Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Công ty tài chính công ty bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.86 KB, 22 trang )


Môn học:
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
Đề tài:
CÔNG TY TÀI CHÍNH
CÔNG TY BẢO HIỂM

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thọ Phú
Lớp: K09402A
Nhóm: Bảng Anh
1.Đinh Thị Bích Diễm K094020129
2.Mai Thụy Trà Giang
K094020139
3.Nguyễn Hoàng Hạnh
K094020142
4.Trần Thị Quý
K094020213
21
TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2011
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Họ và tên MSSV Công việc
Đinh Thị Bích Diễm K094020129
Tìm tài liệu, tổng hợp file word và
thuyết trình phần công ty tài chính.
Mai Thụy Trà Giang K094020139
Tìm tài liệu, tổng hợp powerpoint và
thuyết trình phần công ty tài chính.
Nguyễn Hoàng Hạnh K094020142
Tìm tài liệu, tổng hợp powerpoint và
thuyết trình phần công ty bảo hiểm.
Trần Thị Quý K094020213


Tìm tài liệu, tổng hợp file word và
thuyết trình phần công ty bảo hiểm.
21
MỤC LỤC
Lời mở đầu..............................................................................................................3
I. Công ty tài chính................................................................................................4
1. Định nghĩa...........................................................................................................4
2. Đặc điểm..............................................................................................................4
3. Phân loại..............................................................................................................5
3.1. Công ty tài chính bán hàng...........................................................................5
3.2. Công ty tài chính tiêu dùng............................................................................5
3.3. Công ty tài chính doanh nghiệp.....................................................................6
4. Thực trạng công ty tài chính tại Việt Nam..........................................................11
II.Công ty bảo hiểm.............................................................................................12
1. Khái quát về công ty bảo hiểm...........................................................................12
1.1. Sự cần thiết khách quan của công ty bảo hiểm.............................................12
1.2. Định nghĩa...................................................................................................13
1.3. Phân loại.....................................................................................................13
1.4. Đặc trưng doanh nghiệp bảo hiểm...............................................................16
1.5. Yêu cầu cần thiết của công ty bảo hiểm.......................................................16
2. Yêu cầu cần thiết của công ty bảo hiểm..............................................................17
2.1. Phí bảo hiểm và hợp đồng...........................................................................17
2.2. Nội dung.....................................................................................................18
2.3. Đặc điểm.....................................................................................................18
2.4. Nguyên tắc hoạt động..................................................................................19
3. Thực trạng công ty bảo hiểm tại Việt Nam.........................................................21
21
Lời mở đầu
Ngày nay, ngân hàng không còn là tổ chức tài chính duy nhất mà chúng ta tiếp xúc
hàng ngày nữa. Bên cạnh các ngân hàng là sự xuất hiện của các tổ chức tài chính phi ngân

hàng. Giả sử như bạn đi mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm, vay tiền mua xe tại một
công ty tài chính, hay mua một loại chứng khoán với sự giúp đỡ của các công ty môi giới.
Trong các giao dịch trên, chúng ta đang làm việc với các tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Trong nền kinh tế, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng
trong việc tạo dòng luân chuyển vốn từ người tiết kiệm ( người cho vay) đến người chi tiêu
( người đi vay). Thông qua những sáng tạo công cụ tài chính và dịch vụ mới, các tổ chức
phi ngân hàng đang cạnh tranh trực tiếp với các tổ chức tín dụng ngân hàng bằng cách
cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng của mình.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động trong nền kinh tế thị trường xuất hiện những loại định
chế trung gian tài chính chủ yếu:
• Ngân hàng thương mại
• Các loại quỹ tiết kiệm
• Các quỹ tín dụng
• Các công ty tài chính
• Các công ty bảo hiểm
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, khái niệm về công ty tài
chính và công ty bảo hiểm không còn là một khái niệm xa lạ.
21
Công ty tài chính
1. Định nghĩa.
Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng
vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ
tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác như dịch vụ cầm, giữ hộ và
quản lý các chứng khoán, kim loại quý theo quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm
• Các công ty tài chính có nguồn vốn rất dồi dào về cơ cấu, về số lượng, về thời gian, nguồn
vốn này càng lớn thì thị trường càng sôi động, linh hoạt và phát triển vì chúng là nguồn
tiếp sức cho việc mua đi bán lại các công cụ trên thị trường.
• Các công ty tài chính có lợi thế hơn các ngân hàng về tính năng động và tự do trong hoạt
động. Các công ty tài chính có thể huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu,

