Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.14 KB, 13 trang )

Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch Ngân Hàng
Ngoại Thương Việt Nam
2.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD NHNT VN
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được thành lập từ ngày 1/4/1963
theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ
sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.Trong giai đoạn
này Ngân hàng ngoại thương được coi là ngân hàng chuyên doanh và duy nhất của Việt
Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Trải qua cả một giai đoạn dài với những biến động sâu sắc và mạnh mẽ của nền
kinh tế, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam vẫn luôn khẳng định được vai trò chủ lực
của mình và ngày càng lớn mạnh. NHNT đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là
NHTM VN có uy tín nhất đồng thời được công nhận và xếp hạng là một trong 23
Doanh nghiệp đặc biệt với thế mạnh nổi trội trong các lĩnh vực kinh doanh ngoại hối,
tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ và các dịch vụ Tài chính, quốc tế.
Luôn đặt uy tín lên hàng đầu đồng thời không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý cũng
như coi trọng vấn đề công nghệ trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, NHNT
ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình và Ngân hàng đã trở thành sự lựa chọn
hàng đầu của khách hàng trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ.
Sở giao dịch NHNT Việt Nam được thành lập và quá trình hoạt động gắn liền
với Hội Sở chính NHNT Việt Nam.Với chức năng là đầu mối thực thi chiến lược phát
triển các sản phẩm dịch vụ đồng thời là cầu nối cho NHNT VN với khách hàng của
NHNT VN, Sở giao dịch đã có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống
NHNT VN.
Sở giao dịch NHNT VN được thành lập từ ngày 1/4/1991 theo quyết định số
34/TCCB ngày 25/3/1991 của Tổng Giám đốc NHNT VN với chức năng là đơn vị kinh
doanh tại Hội sở chính NHNTVN. Trong hơn 14 năm hoạt động, SGD đã không ngừng
phát triển cả về quy mô và doanh số hoạt động và là đơn vị có nguồn vốn lớn nhất trong
hệ thống NHNT. Luôn dẫn đầu trong việc thực hiện chương trình hiện đại hóa công
nghệ Ngân hàng trong hoạt động thanh toán, kế toán và dịch vụ ngân hàng, SGD khẳng
định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống ngân hàng Ngoại Thương nói riêng và


trong nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Cho tới ngày 28/12/2005, theo Quyết định số 1215/QĐ- NHNN, Sở giao dịch
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chính thức được tách ra khỏi hội sở chính và hoạt
động như một chi nhánh độc lập.
Kể từ ngày 01/01/2006, sau khi được tách ra khỏi Hội sở chính, hoạt động như
một chi nhánh, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng, SGD được thực
hiện tất cả các nghiệp vụ ngân hàng của NHNTVN. Khi tách ra hoạt động một cách độc
lập, ban đầu SGD cũng gặp khá nhiều khó khăn như xáo trộn về tổ chức, nghiệp vụ…
nhưng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ và Ban lãnh đạo, SGD không những nhanh
chóng đi vào ổn định mà còn từng bước mở rộng hoạt động, áp dụng công nghệ tiên
tiến, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ và tích cực phấn
đấu để trở thành một ngân hàng hiện đại phục vụ mọi thành phần kinh tế.
2.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban tại SGD NHNT
VN
2.1.2.1. Bộ máy tổ chức
SGD NHNT VN trước đây là đơn vị trực thuộc, hạch toán chung với NHNT VN,
đến ngày 01/01/2006 mới tách ra hạch toán riêng. Cơ cấu bộ máy tổ chức của SGD bao
gồm 1 Giám Đốc và 4 Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm quản lý các phòng ban của
SGD. Hiện nay, SGD NHNT VN có 24 phòng ban và 19 phòng giao dịch đặt tại các vị
trí khác nhau trên địa bàn TP Hà Nội.

Tổ Nghiên cứu Phát triển Nghiệp vụ Ngân hàng Bán lẻ
P. Kiểm tra nội bộ
P. Quản lý nhân sự
P. Kế toán tài chính
P. Vốn & KD Ngoại tệ
P. Đầu tư dự án
P. Tín dụng DN Nhỏ & Vừa
Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo
Giám ĐốcNguyễn Danh Lương

