTHTP sau khi điều trị hết 4 tuần liều tấn
công bằng corticoid và 3 liều Methylprednisolon bolus 1000 mg/1,73m2 cơ thể/48h

mà protein niệu vẫn ≥ 50 mg/kg/24h" [41].
Năm 1970, theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu bệnh thận trẻ em quốc tế tỷ
lệ bệnh nhân nhạy cảm với corticoid là 93-98% ở những bệnh nhân mắc HCTH thể
sang thương tối thiểu; thể xơ hóa cầu thận cục bộ từng phần chỉ 17-30% bệnh nhân
nhạy cảm với corticoid, tỷ lệ kháng thuốc là 20% [19].
Năm 1998, theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Sáng trên 52 bệnh nhi mắc
HCTHTP cho thấy tỷ lệ kháng thuốc là 12,4% [12]. Nghiên cứu của tác giả Lê Nam
Trà và cộng sự trên 42 bệnh nhi mắc HCTHTP kháng corticoid được điều trị bằng
methylprednisolon liều cao truyền tĩnh mạch cho kết quả tỷ lệ thuyên giảm hoàn
toàn là 33,3%, thuyên giảm một phần là 30,9% và không thuyên giảm là 35,7%
[15].

5


1.1.3. Sinh lý bệnh HCTHTPTE
1.1.3.1. Nguyên nhân
Bình thường protein trong máu rất khó lọt qua được màng lọc của cầu thận vì
có lớp điện tích âm ngăn cản [7]. HCTHTP ở trẻ em xảy ra là do tăng tính thấm
màng mao mạch cầu thận đối với protein. Mao mạch cầu thận bị tổn thương do có
phức hợp kháng nguyên - kháng thể lưu hành (bệnh tự miễn) gây hủy hoại lớp điện
tích âm của màng đáy cầu thận, đồng thời có sự hiện diện một số chất lymphokines
ở đây đã làm thay đổi lỗ lọc của màng đáy cầu thận khiến cho các protein mang
điện tích âm lọt ra ngồi thành mạch, nhất là những protein có trọng lượng phân tử
nhỏ như albumin [7, 16, 32]. Gần đây người ta nhận thấy sự thay đổi của các phân
tử ceratin bộc lộ trên chân giả của tế bào biểu mô tạng, đặc biệt là nephrin, podocin
và α-actin cũng có vai trị gây xuất hiện protein niệu. Một số nghiên cứu còn cho
thấy có vai trị của yếu tố di truyền trong cơ chế sinh bệnh học HCTH nguyên phát,
có khoảng 20-30% bệnh nhân nhi mắc HCTH kháng corticoid hoặc mắc HCTH
bẩm sinh có nguyên nhân do gen di truyền [31].

1.1.3.2. Rối loạn chuyển hóa trong HCTH
Ở bệnh nhân HCTH, mất protein niệu có tính chọn lọc, chỉ để thốt ra ngồi
những protein có trọng lượng phân tử nhỏ như albumin 69.000 kDa. Albumin bị
mất nhiều qua nước tiểu gây ra giảm albumin máu do gan không kịp bù đắp. Khi
albumin máu giảm xuống dưới 25 g/l thì phù sẽ xuất hiện do giảm áp lực keo huyết
tương khiến muối và nước từ lịng mao mạch thốt vào các tổ chức kẽ. Phù làm
giảm thể tích tuần hồn hiệu dụng, giảm lưu lượng máu tưới cho thận gây cường
aldosterone thứ phát (làm tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa) và tăng tiết ADH
(Antidiuretic hormone) bất thường (làm tăng tái hấp thu nước ở ống góp). Từ đó
gây ra hiện tượng giữ nước, đái ít, phù tăng, có thể có rối loạn khác về nước và điện
giải [7, 16].
Giảm áp lực keo máu và rối loạn điều chỉnh tổng hợp protein đã kích thích gan
tăng tổng hợp đạm nhằm bù trừ protein máu giảm, trong đó có lipoprotein sẽ vận
chuyển nhiều triglycerid, cholesterol ra máu ngoại vi làm tăng lipid máu, nếu nhiều

6


sẽ gây tổn thương thành mạch và tắc mạch, đồng thời làm xuất hiện các thể mỡ
trong nước tiểu.

