Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Sự tồn tại nghiệm yếu của một lớp phương trình và hệ phương trình elliptic không tuyến tính với hệ số không trơn trong Rn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 164 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Đoàn Văn Vệ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC MỘT SỐ ĐẠI DIỆN
THUỘC BỘ MỘC NHĨ - AURICULARIALES
VÀ BỘ NGÂN NHĨ - TREMELLALES Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Đoàn Văn Vệ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC MỘT SỐ ĐẠI DIỆN
THUỘC BỘ MỘC NHĨ - AURICULARIALES
VÀ BỘ NGÂN NHĨ - TREMELLALES Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62 42 20 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


GS.TSKH. TRỊNH TAM KIỆT
PGS.TS. TRẦN NINH

Hà Nội - 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả

Đoàn Văn Vệ


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học,
Phòng Đào tạo, Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học
Quốc gia Hà Nội và Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc
gia Hà Nội, Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để chúng tôi hoàn thành luận án này.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Trịnh Tam
Kiệt, PGS.TS. Trần Ninh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Trân trọng cảm ơn TS. Trịnh Tam Bảo, Viện Hóa các hợp chất tự
nhiên (HKI-Jena) CHLB Đức đã cung cấp nhiều tài liệu quý trong việc xác
định, thử nghiệm một số chất có hoạt tính sinh học.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô và đồng nghiệp ở Bộ môn Thực

vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Đoàn Văn Vệ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 5
1.1. Hệ thống của giới Nấm ...................................................................... 5
1.2. Lược sử nghiên cứu Nấm lớn trên thế giới ...................................... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu Nấm lớn ở Việt Nam .................................... 15
1.4. Tình hình nghiên cứu Mộc nhĩ và Ngân nhĩ .................................... 23
1.5. Đặc tính sinh học của Mộc nhĩ và Ngân nhĩ .................................... 27
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của Mộc nhĩ và Ngân nhĩ .................................... 28
CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 31
2.1. Đối tượng, nội dung, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................. 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................. 31
2.1.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................... 32
2.1.3. Địa điểm thu mẫu .................................................................... 32
2.1.4. Thời gian tiến hành đề tài ....................................................... 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 34
2.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và định loại .............. 34
2.2.2. Phương pháp phân lập, nghiên cứu đặc điểm sinh học .......... 35
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sự vận chuyển vật chất ................... 41
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học ........ 42
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 44
3.1. Một số đặc điểm hình thái, giải phẫu ................................................. 44
3.1.1. Các loài Mộc nhĩ ..................................................................... 44

3.1.2. Các loài Ngân nhĩ..................................................................... 50
3.2. Thành phần loài và phương thức sống của Mộc nhĩ và Ngân nhĩ ........ 54
3.2.1. Danh lục các loài Mộc nhĩ và Ngân nhĩ đã ghi nhận được ..... 54


3.2.2. Nhận xét về tính đa dạng của Mộc nhĩ và Ngân nhĩ ............... 55
3.2.3. Các taxon mới ghi nhận cho khu hệ Nấm Việt Nam .............. 56
3.2.4. Các loài hiếm cần được bảo vệ ............................................... 57
3.2.5. Sinh thái và phương thức sống của Mộc nhĩ và Ngân nhĩ ...... 57
3.2.6. Khóa định loại các loài Mộc nhĩ và Ngân nhĩ đã gặp ............. 57
3.2.7. Mô tả một số loài Mộc nhĩ và Ngân nhĩ quan trọng ............... 60
3.2.7.1. Mô tả các loài Mộc nhĩ ................................................. 60
3.2.7.2. Mô tả các loài Ngân nhĩ ................................................ 70
3.3. Sự mọc và sự hình thành quả thể của một số loài Mộc nhĩ
trên môi trường nuôi cấy thuần khiết .............................................. 76
3.3.1. Sự mọc của sợi Mộc nhĩ ......................................................... 76
3.3.2. Đặc điểm của sợi Mộc nhĩ ...................................................... 80
3.3.3. Sự hình thành bào tử vô tính của Mộc nhĩ trong
nuôi cấy thuần khiết ................................................................ 83
3.3.4. Sự hình thành quả thể của Mộc nhĩ trong nuôi
cấy thuần khiết ......................................................................... 84
3.3.5. Sự mọc và sự hình thành quả thể của Mộc nhĩ trên giá thể .... 88
3.3.5.1. Sự mọc của Mộc nhĩ trên giá thể .................................. 88
3.3.5.2. Sự hình thành quả thể của Mộc nhĩ trên giá thể ........... 89
3.3.5.3. Sự phát triển cá thể của Mộc nhĩ .................................. 91
3.4. Sự mọc của một số chủng Mộc nhĩ trên môi trường lỏng
và dinh dưỡng cacbon, nitơ .............................................................. 96
3.4.1. Sự mọc của Mộc nhĩ trên môi trường lỏng ............................. 96
3.4.2. Dinh dưỡng cacbon và nitơ của một số chủng Mộc nhĩ .......
3.4.3. Sự mọc của Mộc nhĩ trên môi trường lỏng có các

nguồn cacbon khác nhau .......................................................
3.4.4. Sự mọc của Mộc nhĩ trên môi trường lỏng có các
nguồn nitơ khác nhau ............................................................
3.4.5. Tỷ lệ C/N của My102 ...........................................................

