ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*******
NGÔ THỊ DINH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM TÍNH
TOÁN ĐỘ ẨM ĐẤT KHU VỰC BẮC TÂY NGUYÊN
VÀ TÂY NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*******
Ngô Thị Dinh
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
TÍNH TOÁN ĐỘ ẨM ĐẤT KHU VỰC BẮC TÂY
NGUYÊN VÀ TÂY NGHỆ AN
Chuyên ngành: Địa chất môi trƣờng
Mã số
: 8440201.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỒI ĐỒNG
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. Mai Trọng Nhuận
PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Hà Nội – 2018
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, học viên xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà,
người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học viên trong suốt thời gian hoàn thành Luận
văn thạc sĩ khoa học.
Đồng thời, học viên cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã luôn nhiệt tình giảng dạy cho học viên trong
suốt chương trình đạo tạo thạc sĩ. Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh/chị/em
và bạn bè đồng nghiệp trong nhóm nghiên cứu thuộc bộ môn Địa chất môi trường,
Phòng thí nghiệm Cơ học đất và địa kỹ thuật môi trường (Soil Mechanics and
Geotechnical Engineering) – Đại học Kumamto và phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật môi
trường (Environmental Geosphere Engineering) – Đại học Kyoto, Công ty Cổ phần Tư
vấn Xây dựng điện 1, Viện địa lý và Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển
bền vững tích hợp 3E+1 (Kinh tế, môi trường, hệ sinh thái và an ninh phi truyền thống)
cho các khu vực biên giới Việt – Lào vùng Tây Bắc” mã số KHCN-TB/13-18 đã tạo điều
kiện giúp đỡ cho học viên hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn quan tâm, chia sẻ
mọi khó khăn và ủng hộ học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2018
Học viên
Ngô Thị Dinh
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... I
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... III
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... IV
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN
CỨU ...........................................................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊ CỨU.......................................................4
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................................19
1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất .....................................................................................21
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ....................................................................................25
1.2.1. Ứng dụng công nghệ viễn thám tính toán độ ẩm đất .....................................25
1.2.2. Sử dụng ảnh vệ tinh quang học trong tính toán độ ẩm đất ...........................25
1.2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tại khu vực Tây Nguyên ................27
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................30
2.1. THU THẬP, TỔNG HỢP TÀI LIỆU VÀ DỮ LIỆU ẢNH SỬ DỤNG TRONG
NGHIÊN CỨU .............................................................................................................30
2.1.1. Tổng hợp tài liệu ................................................................................................30
2.1.2. Dữ liệu ảnh vệ tinh.............................................................................................30
2.2. PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA VÀ THU THẬP MẪU ................32
2.3. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ ẢNH ...........................................................................34
2.4. PHƢƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ ẨM CỦA ĐẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
.......................................................................................................................................37
2.5. PHƢƠNG PHÁP ĐO PHỔ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM ........................38
2.6. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ....................................................40
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................41
3.1. MỐI QUAN HỆ CỦA ĐẤT VÀ DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 .....41
3.1.1. Đặc trƣng của các mẫu đất khu vực Bắc Tây Nguyên ...................................41
3.1.2. Phổ phản xạ của đất khu vực Bắc Tây Nguyên ..............................................44
3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ ẨM ĐẤT VÀ PHỔ PHẢN XẠ.............................49
3.3. GIÁM SÁT BIẾN ĐỘNG CỦA ĐỘ ẨM ĐẤT Ở BẮC TÂY NGUYÊN .........51
3.3.1. Biến động độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên.......................................51
3.3.2. Áp dụng độ ẩm đất vào giám sát hạn hán khu vực Bắc Tây Nguyên ...........54
3.4. GIÁM SÁT ĐỘ ẨM ĐẤT Ở TÂY NGHỆ AN ...................................................58
3.4.1. Kiểm chứng mối quan hệ của đất và phổ phản xạ .........................................58
3.4.2. Mối quan hệ giữa phổ phản xạ của đất với kênh ảnh Landsat 8 ..................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................64
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nghệ An ...........................................4
Hình 1.2. Bản đồ độ dốc tỉnh Kon Tum [3].....................................................................6
Hình 1.3. Bản đồ độ dốc tỉnh Gia Lai [3] ........................................................................6
Hình 1.4. Bản đồ địa hình xã Nậm Cắn ...........................................................................7
Hình 1.5. Bản đồ địa chất xã Nậm Cắn .........................................................................10
Hình 1.6. Sơ đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ Việt Nam [21] ..................................11
Hình 1.7. Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá cát kết .................................................19
Hình 1.8. Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá vôi ở bản Noọng Dẻ ...........................19
Hình 1.9. Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét .............................................19
Hình 1.10. Đất feralit mùn vàng trên núi ở khu vực bản Huồi Pốc ...............................19
Hình 1.11. Bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Nghệ An ..............23
Hình 1.12. Các loại đất chính trong khu vực hệ thống sông Mê Kông theo bảng phân
loại của FAO/UNESCO [62] cho thấy khu vực Bắc Tây Nguyên và khu vực Nậm
Cắn (khu vực trong ô vuông màu đỏ) có cùng nhóm đất đỏ vàng (ferric acrisols) .24
Hình 2.1. Sơ đồ mạng lưới khảo sát khu vực Bắc Tây Nguyên ....................................33
Hình 2.2. Sơ đồ mạng lưới khảo sát tại khu vực Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An ............33
Hình 4.8. Một số vị trí lấy mẫu (a, b) và phẫu diện mẫu đất thu thập (c, d) tại Nậm
Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An ............................................................................................34