Sơ đồ 1. Sinh lý bệnh HCTH
Các protein khác mất qua nước tiểu bao gồm cả các enzym, hormon, các yếu
tố đông máu dẫn tới nhiều rối loạn chuyển hóa. Các protein này bao gồm protein
mang thyroxin, mang vitamin D3, transferin và mang các yếu tố vi lượng. Tình
trạng tăng đơng là do antithrombin III bị mất qua nước tiểu; giảm nồng độ protein
C, protein S huyết thanh; tăng fibrinogen máu và tăng ngưng tập tiểu cầu.
Một số bệnh nhân bị mất IgG nặng có thể gây giảm khả năng miễn dịch và dễ
bị nhiễm khuẩn. Các phản ứng viêm của bệnh tự miễn hoặc có kèm theo bội nhiễm làm
tăng tốc độ máu lắng, ngồi ra có thể làm tăng bạch cầu đa nhân [1, 7, 16].


7


1.1.3.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ học, các yếu tố thuận lợi và dấu hiệu lâm sàng xuất hiện sớm:
phù nhanh tồn thân (mềm, trắng, ấn lõm, khơng đau), tiểu ít, rối loạn tiêu hóa, khó
thở, dễ nhiễm khuẩn [7].
Chẩn đoán HCTHTP theo tiêu chuẩn của KDIGO (Kidney Disease Improving
Global Outcomes) năm 2012 gồm: Protein niệu ≥ 50 mg/kg/24h hoặc Protein
niệu/Creatinin niệu ≥ 200 mg/mmol, Albumin máu ≤ 25 g/l, Protein máu ≤ 56 g/l
[36].
Chẩn đoán HCTHTP kháng steroid theo một trong ba tiêu chuẩn sau [10]:
không thuyên giảm sau 6 tuần điều trị bằng prednisolon liều tấn công 2 mg/kg/ngày
mỗi ngày liên tục; không thuyên giảm sau 4 tuần điều trị bằng prednisolon liều tấn
công 2 mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục và 4 tuần điều trị bằng prednisolon liều 2
mg/kg/ngày mỗi ngày cách ngày; không thuyên giảm sau 4 tuần điều trị bằng
prednisolon liều tấn công 2 mg/kg/ngày mỗi ngày liên tục và 3 liều truyền
Methylprednisolon bolus 1000 mg/1,73 m2 cơ thể/48h.
Ở trẻ em sinh thiết thận khơng cần thiết vì đa số (80-90%) có tổn thương tối
thiểu và đáp ứng tốt với corticoid, nhất là đối với trẻ em dưới 8 tuổi. Chỉ sinh thiết
thận trong một số ít trường hợp như HCTH bẩm sinh, HCTH phối hợp, HCTH
kháng corticoid [7].
1.1.3.4. Theo dõi và điều trị
 Điều

trị triệu trứng

Điều trị phù bằng sử dụng các thuốc lợi tiểu để duy trì lượng nước tiểu hàng
ngày 1,5-2 lít. Điều trị tăng huyết áp nếu bệnh nhân bị cao huyết áp cao, phải dùng

thuốc hạ huyết áp để đưa huyết áp về mức bình thường. Điều trị rối loạn mỡ máu,
phòng chống nhiễm khuẩn, dự phòng các biến chứng do sử dụng corticosteroid và
tắc nghẽn tĩnh mạch [7, 16].