101
102
111
113


3.5. Nghiên cứu sự vận chuyển vật chất ở Mộc nhĩ dựa vào sự mọc
từ môi trường dinh dưỡng sang môi trường nghèo ........................ 116
3.6. Nuôi trồng chủng My102 trên mùn cưa ......................................... 120
3.7. Nghiên cứu khả năng kìm hãm enzyme hyaluronatelyase
của các hoạt chất flavonoids và terpenoids ở Mộc nhĩ ................... 123
KẾT LUẬN ................................................................................................ 127
Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án ...... 129
Tài liệu tham khảo .................................................................................... 131
Phụ lục 1 - Hình thái quả thể ngoài thiên nhiên của một số loài Mộc nhĩ ...... 151
Phụ lục 2 - Hình thái quả thể ngoài thiên nhiên của một số loài Ngân nhĩ...... 159
Phụ lục 3 - Một số hình ảnh Mộc nhĩ trong nuôi trồng ................................. 168


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


Am.

American

Champ.

Champignons

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐTM.

Điểm thu mẫu

Ecol.

Ecology

Eur.

European

Fl.

Flora, Flore

H.


Hình

Molecul.

Molecular

Morph.

Morphology, Morphological

Mycol.

Mycology, Mycologique

P.

Page

PL.

Phụ lục

SM.

Số của mẫu bách thảo

Syn.

Synonym


Syst.

Systematics


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thành phần một số chất có trong Mộc nhĩ ............................... 29
Bảng 3.1. Một số đặc điểm hình thái, giải phẫu của các loài Mộc nhĩ .... 49
Bảng 3.2. Một số đặc điểm hình thái, giải phẫu của các loài Ngân nhĩ ... 51
Bảng 3.3. Tốc độ mọc của các chủng Mộc nhĩ trong nuôi cấy thuần khiết .. 77
Bảng 3.4. Kích thước sợi Mộc nhĩ trên môi trường mạch nha ................. 82
Bảng 3.5. Tốc độ mọc của các chủng mộc nhĩ trên giá thể mùn cưa ............. 89
Bảng 3.6. Lượng sinh khối của Mộc nhĩ trong môi trường lỏng .............. 97
Bảng 3.7. Lượng sinh khối của My19 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ........................................................ 102
Bảng 3.8. Lượng sinh khối của My57 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ........................................................ 104
Bảng 3.9. Lượng sinh khối của My100 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ........................................................ 106
Bảng 3.10. Lượng sinh khối của My101 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ...................................................... 108
Bảng 3.11. Lượng sinh khối của My102 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ...................................................... 110
Bảng 3.12. Lượng sinh khối của My102 trong môi trường có các
nguồn nitơ khác nhau ........................................................... 112
Bảng 3.13. Lượng sinh khối của My102 trong những môi trường
saccarose-cadein với những tỷ lệ khác nhau ........................ 114
Bảng 3.14. Sự mọc của Mộc nhĩ từ môi trường dinh dưỡng
sang môi trường nghèo ......................................................... 118

Bảng 3.15. Khả năng kìm hãm hyaluronatelyase của các hợp chất
flavonoids và terpenoids chiết xuất từ nấm ở Việt Nam ..... 125


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Bản đồ 2.1. Các địa điểm thu mẫu ............................................................ 33
Đồ thị 3.1. Tốc độ mọc của Mộc nhĩ trong nuôi cấy thuần khiết ............. 79
Đồ thị 3.2. Sự tạo sinh khối của Mộc nhĩ trong môi trường lỏng ............ 99
Đồ thị 3.3. Sự tạo sinh khối của My19 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ...................................................... 103
Đồ thị 3.4. Sự tạo sinh khối của My57 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ...................................................... 105
Đồ thị 3.5. Sự tạo sinh khối của My100 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ...................................................... 107
Đồ thị 3.6. Sự tạo sinh khối của My101 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ...................................................... 109
Đồ thị 3.7. Sự tạo sinh khối của My102 trong môi trường có các
nguồn carbon khác nhau ...................................................... 110
Đồ thị 3.8. Sự tạo sinh khối của My102 trong môi trường có các
nguồn nitơ khác nhau ........................................................... 112
Đồ thị 3.9. Sự tạo sinh khối của My102 trong môi trường
saccarose - cadein với những tỷ lệ khác nhau ...................... 115


DANH MỤC CÁC HÌNH, ẢNH
Trang
H.1.1. Chu trình phát sinh cá thể của Mộc nhĩ ........................................ 28
H.2.1. Giống gốc các chủng Mộc nhĩ được dùng trong nghiên cứu ....... 31
H.2.2. Sơ đồ thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sợi của Mộc nhĩ .............. 36