cổ phiếu và thương phiếu. Chính phủ sẽ điều hành và quy định về số tiền công ty tài chính
có thể cho các khách hàng vay cũng như thời hạn cho vay nhưng không hạn chế các công
ty tài chính về việc lập các chi nhánh, quy định về số tài sản phải giữ hay quy định làm thế
nào để huy động vốn. Điều này tạo điều kiện cho các công ty tài chính điểu chỉnh các
khoản cho vay của mình sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng tốt hơn ngân hàng
và các tổ chức tín dụng khác.
• Mặc dù các công ty tài chính thường thực hiện các khoản cho vay với mức độ rủi ro phá
sản cao nhưng nhìn chung họ vẫn thu được lợi nhuận vì họ sẽ áp dụng lãi suất cao hơn đối
với các khoản vay rủi ro đó. Ngoài ra các tổ chức này còn đầu tư vào tất cả các loại công
cụ trên thị trường tiền tệ nhằm phân tán rủi ro, vừa thu được nhiều lợi nhuận hơn.
• Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là không
được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm. Các công ty tài chính là trung
gian tài chính, cung ứng tín dụng trung và dài hạn. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện nay
21
đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy
thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn, ... cho cả ngắn hạn, trung và dài
hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương
tự như một ngân hàng thương mại.
3.Phân loại
Có 3 loại hình công ty tài chính, đó là: công ty tài chính bán hàng, công ty tài chính tiêu
dùng, công ty tài chính doanh nghiệp.
3.1. Công ty tài chính bán hàng
Công ty tài chính bán hàng do các công ty sản xuất, bán hàng và các nhà bán lẻ làm chủ sở
hữu và thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ của chính công ty mình. Hình thức bán hàng của các công ty tài chính bán hàng là
hình thức bán hàng trả góp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Ví dụ: Hệ thống bán lẻ Sears tài trợ khách hàng mua các hàng hóa và dịch vụ tại các cửa
hàng của Sears, GM Acceptance Corporations tài trợ cho khách hàng mua ô tô của GM, ...
Công ty tài chính cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về các khoản cho vay mua hàng và thu
hút được khá nhiều khách hàng bởi vì thông thường các khoản vay ở các công ty tài chính

bán hàng được thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn ngay tại các địa điểm mua hàng.
3.2 Công ty tài chính tiêu dùng
Công ty tài chính tiêu dùng là các doanh nghiệp riêng biệt, các công ty cổ phần hay do các
ngân hàng làm chủ sở hữu ( Citicorp, Owns Person-to-Person Finance Company hoạt động
khắp mọi nơi trên thế giới ).
Mục đích của các công ty tài chính tiêu dùng là thực hiện các khoản cho vay cho khách
hàng mua các loại hàng hóa cụ thể. Ví dụ như mua các vât dụng gia đình, sửa chửa nhà cửa
hay giúp đỡ chi trả các khoản nợ nhỏ.
21
Hình thức bán hàng của các công ty tài chính tiêu dùng là trả góp định kỳ. Thông thường
các công ty này cho các khách hàng không có khả năng vay từ các nguồn khác và định lãi
suất cao hơn.
3.3. Công ty tài chính doanh nghiệp
Công ty tài chính doanh nghiệp cung cấp các hình thức tín dụng chuyên biệt cho các doanh
nghiệp bằng các hình thức chính sau đây:
3.3.1. Bao thanh toán (factoring)
Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các
khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua
hàng thỏa thuận tại hợp đồng mua bán.
Ví dụ: Một xí nghiệp may mặc có hóa đơn chưa thanh toán từ các cửa hàng bán lẻ đã mua
từ xí nghiệp với giá trị 100.000 đôla. Nếu xí nghiệp này cần tiền mặt ngay để mua trang
thiết bị, họ có thể bán tài khoản thanh toán này cho công ty tài chính với giá là 90.000 đôla
và giao quyền thu lại số nợ 100.000 đôla cho công ty tài chính.
 Tiện ích của bao thanh toán:
Đối với doanh nghiệp bán hàng
• Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh
khoản.
• Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán
hàng trả chậm.
• Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ.

• Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc
vào các khoản vay Ngân hàng, không yêu
cầu phải có tài sản bảo đảm
• Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng.
Đối với doanh nghiệp mua hàng
• Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán
trả sau.
21
• Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ vốn
lưu động.
• Cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt
hơn.
• Đơn giản hóa thủ tục thanh toán
3.3.2. Thuê tài chính:
Bên cạnh hình thức bao thanh toán, công ty tài chính còn chuyên môn hóa vào cho thuê
trang thiêt bị máy móc ( ví dụ ô tô, xe tải, toa hàng, máy bay, tàu thủy, máy tính ….) mà họ
mua về và cho các doanh nghiệp vay trong một khoảng thời gian nào đó.
 Phân biệt thuê tài chính và thuê thông thường: Khi doanh nghiệp cần mua sắm trang
thiết bị sản xuất có thể sử dụng hình thức thuê tài sản
Thuê tài chính Thuê thông thường
• Thời hạn cho thuê của tài sản tương đối
dài so với thời gian hữu dụng của tài sản.
• Bên thuê gánh chịu phần lớn rủi ro liên
quan đến tài sản.
• Thông thường, bên cho thuê có cam kết
bán lại tài sản cho bên thuê khi kết thúc
hợp đồng.
• Hiện giá của các khoản tiền chi trả tiền
thuê gần bằng với giá trị của tài sản thuê.
• Thời hạn cho thuê ngắn so với thời gian

hữu dụng của tài sản.
• Bên cho thuê gánh chịu phần lớn rủi ro
liên quan đến tài sản.
• Không có cam kết bán lại tài sản.
• Hiện giá của các khoản chi trả thuê thông
thường thấp hơn nhiều so với giá trị của
tài sản thuê.
 Yêu cầu của việc thuê tài chính: Một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thỏa mãn
một trong các điều kiện sau:

×