8


 Điều

trị đặc hiệu

Corticoid là thuốc ưu tiên hàng đầu trên những bệnh nhân HCTHTPTE có
sang thương tối thiểu. Sang thương tối thiểu chiếm 79-90% HCTHTPTE, cần loại
trừ các nguyên nhân thứ phát gây sang thương tối thiểu.
Đối với thể nhạy cảm với corticoid: Prednisolone tấn công với liều 60
mg/m2/ngày hoặc 2 mg/kg/ngày nhưng không vượt quá 60 mg/ngày, uống một lần
vào buổi sáng sau khi ăn hoặc chia 2 lần, tùy từng bệnh nhân. Thời gian điều trị tùy
theo tác giả, có thể là 4, 6 hoặc 8 tuần nhưng ít nhất là 4 tuần liền. Thời gian điều trị
kéo dài thì tỷ lệ tái phát ít nhưng tác dụng phụ sẽ nhiều. Sau đó sẽ tùy vào đáp ứng
của từng bệnh nhân mà chọn thuốc và phác đồ thích hợp. Nếu sau đợt tấn cơng bệnh
nhân thun giảm hoàn toàn (hết phù, protein niệu < 4 mg/m2/giờ trong 3 ngày liên
tiếp) thì chuyển sang đợt điều trị duy trì với liều prednisolon 60 mg/m2/ngày, uống
cách nhật, tối đa 60 mg/ngày. Liều củng cố (2 - 5 tháng): 40 mg/m2/ngày cách nhật
hoặc 1,5 mg/kg/ngày cách nhật x 4 tuần, giảm liều 5 mg/mỗi tuần cho đến liều tối
thiểu 0,3 mg/kg/ngày; 4 ngày một tuần.
Đối với thể kháng với corticoid: việc điều trị tuỳ thuộc vào tổn thương giải
phẫu bệnh và xét nghiệm gen học. Cho đến nay chưa có một phác đồ chung cho thể
này. Ngoài việc kéo dài thời gian điều trị prednisolon liều tấn công khoảng 8-12
tuần, một số trường hợp có thể trở nên đáp ứng hoặc có thể dùng methylprednison
liều cao tiêm tĩnh mạch [7, 35].

 Phân

nhóm bệnh nhân

Dựa vào đáp ứng sau điều trị với corticoid có thể chia bệnh nhân thành các
nhóm sau:
Nhóm nhạy cảm với corticoid (NCC): hết protein niệu sau khi dùng
prednisolon 8 tuần.
Tái phát không thường xuyên (tái phát thưa): bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn,
hết protein niệu khi dùng prednisolon nhưng tái phát lại dưới 2 lần trong 6 tháng.
Tái phát thường xuyên (tái phát dày): bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn khi dùng
prednisolon nhưng tái phát lại trên 2 lần trong 6 tháng hoặc 6 lần trong 18 tháng.

9


Lệ thuộc steroid: bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn khi dùng steroid, nhưng tái
phát khi giảm liều steroid hoặc ngưng steroid trong vịng 2 tuần.
Nhóm đề kháng với corticoid (NKC): không hết protein niệu sau 8 tuần điều trị
bằng steroid [7].
1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HÓA TRONG HCTH
1.2.1. Protein toàn phần trong máu và protein nước tiểu 24h
 Protein

toàn phần trong máu

Protein là nhóm chất hữu cơ có hàm lượng nhiều nhất và có vai trị đặc biệt
quan trọng đối với cơ thể. Trong cơ thể, protein được tổng hợp từ 20 loại acid amin,
trong đó có nhiều acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải được lấy từ
thức ăn. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các acid amin sẽ dẫn đến biến đổi cấu

trúc, hoạt tính của protein và có thể gây bệnh tật cho cơ thể [6].
Protein huyết tương là những phân tử lớn, có trọng lượng phân tử cao. Giá trị
bình thường protein huyết tương là 68 - 80 g/l, bao gồm các thành phần cơ bản sau:
albumin, globulin và fibrinogen. Các chức năng chính của protein huyết tương là
tạo áp suất keo của máu, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể, cầm máu và cung cấp
protein cho toàn bộ cơ thể [2].
Trên lâm sàng hay gặp giảm protein toàn phần nhiều hơn trong các bệnh thận
khi màng lọc cầu thận bị tổn thương, đặc biệt trong HCTH hoặc thận hư nhiễm mỡ
[2, 16].
 Protein

nước tiểu

Nước tiểu bình thường có một lượng rất ít protein, chỉ khoảng 50 - 100
mg/24h, với nồng độ này các xét nghiệm thông thường khơng phát hiện được nên
trong nước tiểu của người bình thường được coi là khơng có protein [48].
Protein xuất hiện trong nước tiểu gặp chủ yếu trong các bệnh lý tổn thương
cầu thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư...) và một số
bệnh lý nội khoa khác gây tổn thương thận (đái tháo đường, bệnh hệ thống, tăng
huyết áp...) [2, 16, 48].

10


1.2.2. Albumin máu và nước tiểu
Albumin là thành phần protein quan trọng nhất, chiếm tới 58 - 74% lượng
protein toàn phần, trọng lượng phân tử 66.000 – 69.000 kDa. Albumin đóng vai trị
thiết yếu trong duy trì áp lực keo, tham gia vận chuyển một số chất sinh ra trong q
trình chuyển hóa trong cơ thể và cung cấp acid amin cho quá trình tổng hợp protein
ở ngoại vi [2].