H.2.3. Sơ đồ thí nghiệm sự vận chuyển vật chất của Mộc nhĩ
từ môi trường dinh dưỡng sang môi trường nghèo ....................... 41
H.3.1. Quả thể A. polytricha với bào tầng nhẵn ....................................... 44
H.3.2. Quả thể A. mensenterica với bào tầng nhăn nheo ......................... 45
H.3.3. Quả thể A. delicata với bào tầng dạng mê lộ-lỗ nông ................... 45
H.3.4. Các lớp mô ở quả thể Mộc nhĩ trưởng thành ................................ 46
H.3.5. Lông ở A. polytricha ... ................................................................. 47
H.3.6. Lông ở A. delicata . ........................................................................ 47
H.3.7. Lông ở A. mensenterica (mũ quả thể) ........................................... 47
H.3.8. Lông ở A. mensenterica (mép quả thể) . ........................................ 47
H.3.9. Đảm với vách ngăn ngang ở A. auricula (400 lần) ....................... 48
H.3.10. Đảm với vách ngăn ngang ở A. auricula (1.200 lần) ................... 48
H.3.11. Bào tử đảm ở A. polytricha (phóng đại 5.000 lần) ....................... 49
H.3.12. Bào tử đảm ở A. polytricha (phóng đại 7.500 lần) ...................... 49
H.3.13. Bào tử đảm ở A. delicata (phóng đại 3.500 lần) ........................ 49
H.3.14. Bào tử đảm ở A. delicata (phóng đại 7.500 lần) ........................ 49
H.3.15. Bào tử đảm ở A. mesenterica (phóng đại 7.500 lần) .................. 50
H.3.16. Bào tử đảm ở A. mesenterica (phóng đại 5.000 lần) .................. 50
H.3.17. Quả thể P. gelatinosum .................................................................. 51
H.3.18. Quả thể T. helveloides ................................................................. 51
H.3.19. Quả thể T. fuciformis ................................................................... 51
H.3.20. Quả thể T. foliacea ...................................................................... 51
H.3.21. Đảm và tiểu bính ở T. mesenterica (1.500 lần) ........................... 52


H.3.22. Đảm và tiểu bính ở T. mesenterica (400 lần) ............................. 52
H.3.23. Đảm và tiểu bính ở T. mesenterica (1.200 lần) ........................... 52
H.3.24. Gai ở P. gelatinosum (200 lần) ................................................... 52
H.3.25. Đảm ở P. gelatinosum (quan sát theo chiều thẳng đứng) ................. 53
H.3.26. Đảm ở P. gelatinosum (quan sát theo chiều nằm ngang) .................. 53

H.3.27. Quả thể A. auricula ........................................................................ 61
H.3.28. Quả thể A. cornea ........................................................................ 62
H.3.29. Quả thể A. delicata ...................................................................... 63
H.3.30. Quả thể A. fuscosuccinea ............................................................ 65
H.3.31. Quả thể A. mesenterica ................................................................ 66
H.3.32. Quả thể A. polytricha ................................................................... 68
H.3.33. Quả thể A. tenuis .......................................................................... 69
H.3.34. Quả thể T. cinnabarina ............................................................... 70
H.3.35. Quả thể T. foliacea ...................................................................... 71
H.3.36. Quả thể T. fuciformis ................................................................... 72
H.3.37. Quả thể T. mesenterica ................................................................ 73
H.3.38. Quả thể E. recisa ......................................................................... 74
H.3.39. Quả thể T. gelatinosum ............................................................... 75
H.3.40. Quả thể T. helveloides .................................................................. 76
H.3.41. Sợi Mộc nhĩ không có vách ngăn, không khoá .......................... 81
H.3.42. Một nhánh của hệ sợi Mộc nhĩ có vách ngăn, có khoá .............. 81
H.3.43. Hệ sợi của Mộc nhĩ trên môi trường mạch nha .......................... 84
H.3.44. Mầm mống quả thể của chủng My102 ....................................... 85
H.3.45. Thời gian các giai đoạn hình thành quả thể lần 1 của My102 .... 86
H.3.46. Thời gian hình thành quả thể lần 1, lần 2, lần 3 của My102 ..... 86
H.3.47. Giải phẫu các giai đoạn quả thể của My102 .............................. 87
H.3.48. Quả thể Mộc nhĩ trên giá thể ở các giai đoạn khác nhau ............ 92
H.3.49. Quả thể Mộc nhĩ trên mùn cưa bồ đề ....................................... 121


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG PHẦN PHỤ LỤC
H.PL.1. Quả thể Auricularia polytricha ............................................... 151
H.PL.2. Quả thể Auricularia polytricha ............................................... 151
H.PL.3. Quả thể Auricularia polytricha ............................................... 152
H.PL.4. Quả thể Auricularia polytricha Sacc. - f. leucochroma ......... 152

H.PL.5. Quả thể Auricularia polytricha ............................................... 153
H.PL.6. Quả thể Auricularia mesenterica ............................................ 154
H.PL.7. Quả thể Auricularia delicata ................................................... 154
H.PL.8. Quả thể Auricularia auricula (non, dạng cầu lõm đỉnh) ......... 155
H.PL.9. Quả thể Auricularia auricula (dạng tai dày) ............................ 155
H.PL.10. Quả thể Auricularia auricula f. mollissima .......................... 156
H.PL.11. Quả thể Auricularia auricula f. albicans ............................... 156
H.PL.12. Quả thể Auricularia fuscosuccinea ....................................... 157
H.PL.13. Quả thể Auricularia cornea ................................................... 157
H.PL.14. Quả thể Auricularia tenuis .................................................... 158
H.PL.15. Quả thể Auricularia tenuis .................................................... 158
H.PL.16. Quả thể Tremella fuciformis ................................................... 159
H.PL.17. Quả thể Tremella fuciformis ................................................... 159
H.PL.18. Quả thể Tremella fuciformis ................................................... 160
H.PL.19. Quả thể Tremella foliacea ...................................................... 160
H.PL.20. Quả thể Tremella foliacea ...................................................... 161
H.PL.21. Quả thể Tremella foliacea ...................................................... 161
H.PL.22. Quả thể Tremella mesenterica ................................................ 162
H.PL.23. Quả thể Tremella mesenterica ................................................ 162
H.PL.24. Quả thể Tremella cinnabarina ................................................. 163