Hình 2.3. Quy trình và phương pháp xử lý ảnh landsat oli để có được dữ liệu Landsat
Surface Reflectance Level 2 [68] .............................................................................35
Hình 2.4. Các mẫu đất được chuẩn bị để đo độ ẩm của đất tại PTN Cơ học đất và địa
kỹ thuật môi trường – trường đại học Kumamoto ...................................................37
Hình 2.5. Các mẫu đất được chuẩn bị để đo phổ tại PTN Địa kỹ thuật môi trường - đại
học Kyoto .................................................................................................................38
Hình 2.6. Đo phổ phản xạ đất sử dụng máy đo phổ fieldspec®3 tại PTN Địa kỹ thuật
môi trường - đại học Kyoto ......................................................................................39
Hình 3.2. Phổ phản xạ của đất, nước và thực vật [84] ..................................................44
Hình 3.3. Phổ phản xạ của các mẫu đất trong nghiên cứu với độ ẩm 0% .....................44
Hình 3.4. Phổ phản xạ của mẫu BTN 01 gia công theo các mức độ ẩm khác nhau từ
khô (0 %) đến bão hòa (50,5 %) và vị trí các kênh phổ ảnh Landsat 8 ...................45
Hình 3.5. Phổ phản xạ của mẫu BTN 02 gia công theo các mức độ ẩm khác nhau từ
khô (0 %) đến bão hòa (54,0 %) và vị trí các kênh phổ ảnh Landsat 8 ...................46
Hình 3.6. Phổ phản xạ của mẫu BTN 03 gia công theo các mức độ ẩm khác nhau từ
khô (0 %) đến bão hòa (44,7 %) và vị trí các kênh phổ ảnh Landsat 8 ...................47
i
Hình 3.7. Phổ phản xạ của mẫu BTN 07 gia công theo các mức độ ẩm khác nhau từ
khô (0 %) đến bão hòa (54,6%) và vị trí các kênh phổ ảnh Landsat 8 ....................48
Hình 3.8. Phổ phản xạ của mẫu BTN 08 gia công theo các mức độ ẩm khác nhau từ
khô (0 %) đến bão hòa (56,7 %) và vị trí các kênh phổ ảnh Landsat 8 ...................48
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ tuyến tính cao nhất giữa độ ẩm của đất (sm) và
kênh phổ hồng ngoại sóng ngắn 2 (a), tỷ số kênh phổ hồng ngoại sóng ngắn 1 trên
kênh phổ cận hồng ngoại (b6/b5) (b), tỷ số kênh phổ cận hồng ngoại trên kênh phổ
hồng ngoại sóng ngắn 2 (b5/b7) (c), chỉ số NSMI (d), chỉ số NMDI (e) ứng với dải
sóng của ảnh Landsat 8 ............................................................................................51
Hình 3.10. Sơ đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên trong
năm 2015 ..................................................................................................................52
hình 3.11. Biểu đồ thể hiện diện tích theo độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên năm
2015 ..........................................................................................................................53
Hình 3.12. Sơ đồ độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên tính toán từ ảnh Landsat 8
(a) so sánh với kết quả tính toán chỉ số hạn hán NDDI (b) của Hà và nnk [56] năm
2015 ..........................................................................................................................54
Hình 3.13. Sơ đồ độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên tính toán từ ảnh Landsat 8
(a) so sánh với kết quả tính toán chỉ số hạn hán NDDI (b) của Hà và nnk [56] năm
2016 ..........................................................................................................................55
Hình 3.14. Mối quan hệ giữa phổ phản xạ và độ ẩm của đất khu vực Nậm Cắn và vị trí
các kênh phổ ảnh Landsat 8 .....................................................................................58
Hình 3.15. Đồ thị so sánh kênh phổ phản xạ của đất thực tế, phổ phản xạ của đất được
chiết suất từ ảnh Landsat 8 Level 1 và ảnh Landsat 8 Level 2 tại kênh 5 và kênh 7
..................................................................................................................................59
Hình 3.16. Độ ẩm của đất thực tế đo được và độ ẩm của đất chiết suất từ ảnh theo
phương pháp DOS cho ảnh landsat 8 Level 1 và ảnh Landsat 8 Level 2 ................60
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện diện tích theo độ ẩm của đất khu vực Nghệ An trong năm
2015 ..........................................................................................................................60
Hình 3.18. Sơ đồ biểu diễn biến động độ ẩm của đất khu vực Nghệ An ......................61
Hình 3.19. Bản đồ hạn hán Việt Nam [37] ....................................................................62
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích và phân bố chủ yếu các loại đất chính ở Kon Tum [5, 20] ...........16
Bảng 1.2. Diện tích và phân bố chủ yếu các loại đất chính ở Gia Lai [4].....................17
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất của Kon Tum và Gia Lai năm 2015 [31, 34] ..........21
Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An ...........23
Bảng 2.1. Danh sách các cảnh ảnh Landsat 8 sử dụng trong nghiên cứu .....................31
Bảng 3.1. Mối quan hệ giữa đá mẹ và đất tại khu vực gia lai [4] .................................41
Bảng 3.2. Mối quan hệ giữa đá mẹ và đất tại khu vực Kon Tum [5] ............................42
Bảng 3.3. Thành phần độ hạt của các mẫu đất trong nghiên cứu ..................................43
Bảng 3.4. Độ ẩm của các mẫu đất tại khu vực Bắc Tây Nguyên ..................................43
Bảng 3.5. Bảng thể hiện mối quan hệ giữa độ ẩm của đất với các kênh phổ ................50
Bảng 3.6. Diện tích theo độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên năm 2016..............56
Bảng 3.7. Diện tích hạn hán theo đơn vị hành chính khu vực Bắc Tây Nguyên năm
2016 [24] ..................................................................................................................56
Bảng 3.8. Sự tương quan giữa độ ẩm của đất với các yếu tố khí hậu và khu vực chịu
ảnh hưởng của hạn hán năm 2015............................................................................57
iii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Diện tích tự nhiên
DTTN
DOS
Dark of Substraction
OLI
Operational Land Imager
NDDI
Normal Difference Drought Index
NDVI
Normalized Difference Vegetation Index
NDWI
Normalized Difference Water Index
NMDI
Normalized Multi-band Drought Index
NSMI
Normalized Soil Moisture Index
L8SR
Landsat Surface Reflectance Level 2
SD
Standard Deviation
SEE
Standard Error Estimate
SM
Soil Moisture
SMC
Soil Moisture Content
SMAP
Soil Moisture Active/Passive
SMOS
Soil Moisture and Ocean Salinity
SWIR 1
Shortwave infrared reflectance 1
SWIR 2
Shortwave infrared reflectance 2
TOA
Top of Atmosphere
USGS
United States Geological Survey
iv
MỞ ĐẦU
Độ ẩm đất là một thông số quan trọng cần được quan trắc để cung cấp thông tin
về sự phát triển của thực vật, quản lý cây trồng, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra
như lũ lụt và hạn hán. Bên cạnh đó, độ ẩm đất ở tầng mặt dễ bị thay đổi do sự thay đổi
về điều kiện khí hậu như bức xạ mặt trời, lượng mưa và bốc hơi nên theo dõi dự thay
đổi độ ẩm của đất góp phần hiểu rõ hơn về quá trình biến đổi khí hậu và dự báo chính
xác sự thay đổi khắc nghiệt của khí hậu.