Albumin có thời gian bán hủy từ 16 đến 26 ngày, gan là cơ quan duy nhất tạo
ra albumin, trung bình mỗi ngày gan tạo ra khoảng 10,5 g. Nồng độ albumin máu
bình thường khoảng 35 - 50 g/l. Albumin máu giảm trong các trường hợp: giảm
cung cấp albumin cho cơ thể (suy dinh dưỡng, suy kiệt, rối loạn tiêu hóa...), giảm
sản xuất albumin (xơ gan, viêm gan mạn...), bệnh thận gây mất albumin qua nước
tiểu (hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp hoặc mạn), đái tháo đường giai đoạn
muộn, ung thư... [2, 16].
Bình thường hầu như khơng có albumin trong nước tiểu. Khi có tổn thương
thận thì albumin là một trong những protein đầu tiên được phát hiện trong nước
tiểu. Những người có một lượng nhỏ albumin được phát hiện trong nước tiểu có
nguy cơ phát triển suy thận và bệnh tim mạch [2].
1.2.3. Ure máu và nước tiểu
Ure có nguồn gốc chủ yếu từ q trình thối hóa protein trong cơ thể và là sản
phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa nitơ. Q trình tổng hợp ure diễn ra ở gan.
Nồng độ ure máu phụ thuộc cùng lúc vào chức năng thận, khẩu phần ăn, q trình
di hóa protein nội sinh và tình trạng thăng bằng điện giải trong cơ thể. Ure được đào
thải qua thận và một phần qua đường tiêu hóa. Bản thân ure là chất không độc
nhưng sự ứ đọng ure trong huyết tương thường là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, đặc
biệt là bệnh thận [2].


Nồng độ ure máu bình thường là 3,3 - 8,3 mmol/l; ở trẻ em là 1,8 - 5,4
mmol/l.



Nồng độ ure nước tiểu: 250 - 500 mmol/24h

11



Nồng độ ure máu tăng cao trong các trường hợp: suy thận, thiểu niệu, vô niệu,
chế độ ăn nhiều protein, xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng nặng, sốt, bỏng, suy dinh
dưỡng, u tân sinh, ngộ độc thủy ngân... Giảm trong các trường hợp: suy gan, xơ
gan, viêm gan nặng, chế độ ăn nghèo protein, loãng máu, hội chứng thận hư, có
thai, giảm hấp thu... [2, 48].
1.2.4. Creatinin máu và nước tiểu
Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc hỗn hợp: ngoại sinh (do thức ăn cung
cấp), nội sinh (được gan, thận và tụy tổng hợp). Creatinin được tổng hợp chủ yếu tại
gan rồi được máu vận chuyển đến cơ. Tại tế bào cơ creatinin gắn phosphat từ ATP
để tạo thành creatin-phosphat, một dạng dữ trữ năng lượng cho quá trình co cơ. Khi
vận cơ creatin-phosphat bị thủy phân giải phóng phosphat và mất nước, đóng vịng
tạo thành creatinin, đó là sản phẩm cặn bã không được cơ sử dụng và đào thải ra
ngoài duy nhất theo đường nước tiểu, phản ánh chính xác chức năng lọc của thận.
Creatinin được lọc ở cầu thận trong mỗi giây là 2 ± 0,3 ml/s ở người trưởng thành
bình thường.


Creatinin huyết thanh ở người trưởng thành bình thường ở nam và nữ có
khác nhau do lượng cơ ở nữ thấp hơn ở nam: ở nam: 62 - 115 µmol/l, ở nữ:
44 - 88 µmol/l, trẻ em: 27 - 62 àmol/l.

ã

Creatinin nc tiu khụng b nh hưởng bởi lượng thức ăn hoặc thể tích nước
tiểu được bài tiết: ở nam là 177 - 230 µmol/kg/24h, ở nữ là 124 - 195
µmol/kg/24h.
Creatinin tăng trong các các bệnh lý về thận: suy thận do nguồn gốc trước thận

(suy tim, mất nước, xuất huyết...), suy thận do nguồn gốc tại thận (đái tháo đường,

tăng huyết áp), suy thận do nguồn gốc sau thận (sỏi thận, ung thư tiền liệt tuyến...).
Giảm trong các trường hợp: lỗng máu, có thai, tăng tiết ADH khơng thích hợp, suy
dinh dưỡng nặng, đái tháo đường, nhiễm trùng, suy tuyến giáp... [2, 48].