H.PL.25. Quả thể Tremella cinnabarina ................................................. 163
H.PL.26. Quả thể Exidia recisa ............................................................. 164
H.PL.27. Quả thể Exidia plana .............................................................. 164
H.PL.28. Quả thể Pseudohydnum gelatinosum ...................................... 165
H.PL.29. Gai của Pseudohydnum gelatinosum ....................................... 165
H.PL.30. Quả thể Tremiscus helveloides ............................................... 166
H.PL.31. Quả thể Elmerina holophaea .................................................. 166
H.PL.32. Quả thể Heterochaete crenata .................................................. 167

H.PL.33. Quả thể Heterochaete tenuicola .............................................. 167
H.PL.34. Các giai đoạn quả thể Mộc nhĩ trong nuôi trồng .................... 168
H.PL.35. Các giai đoạn quả thể Mộc nhĩ trong nuôi trồng .................... 169


MỞ ĐẦU
Ngày nay, Nấm được thừa nhận một cách rộng rãi trên thế giới là một
giới (Fungi) riêng biệt [13] bên cạnh giới Thực vật (Plantae), Động vật
(Animalia), Vi khuẩn (Bacteria). Giới Nấm (Fungi) có số lượng loài lớn, bao
gồm 97.861 loài, 8.283 chi (và gần 5.101 synonym), 560 họ, 140 bộ, 36 lớp
đã được mô tả (P. M. Kirk et al, 2008)[98] và ước tính số lượng loài có thể
lên tới 1,5 triệu (Hawksworth et al, 1995)[83]. Chúng bao gồm những nấm
nhầy trên gỗ, lá mục; nấm hiển vi nằm trong đất trồng trọt và xung quanh rễ
cây [3,16-20]; nấm sống dưới nước gây bệnh Tảo, nguyên sinh động vật,
trứng cá và cá con; nấm gây bệnh cháy lá khoai tây, bệnh mốc sương, bệnh
đạo ôn, bệnh rỉ, bệnh than trên cây; nấm men trong công nghiệp bia, bánh mì,
nấm mốc trong việc ủ tương, lên men rượu cũng như sản xuất penicilin; nấm
gây bệnh ho lao giả, bệnh hắc lào, bệnh vảy rồng, bệnh rụng tóc, bệnh phụ
khoa... ở người [7-9,38]; nhất là những nấm lớn (Macrofungi) ta thường gặp ở
ven nhà, trên gỗ mục, trên đồng ruộng, đồng cỏ và trong rừng như nấm
Hương, Mộc nhĩ, nấm Rơm, nấm Trứng, nấm Cỏ dày đến nấm Lim, nấm
Phục linh, các loài nấm phá gỗ, ... [4,5,14,21,23,25].
Tính cấp thiết của luận án
Số lượng loài nấm lớn (Marcrofungi) có quả thể nhìn thấy bằng mắt
thường khoảng 14.000 loài và có thể lên tới 22.000 loài (Hawksworth, 1995)
[83], trong số đó có khoảng 50% các loài có thể dùng làm thực phẩm ở các
mức độ khác nhau, hơn 2.000 loài được dùng làm thực phẩm an toàn (các hợp

1



chất trong tế bào và các hợp chất trao đổi thứ cấp đều có tính sinh kháng
nguyên yếu và không gây phản ứng phụ) và khoảng 700 loài được cho rằng
có các đặc tính dược liệu. Các số liệu hiện có cho thấy nấm lớn là nguồn tài
nguyên vô tận ẩn chứa các hợp chất có trọng lượng phân tử lớn như:
polysaccharide, polysaccharide - protein, .... và đặc biệt giàu các sản phẩm
trao đổi chất thứ cấp có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, đó là các chất có hoạt
tính sinh học mà thực vật bậc cao không có [27,65,94-96,108]. Điều đặc biệt
là nấm không chứa tinh bột, cho nên trong lĩnh vực y học người ta dùng nấm
làm thức ăn lý tưởng cho những người bị bệnh đái đường, hoặc trong nấm có
chứa các hợp chất thơm dùng để chữa bệnh béo bệu (Kindt, 1971)[177].
Trong số các loài nấm lớn, nhóm nấm có quả thể chất keo thuộc bộ
Mộc nhĩ, bộ Ngân nhĩ từ lâu đã được coi như là thực phẩm quý và là thuốc
chữa bệnh [10,92,108,120,133]. Khoa học càng phát triển, giá trị của nhóm
nấm có quả thể chất keo này càng được làm sáng tỏ, chúng là thức ăn chức
năng, là dược phẩm chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư, AIDS và các
bệnh suy giảm miễn dịch khác cũng như trong công nghiệp thực phẩm, mỹ
phẩm [1,2,31,40,42,75,93,112,155]. Các loài nấm thuộc bộ Mộc nhĩ và bộ
Ngân nhĩ có khu phân bố rộng rãi và cho phép nuôi trồng chủ động trên
nhiều loại giá thể khác nhau với số lượng ngày càng lớn nên có ý nghĩa kinh
tế cao [104,121].
Việc nghiên cứu thành phần loài Mộc nhĩ mới chỉ được dẫn ra trong
danh lục nấm khi nghiên cứu ở một số khu vực và vùng lãnh thổ của nước ta
[34,48,52,53] còn các đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi trồng Mộc nhĩ mới
chỉ tiến hành chủ yếu ở loài Mộc nhĩ lông thô Auricularia polytricha và loài
Mộc nhĩ lông mịn Auricularia auricula [43,47,51]. Việc nghiên cứu thành phần
loài Ngân nhĩ hầu như mới chỉ ở mức độ nêu lên danh lục một số loài gặp
trong tự nhiên mà thôi [34]. Như vậy, nhìn chung cho tới nay chưa có công
trình nghiên cứu chuyên khảo nào về nhóm nấm này ở Việt Nam.
2