Trong những thập kỷ gần đây, phương pháp viễn thám đã được sử dụng trong
các nghiên cứu để đo nhanh và lập bản đồ độ ẩm đất bề mặt trên quy mô không gian
rộng lớn. Mặc dù cả phương pháp viễn thám quang học và phương pháp sóng cao tần
đều được sử dụng để tính toán độ ẩm của đất nhưng phương pháp sóng cao tần được
sử dụng nhiều hơn do phương pháp này không chịu ảnh hưởng của ảnh sáng mặt trời
và sự che phủ của mây. Tuy nhiên, phương pháp sóng cao tần thụ động có độ phân dải
thấp (AMSR-E: 5 km, SMOS: 50 km) không thích hợp để theo dõi sự thay đổi độ ẩm
của đất ở quy mô địa phương, hơn nữa phương pháp sóng cao tần chủ động mặc dù có
độ phân giải tốt hơn (10 – 100 m) vẫn chưa phù hợp để giám sát độ ẩm của đất trong
mùa khô ở vùng nhiệt đới do thời gian ngắn và yêu cầu chi phí cao. Do đó, kết hợp
phương pháp viễn thám quang học và sóng cao tần để giám sát độ ẩm của đất được
khuyến khích áp dụng.
Dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat đã được dùng để quan trắc sự thay đổi các hoạt
động nhân tạo (độ che phủ đất, đô thị hóa, phá rừng,...) và các quá trình tự nhiên (chu
trình thủy văn, môi trường nước, thảm thực vật) trong 40 năm qua. Ngoài ra, các thế
hệ vệ tinh Landsat mới nhất (TM, ETM+, và OLI) đã cung cấp các dữ liệu để phát
hiện sự thay đổi theo mùa của các đối tượng trên mặt đất với quy mô và không gian
rộng lớn. Đối với mục đích theo dõi độ ẩm của đất, Landsat 5 và Landsat 7 hiếm khi
được sử dụng để tính toán trực tiếp độ ẩm của đất từ các kênh phổ mà chủ yếu được
tính toán bằng cách sử dụng sự kết hợp các chỉ số thực vật (chỉ số thực vật – NDVI,
chỉ số độ khô hạn nhiệt độ thực vật – TVDI) và nhiệt độ bề mặt (Land Surface
Temperature – LST). Mặc dù vệ tinh Landsat 8 mới được Mỹ phóng thành công lên
quỹ đạo năm 2013 nhưng dữ liệu này đã được sử dụng để nghiên cứu tính toán độ ẩm
của đất trong một số nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước chưa làm rõ
mối quan hệ giữa kênh ảnh Landsat 8 và các mức độ ẩm của đất. Chính vì vậy, các mô
hình thực nghiệm tính toán độ ẩm đất phát triển dựa trên quan hệ tuyến tính giữa phổ
phản xạ của độ ẩm đất với các chỉ số thực vật như NDVI, chỉ số nước, nhiệt độ bề mặt,
1
chỉ số thực vật. Mô hình dựa trên mối quan hệ thực nghiệm gián tiếp tính chất vật lý
và dữ liệu vệ tinh cho nên khó theo dõi và áp dụng tính toán độ ẩm cho khu vực với
điều kiện và đặc điểm che phủ thảm thực vật khác nhau.
Bắc Tây Nguyên và Tây Nghệ An là vùng có thời tiết nóng quanh năm, mùa
khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, riêng khu vực Tây Nghệ An còn chịu
ảnh hưởng nặng nề của gió Lào (từ tháng 4 đến tháng 8) dẫn đến tình trạng hạn hán
diễn ra nghiêm trọng hơn các vùng khác, đặc biệt vào những năm có hiện tượng El
Niño. Trong những năm gần đây, cả hai khu vực trên đang phải đối mặt với nguy cơ
suy thoái rừng, thoái hóa đất đai, thiếu nước trầm trọng dẫn đến hậu quả như sụt giảm
năng suất cây trồng và hạn hán đang ngày càng mở rộng diện tích. Như vậy, nghiên
cứu giám sát độ ẩm của đất để cảnh báo sớm, góp phần giảm nhẹ và chủ động ứng phó
với hạn hán tại hai khu vực trên là cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó học viên lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn
thám tính toán độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nghệ An” để nghiên
cứu trong luận văn nhằm tính toán độ ẩm của đất, giám sát hạn hán tại khu vực Bắc
Tây Nguyên và Tây Nghệ An.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Sử dụng hiệu quả dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 để giám sát độ ẩm của đất trong
năm 2015 tại hai khu vực nghiên cứu (Bắc Tây Nguyên và Tây Nghệ An) phục vụ
cảnh báo sớm hạn hán tại các khu vực này.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ mối quan hệ giữa độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây
Nghệ An với dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8;
- Giám sát biến động độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên trong năm 2015
sử dụng ảnh Landsat 8;
- Thử nghiệm giám sát độ ẩm khu vực Tây Nghệ An trong năm 2015 sử dụng
ảnh Landsat 8.
Nội dung của luận văn không kể Mở đầu và Kết luận bao gồm 4 chương, cụ thể là:
Chương 1: Tổng quan khu vực nghiên cứu và lịch sử nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
2
Chương 3: Kết quả giám sát độ ẩm của đất tại Bắc Tây Nguyên sử dụng ảnh
Landsat 8
Chương 4: Thử nghiệm tính toán độ ẩm của đất tại Tây Nghệ An sử dụng ảnh
Landsat 8
Luận văn được thực hiện tại bộ môn Địa chất môi trường, trường Đại học Khoa
học Tự nhiên – ĐHQGHN dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà. Để thực
hiện nghiên cứu, luận văn đã nhận được sự hỗ trợ của đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô
hình phát triển bền vững tích hợp 3E+1 (Kinh tế, môi trường, hệ sinh thái và an ninh
phi truyền thống) cho các khu vực biên giới Việt – Lào vùng Tây Bắc” mã số KHCNTB/13-18.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Bắc Tây Nguyên là một trong ba tiểu vùng địa hình và tiểu vùng khí hậu ở khu
vực Tây Nguyên. Bắc Tây Nguyên bao gồm tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai (Hình 1.1).