Phó Giám ĐốcNguyễn Hùng Sơn
Phó Giám ĐốcNgô Quang Trung
Tổ Đảng Đoàn
Phó Giám ĐốcPhạm Thị Mai
P. Thanh toán Xuất khẩu
P. Thanh toán Nhập khẩu
P. Quản lý rủi ro tín dụng
P. Vay nợ viện trợ
P. Hối đoái
P. Khách hàng đặc biệt
P. Ngân Quỹ
P. Quản lý Quỹ ATM
Phòng Giao dịch số 16
P. Tiết kiệm
P. Bảo lãnh
P. Quản lý nợ
P. Kế toán giao dịch
Các PGD (trừ PGD số 16)
Tín dụng trả góp&tiêu dùng
P. Hành chính quản trị
P. Quan hệ khách hàng
P. Thanh toán thẻ
P. Tin học
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Sở Giao Dịch NHNT Việt Nam
Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo
Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo
Phó Giám ĐốcNguyễn Thị Bảo
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Mỗi phòng ban của SGD đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ nhất định. Cụ thể
như sau:

♦ Phòng Bảo Lãnh:
Phòng bảo lãnh là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch NHNT có chức năng
tham mưu và giúp Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh của
Sở giao dịch NHNT đối với khách hàng theo các văn bản quy định hiện hành về công
tác bảo lãnh của Nhà nước, NHNN và NHNT VN, đồng thời tuân thủ các thỏa ước quốc
tế, các thông lệ quốc tế và các điều lệ quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng mà Việt
Nam là nước thành viên hoặc đã cam kết tham gia.
♦ Phòng Đầu Tư Dự Án:
Phòng Đầu tư dự án là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch có chức năng tham
mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc thực hiện cấp tín dụng trung và dài
hạn cho các khách hàng tại Sở giao dịch NHNT theo đúng các quy định, quy chế, thể lệ
về cho vay hiện hành của NHNN VN và NHNT VN.
♦ Phòng Kế Toán Tài Chính
Phòng Kế toán tài chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch có
chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong việc triển khai thực hiện
chế độ kế toán – tài chính, chế độ báo cáo kế toán và hạch toán kế toán tại Sở giao dịch
theo đúng Luật Kế toán, thống kê của Nhà nước, quy định của Bộ tài chính, của NHNN
và của NHNT VN.
♦ Phòng Kế Toán Giao Dịch
Phòng Kế Toán Giao Dịch là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là tổ chức (cư trú
và không cư trú) có quan hệ với Sở giao dịch NHNT theo đúng quy định, quy chế về
hạch toán, kế toán thanh toán và quy trình nghiệp vụ của Nhà nước, NHNN và NHNT
VN.
♦ Phòng Khách Hàng Đặc Biệt
Phòng Khách Hàng Đặc Biệt là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch NHNT VN
có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng chính sách khách hàng
đối với khách hàng thể nhân và cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho khách
hàng đặc biệt của Sở giao dịch ( là những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, doanh số
giao dịch cao hoặc là cán bộ cao cấp của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo các ngành, …) theo

đúng quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ hiện hành của Nhà nước, NHNN VN và
NHNT VN đồng thời tuân thủ các quy ước quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng mà NHNT
tham gia.
♦ Phòng kiểm tra nội bộ
Phòng kiểm tra nội bộ là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NHNT VN có
chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các văn bản của Pháp luật, quy chế của NHNN VN, quy định của NHNT VN nhằm hạn
chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng của Sở giao dịch NHNT VN
nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của ngân hàng và khách hàng tại Sở giao
dịch.
♦ Phòng hành chính quản trị
Phòng Hành chính quản trị là phòng chuyên môn thuộc Sở giao dịch NHNT VN
có chức năng tham mưu và giúp Ban giám đốc Sở giao dịch trong công tác hành chính,
quản trị tại Sở giao dịch. Nghiên cứu xây dựng mở rộng và phát triển hệ thống mạng
lưới hoạt động của Sở giao dịch NHNT VN trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận
theo phương hướng, kế hoạch phát triển Ngân hàng Ngoại Thương của Ban lãnh đạo
theo từng giai đoạn nhằm tăng cường sức cạnh tranh, thu hút và mở
rộng khách hàng, khẳng định uy tín của Ngân hàng Ngoại Thương với khách
hàng trên thị trường.
♦ Phòng hối đoái
Phòng hối đoái là phòng nghiệp vụ thuộc Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương
có chức năng phục vụ đối tượng khách hàng là cá nhân (cư trú và không cư trú), cụ thể
như sau:
- Quản lý hồ sơ thông tin tài khoản, thông tin khách hàng
- Quản lý và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gửi, tiền vay của các
khách hàng là cá nhân
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ
- Thực hiện việc chuyển tiền trong nước của khách hàng là cá nhân
- Quản lý các chứng từ có giá, phục vụ nghiệp vụ của phòng

×