Vì vậy, việc nghiên cứu đầy đủ hơn về các loài nấm này có ý nghĩa khoa
học và thực tiễn rõ rệt. Nhằm góp phần vào việc giải quyết vấn đề này, chúng
tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học
một số đại diện thuộc bộ Mộc nhĩ - Auriculariales và bộ Ngân nhĩ Tremellales ở Việt Nam”.
Mục đích của luận án
Nhằm điều tra thành phần loài nấm thuộc bộ Mộc nhĩ - Auriculariales và
bộ Ngân nhĩ - Tremellales ở Việt Nam, nghiên cứu đặc điểm sinh học của một
số loài quan trọng thuộc chi Mộc nhĩ Auricularia nhằm bảo tồn nguồn gen
quý và ứng dụng trong thực tiễn.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học: kết quả của luận án cung cấp các số liệu về thành
phần loài nấm thuộc bộ Mộc nhĩ - Auriculariales và bộ Ngân nhĩ Tremellales của Việt Nam, cho phép định loại chúng một cách chính xác
đồng thời nêu lên các đặc điểm sinh học của một số loài quan trọng, góp phần
đánh giá sự đa dạng của nhóm nấm này ở Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả của luận án là cơ sở khoa học trong việc
bảo tồn nguồn gen, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu sử
dụng chúng làm thực phẩm, mỹ phẩm cũng như làm thuốc chữa bệnh.
Điểm mới của luận án
- Đây là công trình khoa học nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên một cách
đầy đủ và có hệ thống về các loài nấm thuộc bộ Mộc nhĩ - Auriculariales và
bộ Ngân nhĩ - Tremellales của Việt Nam.

3


- Bổ sung một loài nấm mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam và xác
định một số dạng thông thường và dạng bạch tạng của Mộc nhĩ lông thô, Mộc
nhĩ lông mịn và Mộc nhĩ nhăn.

- Nêu lên các đặc điểm của sự mọc, sự hình thành quả thể của một số
chủng Mộc nhĩ trong nuôi cấy thuần khiết và trên giá thể mùn cưa, nêu lên
các số liệu về nhu cầu dinh dưỡng cacbon, nitơ và tỉ lệ C/N của một vài chủng
mộc nhĩ.
- Nêu lên khả năng kìm hãm enzyme hyaluronatelyase của một số nhóm
chất có hoạt tính sinh học ở Mộc nhĩ lông thô Auricularia polytricha và Mộc
nhĩ nhăn Auricularia delicata tới 85% và 82% so với đối chứng.
Bố cục của luận án
Luận án gồm 169 trang, 16 bảng, 1 bản đồ, 9 đồ thị, 88 hình và được chia
thành các phần như sau: mở đầu (4 trang), chương 1 - tổng quan tài liệu (26
trang), chương 2 - đối tượng và phương pháp nghiên cứu (13 trang), chương 3
- kết quả nghiên cứu (83 trang), kết luận (2 trang), danh mục công trình khoa
học của tác giả liên quan đến luận án (9 công trình: 2 trang), tài liệu tham
khảo (182 tài liệu: 20 trang), phụ lục (19 trang).

4


CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hệ thống của giới Nấm
Nấm (Fungi) theo quan điểm lịch sử được các nhà Nấm học nghiên cứu
từ trước đến nay là một nhóm sinh vật có nhân chính thức, đa nguyên, bao
gồm Protozoa Fungi (có nguồn gốc từ Protozoa), Chromista Fungi (có nguồn
gốc từ Chromista) và Eufungi (Nấm chính thức) [13,23,34]. Trong những
năm gần đây hệ thống của một số nhóm nấm đã có những thay đổi lớn, so với
trước kia. Ở Nấm nang (Ascomycota) việc phân chia các bậc taxon thấp hơn
như lớp, lớp phụ, nhóm bộ hầu như ít có sức thuyết phục, mà được chia trực

tiếp thành 46 bộ [83]. Đặc biệt nhóm Nấm bất toàn (Fungi imperfecti,
Deuteromyces) không được thừa nhận về mặt hệ thống tự nhiên, vì vậy taxon
cơ bản là chi (genus) được sử dụng để sắp xếp các nhóm nấm [9,34,83,98].
Đương nhiên trong khi định loại (Identification) chúng ta vẫn phải sử dụng
các tài liệu truyền thống để xác định chúng nhưng phải cố gắng để sắp xếp
vào hệ thống tự nhiên của nấm.
Ngay từ thời cổ đại, Aristot (384-322 trước Công nguyên) đã chia thế
giới sinh vật ra thành Động vật và Thực vật. Sau đó được Carl Von Linne
(1707-1778) gọi là giới thực vật (Vegetabilia) và giới động vật (Animalia)
trong hệ thống của mình [13,83,92]. Một số nhóm sinh vật bậc thấp như vi
khuẩn, virut, nấm… vẫn được xếp vào giới thực vật, mặc dù người ta không
có cơ sở đầy đủ để làm việc đó [23,32]. Vì vậy, ngay từ thế kỷ trước, Haeckel
(1886) đã đề nghị tách nhóm Protista ra khỏi hai giới Động vật và Thực vật.
5