Bắc Tây Nguyên có tọa độ địa lý từ 107°20'15" đến 108°54'40" kinh đô ̣ đông và từ
12°58'28" đến 15°27'15" vĩ độ bắc, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh
Đắk Lắk, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, phía tây giáp Lào
và Camphuchia.
Hình 1.1. Vị trí khu vực Bắc Tây Nguyên và Tây Nghệ An
4
Khu vực Bắc Tây Nguyên bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện với 297
xã, phường và thị trấn. Diện tích tự nhiên (DTTN) của khu vực Bắc Tây Nguyên là
2,47 triệu ha [51] chiếm 8,1% diện tích toàn quốc. Trong đó, Gia Lai có diện tích nông
nghiệp và đất rừng lớn nhất Tây Nguyên với diện tích là 1,3 nghìn ha và Kon Tum là
0,86 nghìn ha vào năm 2013 [7].
Khu vực Tây Nghệ An – Nậm Cắn
Nậm Cắn là xã biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
có 17 km đường biên giới tiếp giáp với nước Lào. Phía Đông Bắc giáp xã Na Ngoi,
phía Nam giáp xã Tà Cạ, phía Đông giáp xã Phà Đánh và phía Tây giáp Lào. Xã Nậm
Cắn có cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, tương ứng ở phía Lào có cửa khẩu Namkan thuộc
địa phận huyện Nong Hẹt tỉnh Xiêng Khoảng. Toàn xã có 6 bản là bản Tiền Tiêu, bản
Trường Sơn, bản Khánh Thành, bảng Noọng Dẻ, bản Pa Ca và bản Huồi Pốc.
b) Địa hình, địa mạo
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Địa hình khu vực Bắc Tây Nguyên khá đa dạng, bao gồm đồi núi, cao nguyên
và vùng trũng xen kẽ nhau. Trong đó , điạ hin
̀ h đồ i núi chiế m khoảng 4/7 DTTN khu
vực Bắc Tây Nguyên, bao gồ m những đồ i núi liề n dải có đô ̣ dố c 15o trở lên (Hình 1.2
và hình 1.3). Điạ hiǹ h núi cao liề n dải phân bố chủ yế u ở phiá bắ c - tây bắ c cha ̣y sang
phía đông tỉnh Kon Tum . Mă ̣t điạ hin
̀ h bi ̣phân cắ t hiể m trở , tạo thành các thung lũng
hẹp, khe, suố i. Điạ hì nh đồ i tâ ̣p trung chủ yế u ở huyê ̣n Sa Thầ y có da ̣ng nghiêng về
phía tây và thấp dần về phía tây nam , xen giữa vùng đồ i là daỹ núi Chư Mom Ray.
Khu vực Bắc Tây Nguyên có 3 thung lũng lớn đó là thung lũng Sa Thầy, thung
lũng An Khê và thung lũng Cheo Reo – Phú Túc. Ðịa hình thung lũng phân bố dọc
theo các sông, suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt. Điạ hình thung lũng nằ m do ̣c theo
sông Pô Kô đi về phía nam của tỉnh , có dạng lòng máng thấp dần về phía nam , theo
thung lũng có những đồ i lươ ̣n sóng như Đăk Uy , Đăk Hà và có nhiề u chỗ bề mă ̣t bằ ng
phẳ ng như vùng thi ̣xã Kon Tum . Thung lũng Sa Thầ y đươ ̣c hin
̀ h thành giữa các daỹ
núi kéo dài về phía đông chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Thung lũng An
Khê và thung lũng Cheo Reo - Phú Túc, đều thuộc phía Đông của tỉnh. Thung lũng An
Khê đặc trưng bởi kiểu bóc mòn tích tụ, với các đồi sót được tạp thành do hoạt động
xâm thực bóc mòn của sông Ba và phụ lưu [10].
5
Hình 1.2. Bản đồ độ dốc tỉnh Kon Tum [3]
Điạ hiǹ h cao nguyên ở khu vực Bắc Tây Nguyên có ba cao nguyên đó là cao
nguyên Konplong nằ m giữa daỹ An Khê và daỹ Ngo ̣c Linh có đô ̣ cao 1.100 - 1.300 m,
chạy theo hướng tây bắc - đông nam [8] và hai cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên
Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng. Sự phân hóa của địa hình là yếu tố quyết định tới
đặc trưng của nhiều quá trình ngoại sinh diễn ra trên lãnh thổ nghiên cứu, trong đó
điển hình là quá trình xâm thực, xói mòn đất và tích tụ.
Hình 1.3. Bản đồ độ dốc tỉnh Gia Lai [3]
6
Khu vực Tây Nghệ An – Nậm Cắn
Nậm Cắn có địa hình rất phức tạp, nằm trên hệ uốn nếp Trường Sơn. Địa hình
khu vực xã Nậm Cắn có mức độ phân cắt mạnh, gồm có núi, đồi và các thung lũng, địa
hình núi cao chiếm ưu thế, có độ dốc lớn (Hình 1.4). Dạng địa hình núi cao có độ phân
cắt sâu lớn, loại từ 400 m/km trở lên chiếm 34 %, hệ số phân cắt ngang từ 1,7 - 4,5
km/km2, độ dốc địa hình >25 o chiếm 52 %. Trong phạm vi xã Nậm Cắn, có ba đơn vị
địa mạo chính là bề mặt san bằng phân bố ở khu vực cửa khẩu Nậm Cắn tuổi Plioxen
(N2), các sườn dốc bóc mòn tuổi Mioxen – Đệ tứ (N1-Q) phân bố theo chiều cánh cung
từ phía Tây Bắc kéo qua khu vực bản Trường Sơn và đến dãy Hang Tù, các sườn bóc
mòn tổng hợp tuổi Plioxen – Đệ tứ (N2-Q) phân bố ở các khu vực còn lại.