12


1.2.5. Một số nghiên cứu về các chỉ số sinh hóa trong bệnh HCTH
Theo nghiên cứu của Om P. Mishra và cộng sự (2014) trên 110 bệnh nhân nhi
mắc HCTH trong đó có 90 bệnh nhân NCC và 20 bệnh nhân NKC cho kết quả nồng
độ protein máu, albumin máu, ure máu và creatinin máu ở 2 nhóm bệnh nhân là
tương đương nhau. Trong đó, nồng độ protein và albumin máu thấp hơn khoảng giá
trị bình thường; nồng độ ure và creatinin máu đều nằm trong khoảng giá trị tham
chiếu [39].
Năm 2016, nghiên cứu của Mohammad H. và cộng sự được thực hiên trên
138 bệnh nhân nhi mắc HCTH tại Iran cho kết quả nồng độ protein máu là 46,1±9
g/l, albumin máu là 23,7 ± 5,5 g/l đều thấp hơn khoảng giá trị bình thường [30].
Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Vân Nga (2016) trên 120 bệnh nhi mắc
HCTHTP, chia làm 2 nhóm gồm 58 bệnh nhân NCC và 62 bệnh nhân cho thấy
nồng độ protein máu, albumin máu, protein niệu và tỷ lệ protein/creatinin niệu trước
khi điều trị đều được cải thiện rõ rệt sau khi điều trị 6 tháng [10].
Năm 2017, nghiên cứu của Shatha Hussain Ali và cộng sự trên 54 bệnh nhi
mắc HCTH tại Iraq, được chia làm 2 nhóm 27 bệnh nhân nhạy cảm steroid và 27
bệnh nhân nhạy cảm steroid cho kết quả trung bình nồng độ albumin máu ở 2 nhóm
tương tự nhau. Nồng độ trung bình ure máu và creatinin máu ở nhóm NCC cao hơn
có ý nghĩa so với nhóm NKC (p < 0,05), tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng giá trị
bình thường [49].
1.3. ĐA HÌNH DI TRUYỀN GEN NPHS2
1.3.1. Khái niệm về đa hình đơn nucleotit
Một trong những thành tựu của dự án giải trình tự hệ gen người cho thấy trình

tự DNA của hơn 6 tỷ người trên Trái Đất hiện nay có sự tương đồng 99,9% và chỉ
có 0,01% khác biệt. Theo Kruglyak và Nikerson, hơn 90% sự khác biệt là do các đa
hình đơn nucleotide (SNP: Single Nucleotide Polymorphism). Hầu hết sự biến động
về một gen giữa các cá thể là do sự khác nhau của một nucleotide trong gen đó. Đây
chính là tính đa hình thái đơn nuclotide [6, 34, 52]. Ví dụ: một SNP có thể thay đổi
trình tự DNA: từ GGTCAT thành GGTTAT.

13


Nguyên nhân của sự biến đổi là sự sai lệch trong quá trình sao chép DNA hoặc
do các tác nhân mơi trường như hóa chất, phóng xạ, tia UV hay virus. Hậu quả của
đột biến là tạo ra một quần thể với những cá thể có sự khác biệt di truyền. Đa hình
thái được gọi là đột biến khi có tỷ lệ < 1% trong quần thể [54].

Hình 1.1. Mơ tả đa hình đơn nuclotide (SNP)
(Nguồn: http://www. rna-seqblog.com/opossum-pre-processing-sequencing-datafor-reliable-snp-variant-detection/)
Đột biến tại một nucleotide có thể dẫn đến những trường hợp sau: SNP khơng
thuộc các trình tự mã hóa nhưng vẫn có thể chi phối đến mức độ biểu hiện gen; SNP
tại các đoạn trình tự mã hóa có thể dẫn đến thay đổi trình tự mã hóa acid amin hoặc
độ dài chuỗi polypeptide nếu bộ ba nucleotide kết thúc bị biến đổi; SNP thuộc các
vùng mã hóa hay khơng mã hóa các gen không gây ảnh hưởng đến cấu trúc hay
biểu hiện hoạt động gen [34].
Hiện nay đã có hơn bốn triệu SNP đã được xác định trong hệ gen người, do có
tần xuất hiện cao nên người ta sử dụng SNP là dấu mốc để lập bản đồ gen. SNP được tìm
thấy trên khắp bộ gen giúp cho việc dễ dàng nghiên cứu các ảnh hưởng liên quan đến
chức năng, sinh lý của các gen. Do chỉ thay đổi một nucleotide nên các kỹ thuật sinh học
phân tử có thể phân tích nhanh chóng và hiệu quả kiểu gen hàng trăm hàng ngàn cá nhân
cho hàng trăm hàng ngàn SNP. Các nhà di truyền học phân tử hy vọng rằng trong
tương lai có thể hồn thiện bản đồ các SNP có liên quan đến bệnh tật, tiến đến việc