Khoảng giữa thế kỉ này, Copeland (1956) đã chia thế giới hữu sinh thành 4
giới (Monera, Protoctista, Plantae và Animalia). Sau đó Magulis (1968),
người đề xướng học thuyết phát sinh, cộng sinh và R. H. Whittaker (1969) đã
đưa ra hệ thống 5 giới (Monera, Protista, Plantae, Fungi và Animalia); rồi
Takhtajan (1973), Leedale (1974) lại gộp thành 4 giới (Mychota = Monera,
Animalia, Mycetalia = Fungi, Vegetabila = Plantae) [13,23,34]. Ưu điểm của
các hệ thống này khi phân chia thế giới sinh vật ra làm nhiều giới là đã nêu
lên được những ranh giới và bản chất rõ ràng của chúng [23].
Việc tách Nấm thành một giới riêng như Elias Fries (1794-1878), cha
đẻ của hệ thống Nấm đã đề nghị từ thế kỷ trước trong tác phẩm “Systema
mycologicum” là điều hợp lý [82]. Giới nấm (Mycetoidem Fries) gồm những
sinh vật có nhân thực, có màng rắn chắc được tạo thành từ kitin, xenluloza, …
hay không có màng, dinh dưỡng chủ yếu theo kiểu hấp thụ, một số ít nuốt
thức ăn; thường sống bám và sinh trưởng không có giới hạn, sinh sản và phát

tán bằng bào tử [23]. Đặc biệt, những dẫn liệu mới như: có bộ máy hấp thụ
ánh sáng mặc dù không đi kèm với sự tổng hợp hydratcacbon, sự hình thành
các sản phẩm trao đổi chất gần với động vật, sự tồn tại nhiều trung tâm điều
khiển tính thấm của màng, sự phát triển cá thể trải qua nhiều pha sợi nấm,…
đã được nhiều tác giả ủng hộ và Becker, Bondarzeva và Sivrina Margulis,
(1975) đã củng cố luận điểm trên [83].
Tuy vậy, việc phân chia các nhóm nấm còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù
nó đã được hoàn chỉnh dần dần trên các chặng đường của lịch sử phát triển của
Nấm học. Thời Linné, nấm chỉ được chia thành 10 chi gồm 86 loài [80], dưới
ánh sáng của Nấm học hiện đại, chúng ở bậc taxon cao hơn. Sau đó, Elias Fries
chia nấm thành 4 lớp nguyên thuỷ Hymenomycetes, Gasteromycetes,
Hyphomycetes và Coniomycetes, trong đó Hymenomycetes, theo ông bao gồm
cả Ascomycetes có lớp sinh sản (hymenium). Hệ thống của Elias Fries, dù
6


được các tác giả tiếp sau hoàn chỉnh, nhưng về cơ bản, hệ thống này vẫn
mang tính chất nhân tạo (R. Schaffer, 1975) [132], ….
Nấm nhày được De Bary (1884) xếp sang giới Động vật với tên
Mycetozoa và được một số người ủng hộ. Tuy vậy, số đông các nhà Thực vật
lại để chúng trong giới Thực vật với tên khoa học Myxomycetes Link (1883)
tách biệt với Nấm. Quan điểm này gần đây còn được nhiều nhà Nấm học thừa
nhận và họ tách Nấm nhày ra khỏi hệ thống của mình (Bessey, 1950;
Gaumann, 1964; Kreisel, 1969; Schaffer, 1975…) [23,24]. Tuy nhiên, những
nghiên cứu kỹ lưỡng của Martin (1960-1961) đã chỉ rõ bản chất nấm của
Myxomycetes và được một số nhà Nấm học thừa nhận trong hệ thống của
mình như (Alexopoulos, 1966) [172]. Các ngành nấm nhầy đều có cơ thể dinh
dưỡng dạng thể nhầy (plasmodium) và hình thành bào tử có màng xenluloza
trong đời sống của mình [8]. Tuy nhiên, chúng khác nhau rất lớn. Trong khi ở
Myxomycetes có thể nhày thực (Euplasmodium) thì ở Acrasiomycetes có thể

nhày giả do các tế bào nhày riêng rẽ tập hợp lại thành (Pseudoplasmodium) và
ở Labyrinthulomycetes là thể nhày mạng lưới (Filoplasmodium) [23]. Riêng
Nấm nhầy nội ký sinh Plasmodiophoromycetes trước kia được để trong
Myxomycetes vì có cơ thể trần và dạng chuyển động là amíp có roi, điều mà
một vài tác giả hiện đại còn chấp nhận (Airsworth, 1995) [55].
Tuy vậy, thể nhầy của chúng có hai giai đoạn là thể nhầy 1n và thể
nhày 2n, màng của bào tử lại có thành phần chủ yếu là kitin và hàng loạt đặc
điểm riêng biệt khác nên phần lớn các tác giả đã xếp sang Phycomycetes
sensu lato (Alexopoulos, 1966) [172]. Theo chúng tôi, đây là một nhóm nấm
hoàn toàn tách biệt với các nhóm còn lại.
Đối với nấm thật (Eumycetes), theo quan niệm cổ truyền, được coi là
một ngành của giới Thực vật Plantae sensu lato và dựa vào cấu trúc cơ thể
7