Hình 1.4. Bản đồ địa hình xã Nậm Cắn
7
c) Địa chất
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Đặc điểm địa chất - kiến tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát sinh và
phát triển của cảnh quan một lãnh thổ, là yếu tố nền móng có ảnh hưởng rất lớn đến
các yếu tố khác nhau: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và sinh vật trong quá
trình thành tạo cảnh quan của lãnh thổ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [5] trong báo cáo điều tra bổ
sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Kon Tum có đặc điểm địa chất như sau:
Lãnh thổ Kon Tum nằm trong đơn vị kiến tạo có nền móng kết tinh tuổi cổ nhất
nước ta. Đặc điểm các thành tạo đá hiện tại đã phần nào phản ánh chế độ kiến tạo khá
mạnh mẽ của khu vực, đặc biệt là sự nâng lên của địa khối Kon Tum. Với những nét
đặc thù về bối cảnh kiến tạo và lịch sử phát triển địa chất lâu dài mà trong vùng đã
hình thành nên các thể đá có nguồn gốc và thành phần rất khác nhau. Đó là các thành
tạo siêu biến chất tuổi Arkeozoi, Protezozoi; các thành tạo trầm tích tuổi Jura, Triat;
các thành tạo xâm nhập granit phức hệ Đèo Cả, Bến Giằng – Quế Sơn; đồng thời ở
khu vực cũng tồn tại các thể phun trào bazan Kainozoi và trầm tích Đệ tứ bở rời.
Nhìn chung, cấu trúc địa chất của vùng có dạng vòm nâng khối tảng mà ở chính
giữa là các thành tạo địa chất có tuổi cổ nhất, ra xung quanh có các đơn vị có tươi trẻ
hơn. Dù vật, đơn vị địa khối này đã bị phức tạp hóa bởi các khối xâm nhập granit cũng
như các hoạt động núi lửa và các quá trình ngoại sinh.
Các loại đá mẹ/mẫu chất ở Kon Tum gồm đá granit và đá bazan. Các xâm nhập
granit xuất hiện ở nhiều giai đoạn địa chất khác nhau từ Proterozoi - Paleozoi Mesozo và Kainozoi, gồm các khối Ngọc Rích, Măng Đen, Ngọc Rơ Rinh, Chư Choc,
Ka Đinh, Chư Nam Bang, Ngọc Ro Ba, Chư To Pa, Măng Buk, … các đá plagiogranitgơnai, granit biotit, granit 2 mica,…Thành phần khoáng vật bao gồm plagiocla (7 – 30
%), felspat kiềm (30 – 58 %), quartzit (18 – 40 %), biotit (1 – 10 %), khoáng vật phụ
apatit, zircon, orthit,… Granit thuộc phức hệ Hải Vân chiếm diện tích lớn nhất (1.250 1.300 km2), kế đến là phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (820 km2). Trong phạm vi tỉnh
Kon Tum có 2 loạt bazan là bazan Neogen (thuộc hệ tầng Đại Nga – βN2đn) và bazan
Pliocen - Pleistocene sớm (thuộc hệ tầng Túc Trưng - βN2-Q1tt). Bazan Neogen phân
bố ở Kon Plông, Măng Đen với tổng diện tích 500 km2. Chúng gồm các dạng bazan
hai pyroxene-bazan olivine. Đá phổ biến dạng bão hòa, hoặc quá bão hòa silic - cao
nhôm, kali, magne ở mức trung bình thấp. Bazan Pliocen-Pleistocene chiếm diện tích
khoảng 100 km2 ở nam Kon Tum. Các phun trào bazan gồm bazan olivine. Đá có cấu
8
tạo khối đặc xít hoặc lỗ hổng, kiến trúc đặc trưng là Porphyr với nền ofit. Đá thường
không hoặc gần bão hòa silic, chứa magie, titan, tổng kiềm ở mức trung bình đến cao.
Đá biến chất gồm các đá phiến thạch anh, biotit, đá phiến amphibol-plagioclas, đá
phiến thạch anh mica,… phân bố ở vùng Kon Klung, Ya Sir, Tây Bắc Ngọc Hồi, Mo
Ray, Tây Chư Nam bang,…Các đá có mức độ biến chất không đều từ tướng granulit,
phiến lục đến tướng epidot amphibolit,...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [4] trong báo cáo điều tra bổ
sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Gia Lai có đặc điểm địa chất như sau:
Đá mẹ Gia Lai gồm các loại đá magma xâm nhập (granit, điorit, granođiorit,...)
thời kì Palaeozoi muộn tới Mezozoi sớm, các loại đá biến chất (gơnai, phiến mica,
quartzit, đá hoa) thời kì Archaeozoi- Protenozoi và các loại đá trầm tích (đá cát kết, đá
bột kết, đá sét) thời kì Triat và Neogen. Trong thời kì Neogen muộn và Holoxen sớm
với các hoạt động núi lửa phun trào, dòng dung nham bazan phủ lên một phần các đá
magma xâm nhập, trầm tích và biến chất nói trên, tạo nên các cao nguyên bazan. Dòng
dung nham đã phủ lên toàn bộ các đá cổ hơn Neogen muộn, trừ những nơi có địa hình
quá cao. Do quá trình xói mòn, các cao nguyên bazan ngày nay đã bị thu hẹp lại, nhiều
nơi chỉ còn lại vết tích đá bazan (An Khê, Kon Chro,...) hoặc các loại đá bị vùi lấp ở
dưới đã lộ trên mặt đất (các vùng rìa cao nguyên bazan). Đá bazan là loại magma bazơ
tạo nên 2 cao nguyên rộng lớn: cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng. Đá
bazan khi phong hoá tạo nên các loại đất đỏ bazan, tầng đất dày có tỷ lệ sét cao, tỷ lệ
sét phân tán trong nước thấp, chịu xói mòn tốt, kết cấu đoàn lạp, tính chất lý học đất rất
tốt.
Đá magma axit phân bố ở địa hình núi và gò đồi thường gặp ở Chư Pah, Chư
Prông, Đức Cơ, KBang, Mang Yang, Kông Chro, Ayun Pa, Krông Pa, khi phong hoá
tạo thành đất có màu sáng thành phần cơ giới thô do có tỷ lệ SiO2 cao, tầng đất mỏng.
Đá phiến sét và biến chất phân bố ở địa hình núi và gò đồi, thường gặp ở KBang,
Ayun Pa, Krông Pa, khi phong hoá cho tầng đất khá dày, thành phần cơ giới trung
bình.
Đá cát kết, đá bột kết gặp ở vùng phía nam Chư Prông, Ayun Pa, Krông Pa, An
Khê, khi phong hoá tạo thành đất có thành phần cơ giới nhẹ, màu sáng. Thành tạo phù
sa phân bố ở ven sông Ba, sông Iayun và ở một số suối lớn, tạo nên các loại đất phù sa.