14


giải mã chức năng của các gen trong mỗi cá thể giúp tiên lượng các nguy cơ bệnh
tật, đưa ra các giải pháp thích hợp trong vấn đề phịng bệnh với mỗi cá thể [47].
1.3.2. Protein podocin và gen mã hóa
Q trình lọc huyết tương để tạo thành nước tiểu xảy ra chủ yếu ở màng cầu
thận. Cầu thận được cấu tạo bởi một mạng lưới mao mạch xếp song song và được
bao quanh bởi bao Bowman. Dịch được lọc từ huyết tương vào trong bao Bowman
gọi là dịch lọc cầu thận. Màng cầu thận được cấu tạo bởi 3 lớp: tế bào nội mô thành
mao mạch, lớp màng đáy và lớp tế bào biểu mơ chun hóa [29].
Lớp biểu mơ chun hóa đóng vai trị quan trọng trong điều hòa chức năng lọc
tại cầu thận, gồm các tế bào biểu mơ được biệt hóa ở mức độ cao, gọi là podocyte.
Podocyte là tế bào biểu mơ có kích thước lớn, hình thể khơng đều, có nhiều tua bào
tương nằm song song với màng đáy. Từ những tua bào tương này phát sinh nhiều
tua nhỏ thẳng góc tận cùng trên màng đáy với khoảng cách đều nhau tạo ra các khe
hở nhỏ gọi là slit diagram, đường kính khoảng 70-75 Ao. Gần đây người ta đã
chứng minh được rằng có 3 protein quan trọng trong slit diagram điều hòa HCTH
là: Nephrin, CD2AP và Podocin [45].

Hình 1.2. Cấu tạo màng cầu thận
(Nguồn: http://www. researchgate.net/figure/5991022_fig2_Fig-2-Schematic-viewof-the-molecular-anatomy-of-two-podocyte-foot-processes-yellow)
Podocin là một loại protein gắn màng, thuộc họ stomalin có cấu trúc giống
như kẹp tóc, cả hai đầu đều nằm trong tế bào chất. Podocin tồn tại dưới dạng oligo

15


trên màng lipid kép và tập trung nhiều ở khu vực slit diagram nơi nó tương tác với

các protein khác như CD2AP hay nephrin. Podocin do gen NPHS2 mã hóa, được
cấu tạo từ 383 acid amin, trọng lượng phân tử 42 kDa [21, 50].

Hình 1.3. Vị trí của gen NPHS2 trên NST số 1 ở người
(Nguồn: />Gen NPHS2 nằm trên vai dài của nhiễm sắc thể số 1 ở người (1q25-q31), từ
cặp

nucleotide

179550539

đến

179575976,

kích

thước

25438

bp

(www.gennecards.org). Vùng mã hóa gồm 8 exon, có chiều dài 1149 bp [26].

Hình 1.4. Cấu trúc các đoạn exon và intron của gen NPHS2
(Nguồn: />Các exon được kí hiệu bằng hình chữ nhật màu đen, các intron được thể hiện bằng
đường gạch nối giữa các exon. Trên từng exon cũng chỉ rõ từng điểm đột biến “hot
spot”. Vùng khởi đầu 5’UTR và vùng kết thúc khung đọc mở 3’UTR của gen
NPHS2.

Bằng những bằng chứng thực nghiệm trên động vật các nhà khoa học đã
chứng minh được đột biến gen NPHS2 có liên quan tới HCTH [21, 27, 46, 56].
1.3.3. Đa hình đơn rs12401708 C>T và rs3738423 C>T của gen NPHS2

16


×