được chia thành các lớp Archimycetes, Phycomycetes (gồm những nấm sợi có
cấu trúc dạng hợp bào - Coenotycum), Ascomycetes, Basidiomycetes và
Deuteromycetes dạng sợi đa bào có vách ngăn ngang hay đơn bào có dạng
nấm men. Một số khác gộp Archimycetes vào Phycomycetes [13,23]. Những
nghiên cứu sâu về

nhóm “Mastigomycetes” hay Mastigomycotina gồm

những nấm không những khác nhau về kiểu đính mà còn về số lượng và cấu
trúc của roi. Oomycetes và Hyphochytridiomycetes là những nấm có những
đặc điểm hết sức khác biệt với Chytridiomycetes và toàn bộ các nhóm nấm
khác. Ở Oomycetes, màng tế bào có cấu trúc từ xenluloza, giai đoạn chuyển
động có hai roi, trong đó một roi phủ lông [23], còn ở Hyphochytridiomycetes
lại có màng chứa cả xenluloza và kitin, giai đoạn chuyển động chỉ có một roi
phủ lông đính ở phía trước. Chúng khác biệt với những cơ thể có nhân thực

còn lại là có cấu trúc ti thể dạng ống, về trọng lượng ribosom ARN, về hệ
men thủy phân cũng như về phản ứng đối với thuốc diệt nấm. Chính vì vậy,
nhiều nhà Nấm học đã tách Oomycetes thành nhóm nấm riêng biệt; thậm chí
không thừa nhận bản chất nấm của chúng, và tách thành một lớp của Tảo
vàng (Chrysophyta) (Kreisel, 1966) [178]. Đối với Hyphochytridiomycetes
mặc dù mới được tách ra khỏi Chytridiomycetes nhưng chúng hoàn toàn tách
biệt với Oomycetes cũng như các nhóm nấm khác và cần được làm sáng tỏ
hơn nữa về mặt hệ thống. Nấm lông Trichomycetes từ lâu được coi như nhóm
nấm “không rõ về vi trí phân loại” (Alexonpoulos, 1966) [172] đã được một
số tác giả xếp vào Zygomycetes vì cùng có kiểu sinh sản tiếp hợp giao
(Zygogamie). Tuy vậy, chúng có cấu trúc cơ thể khác biệt, có màng tế bào
bằng galactosamin, galactoza trùng hợp và hàng loạt đặc điểm riêng biệt khác
với Zygomycetes cũng như các nhóm nấm khác và dường như có quan hệ với
Acrasiomycetes. Những nấm còn lại hầu hết có màng tế bào bằng kitin được
phần lớn các nhà Nấm học gọi là Nấm chính thức (Eumycetes); chúng gồm
8


các nấm có giai đoạn chuyển động bằng một roi không phủ lông dính ở phía
sau ở Chytridiomcetes và các nấm hoàn toàn mất giai đoạn chuyển động như
Zygomycetes, Endomycetes, Ascomycetes và Basidiomycetes. Trong các
nhóm nấm này, vị trí của Endomycetes, Taphrinales trong Hemiascomycetes
sensu lato và Uredinales cũng như một số nấm có dạng nấm men của
Basidiomycetes đang còn có nhiều ý kiến khác nhau; một số nhà Nấm học
khác xem chúng như là những nhóm thuộc Ascomycetes và Basidiomycetes
theo quan điểm cổ truyền [62,63]. Gần đây, một số tác giả muốn tách chúng
thành một nhóm riêng biệt, tương đương với Ascomycetes và Basidiomycetes
là Endomycetes và gồm các bộ Endomycetes, Sporobolomycetales,
Torulopsidales, Taphrinales, Exobasidiales, Ustilaginnales [23,24,98]. Rõ
ràng các nấm men chính thức Endomycetes khác với các nấm thật còn lại ở

cấu trúc màng tế bào từ mannan và glucan, ở dạng sống, ở phương thức sinh
sản vô tính (nảy chồi hay chia đôi cơ thể) và đặc biệt ở sinh sản hữu tính
(không có cơ quan sinh sản cũng như sợi sinh nang mà chỉ có sự giao phối hai
tế bào, hai sợi dinh dưỡng hay tự giao và số lượng bào tử hình thành hầu như
bất định. Các nấm còn lại của Endomycetes lại có màng kitin-manan, có hệ
sợi hai nhân (dicaryon) và một số hình thành lớp sinh sản (hymenium) do các
nang (ascus) hay đảm (basidie) xếp dạng bờ rào hình thành. Hơn nữa, những
kết quả nghiên cứu được trình bày trong Hội nghị Thực vật học lần thứ 12
(1975) về hình thái, tế bào và di truyền học của Ustilaginales cũng có quan
điểm về vị trí của chúng bên cạnh Uredinales trong Basidiomycetes, từ chối
việc xếp chúng vào Endomycetes ở trên hay nâng lên thành một ngành mới
Ustomycota như Moore (1972) [82] đề nghị. Dù sao, vị trí của những nhóm
nấm này cũng cần được xem xét kỹ lưỡng hơn dưới góc độ của những nghiên
cứu hiện đại.