Khu vực Tây Nghệ An – Nậm Cắn
Khu vực nghiên cứu gồm các hệ tầng địa chất sau: Hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc),
hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn), hệ tầng Nậm Tầm (D1-2nt), hệ tầng Nậm Cắn (D2g9
D3frnk), hệ tầng Cát Đằng ( D3fmcd), Hệ tầng La Khê (C1lk), Hệ tầng Bắc Sơn (C-Pbs)
và Hệ tầng Đồng Đỏ (J1-2hc) (Hình 1.5). Khu vực có hoạt động kiến tạo phức tạp, nằm
dọc theo đới đứt gãy Rào Nậy – Sông Cả, thuộc phụ đới cấu trúc Hoành Sơn và phụ
đới Sông Cả của hệ uốn nếp địa máng Việt Lào. Đứt gãy Sông Cả là đới đứt gãy sâu
có quy mô lớn, phát triển theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Dọc theo đứt gãy các đá
bị cà nát mạnh mẽ, đới cà nát rộng gần 100 m, bị limonit hóa và có nhiều mặt trượt độ
dốc lớn đến thẳng đứng. Về mặt địa mạo phía Bắc đứt gãy Sông Cả thành tạo các bồn
trũng được lấp đầy bởi trầm tích Neogen (N), ĐệTứ (Q). Hiện nay đây là đới đứt gãy
đang hoạt động khá mạnh, biểu hiện qua hàng loạt chấn tâm động đất dọc đứt gãy;
đồng thời các đoạn đường Quốc lộ 7 chạy dọc đới dập vỡ nứt nẻ xung yếu đứt gãy
thường xuyên bị trượt lở, đổ lở mạnh mẽ.
Hình 1.5. Bản đồ địa chất xã Nậm Cắn
10
d) Khí hậu
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Bắc Tây Nguyên là một trong ba tiểu vùng khí hậu của Tây Nguyên, thuộc
vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa. Nhiê ̣t đô ̣ trung bin
̀ h trong năm dao đô ̣ng
trong khoảng 22 – 25 °C, biên đô ̣ nhiê ̣t đô ̣ dao đô ̣ng trong ngày 8 – 10 °C.
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rê ̣t là mùa mưa và mùa khô . Mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, khí hậu khắc nghiệt, khoảng đầu mùa nhiệt độ thấp (tháng 1
nhiệt độ trung bình 16 – 18 oC), nhưng cuối mùa nhiệt độ lên cao (tháng 4 nhiệt độ
trung bình 24 – 28 oC), lượng mưa trong các tháng mùa khô rất thấp và tháng 3 lượng
mưa thấp nhất (Hình 1.6). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu mát mẻ, ổn định,
nhiệt độ trung bình hàng tháng khoảng 21 – 25 oC, hầu hết lượng mưa trong năm tập
trung trong mùa này, đỉnh mưa thường xuất hiện vào tháng 8 – 9.
Hình 1.6. Sơ đồ phân bố lƣợng mƣa và nhiệt độ Việt Nam [21]
11
Hàng năm, lươ ̣ng mưa trung bin
̀ h khoảng 2.121 mm, lươ ̣ng mưa năm cao nhấ t
2.260 mm, năm thấ p nhấ t 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 đối với
Kon Tum. Trong năm có hai mùa gió: mùa mưa hướng gió thịnh hành là Tây Nam và
Tây, chiếm 40 – 55 % tần suất và mùa khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc chiếm
70 % tần suất. Tốc độ gió bình quân mùa là 3,0 m/s, vận tốc gió nhỏ nhất 1 m/s, lớn
nhất là 14 m/s. Gió mạnh vào mùa khô.
Độ ẩm trung bình hàng n ăm dao đô ̣ng trong khoảng 78 – 87 %. Độ ẩm không
khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90 %), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66
%). Số giờ nắng trong năm là 2.200 giờ.
Khu vực Tây Nghệ An – Nậm Cắn
Xã Nậm Cắn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự chênh lệch cao
giữa mùa đông và mùa hè. Vào mùa đông nhiệt độ thấp nhất là 11 oC (tháng 2) và cao
nhất là 39 oC (tháng 4). Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24,5 oC, có sự chênh
lệch nhiệt độ ngày đêm lớn khoảng 5 – 7 oC. Mùa hè có nhiệt độ cao, mùa đông rét
buốt có nhiều sương muối. Mùa mưa ở Nậm Cắn bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào
tháng 10 với tổng lượng mưa bình quân khoảng 2076 mm/năm [16]. Nậm Cắn chịu
ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8, gây khô,
nóng ở một số vùng địa hình tương đối thấp trong xã. Trên địa bàn xã Nậm Cắn, có hệ
thống sông suối thuộc lưu vực sông Cả và các dòng suối gồm: suối Nậm Cắn, suối
Huổi Pốc, suối Khe Cắt, suối Pốc, suối Huôi Cang, suối Huôi Heo [36].
e) Tài nguyên rừng
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Đế n năm 2015, diê ̣n tić h đấ t lâm nghiê ̣p của
khu vực Bắc Tây Nguyên là
604.402,50 ha, chiế m 62,32 % diê ̣n tić h tự nhiên [31, 34]. Trong đó, Kon Tum có các
kiể u rừng chiń h sau : Rừng kiń nhiê ̣t đới hỗn hợp cây và lá rộng, đây là kiể u rừng điể n
hình của rừng tỉnh Kon Tum , phân bố chủ yế u trên đô ̣ cao 500 m, có ở hầu hết huyện ,
thị trong tỉnh ; Rừng lá ẩ m nhiê ̣t đới : có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven
sông; Rừng kín á nh iê ̣t đới: phân bố ở vùng núi cao ; Rừng thưa khô cây ho ̣ dầ u (rừng
khô ̣p): phân bố chủ yế u ở huyê ̣n Ngo ̣c Hồ i , huyê ̣n Đăk Glei (dọc theo biên giớ i Viê ̣t
Nam, Lào, Campuchia). Nhìn chung , thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng , thể hiê ̣n
nhiề u loa ̣i rừng khác nhau trong nề n cảnh chung của đới rừng nhiê ̣t đới gió mùa , có 3
đai cao, thấ p khác nhau : 600 m trở xuố ng , 600 - 1.600 m và trên 1.600 m. Hiê ̣n nay,
nổ i trô ̣i nhấ t vẫn là rừng râ ̣m , trong rừng râ ̣m có quầ n hơ ̣p chủ đa ̣o là thông hai lá , dẻ,
re, pơmu, đỗ quyên, chua,... ở độ cao 1.500 - 1.800 m chủ yế u là thông ba lá , chua, dẻ,
12
re, kháo, chẹc,... Trong những năm gầ n đây , diê ̣n tić h rừng của Kon Tum bi ̣thu he ̣p do
chiế n tranh, khai thác gỗ lâ ̣u và các sản phẩm khác của rừng . Nhưng nhin
̀ chung, Kon
Tum vẫn là tỉnh có nhiề u rừng gỗ quý và có giá tri ̣kinh tế cao . Rừng của tỉnh Gia Lai
liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên và quá trình diễn biến tài
nguyên rừng, thảm rừng của vùng Tây Nguyên. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu,
địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và
phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau:
- Thảm thực vật rừng: rừng tự nhiên ở Gia Lai chiếm khoảng 78,3 % diện tích
đất lâm nghiệp, có nhiều loại cây quý hiếm, gỗ tốt như: sao, giáng hương, gội, trắc,
kiền kiền, bằng lăng, chò sót…Rừng Gia Lai phát triển chủ yếu trên địa hình núi cao,
các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loại độ che phủ tốt, tầng thảm mục
dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có diện tích rất lớn, đây là nguồn tài nguyên quý không
chỉ riêng của tỉnh, của vùng Tây Nguyên nói chung mà của cả nước.
- Rừng non tái sinh và cây bụi phân bố ở khắp các vùng trên địa bàn tỉnh, trên
các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là cây họ dầu,
họ đậu, họ xoan, họ dẻ…ngoài ra còn có thảm cỏ tự nhiên, thực vật trồng và nhiều loại
cây lương thực khác.
f) Tài nguyên khoáng sản
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Bắc Tây Nguyên nằ m trên khố i nâng Kon Tum, vì vậy rất đa dạng về cấu trúc
điạ chấ t và khoáng sản . Qua khảo sát của các cơ quan chuyên môn , hiê ̣n nay , Kon
Tum nói riêng và Bắc Tây Nguyên nói chung đang chú tro ̣ng đế n mô ̣t số loa ̣i khoáng
sản sau:
- Nhóm khoáng sả n phu ̣c vu ̣ sản xuấ t vâ ̣t liê ̣u xây dựng : nhóm này rất đa dạng ,
bao gồ m: sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuô ̣i sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granit́ , puzơlan,....
- Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm , cách nhiệt và xử lý môi trường , bao gồ m
diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thị xã Kon Tum .
- Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa : gồ m có silimanit , dolomit, quazit tâ ̣p
trung chủ yế u ở các huyê ̣n Đăk Glei , Đăk Hà, Ngọc Hồi.
- Nhóm khoáng sản cháy : gồ m có tha n bùn , tâ ̣p trung chủ yế u ở thi ̣xã Kon
Tum, huyê ̣n Đăk Hà , huyê ̣n Đăk Tô.
13
- Nhóm khoáng sản kim loại đen , kim loa ̣i màu , kim loa ̣i hiế m : gồ m có mangan
ở Đăk Hà ; thiế c, molipden, vonfram, uran, thori, tâ ̣p trung chủ yế u ở Đăk Tô , Đăk
Glei, Ngọc Hồi, Konplong; bauxit tâ ̣p trung chủ yế u ở Konplong.
- Nhóm khoáng sản đá quý : gồ m có rubi , saphia, opalcalcedon tâ ̣p trung ở Đăk
Tô, Konplong.
- Quặng bôxít: 2 mỏ có trữ lượng lớn là Kon Hà Nừng (C2: 210,5 triệu tấn với
hàm lượng Al2O3: 33,76 - 51,75 %; SiO2: 14,04 %) và Đức Cơ. Ngoài ra còn có các
điểm khoáng hoá bôxít ở Thanh Giao, Lệ Thanh, Lệ Cần, Bàu Cạn và PleiMe.
- Vàng: phát hiện trên 73 điểm, trong đó có 66 điểm quặng hoá gốc và 6 điểm
sa khoáng, các vùng có triển vọng là: Kông Chro, Ia Mơ, Krông Pa, Ayun pa. Các
khoáng sản kim loại khác: mỏ sắt ở An Phú – Tp. Pleiku, kẽm ở An Trung – Kông
Chro.
- Đá granit thuộc dạng xâm nhập phân bố ở 8 điểm với trữ lượng lớn, trong đó
có 2 mỏ đá ở Bắc Biển Hồ - thị trấn Phú Hoà và mỏ đá Chư Sê là có trữ lượng lớn
Ngoài ra còn có đá vôi, đất sét, cát xây dựng, các khoáng sản làm vật
liệu….Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của tỉnh rất đa dạng và phong phú, thuận lợi
cho phát triển một số ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng.
g) Tài nguyên nước
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Nguồ n nước mă ̣t chủ yế u là sông , suố i bắ t nguồ n từ phía bắ c và đông bắ c của
tỉnh Kon Tum, thường có lòng dố c , thung lũng he ̣p, nước chảy xiế t , bao gồ m: Sông Sê
San do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăk Bla hợp thành , Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắ t
nguồ n từ phiá nam của khố i núi Ngo ̣c Linh , chảy theo hướng bắc – nam; Nhánh Đăk
Bla dài 144 km bắ t nguồ n từ daỹ núi Ngo ̣c Krinh . Ngoài ra còn có các sông , suố i khác
như: phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà Khúc và phía bắc của tỉnh là đầu
nguồ n của 2 con sông Thu Bồ n và Vu Gia , sông Sa Thầ y bắ t nguồ n từ đỉnh núi Ngo ̣c
Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gầ n như song song với biên giới Campuchia, đổ
vào dòng Sê San.
Nguồ n nước ngầ m : nguồ n nước ngầ m ở tỉnh Kon Tum có tiề m năng và trữ
lươ ̣ng công nghiê ̣p cấ p C 2: 100 nghìn m 3/ngày, đă ̣c biê ̣t ở đô ̣ sâu 60 - 300 m có trữ
lươ ̣ng tương đố i lớn . Ngoài ra , huyện Đăk Tô , Kon Plông còn có 9 điể m có nước
khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử du ̣ng làm nước giải khát và chữa bê ̣nh [9].
14
Sông, suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai thuộc 03 sông lớn là: sông Ba, sông Sê San
và sông Xrê-pốc. Ngoài ra, thượng nguồn sông Kôn và sông Kỳ Lộ cũng bắt nguồn từ
phần phía Đông của tỉnh Gia Lai.