9


Cuối cùng, một vấn đề lớn còn tồn tại cho tới hiện nay là hệ thống học
của nhóm Nấm bất toàn (Fungi imperfecti) nhóm này bao gồm những nấm
đơn bào dạng nấm men hoặc dạng sợi có vách ngăn chính thức nhưng chưa
tìm thấy sinh sản hữu tính hay cả sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Từ
trước đến nay, người ta vẫn sử dụng hệ thống phân loại của Saccardo (18801886) để xếp chúng thành dạng lớp Deutermycetes hay Fungi imperfecti gồm
các dạng bộ sau [23]:
- Sphaeropsidales có cuống conidie tập hợp thành thể gối.
- Molanconiales có cuống conidie tập hợp thành thể gối.
- Moniiales hay Hyphales có cuống conidie đính đơn độc trên sợi nấm
hay tập hợp thành bó.
- Agonomycetales hay Mycetalia sterilia chỉ có sợi nấm.
- Hệ thống này đã được nhiều tác giả khác bổ sung và hoàn chỉnh.

Nhưng một chi nấm bất toàn có thể tương đương với một chi nấm nang hoặc
nấm đảm (như Aspergillus Michili và Eurolitum Link) hay lại tương ứng với
một số tên chi nấm nang hoặc nấm đảm (như Septorria và Mycossphaerella
Johans, Leptosphaeria Cé. et De Not.). Ngược lại, một chi nấm nang hay nấm
đảm có dạng bào tử tương ứng với một số chi nấm bất toàn (như
Mycossphaerella Johans có dạng bảo tử của Septoria Sacc.; Ascochyla Lib.;
Cercospora Fries; Cercosporella Sacc.; Ramularia (Ung.) Cds.). Bên cạnh
đó, chưa kể đến một loài nấm nang, nấm đảm hay nấm bất toàn có thể có
nhiều loại bào tử vô tính trong chu trình sống. Vì vậy, sự phân chia này dường
như chỉ là sự hài lòng vào thời điểm đó [23]. Hệ thống này chỉ có giá trị như
khóa định chế chứ không phải là hệ thống phân loại như nhiều nhà Nấm học
nhận định. Vì vậy, họ đang cố gắng đề xuất những hướng mới cho việc phân
loại nhóm nấm này như kiểu phát sinh bào tử và gốc bào tử [84].
10


Tuy nhiên, một loài nấm bất toàn (ví dụ như Peslatotia versicolor
Speg.) trong nuôi cấy dịch thể hình thành conidie trên sợi nấm và phải xếp
vào bộ Hyphales trong trường hợp này lại tạo nên thể gối của Melanconiales
hay thể giỏ của Sphaerpsidales khi nuôi cấy trong những điều kiện dinh
dưỡng thuận lợi hơn [23,83]. Có lẽ, một mặt chúng ta vẫn sử dụng các hệ
thống vốn có về Fungi imperfecti để định loại chúng nhưng đã đến lúc phải
xắp xếp nhóm nấm này về đúng với hệ thống tự nhiên của chúng.
Nếu vậy, tốt nhất nên chia chúng thành Nấm men bất toàn
(Endomycetes imperfecti) và Nấm đảm bất toàn (Basidiomycetes imperfecti)
và xếp chúng vào các nhóm nấm tương ứng như là những dạng còn chưa tìm
thấy sinh sản hữu tính hay cả sinh sản hữu tính và vô tính [23].
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu Nấm lớn trên thế giới
Nấm được xem là sinh vật có kích thước hệ sợi lớn nhất trên hành tinh
chúng ta (ở Armillaria bulbosa hệ sợi lan rộng tới 15ha, trọng lượng ước tính

10 tấn, thời gian tới 1.500 tuổi) và có giá trị to lớn trong đời sống con người
từ xa xưa (Smith Myron et al, 1992) [137]. Cách đây hơn 3000 năm người
Trung Quốc đã biết dùng nấm làm thức ăn [1,2,4,10,27,65,70,109].
Vào thế kỷ IV trước công nguyên, hai nhà bác học người Hy Lạp là
Theophraste và Aristote đã đề cập đến nấm cục Tuberaceae và nấm tán
Agaricaceae trong tác phẩm của mình. Thế kỷ thứ I sau công nguyên, Nhà tự
nhiên học người La Mã P. Linne đã nhắc đến nhiều loài nấm sống trên gỗ;
Pline là người đầu tiên phân loại nấm dựa vào hình dạng ngoài và giá trị kinh
tế của chúng, ông chia nấm thành hai nhóm: nấm ăn và nấm độc. Từ đó, con
người chú ý đến giá trị kinh tế của nấm và sử dụng chúng trong cuộc sống.
Tuy vậy, trong suốt thời gian khá dài từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên đến
thế kỷ thứ XVIII sau công nguyên vẫn còn một số quan niệm sai lầm về nấm,
như Mecker (1775) cho rằng nấm là tập hợp của mô và tế bào thực vật.
11


×