Sông Ba bắt nguồn từ vùng núi Kon Plông chảy qua các huyện K'Bang, An
Khê, Kon Chro, đến Đông Bắc thị trấn Ayun Pa gặp nhánh Iayun hợp lại và xuôi về
tỉnh Phú Yên. Sông, có diện tích lưu vực 1283 km2. Về mùa lũ có lưu lượng nước 94,5
m3/s, mức nước có thể dâng tới 7 - 9 m, vào mùa kiệt lưu lượng nước chỉ khoảng 5 - 8
m3/s (tại An Khê). Do bắt nguồn từ vùng núi cao qua nhiều dạng địa hình có cấu tạo
địa chất phức tạp, lòng sông sâu, dốc, sản phẩm phù sa thô, tạo nên dải đất phù sa hẹp
vài chục mét ven sông ở khu vực An Khê, đến vùng hạ lưu (huyện Ayun Pa và Krông
Pa) tạo thành dải đất phù sa khá lớn, sản phẩm phù sa mịn hơn. Sông Ba và nhánh
sông Iayun là nguồn cung cấp nước mặt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong
vùng. Nhiều công trình thuỷ điện nhỏ, thuỷ lợi lớn đã được xây dựng, nhất là hồ Ayun
Hạ có khả năng tưới cho 9.000 - 9.500 ha lúa 2 vụ và nhiều cây hoa màu khác. Sông
Sê San là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum ở phía Tây Bắc tỉnh Gia
Lai, có các nhánh suối của huyện MangYang, K'Bang, Chư Pah, Ia Grai đổ vào. Hai
bên triền sông là những dải núi cao sườn dốc làm hạn chế rất nhiều đến khả năng bồi
đắp sản phẩm phù sa. Do có sự chênh lệch độ cao lớn, lòng sông dốc nên có nhiều
tiềm năng về thuỷ điện, thuỷ lợi. Một số nơi đã và đang được xây dựng như thuỷ điện
(Ryninh. Ialy, Iakha...) và thuỷ lợi ( Ia Hrung, Ianăng, Biển Hồ...).
Ngoài hệ thống sông Ba và Sê San, phía tây tỉnh Gia Lai còn có hệ thống sông
Sêrêpôk, gồm các suối ở huyện Chưprông, Đức Cơ, Chư Sê như Ia Lốp, Ia Hleo, Ia
Krel... chảy về phía Tây, đổ vào sông Sêrêpôk của Cam Pu Chia. Diện tích lưu vực
khoảng 1.145 km2. ở đây cũng có tiềm năng lớn về thuỷ điện, thuỷ lợi, có các công
trình đã xây dựng như thuỷ điện Iađrăng II, Iakrel... thuỷ lợi Hoàng Ân...
h) Tài nguyên đất
Đất là hợp phần phụ thuộc rất nhiều vào các quá trình tự nhiên cùng với những
thành phần khác như đá mẹ, địa hình và thảm thực vật [20].
Khu vực Bắc Tây Nguyên
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum được chia thành 5 nhóm là nhóm đất phù sa ,
nhóm đất xám , nhóm đất vàng , nhóm đất mùn vàng trên núi , và nhóm đấ t thung lũng
với 16 loại đơn vị đất (Bảng 1.1).
Tài nguyên đất tỉnh Kon Tum khá phong phú, bao gồm các loại đất từ vùng
trũng ven sông tới khu vực núi cao. Toàn tình có 5 nhóm đất chính với 16 đơn vị phân
15
loại. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích khá lớn 579.788 ha chiếm trên 60 % tổng DTTN,
tiếp theo là nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 343.228 ha chiếm 35,70 %
DTTN. Nhóm đất phù sa có diện tích 16.663 ha chiếm 1,735 DTTN, nhóm đất xám có
diện tích ít 5.066 ha chiếm 0,53 % DTTN, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện
tích nhỏ 1.679 ha chiếm 0,17 % DTTN [31].
Bảng 1.1. Diện tích và phân bố chủ yếu các loại đất chính ở Kon Tum [5, 20]
STT
Tên loại đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Phân bố chủ yếu
1
Đất mùn vàng nhạt trên đá biến
chất
8.019,67
0,83
Đắc Glei, Đắc Tô
2
Đất mùn vàng đỏ trên đá
magma axít
117.841,20
12,27
Kon Plong, Đắc Tô, Đắc
Hà, Đắc Glei
3
Đất mùn vàng đỏ trên đá biến
chất
175.098,24
18,21
Đắc Glei, Đắc Tô, Kon
Plong
4
Đất mùn vàng đỏ trên đá phiến
sét
10.802,00
1,12
Đắc Glei
5
Đất đỏ vàng trên đá magma axít
91.054,11
9,47
Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon
Plong
6
Đất đỏ vàng trên đá biến chất
179.701,22
18,70
Đắc Hà, Kon Plong, Sa
Thầy, Ngọc Hồi, Đắc Glei
7
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét
4.088,74
0,43
Sa Thầy, Đắc Glei
8
Đất vàng nhạt trên cuội, cát kết
1.754,03
0,18
Sa Thầy
9
Đất đỏ vàng trên đá magma axít
69.105,25
7,19
Sa Thầy, Ngọc Hồi
10
Đất đỏ vàng trên đá biến chất
22709,11
2,36
Sa Thầy, Ngọc Hồi
11
Đất vàng nhạt trên cuội, cát kết
10857,23
1,13
Sa Thầy
12
Đất mùn nâu vàng trên đá bazan
32994,89
3,43
Kon Plong
13
Đất nâu đỏ trên đá bazan
15.420,45
1,60
Kon Plong, TX. Kon Tum,
Sa Thầy
14
Đất đỏ vàng, vàng đỏ trong
thung lũng
114.531,84
11,91
Sa Thầy, Kon Plong, Đắc
Tô, Đắc Glei
15
Đất trên phù sa cổ và phù sa
không được bồi
67.347,06
7,00
TX. Kon Tum, Sa Thầy,
Đắc Hà
16
Đất phù sa được bồi hàng năm
40.124,96
4,17
TX. Kon Tum, Kon Plong,
Đắc Tô, Đắc Hà
961.450,00
100,00
Cộng
Tỉnh Gia Lai gồm 10 nhóm đất với 29 đơn vị đất (Bảng 1.2), trong đó nhóm đất
có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng, đất phù sa và đất xám. Nhóm đất phù sa có
16